intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển phong trào văn hóa đọc cho học sinh lớp chủ nhiệm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nhằm mục đích đề xuất được một số biện pháp phát triển phong trào đọc cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm. Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của sách, tài liệu và việc đọc sách; sự khác nhau giữa đọc sách và xem phim, lướt facebook, chơi game...; tạo động lực đọc sách cho học sinh, lan tỏa tới gia đình, cộng đồng; học sinh biết cách đọc sách như thế nào cho hiệu quả. Từ đó xây dựng phong trào văn hóa đọc cho học sinh lớp chủ nhiệm nói riêng và học sinh ở trường THPT Lê Lợi nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển phong trào văn hóa đọc cho học sinh lớp chủ nhiệm

  1. TÊN ĐỀ TÀI “PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO VĂN HÓA ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM” Lĩnh vực: Chủ nhiệm
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT LÊ LỢI  SÁNG KIẾN TÊN ĐỀ TÀI: “PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO VĂN HÓA ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM” Lĩnh vực : Chủ nhiệm Người thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phan Thị Hoàng Năm thực hiện : 2022 - 2023 Đơn vị : THPT Lê Lợi Số điện thoại : 0977482419, 0948512779 Email : huyenha215@gmail.com, phanhoangtkdtnt@gmail.com Tân Kỳ, tháng 4 năm 2023
  3. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2 2.1. Đối tượng ................................................................................................... 2 2.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3 3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 3 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3 6. Tính mới của đề tài ........................................................................................... 4 7. Cấu trúc đề tài ................................................................................................... 4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 5 1. Cơ sở của đề tài................................................................................................ 5 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 5 1.1.1. Một số vấn đề lí luận chung về văn hóa đọc ............................................ 5 1.1.2. Vai trò của sách và việc đọc sách ............................................................. 5 1.1.3. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm .............................................................. 7 1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 7 1.2.1. Thực trạng chung ...................................................................................... 7 1.2.2. Thực trạng đọc sách ở trường THPT ..................................................... 10 1.2.3. Đánh giá chung thực trạng về văn hóa đọc tại Trường THPT Lê Lợi ... 11 2. Một số giải pháp phát triển phong trào văn hóa đọc ................................. 13 2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa đọc ............................ 13 2.2. Tạo Groop đọc sách, họp groop trao đổi để biết tâm tư. ............................. 14 2.3. Trao đổi phương pháp đọc sách khoa học, hiệu quả .................................... 15 2.4. Hình thành thói quen đọc sách cho HS ........................................................ 17 2.5. Phát động phong trào đọc sách nhân “Ngày hội Văn hóa đọc” ................... 19 2.6. Xây dựng mô hình văn hóa đọc cho HS lớp chủ nhiệm .............................. 22 2.7. Tổ chức hoạt động đọc sách ý nghĩa với hình thức phong phú ................... 24 2.8. Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng ................................ 28
  4. 3. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất............... 28 3.1. Mục đích khảo sát ........................................................................................ 29 3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát .............................................................. 29 3.2.1. Nội dung khảo sát...................................................................................... 29 3.2.2. Phương pháp khảo sát ............................................................................... 30 3.3. Đối tượng khảo sát ....................................................................................... 30 3.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất . 30 3.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất ................................................... 30 3.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất ................................................... 31 PHẦN III. KẾT LUẬN .......................................................................................... 33 1. Quá trình nghiên cứu ...................................................................................... 33 2. Ý nghĩa, bài học kinh nghiệm ........................................................................ 33 3. Kiến nghị . ....................................................................................................... 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 37 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 38
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Thứ tự Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 BGD&DT Bộ giáo dục và đào tạo 2 GD Giáo dục 5 SGD&ĐT Sở giáo dục và đào tạo 6 QĐ Quyết định 7 THPT Trung học phổ thông 8 GV Giáo viên 9 HS Học sinh 10 IQ Kỹ năng cứng 11 EQ Kỹ năng mềm 12 NLS Năng lực số 13 CĐS Chuyển đổi số
  6. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Kiến thức là nền tảng cơ bản của việc phát triển con người và cả sự nghiệp, làm nên sự hưng thịnh của một quốc gia, sự phồn vinh của xã hội. Mà sách là chìa khóa mở ra kho tàng kiến thức bất tận của nhân loại. Chính vì vậy mà ngay sau khi đất nước giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi diệt giặc dốt, nâng cao dân trí. Văn hóa đọc hiện nay đang là vấn đề thu hút sự chú ý, quan tâm của xã hội. Vấn đề này không còn là “chuyện của độc giả” ở Mỹ và các nước phương Tây mà nó trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Văn hóa đọc ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển đã mở ra rất nhiều cơ hội mới và cả những khó khăn, thách thức. Đọc sách để thu nạp kiến thức, vận dụng vào cuộc sống đồng thời đọc sách cũng là cách để được nuôi dưỡng tâm hồn. Học không chỉ có ở các trường học mà mỗi người có thể học bằng cách bổ sung kiến thức qua sách, báo, học qua bạn bè, đồng nghiệp để đáp ứng công việc và không bị tụt hậu. Tuy nhiên việc học là một quá trình tích luỹ kiến thức lâu dài mà tri thức nhân loại lại là vô bờ bến. Chính nhờ việc tích lũy và tìm tòi tri thức mà con người có sự phát triển vượt bậc như ngày nay. Một trong những mục tiêu của nhà trường nói riêng và nền giáo dục nói chung giáo dục học sinh phát triển toàn diện, có đầy đủ phẩm chất, đạo đức, năng lực và trí tuệ để đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay. Để đạt được điều đó, ngoài kiến thức nền tảng trên lớp, trong sách giáo khoa là chưa đủ, các em cần phải tự học thông qua đọc sách để rồi mang kiến thức đó áp dụng vào thực tế thì khi đó các em mới đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay. Thực tế cho thấy kỹ năng cứng (IQ) tạo tiền đề và kỹ năng mềm (EQ) tạo nên sự phát triển. Người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này một cách khéo. Vì vậy các em học sinh hãy dùng cái quyền được tiếp thu kiến thức và quyền được tự làm cho mình văn minh hơn, nhiều kĩ năng hơn ngay từ bây giờ và ngay từ sách. Mà kiến thức và kĩ năng không thể ngày một, ngày hai hay một vài tháng là trang bị đủ, do đó cần hình thành cho học sinh thói quen đọc sách để các em tự trang bị cho mình phần kĩ năng cần thiết. Thomas Carlyle- đã nói "Chúng ta sẽ trở thành gì phụ thuộc vào điều chúng ta đọc sau khi các thầy cô giáo đã xong việc với chúng ta. Trường học vĩ đại nhất chính là sách vở”. Phát triển văn hóa đọc cũng chính hưởng ứng tinh thần của ngày 23/4 hằng năm là ngày “Sách và bản quyền thế giới” và ngày 21/4 hằng năm là “Ngày sách Việt Nam”, và để góp phần chia sẻ khó 1
  7. khăn, thách thức của xã hội. Và theo Barack Obama đã nói "Vào khoảnh khắc mà chúng ta quyết thuyết phục đứa trẻ, bất cứ đứa trẻ nào, bước qua bậc thềm ấy, bậc thềm màu nhiệm dẫn vào thư viện, ta thay đổi cuộc sống của nó mãi mãi, theo cách tốt đẹp hơn.” Trong những năm gần đây, ở trường THPT Lê Lợi – nơi chúng tôi đang công tác, phong trào đọc, thói quen đến với thư viện của học sinh đã được hình thành và phát triển dưới sự quan tâm của Đảng ủy, Ban giám hiệu, nhân viên thư viện và tập thể giáo viên nhà trường. Nhưng thực trạng không thể phủ nhận là việc đọc của học sinh vẫn chưa diễn ra rộng, chưa thu hút phần lớn học sinh nhà trường tham gia, và việc định hướng cho việc đọc chưa thật sự mang lại hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy, việc phát triển phong trào văn hóa đọc cho học sinh là vấn đề cần thiết, cấp bách trong công tác giáo dục ở trường phổ thông. Trong nhà trường, nội dụng hoạt động đoàn, các tiết học bộ môn, hoạt động ngoài giờ lên lớp hay các buổi sinh hoạt dưới cờ…đã có sự lồng ghép rèn luyện cho học sinh ý thức tự học, tự đọc song chưa thường xuyên và do nhận thức của các em còn hạn chế nên việc phát triển phong trào đọc chưa thực sự hiệu quả. Chúng tôi thiết nghĩ rằng giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với các em, thường xuyên tiếp xúc với các em nên nắm bắt được tâm lí, tâm tư, tình cảm của các em. Giáo viên chủ nhiệm sẽ là người trực tiếp cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản, các định hướng có liên quan đến việc đọc, cách tiếp cận và sử dụng sách báo,…, tăng cường hiểu biết về mối quan hệ tác động qua lại giữa việc đọc với đời sống và học tập, góp phần hình thành ở học sinh thái độ, ý thức và hành động đúng đắn về văn hóa đọc. Vì vậy phát triển phong tào văn hóa đọc cho học sinh là việc làm có tác dụng rộng lớn nhất, sâu sắc và bền vững nhất, nó còn là nền tảng để bồi dưỡng tâm hồn, phát triển đạo đức xã hội, phẩm chất năng lực trong hoạt động học tập ở nhà trường và trong hành trình học tập suốt đời của các em cũng như trong cuộc sống. Trước thực tế như vậy, là những giáo viên chủ nhiệm, chúng tôi thấy bản thân phải tìm cách để hình thành và phát triển phong trào đọc không những ở lớp, ở trường mà còn ở nhà, mọi lúc, mọi nơi. Mục tiêu muốn hạn chế những đam mê tầm thường, những mặt trái của thời đại công nghệ cũng như nâng cao ý thức, hình thành thói quen đọc mà xuất phát điểm là từ học sinh lớp chủ nhiệm. Từ những lí do trên cùng với những kinh nghiệm có được qua những năm làm công tác chủ nhiệm, chúng tôi lựa chọn và áp dụng đề tài “Phát triển phong trào văn hóa đọc cho học sinh lớp chủ nhiệm”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2
  8. Các giải pháp phát triển phong trào văn hóa đọc cho học sinh lớp chủ nhiệm ở trường THPT Lê Lợi. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phong trào văn hóa đọc của học sinh ở trường THPT. Đề xuất các định hướng phát triển phong trào văn hóa đọc cho học sinh ở trường THPT. Về không gian: Trường THPT Lê Lợi, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Về thời gian: năm học 2021 – 2022; 2022 – 2023. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng phong trào văn hóa đọc của học sinh ở trường THPT Lê Lợi, đề tài nhằm mục đích đề xuất được một số biện pháp phát triển phong trào đọc cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm. Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của sách, tài liệu và việc đọc sách; sự khác nhau giữa đọc sách và xem phim, lướt facebook, chơi game...; tạo động lực đọc sách cho học sinh, lan tỏa tới gia đình, cộng đồng; học sinh biết cách đọc sách như thế nào cho hiệu quả. Từ đó xây dựng phong trào văn hóa đọc cho học sinh lớp chủ nhiệm nói riêng và học sinh ở trường THPT Lê Lợi nói chung. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về phong trào văn hóa đọc. - Khảo sát, đánh giá thực trạng phong trào văn hóa đọc của học sinh ở trường THPT Lê Lợi trong đó có học sinh lớp chủ nhiệm. - Đề xuất được một số biện pháp xây dựng và phát triển phong trào văn hóa đọc cho học sinh lớp chủ nhiệm nói riêng và học sinh ở trường THPT Lê Lợi nói chung. - Thực nghiệm việc vận dụng giải pháp phát triển phong trào văn hóa đọc cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT Lê Lợi, các trường THPT trên địa bàn huyện Tân Kỳ - Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất. - Rút ra kinh nghiệm phát triển phong trào văn hóa đọc cho học sinh. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp khảo sát thực tiễn - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu. 3
  9. - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp 6. Tính mới của đề tài Trong những năm gần đây đã có một số đề tài đề cập đến vấn đề văn hóa đọc trong nhà trường như đổi mới quản lí thư viện, nâng cao trình độ nhân viên thư viện…nhưng cũng chỉ dừng lại ở phần lí thuyết mà chưa có đề tài nào đi sâu vào rèn luyện kỹ năng đọc, viết, nói, nghe cho học sinh. Đóng góp mới của đề tài là từ các giải pháp nâng cao văn hóa đọc trong nhà trường như nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa đọc, xây dựng phương pháp đọc sách một cách hiệu quả, hình thành thói quen đọc sách cho HS trên cơ sở đổi mới tổ chức quản lí, hoạt động thư viện. Đây là cơ sở giúp học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng để phát huy các năng lực của bản thân, giúp các em tự tin khả năng thâu tóm, nắm bắt và hiểu được giá trị nội dung ý nghĩa và đặc sắc nghệ thuật của sách, xử lí thông tin và trau dồi tình yêu sách, niềm đam mê đọc sách của học sinh. Từ hoạt động học thiết thực này, học sinh lan tỏa văn hóa đọc trong đời sống bởi đọc sách là việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với con người ở mọi thời đại. Trong chương trình giáo dục trung học phổ thông bao gồm các môn học khác nhau thuộc các ban khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Do đó đề tài này có thể áp dụng linh hoạt, rộng rãi, hiệu quả trong việc tổ chức nâng cao văn hóa đọc và giới thiệu về quyển sách thuộc các phân môn mà các em học tập. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần Đặt vấn đề, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 nội dung chính. Nội dung 1: Cơ sở của đề tài Nội dung 2: Một số giải pháp phát triển phong trào văn hóa đọc cho học sinh lớp chủ nhiệm Nội dung 3: Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 4
  10. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở của đề tài 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Một số vấn đề lí luận chung về văn hóa đọc Thuật ngữ văn hóa đọc dịch sang tiếng Anh là reading culture (hoặc là culture of reading). Cho đến hiện tại vẫn chưa có khái niệm hay định nghĩa hoàn chỉnh và thống nhất để đưa vào trong các bộ từ điển. Nhưng hiện nay vấn đề văn hóa đọc đang được xã hội quan tâm và đã có nhiều học giả, nhà khoa học nghiên cứu vấn đề này và đã đưa ra quan điểm về văn hóa đọc khác nhau. Tại hội thảo “văn hóa đọc, thực trạng và giải pháp” tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 văn hóa đọc được lí giải theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Ở nghĩa rộng đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội. Ở nghĩa hẹp đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, cụ thể bao gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Theo thạc sĩ Chu Vân Khánh: Văn hóa đọc là một loại hình hoạt động văn hóa bởi lẽ đọc sách là tiêu thụ, quảng bá những giá trị văn hóa và các giá trị từ sách báo mà người đọc tiếp nhận và làm nền tảng để tiếp tục sáng tạo nên những giá trị mới. Thạc sĩ Bùi Văn Vượng coi thuật ngữ văn hóa đọc là đọc sách có văn hóa hay xây dựng một xã hội đọc sách. Phó giáo sư tiến sĩ Trần Thị minh Nguyệt cho rằng: Xét trên bình diện cá nhân văn hóa đọc biểu hiện trình độ phát triển tinh thần của con người cụ thể trong điều kiện xã hội nhất định. Văn hóa đọc xem xét ở góc độ cá nhân bao hàm cả khía cạnh định hướng của chủ thể tới đối tượng đọc, khả năng, trình độ lĩnh hội thông tin (kĩ năng đọc) cả ở phản ứng với đối tượng đọc (ứng xử văn hóa). Như vậy, văn hóa đọc là một hoạt động văn hóa của con người thông qua đọc sách, báo, tài liệu để tiếp cận thông tin, tri thức một cách chính xác và khoa học, đó chính là thái độ của cá nhân đối với tri thức sách vở. 1.1.2. Vai trò của sách và việc đọc sách Ngày nay, cùng với sách các phương tiện thông tin ngày càng trở nên đa dạng. Văn hóa đọc được hình thành từ khi có sách đến nay không còn giữ nguyên ý nghĩa là đọc trong sách mà có thể đọc trên mạng, đọc báo điện tử…Trong cuộc sống hiện đại này sách không chỉ được kê bán ở hiệu sách mà còn ở trên mạng. Dù thế nào thì nhu cầu tìm hiểu thế giới tự nhiên, xã hội của con người vẫn không vơi cạn. Vì thế, sách luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Sách giúp con người nhận thức và khám phá về thế giới bao la. 5
  11. Đời sống tinh thần phong phú của con người đã tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị như âm nhạc, hội họa, văn học nghệ thuật…Và sách là một sản phẩm kỳ diệu của loài người, kết tinh mọi trí tuệ, tâm sức và sự sáng tạo của con người. Nhà văn Macxim gorki từng nói:“Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Sách có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc nâng cao tri thức con người. Sách cung cấp cho ta những tri thức về mọi lĩnh vực đời sống; sách có thể đưa ta lên thám hiểm mặt trăng hay xuống đáy đại dương, ta có thể trở về quá khứ, hiện tại hay hướng đến tương lai cũng là nhờ có sách. Đọc một cuốn sách hay giúp ta bồi đắp thêm tình cảm, tâm hồn, nhân cách. Sách giúp ta biết được thành tựu của thế hệ ông cha để từ đó bản thân cố gắng phấn đấu vượt qua, sống học tập, lao động và cống hiến hết mình cho cuộc đời thêm ý nghĩa. Đồng thời ta tự soi chiếu phần chưa hoàn thiện của bản thân để phấn đấu, rèn luyện. Sách là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. Barbara Tuchman đã nói: “Sách là nơi lưu giữ nền văn minh. Không có sách lịch sử vắng lặng, văn học nhàm chán, khoa học khập khiễng, suy nghĩ và phán xét vu vơ. Nhân loại không thể tiến bộ nếu không có sách”. Sách là linh hồn bất tử mà cổ nhân đã gửi lại cho hậu thế. Sách có vai trò vô cùng quan trọng trong hành trình cuộc đời của con người thành công. Bạn đọc nhiều thì vốn kiến thức phong phú và hiểu biết của bạn càng sâu rộng. Một chính trị gia La Mã cổ đại đã từng nói: Một căn phòng không có sách giống như một cơ thể không có linh hồn. Thời đại công nghệ số in ấn, quảng cáo phát triển thì sách cũng được xuất bản và phân loại theo từng lĩnh vực, theo độ tuổi và nhu cầu của bạn đọc. Chúng ta có thể lựa chọn đầu sách phù hợp nhu cầu bản thân để đọc. Đọc sách là nhu cầu thiết yếu và hữu ích cho bất kỳ ai. Việc đọc sách và tạo thói quen đọc sách cho bản thân có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong hành trình rèn luyện bản thân của những người trẻ hôm nay. Mỗi trang sách hay, một câu chuyện cảm động sẽ thanh lọc tâm hồn bạn giúp ta rèn giũa đạo đức, nhân cách mà xã hội cần. Lúc đó, sách trở thành người bạn tâm giao, chân thành giúp ta soi thấu bản thân. Đọc quyển sách quý có thể giúp ta có thêm động lực, mơ ước và phấn đấu để thực hiện hoài bão lí tưởng của đời mình. Bill Gates đã nói: “Đọc sách và mở mang kiến thức là niềm đam mê bất tận của tôi”. Những con người thành công như B. gates mỗi tuần đọc 1 cuốn sách và mỗi năm ông đọc 50 cuốn, Mart Cuban tỉ phú công nghệ đã dành thời gian của mình có thể để đọc sách, Mark Zuckerberg cũng vậy… mỗi ngày họ vẫn luôn giành một khoảng thời gian nhất định để đọc sách. “Học vấn không chỉ là đọc sách mà đọc sách là một con đường quan trọng của học tập”. Đọc sách vẫn là một cách giáo dục quan trọng. Sách dạy ta những điều hay lẽ phải, biết tri ân nguồn cội về những hi sinh và công lao dựng nước, giữ nước của cha ông. Qua trang sách ta có thể biết đến những nên văn minh của những quốc gia mà ta chưa từng đặt chân đến. Sách luôn là người thầy vĩ đại của 6
  12. chúng ta. Nhà văn người Anh Montague cho rằng: “Không có trò giải trí nào ít tốn kém và không có niềm vui nào dài lâu bằng việc đọc sách”. Vì vậy, hãy giữ gìn sách cẩn thận, trân quý sách và biết cách đọc sách để hướng tới những giá trị chân, thiện, mĩ trong cuộc sống. “Đừng trì hoãn những cuốn sách bạn có thể đọc hôm nay cho đến ngày mai”(Holbrook jachson). Sách không chỉ mang đến cho con người nguồn tri thức vô hạn giúp con người nâng cao hiểu biết mà còn bồi dưỡng trí tuệ, nuôi dưỡng đời sống tinh thần của con người. 1.1.3. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc phát triển phong trào văn hóa đọc cho học sinh Trong nhà trường phổ thông, Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp là nhà giáo được giao trách nhiệm tổ chức, quản lý, giáo dục một lớp HS ngoài những giờ lên lớp của giáo viên bộ môn trong trường. GVCN lớp là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường quản lí, giáo dục toàn diện HS một lớp; là người tổ chức, lãnh đạo; kiểm tra mọi hoạt động và các mối quan hệ của HS thuộc lớp mình phụ trách. Đồng thời GVCN lớp là cầu nối giữa tập thể HS với các tổ chức xã hội trong và ngoài trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục. Để phát triển phong trào văn hoá đọc cho HS lớp chủ nhiệm, GVCN cần giúp học sinh thấy rõ vai trò ý nghĩa hoạt động đọc: nâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết, bồi dưỡng tâm hồn, rèn luyện nhân cách. Góp phần thực hiện nhiệm vụ học tập để từng bước chiếm lĩnh tri thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn một cách vững chắc. Thói quen đọc sách sẽ giúp con người phát triển tính tự giác, tự học, không thụ động và ỷ lại vào người khác, quen với việc làm việc độc lập, đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại văn minh, tự giúp mình bồi dưỡng hứng thú học tập, rèn luyện ý chí phấn đấu, kiên trì, nâng cao niềm tin vào năng lực bản thân. GVCN là người thắp lửa, kích thích, cổ động HS tham gia vào hoạt động đọc sách. Hơn ai hết GVCN là người thầy đọc sách cùng các em. Phối kết hợp với GV bộ môn, GVCN tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc hoạt động đọc của HS trong lớp. Đây là công việc dài lâu, đòi hỏi người GVCN phải cần mẫn, tâm huyết nhằm kích thích cho học sinh biết khao khát, muốn chủ động thực hiện thêm các hoạt động học tập của mình qua hoạt động đọc sách, mở rộng, nâng cao và làm chủ lượng kiến thức đã đọc, đã học. Giáo viên chủ nhiệm phải hướng dẫn cho các em phương pháp tự đọc một cách tự giác và đầy chủ động: biết lập kế hoạch và phương pháp đọc của HS. Giúp HS biết tự khai thác, nắm bắt kiến thức, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách khi thực hiện các hoạt động tìm tòi, khám phá, sáng tạo từ sách và hoạt động đọc sách. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng chung 7
  13. Theo (Chinhphu.vn) - thông tin được cung cấp tại tọa đàm “Làm gì để tạo thói quen đọc sách cho trẻ?” do Sở Thông tin - Truyền thông TPHCM phối hợp với Hội Xuất bản Việt Nam và báo Tuổi Trẻ tổ chức (22/4/2019) là mỗi năm một người Việt đọc trung bình một quyển sách, 98% giới trẻ cho biết họ không hề đọc quyển sách nào trong tuần qua; 80% bạn trẻ không đụng đến sách suốt một năm qua và chỉ 12% bạn trẻ trong nhóm 20-30 tuổi cho biết bản thân có đọc sách, truyện khác ngoài sách chuyên môn. Hiện nay Việt Nam hoàn toàn không có tên trong danh sách 61 nước có số lượng người đọc sách cao trên thế giới.Trong khi khối Đông Nam Á có 3 nước là Singapore, Malaysia và Indonesia thuộc top này. Nhóm nghiên cứu thị trường của Picodi.com thực hiện cuộc khảo sát người Việt mua sách và đọc sách: Người Việt không có thói quen mượn sách, số lượng người mượn sách từ thư viện chỉ chiếm khoảng 8% và 17% người Việt mượn sách từ bạn bè. 21% người tham gia khảo sát nói rằng họ không thích đọc sách cũng như không hề quan tâm đến sách. Picodi.com khảo sát 41 quốc gia về vấn đề mỗi người mua ít nhất 1 cuốn sách trong 1 năm thì việt nam đứng thứ 35 (T.3/2019). Mua sách dưới dạng sách nói – audiobook đang trở lên phổ biến hơn mỗi năm. Tuy Nhiên tại Việt Nam thì sách nói – audiobooks chưa thực sự được chào đón. Chỉ 1% người mua sách nói kỹ thuật số và 1% mua sách nói dạng CD. Trên Tạp chí Thư viện Việt Nam tác giả Vũ Thị Thu Hà viết văn hóa đọc ở Việt Nam đang dần “nhạt phai”. Người đọc nhất là giới trẻ có xu hướng “lười đọc”, đọc ít, đọc nhanh. Tâm lý chung của họ là ngại đọc sách dày, ngại đọc sách in, ngại đọc sách về vấn đề lý luận - ngại đọc vì không có thời gian… - Những mặt tích cực của việc phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam Ở nước ta, văn hoá đọc đã có những bước phát triển vượt bậc: trước năm 1975, cả hai miền Bắc và Nam xuất bản hàng năm được khoảng chưa đầy 4.000 tên sách, ngày nay hàng năm xuất bản khoảng xấp xỉ 25.000 tên sách, tăng gấp 6 lần. Lúc này cả nước xuất bản khoảng gần 400 tên báo, tạp chí, nhiều báo có số lượng xuất bản mỗi số lên tới 500.000 bản; hệ thống thư viện công cộng mới chỉ được phát triển ở các tỉnh miền Bắc còn ở miền Nam, hệ thống thư viện công cộng hầu như chưa được phát triển.... Ngày nay, hệ thống thư viện công cộng đã phát triển từ tỉnh tới huyện và đang vươn tới nhiều xã trên toàn quốc, khắp từ Bắc tới Nam. Đồng thời, các hệ thống thư viện khác như: thư viện trường phổ thông, thư viện trường đại học, thư viện khoa học kỹ thuật, thư viện quân đội... có mặt tại hầu khắp các cơ quan chủ quản; xuất hiện và phát triển của các thư viện tư nhân, thư viện gia đình với những bộ sưu tập rất có giá trị và phong phú, không chỉ có ở các thành phố mà còn được phát triển ở các vùng nông thôn. 8
  14. Trong những năm gần đây đã xuất hiện những điểm bưu điện văn hoá xã, những điểm đọc báo tạp chí mới trên nhiều vùng nông thôn rộng lớn. Tuy nhiên tài liệu đọc còn nghèo nàn, phục vụ đọc chưa chuyên nghiệp. Và không thể không kể tới sự xuất hiện của Internet trong đời sống xã hội đã tạo ra một phương thức đọc hiện đại, với một lượng thông tin, tri thức khổng lồ. Tốc độ phát triển thuê bao trường truyền Internet và tỷ lệ dân chúng sử dụng Internet đạt tỷ lệ cao so với khu vực châu Á. Các loại của hàng sách đã phát triển rất nhanh trong mấy năm qua, đặc biệt ở các thành phố lớn. Nhiều nhà sách với chuỗi cửa hàng bán sách ra đời, các cửa hàng bán sách theo chuyên đề cũng mọc lên rất nhiều, các siêu thị sách... Cho đến nay nước ta có hàng chục nghìn cửa hàng sách và nhà sách tư nhân. Sự xuất hiện một loạt tạp chí với mục đích giới thiệu, hướng dẫn đọc như: Tạp chí Xuất bản Việt Nam, Người đọc sách, Sách và Đời sống của cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời trên các phương tiện truyền thông đại chúng như vô tuyến truyền hình, đài truyền thanh, các báo hàng ngày, báo tuần, tạp chí cũng có giới thiệu, hướng dẫn đọc thường xuyên hơn trước đây. Hệ thống thư viện công cộng, nhất là các thư viện tỉnh đã tổ chức thường xuyên các cuộc thi kể chuyện sách thiếu nhi trong các dịp hè nhằm xây dựng và phát triển thói quen đọc sách và phần nào giáo dục kỹ năng đọc sách cho thiếu nhi... - Hạn chế của việc phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam Bên cạnh những mặt tích cực, nền văn hoá đọc của Việt Nam còn có những mặt hạn chế nhất định như chưa hình thành được một chiến lược phát triển văn hoá đọc và các kế hoạch phát triển văn hoá đọc. Chúng ta cũng chưa có một tổ chức nào, một hoạt động xã hội nào xây dựng thói quen đọc có hệ thống, hầu như chưa tiến hành giáo dục kỹ năng đọc có hệ thống từ bậc tiểu học lên đến bậc đại học. Hoặc số lượng tên sách được xuất bản hàng năm đã có bước phát triển vượt bậc, nhưng chất lượng sách không được phát triển phù hợp, có hiện tượng chạy theo lợi nhuận, thiếu định hướng rõ rệt trên hai bình diện nâng cao và phổ cập kiến thức, cho nên hiệu quả chưa cao và giá sách còn cao so với thu nhập trung bình của người dân. Chúng ta chưa hình thành được các chương trình khuyến đọc trên phạm vi quốc gia như tổ chức tháng đọc quốc gia, tổ chức định kỳ các hội chợ sách trên qui mô quốc gia cũng như trên phạm vi khu vực hoặc tỉnh... Công tác tuyên truyền hướng dẫn đọc chưa được thực hiện thường xuyên liên tục và có định hướng. Ngay ở những cơ quan có chức năng hướng dẫn dân chúng đọc như hệ thống thư viện công cộng, cơ quan phát hành sách, phương tiện truyền thông đại chúng... cũng được thực hiện chưa thường xuyên, chưa hấp dẫn và đa dạng... Các tạp chí giới thiệu, hướng dẫn đọc tuy xuất bản nhiều nhưng chưa đến được công chúng rộng rãi. 9
  15. Ngày nay con người có nhiều cách để tiếp cận, bổ sung, lĩnh hội nguồn thông tin kiến thức phục vụ cho cuộc sống. Hàng loạt các loại hình công nghệ thông tin xuất hiện như: truyền hình, báo chí, mạng internet phủ sóng rộng khắp…hấp dẫn người xem. Những con phố ngày nào ta hay lui tới đọc sách, mua sách như đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Vinh, Nghệ An thì nay được thay thế bởi các quán ăn, cửa hàng hiệu thời thượng…Văn hóa nghe nhìn lên ngôi dần chiếm ưu thế bên cạnh văn hóa đọc. Đã có sự thay đổi lớn trong nhận thức của người Việt về văn hóa đọc. Câu chuyện về“Tủ rượu của người Việt và tủ sách của người Do Thái”cho thấy sự khác nhau về văn hóa đọc của hai dân tộc cách xa nhau về khoảng cách địa lí lẫn khoảng cách về văn minh. Ở Việt Nam theo con số do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công bố ngày 12/4/2013 ngay trước thềm sự kiện “Ngày hội Sách và Văn hóa đọc”, số lượng sách một người Việt đọc trong một năm là 0,8 cuốn, nghĩa là một người Việt Nam đọc chưa đầy một cuốn sách một năm. Nếu trước đây đọc sách là một thú vui, sở thích, thói quen của nhiều người thì ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ mất dần. Điều đó ảnh hưởng lớn đến trình độ nhận thức, kỹ năng, phẩm chất, nhân cách của người Việt, khiến HS khó có thể rèn luyện được năng lực cần thiết để chuẩn bị hành trang vững chắc cho tương lai. 1.2.2. Thực trạng đọc sách ở trường THPT Văn hóa đọc hiện nay đang là vấn đề thu hút sự chú ý, quan tâm của xã hội. Vấn đề này không còn là “chuyện của độc giả” ở Mỹ và các nước phương Tây mà nó trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Văn hóa đọc ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển đã mở ra rất nhiều cơ hội mới và cả những khó khăn, thách thức. Đặc biệt đối với HS trong nhà trường THPT. Tự tin là quan trọng song, thực trạng hiện nay là các em học sinh cần phải biết cái tự tin của mình ở giai đoạn nào của Dunning-Kruger, theo tôi hầu hết là ở giai đoạn đầu (giai đoạn chưa biết gì). Ở lứa tuổi học sinh THPT và thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, thực tế các em cũng có những cái khó riêng của mình. Chưa có định hướng về thói quen đọc sách: Kiến thức sách vở trên trường lớp chỉ là kiến thức chuyên môn hẹp chỉ chiếm 15%, còn kiến thức ngoài chuyên môn hẹp là 85% chúng có trong sách vở ngoài nhà trường. Khi có đủ kiến thức, kĩ năng thì mới đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng, mới có việc làm và có thu nhập ổn định. Thêm vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, những chiếc điện thoại thông minh đã làm mai một đi thói quen đọc sách mà thay vào đó là những trò chơi mang tính thực tế và cọ sát hơn như facebook, instagram, zalo, tiktok,…đa số học sinh lớp chủ nhiệm THPT hiện nay lười đọc sách mà lựa chọn giải trí bằng các phương tiện công nghệ nói trên. Đối với HS sống trong thời đại 10
  16. công nghệ thông tin - thời đại công nghệ số các em thường có thú vui tìm kiếm thông tin giải trí trên mạng bằng những thiết bị như Smart phone, Ipad, máy vi tính, điện thoại thông minh…hơn là đọc sách. Các em chưa có hiểu biết về giá trị lớn lao mà sách mang lại, chưa có thói quen đọc sách nên một số em không tham gia vào hoạt động này. Bên cạnh đó, một số phụ huynh chưa thực sự là tấm gương cho con em noi theo. Vì vậy, các em gặp nhiều khó khăn trong học tập, chưa dành nhiều thời gian để tự học, tự đọc sách vì thế kiến thức hạn hẹp, việc rèn luyện các kỹ năng sống chưa đạt kết quả cao. 1.2.3. Đánh giá chung thực trạng về văn hóa đọc học sinh lớp chủ nhiệm tại trường THPT Lê Lợi Phát triển phong trào văn hóa đọc cho học sinh lớp chủ nhiệm là một hoạt động thiết thực, hữu ích song để thực hiện cần phải có kế hoạch, nhiều thời gian và đòi hỏi cần sự nỗ lực của GVCN và HS trong suốt hành trình Giáo dục HS trong nhà trường. Đồng thời cần sự quan tâm, hỗ trợ của nhóm tổ chuyên môn, quản lí nhà trường trong suốt quá trình tổ chức thực hiện. Về cơ sở vật chất của nhà trường cũng như trang thiết bị của thư viện còn nhiều thiếu thốn nhất là tài liệu sách báo chưa phong phú vì vậy chưa thu hút sự quan tâm của các em HS. Đối với HS sống trong thời đại công nghệ thông tin - thời đại công nghệ số các em thường có thú vui tìm kiếm thông tin giải trí trên mạng bằng những thiết bị như Smart phone, Ipad, máy vi tính…hơn là đọc sách. Các em chưa có hiểu biết về giá trị lớn lao mà sách mang lại, chưa có thói quen đọc sách nên một số em không tham gia vào hoạt động này. Bên cạnh đó, một số phụ huynh chưa thực sự là tấm gương cho con em noi theo. Một số HS tham gia đọc sách nhưng khả năng ghi chép để nắm được giá trị nội dung ý nghĩa của sách chưa đầy đủ. Vì vậy trong quá trình học tập các em chưa vận dụng kiến thức và kỹ năng vào giải quyết nhiệm vụ học tập và đời sống thực tiễn. Từ thực trạng trên, trước khi thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành thăm dò bằng hình thức trắc nghiệm về việc đọc cho HS lớp chủ nhiệm lớp 10A6 và 33 GVCN Trường THPT Lê Lợi (Phụ lục 1, 2). Kết quả thăm dò học sinh được thống kê như sau: Nội dung câu hỏi khảo sát Số lượng chọn Tỉ lệ % Câu 1: Em có thường xuyên đọc sách, báo, truyện …không? 11
  17. A. Thường xuyên 20 47% B. Không thường xuyên lắm, thỉnh thoảng 22 51% C. Không thường xuyên 1 2% Câu 2: Em có thích đọc truyện, sách, báo không? A. Có 20 47% B. Không 23 7% Câu 3: Em có thể kể tên 3 cuốn sách mà em yêu thích và lí giải vì sao không? A. Kể và giải thích được 15 35% B. Không kể và giải thích được 28 65% Câu 4: Em có đọc các sách, báo, tài liệu phục vụ cho việc học không? A. Có 17 40% B. Không 26 60% Câu 5: Em có muốn tham gia phong trào văn hóa đọc và thuyết minh giới thiệu về quyển sách không? A. Có 18 42% B. Không 25 58% Kết quả thống kê thăm dò giáo viên cho thấy: Mức độ Không Không Thường tham TT thường Nội dung câu hỏi xuyên gia/quan Câu xuyên (Số GV tâm (Số GV chọn) (Số GV chọn) chọn) Học sinh mang và sử dụng điện thoại 1 30 3 0 trong lớp học Học sinh sử dụng điện thoại chủ yếu 2 phục vụ chơi trò chơi, xem phim, lướt 25 5 2 Facebook… 12
  18. Học sinh sử dụng điện thoại chủ yếu 3 phục vụ đọc sách, báo, tìm kiếm thông 5 28 0 tin học tập Việc tham gia phong trào “Ngày sách và 4 10 23 0 văn hóa đọc” Học sinh tìm đến thư viện nhà trường và 5 8 22 3 phòng đọc. Học sinh tham gia các hoạt động tập thể 6 về việc đọc như đọc sách về Bác Hồ, 7 26 0 đọc thông tin theo chủ điểm. Qua kết quả thăm dò ban đầu chúng tôi thấy, đối với học sinh, số lượng và tỉ lệ học sinh lớp chủ nhiệm thường xuyên tham gia đọc, thích đọc, kể được những nội dung đã đọc và có nhu cầu muốn tham gia phong trào đọc chưa nhiều, tỉ lệ đều dưới 50%. Ngược lại, số lượng và tỉ lệ học sinh lớp chủ nhiệm không thường xuyên hay thỉnh thoảng tham gia đọc, không thích đọc, không kể và giải thích được những nội dung đã đọc, không có nhu cầu muốn tham gia phong trào đọc đều chiếm tỉ lệ đều trên 50% số lượng học sinh điều tra. Còn đối với GVCN, chủ yếu nhận thấy học sinh mang và sử dụng điện thoại trong lớp học để phục vụ chơi trò chơi, xem phim, lướt Facebok hơn là tìm kiếm thông tin học tập; việc tham gia phong trào “Ngày sách và văn hóa đọc”, tìm đến thư viện nhà trường và phòng đọc và tham gia các hoạt động tập thể về việc đọc như đọc sách về Bác Hồ, đọc thông tin theo chủ điểm của học sinh chủ yếu ở mức không thường xuyên. Thực trạng trên cho thấy cần thiết phải có sự vào cuộc của giáo viên chủ nhiệm trong phát triển phong trào văn hóa đọc cho học sinh. 2. Một số giải pháp phát triển phong trào văn hóa đọc cho học sinh lớp chủ nhiệm 2.1. Nâng cao nhận thức cho học sinh về tầm quan trọng của văn hóa đọc Kiến thức là nền tảng cơ bản của việc phát triển con người và cả sự nghiệp, làm nên sự hưng thịnh của một quốc gia, sự phồn vinh của xã hội. Mà sách là chìa khóa mở ra kho tàng kiến thức bất tận của nhân loại. Chính vì vậy mà ngay sau khi đất nước giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi diệt giặc dốt, nâng cao dân trí.Thomas Carlyle- đã nói "Chúng ta sẽ trở thành gì phụ thuộc vào điều chúng ta đọc sau khi các thầy cô giáo đã xong việc với chúng ta. Trường học vĩ đại nhất chính là sách vở”. Vai trò của GVCN vô cùng quan trọng trong việc nâng cao nhận thức HS lớp chủ nhiệm về ý nghĩa của hoạt động đọc sách. GVCN phổ biến kế hoạch của Sở GD&ĐT và nhà trường về phát triển văn hóa đọc trong các trường mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 13
  19. 2020, định hướng đến năm 2030 trong đó đã ghi rõ: Xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, ý thức đọc đối với học sinh, giáo viên, cán bộ quản lí các trường học; cải thiện môi trường học để phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường, ban chấp hành Đoàn trường xây dựng các nội dung trao đổi lồng ghép trong các tiết sinh hoạt dưới cờ, các buổi sinh hoạt ngoại khóa, tổ chức sinh hoạt chuyên đề, các buổi sinh hoạt đoàn với nhiều hoạt động hình thức đa dạng khác nhau. Tuyên truyền thông qua băng rôn, khẩu hiệu, các hoạt động của đoàn thanh niên, phát huy truyền thông thông tin nhằm nâng cao nhận thức tầm quan trọng của văn hóa đọc trong hoạt động giáo dục của nhà trường. GVCN cùng với nhà trường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho HS về vai trò, tầm quan trọng của của văn hóa đọc. Giúp HS nhận thức được lợi ích của việc đọc sách là không chỉ nâng cao hiểu biết, mở rộng vốn tri thức mà còn góp phần cải thiện trí nhớ, bồi dưỡng đời sống tâm hồn bạn đọc hướng đến những giá trị tích cực trong cuộc sống. Barbara Tuchman đã nói: “Sách là nơi lưu giữ nền văn minh. Không có sách lịch sử vắng lặng, văn học nhàm chán, khoa học khập khiễng, suy nghĩ và phán xét vu vơ. Nhân loại không thể tiến bộ nếu không có sách”. Sách là linh hồn bất tử mà cổ nhân đã gửi lại cho hậu thế. Sách có vai trò vô cùng quan trọng trong hành trình cuộc đời của con người thành công. HS lớp 10A6 phấn khởi tại lễ phát động GVCN và Ban giám hiệu tại lễ phát Ngày sách và văn hóa đọc Việt năm động Ngày sách và văn hóa đọc Việt 2023 cùng nhân viên Thư viện năm 2023 2.2. Tạo Groop đọc sách, họp groop trao đổi để biết tâm tư, nguyện vọng của các thành viên Mọi việc sẽ dễ dàng hơn nếu học sinh xác định được mục tiêu, nội dung và phương pháp đọc sách. Muốn vậy, giáo viên chủ nhiệm tổ chức học sinh tạo Group 14
  20. đọc sách. Trên cơ sở groop chung của lớp học sinh có thể trao đổi tâm tư, nguyện vọng của mình một cách dễ dàng. Trong quá trình lập Group trao đổi GVCN chú ý và lưu lại những vướng mắc, khó khăn cũng như nguyện vọng, mong muốn của của học sinh về việc đọc sách, học tập. Từ đó GV chủ nhiệm định tính, tổ chức học sinh tháo gỡ vướng mắc và lên kế hoạch đọc sách theo tuần, tháng và học kỳ. Kế hoạch phải được tạo lập thật rõ ràng, nhất quán cho từng thời điểm, từng giai đoạn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của học sinh lớp chủ nhiệm. Trao đổi phương pháp đọc sách trên Groop lớp 10A6 2.3. Trao đổi phương pháp đọc sách khoa học, hiệu quả GVCN tổ chức học sinh trao đổi về phương pháp đọc sách khoa học, hiệu quả qua Zalo hoặc Messenger. Học sinh trao đổi và GVCN hướng dẫn chốt nội dung cần đạt như sau: - Đọc sách là cần thiết và có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao trình độ và tự hoàn thiện bản thân. Nhưng không phải ai đọc sách cũng có kết quả như mong muốn. Để nâng cao hiệu quả, chất lượng đọc sách cần có phương pháp và kỹ năng đọc. Phương pháp đọc sách khoa học, hiệu quả cần tiến hành theo các bước sau: - Bước 1: Xác định mục đích đọc sách 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2