intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhân tố cơ bản giúp trẻ phát triển ngôn ngữ

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

168
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chỉ cho trẻ các bộ phận cơ trên cơ thể, đọc truyện, bài thơ bài hát và cho trẻ đóng vai các nhân vật là các trò chơi đơn giản nhưng hữu ích giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Từ 2-2.5 tuổi là thời gian vàng để kích thích ngôn ngữ ở trẻ Theo các chuyên gia tâm lý nghiên cứu ngôn ngữ trẻ em, trong khoảng thời gian giữa lần sinh nhật thứ nhất và thứ ba, những trẻ phát triển bình thường nhất đã có thể năm bắt được những yếu tố cơ bản của lời nói...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhân tố cơ bản giúp trẻ phát triển ngôn ngữ

  1. Nhân tố cơ bản giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
  2. Chỉ cho trẻ các bộ phận cơ trên cơ thể, đọc truyện, bài thơ bài hát và cho trẻ đóng vai các nhân vật là các trò chơi đơn giản nhưng hữu ích giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Từ 2-2.5 tuổi là thời gian vàng để kích thích ngôn ngữ ở trẻ Theo các chuyên gia tâm lý nghiên cứu ngôn ngữ trẻ em, trong khoảng thời gian giữa lần sinh nhật thứ nhất và thứ ba, những trẻ phát triển bình thường nhất đã có thể năm bắt được những yếu tố cơ bản của lời nói và ngôn ngữ nói. Nhu cầu nói của trẻ 1 tuổi là rất lớn và giai đoạn đỉnh cao là cuối tuổi lên 1 (11-12 tháng) và cuối tuổi lên 3. Đặc biệt là khi được 2 tuổi, ngôn ngữ phát triển một cách đột phát. Thời kỳ từ 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi là thời k ì quan trọng nhất, đây là thời điểm tối ưu, mẫn cảm với ngôn ngữ nhất trong suốt cả cuộc đời. PGS.TS. Nguyễn Công Khanh - Chuyên gia cao cấp của Trường mầm non Hoàng Gia (Hà Nội) cho biết: Khi đến 36 tháng tuổi, trẻ có một vốn từ vựng khoảng trên một ngàn từ, lúc này chúng biết dùng các cụm từ và câu dài từ 7-8 từ, biết đặt câu hỏi và bày tỏ ý kiến. Trẻ biết yêu cầu, một cách lịch sự. Chúng có thể nói về những sự việc trong tương lai và nhắc lại
  3. những gì đã qua. Lúc này trẻ đã có thể nói câu đầy đủ (có đủ chủ vị ngữ và động từ), sau đó hoàn thiện hơn với những câu kép, có thán từ. Chúng biết “hứa hẹn” Chúng biết đặt yêu cầu. Chúng biết nói dối… Từ 3 tuổi trở đi, trẻ tiếp tục mở rộng vốn từ, hoàn thiện những pháp và nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ hơn nữa. Tuy nhiên vốn từ của trẻ cũng rất khác nhau, chênh rất xa có trẻ từ vài trăm từ nhưng cũng có trẻ tới vài ngàn từ. Với trẻ 6 tuổi đã có vốn từ tương đương với một cuốn từ điển nhỏ, 10 ngàn từ, ngược lại cũng có những trẻ chỉ vài ngàn từ. Với những trẻ có vốn từ phong phú sẽ mạnh dạn hơn trong giao tiếp, ngược lại thì ngại giao tiếp và gặp nhiều cản trở trong việc phát triển sau này. Mẹ là nhân tố tác động lớn tới ngôn ngữ của trẻ Khả năng ngôn ngữ tăng nhanh và làm cho quá trình tương tác giữa trẻ và những người xung quanh diễn ra thuận lợi và là tiền đề quan trọng nhất để phát triển trí tuệ – ngôn ngữ là vỏ của tư duy. Theo PGS.TS. Nguyễn Công Khanh thì người mẹ có vai trò quyết định trong khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ.
  4. Trong việc hỗ trợ con học nói, thì hát ru còn là một trong những kinh nghiệm quan trọng để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Mà đây lại là một khả năng thiên phú của các bà mẹ. Trong đó sự gắn bó giữa mẹ và con phải được thiết kế trước hai tuổi. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay do bận rộn với công việc, nhiều bậc cha mẹ chỉ chăm lo cho con về mặt vật chất chứ quên mất việc là phải chơi cùng còn, phải tạo những mối giao cảm với con. Quan hệ gắn bó với mẹ và con là tiền đề quan trọng để trẻ phát triển vốn từ và khả năng phát âm. Trẻ phát triển xúc cảm từ rất sớm từ tuần tuổi đầu tiên tới tuần tuổi thứ 3 thì âm thành của bà mẹ, lời ru của mẹ có tác động rất lớn tới trẻ. Đây được gọi là giai đoạn tiền ngôn ngữ vô cùng quan trọng, một đứa trẻ không nghe được ngôn ngữ của người mẹ thì không thể phát triển được. Ngôn ngữ nói thì phải tới tháng 10 – 12 thì trẻ mới nói được từ đầu tiên, như ba, bà, a, và đây cũng là cơ hội để bà mẹ luyện cho con tập rung những giây âm thanh, và chuyển dần thành tiếng. Đây là quá trình phát triển về mặt thần kinh, sẽ giúp trẻ nhuần nhuyễn hơn trong phát âm vào thời gian sau.
  5. Những phản xạ về âm thanh và màu sắc, cho thấy trẻ có thể hiểu ngôn ngữ từ 3 – 6 tháng tuổi, người lớn nói và trẻ đã biết lắng nghe thậm chí có thể hiểu, thông qua những hành động trẻ có thể chỉ được các đồ vật, con vật hoặc các bộ phận trên cơ thể. Dòng chảy ngôn ngữ cần phải liên tục, và bà mẹ là người quan trọng để giúp con mình có thể phát triển thông qua các hoạt động như trò chuyện, ôm ấp. Những trò chơi đơn giản giúp trẻ phát triển ngôn ngữ Để phát triển ngôn ngữ ở trẻ, ngoài việc xác định khoảng thời gian, việc gần gũi giữa mẹ và con, thì các bậc phụ huynh cần sử dụng linh hoạt các trò chơi để giúp trẻ có thêm. Khởi động Phụ huynh có thể sử dụng trò chơi “đây là cái mũi/cái mắt… của tôi”, để chỉ cho bé những danh tử chỉ bộ phận trên cơ thể, lặp đi lặp lại nhiều lần rồi tới các bộ phận khác như mắt, mũi, môi rồi chân tay… càng tỉ mỉ càng tốt.
  6. Phụ huynh cũng có thể cho trẻ quan sát các đồ vật xung quanh phòng và đưa ra các câu hỏi về màu sắc về tên gọi của các đồ vật. Sử dụng các bức tranh, truyện tranh để kích hoạt ngôn ngữ Để kích hoạt sự phát triển ngôn ngữ c ủa trẻ các phụ huynh có thể chỉ cho trẻ xem các bức tranh, truyện tranh và đặt các câuhỏi liên quan đến nội dung, nhân vật , tình tiết (VD Câu hỏi cái gì đang xảy ra, nhân vật nào? Tại sao như thế/ Và yêu cầu trẻ suy nghĩ tưởng tượng… và lần lượt nói ra những cụm từ… những ý nghĩ/ cảm xúc/ câu hỏi xuấ thiện trong đầu trẻ liên quan đến nội dung bức tranh/ các tình tiết/ chủ đề/ tên của bức tranh. Sau đó chúng ta có thể nhắc lại một cách khai quát các phát hiện… trẻ vừa nói tóm lược thành những cụm từ. Đặc biệt, trẻ 2 tuổi rất thích những từ ngữ chỉ quan hệ nhân quả. Phụ huynh đưa ra tình huống, tập cho trẻ nói thành câu dùng từ chuẩn xác như người lớn… biểu thị quan hệ nhân quả, ví dụ như trẻ sờ vào lò sưởi nóng, bị nóng thì nói với trẻ: Không được sở vào lò sưởi đang bật, vì sẽ bị bỏng”. Sử dụng các câu chuyện, bài thơ, bài hát Phụ huynh có thể chọn những câu chuyện đọc cho trẻ nghe, sau đó đặt câu hỏi liên quan đén nội dung, nhân vật, tình tiế câu chuyện VD: câu hỏi
  7. cái đang xay ra/ nhân vật nào? Tại sao? Như thế nào?… rồi yêu cầu trẻ suy nghĩ và lần lượt trả lời hoặc nói ra những ý nghĩ/ cảm xúc/ câu hỏi xuấ thiện trong đầu trẻ liên quan đến nội dung câu chuyện. Với trẻ 2 tuổi nên đọc những câu chuyện dân gian nhiều lần. Dạy trẻ các bài hát phù hợp với lứa tuổi cũng là cách tốt nhất để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Bên cạnh đó việc đọc thơ cho trẻ là cách giaod dục tốt nhất, dạy cho trẻ về cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ. Ở độ tuổi này không nhất thiết phải phân tích tỉ mỉ từng câu từng đoạn thơ, cũng không cần giải thích ý nghĩ của bài thơ, chỉ cần đọc đi đọc lại để trẻ thuộc và nhớ là được. Sử dụng các con rối, các con vật mà trẻ yêu thích… chơi đóng vai Cha mẹ có thể cùng con đóng vai những nhân vật hoạt hình, các con vật mà trẻ yêu thích để trẻ có thể tự kể ra các câu chuyện xung quanh nhân vật đó. Trò chơi này giúp trẻ có thể tự do phát triển trí tưởng tượng và phát triển các câu chuyện hội thoại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0