intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển du lịch sinh thái bền vững tại thành phố Phú Quốc

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Phát triển du lịch sinh thái bền vững tại thành phố Phú Quốc" trình bày rõ làm thế nào thúc đẩy tốt hơn sự phát triển du lịch sinh thái tại Phú Quốc bền vững từ nay đến năm 2030 là rất quan trọng, cấp bách, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững biển, đảo và tăng cường quản lý về bảo vệ và phát triển rừng, khu bảo tồn, tài nguyên du lịch một cách hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển du lịch sinh thái bền vững tại thành phố Phú Quốc

  1. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ PHÚ QUỐC Từ Ánh Nguyệt, Nguyễn Chí Công Tóm tắt: Ngành du lịch Kiên Giang đã và đang nhận được sự quan tâm của Trung ương và địa phương trong đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngày kinh tế mũi nhọn và bền vững thực hiện mục tiêu trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030” đã đưa ra. Trong đó, chú trọng nỗ lực phát triển du lịch Phú Quốc thành trung tâm kinh tế du lịch, dịch vụ du lịch sinh thái biển, đảo đặc sắc, chất lượng cao của quốc gia và quốc tế đã đạt được một số kết quả, tuy nhiên chưa thật sự tương xứng với tiềm năng và lợi thế của du lịch Phú Quốc để phát triển bền vững. Đây chính là hạn chế chủ yếu của phát triển du lịch tại thành phố Phú Quốc thời gian qua. Do đó, bài viết trình bày rõ làm thế nào thúc đẩy tốt hơn sự phát triển du lịch sinh thái tại Phú Quốc bền vững từ nay đến năm 2030 là rất quan trọng, cấp bách, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững biển, đảo và tăng cường quản lý về bảo vệ và phát triển rừng, khu bảo tồn, tài nguyên du lịch một cách hiệu quả. Từ khóa: Du lịch sinh thái, phát triển bền vững, thành phố Phú Quốc. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kiên Giang được thiên nhiên ưu đãi tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú với 200 km bờ biển, hơn 145 hòn đảo lớn nhỏ và 5 quần đảo, có rừng, đồi núi, khu dự trữ sinh quyển Thế giới với diện tích 1,1 triệu ha đã được UNESCO công nhận... Thành phố Phú Quốc là thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam có bờ biển trải dài từ phía Bắc đến phía Nam, gồm 27 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất. Với điều kiện tự nhiên đa dạng nhiều điểm đến đẹp, độc đáo với nhiều danh lam, thắng cảnh đã được bình chọn trong danh sách những địa điểm đẹp nhất thế giới, nhiều di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng... là thành phố biển đảo có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch, đặc biệt là sẽ trở thành một trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, có sức hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế. Thời gian qua, thành phố Phú Quốc đã không ngừng nỗ lực phát triển ngành du lịch, chú trọng đầu tư, khai thác các thế mạnh để phát triển ngành du lịch đã đạt một số kết quả đáng khích lệ và đang trở thành thương hiệu nổi tiếng, hấp dẫn hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước đến mỗi năm. Tuy nhiên, những kết quả đạt được mà hoạt động du lịch đem lại thật sự chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của du lịch Phú Quốc, chưa phát triển bền vững. Do đó, việc phát triển du lịch sinh thái thành phố Phú Quốc theo hướng bền vững là cấp thiết và là một trong những trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, mang lại nguồn thu đáng kể góp phần phát triển kinh tế địa phương và quốc gia, làm cho đời sống văn hóa - xã hội địa phương ngày
  2. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 311 càng nâng cao, văn minh hơn; nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tầng lớp về văn hóa, truyền thống dân tộc, bảo vệ tài nguyên tự nhiên và môi trường sinh thái. Nội dung chủ đề nghiên cứu này trình bày tổng quan, phương pháp nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái Phú Quốc trên quan điểm phát triển bền vững, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch sinh thái Phú Quốc theo hướng bền vững từ nay đến năm 2030. 2. TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Một số vấn đề lý luận Từ những năm 80, chính thức được đưa ra tại Hội nghị của Ủy ban Thế giới về Phát triển và Môi trường (WCED) nổi tiếng với tên gọi Ủy ban Brundtlant, năm 1987: “Phát triển bền vững được hiểu là hoạt động phát triển kinh tế nhằm đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Khoản 14 Điều 3 Luật Du lịch năm 2017 quy định: “Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai”. Các khái niệm có tính tổng quát, nêu bật những yêu cầu và mục tiêu quan trọng nhất của phát triển du lịch bền vững, phù hợp với điều kiện và tình hình Việt Nam. Phát triển du lịch bền vững tập trung vào ba nội dung cơ bản: kinh tế bền vững, xã hội bền vững và môi trường bền vững. Thuật ngữ du lịch sinh thái (DLST), trong tiếng Anh là ecotourism. Trong khoảng thời gian nửa cuối những năm 70 và giữa những năm 80 của thế kỷ XX, khái niệm DLST được đề cập đến như là du lịch “trách nhiệm”, “bền vững”, “bảo tồn”. Năm 1990, DLST đã trở thành khái niệm mới về loại hình du lịch có trách nhiệm với xã hội và môi trường. Hiệp hội Du lịch Sinh thái Quốc tế - TIES (The International Ecotourism Society) định nghĩa về DLST cùng với 08 nguyên tắc của DLST. Định nghĩa mới 2015 được nêu: “DLST là du lịch có trách nhiệm tới các khu vực tự nhiên nơi lưu giữ bảo tồn môi trường tự nhiên, đảm bảo phát triển thịnh vượng bền vững của người dân địa phương và có các hoạt động liên quan đến giáo dục và có nhiệm vụ diễn giải”. Khoản 16 Điều 3 Luật Du lịch năm 2017 quy định: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường”. Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), DLST được phát triển một cách rộng rãi trên thế giới và được coi là “loại hình du lịch của tương lai” khai thác DLST nhưng vẫn giữ gìn, bảo tồn và phát huy được những giá trị bền vững.
  3. 312 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... DLST đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động của Vườn Quốc gia, khu bảo tồn rừng, biển, đảo. Phát triển DLST bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tài nguyên tự nhiên và gắn với bản sắc văn hoá địa phương, với sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, quan tâm đến các lợi ích kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao mức sống và đời sống văn hóa tinh thần, phúc lợi cho cộng đồng; duy trì các giá trị văn hoá bản địa nhưng phải đảm bảo sự đóng góp về bảo tồn, tôn tạo các nguồn tài nguyên văn hóa và thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, thống kê của các cơ quan Nhà nước; các số liệu báo cáo có liên quan đến vấn đề nghiên cứu cụ thể như: Quyết định phê duyệt các công trình dự án, đề tài, kế hoạch, chương trình; các số liệu thống kê, báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, du lịch,... và một số chỉ tiêu khác có liên đến phát triển DLST bền vững. 2.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu, trong bài nghiên cứu DLST bền vững liên quan đến tài nguyên du lịch, các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường. 2.2.3. Phương pháp thống kê Phương pháp thống kê là phương pháp nghiên cứu những vấn đề định lượng trong mối quan hệ về mặt định tính của các hiện tượng và quá trình, được thực hiện trong việc đánh giá hiện trạng tài nguyên du lịch, sản phẩm, dịch vụ du lịch, thực trạng kết quả hoạt động du lịch. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở thành phố Phú Quốc Thành phố Phú Quốc nằm tại vùng biển phía Tây Việt Nam thuộc tỉnh Kiên Giang, có tọa độ địa lý từ 9°23’50” đến 10°32’30” vĩ độ Bắc và 103°15’ đến 104°40’ kinh độ Đông. Với vị trí trung tâm vùng Đông Nam Á, có diện tích 567 km2, gồm khoảng 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất. Ngày 09/12/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội ban hành Nghị quyết số 1109/NQ-UBTVQH14 thành lập thành phố Phú Quốc và các phường thuộc thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Với khí hậu ôn hòa của miền nhiệt đới quanh năm nóng ẩm nên Phú Quốc có
  4. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 313 nguồn tài nguyên đa dạng của sinh thái rừng nhiệt đới, tổng diện tích rừng đặc dụng, phòng hộ do VQG Phú Quốc quản lý hiện nay là 36.409,34 ha, trong đó: Rừng đặc dụng: 29.596,25 ha; Rừng phòng hộ: 6.813,09 ha. Phú Quốc có Khu bảo tồn biển với diện tích 28.441,9 ha, rất đa dạng về hệ sinh thái, tài nguyên sinh vật ở vùng đất ngập nước ven biển và biển, đặc biệt là san hô và thảm cỏ biển. Thành phố Phú Quốc có nguồn tài nguyên du lịch vô cùng phong phú với địa hình đồi núi, có 99 ngọn núi mang đến nét đẹp hoang sơ, bờ biển dài và đẹp như: Bãi Sao, bãi Khem, bãi Trường,... cùng với suối Tranh, suối Đá Bàn, và quần đảo An Thới, Thổ Chu gồm nhiều hòn đảo lớn nhỏ như: Hòn Thơm, hòn Mây Rút, hòn Móng Tay, hòn Gầm Ghì,… Bên cạnh đó, Phú Quốc là nơi có bề dày về lịch sử - văn hóa bản địa, gồm: 01 di tích cấp quốc gia hạng đặc biệt (DTLS Trại giam Phú Quốc), 02 di tích thắng cảnh cấp tỉnh: DTTC Khu bảo tồn biển Phú Quốc, DTTC Dinh Cậu và 01 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh DTLSVH Đình Nguyễn Trung Trực, và nhiều di tích cấp tỉnh… Đây là những tiềm năng để phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái. 3.2. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái bền vững ở thành phố Phú Quốc Với lợi thế về tài nguyên du lịch, nhận được những ưu đãi từ cơ chế đặc thù và thu hút được các nhà đầu tư, Phú Quốc hiện đang trở thành đô thị du lịch biển hấp dẫn trong khu vực, cũng đã và đang phát triển loại hình du lịch sinh thái qua việc tận dụng khai thác tiềm năng sinh thái cảnh quan tự nhiên, đa dạng tài nguyên văn hoá địa phương. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước luôn xác định mục tiêu đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xác định phát triển du lịch bền vững, do đó du lịch Phú Quốc đã đạt những thành tựu đáng kể thông qua tình hình hoạt động kinh doanh của Phú Quốc trong thời gian qua: Năm 2023, toàn tỉnh Kiên Giang ước đón 8.534.993 lượt khách, trong đó khách quốc tế đón 573.272 lượt, doanh thu đạt 17.479 tỷ đồng. Riêng Phú Quốc đã ước đón 5.583.434 lượt khách, trong đó khách quốc tế đón 555.123 lượt, doanh thu đạt 14.772 tỷ đồng (có phụ lục kèm theo). Qua số liệu trên cho thấy số lượng khách du lịch và tổng thu từ du lịch Phú Quốc khá cao, nhất là lượt khách quốc tế chiếm khoảng 97% lượt khách quốc tế đến Kiên Giang, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình hình dịch bệnh Covid-19 từ năm 2020 đến nay du lịch Phú Quốc đã và đang từng bước phục hồi và phát triển, đánh dấu sự phát triển trong tương lai. Hệ thống cơ sở kinh doanh du lịch của Phú Quốc phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng, năm 2023 tổng số cơ sở lưu trú du lịch đang hoạt động trên địa bàn là 480 cơ sở với 26.623 phòng, trong đó được xếp hạng 3-5 sao 31 cơ sở với 13.335
  5. 314 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... phòng với các cơ sở lưu trú du lịch chất lượng cao tầm cỡ quốc tế1, các đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn gia tăng nhanh, năm 2023 có 88 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó 43 doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế (có phụ lục kèm theo). Tổng số lao động hiện nay trong các khu, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khoảng 45.000 lao động, trong đó bao gồm cả chuyên gia nước ngoài. Hoạt động kinh doanh du lịch từng bước được phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong nước và quốc tế, góp phần tạo hình ảnh tốt về du lịch Phú Quốc và khẳng định được thương hiệu du lịch của Phú Quốc. Du lịch Phú Quốc đến nay có 274 dự án đầu tư du lịch, tổng diện tích 9.395 ha và tổng vốn đầu tư là 367.759 tỷ đồng (có phụ lục kèm theo), đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch của thành phố cơ bản hoàn chỉnh, các khu, điểm du lịch được hình thành và phát triển2, các di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh được xây dựng, trùng tu, tôn tạo như: Dinh Cậu, di tích nhà tù Phú Quốc, chùa Hộ Quốc… Sản phẩm du lịch sinh thái từng bước đa dạng hóa và khai thác khá hiệu quả các tuyến du lịch, đầu tư xây dựng các điểm du lịch sinh thái dọc theo bờ biển Gành Dầu, Bãi Dài, Cửa Cạn, Bãi Thơm, Bãi Sao, Bãi Vòng, Vịnh Đầm, Bãi Trường,… phát triển các khu hỗn hợp du lịch kết hợp du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu về sinh vật biển, tham quan, du lịch nghỉ dưỡng và mua sắm, nông nghiệp, thủy sản3 phục vụ khách. Phú Quốc có đường giao thông nội đảo thuận lợi đều được nhựa hóa, bê tông hóa; một số tuyến đường có quy mô đầu tư lớn như đường trục chính Nam - Bắc đảo Phú Quốc và các tuyến đường quốc tế như cảng biển Bãi Vòng, An Thới, Cảng Đá Chồng và Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc dễ dàng giao thương tiếp cận với khu vực và thế giới; hoàn thành Dự án cáp ngầm 110 kV xuyên biển Hà Tiên - Phú Quốc, cung cấp điện đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và kinh doanh từ hệ thống điện quốc gia. Nước ngầm khai thác đảm bảo phục vụ cho người dân và kinh doanh; việc xử lý nước thải, hệ thống thoát nước chung luôn được ưu tiên cải tạo, nâng cấp. Công tác bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên biển và vệ sinh môi trường luôn được quan tâm chú trọng, nhất là bảo tồn của Vườn quốc gia Phú Quốc và Khu bảo tồn thiên Accor, JW Marriott, Melia, Best Western, Sun group, Vin group, Hyatt, InterContinental, Movenpick…. 1 Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, Cảng biển hành khách quốc tế Dương Đông, Vinpearl Phú Quốc, 2 Vườn thú Safari Phú Quốc, Khu nghỉ dưỡng cao cấp Bãi Khem, Cáp treo Hòn Thơm Phú Quốc vượt biển dài nhất thế giới, Casino Phú Quốc... Khu hỗn hợp du lịch kết hợp sản xuất ngọc trai của Công ty TNHH MTV Ngọc trai Biển Phú Quốc; Khu 3 Thương mại dịch vụ và Giải trí Long Beach Pearl Gems Galary của Công ty cổ phần Ngọc trai Biển Phú Quốc; Khu hỗn hợp du lịch và trung tâm giống thủy sản Phú Quốc của Công ty cổ phần thực phẩm Bim; Bảo vệ gây trồng rừng, Bảo tồn tài nguyên biển, san hô kết hợp Du lịch sinh thái của Công ty cổ phần Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Phú Quốc.
  6. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 315 nhiên, phát huy tối đa tiềm năng lợi thế đặc trưng về tự nhiên, yếu tố con người, xã hội, lịch sử văn hóa; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; các lĩnh vực văn hóa - xã hội phát triển, an ninh chính trị được giữ vững, quốc phòng được củng cố, vững chắc. Nhiều cơ chế chính sách đặc thù ưu đãi phát triển du lịch và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được ban hành1 tạo thuận lợi để phát huy tiềm năng lợi thế phát triển DLST của Phú Quốc. Do đó, trong thời gian vừa qua và sắp tới tập trung đẩy mạnh hơn nữa đầu tư nguồn lực phát triển DLST. Đây cũng là xu hướng chung về phát triển du lịch bền vững. Thành phố Phú Quốc cơ bản đạt được mục tiêu trở thành Trung tâm DLST biển - đảo với các hình thức dịch vụ chất lượng cao có tầm cỡ trong khu vực theo Quyết định số 178/QĐ-TTg, phát triển đa dạng các loại hình du lịch, thể thao và vui chơi giải trí phức hợp cao cấp (khu du lịch phức hợp, casino...) thu hút lượng lớn khách du lịch, nhất là khách quốc tế. Mặc dù, có những thành tựu khá nổi bật nêu trên nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế, cản trở nhất định đối với phát triển du lịch sinh thái của thành phố Phú Quốc cụ thể: Các cơ chế, chính sách hiện đang áp dụng chưa đủ mạnh, đồng bộ, thiếu cơ chế thu hút đầu tư phát triển hạ tầng du lịch chất lượng cao, chưa tạo được bước đột phá để thu hút và phát triển; việc quy hoạch chuyên ngành cập nhật mới còn chậm; hiệu quả hoạt động xúc tiến quảng bá phát triển thương hiệu du lịch, thu hút nguồn lực đầu tư để phát triển sản phẩm du lịch sinh thái chất lượng và sức cạnh tranh cao, vừa bảo vệ, bảo tồn và phát triển các giá trị tại Vườn Quốc gia và khu bảo tồn còn hạn chế. Chất lượng nguồn lao động du lịch của thành phố chưa thật sự cao, một số khu, cơ sở thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, dịch vụ phục vụ chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Chưa khai thác hiệu quả các giá trị tài nguyên thiên nhiên biển, bản sắc văn hóa của địa phương, di tích văn hóa lịch sử, ngành nghề, làng nghề truyền thống đã và đang có thể bị ô nhiễm, mai một,... Vì vậy, việc khai thác, bảo tồn và phát triển các giá trị tài nguyên du lịch còn chậm, thiếu bền vững. Do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan, từ công tác quản lý nhà nước của các cấp, các ngành chưa phát huy đầy đủ; nhận thức của cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư còn hạn chế, phương pháp kinh doanh chưa chuyên nghiệp; kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch chưa đáp ứng tương xứng với tiềm năng, lợi thế phát triển DLST; vấn đề ô nhiễm môi trường các điểm du lịch, bãi biển vẫn còn do hạn chế về công tác rà soát phát triển đảm bảo quy định môi trường, một số tài nguyên du lịch tự nhiên, các giá trị văn hóa; việc liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong nước và ngoài nước còn mang tính hình thức... Quyết định số 767/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch 1 chung thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2040.
  7. 316 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... 3.3. Một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững ở thành phố Phú Quốc 3.3.1. Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái rừng, biển, đảo Nghiên cứu khai thác phát triển sản phẩm du lịch, trải nghiệm mới kết hợp phát triển du lịch sinh thái dựa vào thiên nhiên, gìn giữ văn hóa bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, khám phá gắn phát triển kinh tế - xã hội và có trách nhiệm hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn môi trường thiên nhiên, các giá trị văn hóa của cộng đồng. Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch thông qua việc triển khai thực hiện hiệu quả các đề án đã được phê duyệt1. Xúc tiến công tác lập và triển khai thực hiện đề án “Xây dựng Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển, đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế” từ đó xây dựng tiêu chí xác định sản phẩm du lịch cao cấp, sản phẩm thông thường và quản lý theo hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. 3.3.2. Giải pháp về quản lý phát triển du lịch sinh thái Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch. Phát huy cơ chế phối hợp liên ngành, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và dân cư địa phương, khách du lịch về xây dựng, phát triển DLST. Đồng thời, thường xuyên tuần tra, kiểm soát, kiểm tra và xử lý nghiêm kịp thời các vi phạm không chấp hành đúng quy định pháp luật làm ảnh hưởng chất lượng dịch vụ du lịch, DLST. Cụ thể hoá tổ chức thực thi, nâng cao chất lượng công tác hoạch định chính sách, đổi mới tư duy về quản lý và phát triển DLST dựa trên quy hoạch tổng thể, tích hợp. Cần kết hợp giữa quản lý ở thực địa với phát triển sử dụng công nghệ theo dõi, quản lý, giám sát diễn biến tài nguyên rừng, biển, đảo theo thời gian và không gian, xây dựng trung tâm lưu trữ cơ sở dữ liệu về tài nguyên thiên nhiên của cả 3 hệ sinh thái: rừng, đất ngập nước, biển. Đề án cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn tỉnh 1 Kiên Giang; Đề án phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án phát triển các ngành nghề truyền thống gắn với du lịch tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1108/ QĐ-UBND ngày 27/4/2023 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, phòng hộ giai đoạn 2021-2030 của vườn quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; Quyết định số 414/QĐ-UBND ngày 11/02/2022 về Phê duyệt đề cương và dự toán lập Đề án tổng thể phát triển DLST, nghỉ dưỡng, giải trí trong Khu BTB Phú Quốc giai đoạn đến năm 2030.
  8. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 317 3.3.3.Giải pháp về bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái, đa dạng sinh học, và thích ứng với biến đổi khí hậu Khai thác phát triển sản phẩm dịch vụ DLST chú trọng việc bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên sinh vật, hệ sinh thái, nhất là VQG Phú Quốc là khu vực có ngập nước khai thác phục vụ phát triển du lịch chủ yếu là tài nguyên, môi trường thiên nhiên nên dễ chịu tác động của thời tiết, khí hậu thời điểm hiện tại và tương lai, nhằm phục vụ cho hoạt động du lịch phát triển bền vững, lâu dài. Tăng cường thực hiện tốt các quy định pháp luật tại Khu Bảo tồn biển Phú Quốc đối với hoạt động du lịch và thực hiện tốt trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và bảo tồn biển. Sử dụng các nguồn tài nguyên như điện, nước một cách hiệu quả, tiết kiệm. Chú trọng sử dụng các loại năng lượng tái tạo, năng lượng xanh nhằm bảo vệ môi trường và tạo sự khác biệt, điểm nhấn cho hoạt động DLST. Ưu tiên sử dụng và tiêu thụ nông sản, thực phẩm do cộng đồng địa phương sản xuất để phục vụ khách, tạo tính bền vững cho hoạt động DLST phát triển trên cơ sở không làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và tài nguyên rừng, biển, góp phần tích cực vào nỗ lực giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng đến du lịch. Xây dựng điểm đến xanh với môi trường du lịch xanh, bền vững. Tổ chức các tour chương trình du lịch theo chủ đề, nhấn mạnh đến công tác giáo dục môi trường, diễn giải môi trường nhằm nêu cao vai trò của rừng và trách nhiệm của tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch, khách du lịch và cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ tài nguyên rừng, biển đảo. Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch sinh thái cùng chia sẻ lợi ích và trách nhiệm trong việc khai thác tài nguyên phục vụ phát triển. 3.3.4.Giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch sinh thái Mở rộng đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội chung giao thông, tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng, nhất là đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng đến các khu, điểm du lịch. Nâng cấp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; ưu tiên các danh mục cho phát triển dịch vụ DLST chất lượng cao, tăng cường huy động nguồn lực xã hội, lựa chọn các nhà đầu tư uy tín, giàu kinh nghiệm trong việc phát triển hoạt động dịch vụ sinh thái để thu hút khách du lịch đến trải nghiệm và chi tiêu nhiều hơn. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch: đào tạo và có chính sách thu hút, giữ chân đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ công tác du lịch về kiến thức quản lý, chuyên môn nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ bảo đảm về chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển thời gian tới. Ưu tiên sử dụng và đào tạo người địa phương tham gia các hoạt động DLST.
  9. 318 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... 3.3.5. Giải pháp về công tác xúc tiến quảng bá, đầu tư du lịch và chuyển đổi số Nghiên cứu thị trường khách để khai thác và phát triển hiệu quả sản phẩm, dịch vụ DLST. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá, giới thiệu sản phẩm dịch vụ DLST với các sáng kiến, ý tưởng xúc tiến quảng bá mới, tạo môi trường kinh doanh du lịch thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia. Phát huy sức mạnh của truyền thông và tăng cường quảng bá trên mạng xã hội: hỗ trợ các đoàn làm phim, hiệu ứng của những người nổi tiếng có sự ảnh hưởng (các KOL, nghệ sĩ),… để tạo sự chú ý và biết đến du lịch Phú Quốc nhằm quảng bá những hình ảnh, thương hiệu DLST. Chú trọng liên kết hợp tác quốc tế trong việc kết nối các tuyến du lịch theo đường hàng không, đường biển. Tăng cường về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong việc xây dựng phát triển sản phẩm DLST và phục vụ cho hoạt động xúc tiến, quảng bá điểm đến du lịch: tích hợp cơ sở dữ liệu về sản phẩm dịch vụ DLST; triển khai ứng dụng rộng rãi công nghệ trong thanh toán dịch vụ, sử dụng công nghệ tự động hóa trong cung cấp dịch vụ; xây dựng hệ thống diễn giải mã hóa (QR code) để diễn giải và hệ thống giám sát bằng camera dọc các tuyến, điểm du lịch, đảm bảo việc hướng dẫn và giám sát thường xuyên khách du lịch được an toàn; thực hiện dữ liệu mở bổ sung thông tin du lịch trên Google map, công nghệ thực tế ảo cung cấp nhiều thông tin du lịch, làm tăng tính hấp dẫn, thu hút khách du lịch và nhà đầu tư trong hoạt động chuyển đổi số. 3.3.6. Giải pháp về cơ chế chính sách và đầu tư Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển DLST; chủ động nghiên cứu đề xuất xây dựng, điều chỉnh cơ chế chính sách, khung pháp lý liên quan đến phát triển dịch vụ DLST đặc thù có tính vượt trội của vùng biển đảo và các thủ tục hành chính để chủ động trong công tác phát triển sản phẩm du lịch, phát triển nhân lực du lịch, quản lý tài chính, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch liên quan,... và thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển Phú Quốc thành trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao của cả nước và khu vực theo Quyết định số 388/QĐ-TTg1; tăng cường hợp tác công - tư (PPP) trong đầu tư phát triển sản phẩm DLST. 3.3.7. Giải pháp sự tham gia của cộng đồng địa phương 1 Quyết định số 388/QĐ-TTg ngày 10/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Quyết định số 1289/QĐ-TTg ngày 03/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 06/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đồ án Quy hoạch chung thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2040.
  10. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 319 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và khách du lịch về phát triển DLST bền vững. Chú trọng nâng cao vai trò của cộng đồng dân cư, đặc biệt là cộng đồng dân ở các làng chài, vùng đệm của VQG tạo điều kiện để cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ người dân trực tiếp tham gia vào việc bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường du lịch. Khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, tái tạo, áp dụng mô hình “3R” trong các cơ sở kinh doanh du lịch. 4. KẾT LUẬN Nhìn chung, thành phố Phú Quốc có nhiều tiềm năng và lợi thế và để phát triển DLST. Kết quả nghiên cứu và đánh giá việc phát triển sản phẩm, loại hình DLST, nghỉ dưỡng, giải trí tại thành phố Phú Quốc dựa trên nguyên tắc phát triển bền vững để thu hút và giữ chân khách du lịch là tất yếu, ổn định kinh tế, tạo ra sự bình đẳng xã hội, phân chia lợi ích công bằng, nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi tầng lớp xã hội về văn hóa, truyền thống dân tộc, bảo vệ tài nguyên tự nhiên và môi trường sinh thái, góp phần phát triển về kinh tế - xã hội và công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để hiện thực hóa được việc phát triển DLST thành phố Phú Quốc trở thành Trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao tầm cỡ quốc gia và quốc tế theo hướng bền vững là cả một chặng đường dài với không ít những khó khăn, thách thức phía trước. Vì vậy, vấn đề thực hiện các giải pháp để phát triển DLST bền vững trong thời gian tới phải luôn được duy trì, đặt vị trí là nhiệm vụ hàng đầu và đạt được những mục tiêu đề ra, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Thị Hải Yến và Phạm Hồng Long (2011), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục Việt Nam. 2. Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN (1980), Chiến lược bảo tồn Thế giới, NewYork. 3. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. 4. Nghị quyết số 103/NQ-CP của Chính phủ ngày 10/7/2017 ban hành Chương trình Hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị. 5. Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. 6. Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 16/11/2017 của Tỉnh ủy Kiên Giang về phát triển du lịch của tỉnh. 7. Quyết định số 80/2013/QĐ-TTg, ngày 27/12/2013 của Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. 8. Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV kỳ họp thứ 3 (2017), Luật Du lịch số 09/2017.
  11. 320 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... 9. Sở Du lịch Kiên Giang (2019-2023), Kết quả hoạt động du lịch. 10. Uỷ ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (1987), Tương lai của chúng ta, NewYork. 11. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2001), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam. 12. Phát triển bền vững du lịch biển thành phố đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Trang thông tin điện tử của Viện Hàn Lâm hoa học Xã hội Nhân văn, ngày 20-8-2021, https://vass.gov. vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/Phat-trien-ben-vung-du-lich-bien-thanh-pho- dao-Phu-Quoc-164.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2