Ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
lượt xem 59
download
Câu 1: Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ? Hồ Chí Minh đã thực hành vấn đề dân chủ như thế nào trong quá trình lãnh đạo Cách mạng Việt Nam?
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
- Câu 1: Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ? Hồ Chí Minh đã thực hành vấn đề dân chủ như thế nào trong quá trình lãnh đạo Cách mạng Việt Nam? Trả lời: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, biểu hiện trước hết của dân là gốc là phải tin ở dân, gần gũi dân, và biết dựa vào dân; Phải có ý thức rõ “dân chúng rất khôn khéo, rất hăng hái, rất anh hùng”. Muốn hoàn thành nhiệm vụ, muốn biến đường lối chủ trương của Đảng thành phong trào quần chúng, thành sức mạnh cách mạng thì Đảng phải có đường lối đúng đắn; cán bộ đảng viên “phải liên lạc mật thiết với dân chúng, xa rời dân chúng là cô độc. Cô độc thì nhất định thất bại”. Cán bộ đảng viên còn phải học hỏi dân, “nếu không học hỏi dân thì không lãnh đạođược dân”, mà “muốn hiểu biết, học hỏi dân thì ắt phải có nhiệt thành, có quyết tâm”. Theo Hồ Chí Minh phải thực hiện dân chủ với dân để phát huy tinh thần làm chủ của dân là cốt lõi của vấn đề dân là gốc. Người thường nói: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân làm chủ”. Vậy quyền hạn, nghĩa vụ của người làm chủ phải thế nào? Câu trả lời của Người là: “Nếu Chính phủ sai thì phải phê bình, phê bình nhưng không phải là chửi”. Và người yêu cầu: người làm chủ trước hết phải làm tròn bổn phận công dân, tức là phải tuân theo pháp luật Nhà nước; tuân theo kỷ luật lao động; giữ gìn trật tự chung; nộp thuế đúng kỳ, bảo vệ tài sản công cộng; bảo vệ Tổ Quốc. “Phải chăm lo việc nước như việc nhà”, “phải biết tự mình lo toan gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ”; “làm chủ sao cho ra làm chủ, không phải làm chủ là muốn ăn bao nhiêu thì ăn, làm bao nhiêu thì làm”. Theo Hồ Chí Minh, thiết thực nhất của việc bồi dưỡng “cái gốc” là phải thường xuyên chăm lo đời sống cho dân, chăm lo lợi ích chính đáng của dân. Người thường nhắc tới những câu của người xưa “có thực với vực được đạo”, “dân dĩ thực vi thiên”. Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “Đối với nhân dân không thể lý luận suông”. Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm lo đời sống của dân: “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi. Nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi. Nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi. Nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm dân là gốc là quan điểm khoa học, toàn diện. Đó là sự kế thừa những tinh hoa dân tộc, là sự vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Từ thực tiễn cuộc sống, Hồ Chí Minh lưu ý: “Bất kỳ nơi nào có quần chúng, thì nhất định có ba hạng người: hạng hăng hái, hạng vừa vừa và hạng kém… Người lãnh đạo phải dùng hạng hăng hái làm trung kiên cho sự lãnh đạo, do hạng hăng hái đó mà nâng cao hạng vừa vừa và kéo hạng kém lên. Phải học hỏi dân chúng, nhưng “không phải dân chúng nói gì, ta cũng cứ nhắm mắt theo”; phải “tìm ra mâu thuẫn trong những ý kiến khác nhau, xem cái nào đúng, cái nào sai” để vận dụng. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Dân chủ là chìa khoá vạn năng để giải quyết mọi công việc khó khăn của cách mạng. Trong Đảng không có dân chủ thì đời sống của Đảng sẽ trở nên “âm u” (1). Trước khi đi xa trong di chúc Người căn dặn: “trong Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Người nhấn mạnh thực hành dân chủ chứ người không nói là dân chủ. Phải chăng, Người thấy việc nói về dân chủ trong Đảng nhiều nhưng thực hành dân chủ rộng rãi thì còn có những hạn chế. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “ để làm cho Đảng mạnh, thì phải mở rộng dân chủ”(2), trong Đảng “ phải thật sự mở rộng dân chủ để bày tỏ hết ý kiến của mình” (3). Như vây, phát huy dân chủ trong Đảng là phát huy dân chủ nội bộ. Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy nhiều lần Hồ Chí Minh đề cập đến vấn đề dân chủ trong Đảng. Trong
- bài viết “Xây dựng những con người của Chủ nghĩa xã hội” in trên báo Nhân dân, ngày 2531961, Bác viết: “Chúng ta phải làm đúng lời dạy của Lê – nin vĩ đại: Giữ gìn sự thống nhất của Đảng nhưcon ngươi của mắt. Phải hết lòng tôn trọng tập thể, phát huy dân chủ nội bộ; tuyệt đối không được đôci đoán cá nhân, tự đặt mình cao hơn tổ chức, tự cho phép mình đứng ngoài kỷ luật” (4), tập 10, trang 311. Người nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của sự đoàn kết trong Đảng, nhất là đoàn kết giữa các đồng chí cán bộ lãnh đạo. Khối đoàn kết đó được xây dựng trên cơ sở sự thống nhất về tư tưởng, mở rộng dân chủ nội bộ. Đồng thời cần tiến hành phê bình và tự phê bình một cách rộng rãi, nhất là cần tổ chức cho nhân dân phê bình cán bộ. “Phải thật sự mở rộng dân chủ trong cơ quan. Phải luôn luôn dùng cách thật thà tự phê bình và thẳng thắn phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên. Phải kiên quyết chống cái thói “ cả vú lấp miệng em”, ngăn cản quần chúng phê bình. Một đảng viên ở địa vị càng cao thì càng phải giữ đúng kỷ luật của Đảng, càng phải làm gương dân chủ” (5). Trong tác phẩm “Sửa đối lối làm việc” đăng báo vào tháng 10 năm 1947, phần “Sáng kiến và hăng hái” Bác viết: “ Chúng ta thường nêu vấn đề đó. Nhưng đến nay cán bộ và đảng viên vẫn ít sáng kiến, ít hăng hái. Đó là vì lẽ gì? Vì nhiều lẽ. Mà trước hết là vì: Cách lãnh đạo của ta không được dân chủ, cách công tác của ta không được tích cực… Đối với cơ quan lãnh đạo, đối với những người lãnh đạo, các đảng viên và các cán bộ dù có ý kiến cũng không dám nói, dù muốn phê bình cũng sợ, không dám phê bình. Thành thử cấp trên với cấp dưới cách biệt nhau. Quần chúng đối với Đảng rời xa nhau. Trên thì tưởng cái gì cũng tốt đẹp. Dưới thì có gì không dám nói ra. Họ không nói, không phải vì họ không có ý kiến, nhưng vì họ nghĩ nói ra cấp trên cũng không nghe, không xét, có khi lại bị “trù” là khác. Họ không dám nói ra thì họ cứ để trong lòng, rồi sinh ra uất ức, chán nản. Rồi sinh ra thói “không nói trước mặt, chỉ nói sau lưng”, “trong Đảng im tiếng, ngoài Đảng nhiều mồm”, sinh ra nói “thậm thà thậm thụt” và những thói xấu khác… Dân chủ, sáng kiến, hăng hái ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì nhưnmgx người đó càng thêm hăng hái, và người khác cũng học theo. Và trong khi tăng thêm sáng kiến và hăng hái làm việc, thì những khuyết điểm lặt vặt, cũng tự sửa chữa được nhiều. Chúng ta cần phải nâng cao mở rộng dân chủ ra”. (6) Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang ra sức xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ trong nhân dân, Đại hội X của Đảng đã tổng kết: “ Việc thực hiện dân chủ trong Đảng và trong xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân dân, thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc có tiến bộ” (7). Tuy nhiên, Đại hội X cũng thẳng thắn chỉ ra: “ Dân chủ trong Đảng và trong xã hội còn bị vi pham. Kỷ cương, kỷ luật nhiều cấp, nhiều lĩnh vực không nghiêm. Sự đoàn kết, nhất trí ở không ít cấp uỷ còn yếu”(8). “ Công tác tổ chức trên một số mặt còn yếu; chưa thực hiện đầy đủ các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng. Chậm xây dựng, hoàn thiện tổ chức và cơ chế giám sát trong Đảng và trong hệ thống chính trị, giám sát của nhân dân đối với hoạt động của Đảng, Nhà nước và cán bộ, đảng viên. Còn thiếu những quy chế cụ thể đảm bảo phát huy dân chủ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. Một số cấp uỷ đảng và cán bộ lãnh đạo thiếu tôn trọng và phát huy quyền của đảng viên, ít lắng nghe ý kiến cấp dưới;
- cán bộ một số nơi gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức”. (9). Bài học về quyền dân chủ, để mỗi người dân đều “biết hưởng quyền làm chủ, bi ết dùng quy ền làm chủ của mình” vẫn còn giá trị thời sự trước mỗi lần bầu cử... Tôi nhớ mãi mẩu chuyện do Thủ tướng Phạm Văn Đồng k ể lại trong l ần đ ến thăm và nói chuy ện với cán bộ Tổng Công đoàn năm 1968: Lần ấy, sắp đến ngày bầu cử HĐND, m ột cán b ộ khu Ba Đình đến gặp Thủ tướng để phát thẻ cử tri và danh sách các ứng cử viên. Cán bộ này trân trọng “phổ biến”: “Thưa Thủ tướng, kỳ này đơn vị ta b ầu 5 ng ười. Trong danh sách có 7 người. Xin Thủ tướng gạch tên người thứ 3 và thứ 7!”. “Ai nói v ới đồng chí nh ư v ậy?”, Thủ tướng ngạc nhiên hỏi lại. Ông cán bộ lúng túng: “Dạ, báo cáo v ới Th ủ t ướng: trên ph ổ bi ến như vậy ạ!”. Kể xong chuyện, Thủ tướng cười lớn nhưng sau đó giọng trầm xuống: “Đó, các đ ồng chí coi! Quyền bầu cử là quyền thiêng liêng nhất của người dân, ph ải bao nhiêu x ương máu m ới giành được mà người ta làm như vậy đấy! Dân mình quá tốt. Người ta tin Đảng, tin chính quy ền, nói gì họ cũng nghe. Nhưng nếu bị kẻ xấu lợi dụng thì tai hại tới mức nào! Thà ng ười trúng c ử ch ỉ được hơn 50%, 60% số phiếu nhưng người dân lựa chọn bầu bằng chính cái đ ầu của mình còn hơn là 80, 90% mà bầu theo kiểu như thế!”. Quả thật, những năm ấy, trước ngày bầu cử, cán bộ và nhân dân đã đ ược “ph ổ bi ến” trong danh sách kỳ này cần gạch tên ai, bầu cho ai, dù t ất cả đều đ ược Mặt trận gi ới thi ệu thông qua thương lượng, chọn lựa. Người không đi họp được để nghe “phổ bi ến” cũng h ỏi ng ười đã đi h ọp để bầu “cho trúng ý của trên!”. Còn “trên” là ai không cần biết! Tất nhiên tình hình hiện nay đã khác xưa rất nhiều. Người dân đã ý th ức hơn về quy ền dân ch ủ và thực thi quyền dân chủ của mình. Nhưng để “làm cho nhân dân biết h ưởng quy ền làm ch ủ, biết dùng quyền làm chủ của mình, dám nói, dám làm” th ật sự nh ư Ch ủ t ịch Hồ Chí Minh t ừng mong mỏi thì trước mắt còn rất nhiều việc phải làm. Để nhân dân có đủ điều kiện và có thể chon bầu cho được những ng ười cò tài, có đ ức, kiên quyết loại bỏ những kẻ cơ hội, bất tài, chỉ giỏi luồn lọt thì từ khâu ứng cử, đ ề cử đ ến b ầu c ử phải thật sự công khai, dân chủ “Không ai ép, ai mua, toàn dân s ẽ thực hi ện cái quy ền dân ch ủ ấy” (1) coi đây là quyền lợi, nghĩa vụ thiêng liêng nhất của mình trước vận m ệnh đ ất nước. Bài học về quyền dân chủ của nhân dân, làm sao cho mỗi ng ười dân đ ều “bi ết h ưởng quyền làm chủ, biết dùng quyền làm chủ của mình” như Bác Hồ căn d ặn năm nào xem ra v ẫn còn giá trị thời sự nóng hổi với chúng ta, đặc biệt là trước mỗi lần bầu cử để có đ ược Nhà nước và các cấp chính quyền thực sự “do dân, vì dân” nhưng chúng ta h ằng mong đ ợi. Nhà văn NGUYỄN GIA NÙNG - Văn nghệ (1) Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 4, Tr.147, NXB CTQG 2000 (1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2002, T.5, tr.280. (2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2002, T. 7, tr.241. (3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2002, T. 10, tr.118.
- (4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2002, T. 10, tr.3111. (5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2002, T. 5, tr.269. (6) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2002, T. 5, tr.224. (7),(8) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2006, tr.261, tr.262. (9)Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2006, tr.270. Câu 2: Đánh giá của em về việc thực hành dân chủ ở nơi em sống? Trả lời: 1. Những kết quả đạt được: Sau hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể các các cấp đã có nhiều biện pháp chỉ đạo, triển khai sâu rộng, làm chuyển biến tích cực về nhận thức, quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở. Quốc hội, Chính phủ đã thể chế hóa trong nhiều văn bản pháp quy về thực hiện Quy chế dân chủ cho một số loại hình cơ sở. Các cơ quan, đơn vị, cơ sở đã tích cực xây dựng quy chế, quy định; tổ dân phố xây dựng hương ước, quy ước thực hiện dân chủ trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở được gắn với phát triển kinh tế- xã hội, cải cách thủ thục hành chính, cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", các hoạt động văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh, trật tự ở cơ sở. Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã góp phần đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của mặt trận, các đoàn thể nhân dân; phát huy tính tiền phong, gương mẫu, chấn chỉnh phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo hướng sát dân, trọng dân và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân; góp phần quan trọng trong phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí; tăng cường đoàn kết, đồng thuận xã hội, củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; chống lại các âm mưu lợi dựng dân chủ, dân tộc, tôn giáo, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đạt được những kết quả nói trên là do chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở là đúng đắn, hợp lòng dân, đáp ứng được yêu câu của giai đoạn cách mạng mới. Ban Bí thư Trung ương Đảng,các cấp, các ngành thường xuyên quan tâm, chỉ đạo tổ chức thực hiện; ban hành các văn bản pháp quy để quy định và hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở các lĩnh
- vực hoạt động ở cơ sở; thường xuyên kiểm tra, tổng kết, chỉ đạo kịp thời. Hệ thống chính sách, pháp luật và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đảng, nhà nước tiếp tục được rà soát, bổ sung, hoàn thiện. Ban chỉ đạo ở các cấp được chú ý kiện toàn, hoạt động thường xuyên. Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân ở các cấp đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. 2. Khuyết điểm, hạn chế Nhìn chung, việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở được triển khai tích cực ở loại hình xã, phường, thị trấn; các loại hình cơ sở khác kết quả còn hạn chế. Việc xây dựng và thực hiện các quy chế, quy ước, hương ước không ít nơi còn hình thức, chưa thành nền nếp. Phường chưa làm tốt việc công khai, dân chủ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá cả đền bù khi chuyển mục đích sử dụng đất, chính sách tái định cư. Không ít cơ quan thiếu công khai, dân chủ về quản lý thu, chi tài chính công, nâng lương, đề bạt cán bộ. Phần lớn các doanh nghiệp tư nhân, cơ sở dịch vụ ngoài công lập và một số doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; thiếu công khai, dân chủ về sản xuất, kinh doanh, tiền lương, tiền thưởng và thực hiện chế độ bảo hiểm đối với người lao động. Một số nơi nội bộ lãnh đạo cấp ủy, chính quyền mất đoàn kết; tình trạng quan liêu, tham nhũng, tiêu cực chưa được ngăn chặn kịp thời; tình hình khiếu kiện của nông dân, đình công, bãi công của công nhân, ảnh hưởng không nhỏ đến lòng tin của nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền. Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm trên là do: Nhận thức về dân chủ và trách nhiệm thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ, công chức chưa đầy đủ, phong cách làm việc quan liêu, mất dân chủ, thiếu tôn trọng dân còn khá phổ biến trong cán bộ các cấp, các ngành. Trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, của người đứng đầu chưa đầy đủ; không ít nơi chưa có ban chỉ đạo, chưa có người theo dõi kiểm tra, sơ kết, tổng kết, chỉ đạo thường xuyên; việc hướng dẫn, kiểm tra theo hệ thống ngành dọc chưa được coi trọng. Việc rà soát, ban hành, bổ sung chính sách, cơ chế chưa đồng bộ, chưa kịp thời đáp ứng yêu cầu cuộc sống đặt ra, nhất là những chính sách có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân như: tiền lương, bảo hiểm xã hội,...Một số văn bản pháp quy quy định về quy chế dân chủ cho một số loại hình, một số lĩnh vực còn thiếu, chưa kịp thời, chưa sát với thực tế, chậm được rà soát, bổ sung. Câu 3: Ỷ kiển đề xuất của em trong việc thực hành dân chủ ở nước ta? Trả lời:
- Trong Dự thảo Đề cương các Văn kiện trình Đại hội X của Đảng, xây d ựng và hoàn thi ện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được khẳng định thành một vấn đề có tính nguyên t ắc v ới các nội dung: nghiên cứu, thể chế hóa và xây dựng cơ chế vận hành cụ thể để b ảo đ ảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; nguyên tắc quyền l ực nhà nước là th ống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; xây dựng cơ chế bảo vệ Hiến pháp, đồng th ời đ ịnh rõ c ơ chế, cách th ức b ảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và luật trong đời sống kinh tế - xã h ội của đất nước. Thực hiện nguyên tắc này, trên thực tế là tiếp tục quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền trong những điều kiện và yêu cầu phát tri ển mới của đất nước. Cụ thể là: - Cần phải nhận thức đúng đắn vai trò của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, b ảo đ ảm đ ể pháp luật trở thành phương tiện cho người dân thực hi ện quyền làm ch ủ của mình, s ống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật. - Xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng t ốt và k ịp thời nhu c ầu phát tri ển kinh tế - xã hội của đất nước. - Kiện toàn, nâng cao chất lượng các cơ quan làm luật, xây dựng đ ội ngũ cán b ộ t ư pháp đ ủ phẩm chất và năng lực. - Đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, coi trọng tuyên truy ền, h ướng dẫn, giải thích, hỗ trợ tư vấn pháp luật, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; giáo d ục pháp luật phải gắn liền với giáo dục đạo đức cách mạng. - Pháp luật phải được thực thi nghiêm chỉnh t ừ cơ quan nhà nước, cán b ộ, công ch ức nhà n ước đến các tổ chức xã hội và công dân; mọi hành động vi phạm pháp luật phải đ ược xử lý đúng, k ịp thời, không để sót người, sót tội, không gây oan ức cho người vô t ội... - Tăng cường vai trò và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây d ựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, nhất là nâng cao tầm trí tuệ và t ư duy lý luận c ủa Đ ảng trong chỉ đạo định hướng xây dựng hệ thống pháp luật. * Trong nhà trường: “Hướng tới xây dựng trường phổ thông là t ổ ch ức học t ập n ền t ảng b ền vững, phát triển xã hội hoá giáo dục, gắn với truy ền th ống h ọc t ập, b ản s ắc Việt Nam...” Đó là nội dung trong buổi Hội thảo khoa h ọc v ề mô hình nhà trường phổ thông trong tương lai vừa được tổ chức cuối tuần qua tại Hà Nội. Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình chủ trì, cùng sự tham gia đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, nhà hoạch định chiến lược giáo dục. Trước xu thế phát triển hội nhập của đất nước, nền giáo dục trong những năm tới phải có những cải tổ cùng bước phát triển phù hợp mới bắt nhịp được tiến trình phát triển các nước trong khu vực và rộng hơn là trên thế giới. Thực trạng, giáo dục các cấp học ở nước ta hiện nay đang đứng trước nhiều bất hợp lý về quy mô, nội lực, năng lực chuyên môn, đội ngũ người thầy và tính hệ thống trong giáo dục đào tạo. Điều đó dẫn đến tình trạng phân cấp học sinh của các cấp học, khó khăn trong tổ chức thi cử (thi hết cấp, vượt cấp, thi ĐH-CĐ). Chưa kể, sự hạn chế trong đào
- tạo đã lộ rõ khoảng cách về kiến thức học sinh theo vùng miền, phát sinh tiêu cực trong giảng dạy, quản lý. Đôi khi một số cơ sở giáo dục còn lợi dụng để “thương mại hoá” giáo dục, trục lợi trên danh nghĩa trồng người. Vì thế, trước lộ trình đổi mới hệ thống giáo dục phổ thông vào năm 2015, Hội nghị đặt ra yêu cầu tìm giải pháp đón đầu chuẩn bị cho bước ngoặt đổi mới mang tính chiến lược. Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho rằng, mô hình trường phổ thông sau 10 đến 15 năm tới sẽ có nhiều chuyển biến, nhưng nên đảm bảo đó là ki ểu trường phổ thông với tư cách là tổ chức học tập nền tảng trong xây d ựng nhân cách, xây dựng xã hội học tập và bảo tồn, phát huy bản s ắc văn hóa. Đi ều này r ất cần thiết cho sự chuẩn bị đổi mới toàn diện giáo dục trong tương lai. Trong khi đó, phương thức giáo dục đào tạo hiện nay còn xa thực tế. Bên c ạnh đó, đ ội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế về chuyên môn, năng lực khó theo kịp đ ổi m ới chương trình. Chế độ lương, ưu đãi, phụ cấp chi trả chưa tương xứng v ới sức lao đ ộng. Những yếu tố trên dẫn đến chất lượng giáo dục hiện nay không đi đúng h ướng, đôi khi còn xuất hiện sự trì trệ, chậm thích ứng trong đổi mới. TS.Phạm Đức Quang-Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đưa ra ý ki ến ủng h ộ phương thức dạy 2 buổi/ngày. “Với hình thức này, sẽ tạo đi ều ki ện cho giáo viên tiếp xúc gần gũi với học sinh hơn”, ông Quang nhấn mạnh. Tuy nhiên, do nhi ều đ ịa phương còn khó khăn về kinh tế, điều kiện cơ sở vật chất và đời sống giáo viên, học sinh còn thiếu thốn, chưa trang bị được phòng ăn, phòng đ ọc, th ư vi ện, phòng tập chức năng đúng tiêu chuẩn. Việc đẩy mô hình h ọc 2 bu ổi/ngày thành h ọc c ả ngày liên tục trên toàn quốc sẽ còn nhiều khó khăn. PGS.TS.Vũ Tr ọng R ỹ đ ề xu ất, mô hình trường phổ thông tương lai sẽ theo hướng mở, gắn bó m ật thi ết và chặt chẽ hơn giữa vai trò nhà trường - gia đình - c ộng đồng nhằm giáo d ục và qu ản lý học sinh một cách toàn diện. Quan trọng hơn, muốn xây dựng m ột môi trường giáo dục lành mạnh, nhà trường phải đảm bảo dân chủ, công khai trong qu ản lý, thu chi, phối hợp chặt chẽ các cấp chính quyền, tổ chức xã hội, xây d ựng đ ội ngũ giáo viên chuẩn hoá chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình và đào tạo theo nhu cầu xã hội. Bà Nguyễn Thị Bình cho biết, hiện Quỹ Hòa bình và Phát tri ển Vi ệt Nam đang ch ủ trì xây dựng đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu đề xuất các gi ải pháp c ải cách công tác đào tạo giáo viên phổ thông” (do Bộ Khoa h ọc và Công ngh ệ phê duyệt), mục đích đáp ứng yêu cầu cải cách giáo dục phổ thông trong 5 năm t ới. Theo nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia, vi ệc đổi m ới này ph ải đ ược th ực hiện một cách đồng bộ, đổi mới tổng thể trên phương diện khoa học, có l ộ trình bền vững. Một trong những hạn chế hiện nay cần khắc phục là muốn nâng cao chất lượng đào tạo, phải xây dựng được đội ngũ giáo viên giỏi, vững chuyên môn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi Tư tưởng Hồ Chí Minh
16 p | 4339 | 1118
-
Trắc nghiệm Tư tưởng Hồ Chí Minh
10 p | 2329 | 622
-
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
10 p | 1286 | 321
-
Đề cương ôn thi tư tưởng Hồ Chí Minh
19 p | 509 | 150
-
Câu hỏi ôn tập thi cuối kỳ môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh
18 p | 828 | 131
-
Đề thi cuối kì môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - ĐH Bách Khoa Hà Nội
6 p | 1341 | 115
-
Đề cương câu hỏi ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
5 p | 456 | 81
-
Đề cương ôn tập môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2015
14 p | 373 | 77
-
Đề cương ôn tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh có lời giải
19 p | 409 | 47
-
Đề thi và Đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
3 p | 269 | 46
-
Câu hỏi bài tập ôn thi Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
8 p | 847 | 37
-
Vấn đề ôn tập môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
16 p | 139 | 15
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Kiểm tra - Lê Văn Bát
9 p | 275 | 15
-
Đề cương ôn tập môn Những vấn đề cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh
19 p | 173 | 9
-
Đề thi kết thúc học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh - Đề số 3
1 p | 146 | 6
-
Câu hỏi bài tập ôn thi môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
14 p | 152 | 6
-
Đề thi cuối học kỳ II năm học 2015-2016 môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Đề số 2) - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 40 | 3
-
Đề thi cuối học kỳ I năm học 2014-2015 môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Đề số 2) - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 42 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn