intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngô Nhân Tĩnh và tâm sự một Nho thần _3

Chia sẻ: Nguyenkiki Nguyenkiki | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

66
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu ông là đồng chí của Nguyễn Văn Thành hẳn không dám viết lời chú trong thơ như vậy. Vả lại lời chú ấy chưa đủ chứng cứ để kết luận ông có quan hệ mật thiết với Nguyễn Văn Thành, vì Lê Quang Định có đến hai bài viết về Nguyễn Văn Thành làLưu biệt Bắc thành Nguyễn Tổng trấn và Ký hoài Bắc thành Nguyễn Tổng trấn. Nhưng từ lời lẽ trong bài Đối kiếm

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngô Nhân Tĩnh và tâm sự một Nho thần _3

  1. Ngô Nhân Tĩnh và tâm sự một Nho thần
  2. Nếu ông là đồng chí của Nguyễn Văn Thành hẳn không dám viết lời chú trong thơ như vậy. Vả lại lời chú ấy chưa đủ chứng cứ để kết luận ông có quan hệ mật thiết với Nguyễn Văn Thành, vì Lê Quang Định có đến hai bài viết về Nguyễn Văn Thành làLưu biệt Bắc thành Nguyễn Tổng trấn và Ký hoài Bắc thành Nguyễn Tổng trấn. Nhưng từ lời lẽ trong bài Đối kiếm, có thể thấy tâm sự của Ngô Nhân Tĩnh vẫn là một lòng trung quân ái quốc, tuyệt không có ý gì là đồng chí của Nguyễn Văn Thành, mà chỉ là tình cảm bạn đồng liêu: Ỷ khan thiên ngoại kiếm, Tặng ức ý trung nhân. Dũng phụ lăng vân khí, Hùng hoài báo quốc thân. Xạ tinh tri hữu phận, Đàn giáp tiếu vô nhân. Thí hướng sơn trung quá, Thời văn khấp quỷ thần. (Dựa nhìn thanh kiếm ngoài trời xa, Nhớ ai đem kiếm tặng cho mình. Đành luống phụ chí khí chọc trời mây, Chỉ ôm lòng xả thân đền ơn nước. Khí kiếm xông trời đêm biết là có phận, Gõ kiếm cười không chỗ về nương. Thử mang kiếm đi qua non núi, Thường nghe tiếng gào khóc của quỷ thần)(32).
  3. Tấm lòng luôn hướng về quê hương đất nước về đấng minh quân ở Ngô Nhân Tĩnh hẳn cao hơn tất cả. Tấm lòng ấy của ông luôn mong thấu đến cửu trùng mà trong rất nhiều bài thơ ông giãi bày, thổ lộ: Vạn lý giang hồ viễn, Quân thần nhất niệm cao. Khứ quốc ưu thiên vấn, Mưu thân quý chuyết tao. (Khách trung tạp cảm, 10) (Sông hồ xa muôn dặm, Lòng vẫn nhớ đạo quân thần cao. Rời nước trong lòng lo lắng thường hỏi trời, Chuyện lo cho thân mình hổ thẹn chỉ húp bã cặn mà lòng vui(33)) Ở đây, Ngô Nhân Tĩnh rất rạch ròi giữa việc nước với tình nhà. Ông luôn đặt việc nước lên trên, việc nhà và bản thân ông xuống hàng dưới, nhiều khi chẳng sá gì. Đọc bài thơ trên, ta dễ dàng nhận thấy, Ngô Nhân Tĩnh có nỗi lòng tựa Khuất Nguyên lo toan việc nước, và có cái tình hiếu thảo với gia đình một cách chân tình mộc mạc. Thời gian đi sứ chính là thời gian Ngô Nhân Tĩnh có dịp để nhìn nhận lại những giá trị cuộc đời. Chính vì thế mà, ông hiểu rõ hơn những trường thị phi, nhận ra chân lý: cuộc đời danh vọng là huyễn ảo, phù vân. Ông viết về Hàn Tín: Anh hùng tự cổ ái thành danh, Nhất tự thành danh bách kỵ manh. Hoạ triệu bất quan lai thỉnh ấn, Nguy cơ đa tại thiện tương binh… (Anh hùng tự cổ thích thành danh, Vừa thành danh thì trăm mối ngờ cũng nảy sinh.
  4. Cái mầm hoạ chẳng phải đến khi xin ấn tước, Mà nguy cơ thường ở việc giỏi dùng binh…). Không biết số phận của ông có vận vào mấy vần thơ ấy không, nhưng tấm lòng trong sáng của Ngô Nhữ Sơn khi ngộ ra bon chen danh lợi chẳng được gì, được chuyển vào mấy vần thơ: Thập niên tiền tiếu mưu thân chuyết, Hà sự đa đoan hoạ túc xà. (Hồ Quảng quy chu đồ trung tác tam thập vận, 22) (Tự cợt mười năm ta vụng dại, Cớ sao lắm chuyện, rắn thêm chân!) Và: “Thập niên kim thuỷ đắc tâm trai” (Mười năm nay mới được tâm thanh nhàn) (Hồ Quảng quy chu đồ trung tác tam thập vận, 9). Ẩn sau bức màn bí mật về cái chết đầy oan tình của Ngô Nhân Tĩnh, chưa hẳn là chuyện ông kết thân với Nguyễn Văn Thành, mà có thể đúng như lời chép trong các sách sử Đại Nam thực lục và Đại Nam liệt truyện. Như chúng tôi đã nói, bởi trong năm cuối đời, dường như Nhân Tĩnh không làm thơ để giãi bày nỗi oan tình mà ông gánh phải. Nguyễn Văn Thành tự sát vẫn có di biểu trần tình(34) còn Ngô Nhân Tĩnh không, do vậy, chúng ta chưa đủ chứng cứ để phân giải sự tình. Có thể nỗi oan của Ngô Nhân Tĩnh không đáng để trình bày, cũng có thể ông quả có lời khó nói, mà cũng có thể ông buồn bã trầm uất vì bề trên chưa hiểu thấu lòng ông. Tấm lòng của ông đành phó mặc cho trời đất, cho sắc xuân non nước, như lời ông đáp lại các bạn đồng liêu trong buổi tiễn biệt cuối cùng được ghi lại: Mãn thành xuân sắc tống chinh an, Bán cú tâm đầu dục thoại nan.
  5. Vị tín lâm dân sư Tử Sản, Cảm tương thị nghĩa hiệu Phùng Hoan… Thử khứ dĩ kỳ mai nguyệt hội, Hưu tương bôi tửu xướng Dương Quan. (Đáp chư hữu tặng biệt nguyên vận) (Cảnh xuân đầy thành đưa tiễn người đi xa, Nửa lời tâm sự muốn nói cũng khó nói nên lời. Chưa dám tin rằng mình học theo cách thương dân như Tử Sản, Nhưng dám học theo việc mua nghĩa của Phùng Hoan… Từ đây xa cách, hẹn gặp nhau khi mùa mai nở, Xin đừng nâng chén rượu hát khúc Dương Quan). Thế nhưng, ngày trở về cũng là lúc ông bị người ta phủ vào thân màn sương mờ oan khuất. Màn sương oan ức ấy, đến ngay Trịnh Hoài Đức, người được vua vô cùng quý mến vẫn không thể xua tan đi được. Ngô Nhân Tĩnh đành mang theo những nỗi lòng khó thổ lộ đi vào lòng đất sâu trong sự hờ hững của người mà ông hết lòng phụng sự. Không thấy sử chép về đám tang của ông, có lẽ vì nỗi oan mà ông không được dùng lễ như một công thần. Nhưng dẫu thế nào đi nữa, thời gian đã trả lại sự minh bạch cho ông. Năm Tự Đức thứ 3 (1850), ông được đưa vào thờ phụ trong miếu Trung hưng công thần, cùng với Trịnh Hoài Đức, người bạn đã lên tiếng minh oan cho ông. 3. Thay lời kết Xuyên suốt trong Thập Anh thi tập của Ngô Nhân Tĩnh là tâm hồn thơ trong sáng, một tính cách đạm bạc, thâm trầm nhưng nghệ sĩ, những lời thơ chan chứa tình cảm về đạo quân thần, về quê hương, đất nước, và những tâm sự khó giãi bày “bách niên tâm sự thoại vưu nan” (tâm sự trăm năm khó nói thay), để rồi khi ông đã bước qua cái tuổi tri
  6. thiên mệnh nhưng lại không thoát khỏi cái hoạ tai bay vạ gió vô chừng, đến nỗi phải nuốt hận mà về chín suối. Ngô Nhân Tĩnh quả thật không quyền biến như Hoài Đức, vì ông thường nói trong thơ của mình, rằng ông thích nhân hơn thích trí, thậm chí là “chỉ vị cầu nhân thả khuất thân” (Chỉ bởi cầu nhân phải cúi lòn – Đồng Trần Tuấn, Hà Bình Xích hạ chu trung tạp vịnh - Cao Tự Thanh dịch). Thơ đã vận vào số phận mà dường như tên ông cũng hợp với cuộc đời ông. Cuộc đời khá bình đạm và lặng lẽ. Nhưng tính cách, tâm hồn và nỗi niềm ưu ái của ông đối với quê hương đất nước vẫn còn hằn lên những trang thơ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2