intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời đại công nghiệp 4.0

Chia sẻ: Ngũ Nguyệt Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

49
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu chỉ ra được cơ hội phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của TP. Hồ Chí Minh cũng như đưa ra một số gợi ý nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập thương mại quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời đại công nghiệp 4.0

  1. NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHIỆP 4.0 Cao Minh Trí, Lê Thu Huyền, Võ Thị Huỳnh Như, Nguyễn Trần Ánh Minh, Nguyễn Thị Hồng Loan Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Tr n Nam Trung TÓM TẮT Nguồn nhân lực luôn được xem là yếu tố thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa và hội nhập thương mại quốc tế. TP. Hồ Chí Minh là một trong 4 thành phố lớn của cả nước do đó việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập càng trở nên cần thiết. Trước thực tế đó, TP. Hồ Chí Minh đã và đang quan tâm hơn đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể kịp thời đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội và nhu cầu hội nhập quốc tế. Nghiên cứu chỉ ra được cơ hội phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của TP. Hồ Chí Minh cũng như đưa ra một số gợi ý nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập thương mại quốc tế. Từ khóa: Nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ hội và thách thức phát triển nguồn nhân lực, hội nhập thương mại quốc tế. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cách mạng Công nghiệp 4.0 với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa, vật lý, sinh học với trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, rô-bốt, công nghệ nano, công nghệ sinh học đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới, làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu lao động và thị trường lao động. Các hệ thống tự động hóa sẽ thay thế dần lao động thủ công trong nền kinh tế, nhu cầu sử dụng lao động kỹ năng thấp ngày càng giảm. Đặc biệt cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư không chỉ đe dọa việc làm của lao động trình độ thấp mà ngay cả lao động có kỹ năng bậc trung cũng sẽ bị ảnh hưởng, nếu như họ không được trang bị những kỹ năng mới – kỹ năng sáng tạo cho nền kinh tế hội nhập thương mại quốc tế sâu rộng như hiện nay. Khi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động dịch chuyển theo hướng CNH-HĐH, hội nhập thương mại quốc tế đòi hỏi khả năng thích ứng cao hơn của nguồn nhân lực cả về trình độ học vấn, trí tuệ, năng lực sáng tạo, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, thể lực cũng như phẩm chất tâm sinh lý, ý thức, lối sống, đạo đức… Đây là sự tương quan chặt chẽ giữa kết quả của phát triển nguồn nhân lực với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của mỗi quốc gia và thành phố. trong những năm gần đây luôn được xem là một trong những điểm đầu tư FDI hấp dẫn trong khu vực và cả nước. Sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực như: nguồn vốn, hệ thống cơ sở vật chất, sự tiến bộ của khoa 1402
  2. học kỹ thuật công nghệ, nhân lực. Các yếu tố này có mỗi quan hệ chặt chẽ, tương trợ với nhau góp phần tạo nên sự phát triển cho thành phố. 2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM Nguồn nhân lực cần được xem xét trên cả ba yếu tố: Số lượng (quy mô số dân), thể hiện quy mô nhân lực; chất lượng thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực, được biểu hiện thông qua các tiêu trí về sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn/lành nghề; và cơ cấu. Số lượng, chất lượng và cơ cấu quan hệ với nhau tạo nên sức mạnh và sự phát triển của nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là dạng đặc biệt của nguồn lực nói chung, là nguồn lao động, gồm tổng thể các yếu tố tạo nên sức mạnh của con người và cộng đông xã hội;là tổng thể số lượng có thể huy động vào phát triển kinh tế - xã hội. Theo khái niệm trên, nguồn nhân lực bao gồm cả những người đang lao động, trong độ tuổi lao động; cả những người trong độ tuổi lao động sức khỏe bình thường nhưng chưa có việc làm; cả những người chuẩn bị đến tuổi lao động, ở dạng dự trữ, với các tiêu chí cụ thể về thể lực, trí lực, tâm lực để có khả năng trực tiếp huy động vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, nguồn lực chất lượng cao là lực lượng lao động có học vấn, trình độ chuyên môn cao và nhất là có khả năng sáng tạo, linh hoạt, thích ứng nhanh với những biến đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất, của ngành nghề. Đó là bộ phận đầu tàu, mũi nhon, chất lượng cao, đóng vai trò nòng cốt trong mọi hoạt động của nguồn nhân lực trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nguồn nhân lực chất lượng cao là một khái niệm mang tính lịch sử. Mỗi giai đoạn khác nhau thì yêu cầu về chất lượng cao của bộ phận này đặt ra có sự khách nhau, song dù có sự khác nhau thế nào chăng nữa thì bộ phận này bao giờ cũng chất lượng cao hơn, toàn diện hơn bộ phận con lại của nguồn nhân lực, có vai trò làm nòng cốt và khả năng dẫn dắt sự phát triển của nguồn nhân lực nói chung phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương, lĩnh vực trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Từ phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm: Nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận chất lượng cao của nguồn nhân lực, thể hiện sức mạnh và vai trò “đàu tàu”, nòng cốt trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước, vùng, địa phương và lĩnh vực trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Nguồn nhân lực chất lượng cao cần được hiểu một cách toàn diện với các yếu tố số lượng, chất lượng và cơ cấu. Cả ba yếu tố: số lượng, chất lượng và có cấu quan hệ biện chứng với nhau trong chỉnh thể thống nhất tạo nên sức mạnh, khả năng lao động, vai trò đầu tàu, nòng cốt và sự phát triển của nguồn nhân lực này. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là tổng thể hoạt động chủ động có mục đích được tổ chức chặt chẽ, bao hàm những vấn đề cơ bản phản ánh mục đích, nội dung, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ mới. 3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT ƯỢNG CAO TP.HCM Nguồn nhân lực CLC của thành phố tập trung ở 3 nhóm: Nguồn nhân lực cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; nguồn nhân lực lao động kỹ thuật. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp tại TP. Hồ Chí Minh hiện đang không ngừng được bồi dưỡng, đào tạo nâng cao và phát triển về chuyên môn, nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý phẩm chất chính trị. 1403
  3. Toàn thành phố đến năm 2019 có gần 5000 cán bộ lãnh đạo, quản lý trong tổng số 3.301 cán bộ, tăng 3,2% so với 2015; công chức, viên chức trình độ chuyên môn tương đối cao so với mặt bằng chung của cả nước. Do tiến hành đồng bộ, có hiệu quả công tác quy hoạch và đào tạo, nên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa 15, nhiệm kỳ 2015 - 2020 có tỷ lệ cán bộ nữ đạt gần 23%; cán bộ trẻ (dưới 40 tuổi) đạt 31%; gần 31% đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Lực lượng lao động kỹ thuật của thành phố là khá dồi dào, năm 2019 có khoảng 1,6 triệu người, tăng 4% so với năm 2018, trong đó lực lượng lao động qua đào tạo chiếm 47%. Đa phần lực lượng lao động trẻ, có trình độ phổ thông khá cao cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, đã hình thành bước đầu đội ngũ công nhân có tay nghề, kỹ năng. Hệ thống dạy nghề từng bước được mở rộng quy mô, đầu tư nâng cấp. Tiêu chí về năng lực chuyên môn kỹ thuật này, nhất là về kỹ năng nghề nghiệp của người lao động TP. Hồ Chí Minh và người lao động cả nước nói chung trong những năm qua đã được nâng cao rõ rệt. 4 CƠ HỘI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT ƯỢNG CAO Thời gian gần đây, nguồn nhân lực của TP. Hồ Chí Minh đã có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Số người qua đào tạo có chiều hướng tăng nhanh, chất lượng và trình độ đào tạo được nâng dần đáp ứng yêu cầu của thị trường. Cùng với việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, TP. Hồ Chí Minh cũng đã đầu tư phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên trong các cơ sở giáo dục - đào tạo cả về số lượng và chất lượng; đổi mới, hoàn thiện chương trình, giáo trình giảng dạy, đào tạo theo hướng tiên tiến, hiện đại, gắn lý thuyết với thực nghiệm, gắn nhà trường với nghiên cứu, ứng dụng. Đây là một chủ trương đúng đắn, thể hiện sự nhạy bén, sáng tạo và tư duy đột phá của thành phố. Tuy nhiên, để thực hiện tốt nội dung này đòi hỏi phải có một chiến lược tổng thể và lâu dài, với hệ thống các giải pháp mang tính đồng bộ, thiết thực và khả thi, trong đó có thể tập trung nghiên cứu và thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau: 4.1 Tập trung xây dựng và hoàn thiện chiến ược t ng thể phát triển nguồn nhân lực chất ượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập thương mại quốc tế Mặc dù, chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020 đang được triển khai thực hiện ở các tỉnh thành phố và bước đầu đạt những kết quả tích cực, song vẫn chưa có một chiến lược tổng thể để xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 cũng như của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chưa xác định rõ lộ trình và trách nhiệm cụ thể cũng như chưa thực sự phát huy được trách nhiệm chung của toàn xã hội đối với vấn đề này. Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một chủ trương lớn, một trong những nhiệm vụ rất quan trọng và phức tạp, đòi hỏi cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng với một tư duy đột phá và tầm nhìn lâu dài, phù hợp với thực tiễn của TP. Hồ Chí Minh. Chiến lược phải xác định rõ mục tiêu, quy mô, lộ trình và những cơ chế, chính sách tổng thể. Trong đó, mục tiêu chiến lược phải ưu tiên khắc phục mâu thuẫn giữa phát triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu; xác định quy mô, số lượng và cơ cấu của từng loại nhân lực cho phù hợp. Chiến lược cũng xây dựng lộ trình thực hiện một cách hợp lý, 1404
  4. có tính dự báo cao, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao một cách toàn diện và đồng bộ. 4.2 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách đã có về xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất ượng cao Trên thực tế, những năm qua Đảng, Nhà nước, TP. Hồ Chí Minh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách mới có tác động tích cực đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các chính sách đó đã bộc lộ không ít những hạn chế, bất cập, hiệu quả mang lại chưa tương xứng. Do đó, để tiếp tục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao có hiệu quả đòi hỏi cần phải thường xuyên điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở của TP. Hồ Chí Minh để đáp ứng yêu cầu hội nhập sâu rộng hiện nay. Việc hoàn thiện cơ chế, chính sách sẽ tạo động lực cho sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và phải được thực hiện đồng bộ trên nhiều phương diện, như giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, môi trường làm việc, chính sách việc làm, thu nhập, an sinh xã hội, bảo hiểm, bảo trợ xã hội, chăm sóc sức khỏe, chính sách phát triển thị trường lao động, các điều kiện nhà ở, sinh sống, định cư,... Trong đó, trước hết cần coi trọng việc tạo lập các cơ chế, chính sách thu hút, sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao. Việc đổi mới chính sách tuyển dụng, bố trí sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao cần phải được triển khai theo hướng công khai, công tâm, khách quan, chính xác, dựa trên cơ sở phẩm chất và năng lực thực chất. Tạo sự đột phá về đãi ngộ, tôn vinh nguồn nhân lực chất lượng cao, thực hiện chính sách tiền lương linh hoạt theo tiêu chí tài năng và hiệu quả đóng góp; tạo môi trường làm việc thuận lợi và cơ hội thăng tiến để tạo động lực, kích thích, khuyến khích họ lao động sáng tạo và hiệu quả. Bảo đảm đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện làm việc, nghiên cứu cho những nhà khoa học, những tài năng trẻ. Thường xuyên tôn vinh nhân tài đi kèm cơ chế khuyến khích về lợi ích vật chất đối với những người có cống hiến mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. 4.3 Tập trung đ i mới căn bản, toàn diện, đồng bộ giáo dục - đào tạo Đây là nhiệm vụ then chốt, giải pháp trọng yếu để xây dựng, phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố nói chung và trước tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 nói riêng. Theo đó, cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng mở, hội nhập, thúc đẩy phân tầng, phân luồng, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống giáo dục, nhất là giáo dục đại học và dạy nghề. Khắc phục các bất hợp lý về quy mô đào tạo, cơ cấu trình độ ngành, nghề và cơ cấu vùng, miền; gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo, trường đại học cần xác định đúng khả năng và nhu cầu đào tạo, tăng cường chất lượng công tác lập kế hoạch, dự báo thường xuyên và cung cấp thông tin về nhu cầu nhân lực của xã hội, nhất là nhu cầu của các doanh nghiệp, các địa phương,... nhằm điều tiết quy mô, cơ cấu ngành, nghề và trình độ đào tạo cho phù hợp. Tạo chuyển biến nhanh và rõ nét trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế. Đẩy mạnh xã hội hóa, giao quyền tự chủ cho các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề công lập; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề. Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo đại học theo hướng phục vụ các doanh nghiệp, 1405
  5. chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. 5 KẾT LUẬN Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao bao hàm phát triển nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng và chuyển dịch cơ cấu theo hướng phù hợp và tiến bộ. Ba nội dung này phải được tiến hành đồng bộ bởi chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và tạo tạo tiền đề thúc đẩy phát triển lẫn nhau. TP. Hồ Chí Minh hướng đến mục tiêu phát triển nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng phân bố hợp lý, trong đó chú trọng điều chỉnh, đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa đào tạo nhân lực từ cao đẳng trở lên so với trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề; từng bước tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế; sử dụng nhân lực có hiệu quả, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của TP. Hồ Chí Minh và cả nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Sơn Hải (2012), Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Luận án tiến sỹ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. [2] Nguyễn Thị Kim Anh (2011), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: thực trạng và nguyên nhân, Hội thảo khoa học: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. [3] Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2008), Kinh tế nguồn nhân lực, Hà Nội: NBX Đại học Kinh tế quốc dân. 1406
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2