Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại
lượt xem 7
download
Một điều nữa cần bàn liên quan tới sự gắn kết giữa tính cách tân và tính cách mạng trong sáng tác của Nguyễn Ái Quốc, đó là quan niệm văn chương của Người.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại
- Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại
- Một điều nữa cần bàn liên quan tới sự gắn kết giữa tính cách tân và tính cách mạng trong sáng tác của Nguyễn Ái Quốc, đó là quan niệm văn chương của Người. Theo Phong Lê, Nguyễn Ái Quốc đã học hỏi và làm việc rất nhiều để có thể cho ra những tác phẩm có giá trị nêu trên. Song chưa bao giờ Người tự cho mình là nhà văn. Chưa bao giờ Nguyễn Ái Quốc có ý định viết tác phẩm để đời. Mục đích duy nhất của cuộc đời, “ham muốn tột bực” của Người, đó là độc lập, tự do cho dân tộc, bình đẳng bác ái cho mọi người. Người làm thơ viết văn cũng chính là để phục vụ mục đích đó. Vì vậy tác giả của Nhật kí trong tùvẫn có thể dễ dàng cho ra những câu thơ giống ca dao, dễ nhớ dễ thuộc. Nguyễn Ái Quốc - lãnh tụ đã không bị rơi vào cái bi kịch luôn treo lơ lửng trên đầu các nhà văn chuyên nghiệp: bi kịch của giá trị vĩnh cửu và cái cấp bách trước mắt, giữa tính tinh tuyển và tính đại chúng của thơ văn. Cái bi kịch giữa văn học – phương tiện tuyên truyền giáo dục và “văn học là văn học” mà Nam Cao, Hoài Thanh, kẻ ít người nhiều, đều đã phải trải qua. Có thể nói Nam Cao là nhà văn mà Phong Lê có nhiều duyên nợ nhất. Anh đến với sáng tác của Nam Cao ngay từ các bài viết đầu tiên chung với Huệ Chi từ năm 1960. Cho tới nay, sau gần năm mươi năm, đề tài Nam Cao vẫn trở đi trở lại trong nghiên cứu của anh. Nếu như vấn đề cơ bản nhất trong nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Ái Quốc, với tư cách “người khai đường, mở lối” cho văn học Cách mạng, là sự gắn kết hai yêu cầu: cách mạng hoá và hiện đại hoá văn chương, thì qua sáng tác Nam Cao, Phong Lê muốn nói tới đóng góp của dòng văn học công khai, đặc biệt là bộ phận văn học hiện thực, đối với công cuộc hiện đại hoá văn học dân tộc. Công cuộc hiện đại hoá diễn ra gấp rút và trong khoảng ba chục năm đầu thế kỉ văn học Việt Nam đã trải qua một chặng đường mà các nền văn học lớn khác đã đi trong nhiều thế kỉ. Chủ nghĩa hiện thực cổ điển thế kỉ XIX vừa mới đặt chân tới mảnh đất văn chương Việt Nam đã dần bị thay thế bởi chủ nghĩa hiện thực kiểu Nam Cao, trong đó những nhân vật điển hình được thay bằng những tip người, hoàn cảnh điển hình thay bằng những mảnh đời vụn vặt. Những cốt truyện căng thẳng nói về những điều hệ trọng vốn đặc trưng cho văn học hiện thực cổ điển, được thay bằng những kiểu truyện không cốt truyện. Xây dựng những loại truyện như thế, nhà văn chủ định lôi cuốn người đọc vào những tầng nghĩa ngầm ẩn bên trong và tạo một khoảng không cho những suy tư và sự đồng sáng tạo của người đọc. Phân tích các truyện ngắn của Nam Cao và tiểu thuyếtSống mòn, Phong Lê đi tới luận điểm về sự chiến thắng của chủ
- nghĩa hiện thực kiểu mới trong sáng tác của nhà văn lớn này. Cũng từ những phân tích tác phẩm, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, Phong Lê đi tới kết luận về bước chuyển logic của ông sang dòng văn học cách mạng. Khác với Nguyễn Ái Quốc, người thực hiện xuất sắc hai nhiệm vụ Cách mạng hoá và Hiện đại hoá bằng sáng tác đa dạng của mình, Nam Cao đã đi từ đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực - một trong những biểu hiện nổi bật của hiện đại hoá văn học, xuống một thứ chủ nghĩa hiện thực thô sơ với sự mô tả bề mặt, tuyến tính. Sáng tác thời kì “nhập cuộc” của ông là một bước lùi về nghệ thuật. Ở đây nhiệm vụ hiện đại hoá đã nhường bước cho nhiệm vụ cách mạng hoá văn học, giá trị bền lâu nhường bước cho những giá trị cấp thời, tính tinh tuyển nhường bước cho tính đại chúng. Đây đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn tới những băn khoăn của Nam Cao về việc văn học trở thành phương tiện tuyên truyền thuần tuý, tới sự “thèm viết một cái gì đó cho đỡ nhớ” trong nhật kí Ở rừng, năm 1948. Song đây cũng mới chỉ là nỗi băn khoăn, trăn trở, chưa thành bi kịch thật sự như ở nhiều nhà văn thời kì sau này. Đọc những bài viết về Nam Cao của Phong Lê (số trang có tới vài trăm) độc giả cảm nhận rất rõ từng bước chuyển trong nghiên cứu của anh. Nếu ở bài nghiên cứu đầu tiên, hay trong Văn và người (1976), sáng tác của Nam Cao được nhìn nhận dưới góc độ xã hội học thuần tuý và chân dung nhà văn mới chỉ là những nét phác thảo, thì tới Văn học Việt Nam hiện đại - những chân dung tiêu biểu (2001), chân dung Nam Cao đã được hoàn thiện, nghiên cứu sáng tác của ông được bổ sung đáng kể với sự khảo sát khá kĩ cuộc đời tác giả, môi trường xã hội, văn hoá và bước đầu kết hợp lối phân tích thi pháp. Cho tới công trình Về văn học Việt Nam hiện đại - Nghĩ tiếp… tiếp cận sáng tác của Nam Cao được mở rộng sang hướng nghiên cứu so sánh. Trong bài viết Sêkhốp và Nam Cao (nhìn từ hai nền văn học), sáng tác của Nam Cao được nhìn nhận trong tương quan so sánh với sáng tác của đại văn hào Nga, người mà Nam Cao tôn làm thầy, từ điểm nhìn so sánh hai nền văn học, lịch sử, văn hoá hai dân tộc. Tiếp cận Nam Cao theo hướng này, Phong Lê không chỉ làm rõ thêm vai trò “người khai phá-tiên phong, vị trí hàng đầu” của Nam Cao trong nền văn học dân tộc, mà còn cho thấy quy luật phát triển chung của chủ nghĩa hiện thực cũng như những đặc trưng dân tộc của nó qua sáng tác của hai nhà văn tiêu biểu này. Dù những nghiên cứu của Phong Lê về Nam Cao có kì công, kĩ lưỡng tới đâu, tôi vẫn muốn anh triển khai thêm những luận điểm đang còn dừng ở mức nhận định, khái quát chung. Chằng hạn luận điểm về sự phát triển gia tốc thường được nhắc tới trong nhiều bài viết của anh.
- Ở chân dung Nam Cao, Phong Lê cũng gắn sáng tác của nhà văn với sự phát triển gia tốc như một đặc điểm nổi bật của văn học công khai thời kì 1930-1945. Tuy nhiên, luận giải của anh về kiểu phát triển này của văn chương mới chỉ dừng lại ở những quan sát hiện tượng bên ngoài và thiên về cảm tính. Văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ, dưới ảnh hưởng của văn hoá phương Tây và sự phát triển gấp rút của lịch sử, phát triển căng thẳng, dồn nén, nhưng không bỏ qua bất cứ giai đoạn nào của tiến trình văn học nói chung. Song, cái gọi là “giai đoạn” ở một nền văn học non trẻ phát triển tăng tốc để giảm bớt so le lịch sử (theo cách nói của Phong Lê), hoà nhập vào dòng chảy chung của văn học thế giới, như văn học Việt Nam, thường chỉ là những dấu hiệu mờ nhạt. Trong một thời gian ngắn nó không thể làm kịp, làm kĩ những gì các nền văn học lớn trên thế giới đã làm trong nhiều thế kỉ, nên chỉ chọn những gì phù hợp với nhu cầu phát triển nội tại của mình. Chính vì thế, chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ diễn ra song song với chủ nghĩa hiện thực và thường lẫn vào lối sáng tác này (trường hợp Thạch Lam), để cuối cùng nhường vị trí hàng đầu cho văn học “tả chân” vốn “sốc vác hơn” trong việc thực hiện những nhiệm vụ xã hội (cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực diễn ra trong anh chàng văn sĩ Điền ởTrăng sáng của Nam Cao và chiến thắng của cái thứ hai đối với cái thứ nhất trong lời phán quyết cuối cùng: văn học không thể là ánh trăng lừa dối!). Sáng tác của một số nhà văn tiêu biểu phát triển tuần tự, song thường lướt qua những cái không phù hợp với nhu cầu nội tại và các “giai đoạn” trong đó cũng trở thành những “dấu hiệu”. Trong sáng tác của Nam Cao có đủ dấu hiệu của các kiểu sáng tác, từ chủ nghĩa tình cảm, chủ nghĩa lãng mạn tới chủ nghĩa tự nhiên, thậm chí chủ nghiã hiện đại. Song ông đã “cắm sào” nơi chủ nghĩa hiện thực và đã đưa nó lên đỉnh cao phát triển bằng những truyện ngắn xuất sắc và tiểu thuyết Sống mòn của mình. Trang bị lí thuyết về sự phát triển gia tốc của văn học (trên cơ sở phát triển gia tốc lịch sử), đi sâu phân tích những tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao trên cơ sở so sánh với sáng tác các nhà văn đương thời nói chung, các nhà văn theo khuynh hướng “tả chân” nói riêng, mới thấy hết được tài năng cũng như những đóng góp quan trọng của nhà văn này trong công cuộc hiện đại hoá gấp rút của văn học dân tộc nửa đầu thế kỉ, điều tiếp tục diễn ra vào thập niên cuối thế kỉ, theo một đường xoáy ốc diệu kì. Trong số những người có đóng góp đáng kể cho công cuộc hiện đại hoá văn học dân tộc còn phải kể tới Hoài Thanh, nhà phê bình văn học mà Phong Lê giành nhiều tâm huyết xây dựng chân dung. Khác với chân dung của Nguyễn Ái Quốc và Nam Cao, những người Phong Lê chỉ
- được tiếp xúc qua sáng tác, chân dung Hoài Thanh được khắc hoạ trên cơ sở tiếp xúc với văn và với người. Tuy Phong Lê không được chứng kiến thời kì “huy hoàng” của Hoài Thanh – “người khai mạc nền phê bình văn học Việt Nam hiện đại”, chủ tướng phái “nghệ thuật vị nghệ thuật” trong cuộc chiến nẩy lửa với phái “nghệ thuật vị nhân sinh”, tác giả của Văn chương và hành động cùng Thi nhân Việt Nam, song anh lại được sống và làm việc cùng Hoài Thanh ở Viện Văn học thời kì đầu – cũng có thể nói là thời kì “huy hoàng” của Viện. Phải có sự đọc kĩ, quan sát kĩ và học hỏi kĩ Hoài Thanh thì Phong Lê mới có thể đưa ra một chân dung mà qua đó người đọc nhận diện được một thời đại văn chương trong đó có sự gắn kết chặt chẽ, tác động tương hỗ giữa sáng tác và phê bình. Có sáng tác ấy thì có phê bình ấy, thứ phê bình không nhằm liệt kê, mô tả đơn giản những gì đang diễn ra trong đời sống văn học, mà đóng vai trò độc lập trong việc đánh giá, tổng kết và định hướng văn chương. Hoài Thanh thời kì Thi nhân Việt Nam, theo Phong Lê, đã hội tụ đầy đủ phẩm chất của một nhà phê bình hàng đầu, đó là sự chiếm lĩnh văn hoá, tri thức nhân loại thông qua vốn tiếng Pháp giàu có, sự áp sát đời sống văn học đương đại, ý thức trách nhiệm của một người trước cái công việc “đãi cát tìm vàng” cực nhọc - từng đọc tất cả một vạn bài thơ để thấy được trong số ấy có non vạn bài dở. Song, điểm nổi bật nơi Hoài Thanh, cái “tài năng hơn người” của ông mà Phong Lê nhận thấy, chính là khả năng tổng quát, sự nắm bắt chính xác, tinh nhạy đặc trưng thời đại mình đang sống, nhìn thấy trong nó “sự gặp gỡ phương Tây là cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỉ”. Đây chính là “xuất phát điểm khiến cho bao nhiêu nhận xét lung linh, sắc sảo của ông trở nên có ý nghĩa. Và cũng là điều đáng được coi là nền tảng mà bất cứ ai đi vào văn học từ thơ hay văn xuôi đều cần phải biết”(25). Ngày nay, hơn sáu mươi năm sau khi Thi nhân Việt Nam ra đời, đối với chúng ta, các thế hệ sau được trang bị những kiến thức nhất định về phương pháp luận và lí luận văn học hiện đại, chẳng hạn như lí thuyết văn học so sánh hay lí thuyết tiếp nhận, thì những vấn đề mà Hoài Thanh nêu ra không có gì xa lạ. Song, ngay từ lúc phê bình văn học Việt Nam mới chỉ manh nha, Hoài Thanh đã có được những quan niệm hiện đại về văn học, trên cơ sở đó, bằng “con mắt xanh” của nhà phê bình đích thực, khám phá, phát hiện, về cơ bản là chuẩn xác, những tài thơ, tổng kết đánh giá cả một “thời đại thơ”, thì quả ông có tài hơn người thật. Phong Lê, người đứng trên lập trường, phương pháp luận Mác xít, vẫn hiểu, yêu và nể phục cái tài của ông, thì quả văn chương chưa và sẽ không bao giờ là thứ “độc chiếm” của riêng thứ lí luận nào. Cái Đẹp văn chương là thế giới vô tận, người ta có thể đứng ở các góc độ khác nhau để mà nhìn nhận nó.
- Xuất phát từ sự hiểu, yêu là sự đồng cảm. Phong Lê hiểu cái tài và con người Hoài Thanh, nên đồng cảm sâu xa với bi kịch cuộc đời ông, người đã phải chối bỏ đứa con tinh thần của mối tình đầu với văn chương, để mãi tận cuối đời mới nhìn nhận lại nó. Nếu là Rembrandt(26), thì ở hoàn cảnh này, ông sẽ phải đổi vị trí của hai nhân vật cha-con, và đặt lại tên bức tranh nổi tiếng của mình - “Sự trở về của người cha lưu lạc”. Cái Đẹp của văn chương chắc phải là cái Đúng, vì người ta có thể lang thang vòng vèo, có thể đi lạc, song rốt cuộc vẫn hướng tới nó. Xuất phát từ sự hiểu và đồng cảm, Phong Lê đã khẳng định những đóng góp của Hoài Thanh cho văn học dân tộc không chỉ giai đoạn trước 1945, mà còn các giai đoạn sau này, bảo vệ ông trước sự xâm hại nhân cách. Anh khẳng định: “Có thể nói mà không phân vân: ông đã chân thành và trung thực đến cùng trong yêu mê và say Thơ mới; và ông cũng đã chân thành và trung thực đến cùng trong phủ định Thơ mới và Thi nhân Việt Nam khi đã nhận ra được một chân lí nào đó. Có điều chân lí ông tìm ra có khớp được với chân lí khách quan của cuộc sống hay không lại là chuyện khác. Ông đã bị thời đại quy định nghiệt ngã, cũng như tất cả chúng ta, cũng như rộng ra khỏi chúng ta”(27). Cái Đẹp văn chương, cũng như cái Đẹp nói chung, mong manh, song không dễ chết, kể cả ở vào những thời nghiệt ngã nhất. Rồi ra sẽ có những người viết về Hoài Thanh và Thi nhân Việt Nam hay hơn Phong Lê, song những trang viết thấm đẫm nhiệt huyết và sự cảm thông sâu sắc của một người thời gian dài từng là người đồng thời với Hoài Thanh, người cùng có đức tính như ông - trung thực với bản thân, chắc sẽ không nhiều. Nếu có gì cần nói thêm về chân dung Hoài Thanh, thì chỉ là niềm mong muốn có được sự bổ sung trên cơ sở so sánh Thi nhân Việt Nam, Văn học phải là văn học với Văn chương và hành động, luận điểm khoa học chủ đạo về sự kết hợp giữa tính cách mạng và tính hiện đại trong văn học công khai 1930-1945 ở mảng Phê bình của nó. Cuối cùng, ở phần kết của bài viết, tôi xin mạo muội đưa ra một nhận xét nhỏ. Đọc Phong Lê đôi khi ta cảm thấy ngợp, ngợp không phải chỉ vì khối lượng công trình, mà còn bởi các vấn đề đưa ra luôn được bổ sung, điều chỉnh. Có cảm giác cái khối lượng đồ sộ những chất liệu văn học, giống như căn phòng làm việc ngồn ngộn sách vở, cần được chỉnh trang, sắp xếp một cách hệ thống, “có định hướng” với những bổ sung và loại bỏ. Cái “định hướng” này không là gì khác, ngoài định hướng tới một bộ Lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, niềm kì vọng không chỉ
- riêng Phong Lê. Có cảm giác cái chất liệu văn học - thứ “bột” để “gột nên hồ” - Lịch sử văn học, đã có đủ, song cần làm cho “tinh” hơn. Và điều quan trọng là cách “gột”, sao cho thứ “bột” hữu cơ ấy tạo nên một cơ thể sống. Nói cách khác, muốn xây dựng Lịch sử văn học, như một khoa học, đòi hỏi phải có phương pháp chuyên biệt giành cho nó - điều, hi vọng, Phong Lê sớm chiếm lĩnh. Bài viết về Phong Lê có lẽ là một trong những bài viết khó khăn nhất của tôi. Khó, bởi vừa viết tôi vừa phải đọc anh, học anh. Nếu có điều gì sai sót thuộc lĩnh vực văn học Việt Nam trong bài viết, tôi hi vọng sẽ nhận được sự thông cảm nơi anh và các đồng nghiệp. Bài viết này nên xem như “một cái nhìn từ phía bên” mà đôi lúc cũng giúp được điều gì đó cho người “ở phía trong”
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác văn thư tại Trường THPT Lê Hồng Phong
34 p | 291 | 58
-
Giáo án Tập Làm Văn Lớp 3: Đề bài: KỂ VỀ LỄ HỘI.
4 p | 733 | 33
-
Lịch sử ( Tiết 4) - NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC(Tr 17)
6 p | 334 | 21
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho trẻ 5-6 tuổi lớp lá 1 trường Mầm non Hoạ Mi
24 p | 121 | 11
-
Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại
40 p | 94 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tạo hứng thú trong giờ học Ngữ văn bằng hoạt động tranh biện ở trường THPT Lê Lợi
64 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường tại trường THPT Lê Hồng Phong
48 p | 42 | 6
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo việc thiết kế và tổ chức các trò chơi trong dạy học Lịch sử lớp 4 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
37 p | 72 | 6
-
SKKN: Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh"
23 p | 176 | 6
-
Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại_3
6 p | 99 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển phong trào văn hóa đọc cho học sinh lớp chủ nhiệm
50 p | 12 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Cải tiến biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh trường Tiểu học Lê Văn Tám - TP Thanh Hóa
22 p | 41 | 4
-
SKKN: Một số biện pháp để thực hiện tốt công tác văn phòng tại trường THPT
25 p | 58 | 4
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm chỉ đạo duy trì tỷ lệ học sinh chuyên cần đối với học sinh dân tộc thiểu số
18 p | 69 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp chỉ đạo giúp học sinh tham gia giải toán qua mạng ở trường tiểu học Chất Bình
22 p | 38 | 3
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk
7 p | 12 | 3
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Toán lớp 11 năm 2018-2019 - THPT Lê Hồng Phong - Mã đề 622
3 p | 27 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn