intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu: Thực trạng bạo lực học đường hiện nay

Chia sẻ: Dang Trang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

3.253
lượt xem
424
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Nghiên cứu: Thực trạng bạo lực học đường hiện nay trình bày thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của hành vi bạo lực học đường cũng như đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế hành vi này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu: Thực trạng bạo lực học đường hiện nay

  1. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG HIỆN NAY (Nghiên cứu tại trường THPT Bãi Cháy Thành phố Hạ Long – Quảng Ninh) Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thúy Bùi Hải Yến Hoàng Văn Tuyến Khóa: QH-2009-X-XHH Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Lê Thị Quý PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài. Trong những năm gần đây dư luận xã hội đang phản ánh thực trạng bạo lực học đường đang diễn ra ngày càng nhiều, với những hành vi bạo lực diễn ra với chiều hướng khác nhau, biểu hiện có sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Học sinh không chỉ đánh nhau bằng vũ lực của bản thân mà còn sử dụng các dụng cụ gây hậu quả nghiêm trọng, nhất là tình trạng nữ học sinh đánh nhau được phản ánh gần đây, đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn, quay phim rồi tung lên mạng mang lại nhiều thông tin phản hồi tiêu cực từ phía dư luận xã hội. Hành vi bạo lực mang lại nhiều hậu quả cho chính bản thân cho các em gây hành vi bạo lực, gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Việc tăng cường thiết chế giáo dục đối với trẻ em, đặc biệt các thiết chế trong trường học là rất quan trọng. Các giải pháp đó vẫn chưa mang lại hiệu quả cao, chưa tác động nhiều đến bản thân tâm lý của các em học sinh. Trường THPT Bãi Cháy là một trong những trường có chất lượng đào tạo học sinh đứng thứ 2 tại tỉnh Quảng Ninh. Trong những năm gần đây, theo dư luận phản ảnh hành vi bạo lực của học sinh đang diễn ra cả trong và ngoài trường. Nhà trường đã có những hình thức kỉ luật, đuổi học và xây dựng mạng lưới thông tin trong các em học sinh nhưng hiệu quả đạt được vẫn chưa cao. Ban giám hiệu nhà trường đã có nhiều biện pháp khác phối hợp cùng gia đình học sinh, giáo dục ý thức học sinh và các cơ quan có chức năng nhằm hạn chế tình trạng trên nhưng hành vi bạo lực giữa các học sinh trong trường vẫn còn tồn tại. Câu hỏi đặt ra là: Thực trạng bạo lực trong trường THPT Bãi Cháy hiện nay như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Gia đình, nhà trường và xã hội đã có những giải pháp như thế nào nhắm hạn chế tình trạng đó? Những giải pháp đó được nhìn nhận như thế nào từ phía gia đình, nhà trường và bản thân học sinh. Với tất cả những lý do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  2. “Thực trạng bạo lực học đường hiện nay (Nghiên cứu tại trường THPT Bãi Cháy Thành phố Hạ Long – Quảng Ninh)” hi vọng nghiên cứu này có thể đem lại ý nghĩa thực tế về mặt xã hội. 2. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tế. 2.1. Ý nghĩa lý luận Báo cáo này tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, và những giải pháp đã được đưa ra nhằm hạn chế hành vi bạo lực học đường, những ý kiến của học sinh và phụ huynh về những biện pháp đó. Đề tài còn sử dụng một số lý thuyết xã hội học để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu: lý thuyết xã hội hóa cá nhân, lý thuyết mâu thuẫn. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Cuộc khảo sát này mang lại những thông tin về thực trạng, nguyên nhân cũng như những giải pháp đã được thực hiện tại trường THPT Bãi Cháy. Chúng tôi hy vọng báo cáo này sẽ đem lại những nguồn thông tin hữu ích, một hình thức truyền thông về phòng chống bạo lực trong trường học hiện nay tại tỉnh Quảng Ninh và trên cả nước. 3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Thực trạng bạo lực học đường hiện nay (Nghiên cứu tại trường THPT Bãi Cháy, Thành phố Hạ Long – Quảng Ninh) 3.2 Khách thể nghiên cứu - Thầy cô giáo dạy trong trường học - Phụ huynh học sinh - Học sinh tham gia bạo lực trong trường học - Học sinh không tham gia bạo lực trong trường học 3.3 Phạm vi nghiên cứu Không gian: Thành phố Hạ Long – Quảng Ninh Thời gian: Tháng 12/2010 – 3/2011 3.4 Mẫu nghiên cứu * Cơ cấu mẫu định lượng: - Phân định mẫu theo học lực - Phân định mẫu theo hạnh kiểm - Phân định mẫu theo lứa tuổi - Phân định mẫu theo giới tính * Cơ cấu mẫu định tính: - Hiệu phó và giáo viên: 2 mẫu - Phụ huynh học sinh: 2 mẫu - Học sinh : 2 mẫu 4. Mục tiêu nghiên cứu PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  3. Tìm hiểu thực trạng bạo lực trong trường THPT Bãi Cháy hiện nay. Tìm hiểu những nguyên nhân làm nảy sinh hành vi bạo lực trong trường THPT Bãi Cháy hiện nay. Những hậu quả của hành vi bạo lực trong học đường đến trẻ em, gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Tìm hiểu dư luận xã hội về thực trạng và những giải pháp phòng chống bạo lưc học đường đã được thực hiện. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận nghiên cứu: Dựa trên nguyên tắc lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng. 5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể * Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: * Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi ( định lượng): Đây là phương pháp điều tra chủ yếu được sử dụng với đối tượng là học sinh độ tuổi vị thành niên đang theo học tại trường. Bảng hỏi được xây dựng cho 150 khách thể, được kết cấu thành 4 phần với nội dung chủ yếu xoay quanh các vấn đề dư luận xã hội về hành vi bạo lực trong trường THPT Bãi Cháy đang biểu diện và diễn ra qua những hình thức nào; nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hành vi bạo lực; tác động của hành vi bạo lực đó đến bản thân học sinh, gia đình, nhà trường và toàn xã hội; những giải pháp phòng chống bạo lực học đường. Thông tin thu được từ bảng hỏi được xử lý trên computer bằng phần mềm xử lý thống kê xã hội học SPSS phiên bản 16.0 for Window. * Phương pháp phỏng vấn sâu (định tính) Phỏng vấn trực diện dựa trên gợi ý phỏng vấn sâu, dùng băng ghi âm sau đó phân tích. Với 1 số trường hợp nhạy cảm ta có thể ghi chép nhanh, sử dụng các kí tự khi ghi chép, chú trọng các thông tin mang tính nóng, đặc trưng, tiêu biểu của khách thể. Thời lượng tiến hành phỏng vấn từ 30 đến 40 phút. Liên hệ phỏng vấn theo kiểu mạng xã hội. * Phương pháp quan sát 6. Giả thuyết nghiên cứu Thực trạng bạo lực học đường tại trường THPT Bãi Cháy hiện nay đang diễn ra theo nhiều hướng khác nhau, với hình thức, biểu hiện có chiều hướng xấu đi, học sinh nữ tham gia bạo lực có chiều hướng tăng lên. Nguyên nhân học sinh gây bạo lực là do sự thiếu quan tâm của bố mẹ, giáo viên chủ nhiệm lớp, sự ảnh hưởng của game online đến hành vi của học sinh. Học sinh không hiểu pháp luật. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  4. Biện pháp nhằm hạn chế hành vi bạo lực của học sinh cũng đang mang lại những hiệu quả nhất định, có hiệu quả nhất là giải pháp đuổi học có thời hạn nhưng các giải pháp vẫn chưa giải quyết được hết vấn đề đang tồn tại. 7. Khung lý thuyết Điều kiện kinh tế - xã hội - Gia đình - Nhà truờng - Tâm lý học lứa tuổi vị - Công văn, quy dịnh …của thành niên Bộ GDĐT - Thông tin đại chúng - Công uớc về quyền trẻ em ……….. Hành vi bạo lực của học sinh Hình Biểu Địa Nguời Nguyê thức hiện điểm tham gia n nhân Ảnh hưởng đến bản thân học sinh, gia đình, nhà trường và toàn xã hội Giải pháp phòng chống bạo lực học đường NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận chung PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  5. Vận dụng nguyên tắc lý luận và phương pháp luận của nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nghiên cứu biện pháp phòng chống bạo lực học đường phải dựa vào cơ sở khoa học của phương pháp duy vật biện chứng, đặt nó nằm trong sự tác động qua lại với môi trường mà lứa tuổi đó học tập và sinh sống,… Các lý thuyết áp dụng 1.1.2.1 Lý thuyết xã hội hóa cá nhân Trẻ vị thành niên trong môi trường xã hội hóa không tốt thì sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển, hoàn thiện nhân cách. Sự giáo dục của gia đình, nhà trường giúp cho trẻ định hướng đi đúng đắn, khi mà xã hội Việt Nam có nhiều biến động mạnh về kinh tế - xã hội. Nguồn thông tin đại chúng đặc biệt là nguồn thông tin trên mạng không có sự kiểm soát và chọn lựa thông tin thì có thể sẽ không tự định hướng được bản thân. 1.1.2.2 Lý thuyết mâu thuẫn Mâu thuẫn xảy ra giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực chứ không phải thảo hiệp thì sau những hành vi bạo lực đó mâu thuẫn có được giải quyết hay không? Có phân định được ai là người thắng cuộc hay không? Chúng ta đều không thể biết cũng không thể lý dải hành vi đó cũng như hậu quả của nó để phân định ai đúng ai sai. Và hành động trả thù là điều mà chúng ta thường hay thấy xuất hiện, dó đó mà mâu thuẫn vẫn tiếp tục, vẫn tồn tại và không có hướng giải quyết. Như vậy ta thấy rằng hành vi bạo lực trong học sinh xuất phát từ những mâu thuẫn ngày càng gây ra sự lo lắng cho gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.3 Tổng quan địa bàn nghiên cứu 1.3.1 Một vài nét về điều kiện kinh tế - xã hội tại thành phố Hạ Long – Quảng Ninh 1.3.2 Một vài nét về trường THPT Bãi Cháy 1.4. Khái niệm công cụ 1.4.1 Khái niệm “Dư luận xã hội” Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài thì khái niệm Dư luận xã hội được hiểu như sau : “ Dư luận xã hội là các tập hợp ý kiến cá nhân giống nhau có thành phần chủ yếu là phán xét, đánh giá nó phản ánh tâm tư nguyện vọng, ý chí của các nhóm xã hội nhất định đối với các sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội có động chạm đến lợi ích, các chuẩn mực giá trị hay lợi ích cho họ”. 1.4.2 Khái niệm “Bạo lực học đường” Chúng tôi sẽ nghiên cứu Bạo lực học đường theo khái niệm sau: “Bạo lực học đường” là hình thức khá phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên trong môi trường giáo dục. “Bạo lực học đường” là bạo lực về tinh thần, ngôn ngữ, thân thể thi hành có ý đồ giữa các học sinh trong và ngoài trường hay giữa thầy với trò hoặc ngược PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  6. lại. Cho dù là những hành động thiếu tôn trọng hay giễu cợt đã làm cho người bị hại cảm thấy bất tiện được xem là Bạo lực học đường. 1.4.3 Khái niệm “Vị thành niên” Trong đề tài này, thuật ngữ “Vị thành niên” được dùng để chỉ nhóm đối tượng là lớp người từ 16-18 tuổi. Đây nhóm đối tượng diễn ra rất nhiều thay đổi về tâm sinh lý lứa tuổi dậy thì, đồng thời chịu sự chi phối của các mối quan hệ trong cuộc sống và những tác động mạnh mẽ của những yếu tố xã hội. Điều đặc biệt là các em có tâm lý muốn làm người lớn, thích sống độc lập, thích tự khẳng định mình. CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thực trạng bạo lực học đường tại trường THPT Bãi Cháy Bạo lực học đường biểu hiện dưới nhiều góc độ khác nhau: “Bạo lực học đường” là bạo lực về tinh thần, ngôn ngữ, thân thể thi hành có ý đồ giữa các học sinh trong và ngoài trường hay giữa thầy với trò hoặc ngược lại. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu này thì chúng tôi chủ yếu nghiên cứu bạo lực học đường giữa học sinh với học sinh. Bạo lực học đường không chỉ là học sinh đánh học sinh mà còn là học sinh đánh giáo viên giáo viên đánh học sinh,.. nhưng trong đề tài này tôi lựa chọn một khía cạnh nhỏ trong khái niệm bạo lực học đường là nghiên cứu bạo lực giữa học sinh với nhau trong trường học. Qua cuộc khảo sát tại trường THPT Bãi Cháy chúng tôi nhận thấy thực trạng bạo lực tại đây đang diễn ra theo nhiều chiều hướng khác nhau. Trường THPT Bãi Cháy là trường có chất lượng đào tạo tốt tại tỉnh Quảng Ninh nhưng khi được hỏi có 91,8% học sinh trả lời là đã chứng kiến bạo lực học đường điều này cho thấy thực trạng bạo lực học đường đã và đang tồn tại tại đây. Điều đó mang lại tâm lý hoang mang lo sợ cho bản thân các em đang học tại trường có 75,3% học sinh trả lời rằng rất quan tâm lo lắng trước thực trạng bạo lực học đường đang diễn ra. Nhưng khi hỏi về hành động của các em khi chứng kiến hành vi bạo lực thì chúng tôi thu được kết quả ngạc nhiên khi có 75% các em trả lời chỉ đứng xem, không có hành động gì. Khi phỏng vấn sâu chúng tôi cũng có hỏi và được cho biết là do tâm lý sợ hãi bị trả thù hoặc không muốn liên quan đến vụ việc đó. Điều đó đặt ra cho chúng ta một câu hỏi rằng hành động của học sinh đang thể hiện rằng các em đang khép mình lại sống vì bản thân quá nhiều không dám hành động chống lại cái xấu. Theo điều tra thì cũng có 14,6% các em cho rằng khi đứng xem thì reo hò, cổ vũ nhưng những em này là những em mà được coi là cùng nhóm với những em có hành vi bạo lực không tham gia đánh thì đứng cổ vũ cho bạn mình, còn lại thì có 15,4% các em tham gia can ngăn và 24,6% các em thông báo cho ban quản lý trường như Ban giám hiệu, bảo vệ trường… và có 10% các em là bỏ đi khi thấy hành vi bạo lực. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  7. Tại trường THPT Bãi cháy hiện nay cũng đang diễn ra thực trạng các em học sinh nữ đánh nhau, đây là vấn đề gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội trong thời gian gần đây ở tỉnh Quảng Ninh. Khi tham gia khảo sát tại trường thì có 68,9% số học sinh trong mẫu được hỏi trả lời rằng thỉnh thoảng chứng kiến hành vi bạo lực của các học sinh nữ, 22.2% thường xuyên chứng kiến, số chưa chứng kiến nhưng nghe nói đến chiếm 5.9%, số chưa chứng kiến và chưa nghe nói đến chỉ rất ít 3.0%, với hình thức đánh hội đồng là chủ yếu. Như vậy chúng ta thấy rằng hiện tượng học sinh đánh nhau đang xuất hiện cả ở những em học sinh nam và các em học sinh nữ. Các em đánh nhau dưới nhiều hình thức biểu hiện khác nhau, có thể là chửi bới xúc phạm nhân cách của bạn mình, các hành động chân tay như đấm, đá, tát, dùng dao, phớ; con gái thì thường là xé quần áo, túm tóc, cắt tóc…những hành vi này đều được thực hiện. Và một hình thức biểu hiện đáng quan tâm hiện nay đó là việc dùng điện thoại hoặc máy quay phim quay lại hành vi đánh nhau đưa lên mạng, những video đó được phát tán nhanh chóng trong cộng đồng mạng. Hình thức này gây tổn hại nặng về mặt tinh thần cho các bạn bị bạo lực. Học sinh đánh nhau có thể ở nhiều địa điểm khác nhau, nhưng theo khảo sát ở trường THPT Bãi Cháy hành vi bạo lực học đường diễn ra chủ yếu ở ngoài cổng trường, trong căng tin và nhà vệ sinh, và hiện nay thì hiện tượng này còn diễn ra ngay trên lớp học gây lo sợ cho không ít học sinh. Nguyên nhân gây bạo lực tại địa điểm đó thu được qua cuộc khảo sát với các mẫu học sinh được chọn thu được kết quả: Thực hiện hành vi bạo lực ngoài cổng trường nguyên nhân đưa ra: 83.6% có thể nhờ người giúp đỡ; dễ chạy trốn 59.3%; ít bị thầy cô kiểm soát 55.7%; cũng có một số em cho rằng nguyên nhân là thích thể hiện. Địa điểm trong căng tin: 40% cho rằng ít bị thầy cô kiểm soát, 23.6% nhờ người giúp đỡ, dễ chạy trốn 9.3%. Địa điểm trong nhà vệ sinh thì có tới 50% học sinh cho rằng ít bị thầy cô kiểm soát, 12.1% nhờ người giúp đỡ và 7.9% dễ chạy trốn. Có thể thấy hành vi bạo lực học đường diễn ra chủ yếu ngoài cổng trường do ít chịu sự quản lí của nhà trường, vì vậy mà công tác giáo dục, quản lý ngay trong trường cần được nâng cao nhằm hạn chế hành vi bạo lực của học sinh. 3. Nguyên nhân gây bạo lực học đường tại trường THPT Bãi Cháy Như vậy, thực trạng bạo lực học đường đang vẫn tồn tại trong trường THPT Bãi Cháy với các hình thức biểu hiện khác nhau. Khi khảo sát chúng tôi thu được nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hành vi bạo lực của học sinh. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi vị thành niên: Giai đoạn này là giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách của lứa tuổi vị thành niên, đặc biệt là đặc điểm tâm sinh lí đang phát triển: Thích thể hiện cá tính, thích được mọi người quan tâm, chú ý, đặc điểm cơ bản nhất: bắt đầu ý thức mình không còn là trẻ con, muốn được độc lập, muốn được tôn trọng, quan tâm đến hình thức bên ngoài, thích tò mò khám phá, thử nghiệm, đặc biệt giai đoạn này có những hành vi mang PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  8. tình thử nghiệm, bốc đồng. Giai đoạn lứa tuổi này chịu ảnh hưởng nhiều của bạn bè cùng trang lứa, quan tâm đến bạn khác giới, dễ ngộ nhận tình bạn khác giới với tình yêu. Theo kết quả của cuộc khảo sát tại trường THPT Bãi Cháy Hạ Long Quảng Ninh thì nguyên nhân dẫn đến hành vi đánh nhau giữa các học sinh nữ thì có tới 43.5% học sinh được hỏi cho rằng nguyên nhân dẫn đến hành vi đánh nhau là do ghen tuông, tranh giành người yêu, 33.8% nguyên nhân “nhìn ngứa mắt thì đánh”, còn một số nguyên nhân: chán học, thiếu kĩ năng sống, bố mẹ không quan tâm được học sinh cho là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hành vi bạo lực học đường. Nguyên nhân từ phía gia đình: Gia đình là cái nôi đầu tiên định hình nhân cách cho trẻ. Tuy nhiên,trong những năm qua, do nhiều nguyên nhân nên một bộ phận phụ huynh học sinh thiếu quan tâm đến việc học tập, rèn luyện của con em mình, hơn thế nữa là chính trong bản thân gia đình bố mẹ xảy ra mẫu thuẫn, những hành vi, thái độ của cha mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân các em. Môi trường gia đình đặc biệt quan trọng bởi thời gian các em sống và học tập kinh nghiệm sống nhiều nhất. Hơn nữa giai đoạn tuổi vị thành niên mang nhiều đặc điểm dễ chịu sự tác động từ bên ngoài: dễ bị kích động, dễ dàng và nhanh chóng tiếp thu và chịu ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Hầu hết các em được hỏi về nguyên nhân của hành vi gây bạo lực đều cho rằng phần lớn các bạn có hành vi bạo lực đều xuất thân trong gia đình mà bố mẹ có quan hệ bất hòa, gia đình bố mẹ li hôn… như vậy nguyên nhân gây ra hành vi bạo lực học đường bắt nguồn từ phía gia đình. Nguyên nhân từ phía nhà trường: Nhà trường là môi trường thứ hai hình thành nhân cách cho trẻ. Tác động của nhà trường không những chỉ giáo dục mà còn hình thành hình thành, hoàn thiện bản thân học sinh hơn. Tuy nhiên thì một số tác động khác từ phía nhà trường đó chính là: Cơ chế quản lí khu vực trường học chưa nghiêm ngặt, vai trò của giáo viên chưa phát huy được hết vai trò: Thực tế cuộc sống đã và đang đòi hỏi rất nhiều ở con người, đặc biệt là vai trò xã hội của giáo viên. Thu nhập còn thấp, tuy nhiên đối với những người tâm huyết với nghề thì vấn đề đó không ảnh hưởng đến lòng yêu nghề của giáo viên, nhưng các hiện tượng tiêu cực như tham nhũng, thiếu công bằng, thiếu dân chủ… trong giáo dục khiến những giáo viên tâm huyết buông xuôi, chán nản dẫn đến những lời nói, hành vi thiếu kiềm chế. Vì vậy, không nên yêu cầu hay kêu gọi tâm huyết của nhà giáo một cách chung chung mà phải có những cơ chế, chính sách, giải pháp để khuyến khích, bảo vệ và nuôi dưỡng tâm huyết ấy. Hơn nữa mối quan hệ thầy trò “đã khác xưa”: học trò ngang nhiên coi thường thầy, ngỗ ngược, vô lễ, thậm chí đánh giết thầy ngay tại bục giảng! Phổ biến nhất là hiện tượng lười học, vi phạm kỉ cương nề nếp, “dân chủ quá trớn”, nói năng, cư xử thiếu văn hoá… Đây là một yếu tố khiến nhiều GV không kiềm chế được do cảm thấy bị xúc phạm nên đã có những hành vi bạo lực. Các biện pháp chế tài xử phạt chưa đủ mạnh và chưa đạt hiệu quả tối đa. Đặc biệt là trong PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  9. những những năm gần đây vai trò của môn giáo dục công dân chưa phát huy hiệu quả tốt, chỉ giáo dục trong cấp trung học cơ sở. Nguyên nhân từ phía xã hội: Ngoài phạm vi nhà trường và gia đình, học sinh còn chịu ảnh hưởng từ môi trường thứ ba, đó là môi trường xã hội. Môi trường giúp các em hoạt động và lớn lên, hoạt động của cá nhân là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách. Thực tế thời gian hoạt động của các em chủ yếu là ngoài xã hội mà ngày nay một thực tế đáng báo động đó chính là sự du nhập nhiều nền văn hóa ngoại lai, những nền văn hóa mà nếu không có sự chắt lọc và lựa chọn hợp lí thì bản thân người tiếp nhận sẽ chịu tác động tiêu cực, ảnh hưởng của trò chơi điện tử game online, chủ yếu là những trò mang tính hành động bạo lực… ảnh hưởng rất lớn đến hành động và suy nghĩ của cá nhân các em kết quả khảo sát thu được: Nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực học đường do ảnh hưởng của game online 38.7%, những trò bạo lực, chém giết nhau được các em một cách thích thú, theo quan sát thu được trong một giờ học tin học tại một lớp trường THPT Bãi Cháy. Những biện pháp cụ thể, như thắt chặt an ninh, tăng cường kiểm tra, sử dụng camera, tuyên truyền, vận động… nhưng điều quan trọng nhất không phải ở những hành động bề ngoài. Một khi không có sự quan tâm đúng mức, một khi không tạo cho học sinh một môi trường học tập, sinh sống lành mạnh thì bạo lực vẫn cứ diễn ra không hình thức này thì hình thức khác, không lúc này thì lúc khác. 4. Các giải pháp hạn chế hành vi bạo lực học đường của Bộ GDĐT và nhà trường Từ thực trạng và những nguyên nhân gây bạo lực trên Bộ giáo dục và đào tạo cũng đã triển khai nhiều biện pháp nhằm hạn chế hành vi bạo lực của học sinh như công văn 46/2007, trong đó có những quy định về đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, hay quy định trong điều 42 về đều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, về mức độ khen thưởng và kỷ luật học sinh mới được bộ giáo dục và đào tạo ban hành thì khi học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện có thể được khuyên răn hoặc xử lý kỉ luật theo các hình thức tăng dần. Các biện pháp đó đã được áp dụng và theo nhà trường thì các biện pháp đó đều mang lại nhiều hiệu quả. Ngoài ra còn có các giải pháp nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong trường học. Theo như khảo sát của học sinh tại trường thì các em cho rằng vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với học sinh như gần gũi, tình cảm với học sinh, biết rõ hoàn cảnh của học sinh lớp mình chủ nhiệm, giải tỏa mâu thuẫn của học sinh...đều chưa được thực hiện tốt nhất. Giáo viên chủ nhiệm là cố vấn học tập cho học sinh của mình, chỉ dẫn, giáo dục lối sống, đạo đức, hướng nghiệp, phát triển các năng lực hiện có. Cùng với gia đình, nhà trường tạo điều kiện, không gian cho học sinh học tập phát huy năng lực của mình. Không chỉ có vậy giáo viên chủ nhiệm còn có vai trò quan trọng trong việc gắn kết giữa nhà trường và gia đình học sinh. Giáo viên chủ nhiệm hiện nay cũng gặp rất nhiều PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  10. khó khăn trong việc quản lý học sinh. Thời gian giáo viên tương tác với học sinh của mình cũng rất ít. Vì vậy mà chúng ta cũng không thể đòi hỏi nhiều ở giáo viên chủ nhiệm. Chúng ta cần xây dựng đồng đều hơn trong việc thực hiện vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong trường học hiện nay. Tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên chủ nhiệm có thể thực hiện tốt vai trò của mình đồng thời các cô cũng cần đẩy sự quan tâm của mình trong việc giáo dục, quan tâm học sinh của mình, có như vậy có thể làm giảm thiểu tình trạng bạo lực trong trường học đồng thời góp phần giúp nâng cao nhận thức của học sinh. Gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của con cái mình. Dưới sự tác động của xã hội hiện nay thì gia đình cùng nhà trường cần phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý thời gian của con em mình nhằm hạn chế những hành vi xấu đang diễn ra. Ngoài gia đình, nhà trường thì xã hội cũng có những giải pháp làm hạn chế tình trạng bạo lực trong trường học. Vai trò của truyền hình, báo chí và internet Vai trò của truyền hình, báo chí và internet rất quan trọng trong việc nhân lên những điều thiện thông qua tuyên truyền những tấm gương người tốt, việc tốt, giáo dục nhân cách cho giới trẻ. Hạn chế những luồng thông tin xấu, ảnh hưởng đến nhân cách học sinh lan truyền trên thông tin đại chúng ảnh hưởng đến hành vi của học sinh. 5. Một số khuyến nghị Bên cạnh những giải pháp đã được đưa ra nhóm nghiên cứu cũng có một số khuyến nghị mong góp phần vào việc giảm thiểu hành vi bạo lực học đường hiện nay. Thứ nhất là áp dụng đồng phục áo dài cho học sinh nữ trong trường THPT Bãi Cháy nhằm giảm thiểu tình trạng học sinh nữ đánh nhau hiện nay. Vì ở đây muốn nhận mạnh đến tâm lý học sinh nữ, hy vọng trong sự duyên dáng của áo dài thì các em có thể thay đổi hành vi của mình. Thứ hai là đẩy mạnh giáo dục đạo đức học sinh trong các môn học và xây dựng mô hình tư vấn tâm lý và nâng cao nhân thức pháp luật cho học sinh trong trường học. Cần nâng cao vai trò giáo dục học sinh qua các môn học giáo dục đạo đức cho học sinh như đạo đức, giáo dục công dân; nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường đối với các môn học vẫn được coi là môn học phụ này. Đồng thời học sinh ở lứa tuổi này có sự chưa ổn định về tâm lý nên nhu cầu được chia sẻ là rất lớn, các mô hình tâm lý trong trường học được xây dựng, có được sự tin tưởng, chia sẻ của học sinh thì có thể mang lại nhiều hiệu quả trong việc giảm thiểu hành vi bạo lực trong học đường của học sinh. Ngoài ra các phong trào Đoàn cũng có vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của học sinh về pháp luật hay ảnh hưởng xấu của hành vi bạo lực học đường, do đó nếu các hoạt động này được tổ chức thường xuyên thì có thể tác động thay đổi tâm lý của học sinh. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2