intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ô nhiễm môi trường nước và biển trước tác động phát triển

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

305
lượt xem
54
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhờ thực hiện chính sách tự do hóa thương mại, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh, tỉ lệ nghèo đói giảm rõ rệt. Tuy nhiên, thúc đẩy tự do thương mại đi cùng với sự phát triển kinh tế cũng mang lại những tác động ngoài mong muốn, đặc biệt với môi trường nước và môi trường biển nước ta. Môi trường nước, biển bị đe dọa nghiêm trọng Môi trường nước, biển của Việt Nam là một trong những đối tượng chịu tác động và đe dọa nghiêm trọng khi ngày càng nhiều các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ô nhiễm môi trường nước và biển trước tác động phát triển

  1. Ô nhiễm môi trường nước và biển trước tác động phát triển Nhờ thực hiện chính sách tự do hóa thương mại, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh, tỉ lệ nghèo đói giảm rõ rệt. Tuy nhiên, thúc đẩy tự do thương mại đi cùng với sự phát triển kinh tế cũng mang lại những tác động ngoài mong muốn, đặc biệt với môi trường nước và môi trường biển nước ta. trường nước, biển bị đe dọa trọng Môi nghiêm Môi trường nước, biển của Việt Nam là một trong những đối tượng chịu tác động và đe dọa nghiêm trọng khi ngày càng nhiều các khu công nghiệp, khu đô thị và du lịch được xây dựng dọc các con sông và ven biển, khiến lượng chất thải gia tăng nhanh chóng. Trong khi đó, trước lợi nhuận và áp lực cạnh tranh của thị trường, các doanh nghiệp lại chỉ chú tâm vào đẩy mạnh phát triển kinh tế, mà xem nhẹ yếu tố môi trường. Nhiều doanh nghiệp sử dụng các quy trình công nghệ thiếu thân thiện với môi trường nhằm giảm đến mức tối đa chi phí cho sản xuất. Theo thống k ê, đến tháng 6/2006, Việt Nam có 47% dự án FDI thì chỉ có 20% dự án sử dụng công nghệ cao. Vì vậy mà mỗi năm, các con sông và biển của Việt Nam vẫn liên tục tiếp nhận hàng triệu m3 nước thải không qua xử lý. Hầu hết những sông lớn của Việt Nam đều chảy qua các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp và những vùng nông nghiệp phát triển trước khi đổ ra biển, mang theo toàn bộ chất ô nhiễm nó nhận được trong đất liền, gây ô nhiễm môi trường biển. Báo cáo năm 2004 của Bộ T ài nguyên Môi trường đã thống kê, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thải ra biển hơn 315.000m3 nước thải công nghiệp mỗi ngày. Sông Sài Gòn, sông Thị Nghè, sông Vàm Cỏ đã bị nhiễm axít nặng với độ
  2. PH là 4,5 đến 5,0 - trong khi tiêu chuẩn an toàn cho phép đối với độ PH là từ 6,5 - 8,5. Cùng với đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, hoạt động khai thác khoáng sản, phát triển du lịch, giao thông tr ên biển... đều làm gia tăng lượng chất thải nguy hại trong môi tr ường nước biển, như BOD, COD, chất rắn lơ lửng... Nhiều nơi hàm lượng các chất thải đo được vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Năm 2003, chất thải COD mà vùng Quảng Ninh – Hải Phòng thải ra biển là 141.000 tấn; Quảng Nam – Đà Nẵng là 130.000 tấn, và riêng thành phố Hồ Chí Minh là 6.000 tấn. Còn lượng chất thải BOD tương ứng là 25.200 tấn; 34.200 tấn và 4.000 tấn. Mỗi năm, ngành chế biến thủy sản thải ra môi trường 160.000 – 180.000 tấn chất thải rắn và từ 8 – 12 triệu m3 nước thải. Và đa số các cơ sở chế biến thủy sản đều được xây dựng bên bờ biển hay cửa sông. Thêm vào đó, mặc dù tài nguyên nước mặt và nước ngầm của Việt Nam khá phong phú, dồi dào nhưng 2/3 tổng lượng nước mặt lại phụ thuộc từ các nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan, Miama, Lào và Campuchia. Các nước này cũng đang trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế toàn cầu. Do vậy, họ đều tận dụng, khai thác tài nguyên nước khiến cho thượng nguồn các con sông chảy vào Việt Nam bị ô nhiễm. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và dân số tăng nhanh khiến lượng thải đổ ra sông ngày càng nhiều. Lưu vực của nhiều con sông như sông Nhuệ, sông Đáy, sông Cầu và sông Sài Gòn đang trong tình trạng báo động vì ô nhiễm nghiêm trọng, hàm lượng nhiều loại chất thải đo được từ các con sông này đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Nguyên nhân chủ yếu là do nước thải chưa qua xử lý từ các hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, các khu công nghiệp, làng nghề, nước thải sinh hoạt...được thải thẳng ra sông. Ảnh hưởng tới hệ sinh thái và sức khỏe con người
  3. Ô nhiễm nước mặt trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với các hệ sinh thái thủy sinh và những khu vực có hệ thống sông bị ô nhiễm chảy qua. Điển hình là một số các vườn quốc gia, các khu bảo tồn có giá trị đa dạng sinh học cao nằm trong l ưu vực của sông Sài Gòn - Đồng Nai đang chịu ảnh hưởng bởi tình trạng ô nhiễm nước sông. Ô nhiễm nước sông Nhuệ - sông Đáy cũng làm cho các loại thủy cầm chết hàng loạt vào năm 2004 - 2005, gây thiệt hại lớn cho nông dân các tỉnh Hà Nam và Nam Định. Dưới sức ép của các hoạt động phát trển kinh tế, ô nhiễm môi trường và thiên tai, các hệ sinh thái, nơi cư trú của các loài sinh vật biển bị phá hủy, đặc biệt là đối các hệ sinh thái nhạy cảm như rừng ngập mặn, thảm cỏ biển và san hô... Theo đánh giá của Bộ Thủy sản, hoạt động sản xuất trong thời kỳ 1985 – 2000 đã chặt phá đi 15.000ha rừng ngập mặn mỗi năm. Năm 2002, Viện Tài nguyên thế giới đưa ra cảnh báo cho rằng 80% rạn san hô biển của Việt Nam nằm trong t ình trạng rủi ro cao. Đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy hải sản giảm rõ rệt do đánh bắt tận diệt và suy giảm môi trường sống. Theo đánh giá của Viện Hải dương học Bộ Thủy sản, khoảng 85 loài hải sản đã được xếp vào các mức độ nguy cấp khác nhau. Trong đó, 70 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam nhưng vẫn là đối tượng bị khai thác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2