intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp tính giá dựa trên hoạt động theo thời gian và vận dụng trong phân bổ chi phí chung ở các đơn vị kinh doanh khách sạn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết sẽ khái quát về phương pháp này và minh họa việc vận dụng trong một đơn vị kinh doanh khách sạn; Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên hoạt động theo thời gian trong phân bổ chi phí chung ở một đơn vị kinh doanh khách sạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp tính giá dựa trên hoạt động theo thời gian và vận dụng trong phân bổ chi phí chung ở các đơn vị kinh doanh khách sạn

  1. Phương pháp tính giá dựa trên hoạt động theo thời gian và vận dụng trong phân bổ chi phí chung ở các đơn vị kinh doanh khách sạn Time-driven activity-based costing method and its application in allocating overhead costs in hotel businesses PGS.TS Đường Nguyễn Hưng PGS.TS Ngô Hà Tấn Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Trong các doanh nghiệp có chi phí chung lớn, việc phân bổ chi phí chung cho các đối tượng chi phí sao cho đúng đắn luôn là vấn đề khó khăn đối với kế toán. Trải qua nhiều thời kỳ, đã có nhiều phương pháp cho việc phân bổ này nhưng đều có những hạn chế nhất định. Khoảng cuối thế kỹ 20, phương pháp tính giá dựa trên hoạt động (ABC) được đề xuất bởi Cooper & Kaplan (1988, 1991). Phương pháp này dựa trên các yếu tố làm phát sinh chi phí để phân bổ chi phí chung cho các hoạt động và sau đó là phân bổ cho các đối tượng chi phí. Đây được xem là bước đột phá trong việc tìm kiếm giải pháp cho phân bổ chi phí chung. Tuy nhiên, phương pháp ABC cũng có những mặt hạn chế, đó là: mức độ phức tạp của quy trình vận dụng, chi phí triển khai và thời gian cần thiết để thiết lập, quản lý hệ thống là khá lớn. Do vậy, trên cơ sở phương pháp ABC, một biến thể của phương pháp này đã được đề xuất - phương pháp tính giá dựa trên hoạt động theo thời gian (Kaplan và Anderson, 2004 và toàn diện hơn vào năm 2007). Bài viết sẽ khái quát về phương pháp này và minh họa việc vận dụng trong một đơn vị kinh doanh khách sạn. Từ khóa: phương pháp tính giá dựa trên hoạt động, phương pháp tính giá dựa trên hoạt động theo thời gian, phân bổ chi phí chung, đơn vị kinh doanh khách sạn. Abstracts In businesses with significant overhead costs, allocating these costs accurately to cost objects is always a challenging issue for accountants. Over the years, there have been many methods for this allocation, but all have certain limitations. Around the end of the 20th century, the activity-based costing (ABC) method was proposed by Cooper & Kaplan (1988, 1991). This method is based on cost drivers to allocate overhead costs to activities and then allocate them to cost objects. This is considered a breakthrough in finding solutions for allocating overhead costs. However, the ABC method also has its limitations, including the complexity of the application process, the cost of implementation, and the time required to set up and manage the system, which are quite significant. Therefore, based on the ABC method, a variant of this method has been proposed - the time-driven activity-based costing method (Kaplan and Anderson, 2004 and more comprehensively in 2007). This article will provide an overview of this method and illustrate its application in a hotel business unit. Key words: activity-based costing, time-driven activity-based costing, overhead cost allocation, hotel businesses.
  2. JEL Classifications: M00, M40, M49 1. Khái quát phương pháp tính giá dựa trên hoạt động theo thời gian. Khác với phương pháp ABC thông thường, phương pháp ABC theo thời gian chỉ yêu cầu ước tính 2 tham số: (1) đơn giá của năng lực cung cấp; và (2) thời gian cần thiết để thực hiện một giao dịch hoặc một hoạt động (Kaplan & Anderson, 2004, 2007). Phần sau đây sẽ so sánh làm rõ điều này. So sánh việc phân bổ chi phí chung giữa phương pháp ABC thông thường và phương pháp ABC theo thời gian Phương pháp ABC thông thường Phương pháp ABC theo thời gian Bước 1: Xác định các hoạt động làm phát Bước 1: Xác định các nhóm nguồn lực sử sinh chi phí chung dụng cho hoạt động Bước 2: Phân bổ chi phí chung cho các hoạt Bước 2: Ước tính tổng chi phí chung của động thông qua các tiêu thức phân bổ nguồn mỗi nhóm nguồn lực. lực sử dụng. Bước 3: Xác định các yếu tố làm phát sinh Bước 3: Ước tính công suất thực tế của từng hoạt động (activity driver) của mỗi hoạt nhóm nguồn lực (ví dụ: số giờ làm việc có động. thể thực hiện, không bao gồm các giờ nghỉ). Bước 4: Xác định tỷ lệ phân bổ chi phí Bước 4: Xác định chi phí đơn vị của từng chung của mỗi hoạt động bằng cách chia nhóm nguồn lực bằng cách chia tổng chi phí tổng chi phí chung của mỗi hoạt động cho chung của mỗi nhóm nguồn lực cho công tổng mức hoạt động của mỗi hoạt động (đo suất thực tế (đo lường theo thời gian). lường thông qua các yếu tố làm phát sinh hoạt động (activity driver) của mỗi hoạt động). Bước 5: Phân bổ chi phí chung của mỗi hoạt Bước 5: Xác định thời gian ước tính cho động cho các đối tượng chi phí (đơn đặt mỗi sự kiện, dựa trên thời gian cho mỗi hoạt hàng, sản phẩm, khách hàng) bằng cách động và đặc điểm của mỗi sự kiện. nhân tỷ lệ phân bổ chi phí chung của mỗi hoạt động với tổng mức phát sinh hoạt động của mỗi đối tượng chi phí. Bước 6: Phân bổ chi phí chung cho mỗi sự kiện bằng cách nhân chi phí đơn vị của từng nhóm nguồn lực với thời gian ước tính cho mỗi sự kiện. Chi phí chung của mỗi đối tượng chi phí (tính trên mỗi đơn vị) được tổng hợp từ chi phí chung của tất cả các sự kiện đã được tính ở trên. Với phương pháp ABC theo thời gian, có thể xây dựng các phương trình thời gian để phản ánh mức tiêu hao nguồn lực theo thời gian của các hoạt động. Thời gian sử dụng (t) để thực hiện một sự kiện (e) của hoạt động (a) có thể được biểu thị bằng phương trình thời gian như sau (Everaert và Bruggeman, 2007): t a ,e =β 0 + β 1 X 1+ β2 X 2 ++ β 3 X 3+ …++ β p X p (1) trong đó: t a ,e là thời gian để hoàn thành sự kiện e của hoạt động a β 0 là khoảng thời gian cố định khi thực hiện hoạt động a không phụ thuộc vào các đặc điểm của sự kiện e β i là thời gian phát sinh của 1 đơn vị của mỗi yếu tố gây phát sinh thời gian X i của sự kiện e
  3. X i là các yếu tố gây phát sinh thời gian phản ánh các đặc điểm của sự kiện e, i = 1, 2, 3,…, p Chi phí của sự kiện e của hoạt động a được xác định như sau: Chi phí của sự kiện e của hoạt động a = t a ,e∗cr (2) trong đó: t a ,e là thời gian để hoàn thành sự kiện e của hoạt động a c r là chi phí đơn vị của nhóm nguồn lực r (tính trên mỗi đơn vị thời gian) Chi phí chung của mỗi đối tượng chi phí (tính trên mỗi đơn vị) được tổng hợp như sau: l m n Tổng chi phí chung của đối tượng chi phí = ∑ ∑ ∑ t a ,e∗c r (3) r=1 a=1 e=1 trong đó: r là mỗi nhóm nguồn lực, r = 1, 2, 3,…, l a là mỗi hoạt động liên quan đến đối tượng chi phí, a = 1, 2, 3,…, m e là mỗi sự kiện trong một hoạt động liên quan đến đối tượng chi phí, e = 1, 2, 3, …, n t a ,e là thời gian để hoàn thành sự kiện e của hoạt động a c r là chi phí đơn vị của nhóm nguồn lực r (tính trên mỗi đơn vị thời gian) Trong mô hình trên, việc xác định các hoạt động chỉ cần ở mức độ nhất định, thường là các hoạt động lớn, chứ không nhất thiết phải chi tiết như trong phương pháp ABC thông thường. So với phương pháp ABC thông thường, phương pháp ABC theo thời gian có nhiều điểm khác biệt đáng kể. Đầu tiên, phương pháp này xác định “thời gian” làm yếu tố gây phát sinh chi phí chính cho các đối tượng chi phí. Thứ hai, phương pháp ABC theo thời gian bỏ qua bước phân bổ chi phí đầu tiên của phương pháp ABC truyền thống – phân bổ chi phí chung từ việc sử dụng các nguồn lực cho các hoạt động (ABC truyền thống - Bước 2). Phương pháp ABC theo thời gian tuân theo bước phân bổ chi phí thứ hai của phương pháp ABC truyền thống (ABC truyền thống - Bước 5), nhưng bằng cách sử dụng thời gian để phân bổ chi phí trực tiếp từ nguồn lực sang các đối tượng chi phí. Thứ ba, phương pháp ABC theo thời gian xác định rõ ràng “công suất đã sử dụng” cũng như “công suất chưa khai thác, sử dụng” bằng cách dựa trên tỷ lệ chi phí chung được xác định trước dựa trên "công suất thực tế" (ABC theo thời gian - Bước 4). Thứ tư, bằng cách sử dụng mô hình phương trình thời gian tổng quát (1) ở trên, phương pháp ABC theo thời gian có thể đáp ứng sự phức tạp của sản xuất hoặc dịch vụ thực tế và kết hợp các biến thể trong việc sử dụng nguồn lực bằng cách xây dựng các mô hình phương trình thời gian khác nhau. 2. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên hoạt động theo thời gian trong phân bổ chi phí chung ở một đơn vị kinh doanh khách sạn Hoạt động của các đơn vị kinh doanh khách sạn là cung cấp dịch vụ lưu trú và các dịch vụ bổ sung cho khách hàng. Các hoạt động chính trong kinh doanh khách sạn thường là: dịch vụ phòng nghỉ với đa dạng mức giá và tiện nghi, dịch vụ ẩm thực thông qua nhà hàng, quán bar, dịch vụ hội nghị, sự kiện vv… Trong đó, dịch vụ chủ yếu là cung cấp buồng phòng, với chi phí chung thường là chiếm tỉ trọng lớn. Do vậy, minh họa việc vận dụng phương pháp ABC theo thời gian trong phân bổ chi phí chung của khách sạn sẽ tập trung vào dịch vụ buồng phòng này. Các dịch vụ khác cũng có thể vận dụng cách phân bổ chi phí chung tương tự như đối với dịch vụ buồng phòng. Số liệu được sử dụng có tính chất ước tính và giả định rằng ở đơn vị khách sạn được minh họa có các loại phòng là các đối tượng chi phí như sau: Loại phòng PHÒNG L1 PHÒNG L2 PHÒNG L3 PHÒNG L4 Số phòng 31 21 6 3
  4. Các chi phí chung của các bộ phận phục vụ trực tiếp hoạt động dịch vụ buồng phòng sẽ được phân bổ cho các đối tượng chi phí nêu trên cho mỗi ngày-phòng. Bước 1: Xác định các nhóm nguồn lực và Bước 2: Ước tính tổng chi phí chung của mỗi nhóm nguồn lực Các nguồn lực chung Dịch vụ buồng phòng trong khách sạn thường được tổ chức theo các bộ phận tách biệt cả về cơ cấu tổ chức và nguồn lực. Do vậy, việc xác định các nhóm nguồn lực thường dựa trên sự tách biệt các bộ phận trong khách sạn. Tuy vậy, ngoài các nguồn lực riêng đã được tách biệt, vẫn có các nguồn lực chung chia sẻ giữa các bộ phận và được tập hợp như sau: Bảng 1 - Các nguồn lực chung Phân bổ cho Chi phí Số tiền BP Tiếp BP Buồng PHÒNG PHÒNG PHÒNG nguồn PHÒNG L1 (năm) tân phòng L2 L3 L4 lực * Khấu hao tòa nhà 3.330.000.000 333,000,000 66,600,000 977,262,712 705,910,632 161,313,559 153,513,097 chung Điện 502,200,000 30,132,000 40,176,000 166,645,303 120,373,662 27,507,595 26,177,441 Nước 200,880,000 16,059,840 20,439,796 58,831,414 36,791,634 9,631,904 4,375,956 Bảo hiểm 150,000,000 15,000,000 3,000,000 44,020,843 31,797,776 7,266,377 6,915,004 cháy nổ Bảo trì, bảo 50,000,000 3,000,000 4,000,000 14,673,614 10,599,259 2,422,126 2,305,001 dưỡng 1,261,433,88 4.233.080.000 397,191,840 134,215,796 905,472,962 208,141,561 193,286,500 6 (Nguồn số liệu: Tác giả tự tính toán) * Các chi phí ở đây chỉ mang tính chất minh họa Các nguồn lực chung này liên quan đến tất cả các hoạt động ở các bộ phận khác nhau của khách sạn. Do vậy, các nguồn lực này cần được phân bổ cho các bộ phận trong đơn vị. Trong đó, các chi phí nguồn lực được phân bổ cho các đối tượng liên quan theo các tiêu thức phân bổ như sau: Chi phí nguồn lực Tiêu thức phân bổ Khấu hao tòa nhà chung Diện tích các bộ phận Công suất thiết bị điện của các bộ Điện phận Nước Định mức theo đầu người Bảo hiểm cháy nổ Diện tích các bộ phận Bảo trì, bảo dưỡng Giá trị trang thiết bị Các nguồn lực bộ phận Tiếp tân Công việc của bộ phận Tiếp tân bao gồm các việc: Chào đón khách khi họ đến khách sạn; Nhận đặt phòng và trả phòng; kiểm tra thông tin đặt phòng của khách, giải quyết các thủ tục trả phòng và thanh toán; Hỗ trợ khách về các vấn đề khác trong thời gian lưu trú tại khách sạn. Như vậy, bộ phận Tiếp tân đóng vai trò quan trọng trong cung cấp dịch vụ buồng phòng của khách sạn. Trong đó, các sự kiện Chào đón khách và Nhận đặt phòng và trả phòng là các sự kiện chính – được sử dụng trong minh họa việc tiêu dùng các nguồn lực của bộ phận Tiếp tân theo thời gian.
  5. Để thực hiện các hoạt động trên, bộ phận Tiếp tân sử dụng các nguồn lực được tập hợp như sau: Bảng 2 - Các nguồn lực Bộ phận Tiếp tân Chi phí nguồn lực Số tiền (năm) A Nhân sự 1,440,075,000 B Trang thiết bị 1. Quầy lễ tân  2,000,000 2. Mặt quầy lễ tân (điện thoại bàn, máy POS, máy đếm 7,012,200 tiền, văn phòng phẩm…) 3. Bàn làm việc của lễ tân (máy tính, máy fax, máy in, 7,635,833 …) 4. Phía trong quầy lễ tân (tủ, giá đựng hồ sơ, xe đẩy,…) 9,294,000 5. Điện thoại, Fax,Internet 5,376,000 Tổng cộng chi phí trang thiết bị 31,318,033 Phân bổ từ các nguồn lực chung (Bảng 1) 397,191,840 Tổng cộng chi phí nguồn lực bộ phận Tiếp tân 1,868,584,873 (Nguồn số liệu: Tác giả tự tính toán) Các nguồn lực bộ phận Buồng phòng Công việc của bộ phận này ngoài việc dọn dẹp, sắp xếp giữ cho các buồng phòng luôn sạch sẽ, gọn gàng, còn thực hiện các công việc: Kiểm tra phòng khi khách trả phòng; Cung cấp dịch vụ phòng như khăn tắm, áo choàng tắm, nước uống miễn phí… Để thực hiện các hoạt động trên, bộ phận Buồng phòng sử dụng các nguồn lực được tập hợp như sau: Bảng 3 - Các nguồn lực Bộ phận Buồng phòng Chi phí nguồn lực Số tiền (năm) A Nhân sự 841,425,000 B Trang thiết bị 1. Dụng cụ làm vệ sinh (xe đẩy, các loại chổi, khăn, 29,037,000 dụng cụ chà, rửa…) 2. Thiết bị làm vệ sinh (máy hút bụi, máy giặt thảm, máy 82,240,000 chà rửa, máy hút mùi…) Tổng cộng chi phí trang thiết bị 111,277,000 Phân bổ từ các nguồn lực chung (Bảng 1) 134,215,796 Tổng cộng chi phí nguồn lực bộ phận Tiếp tân 1,086,917,796 (Nguồn số liệu: Tác giả tự tính toán) Các nguồn lực đầu tư cho mỗi loại phòng nghỉ Ngoài các nguồn lực ở hai bộ phận Tiếp tân và Buồng phòng trên, các nguồn lực còn lại bao gồm các trang thiết bị đầu tư cho mỗi phòng nghỉ như: giường, bàn, ghế, kệ, sofa, mini bar, tủ lạnh, điện thoại, TV, bồn tắm,... Mặc dù chi phí các nguồn lực này là các chi phí cố định nhưng có liên quan trực tiếp đến mỗi đối tượng chi phí. Do vậy, chi phí các nguồn lực này được tính trực tiếp cho mỗi đối tượng chi phí. Bảng 4 - Các nguồn lực đầu tư cho mỗi loại phòng nghỉ Chi phí nguồn lực PHÒNG L1 PHÒNG L2 PHÒNG L3 PHÒNG L4 Trang thiết bị 6,754,838 6,829,838 10,804,838 29,479,838 Phân bổ từ các nguồn 1,261,433,886 905,472,962 208,141,561 193,286,500
  6. lực chung (Bảng 1) Tổng cộng 1,268,188,724 912,302,799 218,946,398 222,766,337 (Nguồn số liệu: Tác giả tự tính toán) Bước 3: Ước tính công suất thực tế của từng nhóm nguồn lực và Bước 4: Xác định chi phí đơn vị của từng nhóm nguồn lực. Với phương pháp ABC theo thời gian, công suất thực tế của một nguồn lực là tổng thời gian nguồn lực sẵn sàng được sử dụng một cách hiệu quả cho các hoạt động của đơn vị. Hoạt động kinh doanh của khách sạn được giả định là tất cả 365 ngày trong một năm. Do vậy, các nhóm nguồn lực trên được sử dụng trong tất cả các ngày trong một năm. Đối với hoạt động của bộ phận Tiếp tân và Buồng phòng, để đơn giản, có thể giả định rằng thời gian hoạt động của 2 bộ phận này trong một ngày là giống nhau. Hoạt động của các bộ phận này là 3 ca/ngày, 8h/ca. Trong quá trình làm việc, nhân viên được nghỉ giữa ca 1 giờ cho mỗi ca, riêng ca đêm từ 22h đến 6h sáng có thời gian nghỉ là 5 giờ cho mỗi ca. Việc xác định công suất thực tế và chi phí đơn vị của từng nhóm nguồn lực này được tính đến từng phút do các dịch vụ được cung cấp bởi các nhóm nguồn lực này cho các đối tượng chi phí được tính theo số phút thực hiện. Bảng 5 - Ước tính công suất thực tế và chi phí đơn vị của bộ phận Tiếp tân và Buồng phòng Ước tính công suất thực tế (1) Số ngày làm việc trong năm 365 ngày (2) Số ca làm việc mỗi ngày: 3 ca/ngày (3) Số giờ làm việc mỗi ca: 8 h/ca (4) Thời gian nghỉ giữa ca - ca 1 và 2: 1 h/ca (5) Thời gian nghỉ trong ca 3 (qua đêm) 5 h/ca (6) Thời gian đào tạo mỗi năm 4 h/năm Các tính toán: (a) Tổng thời gian làm việc trong năm 8,760 h (=(1)x(2)x(3)): (b) Tổng thời gian nghỉ trong năm (=(1)x [2ca 2,555 h x(4) + 1ca x(5)]): (c) Tổng thời gian thực làm việc (=(a)-(b)-(6)): 6,201 h hay 372,060 phút Xác định chi phí đơn vị nguồn lực Tiếp tân Buồng phòng Tổng chi phí nguồn lực của bộ phận ($)(Bảng 2,3) 1,868,584,873 1,086,917,796 Tổng thời gian thực làm việc (phút) (=(c)x60phút) 372,060 372,060 Chi phí nguồn lực trên mỗi đơn vị thời gian 5,022 2,921 ($/phút) (Nguồn số liệu: Tác giả tự tính toán) Đối với các nguồn lực đầu tư trực tiếp cho mỗi loại phòng nghỉ, công suất thực tế và chi phí đơn vị của từng nhóm nguồn lực này được tính đến từng ngày-phòng. Bảng 6 - Ước tính công suất thực tế và chi phí đơn vị của các nguồn lực đầu tư cho mỗi loại phòng nghỉ PHÒNG L1 PHÒNG L2 PHÒNG L3 PHÒNG L4 Chi phí nguồn lực đầu tư ($) 1,268,188,724 912,302,799 218,946,398 222,766,337
  7. (Bảng 4) Số ngày-phòng bán được dự kiến (ngày-phòng/năm) 7,354 4,599 1,204 547 Chi phí nguồn lực trên mỗi đơn vị thời gian ($/ngày- 172,449 198,370 181,849 407,251 phòng) (Nguồn số liệu: Tác giả tự tính toán) Bước 5: Xác định thời gian ước tính cho mỗi sự kiện, dựa trên thời gian cho mỗi hoạt động và đặc điểm của mỗi sự kiện và Bước 6: Phân bổ chi phí chung. Đối với bộ phận Tiếp tân, có 2 sự kiện được thực hiện cho mỗi lần khách đến là Sự kiện check in (Nhận khách) và Sự kiện check out (Khách trả phòng). Đối với bộ phận Buồng phòng cũng có hai sự kiện là Dọn phòng và Kiểm tra phòng khi khách trả phòng. Với mỗi sự kiện, việc phân bổ chi phí chính xác đòi hỏi cần xác định chi tiết các công việc cụ thể theo thời gian. Bảng sau minh họa chi tiết việc xác định thời gian thực hiện các sự kiện ở các bộ phận. Bảng 7 - Xác định thời gian ước tính cho mỗi sự kiện trong hoạt động của mỗi bộ phận PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG L1 L2 L3 L4 Hoạt động của bộ phận Tiếp tân Sự kiện check in (phút/phòng) Chào đón khách 1 1 1 1 Hỏi khách về việc đặt phòng rồi hay chưa 1 1 1 1 Nhập dữ liệu đặt phòng nếu khách chưa đặt phòng 3 3 Hỏi thông tin về đặt phòng của khách 2 2 Xác định phòng cho khách 2 2 2 2 Giao chìa khóa cho khách 1 1 1 1 Hỏi khách xem có cần sử dụng két sắt an toàn hay không 2 2 Cung cấp cho khách thức ăn và thức uống chào mừng khách 1 2 3 4 Đem hành lý và đưa khách về phòng 3 5 8 10 Tổng thời gian của sự kiện check in 14 17 18 21 Sự kiện check out (phút/phòng) Liên hệ với bộ phận khác về các dịch vụ khách 2 2 2 2 đã sử dụng In hóa đơn 2 2 2 2 Xin chữ ký của khách 1 1 1 1 Nhận khoản thanh toán từ khách 2 2 2 2 Tổng thời gian của sự kiện check out 7 7 7 7 Hoạt động của bộ phận Buồng phòng Sự kiện Dọn phòng (phút/phòng) 15 19 20 27 Sự kiện Kiểm tra phòng khi khách trả phòng (phút/phòng) 4 4 7 7
  8. (Nguồn số liệu: Tác giả tự tính toán) Việc phân bổ chi phí chung cho mỗi đối tượng chi phí được dựa trên chi phí nguồn lực trên mỗi đơn vị thời gian của mỗi nhóm nguồn lực và thời gian ước tính cho mỗi sự kiện thực hiện cho mỗi đối tượng chi phí. Chi phí chung của mỗi đối tượng chi phí (tính trên mỗi đơn vị) được tổng hợp từ chi phí chung của tất cả các sự kiện được thực hiện cho mỗi đối tượng chi phí. Bảng 8 - Phân bổ chi phí chung cho các đối tượng chi phí PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG L1 L2 L3 L4 Phân bổ chi phí bộ phận Tiếp tân Sự kiện Check in Thời gian check in (phút) (Bảng 7) 14 17 18 21 Chi phí nguồn lực trên mỗi đơn vị thời gian 5,022 5,022 5,022 5,022 ($/phút) (Bảng 5) Chi phí phân bổ cho mỗi lần Check in ($/lần) 70,312 85,379 90,401 105,468 Sự kiện Check out Thời gian check out (phút) (Bảng 7) 7 7 7 7 Chi phí nguồn lực trên mỗi đơn vị thời gian 5,022 5,022 5,022 5,022 ($/phút) (Bảng 5) Chi phí phân bổ cho mỗi lần Check out ($/lần) 35,156 35,156 35,156 35,156 Tổng chi phí bộ phận Tiếp tân phân bổ (a) 105,468 120,534 125,557 140,623 Phân bổ chi phí bộ phận Buồng phòng Sự kiện Dọn phòng Thời gian dọn phòng (phút) (Bảng 7) 15 19 20 27 Chi phí nguồn lực trên mỗi đơn vị thời gian 2,921 2,921 2,921 2,921 ($/phút) (Bảng 5) Chi phí phân bổ cho mỗi lần dọn phòng ($) (b) 43,820 55,506 58,427 78,876 Sự kiện kiểm tra phòng khi khách check out Thời gian kiểm tra (phút) (Bảng 7) 4 4 7 7 Chi phí nguồn lực trên mỗi đơn vị thời gian 2,921 2,921 2,921 2,921 ($/phút) (Bảng 5) Chi phí phân bổ cho mỗi lần kiểm tra phòng 11,685 11,685 20,449 20,449 ($/lần) (c) Phân bổ chi phí nguồn lực đầu tư trực tiếp 172,449 198,370 181,849 407,251 ($/ngày-phòng) (d) (Bảng 6) Tổng chi phí nguồn lực phân bổ cho 1 ngày- 333,422 386,095 386,282 647,200 phòng [=(a)+(b)x1+(c)+(d)x1] Tổng chi phí nguồn lực phân bổ cho 2 ngày- 549,691 639,971 626,559 1,133,328 phòng [=(a)+(b)x2+(c)+(d)x2] (Nguồn số liệu: Tác giả tự tính toán) Ghi chú: Công thức phân bổ chi phí chung cho mỗi đối tượng chi phí cho số ngày- phòng n như sau:
  9. Tổng chi phí nguồn lực phân bổ cho n ngày-phòng = Tổng chi phí các sự kiện bộ phận Tiếp tân + Chi phí phân bổ cho mỗi lần dọn phòng bộ phận Buồng phòng x n ngày-phòng + Chi phí phân bổ cho mỗi lần kiểm tra phòng bộ phận Buồng phòng + Chi phí nguồn lực đầu tư trực tiếp 1 ngày phòng x n ngày-phòng 3. Kết luận. - Về mặt lý thuyết, Kaplan and Anderson (2007) đã nêu ra những ưu điểm chính của phương pháp ABC theo thời gian như: tránh được việc xác định các hoạt động - mang tính chủ quan và mất nhiều thời gian của phương pháp ABC thông thường, thiết lập qui trình thực hiện đơn giản và nhanh hơn phương pháp ABC thông thường - không yêu cầu phỏng vấn tốn kém và mất thời gian, đơn giản hóa quá trình tính toán nhưng thông tin về chi phí được phân bổ chính xác hơn. - Về mặt thực tiễn, qua minh họa trình bày trên có thể thấy: Phương pháp ABC thông thường xem mỗi sự kiện trong mỗi bộ phận như là một hoạt động, nhưng được thực hiện như nhau mỗi lần cho các đối tượng chi phí - nghĩa là xem nguồn lực của hoạt động tiêu hao mỗi lần là như nhau khi thực hiện hoạt động, mặc dù các đối tượng chi phí là khác nhau. Còn đối với phương pháp ABC theo thời gian, nguồn lực hoạt động tiêu hao mỗi lần cho các đối tượng chi phí là khác nhau do thời gian thực hiện hoạt động (sự kiện) cho các đối tượng chi phí là khác nhau. Nếu muốn chính xác như phương pháp ABC theo thời gian, phương pháp ABC thông thường phải xác định mỗi loại hoạt động trên một cách riêng biệt cho mỗi loại phòng nghỉ. Chẳng hạn, sự kiện check in, phải xác định thành 4 loại hoạt động khác nhau: Hoạt động check in cho phòng nghỉ loại 1, Hoạt động check in cho phòng nghỉ loại 2, Hoạt động check in cho phòng nghỉ loại 3 và Hoạt động check in cho phòng nghỉ loại 4, và đi kèm với đó là việc phân bổ chi phí nguồn lực cho 4 loại hoạt động này bằng những tiêu thức nhất định. Điều này rất phức tạp cả về công việc thực hiện và lựa chọn tiêu thức phân bổ, và sẽ làm giảm sự chính xác đối với chi phí chung được phân bổ cho các đối tượng chi phí. Tài liệu tham khảo: Cooper, R., and Kaplan, R.S. (1988). Measure costs right: Make the right decisions, Harvard Business Review, September-October, 96-103 Cooper, R. and R. S. Kaplan. (1991). The Design of Cost Management Systems, Prentice Hall, Englewood Cliffs Everaert, P., & Bruggeman, W. (2007). Time-driven activity-based costing: exploring the underlying model. Journal of cost management, 21(2), 16-20  Kaplan, R.S., and Anderson, S.R. (2004). Time-Driven Activity Based Costing, Harvard Business Review 82, 131-138. Kaplan, R.S., and Anderson, S.R. (2007). Time-driven Activity-based Costing: A Simpler and More Powerful Path to Higher Profits, Harvard Business School Press, Boston.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2