intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng đặc điểm, nguyên lý làm việc, quy trình tháo lắp hệ thống khởi động động cơ, chương 20

Chia sẻ: Do Van Nga Te | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

213
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cấu tạo solenoid. 1. lõi thép; 2. lò xo hồi vị; 3. thân solenoid; 4. đĩa tiếp điện, 5-ốc tiếp điện; 6. phần đuôi. Hình.3.13. Sơ đồ đấu dây solenoid. Hai cuộn giữ và hút được quấn quanh lõi thép. Cuộn dây kéo lớn hơn cuộn dây giữ, dòng điện chạy trong cuộn dây kéo khoảng 30-40 A còn dòng chạy trong cuộn giữ khoảng 3-4 A. Cuộn kéo được quấn nối tiếp giữa ắcquy và máy khởi động, cuộn giữ được nối rẽ giữa ắcquy về mát. Đầu lõi thép có dính đĩa tiếp điện đối diện với hai cọc bắt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng đặc điểm, nguyên lý làm việc, quy trình tháo lắp hệ thống khởi động động cơ, chương 20

  1. Chương 20: Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của solenoid Hình.3.12. Cấu tạo solenoid. 1. lõi thép; 2. lò xo hồi vị; 3. thân solenoid; 4. đĩa tiếp điện, 5-ốc tiếp điện; 6. phần đuôi. Hình.3.13. Sơ đồ đấu dây solenoid.
  2. Hai cuộn giữ và hút được quấn quanh lõi thép. Cuộn dây kéo lớn hơn cuộn dây giữ, dòng điện chạy trong cuộn dây kéo khoảng 30-40 A còn dòng chạy trong cuộn giữ khoảng 3-4 A. Cuộn kéo được quấn nối tiếp giữa ắcquy và máy khởi động, cuộn giữ được nối rẽ giữa ắcquy về mát. Đầu lõi thép có dính đĩa tiếp điện đối diện với hai cọc bắt dây liên lạc ắcquy và máy khởi động, đầu kia của lõi thép từ được nối dài để điều khiển cần gạt cài và tách khớp truyền động với vành răng bánh đà. Khi ấn nút khởi động, điện ắcquy chạy qua cuộn giữ về mát trực tiếp, đồng thời cũng chạy qua cuộn kéo về mát trong máy khởi động. Cả hai cuộn cùng tạo từ trường mạnh để hút lõi thép qua phía phải áp đĩa tiếp điện vào hai cọc bắt dây, điện ắcquy sẽ truyền qua đĩa tiếp điện cho máy khởi động quay. Khi đĩa tiếp điện đã áp vào hai cọc bắt dây thì cuộn kéo bị nối tắt dòng điện không chạy qua nó nữa, lúc này lực để giữ lõi thép từ chỉ do lực từ hoá của cuộn g Khi buông nút bấm thì cuộn giữ cũng mất từ trường không còn iữ. lực giữ lõi thép nữa nên lõi thép và đĩa tiếp điện trở về vị trí cũ nhờ lực của lò xo, máy khởi động ngừng làm việc. Công dụng của cuộn kéo là tạo lực từ trường đủ mạnh vào lúc đầu khi mà lõi thép nằm cách xa mặt ống của lõi thép từ, cho nên muốn hút được lõi thép vào các cuộn dây phải sinh ra một lực từ hoá rất lớn, lực này chủ yếu do cuộn kéo sinh ra còn cuộn giữ chỉ phụ thêm thôi. Song khi lõi thép đã bị hút sâu vào trong (ứng với vị trí ăn khớp an toàn và tiếp điểm đã đóng song) thì chỉ cần một lực từ hoá tương đối nhỏ cũng đủ lõi thép nằm ở vị trí này, nên cuộn kéo trở lên bị thừa Vì vậy nó bị nối tắt để giảm công suất tiêu tốn cho nó.
  3. 3.3.3.3. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của khớp ly hợp một chiều Khớp truyền động gồm ống chủ động 1 được hàn từ 3 chi tiết lại, phía đầu nhỏ của ống 1 có rãnh then hoa để ăn khớp với các then hoa trên trục của rôto, phía đầu to của ống (theo mặt cắt AB ) được xẻ thành các rãnh không đều (bốn rãnh) và có khoan lỗ từ phía mặt bên để lò xo và các cốc chụp lò xo 2, vành bị động 4 liền với bánh răng của khớp truyền động và bên trong có lắp bạc đồng 8 để cho các bánh răng có thể tựa lên trục của rôto và quay trơn trên trục. Ống chủ động và vành bị động 4 rời nhau và được lắp hờ vào nhau nhờ bao thép mỏng 5.Đệm hai nửa 6 và 4
  4. bi cùng cụm lò xo và cốc chụp lò xo 2. Các viên bi 3 nằm tự do trong các rãnh giữa ống chủ động và vành bị động. Trên mặt ngoài của ống nhỏ phần chủ động có lắp lò xo 9, khớp gài 10 gồm hải nửa và vòng hãm 11. Hình 3.14. Khớp ly hợp một chiều. 1. bao ngoài; 2.bánh răng; 3. bi lăn; 4. vành chủ động. 5. lò xo trong vành chủ động; 6. lò xo; 7. bộ phận vành tỳ; 8. vành chặn. Hình 3.15. Sơ đồ kết cấu của khớp truyên động. 1. ống chủ động hàn ghép; 2. lò xo và cốc
  5. chụp; 3. bi đũa; 4. vành bị động và bánh răng; 5. bao thép; 6. đệm hai nửa; 7, 8. bạc đồng. 9. lò xo đẩy; 10. khớp gài; 11.vòng hãm.
  6. Với kết cấu như vậy nếu ta giữ chặt bánh răng và vành 4 lại rồi quay ống chủ động theo chiều quay như trên hình vẽ (tức la ứng với lúc bánh răng của khớp đã mắc với bánh đà và máy khởi động bắt đầu quay-lúc bắt đầu khởi động) thì viên bi sẽ lăn trên mặt của ống 4 rồi bị kẹt vào chỗ nông hơn giữa 1 và 4, gắn cứng hai phần chủ động và bị động lại với nhau. Muốn quay ống 1 nữa phải thắng lực cản bánh răng và cả khớp truyền động lúc đó quay như một khối liền. Nếu ống chủ động quay với một tốc độ nào đó, còn vành bị động quay với một tốc độ lớn hơn (ứng với trường hợp khi máy đã nổ nhưng khớp truyền động chưa được tách khỏi răng của bánh đà) thì các viên bi sẽ bị hất ra khỏi vị trí kẹt về phía lò xo và cốc chụp lò xo. Ở đây các viên bi không thể bị kẹt nên chúng nằm tự do trong khoảng rãnh, đảm bảo cho ống chủ động vẫn quay với tốc độ của mình và vành bị động quay với tốc độ riêng, không phụ thuộc nhau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2