intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật

Chia sẻ: Van Linh | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:18

912
lượt xem
222
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra và bảo vệ, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật

  1. PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Trình bày: Nhóm 5
  2. Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về Nhà nước và pháp luật. 1. Khái niệm Pháp luật. 2. Pháp luật Việt Nam thể hiện ý chí của nhân dân lao động. 3. Pháp luật Việt Nam mang tính nhân văn, nhân đạo.
  3. 1. Khái niệm pháp luật.  Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra và bảo vệ, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.  Pháp luật Nhà nước Việt Nam về bản chất là pháp luật xã hội chủ nghĩa. .. ..
  4. 2. Pháp luật Việt Nam thể hiện ý chí của nhân dân lao động.  Pháp luật Việt Nam do Quốc hội – cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất đại diện cho đại đa số nhân dân lao động ban hành, thể hiện ý chí, tâm t ư, nguyện v ọng c ủa dân.  Pháp luật đảm bảo và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân. Nhân dân có điều kiện tham gia rộng rãi vào quá trình xây dựng pháp lu ật. Đây là điểm khác biệt cơ bản so với kiểu pháp luật bóc lột – kiểu pháp luật chỉ phản ánh ý chí của giai cấp th ống tr ị chiếm thiểu số dân cư.  Pháp luật quy định rõ quyền và nghĩa vụ của nhân dân.
  5. 3. Pháp luật Việt Nam mang tính nhân văn, nhân đạo.  Pháp luật quan hệ mật thiết với các quy phạm xã h ội khác như: tập quán, đạo đức, quy phạm của các tổ chức xã hội.  Pháp luật thể chế hóa các quy tắc đạo đức tiến bộ và truyền bá các giá trị đạo đức đó, hạn chế, loại trừ những tập tục lạc hậu và là những công cụ thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước.
  6. Chương 2: Quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật. 1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật. 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay. 2.1 Khái niệm. 2.2 Các loại văn bản quy phạm pháp luật. 2.3. Hiến pháp – Văn bản quy phạm pháp
  7. 1.Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật.  Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo th ủ t ục, trình t ự luận định, trong đó có các quy tắc xử sự chung,được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. ....
  8. 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay. 2.1. Khái niệm: Hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật của Nhà n ước CHXHCN Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau được phân thành các chế định luật, các ngành luật và được th ể hiện trong các văn bản do Nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhất định. ....
  9. 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay. 2.2. Các loại văn bản quy phạm pháp luật.  Văn bản luật gồm: Hiến pháp, các đạo luật, bộ luật là những văn bản do Quốc hội – cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành. ....
  10. 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay. 2.2. Các loại văn bản quy phạm pháp luật.  Văn bản dưới luật là những văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ban hành, gồm: - Pháp lệnh và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. - Lệnh và quyết định của Chủ tịch nước. - Nghị quyết, nghị định của Chính phủ. - Quyết định,chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. - Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. - Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. - Quyết định, chỉ thị, thông tư của viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao. - Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp. - Quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân các cấp.
  11. Sơ đồ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay theo hướng hiệu lực giảm dần. Quốc hội: Hiến pháp, Luật, Nghị quyết Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Chủ tịch nước: Pháp lệnh, Nghị quyết Lệnh, Quyết định Chính phủ: Thủ tướng Chính phủ: Nghị quyết, Nghị định Quyết định, Chỉ thị Văn bản liên tịch: Bộ trưởng, Thủ Chánh án Tòa án Viện trưởng Viện Thông tư, Nghị tướng cơ quan nhân dân tối cao: Kiểm sát nhân dân quyết liên tịch ngang Bộ: Quyết Quyết định, Chỉ thị, tối cao: Quyết định, Chỉ thị, Thông Thông tư . định, Chỉ thị, Thông tư HĐTP: Nghị quyết tư Hội đồng nhân dân các cấp: Ủy ban nhân dân các cấp: Nghị quyết Quyết định, Chỉ thị
  12. 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay. 2.3. Hiến pháp – Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất.  Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, là luật cơ bản của Nhà nước và xã hội, hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của Nhà n ước như bản chất và hình thức của Nhà nước, thể chế chính trị, kinh tế xã hội; tổ chức, nguyên tắc hoạt động và thẩm quyền của cơ quan Nhà nước, địa vị pháp lý của công dân, mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước.  Hiến pháp do quốc hội thông qua với 2/3 tổng số đại biểu quốc hội tán thành.  Hiến pháp là cơ sở để Xây dựng mọi hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn chỉnh.
  13. 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay. 2.3. Hiến pháp – Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất.  Việc sửa đổi và ban hành Hiến pháp theo một quy trình, một thủ tục đặc biệt được quy định ngay trong Hiến pháp.  Trước năm 1945, Việt Nam không có hiến pháp. Từ sau khi thành lập nhà nước cộng hòa đầu tiên, lịch sử Việt Nam ghi nhận 4 bản Hiến pháp đã được ra đời, trong các năm 1946, 1959, 1980, 1992 (được sửa đổi vào năm 2001).  Bản hiến pháp đang có hiệu lực là bản của năm 1992, đã được Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 11 nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 15 tháng 4 năm 1992, hồi 11 giờ 45 phút.
  14. Chương 3: Quan hệ pháp luật. 1. Chủ thể của quan hệ pháp luật. 2. Người hạn chế năng lực hành vi dân sự. 3. Người mất năng lực hành vi dân s ự.
  15. 1. Chủ thể của quan hệ pháp luật.  Khái niệm: Cá nhân, tổ chức đáp ứng được những điều kiện do Nhà nước quy định cho mỗi loại quan hệ pháp luật và tham gia vào quan hệ pháp luật đó thì được gọi là ch ủ thể của quan hệ pháp luật.  Điều kiện trở thành chủ thể chủ thể của các quan hệ pháp luật: Các cá nhân, tổ chức tham gia quan h ệ pháp luật phải có năng lực chủ thể bao gồm hai yếu tố: - Năng lực pháp luật: là khả năng của chủ thể được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. - Năng lực hành vi: là khả năng của chủ thể bằng hành vi của chính mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí cũng như độc lập chịu trách nhiệm về những hành vi của mình.
  16. 2. Người hạn chế năng lực hành vi dân sự.  Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu c ầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ ch ức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.  Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Toà án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản c ủa người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.  Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị h ạn ch ế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định hu ỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân s ự.
  17. 2.Người mất năng lực hành vi dân sự.  Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố m ất năng l ực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.  Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố m ất năng lực hành vi dân sự.  Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
  18.  Người hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự THƯỜNG không thể trở thành chủ thể của bất cứ quan hệ pháp luật nào. Tuy nhiên, có những quan hệ pháp luật không yêu cầu đến năng lực hành vi của chủ thể. Ví dụ điển hình là việc thừa kế tài sản. Người được thừa kế có thể không có đầy đủ năng lực hành vi, nhưng quan hệ pháp luật vẫn được xác lập. Khi này, họ cần một đại diện hợp pháp để tiến hành quan hệ đó. ....
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2