Phát triển du lịch bền vững quần thể danh thắng Tràng An tỉnh Ninh Bình
lượt xem 4
download
Bài viết "Phát triển du lịch bền vững quần thể danh thắng Tràng An tỉnh Ninh Bình" đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển bền vững Quần thể danh thắng Tràng An nói riêng và quảng bá du lịch ở tỉnh Ninh Bình nói chung góp phần giúp địa phương tăng nguồn thu ngân sách và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển du lịch bền vững quần thể danh thắng Tràng An tỉnh Ninh Bình
- PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN TỈNH NINH BÌNH Phạm Văn Nghĩa* - Đồng Thị Hà ** 1 2 Tóm tắt: Ninh Bình được xác định là một trong 16 khu du lịch trọng điểm toàn quốc, là trung tâm du lịch của vùng duyên hải Bắc Bộ, đặc biệt vào tháng 01 năm 2015 Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới. Tuy nhiên, trong thực tế phát triển du lịch ở đây những năm qua còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với thế mạnh, tiềm năng và tài nguyên du lịch. Với những tiềm năng vốn có của quần thể, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển bền vững Quần thể danh thắng Tràng An nói riêng và quảng bá du lịch ở tỉnh Ninh Bình nói chung góp phần giúp địa phương tăng nguồn thu ngân sách và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương. Từ khóa: Ninh Bình, du lịch, phát triển bền vững, quần thể danh thắng, khai thác, 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay cùng với xu hướng toàn cầu hoá, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Du lịch đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tăng thu ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh toán, cải thiện kết cấu hạ tầng, tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người dân. Nhận thức được tầm quan trọng của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã nêu rõ quan điểm về phát triển du lịch là: Huy động mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng cả nước và của từng địa phương, tăng đầu tư phát triển du lịch để đảm bảo du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam của vùng Đồng bằng sông Hồng, cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 90 km về phía Nam. Ninh Bình có tiềm năng du lịch, nhiều danh lam, thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như: vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, cố đô Hoa Lư, Chùa Bái Đính, Nhà thờ đá Phát Diệm, Tam cốc Bích Động… Ninh Bình được xác định là một trong 16 khu du lịch trọng điểm toàn quốc, là trung tâm du lịch của vùng duyên hải Bắc Bộ, đặc biệt vào tháng 01 năm 2015 Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới. Tuy nhiên, trong thực tế phát triển du lịch Ninh Bình những năm qua còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Nhận rõ tình hình đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX và XXII nhấn mạnh trong những năm tới phấn đấu Ninh Bình trở thành một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước. Hiện nay, phát triển du lịch bền vững là một xu thế của thời đại, là mục tiêu đặt ra cho phát triển và có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng dưới quan điểm khai thác tài nguyên và môi trường trên phạm vi toàn cầu. Phát triển du lịch bền vững cũng chính là giải pháp duy nhất khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường, hạn chế khả năng làm suy thoái tài nguyên, duy trì tính đa dạng sinh học. * Học viện Báo chí và Tuyên truyền ** Đại học Kinh tế quốc dân
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1049 1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; Sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong kinh tế gồm phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, chuyên gia, phân tích và xử lý số liệu… Thu thập các dữ liệu liên quan đến đề tài từ các tài liệu thứ cấp như giáo trình, sách, các báo cáo về phát triển kinh tế-xã hội, phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình nói chung, của Quần thể danh thắng Tràng An nói riêng,v.v.. 1.3 THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN NINH BÌNH THEO CÁC TIÊU CHÍ BỀN VỮNG Trong thời gian qua, công tác quản lý, khai thác tài nguyên du lịch tại Quần thể danh thắng Tràng An của tỉnh Ninh Bình đã và đang được đạt được nhiều kết quả tích cực; các cơ quan quản lý đã phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện khá tốt việc khai thác, phát triển du lịch theo hướng bền vững, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi phương thức sản xuất và khai thác các nguồn tài nguyên du lịch tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương. Tuy nhiên, cũng còn nhiều hạn chế nhất định cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan để làm cơ sở giúp các nhà quản lý, các doanh nghiệp phát triển du lịch bền vững Quần thể danh thắng Tràng An của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. 1.3.1 Phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - Tăng trưởng ổn định của thị trường khách du lịch Trong thời gian qua lượng khách du lich đến Ninh Bình tham quan ngày một tăng, bình quân năm sau cao hơn năm trước, theo thống kê của Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình đến năm 2017, Ninh Bình đã đón hơn 7 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, trong đó du khách đến tham quan, trải nghiệm tại Quần thể danh thắng Tràng An, nơi được biết đến như “Hạ long cạn”, điểm đến hấp dẫn nhất của Ninh Bình chiếm số lượng chủ yếu. Bảng1. Thống kê khách du lịch đến Quần thể danh thắng Tràng An ĐVT: Lượt người Năm Tốc độ tăng Chỉ tiêu trưởng bình 2012 2013 2014 2015 2016 2017 quân năm (%) Khách trong nước 3.036.424 3.877.219 3.799.160 5.392.645 5.725.868 6.197.205 16.41 Khách quốc tế 675.570 521.548 502.409 600.563 715.603 859.030 6.45 Tổng số 3.711.994 4.398.767 4.301.569 5.993.208 6.441.472 7.056.235 14.53 Nguồn: Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An Với sự kiện Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO vinh danh thực sự đã mở ra một cơ hội phát triển du lịch lớn chưa từng có đối với nơi đây. Mang đến một kỳ vọng thoát nghèo cho cư dân, từ đó phát triển kinh tế-xã hội cho địa phương. Tuy nhiên, việc lưu trú, thời gian ở lại lưu trú của khách du lich để tiêu tiền tại Quần thể danh thắng Tràng An còn ít; có nhiều du khách khi đến thăm quan một vài điểm du lịch nổi tiếng trong ngày rồi quay lại Hà Nội hoặc đi tiếp tới Hạ Long, Hải Phòng. Do vậy, dù lượng khách có đông lên nhiều lần theo từng năm nhưng phần thu giá trị gia tăng từ hoạt động du lịch tại Quần thể danh thắng Tràng An vẫn chưa tương xứng với giá trị và tiềm năng của hiện có. Hiện nay, có thể nói du lịch cùng với công nghiệp đang là 2 ngành kinh tế mũi nhọn hàng đầu của Ninh Bình, mặc dù du khách đến với các khu, điểm du lịch trong phạm vi Quần thể danh thắng Tràng An đã thực
- 1050 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION sự mãn nhãn về cảnh quan thiên nhiên, giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, tâm linh và cơ bản hài lòng về công tác quản lý du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, tại các khu, điểm du lịch này vào mùa cao điểm vẫn còn xảy ra tình trạng lộn xộn, một số hoạt động dịch vụ chưa chuyên nghiệp, chưa đáp ứng nhu cầu của du khách. Việc ứng xử văn hóa, văn minh trong khu du lịch có lúc còn chưa làm hài lòng du khách. Nguyên nhân do ý thức của người dân còn hạn chế, việc đôn đốc, giám sát của các doanh nghiệp chủ quản chưa cao. - Tăng trưởng về tổng thu từ hoạt động du lịch Trong lĩnh vực du lịch, Ninh Bình là tỉnh phát triển muộn hơn so với các tỉnh, thành phố trong cả nước, bởi vì vốn là tỉnh thuần nông. Tuy nhiên, sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể trong tỉnh khá nhanh, tạo nên các chuyển biến, giúp xây dựng và phát triển ngành công nghiệp không khói. Bảng 2. Thống kê doanh thu từ hoạt động du lịch ĐVT: triệu đồng Năm Tốc độ tăng Chỉ tiêu trưởng bình 2012 2013 2014 2015 2016 2017 quân năm (%) Khách trong nước 563,195 681,514 722,399 1,154,199 1,400,375 1,978,527 22,13 Khách quốc tế 215,762 215,931 220,380 266,774 364,590 549,757 29,88 Tổng số 778,957 897,446 942,779 1,420,973 1,764,965 2,528,283 27,69 Nguồn: Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An Năm 2012, số lượt khách đến Ninh Bình đạt 3,7 triệu lượt thì năm 2017 đạt hơn 7 triệu lượt. Qua đó ta có thể thấy được tốc độ tăng của doanh thu từ du lịch năm 2012 đạt hơn 778 tỷ đồng, năm 2017 đạt 2.528 tỷ đồng. Riêng đối với năm 2015, với sự kiện vào tháng 01 năm 2015 Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, lượng khách đến Ninh Bình đạt 5,9 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 600.000 lượt, khách nội địa đạt trên 5.392.000 lượt. Năm 2015 doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 1.420 tỷ đồng. Như vậy có thể thấy tốc độ tăng trưởng bình quân tăng góp phát triển kinh tế tại địa phương thông qua các hoạt động du lịch Trong những năm qua, việc đóng góp vào GDP cho tỉnh từ hoạt động du lịch của Quần thể danh thắng Tràng An tăng trưởng đều hàng năm, nếu như năm 2012 đóng góp cho GDP của tỉnh khoảng 2,9% thì đến năm 2017 đạt khoảng trên 18%, (trong đó Quần thể danh thắng Tràng An đóng góp khoảng gần 70% trong tổng số doanh thu từ du lịch trên toàn tỉnh). - Sự phát triển bền vững về quy mô và tính chất của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật Hiện nay, việc Quần thể danh thắng Tràng An có tên trên bản đồ du lịch thế giới vừa là lợi thế, xong đồng thời cũng mang lại thách thức cho du lịch Ninh Bình. Đó là sự đòi hỏi phát triển du lịch một cách chuyên nghiệp, bền vững, đòi hỏi hệ thống quản lý điểm đến tốt hơn, hoàn thiện dịch vụ, các khu đón tiếp tại các tuyến điểm du lịch. Bên cạnh những dịch vụ đã có, việc có thương hiệu và muốn thu hút khách du lịch quốc tế đòi hỏi địa phương phải bổ sung thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm mới. Thời gian qua, cơ sở hạ tầng du lịch trong phạm vi Quần thể danh thắng Tràng An luôn được quan tâm đầu tư. Nhiều dự án, công trình văn hóa phục vụ mục đích du lịch được triển khai. Hệ thống giao thông đường thủy và đường bộ kết nối các tuyến điểm du lịch được đảm bảo. Các bãi đỗ xe được mở rộng và nâng cấp, các phương tiện vận chuyển khách đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của khách du lịch. Với đặc thù du lịch khám phá hang động nước nên loại hình kinh doanh dịch vụ chở đò là một hình thức kinh doanh chủ yếu, nó vừa là một loại hình vận chuyển phục vụ tham quan vừa là một sản phẩm du lịch đặc thù và phổ biến, loại hình dịch vụ vận chuyển này cơ bản đáp ứng nhu cầu về số lượng để phục vụ du khách. Tuy nhiên chất lượng cần phải quan tâm nâng cấp cả về phương tiện và nhân lực tham gia vận
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1051 chuyển. Về phương tiện thì còn rất thô sơ, có nhiều đò chưa đảm bảo về an toàn và vệ sinh cho du khách, các trang bị đảm bảo an toàn như phao cứu hộ còn mang tính hình thức. Ý thức về an toàn và văn minh du lịch của người chở đò còn nhiều hạn chế. Hệ thống các nhà hàng, khách sạn từng bước được quan tâm đầu tư và đang dần đi vào ổn định; các cơ sở vật chất, trang thiết bị các cơ sở lưu trú đang dần được cải tiến, nâng cấp và bổ sung các dịch vụ phụ trợ như: massage, phòng tắm xông hơi, nhà hàng ăn uống, sân tennis, bể bơi, phòng hội nghị, hội thảo… Những món ăn đặc sản của địa phương đang ngày càng đáp ứng được thị hiếu của du khách. Dịch vụ vui chơi giải trí còn thưa thớt, còn thiếu nhiều các dịch vụ vui chơi bổ trợ có quy mô và chất lượng, vì vậy không kéo dài thêm được thời gian lưu trú của khách cũng như tăng chi tiêu của khách tại nơi đây. Các cửa hàng lưu niệm tại khu vực này có xu hướng hình thành theo khu du lịch hoặc đặt ngay trong các khách sạn để tiện cho việc mời chào du khách cũng như đáp ứng thị hiếu của du khách. Các sản phẩm từ những làng nghề truyền thống chủ yếu là mặt hàng thêu ren, thủ công mỹ nghệ, thịt dê, cơm cháy và bên cạnh đó là các mặt hàng khác có xuất xứ từ Trung Quốc hoặc Thái Lan… Tuy nhiên, quy mô các điểm bán hàng chưa lớn, mặt hàng còn nghèo nàn về mẫu mã, chưa tạo được những sản phẩm mang dấu ấn của từng khu, từng điểm du lịch, hình thức chào mời và quảng bá còn hạn chế, chưa hình thành được các tụ điểm mua sắm để đưa vào các chương trình du lịch. Quần thể danh thắng Tràng An được ghi danh là di sản thế giới là bước khởi đầu quan trọng, mở ra thời cơ, thuận lợi mới trong việc phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ của tỉnh Ninh Bình nói riêng và cả khu vực đồng bằng Bắc Bộ cũng như cả nước nói chung. Trong tương lai, khu Di sản này không những có vai trò quan trọng trong việc kết nối các điểm đến của Ninh Bình và rộng hơn là khu vực đồng bằng sông Hồng mà còn tạo ra tiềm năng cơ hội để Ninh Bình trở thành điểm trung chuyển khách du lịch của cả vùng duyên hải Bắc Trung Bộ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới giá trị nổi bật của Di sản đã được nhận diện, trong đó, những mối đe dọa trực tiếp tới Di sản có thể kể tới như: tình trạng khai thác đá xung quanh khu vực vùng đệm, phát triển giao thông, đô thị và gia tăng dân số, rác thải sinh hoạt, côn trùng, vi sinh vật gây hại, ô nhiễm các dòng sông, suối, lũ lụt, hỏa hoạn, sự gia tăng khách du lịch. Những nhân tố này được nhận diện giúp các nhà quản lý di sản đưa ra các chính sách thích hợp để giảm thiểu và ngăn chặn tuyệt đối các mối đe dọa này. Hiện nay, du lịch Tràng An nói riêng và Ninh Bình nói chung vẫn chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên đã có sẵn. Việc bố trí các tuyến điểm còn cũ mòn, chưa linh hoạt theo sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu của khách. Bên cạnh đó, sự kết nối giữa các tuyến, điểm du lịch trong phạm vi Quần thể danh thắng Tràng An chưa thực sự thuận lợi cho các du khách tham quan du lịch; các hoạt động du lịch tự phát gây khó khăn trong công tác quản lý. Cho tới thời điểm hiện tại, khá nhiều công trình mới đã được đưa vào hoạt động, phục vụ du khách tại khu danh thắng Tràng An. Điều này không chỉ tạo ra một môi trường dịch vụ chuyên nghiệp, hoàn hảo hơn mà còn đảm bảo việc bảo vệ cảnh quan, môi trường trong chính di sản. Sự chuyên nghiệp trong khai thác du lịch gắn liền với bảo tồn đang tạo ra một bộ mặt tích cực và bền vững cho quần thể di sản - danh thắng Tràng An, nơi vừa được UNESCO công nhận là di sản hỗn hợp thiên nhiên, văn hóa của thế giới và hơn thế còn tạo ra sự đồng thuận trong chính cộng đồng, những người trực tiếp hưởng lợi từ di sản. - Sẵn sàng về nguồn nhân lực Trong những năm qua, nguồn nhân lực du lịch có xu hướng tăng lên cả về số lượng và chất lượng; Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An, Sở Văn hóa, Thể thao, Sở Du lịch, cũng như các doanh nghiệp hoạt động du lịch tại nơi đây đã tích cực tổ chức, phối hợp, liên kết với các cơ sở đào tạo như Trường Đại học Hoa Lư, Trường Trung cấp tài chính, Kế toán Ninh Bình và các cơ sở đào tạo có uy tín trong nước về du lịch tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên, thuyết minh viên, quản lý khách sạn,
- 1052 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION nhà hàng, bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng.... cho gần 500 lượt người mỗi năm; tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về du lịch, lịch sử, văn hóa ứng xử cho trên 3000 lượt người dân chở đò tham gia hướng dẫn khách du lịch tại các khu, điểm du lịch Tam Cốc – Bích Động, Quần thể hang động Tràng An... Do đó, đã góp phần đáng kể cải thiện được chất lượng đội ngũ nhân lực làm du lịch, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ của du lịch Ninh Bình nói chung và của Quần thể danh thắng Tràng An nói riêng. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực, nhất là các nhân viên điều hành tại các điểm du lịch chưa theo kịp yêu cầu. Công tác phối hợp, quản lý các hoạt động du lịch còn một số bất cập, chưa đồng bộ; trình độ của đội ngũ hướng dẫn viên nhìn chung còn yếu cả về chuyên môn và trình độ ngoại ngữ, nên chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ du khách, đặc biệt là các thị trường khách du lịch quốc tế, khách có khả năng chi trả cao. 1.3.2 Phát triển du lịch gắn với giải quyết các vấn đề xã hội - Du lịch tạo việc làm và góp phần xoá đói giảm nghèo Trước đây người dân ở quanh khu vực Quần thể danh thắng Tràng An từ cuộc sống khó khăn do đặc điểm vùng chiêm trũng, 1 năm chỉ có 1 vụ mùa không đủ ăn, những năm gần đây, khi du lịch phát triển người dân đã có cuộc sống dễ chịu hơn nhờ nghề chèo đò, làm du lịch. Theo thống kê của Ban quản lý Danh thắng Tràng An, hiện tại, du lịch đang mang lại hàng nghìn công ăn việc làm, thu nhập cho người dân địa phương khu vực di sản, chỉ riêng khu danh thắng Tràng An đã có 3.000 lao động là người dân địa phương, tính cả Tràng An, Tam Cốc có 2.534 người chèo đò”. Chỉ riêng tại Tràng An hiện có trên 1.230 đò do Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường là chủ sở hữu và người dân địa phương trực tiếp quản lý, vận hành. Theo ước tính, trước đây, một người nông dân thu nhập trung bình 500.000 đồng/tháng từ làm nông nghiệp thì khi tham gia chèo đò, họ thu nhập khoảng 5.000.000 đồng/ tháng, tăng gấp 10 lần. Bảng 3. Thống kê doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn, vé thăm quan và bán hàng lưu niệm. ĐVT: triệu đồng Năm Tốc độ tăng trưởng bình Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017 quân năm (%) Lưu trú khách sạn 139,987 146,159 158,143 337,612 311,651 495,467 35.48 Nhà hàng ăn uống 290,367 345,097 353,567 510,140 678,582 962,659 28.09 Vé thăm quan 87,324 127,506 153,502 278,639 179,601 217,918 26.74 Bán hàng lưu niệm 95,493 97,930 97,393 113,576 238,106 335,533 33.84 Nguồn: Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An Ở khu du lịch Tràng An tổ chức dân cư hoạt động du lịch tương đối tốt. Vì tại đây vẫn khá thuần chất chưa bị thương mại hóa. Những người bán hàng không có hiện tượng chèo kéo khách mua hàng như một số khu, điểm du lịch khác. Điều này đã để lại ấn tượng khá tốt trong lòng khách du lịch. Tuy nhiên vì chưa có chính sách ưu đãi nhiều cho cộng đồng địa phương và chưa có sự chia sẻ lợi ích từ du lịch cho người dân nên thu nhập từ du lịch của họ vẫn chưa cao. Ngoài việc phục vụ du lịch họ còn phải kiếm việc khác làm thêm để có thêm thu nhập đảm bảo cho cuộc sống nên họ vẫn chưa chuyên tâm vào làm du lịch. - Mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương đối với các hoạt động du lịch Thời gian qua, Quần thể danh thắng Tràng An đã từng bước phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các khu, điểm du lịch; cộng đồng dân cư nơi đây cũng là chủ thể tạo lập nhiều dịch vụ du lịch mang sắc
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1053 thái địa phương và phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn hoá đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái- nhân văn trong hiện tại và tương lai. Đặc biệt là người dân ở các khu, điểm du lịch trọng điểm đã nhận thức được tiềm năng, thế mạnh và lợi ích của du lịch trong sự phát triển kinh tế của địa phương. Đại đa số người dân vui mừng khi Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa và thiên thiên thế giới. Hiện nay, tại các tuyến điểm du lịch có trên 2.534 người chèo đò, họ đều là những người nông dân sống trong khu vực di sản, hoặc xung quanh đó, họ chính là những người nông dân, làm dịch vụ du lịch bán chuyên nghiệp, do nhận thức có hạn nên ứng xử của người dân với di sản và khách du lịch vẫn còn nhiều bất cập. Từ thái độ ứng xử đến cung cách phục vụ khách đều nghiệp dư chưa đươc đào tạo bài bản. - Tác động đến xã hội từ hoạt động du lịch Trong những năm qua, với chính sách phát triển du lịch của tỉnh, du lịch tại Quần thể danh thắng Tràng An nói riêng và du lịch của tỉnh Ninh Bình nói chung đã có bước phát triển mạnh mẽ. Du lịch dần trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân. Công tác quản lý môi trường, văn hóa, bảo đảm an ninh, an toàn tại các khu, điểm du lịch ngày càng được cải thiện, tạo ra diện mạo mới cho du lịch Ninh Bình. Lượng khách đến tham quan tại Quần thể danh thắng Tràng An ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. 1.3.3 Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường sinh thái - Tỷ lệ các khu điểm du lịch được bảo vệ Tràng An gồm 3 khu vực bảo tồn là: Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư; Di tích Quốc gia đặc biệt Danh thắng Tràng An - Tam Cốc - Bích Động; khu rừng đặc dụng Hoa Lư – chùa Bái Đính. Tổng diện tích của Quần thể là 4.000 ha, chiếm toàn bộ khối đá vôi Tràng An và được bao quanh bởi vùng đệm rộng 8.000 ha, gồm nhiều di tích lịch sử và thắng cảnh có giá trị nổi bật toàn cầu. Ngày 23/6/2015, tại thủ đô Doha (Qatar), Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức ghi danh Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) vào danh mục Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới dựa trên 3 tiêu chí: văn hóa, vẻ đẹp thẩm mỹ và địa chất - địa mạo. Môi trường tự nhiên biến động đã tạo ra những cảnh đẹp lạ thường ở nơi đây, một sự pha trộn giữa những đỉnh núi muôn hình vạn trạng, được che phủ bởi thảm thực vật nguyên sinh phong phú. Những vách đá dựng đứng bao quanh thung lũng rộng, sâu, quanh năm yên tĩnh và ngập nước. Hệ sinh thái trên cạn là nơi lưu giữ khoảng 600 loài thực vật, 200 loài động vật, trong đó có nhiều loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ. Hệ sinh thái dưới nước có khoảng 30 loài động vật nổi, 40 loài động vật đáy, đặc biệt là rùa cổ sọc là loài sinh vật lạ, quý hiếmTrong quần thể danh thắng Tràng An còn có sự hiện diện hàng trăm ngôi đền, chùa, miếu, phủ...các công trình kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng hiện hữu trong các hang động, mái đá hay bên sườn núi, đều đồng điệu cùng với thiên nhiên và có kiến trúc mang tính kỹ thuật cao được xây dựng ở những thời điểm khác nhau. Có thể nói, Tràng An là khu vực có nhiều giá trị văn hóa và thiên nhiên đặc sắc đã và đang được bao thế hệ người dân Ninh Bình gìn giữ, bảo vệ và tôn tạo. Tuy nhiên, các nhân tố ảnh hưởng tới giá trị nổi bật của khu di sản đã được nhận diện, trong đó những mối đe dọa trực tiếp tới di sản có thể kể tới như tình trạng khai thác tài nguyên xung quanh khu vực vùng đệm; phát triển giao thông, đô thị và gia tăng dân số; ô nhiễm các dòng sông, suối; lũ lụt; hỏa hoạn; sự gia tăng khách du lịch... Hiện Quy chế Bảo vệ Di sản Quần thể danh thắng Tràng An đang được tỉnh Ninh Bình triển khai xây dựng. Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương thực hiện các quy chế theo phân cấp quản lý nhằm đảm bảo an ninh trật tự, giữ gìn vệ sinh môi trường và cảnh quan sinh thái trong khu vực di sản. Bên cạnh đó, tăng cường bảo vệ di tích, khai
- 1054 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION quật khảo cổ, bảo vệ rừng, phát triển du lịch và theo dõi chặt chẽ đối với doanh nghiệp hoạt động trong khu vực di sản nhằm bảo vệ tuyệt đối an toàn vùng lõi di sản và vùng đệm xung quanh. - Mức độ đóng góp của ngành du lịch cho công tác bảo tồn, tôn tạo và bảo vệ môi trường Hiện nay Quần thể danh thắng Tràng An được UBND tỉnh Ninh Bình giao cho doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, Ban Quản lý di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư trực tiếp đầu tư và khai thác, bước đầu cũng đã xây dựng được một số cơ sở vật chất nhất định, với những nguồn vốn đầu tư, vay từ Nhà nước và nguồn thu được từ bán vé tham quan các đơn vị này đã và đang tiếp tục tái đầu tư vào các khu, điểm du lịch tại đây. Vì Quần thể danh thắng Tràng An là địa điểm du lịch mới nên hầu như ngoài tài nguyên vốn có thì Tràng An chưa có được những cơ sở vật chất, dịch vụ như những khu du lịch khác. Do đó để Quần thể danh thắng Tràng An phát triển trở thành một khu du lịch xứng tầm với tiềm năng, trở thành điểm nhấn của du lịch Ninh Bình thì tỉnh Ninh Bình cần đưa ra chiến lược kêu gọi vốn trong và ngoài nước, cũng như tích lũy một trỷ lệ nhất định trong doanh thu hàng năm từ du lịch để tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật và cơ sở hạ tầng cho các điểm, khu du lịch tại Quần thể danh thắng Tràng An. - Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được quy hoạch Từ năm 1995 tỉnh Ninh Bình đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch thuộc Tổng cục Du lịch quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến 2010 Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung khu du lịch Tràng An. Theo quy hoạch điều chỉnh, bổ sung thì khu du lịch Tràng An được quy hoạch với 4 khu chức năng: khu bảo tồn đặc biệt Cố đô Hoa Lư, khu trung tâm, khu hang động và khu chùa Bái Đính. Đến năm 2007, tỉnh Ninh Bình tiếp tục điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến 2010 và định hướng đến 2015. Trong đó đã quy hoạch không gian du lịch Tràng An - Tam Cốc- Bích Động - Cố Đô Hoa Lư. Tháng 5 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 10/5/2012 chính thức công nhận 02 di tích quốc gia đặc biệt thuộc khu vực di sản đề cử, đó là: Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Cố đô Hoa Lư (sau đây gọi là Cố đô Hoa Lư); Danh lam thắng cảnh Tràng An - Tam Cốc - Bích Động (sau đây gọi là Tràng An – Tam Cốc – Bích Động), được hợp nhất từ 02 danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc gia trước đó là: Khu Quần thể hang động Tràng An và Khu danh thắng Tam Cốc - Bích Động. Quần thể danh thắng Tràng An bao gồm các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đã được nhận diện, xếp hạng ở cấp quốc gia là: Khu Quần thể hang động Tràng An, Khu di tích lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư, Khu danh thắng Tam Cốc - Bích Động và Khu rừng đặc dụng Hoa Lư tiếp giáp với Khu danh thắng Tam Cốc - Bích Động. Trong đó, Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư (với tổng diện tích 314 ha) được Chính phủ xếp hạng là di tích cấp quốc gia ngay từ đợt xếp hạng di tích đầu tiên của Việt Nam vào năm 1962; Khu danh thắng Tam Cốc - Bích Động (với tổng diện tích 350,3 ha) được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 1994; Khu Quần thể hang động Tràng An (với tổng diện tích 2.133 ha) được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 2011. Trong những năm qua, UBND tỉnh Ninh Bình, Ban Quản lý Tràng An, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố, các nhà đầu tư du lịch đã thực hiện nghiêm túc quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh nói chung và tại Quần thể danh thắng Tràng An nói riêng. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương theo dõi chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch, bảo vệ tài nguyên du lịch, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường ở các khu điểm du lịch trên địa bàn tỉnh và Quần thể danh thắng Tràng An, qua đó đã thu hút được nhiều tổ chức, cá nhân đầu tư vào kinh doanh du lịch.
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1055 1.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG 1.4.1 Những thành công chủ yếu - Về kinh tế: Thời gian qua, Ninh Bình sớm nhận thức được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và xu hướng phát triển của kinh tế du lịch, Ninh Bình đã đề ra chủ trương và các chính sách để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, trong đó Quần thể danh thắng Tràng An là điểm trung tâm kết nối các điểm trong tỉnh và khu vực. Đặc biệt, Quần thể danh thắng Tràng An đã được ghi danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đây là bước khởi đầu quan trọng mở ra thời cơ, thuận lợi mới trong việc phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ của tỉnh Ninh Bình nói riêng, cả khu vực và cả nước nói chung. Trong những năm qua, khách du lịch đến Quần thể danh thắng Tràng An đạt mức tăng trưởng khá nhanh (nếu như năm 2012, số lượt khách đến Ninh Bình đạt 3,7 triệu lượt thì năm 2017 đạt hơn 7 triệu lượt. Qua đó ta có thể thấy được tốc độ tăng của doanh thu từ du lịch năm 2012 đạt hơn 778 tỷ đồng, năm 2017 đạt 2.528 tỷ đồng) Việc đóng góp vào GDP cho tỉnh từ hoạt động du lịch của Quần thể danh thắng Tràng An tăng trưởng đều hàng năm. Cơ sở hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư lớn, đặc biệt là các khu du lịch trọng điểm. Công tác đầu tư và thu hút đầu tư phát triển du lịch đã có bước phát triển vượt bậc. Nguồn nhân lực du lịch tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Cùng với sự chú ý đầu tư cơ sở vật chất cho Quần thể danh thắng Tràng An, xây dựng một số khu, điểm du lịch, tỉnh cũng đã quan tâm thu hút đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú, đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là về cơ sở hạ tầng, trong đó cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy kết nối giữa các tuyến du lịch được đảm bảo, các bãi đỗ xe được mở rộng và nâng cấp, các phương tiện vận chuyển khách đáp ứng đủ về số lượng và chất lương. Số lượng các cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống có sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng. Nhiều nhà hàng, khách sạn được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới đưa vào hoạt động đã đáp ứng được nhu cầu thưởng thức ẩm thực và lưu trú của đối tượng khách du lịch có khả năng thanh toán cao. Những món ăn đặc sản của địa phương đang ngày càng đáp ứng được thị hiếu của du khách. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đã được quan tâm và đạt được những kết quả nhất định. Lực lượng lao động du lịch tăng đều qua các năm, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho phát triển du lịch tại Quần thể danh thắng Tràng An. Các điểm, khu du lịch trong Quần thể danh thắng Tràng An đã được quan tâm đầu tư tôn tạo đặc biệt là cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. - Về xã hội Hoạt động du lịch tại Quần thể danh thắng Tràng An thời gian qua đã mang lại hàng nghìn công ăn việc làm cho người dân địa phương, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Công tác quản lý môi trường, văn hóa, đảm bảo an ninh, an toàn tại các khu điểm du lịch ngày càng được cải thiện. - Về Môi trường sinh thái Ninh Bình đã sớm quan tâm quy hoạch tổng thể và thực hiện nghiêm túc quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình nói chung và một số quy hoạch chi tiết tại một số khu, điểm du lịch của Quần thể danh thắng Tràng An, thu hút được nhiều tổ chức, cá nhân đầu tư vào kinh doanh du lịch. Môi trường, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, các công trình kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng trong Quần thể danh thắng Tràng An được các đơn vị quản lý bảo vệ tương đối tốt; bước đầu đã quan tâm đầu tư, tôn tạo và xây dựng mới một số hạ mục quan trọng. Tuy nhiên một số doanh nghiệp, người dân và khách du lịch chưa có ý thức trong bảo vệ môi trường. Vẫn còn tình trạng gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước.
- 1056 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân. * Những hạn chế Bên cạnh những kết quả quan trọng nêu trên, xét trên quan điểm phát triển bền vững, du lịch Quần thể danh thắng Tràng An còn nhiều vấn đề cần sớm khắc phục như: - Về Kinh tế Hình ảnh du lịch Ninh Bình nói chung và Quần thể danh thắng Tràng An trên thị trường du lịch quốc tế còn khá mờ nhạt. Công tác xúc tiến du lịch, tuyên truyền quảng bá tuy có nhiều cố gắng nhưng còn chưa vươn tới được các thị trường quốc tế trọng điểm. Hiệu quả kinh doanh du lịch của Quần thể danh thắng Tràng An chưa cao. Cơ sở vui chơi giải trí còn nghèo nàn đơn điệu về số lượng và chất lượng. Chưa có các điểm, trung tâm mua sắm ban đêm và phố đi bộ; hàng lưu niệm còn đơn điệu chưa đáp ứng được nhu cầu mua sắm của du khách, chưa phát huy được các sản phẩm, đặc sản địa phương vào làm du lịch. Quy mô các điểm bán hàng chưa lớn, mặt hàng còn nghèo nàn về mẫu mã, chưa tạo được những sản phẩm mang dấu ấn của từng khu, điểm du lịch. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tuy nhiều nhưng lại đang rất thiếu các sản phẩm du lịch mới, đặc trưng, có sức hấp dẫn khách du lịch. Số lượng các đơn vị kinh doanh du lịch có tăng lên nhưng năng lực kinh doanh và chất lượng phục vụ chưa có chuyển biến đáng kể. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và lữ hành có quy mô nhỏ, thiếu vốn để đầu tư mở rộng, trình độ tổ chức quản lý và tính năng động còn hạn chế, thiếu chuyên nghiệp. Tại một số điểm du lịch vẫn còn hiện tượng chèo kéo du khách chụp ảnh, bán hàng rong; công tác vệ sinh, thu gom rác thải đôi khi vẫn chưa kịp thời. Việc ứng xử văn hóa, văn minh trong khu du lịch có lúc còn chưa làm hài lòng du khách. Phương tiện đò vận chuyển còn thô sơ, có nhiều đò chưa đảm bảo về an toàn và vệ sinh cho khách, các trang bị đảm bảo an toàn như phao cứu hộ còn mang tính hình thức. Ý thức về an toàn và văn minh du lịch của người chở đò còn nhiều hạn chế. - Về xã hội Nhận thức của doanh nghiệp cũng như người dân về phát triển du lịch, phát triển du lịch bền vững còn hạn chế. Chính quyền và các doanh nghiệp cũng chưa thật sự chú trọng đến việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương cũng như khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động phát triển du lịch. Công tác quản lý các hoạt động dịch vụ du lịch và các tệ ạn xã hội có nơi, có thời điểm còn chưa tốt, ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, văn hóa, khả năng thu hút khách du lịch tại Quần thể danh thắng Tràng An. - Về môi trường sinh thái Quần thể danh thắng Tràng An chưa được quy hoạch tổng thể để phục vụ nhiệm vụ định hướng phát triển bền vững. Việc đánh giá tác động môi trường của các dự án, xác định và xây dựng kế hoạch bảo vệ các khu vực nhạy cảm về môi trường còn nhiều điểm rất sơ sài. Một số doanh nghiệp và người dân chưa có ý thức trong bảo vệ môi trường. Vẫn còn tình trạng gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước trong quá trình triển khai thực hiện các dự án trong khu vực Quần thể. 1.5 Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững Quần thể danh thắng Tràng An Để du lịch Quần thể danh thắng Tràng An phát triển bền vững theo hướng hiện đại, chất lượng và hiệu quả, bên cạnh việc tích cực bảo tồn, quan tâm giải quyết các yếu tố, sức ép ảnh hưởng tới di sản, chúng ta cần thực hiện tốt một số nhóm giải pháp như sau:
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1057 Thứ nhất, nhóm giải pháp đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển du lịch với phát triển kinh tế Trước hết, cần tập trung xây dựng, nâng cao thương hiệu du lịch Quần thể danh thắng Tràng An và hình ảnh du lịch Ninh Bình trên thị trường bằng chính chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ, sự thân thiện, hiếu khách của người dân địa phương. Đồng thời, tăng cường, phát triển các sản phẩm du lịch theo hướng củng cố, nâng cao chất lượng các sản phẩm; phát triển các sản phẩm du lịch tiềm năng; Nâng cao sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch bằng cách loại bỏ ngay những tour thụ động theo một lộ trình, hoạt động ấn định với các điểm di tích, danh thắng có sẵn kết hợp với các cơ sở lưu trú và nhà hàng thành một chương trình du lịch mà cần phải điều chỉnh, làm mới lại các sản phẩm du lịch truyền thống đã trở nên quá quen thuộc với khách du lịch bằng các tour chủ động cho khách tham gia vào các hoạt động đặc trưng của khu, điểm du lịch khác trên địa bàn tỉnh. - Khai thác triệt để các lợi thế về địa hình, các đặc sản địa phương như quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng, xây dựng và quảng bá thương hiệu những đặc sản của Ninh Bình hay các mặt hàng thủ công truyền thống của địa phương; tổ chức thành lập các khu trung tâm, điểm tập trung hoặc các chợ mua bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của địa phương với các sản phẩm của các địa phương lân cận trong lộ trình tuor du lịch khép kín; đồng thời tổ chức các chương trình du lịch trải nghiệm như loại hình du lịch xe trâu, chèo thuyền, làm đồng... tổ chức các hoạt động, điểm vui chơi, giải trí hấp dẫn, có quy mô, giá cả phù hợp, phủ kín thời gian rỗi của du khách, vừa tăng sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch, vừa tăng chi tiêu của khách, tránh tình trạng “khách du lịch phải đi ngủ sớm”… Việc làm mới này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục thì mới tạo nên sức hấp dẫn mới cho các sản phẩm cũ và kéo dài vòng đời của chúng. - Đầu tư hệ thống nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Khuyến khích và hỗ trợ các nhà hàng sáng tạo các món ẩm thực từ thịt dê mang hương vị riêng có của Ninh Bình. Có giải pháp khôi phục và khuyến khích phát triển các món ăn truyền thống của Ninh Bình. Ngoài ra, về lâu dài cũng cần có chính sách khuyến khích thu hút đầu tư phát triển các nhà hàng phục vụ ẩm thực Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản… để đáp ứng nhu cầu ăn uống của các thực khách quốc tế. Bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát Xẩm, hát Chèo đưa các loại hình nghệ thuật này vào biểu diễn tại các điểm du lịch. Tiếp tục đầu tư xây mới, nâng cấp các tuyến đường nội bộ trong các khu, điểm du lịch với hệ thống biển báo, chỉ dẫn cả nội dung, số lượng và hình thức đẹp, ấn tượng. Ngoài ra, tiếp tục nghiên cứu xây dựng các tuyến giao thông kết nối các khu, điểm du lịch tạo ra các chương trình du lịch liên hoàn, khép kín để tránh lặp lại một cách nhàm chán. Trong đó quan tâm có kế hoạch ưu tiên đầu tư phát triển du lịch vùng đệm Quần thể danh thắng Tràng An như Vân long, Thung Nham, Hồ Đồng chương, Rừng Quốc gia Cúc phương, đặc biệt là vùng ven biển Kim Sơn, lấy Cồn Nổi làm điểm nhấn chính để phát triển loại hình du lịch thăm quan, nghỉ dưỡng biển. - Đầu tư xây mới các trung tâm đón tiếp, giới thiệu quảng bá du lịch, đặc biệt là hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn tại tất cả các khu, điểm du lịch trong Quần thể danh thắng Tràng An, coi đó như là nhiệm vụ trước mắt, cần làm ngay. - Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đảm bảo chất lượng, hiện đại, tiện nghi, đồng bộ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, bao gồm hệ thống khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, cơ sở dịch vụ thông tin, tư vấn du lịch, cơ sở dịch vụ đặt giữ chỗ, đại lý, hướng dẫn, phương tiện và cơ sở dịch vụ phục vụ vận chuyển khách du lịch; cơ sở dịch vụ phục vụ tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao, hội nghị và các mục đích khác. - Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong tỉnh đặc biệt là các khách sạn, nhà hàng và các khu nghỉ dưỡng tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp riêng. - Đổi mới phương thức và phong cách phục vụ, nâng cao trình độ công nghệ phục vụ. Liên tục đào tạo nghiệp vụ kỹ năng theo chuẩn nghề du lịch, nâng cao khả năng ngoại ngữ cho lao động trong các cơ sở lưu trú, nhà hàng du lịch. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa, tin học hóa vào kinh doanh và phục vụ du lịch, đẩy mạnh việc tham gia vào hệ thống đặt buồng và thanh toán quốc tế của các cơ sở lưu trú.
- 1058 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION - Quy hoạch xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị, các điểm mua sắm, chợ đêm, phố đi bộ. Thu hút, khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống nhà hàng đạt chuẩn, khu ẩm thực cao cấp, các siêu thị, các trung tâm hội nghị, triển lãm, trung tâm biểu diễn nghệ thuật truyền thống như múa rối nước, hát Xẩm, hát Chèo... Đầu tư nâng cấp hệ thống các bảo tàng đủ điều kiện, tiện nghi để có thể tham gia phục vụ khách du lịch. Đặc biệt là bảo tàng tỉnh và bảo tàng tại khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư cần đa dạng hóa và nâng cao chất lượng bảo tàng với tư cách như là một “điểm du lịch” trong hành trình du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử của Ninh Bình. - Thu hút mạnh đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực khách sạn, tổ hợp khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khuyến khích các thương hiệu khách sạn nổi tiếng đến đầu tư và tham gia quản lý khách sạn. Đồng thời, tăng cường quản lý chặt chẽ các nhà hàng du lịch, quản lý tốt về an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo trình độ nghiệp vụ phục vụ. - Chuẩn hóa phương tiện vận chuyển phục vụ du lịch, đảm bảo chất lượng, có sự quản lý theo hệ thống. Đặc biệt, là dịch vụ vận chuyển bằng đò, là một trong những loại hình vận chuyển chủ yếu và đặc trưng tại các điểm du lịch ở Quần thể danh thắng Tràng An. Do đó, cần có sự nghiên cứu và thiết kế các mẫu thuyền đẹp, an toàn, phù hợp với từng địa danh, tránh sự trùng lắp như hiện nay. - Xây dựng thương hiệu điểm đến; đổi mới các nội dung thông tin quảng bá về điểm đến, nghiên cứu xây dựng các ấn phẩm, tài liệu thông tin phù hợp với nhu cầu tìm kiếm thông tin của từng thị trường hay đối tượng xúc tiến. Tránh việc sử dụng chung các ấn phẩm, tài liệu quảng bá này cho tất cả các thị trường như hiện nay. Trước khi xây dựng, thiết kế ấn phẩm cần nghiên cứu các yếu tố tâm lý, điều kiện, đặc điểm thị trường đưa ra những hình ảnh, thông điệp quảng cáo phù hợp. Sử dụng các ấn phẩm và tài liệu đa dạng cùng với cách thức cung cấp, phân phối ấn phẩm theo nhiều cấp độ và địa điểm khác nhau. Tăng cường quảng cáo hình ảnh du lịch Quần thể danh thắng Tràng An, các sản phẩm và tour du lịch mới lồng ghép với du lịch Ninh Bình trên các phương tiện quảng cáo của Trung ương và các kênh truyền hình có uy tin trên thế giới. Trong đó cần tận dụng kết hợp các hình thức quảng cáo đa phương tiện, như truyền hình, phim ảnh và tiếp thị trên mạng internet. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về quảng bá du lịch Quần thể danh thắng Tràng An bằng chính chất lượng dịch vụ và sự hiếu khách của người dân, nhất là sự tận tình, có kỹ năng chuyên nghiệp và biết ngoại ngữ của những người dân vừa lái đò vừa tham gia trực tiếp làm du lịch. Vì việc xúc tiến quảng bá du lịch tốt phải từ nhận thức của người dân. Thứ hai, nhóm giải pháp đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển du lịch với giải quyết các vấn đề xã hội - Tập trung xây dựng lực lượng lao động ngành du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng yêu cầu xã hội. Cần rà soát lại các cơ sở đào tạo về du lịch trên địa bàn tỉnh. Tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy đồng bộ, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên tại các cơ sở đào tạo nhằm đảm bảo yêu cầu cho phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh. Nâng cao năng lực các cơ sở đào tạo về du lịch nhằm đảm bảo yêu cầu chung về nội dung đào tạo, trình độ đào tạo. Chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, thông qua việc cần tiến hành điều tra, thống kê, phân tích lao động trong Quần thể danh thắng Tràng An nói riêng và ngành du lịch Ninh Bình nói chung để xác định nhu cầu đào tạo. Căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức lao động cần thiết để đáp ứng nhu cầu tại Quần thể danh thắng Tràng An và của ngành du lịch Ninh Bình xây dựng kế hoạch và lộ trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch theo từng giai đoạn 2015 -2020 và 2020 - 2030. Trước hết tỉnh cần có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo cho các lĩnh vực còn đặc biệt yếu kém như ngoại ngữ, lễ tân, buồng, bàn, bar, kỹ thuật chế biến món ăn, thuyết minh viên, hướng dẫn viên, chụp ảnh, vận chuyển khách. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch mở các lớp đào tạo cho cán bộ nhân viên.
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1059 - Đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục ý thức cộng đồng cho nhân dân, đặc biệt là cư dân trực tiếp tham gia các hoạt động liên quan đến du lịch trong các khu du lịch trọng điểm tại Quần thể danh thắng Tràng an và các vùng đệm của quần thể về văn hóa giao tiếp, văn minh du lịch, có thái độ ân cần niềm nở, tạo ấn tượng tốt đẹp đối với du khách, gìn giữ môi trường du lịch. Cần giúp người dân hiểu rằng, phát triển du lịch là làm lợi cho nhiều ngành dịch vụ có liên quan, cho khu du lịch và cho từng người dân trong khu vực. Đồng thời, Đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng quy hoạch phát triển du lịch. Chia sẻ lợi ích từ nguồn thu du lịch để hỗ trợ phát triển cộng đồng. Đảm bảo sự tham gia giám sát của cộng đồng trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển du lịch. Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả, vai trò quản lý của các cơ quan nhà nước trong phát triển du lịch; tiếp tục xây dựng các quy định và có các chế tài đủ mạnh để răn đe, xứ lý những hành vi vi phạm văn hóa du lịch, các tai tệ nạn xã hội trong khu du lịch để đảm bảo môi trường du lịch phát triển bền vững. Thứ ba, nhóm giải pháp đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển du lịch với bảo vệ môi trường sinh thái - Cần khẩn trương đẩy nhanh xây dựng quy hoạch tổng thể du lịch và thực hiện nghiêm túc quy hoạch tổng thể du lịch Quần thể danh thắng Tràng An. - Bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch, tổ chức kiểm kê đa dạng sinh học. Thiết lập mạng lưới quản lý thông tin, xây dựng ngân hàng dữ liệu về đa dạng sinh học một cách khoa học. Tổ chức đào tạo, tập huấn đa dạng sinh học. Xây dựng hệ thống văn bản pháp quy có các chế tài nghiêm minh để xử lý các đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành có hành vi vi phạm tại các khu bảo tồn. Khuyến khích, hỗ trợ, đồng thời kêu gọi các cá nhân, tổ chức, chuyên gia trong nước và quốc tế tham gia nghiên cứu khoa học cơ bản. Khuyến khích các dự án đầu tư phát triển du lịch có những cam kết cụ thể về bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch. Phát triển các chính sách tiêu thụ xanh có ý nghĩa với môi trường, quản lý tốt nguồn năng lượng, tiết kiệm nước và quản lý chất thải. Xây dựng một chương trình về nâng cao ý thức của cộng đồng địa phương trong việc gìn giữ, tôn tạo các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn - Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt động bảo vệ môi trường. Nâng cao nhận thức về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho khách du lịch và cộng đồng dân cư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, banner, áp phích. Tổ chức các lớp tập huấn về du lịch sinh thái, hình thành đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sinh thái thông thạo địa hình, có kiến thức về sự đa dạng của các loại động thực vật trong khu vực bảo tồn, hiểu biết về các phương pháp, các nguyên tắc bảo vệ môi trường, tài nguyên. Phối hợp, lồng ghép đào tạo và giáo dục về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch trong chương trình giảng dạy của hệ thống đào tạo các cấp về du lịch. Trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường, các biện pháp ứng cứu trong trường hợp xảy ra sự cố môi trường. Cần có chế tài xử lý đối với các công trình xây dựng tại các khu, điểm du lịch; Yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng các báo cáo đánh giá tác động môi trường; Áp dụng tiêu chuẩn xanh để đánh giá việc bảo vệ môi trường sinh thái đối với các khách sạn, đơn vị du lịch; Xây dựng nội quy bảo vệ môi trường phù hợp đặc thù của khu bảo tồn, điểm du lịch; Xây dựng các nguyên tắc tham quan, bảo vệ tài nguyên phù hợp với từng điểm du lịch sinh thái; Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm bảo vệ môi trường du lịch.
- 1060 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Quản lý Danh thắng Tràng An tỉnh Ninh Bình (từ năm 2008 – 2014), Báo cáo tổng kết Công tác quản lý Quần thể danh thắng Tràng An tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình. 2. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Bình (2013), Phát triển bền vững du lịch Ninh Bình. Công ty TNHH TM&DV Hà Phương. 3. Cục Thống kê Ninh Bình (từ 2005 đến 2017), Niêm giám Thống kê tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình. 4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình (từ năm 2000 – 2014), Báo cáo tổng kết Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình. 5. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Hà Nội. 6. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 82/2003/QĐ-TTg ngày 29/04/2003 về việc phê duyệt quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử - văn hoá Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Hà Nội. 8. Tỉnh ủy Ninh Bình (2009), Nghị quyết số 15/NQ-TƯ ngày 13/7/2009 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Ninh Bình. 9. UBND tỉnh Ninh Bình (từ 2005 đến 2014), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình. 10. UBND tỉnh Ninh Bình (2009), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, Ninh Bình. 11. UBND tỉnh Ninh Bình (2006), Định hướng chiến lược Phát triển bền vững tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2006 - 2010 về đến năm 2020 (Văn kiện Chương trình Nghị sự 21), Ninh Bình. 12. UBND tỉnh Ninh Bình (2007), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch từ năm 2007 đến năm 1015, tầm nhìn đến năm 2020, Ninh Bình.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số, khai thác giá trị di sản, phục vụ phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam - Hội thảo du lịch Quốc gia
742 p | 17 | 9
-
Khai thác di sản văn hóa phi vật thể trong phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Tây Ninh
12 p | 6 | 3
-
Ảnh hưởng của các đặc điểm nhân khẩu học đến phát triển du lịch bền vững: Trường hợp huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
21 p | 18 | 3
-
Tài liệu giảng dạy môn Phát triển du lịch bền vững - Trường Cao đẳng Công nghệ TP. HCM
49 p | 3 | 2
-
Chiến lược phát triển du lịch bền vững Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp tại thành phố Đà Nẵng
11 p | 7 | 2
-
Nghiên cứu chính sách và định hướng phát triển du lịch bền vững tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
8 p | 13 | 2
-
Diễn giải di sản và phát triển du lịch bền vững
12 p | 9 | 2
-
Cảnh quan văn hóa trong phát triển du lịch bền vững một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại Việt Nam
13 p | 11 | 2
-
Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong việc chuyển đổi số để phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Long An
17 p | 2 | 1
-
Phát triển du lịch bền vững thích ứng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
12 p | 4 | 1
-
Liên kết phát triển du lịch bền vững các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên
6 p | 2 | 1
-
Văn hóa Halal trong phát triển du lịch bền vững tại cộng đồng người chăm ở tỉnh An Giang
6 p | 1 | 1
-
Các yếu tố tác động đến thái độ của khách du lịch đối với sự phát triển du lịch bền vững
9 p | 10 | 1
-
Sản phẩm du lịch làng ven biển Gò Cỏ (Quảng Ngãi) dưới góc nhìn phát triển du lịch bền vững
12 p | 10 | 1
-
Khai thác giá trị ẩm thực phục vụ phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Hà Giang trong bối cảnh hội nhập
10 p | 7 | 1
-
Du lịch tình nguyện - Hướng phát triển du lịch bền vững
13 p | 6 | 1
-
Lễ hội văn hóa với sự phát triển du lịch bền vững ở Bình Dương trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư
9 p | 9 | 0
-
Phát triển du lịch bền vững huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên: Thực trạng và giải pháp
5 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn