NHÂN GIỐNG CHO MỘT SỐ DÒNG TẾCH CÓ NĂNG SUẤT CAO MỚI ĐƯỢC TUYỂN CHỌN
lượt xem 7
download
Năm 2006 và 2007, Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng - Viện KHLN Việt Nam đã thu thập, tuyển chọn một số dòng tếch có tiềm năng sinh trưởng tốt và đã tiến hành nhân giống bằng nuôi cấy mô. Kết quả cho thấy: Khử trùng mẫu bằng HgCl2 0,05% trong thời gian 10 phút cho kết quả tốt nhất, đạt trên 13%, thời gian lấy mẫu từ tháng 2- 8 cho tỷ lệ bật chồi cao, đạt 15%.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NHÂN GIỐNG CHO MỘT SỐ DÒNG TẾCH CÓ NĂNG SUẤT CAO MỚI ĐƯỢC TUYỂN CHỌN
- NHÂN GIỐNG CHO MỘT SỐ DÒNG TẾCH CÓ NĂNG SUẤT CAO MỚI ĐƯỢC TUYỂN CHỌN Đoàn Thị Mai, Lương Thị Hoan, Nguyễn Thị Thuỳ Dương Lê Sơn, Nguyễn Thị Mỹ Hương, Nguyễn Văn Long Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Năm 2006 và 2007, Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng - Viện KHLN Việt Nam đã thu thập, tuyển chọn một số dòng tếch có tiềm năng sinh trưởng tốt và đã tiến hành nhân giống bằng nuôi cấy mô. Kết quả cho thấy: Khử trùng mẫu bằng HgCl2 0,05% trong thời gian 10 phút cho kết quả tốt nhất, đạt trên 13%, thời gian lấy mẫu từ tháng 2- 8 cho tỷ lệ bật chồi cao, đạt 15%. Hệ số nhân chồi của Tếch ở môi trường WPM cao đạt 2,10 chồi/cụm. Song, nếu so sánh về chất lượng chồi thì môi trường MS lại là tốt nhất. Ra rễ bằng phương pháp chấm thuốc bột TTG cho tỷ lệ ra rễ đạt 98,15%, cao hơn ra rễ trong lọ. Từ khoá: Tếch, nuôi cấy mô, tỷ lệ ra rễ ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, nghiên cứu chọn giống cho một số loài cây bản địa và nhập nội có giá trị kinh tế đang được triển khai thực hiện rộng rãi. Gỗ Tếch được sử dụng phổ biến trong xây dựng và làm đồ gỗ gia dụng vì có khả năng chống mối mọt, chịu nước lâu ngày, mặt gỗ có độ bóng cao và thớ gỗ mịn có thể bóc thành tấm mỏng. Là loài cây có chất lượng gỗ cao lại có tỷ trọng nhẹ, ít bị hà bám, chịu được va đập và ngâm nước mặn nên gỗ Tếch còn được dùng phổ biến trong công nghiệp đóng tàu. Mặt khác, nhu cầu thương mại của gỗ Tếch ngày càng tăng bởi nó có thể thay thế một số loài gỗ quý khác (Kjaer Lauridsen và Wellendorf, 1995). Đầu những năm 30 của thế kỷ 20, Tếch được trồng thăm dò ở công viên hoặc trên đường phố tại nhiều tỉnh phía Bắc nước ta như Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu, Hà Nội,… Cũng trong thời gian đó, Tếch đã được gây trồng thành những khu rừng nhỏ ở Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Vào những năm 60, với nguồn giống thu hái từ cây đã trồng thành công một khu rừng Tếch có diện tích 200ha tại Định Quán, tỉnh Đồng Nai và một số lâm phần khác trong đó có khu trồng Tếch rộng 5ha tại Eak-Mat, tỉnh Đắc Lắc. Sau năm 1975, cây Tếch được trồng mở rộng ở nhiều lâm trường các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên như Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Đắc Lắc, Gia Lai, Kom Tum… (Trần Văn Sâm, 2000). Diện tích trồng Tếch ở nước ta đạt khoảng 1.500ha. Tuy nhiên, do chưa có giống được cải thiện nên chất lượng rừng không cao, năng suất còn rất thấp, chỉ đạt từ 9 đến 12m3/năm) Hiện nay, cây giống sản xuất từ hạt được sử dụng phổ biến nhưng chất lượng không cao, không đáp ứng được nhu cầu trồng rừng do không có rừng giống chuyên canh, hạt giống xô bồ nên phẩm chất kém, tỷ lệ nẩy mầm thấp, sinh trưởng và chất lượng cây giống không đồng đều. Mặt khác, nhân giống bằng hom cũng gặp những khó khăn do tỷ lệ ra rễ chỉ đạt khoảng 24-30% (Nguyễn Hoàng Chương và cs, 2000). Gần đây, Trung 1
- tâm Nghiên cứu Giống cây rừng, Viện KHLN Việt Nam đã thu thập, tuyển chọn được một số dòng Tếch nguồn gốc từ Việt Nam và một số nước khác có tiềm năng sinh trưởng tốt. Vì vậy, cùng với việc tiến hành khảo nghiệm mở rộng để đánh giá chất lượng các giống, việc nghiên cứu nhân giống bằng nuôi cấy mô là hết sức ý nghĩa để phát triển giống mới này vào sản xuất. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu Các chồi 30- 40 ngày tuổi của cây ghép 4-5 tháng tuổi những dòng Tếch mới tuyển chọn tại các lâm phần rừng trồng ở Việt Nam, được dẫn giống về trồng tại vườn ươm thuộc Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng, VKHLN Việt Nam, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Thời gian tiến hành thí nghiệm là các mùa trong năm. Phương pháp nghiên cứu Khử trùng đưa mẫu vào nuôi cấy invitro Tiến hành qua các bước: - Rửa mẫu vật bằng chất tẩy nhẹ, rồi làm sạch dưới vòi nước chảy - Mẫu vật được lau bằng cồn 700 - Khử trùng bằng Clorua thuỷ ngân (HgCl2), Canxi hypoclorit (Ca(ClO)2) và Hyđro peroxit (H2O2) ở các nồng độ khác nhau từ 5-15 phút, sau tráng lại bằng nước cất vô trùng 3-5 lần. - Cấy mẫu vào môi trường tái sinh chồi ban đầu trong điều kiện vô trùng. Tạo và nhân nhanh chồi - Tái sinh chồi ban đầu : Tiến hành cấy trên các môi trường khác nhau MS (Murashige và Skoog Medium), WPM (McCown Woody Plant Medium), B5 (Micro- Macro Gamborg’s B5 medium) có bổ sung 7g/l agar-agar, 30g/l đường. - Nhân chồi: Sử dụng môi trường xác định được từ thí nghiệm tái sinh chồi đã được cải tiến về thành phần, tỷ lệ các chất đa lượng, vi lượng, có bổ sung các axit amin; các chất phụ gia; các vitamin; một số chất cytokinin BAP (Benzylaminopurine) và Kn (Kinetin) ở các nồng độ khác nhau 0,1; 0,5;1,0; 1,5 mg/l riêng rẽ hoặc phối hợp gọi là môi trường cải tiến (MS*) Quá trình tạo rễ: Được tiến hành theo 2 phương pháp - Ra rễ invitro: Chọn các chồi đủ tiêu chuẩn cao 3cm chất lượng tốt cắt cấy sang môi trường tạo rễ, thành phần 1/2MS* có bổ sung IBA, NAA nồng độ 0,5; 1,0; 1,5, 2,0mg/l. 2
- - Ra rễ exsitu: Cũng từ các chồi đủ tiêu chuẩn cấy ra rễ được cắt rồi chấm vào thuốc bột thương phẩm TTG1 (gốc là IBA) và TTG2 (gốc là NAA) cấy trực tiếp trên cát sạch hay vào bầu đất. Các chồi thí nghiệm được chăm sóc như áp dụng với giâm hom thông thường (Đoàn Thị Mai và cs, 2003). Đưa cây invitro ra ngoài vườn ươm: Vào 2 loại giá thể là cát sạch và bầu đất ở các thời điểm khác nhau trong năm. Số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai theo chương trình phần mềm Excel (Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi, 1996). KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Ảnh hưởng của các loại hoá chất và thời gian khử trùng đến kết quả vào mẫu Mẫu vật được khử trùng bằng 3 loại hoá chất là HgCl2 nồng độ 0,05%, Ca(OCl)2 5% và H2O2 (Ôxi già) 10% trong các khoảng thời gian 5, 10 và 15 phút. Sau đó mẫu được cấy vào môi trường MS* có bổ sung 0,5mg/l BAP, quan sát số mẫu nhiễm, mẫu bật chồi trong 30-35 ngày. Số liệu thu thập được tổng hợp và tính toán thể hiện trong bảng 1. Bảng 1. Kết quả mẫu bật chồi sau 30 ngày nuôi cấy Thời Tỷ lệ mẫu sạch (%) Hoá Tổng số Tỷ lệ mẫu gian chất mẫu nhiễm (%) (phút) TL mẫu chết (%) TL mẫu bật chồi (%) 5 135 84,63 11,85 3,52 HgCl2 10 135 75,00 11,30 13,70 0,05% 15 135 66,30 28,70 4,99 5 135 100,00 0 0 Ca(ClO)2 10 135 88,52 9,26 2,22 5% 15 135 81,85 15,74 2,41 5 135 100,00 0 0 H2O2 10 135 93,15 6,85 0 10% 15 135 92,41 7,59 0 Số liệu ở bảng 1 cho thấy các loại hoá chất, nồng độ và thời gian khử trùng có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ bật chồi của mẫu cấy. Mẫu khử trùng bằng Ca(ClO)2 và Ôxi già có tỷ lệ nhiễm rất cao (81,85% - 100%) nên không thích hợp cho khử trùng mẫu Tếch. 3
- Như vậy, đối với Tếch thì công thức khử trùng bằng HgCl2 0,05% trong khoảng thời gian 10 phút là tốt nhất so với các công thức khác. Mặc dù tỷ lệ nhiễm là 75% nhưng tỷ lệ mẫu chết có 11,3% nên tỷ lệ bật chồi hữu hiệu đạt 13,70%; công thức khử trùng thời gian 15 phút tỷ lệ mẫu nhiễm là 66,30% nhưng tỷ lệ mẫu chết lại chiếm 28,70% dẫn đến tỷ lệ bật chồi hữu hiệu chỉ đạt có 4,99%. Qua đó cho thấy việc xác định được công thức khử trùng tốt đã góp phần quan trọng vào thành công của kết quả thí nghiệm. Ảnh hưởng của thời điểm lấy mẫu đến khả năng tái sinh chồi ban đầu Bảng 2. Kết quả tái sinh chồi sau 30 ngày nuôi cấy TL Mẫu nhiễm TL mẫu bật chồi TL mẫu chết Thời gian lấy mẫu (%) (%) (%) Thu 64,07 6,67 29,26 (9-2006) Đông 59,81 3,33 36,85 (12-2006) Xuân 75,37 15,00 9,63 (3-2007) Hạ 73,52 13,89 12,59 (6-2007) Số liệu ở bảng 2 cho thấy thời điểm lấy mẫu có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ bật chồi của mẫu cấy. Tỷ lệ mẫu bật chồi vào vụ Xuân - Hè (15% và 13,89%) cao gấp 2-4 lần so với vụ Thu - Đông (6,67% và 3,33%). Từ đó cho thấy thời điểm lấy mẫu thích hợp của Tếch là vào vụ Xuân - Hè từ tháng 2 đến tháng 7. Kết quả thí nghiệm thu được ở trên phù hợp với những nghiên cứu trước đây của tác giả (Trần Văn Minh, 2003 và cs; Chu Bá Phúc, 2003). Những nghiên cứu trước đây đều cho thấy khả năng sống và mức độ nhiễm nấm bệnh của mẫu nuôi cấy bị ảnh hưởng theo mùa, mẫu cấy phát triển tốt vào mùa sinh trưởng mùa Xuân - Hè và phát triển kém hơn vào mùa Thu - Đông. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến khả năng tái sinh chồi Tếch Thí nghiệm được tiến hành trên ba loại môi trường MS, WPM và B5 có bổ sung thêm một số chất khoáng và Vitamin (Môi trường cải tiến , được kí hiệu là MS*, WPM*, B5*). Trên cơ sở quan sát hệ số nhân chồi, chiều dài chồi và số lá của mẫu cấy ban đầu để so sánh đánh giá để tìm ra môi trường thích hợp cho các dòng Tếch nghiên cứu. Kết quả được tổng hợp ở bảng 3. Bảng 3. Kết quả tái sinh chồi sau 4 tuần nuôi cấy trên 3 loại môi trường khác nhau Môi trường Số chồi/cụm Chiều dài chồi (cm) Số đốt lá/chồi 4
- MS* 1,93 5,09 6,33 WPM* 2,10 4,45 5,75 B5* 1,56 3,51 4,75 Kết quả cho thấy việc sử dụng các môi trường khác nhau có ảnh hưởng đến hệ số nhân chồi, chiều dài chồi và số đốt lá của các chồi Tếch trong ống nghiệm. So sánh giữa 3 môi trường cao nhất là WPM* đạt 2,10 chồi/cụm, sau đó là môi trường MS* có số chồi/cụm là 1,93. Tuy nhiên, chiều dài chồi và số đốt lá của môi trường MS* lại cao hơn. Hơn nữa, thực tế quan sát thì trong môi trường MS* các chồi khỏe và chất lượng hơn so với môi trường WPM*, thấp nhất là môi trường B5* chỉ đạt trung bình có 1,56 chồi/cụm. Như vậy dùng môi trường MS* cho nhân giống Tếch là phù hợp. Ảnh hưởng của các cytokinin đến khả năng nhân nhanh và kéo dài chồi Tếch Chồi được cấy vào môi trường MS* có bổ sung BAP hoặc Kinetin ở các nồng độ khác nhau từ 0,1mg/l đến 1,5mg/l. Số chồi được hình thành, sự tăng trưởng của chiều cao và số lá của chồi non, được tổng hợp trong bảng 4 dưới đây: Bảng 4. Ảnh hưởng của BAP và Kn sau 4 tuần nuôi cấy Chiều cao Chất kích Hệ số nhân Số lá TB/chồi Nồng độ trung bình thích tạọ (lần) (lá/chồi) (mg/l) chồi (cm) chồi (mg/l) X Sd X Sd X Sd ĐC 0 1,56 0.11 3,16 0.66 6,26 1.45 0,1 1,69 0.12 3,40 0.56 6,79 1.45 0,5 1,99 0.74 4,98 0.92 7,57 1.22 BAP 1,0 1,77 0.18 3,68 0.70 5,79 0.99 1,5 1,67 0.04 3,16 0.46 6,61 1.56 0,1 1,61 0.13 3,14 0.46 6,58 1.37 0,5 1,61 0.15 3,53 0.83 6,83 1.62 Kinetin 1,0 1,79 0.07 4,71 1.04 5,44 0.97 1,5 1,56 0.09 3,17 0.57 5,99 1.04 Trong các công thức thí nghiệm thì công thức môi trường có bổ sung BAP 0,5mg/l cho hệ số nhân đạt 1,99 lần, chiều cao chồi là 4,98cm, số lá bình quân trên chồi là 7,57 lá/chồi, các chồi sinh trưởng tốt. Tiếp đến là công thức Kinetin 1,0mg/l cho hệ số nhân chồi tương đối cao 1,79 lần, chiều cao chồi đạt 4,71cm nhưng do khoảng cách giữa các đốt lớn nên số lá/chồi thấp (5,44 lá/chồi). Như vậy, khi nuôi cấy mô Tếch có thể sử dụng môi trường có bổ sung BAP 0,5%mg/l hoặc Kinetin 1,0%mg/l 5
- Ảnh hưởng của IBA và NAA đến tỷ lệ ra rễ của chồi Tếch Những chồi Tếch đủ tiêu chuẩn cao trên 3cm khoẻ mạnh, cứng cáp được cấy vào môi trường MS*/2 cải tiến có bổ sung IBA và NAA ở một số nồng độ khác nhau. Quan sát tỷ lệ ra rễ, số rễ/chồi và chiều dài rễ sau 4 tuần nuôi cấy số liệu được tổng hợp trong bảng 6. Bảng 6. Kết quả ra rễ của chồi Tếch sau 4 tuần nuôi cấy trên môi trường có bổ sung IBA và NAA ở các nồng độ khác nhau Số rễ TB Chiều dài TB Chất kích thích Nồng độ Tỷ lệ ra rễ (%) Chỉ số ra rễ /chồi của rễ (cm) ra rễ (mg/l) (mg/l) X Sd X Sd X Sd X Sd Đối chứng 0 47.53 5,57 1,2 0,2 1,4 0,1 1,7 0,3 0,5 85,32 2,75 1,9 0,2 1,5 0,1 2,9 0,4 1,0 85,79 2,62 2,7 0,3 1,5 0,1 3,9 0,5 IBA 1,5 89,48 4,11 2,3 0,2 1,6 0,1 3,7 0,5 2,0 83,55 2,05 1,9 0,2 1,3 0,1 2,5 0,3 0,5 79,93 2,61 2,0 0,1 2,0 0,1 3,9 0,2 1,0 86,71 1,48 2,5 0,2 1,8 0,1 4,5 0,4 NAA 1,5 83,71 3,00 2,4 0,3 2,1 0,3 5,0 0,3 2,0 83,24 5,96 2,2 0,1 1,7 0,1 3,8 0,4 Kết quả cho thấy, môi trường có bổ sung IBA và NAA đều có tác dụng tích cực đến việc tạo rễ invitro của chồi Tếch. Tỷ lệ ra rễ, số rễ trung bình/chồi và chiều dài trung bình/rễ của các công thức thí nghiệm đều cao hơn hẳn so với công thức đối chứng. Công thức có bổ sung IBA 1,5mg/l cho tỷ lệ ra rễ cao nhất là 89,48% và chỉ số ra rễ là 3,7. Tiếp đến là công thức bổ sung NAA 1,0mg/l đạt tỷ lệ ra rễ là 86,71% và chỉ số ra rễ là 4,5. Ngoài ra, công thức có bổ sung 1,5 mg/l NAA và 1,0mg/l IBA có tác dụng tương đối tốt với số rễ trung bình/cây (2,4 và 2,7 rễ/chồi) và chiều dài rễ (2,1 và 1,5cm) mặc dù tỷ lệ ra rễ (83,71% và 85,79%) thấp hơn so với hai công thức trên. Ảnh hưởng của TTG1 và TTG2 đến khả năng ra rễ Chồi Tếch đạt tiêu chuẩn có chiều cao trên 3cm, thân chồi cứng cáp được cắt rời, chấm phần gốc vào thuốc bột TTG1 (gốc IBA) hoặc TTG2 (gốc NAA) ở nồng độ khác nhau. Sau 25 ngày tiến hành quan sát và đo đếm số chồi ra rễ, số rễ/chồi và chiều dài/rễ, kết quả được trình bày trong bảng 7 dưới đây: Bảng 7. Kết quả xác định ảnh hưởng của TTG1 và TTG2 đến tỷ lệ ra rễ của chồi Tếch tại vườn ươm 6
- Chiều dài Số rễ TB Nồng độ Tỷ lệ ra rễ (%) TB của rễ Chỉ số ra rễ Hoá chất /chồi (%) (cm) X Sd X Sd X Sd X Sd Đối chứng 0 47.64 4,79 1,2 0,2 1,4 0,2 1,7 0,3 0,5 88,59 1,46 1,9 0,2 1,5 0,1 2,9 0,4 TTG1 (gốc là 1,0 98,15 1,16 2,4 0,2 1,8 0,1 4,3 0,5 IBA) 1,5 92,37 0,59 2,7 0,3 1,5 0,1 3,5 0,5 2,0 89,67 1,41 1,9 0,2 1,3 0,1 2,5 0,3 0,5 85,52 3,11 2,0 0,1 2,0 0,1 3,9 0,2 TTG2 (gốc 1,0 89,57 3,81 2,4 0,3 2,1 0,3 5,0 0,3 NAA) 1,5 92,77 1,61 2,5 0,2 1,8 0,1 4,5 0,4 2,0 86,69 2,87 2,2 0,1 1,7 0,1 3,8 0,4 Kết quả cho thấy chất kích thích ra rễ TTG1 và TTG2 có tác dụng tích cực đến sự hình thành rễ ở chồi Tếch. Tất cả các công thức thí nghiệm với các nồng độ Auxin khác nhau đều cho kết quả tốt hơn so với công thức đối chứng. Tóm lại, khi xử lý chồi bằng cách chấm thuốc bột của TTG có tác dụng rất tốt đến khả năng ra rễ của chồi Tếch. Trong các công thức thí nghiệm, công thức TTG1 1,0% cho tỷ lệ ra rễ rất cao 98,15% và chỉ số ra rễ là 4,3, tiếp đến là công thức TTG2 1,5% cho tỷ lệ ra rễ (92,77%) và chỉ số ra rễ đạt 4,5. So với phương pháp ra rễ trong lọ thì phương pháp này là hiệu quả hơn vì đã tiết kiệm được nhân công, vật tư hoá chất. Ảnh 1. Chồi sau 25 ngày khử trùng Ảnh 2. Chồi tái sinh trong môi trường MS 7
- Ảnh 3. Cụm chồi sau 20 ngày cấy Ảnh 4. Chồi ra rễ sau 25 ngày cấy Ảnh hưởng của mùa vụ đến quá trình ra rễ và tỷ lệ sống Để tìm hiểu ảnh hưởng của nhân tố mùa vụ đến khả năng sống và ra rễ của chồi Tếch nuôi cấy mô, thí nghiệm được tiến hành vào các mùa khác nhau trong năm. Các chồi Tếch đạt tiêu chuẩn chấm vào thuốc bột TTG1 1,0% được cấy vào cát sạch hay bầu đất. Sau 21 ngày tiến hành đo đếm các chỉ tiêu: số chồi sống, số chồi ra rễ, số rễ/chồi và chiều dài rễ. Kết quả trình bày ở bảng 8 dưới đây: Bảng 8. Ảnh hưởng của mùa vụ đến tỷ lệ ra rễ của chồi Tếch tại vườn ươm Chiều Chỉ số Tổng số Số rễ dài rễ Mùa Số chồi sống Số chồi ra rễ ra rễ chồi TN TB/chồi TB (cm) Xuân 135 134 99,26% 128 94,81% 2,5 1,6 4,00 (3-2007) Hạ 135 96 71,11% 90 66,67% 2,4 1,4 3,36 (6-2007) Thu 135 125 92,59% 117 86,37% 2,4 1,7 4,08 (9-2006) Đông 135 90 66,67% 55 40,74% 1,6 1,2 1,92 (12-2006) Kết quả thu được cho thấy về mùa Xuân tỷ lệ sống và tỷ lệ ra rễ là cao nhất đạt (99,26% và 94,81%), tiếp đến là mùa Thu tỷ lệ chồi sống là (92,59%) và tỷ lệ ra rễ (86,37%). Về mùa hè thì tỷ lệ chồi sống là (71,11%) và tỷ lệ chồi ra rễ đạt (66,67%). Còn về mùa Đông thì tỷ lệ sống là (66,67%) tỷ lệ ra rễ chỉ (40,74%) là thấp nhất. 8
- Như vậy mùa vụ thích hợp để ra rễ cho chồi Tếch nuôi cấy mô bằng phương pháp chấm thuốc TTG là mùa Xuân và mùa Thu. KẾT LUẬN Với các dòng Tếch thí nghiệm, khử trùng mẫu bằng HgCl2 0,05% trong khoảng thời gian 10 phút cho kết quả tốt nhất. Thời gian vào mẫu phù hợp với các dòng Tếch nghiên cứu là vụ Xuân - Hè (từ tháng 2 đến tháng 7), tỷ lệ mẫu bật chồi đạt 15%. Môi trường MS cải tiến có được bổ sung BAP 0,5mg/l có tác dụng rõ rệt đến khả năng nhân nhanh và kéo dài chồi của chồi Tếch invitro. Môi trường ra rễ invitro thích hợp nhất cho các dòng Tếch nghiên cứu là môi trường MS*1/2 có bổ sung 1,5mg/l IBA cho tỷ lệ ra rễ là 89,48%. Phương pháp cho ra rễ trực tiếp bằng chấm thuốc có hiệu quả cao hơn phương pháp ra rễ trong ống nghiệm. Công thức TTG1 1,0% cho tỷ lệ ra rễ cao nhất 98,15%. Mùa ra rễ trực tiếp thích hợp cho dòng Tếch là mùa Xuân tỷ lệ ra rễ đạt 94,81%. TÀI LIỆU THAM KHẢO Chu Bá Phúc và cộng sự, 2003. Nghiên cứu nhân nhanh một số cây thân gỗ. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Đoàn Thị Mai, 2003. Nhân giống cho một số loài cây trồng rừng có năng suất, chất lượng cao bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi,1996. Xử lý thống kê kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nông nghiệp trên máy vi tính. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 126 trang. Nguyễn Hoàng Chương, Nguyễn Thị Hương Thư, 2000. Chọn lọc cây trội và xây dựng vườn giống Tếch tại Đông Nam Bộ. Kết quả nghiên cứu khoa học, Viện KGLN Việt Nam, Tập 2, NXB NN, tr139-144. Nguyễn Thị Thuỳ Dương, 2007. Nghiên cứu nhân giống một số dòng Tếch bằng phương pháp nuôi cấy invitro. Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm Nghiệp. Trần Văn Minh và cộng sự, 2003. Vi nhân giống cây Tếch. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Trần Văn Sâm, 2000. Chọn giống Tếch cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp. Kjaer Lauridsen vaf Wellendorf, 1995. Teck in Asia, Proceeding of the China/ESAP/FAO Regional seminar on Reaserch and development of Teck held at Guangzhou, China. 9
- PROPAGATION OF SOME HIGH YIELD CLONES OF RECENTLY SELECTED TECTONA GRANDIS (TEAK) Doan Thi Mai, Luong Thi Hoan, Nguyen Thi Thuy Duong Le Son, Nguyen Thi My Huong, Nguyen Van Long Research Center for Forest Tree Improvement Forest Science Institute of Vietnam SUMMARY Recently, some high yield clones of Tectona grandis (teak) has been selected by Research Centre for Forest Tree Improvement. The tissue culture research on propagation of these clones is conducted as a requirement for development of research result on forestry production. Research results were as bellow: Soaking in mercuric chloride (HgCl2) 0,05% solution in 10 minutes was the best way for Teak shoot sterilization. Suitable seasons for sterilization for teak are spring and summer. The MS modified medium with 0,7 mg/l BAP and 0,5 mg/l NAA was suitable for shoot induction. The 1/2 MS modified medium with 1,5mg/l IBA supplementary was used for in-vitro rooting. By using TTG1 Powder in greenhouse condition, rooting percentage for teak reached at least 84,33%. Keywords: Tectona grandis (teak), tissue culture, rooting percentage 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo: Hoàn thiện quy trình nhân giống nhanh chóng cây trồng năng suất cao bằng công nghệ nuôi cấy tế bào thực vật cho một số dòng keo lai, bạch đàn lai và keo lá tràm
17 p | 191 | 42
-
Báo cáo khoa học: Giá trị thức ăn chăn nuôi của một số giống cao lượng trong mùa đông tại gia lâm, hà nội
6 p | 137 | 17
-
Nhân nhanh một số dòng điều cao bằng phương pháp nuôi cấy quang tự dưỡng và lớp mỏng từ cành non và cây mầm
13 p | 133 | 14
-
Đánh giá khả năng nhân giống In Vitro của một số dòng và giống Khoai Tây sạch bênh nhập nội
5 p | 90 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá đặc điểm nông sinh học của tập đoàn hoa hiên và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính cây hoa hiên tại Gia Lâm – Hà Nội
103 p | 130 | 13
-
Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể đến khả năng nhân giống bằng giâm hom cây chè Hoa Vàng tại xã Đông Viên huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn
55 p | 42 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu chọn giống và nhân giống tràm có hàm lượng tinh dầu và tỷ lệ 1,8-Cineole cao
27 p | 108 | 12
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu tuyển chọn, nhân giống và kỹ thuật thâm canh ổi không hạt phục vụ phát triển sản xuất tại một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng
57 p | 56 | 10
-
Báo cáo kết quả đề tài cấp Bộ năm 2008: Nghiên cứu xây dựng vườn giống vô tính bạch đàn và quy trình nhân nhanh Invitro một số dòng bạch đàn ưu trội của vườn giống Fortip Vạn Xuân phục vụ sản xuất
65 p | 97 | 9
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nông sinh học đến khả năng nhân giống bằng vảy củ hoa lily Belladonna tại miền Bắc Việt Nam
166 p | 65 | 8
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khao học sinh viên: Khảo sát đa dạng di truyền và xác lập chỉ thị phân tử cho việc nhận dạng một số dòng Bơ (persea americana miller) đã qua sơ bộ tuyển chọn tại Lâm Đồng
27 p | 132 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng vô tính cà phê chè trồng thử nghiệm tại Đà Lạt, Lâm Đồng
112 p | 37 | 6
-
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống và canh tác giống cam Sen (Citrus reticulata Blanco) tại huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái
6 p | 73 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nông sinh học đến khả năng nhân giống bằng vảy củ hoa lily Belladonna tại miền Bắc Việt Nam
27 p | 91 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Khảo nghiệm một số dòng vô tính Keo tai tượng (Acacia mangium) tại Hàm Yên – Tuyên Quang
85 p | 14 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu nhân giống một số dòng Tếch (Tectona Grandis Linn) bằng phương pháp nuôi cấy in vitro
84 p | 25 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu nhân giống một số dòng Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) ưu trội bằng phương pháp giâm hom
67 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn