intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhập môn chính sách công và phân tích thể chế - Bài giảng 6

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

115
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giá trị và sự phân phối trong tư duy kinh tế "Trọng lượng và chiều dài …là lẽ thường tình của con người, nhưng khi lẽ thường tình đó được thiết lập thì chúng không thay đổi..chúng như nhau đối với Robinson Crusoe cũng như ở Quảng trường Trafalgar; cũng như nhau ở Moscow hay New York. Nhưng giá trị là mối quan hệ giữa con người. Nó không có ý nghĩa gì đối với Robinson Crusoe. Sẽ không bao giờ có một đơn vị đo lường thu nhập quốc gia có cùng ý nghĩa cho tất cả mọi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhập môn chính sách công và phân tích thể chế - Bài giảng 6

  1. Nhập môn chính sách công Bài giảng 6 Giá trị và sự phân phối trong tư duy kinh tế "Trọng lượng và chiều dài …là lẽ thường tình của con người, nhưng khi lẽ thường tình đó được thiết lập thì chúng không thay đổi..chúng như nhau đối với Robinson Crusoe cũng như ở Quảng trường Trafalgar; cũng như nhau ở Moscow hay New York. Nhưng giá trị là mối quan hệ giữa con người. Nó không có ý nghĩa gì đối với Robinson Crusoe. Sẽ không bao giờ có một đơn vị đo lường thu nhập quốc gia có cùng ý nghĩa cho tất cả mọi người, nói gì đến một đơn vị mang cùng ý nghĩa ở mọi thời điểm hay trong mọi bối cảnh hệ thống kinh tế khác nhau” Joan Robinson Economic Philosophy (1962) 1
  2. Thực tế và giá trị trong lý thuyết kinh tế • Các nhà kinh tế quan tâm đến hai câu hỏi: – Câu hỏi thực chứng: Một nền kinh tế phức tạp dựa trên sự phân công lao động sẽ hoạt động như thế nào? – Câu hỏi chuẩn tắc: Luật ứng xử đối với vua chúa, nhà đầu tư, người lao động và chủ đất là gì trong nền kinh tế phức tạp này? • Sự phát triển của khoa học vào thế kỷ 18 đã khuyến khích các nhà kinh tế tách bạch hai câu hỏi này Đo lường giá trị kinh tế như thế nào? • Các nhà kinh tế cổ điển: Vật thể có “giá trị sử dụng”, nhưng không thể đo lường – Giá trị trao đổi (giá cả) không phản ánh giá trị thực sự (nước so với kim cương) và có tính nhất thời – Lao động được xem là phổ biến với mọi hàng hóa: cần sử dụng lao động để có hàng hóa – Nhưng việc sử dụng hay giá trị lao động liên quan thế nào đế giá trị trong sử dụng hay trao đổi? • Smith: “Giá tự nhiên” bằng chi phí sản xuất thông thường, gồm lao động, tiền thuê và tỉ suất lợi nhuận “thông thường” của vốn. – Nhưng đây là kiểu lý luận vòng vo: thừa nhận trước là đã biết giá cả tự nhiên của các đầu vào sản xuất – Nếu cần thép để sản xuất than và than để sản xuất thép, thì giá tự nhiên của hai mặt hàng này là gì? 2
  3. Động năng hệ thống của Ricardo • Principles of Political Economy and Taxation (1817) • Tăng trưởng dân số sẽ đẩy hệ thống đến trạng thái dừng (steady state) và người lao động đến mức đủ sống – Việc chen chúc vào những vùng đất kém màu mỡ sẽ đẩy chi phí thuê lên cao và loại bỏ lợi nhuận – Chuyển động giá không giải quyết được vấn đề, chúng là một phần của động năng dài hạn của hệ thống – Không thể tách phân phối thu nhập khỏi vấn đề tích lũy và tăng trưởng Cuộc cách mạng “cận biên” William Stanley Leon Walras, Carl Menger, Jevons, 1835-1882 1834-1910 1840-1921 3
  4. Tối ưu Pareto Sở thích theo thứ bậc hơn là giá trị: (1) Cân bằng đạt được khi không ai có lợi hơn nữa theo thứ bậc sở thích khi tiếp tục giao dịch; (2) Mỗi điểm tối ưu là một trạng thái cân bằng. Vilfredo Pareto, 1848-1923 Thay đổi giá trị, thay đổi kinh tế học • Sự chuyển dịch từ quan điểm khách quan sang chủ quan dẫn đến sự tách bạch cuối cùng giữa kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc. – Câu hỏi “thực tế” trở thành cách thức nền kinh tế đạt cân bằng – Câu hỏi “giá trị” biến mất: không có so sánh giữa cá nhân, mục tiêu cho mỗi người trở thành tối đa hóa thỏa dụng dựa vào sở thích định trước và nguồn lực sẵn có • Chuyển từ câu hỏi cổ điển về tăng trưởng sang tính toán ngắn hạn để tối đa hóa sự thỏa mãn theo sở thích định trước và nguồn lực sẵn có 4
  5. Vấn đề phân phối không còn phù hợp • Giá trị trong kinh tế học hiện đại mang tính chủ quan, theo thứ bậc, và giả định sự phân phối tài nguyên và sở thích đã có sẵn – Không có cơ sở để xác định phân phối thu nhập hay của cải theo cách này hay cách khác là tốt hơn: đây là việc của “hệ thống chính trị” – Không kết nối (khác Ricardo) giữa phân phối và tăng trưởng. • Không có quan điểm giá “không công bằng” hay bóc lột Joan Robinson (1903-1983) “Như chúng ta thấy ngày nay ở ĐNA hay vùng Caribe, nổi khổ bị tư bản bóc lột không là gì so với nổi khổ không bị bóc lột gì cả. Ở đây qui luật giá trị hình thành một góc nhìn khiến người ta hoàn toàn bối rối." 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2