intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

291
lượt xem
86
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là quốc gia đang phát triển, một mặt, Việt Nam khẳng đ công nghệ sinh học là một trong bốn công nghệ trọng đi trong hiện đại hoá và công nghiệp hoá đất nước. Mặt khác, Việt Nam cũng nhận thức được rủi ro tiềm ẩn của công nghệ sinh học hiện đại cũng như tầm quan trọng của quản lý rủi ro.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen

  1. Quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen ở Việ Nam Là quốc gia đang phát triển, một mặt, Việt Nam khẳng đ công nghệ sinh học là một trong bốn công nghệ trọng đi trong hiện đại hoá và công nghiệp hoá đất nước. Mặt khác, Việt Nam cũng nhận thức được rủi ro tiềm ẩn của công nghệ sinh học hiện đại cũng như tầm quan trọng của quản lý rủi ro. Tóm tắt Công nghệ sinh học được coi là công nghệ trọng điểm của thế k 21 với nhiều ứng dụng trên nhiều mặt của đời sống xã hội từ bảo vệ môi trường, nông nghiệp, y tế, dược phẩm… Mặc dù có rấ nhiều tiềm năng, công nghệ sinh học đặc biệt là công nghệ sinh họ hiện đại phải được phát triển và sử dụng một cách an toàn. Là quố gia đang phát triển, một mặt, Việt Nam khẳng định công nghệ sinh học là một trong bốn công nghệ trọng điểm trong hiện đại hoá và công nghiệp hoá đất nước. Mặt khác, Việt Nam cũng nhận thứ được rủi ro tiềm ẩn của công nghệ sinh học hiện đại cũng như t quan trọng của quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến gen. Tuy nhiên, quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến gen là lĩnh vực tương đối mới nên Việt Nam vẫn đang trong gia đoạn kiện toàn thể chế, chính sách, pháp lý trong quản lý an toàn sinh học. Đặt vấn đề
  2. Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý an toàn sinh h đối với sinh vật biến đổi gen, một thành tựu của công nghệ sinh họ hiện đại, ngày 11 tháng 09 năm 2003, Nghị định thư Cartagena v an toàn sinh học có hiệu lực. Đây là nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm bảo vệ sức khoẻ con người, môi trường và đa dạng sinh học tránh các rủi ro tiềm ẩn gây ra bởi công nghệ sinh học hiện đại. Là quốc gia đang phát triển, một mặt, Việt Nam khẳng định công nghệ sinh học là một trong bốn công nghệ trọng điểm trong hiện hoá và công nghiệp hoá đất nước. Mặt khác, Việt Nam cũng nhận thức được rủi ro tiềm ẩn của công nghệ sinh học hiện đại cũng nh tầm quan trọng của quản lý rủi ro. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam rất chú trọng tớ các chính sách tạo điều kiện cho sự phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học. Công nghệ sinh học ở Việt Nam đã sớm được xác định là một trong bốn hướng công nghệ cần ưu tiên phát triển phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện hoá đất nước. Giữa những năm 1990, Chính phủ ban hành Ngh quyết số 18/CP về phát triển công nghệ sinh học ở Việt Nam năm 2010. Ngày 31 tháng 12 năm 2003; Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ban hành chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010. Gần đây, ngày 4
  3. tháng 3 năm 2005, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 50-CT/TW về việc: đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước. Ngày 22 tháng 7 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đ Quyết định số 188/2005/QĐ-TTg về việc ban hành chương tr hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW, trong đ chỉ rõ: “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học”. Đây là những văn bản pháp lý có tính hướng chủ đạo cho sự phát triển và ứng dụng công nghệ sinh họ ở nước ta. Song song với chính sách ưu tiên phát triển công nghệ sinh học Chính phủ cũng đã xác định rõ tầm quan trọng của việc quản lý an toàn sinh học. Ngày 19 tháng 1 năm 2004, Việt Nam đã chính th gia nhập Nghị định thưCartagena về an toàn sinh học. Cùng với sự gia nhập này, rất nhiều hành động khác đã được triển khai nhằm thúc đẩy công tác quản lý an toàn sinh học ở nước ta. Ngày 26 tháng 8 năm 2005, quy chế quản lý an toàn sinh học đối với cá sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vậ biến đổi gen đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 212/2005/QĐ-TTg. Gần đây, ngày 31 tháng 5 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quýet định số
  4. 79/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện công ước đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học”. Đặc biệt, Luật đa dạng sinh học (có 4 quy định về quản lý an toàn sinh học) đã được Quốc hội thông qua vào tháng 11 năm 2008, được coi là văn bản pháp lý cao nhất có quy định nội dung quản lý an toàn sinh học. Nhìn chung, đường lối và chủ trương chủ đạo của Việt Nam đối vớ vấn đề phát triển công nghệ sinh học và quản lý an toàn sinh học là thúc đẩy phát triển công nghệ sinh học, tăng cường ứng dụng cá nghiên cứu về công nghệ sinh học vào nhiều mặt của đời sống xã hội, tăng cường vai trò của công nghệ sinh học đối với sự phát tri của nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của công nghệ sinh họ phải đi đôi với sự đảm bảo an toàn đối với sức khoẻ con người và môi trường. Hệ thống pháp lý trong quản lý an toàn sinh học Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và bảo đảm a toàn, bao gồm bảo vệ sức khoẻ nhân dân, môi trường và đa d sinh học, các hoạt động kiểm dịch thực vật, quản lý thuốc bảo vệ thực vật, kiểm dịch động vật hay công tác thú y, kiểm dịch y tế biên giới, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn trong sử dụng thuốc y tế
  5. đã được ban hành trong thời gian qua là tương đối đầy đủ, bao quát hầu khắp các lĩnh vực và đối tượng cần điều chỉnh. Việc quản lý GMO và sản phẩm của chúng đã bắt đầu nhận đư sự quan tâm của Chính phủ thể hiện ở sự ra đời của một loạt cá văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Ngày 26 tháng 08 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết 212/2005/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý an toàn sinh học với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen. Đây là văn bản có tính pháp lý đầu tiên qu định khá toàn diện các nội dung cơ bản của quản lý an toàn sinh học đối với GMOs, sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ GMOs Quy chế bao gồm những điều khoản quy định việc nghiên cứu khảo nghiệm, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, nhập khẩu, xuất khẩu lưu giữ và vận chuyển. Cũng theo Quy chế này, tất cả GMOs, sản phẩm hàng hoá có nguồn gốc từ GMOs trước khi đi vào sản xuất kinh doanh, sử dụng và lưu thông cần phải được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học và có các biện pháp đánh giá và quản lý rủ ro một cách triệt để. Quy chế này cùng với Nghị thư Cartagena về an toàn sinh học mà Việt Nam gia nhập n 2004, hiện nay là cơ sở pháp lý cho các hoạt động liên quan GMOs ở nước ta. Tuy nhiên, Quyết định 212/2005/QĐ-TTg qua m
  6. thời gian triển khai đã bộc lộ nhiều bất cập và đến nay, các Bộ ch ban hành được hướng dẫn thực thi Quyết định này. Cũng trong năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ mô trường sửa đổi, trong đó có một điều khoản về quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen. Điều 87 của Luật này quy định về vấn đề an toàn sinh học: “1. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ về sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, vệ sinh an toàn thực phẩm, giống cây trồng, vật nuôi và cá quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Tổ chức, cá nhân ch được phép tiến hành hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất kinh doanh, sử dụng, nhập khẩu, xuất khẩu, lưu giữ; vận chuyển sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng thuộc danh mục đư pháp luật cho phép và phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn sinh học và thủ tục theo quy định của pháp luật. 3. Động vật thực vật, vi sinh vật nhập nội và quá cảnh phải được cơ quan qu lý nhà nước có thẩm quyền cho phép và phải được kiểm dịch theo quy định của pháp luật về kiểm dịch động vật, thực vật và vi sinh vật”. Tuy nhiên, tính đến nay, chưa có văn bản dưới luật nào hư dẫn cụ thể hơn việc thực thi nội dung của Điều 87. Ngày 13 tháng 11 năm 2008 Quốc hội đã thông qua Luật Đa d
  7. sinh học, trong Luật này có một mục gồm 04 điều đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học. Những nội dung quy định đã đư đề cập đến trong mục này gồm: Trách nhiệm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học (Điều 65): trong đó giao cho Bộ Khoa họ và Công nghệ chịu trách nhiệm đối với hoạt động nghiên ứu sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen; còn việc quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học sẽ do Chính phủ quy định cụ thể; Lập, thẩm định báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học; cấp giấy chứng nhận an toàn của sinh vậ biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen đối với dạng sinh học (Điều 66); Công khai thông tin về mức độ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học (Điều 67) Quản lý cơ sở dữ liệu về sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen liên quan đến đa dạng sinh học (Điều 68) Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị định quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến gen nhằm hướng dẫn chi tiết hơn việc thực thi nội dung này của
  8. Luật Đa dạng sinh học. Ngoài những văn bản kể trên, nội dung quản lý an toàn sinh học với sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen cũng được thể hiện trong một số văn bản của Quốc hội, Chính phủ cũng như của các Bộ, ngành. Trong số này phải kể đến Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm (2003); Pháp lệnh Giống cây trồng (2004) Pháp lệnh Giống Vật nuôi (2004)… Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm chưa quy định cụ thể về thự phẩm có nguồn gốc từ GMOs. Điều 20 của Pháp lệnh này có qu định: “1. Thực phẩm có gen đã bị biến đổi hoặc nguyên liệu thự phẩm có gen đã bị biến đổi phải ghi trên nhãn bằng tiếng Việt là “thực phẩm có gen đã bị biến đổi”. 2. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng thực phẩm có gen đã bị biến đổi”. Theo Quyết định 178/1999/QĐ-TTg về Quy chế Ghi nhãn hàng hoá l thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được ban hành. Tuy nhiên, Quyết định này không hướng dẫn chi tiết việc thự thi điều khoản về dán nhãn thực phẩm có nguồn gốc từ sinh vậ biến đổi gen. Pháp lệnh giống vật nuôi và Pháp lệnh giống cây trồng đã đề cập trực tiếp đến giống vật nuôi và giống cây trồng có gen bị biến Trong đó, quy định việc nghiên cứu, chọn, tạo, thử nghiệm, sả
  9. xuất, kinh doanh, sử dụng, trao đổi quốc tế và các hoạt động khá đối với giống vật nuôi và giống cây trồng có gen đã bị biến đổi đư thực hiện theo quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, Chính phủ ch có hướng dẫn cụ thể nhằm thực thi nội dung quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen trong hai Pháp lệnh nói trên. Nhìn chung, việc quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến gen đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Tu nhiên, các văn bản mới quy định rất chung chung và văn bản du nhất 4 quy định chi tiết là Quyết định 212/2005/QĐ-TTg có nhi bất cập khó triển khai. Trong thời gian tới, một loạt các văn bản sẽ được ban hành nhằm đảm bảo tính khả thi trong quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen. Những Văn bản này gồm: Nghị định quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen sản phẩm của sinh vật biến đổi gen do Bộ Tài nguyên và Mô trường chủ trì xây dựng dự kiến trình Chính phủ vào tháng 10 n 2009. Dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý an toàn sinh học trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sinh vật biến đổi gen do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng; Thông tư hướng dẫn quản lý an toàn các phòng thí nghiệm nghiên
  10. cứu và phát triển công nghệ sinh vật biến đổi gen do Bộ Khoa họ và Công nghệ chủ trì xây dựng; Thông tư hướng dẫn quản lý an toàn sinh học và sinh vật biến gen do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng; Quy định quản lý an toàn sinh học trong khảo nghiệm cây trồng biến đổi gen do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xâ dựng. Quản lý nhà nước về an toàn sinh học Theo quy định đây là nhiệm vụ của các Bộ Tài nguyên và Mô trường, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương và Y tế: Các nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn sinh học được đề cập trong Quyết định 212/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 26/8/2005 bao gồm: 1. Xây dựng, ban hành chiến lược, cơ chế, chính sách, kế hoạch và các văn bản quy phạp pháp luật về an toàn sinh học đối với cá sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vậ biến đổi gen; 2. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá
  11. có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen; 3. Thảm định việc đăng ký khảo nghiệm, phóng thích, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu giữ, vận chuyển cá sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vậ biến đổi gen; cấp, thu hồi giấy chứng nhận, giấy phép có liên qua tới an toàn sinh học của các đối tượng trên; 4. Đào tạo, tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cho tổ chức, cá nhân về an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen; 5. Hợp tác quốc tế, tham gia thực hiện các điều ước quốc tế có liên quan đến các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen. 6. Thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ và thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen. 34, 201
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2