intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích đặt điểm cấu tạo, khai thác kỹ thuật và sử dụng phanh động cơ, chương 3

Chia sẻ: Do Van Nga Te | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

163
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thiết bị gây tải: Thiết bị gây tải còn gọi là phanh, có nhiều loại phanh, dựa vào nguyên tắc tạo momen hãm ta chia làm các loại phanh sau:  Phanh kiểu cơ khí  Phanh kiểu không khí Phanh điện Phanh thuỷ lực 1.3.1.1 Phanh kiểu cơ khí: Là loại ra đời sớm nhất, có kết cấu đơn giản, sử dụng tương đối dễ , độ chính xác khá cao. Tuy nhiên nó làm việc không ổn định do lượng nhiệt phát ra lớn, khó điều chỉnh và cồng kềnh khi công suất lớn....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích đặt điểm cấu tạo, khai thác kỹ thuật và sử dụng phanh động cơ, chương 3

  1. Chương 3: Tổng quan về thiết bị đo công suất 1.3.1 Thiết bị gây tải: Thiết bị gây tải còn gọi là phanh, có nhiều loại phanh, dựa vào nguyên tắc tạo momen hãm ta chia làm các loại phanh sau:  Phanh kiểu cơ khí
  2.  Phanh kiểu không khí  Phanh điện  Phanh thuỷ lực 1.3.1.1 Phanh kiểu cơ khí: Là loại ra đời sớm nhất, có kết cấu đơn giản, sử dụng tương đối dễ , độ chính xác khá cao. Tuy nhiên nó làm việc không ổn định do lượng nhiệt phát ra lớn, khó điều chỉnh và cồng kềnh khi công suất lớn. 1: má phanh , 3: bánh đà, 5: bu lông hãm 2: tấm ma sát , 4: trục động cơ, 6: thiết bị cân lực Nguyên lí hoạt động : khi động cơ làm việc, má phanh có xu hướng quay tròn, nhờ lực hãm của bulông làm cho trên phanh xuất hiện momen cân bằng tương ứng với momen ma sát xuất hiện giữa tấm ma sát với bánh đà về trị số. Momen cân bằng này được truyền đến tay đòn và thiết bị cân lực hiển
  3. thị số. Ta có: Mcb = Mms + MX = P.l +Mms l: cánh tay đòn được gá chặt trên phanh P: trị số lực lấy trên thiết bị cân lực Khi đó công suất động cơ được tính theo công thức:
  4. Trường ĐẠI HỌC NHA TRANG 10 Ne   .n. * P.l 30 74.6 1.3.1.2 Phanh không khí: Nguyên lí hoạt động: bộ phận gây tải của phanh không khí là 1 chong chóng có profin cánh xác định. Momen cản của phanh loại này tỉ lệ bình phương với tốc độ quay. Để thay đổi momen cản, có thể thay đổi độ nghiêng của cánh, chiều dài cánh hoặt van tiết lưu dòng không khí ra vào phanh. Động cơ được đặt trên một khung lắc (được gá chặt). Khi động cơ làm việc sẽ tạo ra momen quay làm quay chong chóng, chong chóng quay sinh ra một momen cản làm cho động cơ có xu hướng nghiêng đi một góc nào đó. Để giữ động cơ, trên khung lắc xuất hiện một momen cân bằng có trị số bằng trị số trên lực kế nhân với cánh tay đòn của khung lắc. Mcb = Mc= P.l Trong đó: Mc: momen cản xuất hiện ở chong chóng (KN.m, KG.m) Mcb: momen cân bằng (KN.m, KG.m) l:chiều dài cánh tay đòn (m) Phanh không khí làm việc ồn, kết cấu phức tạp, việc tính toán sẽ phức tạp khi mật độ không khí thay đổi. Vì vậy nó chỉ được dùng để kiểm tra đông cơ máy bay.
  5. Trường ĐẠI HỌC NHA TRANG 11 1.3.1.3 Phanh thuỷ lực: Phanh thuỷ lực được sử dụng rộng rãi trên các bệ thử vì nó có cấu tạo đơn giản, độ chính xác cao, đo được công suất rất lớn. Phanh thuỷ lực hiện nay có phạm vi đo công suất rất rộng, từ vài chục đến vài chục ngàn mã lực (60.000 HP). Phanh thuỷ lực hoạt động theo nguyên lí: chất lỏng được đẩy vào phanh có nhiệm vụ tải nhiệt cho thiết bị và tạo ra lực (momen cản). Công suất tiêu hao cho việc làm mát nước được xác định theo công thức: Mf = Gn.C. (Tr-Tv) Trong đó:
  6. Trường ĐẠI HỌC NHA TRANG 12 Mf: công suất tiêu hao trong phanh Gn: lượng nước cần thiết cho phanh làm việc C: tỷ nhiệt của nước Tr, Tv: nhiệt độ đầu ra vào của nước Như vậy công suất cần đo sẽ bằng công suất tính toán trên lực kế cộng với công suất tiêu hao trong phanh thuỷ lực. Md = Mf + P.l Về kết cấu, phanh thuỷ lực tương đối đa dạng, nhưng có thể chia ra các dạng sau  Phanh thuỷ lực kiểu đĩa  Phanh thuỷ lực kiểu cánh  Phanh thuỷ lực kiểu buồng  Phanh thuỷ lực kiểu thể tích  Phanh thuỷ lực kiểu màng Cấu tạo, nguyên lí hoạt động của phanh thuỷ lực kiểu đĩa. Cấu tạo:
  7. Trường ĐẠI HỌC NHA TRANG 13
  8. Trường ĐẠI HỌC NHA TRANG 14 1: đường nước vào, 2: bánh công tác 3: stato, 4:thiết bị cân lực, 5: van xả nước Rôto của phanh được gắn trên trục động cơ. Trên rôto gắn các đĩa nhằm tăng sự truyển động công suất của nước, stato được gắn trên một gối đỡ phụ có thể dao động tự do quanh trục. Nguyên lí hoạt động: khi động cơ làm việc làm cho rôto của phanh quay. Nếu không có nước, lúc đó động cơ chạy không tải. Tuỳ thuộc vào lưu lượng nước mà ta có các cấp tải khác nhau. Dưới tác dụng của lực (momen) từ rôto sang môi trường nước làm cho vỏ (stato) quay, để giữ cho stato đứng yên, người ta gắn cứng với stato một cánh tay đòn lực, phía dưới có nối với thiết bị cân lực. Momen nhận được dưới tác dụng của thiết bị cân lực sẽ cân bằng với mômen ma sát thuỷ động tác dụng lên phanh. Ưu điểm: kết cấu đơn giản, hoạt động tin cậy, nhân tố ảnh hưởng tới sai số của phép đo nhỏ (0.2-1%), chăm sóc đơn giản, giá thành không cao. Nhược điểm: không có khả năng sử dụng năng lượng do động cơ sinh ra, không có khả năng quay trục từ phanh và khó khăn trong việc tự động điều chỉnh phanh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2