intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngô Nhân Tĩnh và tâm sự một Nho thần ._4

Chia sẻ: Nguyenkiki Nguyenkiki | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

62
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Về năm sinh, năm mất của Ngô Nhân Tĩnh(1) Về năm sinh năm mất của Ngô Nhân Tĩnh, một trong ba nhà thơ lớn đất Gia Định, cho đến nay vẫn chưa ngã ngũ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngô Nhân Tĩnh và tâm sự một Nho thần ._4

  1. Ngô Nhân Tĩnh và tâm sự một Nho thần
  2. 1. Về năm sinh, năm mất của Ngô Nhân Tĩnh(1) Về năm sinh năm mất của Ngô Nhân Tĩnh, một trong ba nhà thơ lớn đất Gia Định, cho đến nay vẫn chưa ngã ngũ. SáchHợp tuyển thơ văn Việt Nam, thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX có tuyển thơ của Ngô Nhân Tĩnh và giới thiệu vắn tắt về tiểu sử, nhưng không thấy chép năm sinh và năm mất(2). Sách Gia Định tam gia thi có nêu ra năm sinh năm mất của ba nhà thơ đất Gia Định, nhưng các con số chưa thống nhất và năm sinh của Ngô Nhân Tĩnh vẫn còn để ngỏ(3). Nguyễn Q. Thắng trong công trình Văn học Việt Nam nơi miền đất mới, cũng bộc lộ sự bất nhất khi ghi năm sinh, năm mất của Ngô Nhân Tĩnh(4). Trong Đại Nam thực lục và Đại Nam liệt truyệnđều không thấy ghi năm sinh mà chỉ ghi năm mất của các ông. Như vậy việc xác định năm sinh năm mất của Ngô Nhân Tĩnh vẫn là việc làm cần thiết. Nhưng cho đến nay, tư liệu về ông vẫn còn rất ít, chúng tôi đành phải dựa vào các căn cứ khác để xác định năm sinh và năm mất của ông. Về năm mất của Ngô Nhân Tĩnh, theo sách Đại Nam liệt truyện, vào năm Gia Long thứ 12 (1813), “ông cùng với Lê Văn Duyệt đi hộ tống quốc vương Chân Lạp là Nặc Chân về nước. Đến khi trở về hoặc có người nói là Tĩnh nhận của cho riêng, Duyệt tin thực đem việc ấy tấu lên, vua cho là không có sự thực, bỏ đi (…). Mùa đông năm ấy, ốm chết. Trịnh Hoài Đức tâu giúp xin truy tặng, vua không cho”(5). Sách Đại Nam thực lục, chính biên, đệ nhất kỷ, quyển 97 (XLVII) thì chép: “Hiệp tổng trấn Gia Định là Ngô Nhân Tĩnh chết”(6) cũng vào năm Gia Long thứ 12 (Quý Dậu, 1813). Cả hai sách trên đều chép Ngô Nhân Tĩnh mất vào mùa đông năm Quý Dậu, Gia Long thứ 12 (1813). Như vậy, có thể xác định Ngô Nhân Tĩnh mất năm 1813. Còn về năm sinh của ông, cả hai sách đều không thấy chép. Vì thế, để xác định năm sinh của Ngô Nhân Tĩnh, ngoài việc tìm kiếm những ghi chép trong Đại Nam liệt
  3. truyện và Đại Nam thực lục, chúng tôi còn khảo sát qua những ghi chép của Trịnh Hoài Đức, một người vừa cùng thời, vừa như là người em, vừa là người bạn đồng hương, đồng liêu(7). Sách Đại Nam liệt truyện và Đại Nam thực lục đều chép Trịnh Hoài Đức mất vào năm Minh Mệnh thứ 6 (1825), nhưng riêng Đại Nam liệt truyện còn chép thêm ông thọ 61 tuổi, như vậy, nếu tính theo tuổi ta thì Trịnh Hoài Đức sinh năm 1765(9). Còn nếu dựa theo bài Tự tự của Trịnh Hoài Đức (tự đề tựa tập thơ Cấn Trai thi tập), có viết cha ông (Trịnh Hoài Đức) mất vào năm Quý Tỵ (1773) khi ông vừa lên mười tuổi (Quý Tỵ niên )(8). Vậy nếu tính theo âm lịch bất lộc, thời dư phương thập tuế , thì Hoài Đức sinh năm 1764. Lại trong bài thơ Lữ thứ hoa triều trong Cấn Trai thi tập, làm vào thời gian khi ông đi sứ sang Trung Quốc, có câu: “Thúc hốt hành canh tứ thập niên, Hoa triều thích trị Quế giang biên ” (Thấm thoắt tuổi tác đà bốn mươi, Trong tiết hoa triều ta vừa đến bờ Quế Giang). Bài thơ này chính tác giả xếp vào mùa xuân năm Quý Hợi (1803), và theo như lời tác giả nói, ông vừa đến tuổi 40, nên cũng có thể tính được ông sinh vào năm Giáp Thân (1764). Như vậy, nếu xác định được năm sinh năm mất của Trịnh Hoài Đức thì có thể xác định được năm sinh của Ngô Nhân Tĩnh theo lời bài Tự tự của Trịnh Hoài Đức: “… dư dĩ Nhân Tĩnh thả trưởng tứ tuế toại dĩ thế huynh xưng chi ” (… tôi, vì Nhân Tĩnh lớn hơn chừng 4 tuổi nên gọi là anh). Nếu chấp nhận Trịnh Hoài Đức sinh năm 1764 như cách suy luận trên, thì Nhân Tĩnh sinh năm 1761 chứ không phải là 1760 như Hoài Anh suy luận(9). Vậy chúng ta có thể xác định rằng Ngô Nhân Tĩnh sinh năm Tân Tỵ (1761), mất năm Quý Dậu (1813). 1.2. Cuộc đời Ngô Nhân Tĩnh(10) Ngô Nhân Tĩnh (1761-1813), tự Nhữ Sơn, tổ tiên người Quảng Đông, sang nước Nam trú ở đất Gia Định. Tĩnh là người có tài học, làm thơ hay xuất thân làm Thị học (độc) Viện Hàn lâm.
  4. Thuở nhỏ, cùng với Trịnh Hoài Đức theo học trường của Xử sĩ Võ Trường Toản, theo đòi bút nghiên, thi phú, rồi cùng Lê Quang Định và Trịnh Hoài Đức cùng các bạn yêu thơ văn lập nên thi xã Bình Dương(11), hay còn gọi là Gia Định Sơn hội(12). Năm Mậu Ngọ (1798), Lưu trấn Diên Khánh Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thường dâng sớ xin cho người đi sứ Trung Quốc một mặt nói rõ tình hình của Tây Sơn, một mặt ngầm dò tìm tin tức vua Lê, đề cử Ngô Nhân Tĩnh và Phạm Thận. Cùng năm ấy, lấy Hàn lâm viện thị học Ngô Nhân Tĩnh làm Tham tri Binh bộ, đem quốc thư theo thuyền buôn người Thanh sang Quảng Đông, để hỏi thăm tin tức vua Lê, nghe tin vua Lê băng bèn trở về(13). Năm Canh thân (1800), sai tham tri Binh bộ Ngô Nhân Tĩnh lãnh đem các thức chè Tàu, thuốc lá Xiêm, cá khô tôm khô chia cấp cho các tướng sĩ ở Thị Dã(14). Năm Nhâm Tuất, Gia Long thứ 1 (1802), lấy Trịnh Hoài Đức làm Thượng thư Hộ bộ, sung chánh sứ sang nước Thanh, Ngô Nhân Tĩnh làm Hữu tham tri Binh bộ, Hoàng Ngọc Uẩn làm Hữu tham tri Hình bộ sung chức phó sứ, đem quốc thư và phẩm vật, lại đem cả ấn sách đã bắt được do người Thanh phong cho Tây Sơn, cùng bọn giặc biển Tề Ngôi là Mạc Quang Phù, Lương Văn Canh, Phàn Văn Tài, đi hai thuyền Bạch yến và Huyền hạc vượt biển đến cửa Hổ Môn tỉnh Quảng Đông để nộp(15). Năm Đinh Mão, Gia Long thứ 6 (1807), Tĩnh sung làm Chánh sứ cùng với Phó sứ Trần Công Đàn mang sắc ấn đến thành La Bích ban phong cho Nặc Chân làm Quốc vương nước Chân Lạp(16). Tháng 3 năm Kỷ Tỵ, Gia Long thứ 8 (1809), đặt ba trường diễn bắn súng, họp các quân Thị trung và Thần sách diễn thi. Phó tướng quân Thần võ Trần Quang Thái và Tham tri Binh bộ Ngô Nhân Tĩnh cùng Thiêm sự Bùi Công Kim làm giám khảo Hữu trường Thị trung(17). Năm Tân Mùi, Gia Long thứ 10 (1811), Hữu tham tri Binh bộ Ngô Nhân Tĩnh lãnh chức Hiệp trấn Nghệ An(18). Ông làm quan thanh liêm, giản dị, đuổi kẻ sâu mọt, dân được yên. Dâng sớ tâu nỗi khổ của dân, được vua y cho. Sai Đốc học Bùi Dương Lịch làm tập Nghệ An phong thổ ký(19) và chính ông là người hiệu đính sách này. Năm Nhâm Thân, Gia Long thứ 11 (1812), Hiệp trấn Nghệ An Ngô Nhân Tĩnh ốm nặng, dâng biểu xin về nam. Mùa hạ tháng Tư năm ấy, Ngô Nhân Tĩnh được phong làm Thượng thư Công bộ Hành hiệp tổng trấn Gia Định. Trong thời gian này ông kiểm tra lệ thuế tiền
  5. thóc sản vật ở các trấn đạo thuộc thành và giúp Lê Văn Duyệt ổn định tình hình ở Gia Định(20). Năm Quý Dậu, Gia Long thứ 12 (1813), chiếu cho Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt và Hiệp tổng trấn Ngô Nhân Tĩnh đại phát thuỷ binh hơn 13.000 người đem quốc vương Chân Lạp là Nặc Chân về nước(21). Cùng năm, Thượng thư Hộ bộ Lê Quang Định mất(22). Mùa đông năm ấy, Hiệp tổng trấn Gia Định Ngô Nhân Tĩnh mất(23). Năm Canh Thìn, Minh Mạng thứ 1 (1820), được truy cấp cho phu coi mộ. Năm Tự Đức thứ 3 (1850) được thờ phụ vào miếu Trung hưng công thần(24).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2