intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp ở VN

Chia sẻ: Tien Dat Dat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

1.175
lượt xem
185
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp ở VN" giúp bạn nắm bắt vai trò của thiên nhiên trong cấu trúc đô thị, quản lý đô thị ở Việt Nam, các nguyên nhân dẫn đến thực trạng quản lý đô thị hiện nay, một số biện pháp cụ thể quản lý môi trường đô thị ở Việt Nam, môi trường khu công nghiệp ở Việt Nam, một số phương cách quản lý môi trường khu công nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp ở VN

  1. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 4.1 Vai trò của thiên nhiên trong cấu trúc đô thị Mỗi vùng địa lý, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có những nét riêng mà ở vùng khác, dân tộc khác hay quốc gia khác không có được. Các đô thị ở châu Âu khác với các đô thị ở châu Á, bởi chúng được xây dựng ở những vùng có điều kiện tự nhiên, văn hoá truyền thống, khoa học công nghệ khác nhau. Không gian đô thị rất cần những diện tích đất cây xanh mặt nước lớn để điều tiết khí hậu đô thị (Chế Đình Lý, 1997). Bởi vậy, trong các dự án thí điểm ở một số thành phố của Indonesia, India, Japan, Mỹ, Hà Lan, Bỉ, Anh, hệ thống Atlas xanh của các thành phố (Green Map Atlas) và hệ thống cấu trúc xanh trong quy hoạch đô thị (Greenstructure and Urban Planning) của tổ chức phi Chính phủ về sinh thái với cộng đồng Mỹ và Hiệp hội Quy hoạch thế giới được triển khai... có một ý nghĩa to lớn trong vấn đề sinh thái, cảnh quan đô thị và kết quả các dự án này đã đem lại một thương hiệu đáng tự hào cho các thành phố này "Thành phố xanh". Cũng như ở Việt Nam các đô thị ở mỗi vùng, miền đều có tiếng nói riêng, hơi thở riêng. Có thể gọi đây là những đặc tính rất riêng của từng đô thị mà ở đó mỗi con người chúng ta luôn cảm nhận sự gắn bó tâm hồn mình với thành phố quê hương. Những đặc tính rất riêng của từng đô thị đó chính là giá trị thiên nhiên và nhân tạo trong cấu trúc tổng thể không gian hợp thành. Ðó cũng chính là sự tổng hoà gần gũi, thân thiện giữa con người và thiên nhiên trong phát triển và tồn tại của cộng đồng trong thời đại mới sống hoà bình thân thiện với môi trường nhằm đảm bảo xã hội phát triển bền vững. 4.1.1 Hệ thống cấu trúc xanh trong quản lý đô thị Việt Nam Việt Nam có hai đô thị lớn đặc trưng cho cái rất riêng đó, Hà Nội phải là đô thị kiểu mẫu trong cả nước về quy hoạch, về kiến trúc, về phát triển kết cấu hạ tầng. nhất là phải đi đầu trong cả nước về quản lý xây dựng, bảo vệ, gìn giữ môi trường, cảnh quan, sinh thái và những đặc hữu vốn có... Nhưng dường như Hà Nội đang thiếu một quy hoạch và xây dựng để vươn lên một tầm cao mới. Đó phải là linh hồn của một chiến lược định hướng quy hoạch, đầu tư xây dựng phát triển đô thị Hà Nội tương xứng với vị thế là Thủ đô của một nước gần 1000 triệu dân, có nền công nghiệp cơ bản phát triển vào năm 2020. Hình thái, cấu trúc và diện mạo đô thị Hà Nội với một kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại... Một môi trường sống có cảnh quan thiên nhiên đẹp, trong lành và có văn hoá. Đây là những vấn đề không mới của Hà Nội nhưng còn cần phải tiếp tục đầu tư thời gian, trí tuệ, kinh phí. Hà Nội phải là một Thủ đô hiện đại nhưng có bản sắc và đặc tính rất riêng...Một trong các yếu tố quan trọng của quy hoạch ấy là sự cần thiết phải coi
  2. trọng việc hoạch định, bảo lưu một hệ thống cấu trúc xanh trong tổng thể đô thị Hà Nội, đây cũng chính là một trong những thành phần cơ bản để Hà Nội có được những đặc tính rất riêng của mình (Ngô Thế Bá, 1997; Nguyễn Đình Hoè, 2001). Theo quan điểm xây dựng bền vững hệ thống cấu trúc xanh được hình thành trên cơ sở lấy hành lang sông Hồng và không gian xanh-mặt nước hồ Tây làm trọng tâm để dẫn dắt lan toả theo các hành lang hệ thống sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ, sông Nhuệ... Hệ thống các hồ lớn như hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, hồ Thiền Quang, hồ Bảy Mẫu, hồ Thanh Nhàn, hồ Ngọc Khánh, hồ Thanh Trì, đầm Vân Trì..., tất nhiên nguồn nước mặt của hệ thống sông, hồ này phải đảm bảo không bị ô nhiễm như hiện nay. Hệ thống các công viên lớn ở trung tâm như công viên Lênin, Tuổi Trẻ, Thanh Trì... và sự cần thiết có một số công viên tự nhiên (công viên rừng) có quy mô đủ lớn vài trăm ha ở phía Bắc (Sóc Sơn), phía Tây (hành lang sông Ðáy), và phía Nam (Mỹ Ðức-Hà Tây). Coi trọng việc xây dựng, phát triển vành đai xanh vùng ngoại thành với các hệ sinh thái đặc trưng về nông, lâm nghiệp, làng nghề truyền thống... Hệ thống cấu trúc xanh còn len lỏi vào hệ thống các tuyến đường giao thông, các khu chức năng đô thị Hà Nội, góp phần che phủ, giảm nhiệt độ hấp thụ đối với những bề mặt diện tích bê tông đồ sộ của các công trình xây dựng, hướng tới xây dựng Thủ đô Hà Nội thành một đô thị kiểu mẫu về môi trường. Trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội cũng cần tiếp cận ngay hệ thống cấu trúc xanh. Bởi cũng chính đây là yếu tố cấu thành nên một quy hoạch môi trường vùng Thủ đô Hà Nội với một ý nghĩa quan trọng, góp phần làm cơ sở để nghiên cứu quy hoạch xây dựng đô thị và các quy hoạch chuyên ngành khác... Hình 4.1 Hệ thống cấu trúc xanh trong các đường giao thông tại Hà Nội Như vậy, thông qua hai giá trị vật chất căn bản tạo dựng chất lượng môi trường sống trong đô thị Hà Nội là thiên nhiên và nhân tạo đã được nhìn nhận một cách tích cực trong phát triển đô thị. Ðiều đó cũng sẽ tạo ra cơ hội để Hà Nội không những trở thành một thành phố xanh phát triển bền vững mà còn đảm bảo để Hà
  3. Nội có "đặc tính" riêng, có tính cạnh tranh cao trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay. Thực tế cho thấy, cây xanh mặt nước trong đô thị không chỉ là một trong các thành tố của thiên nhiên đóng vai trò thiết yếu của môi trường sống mà còn tạo được ấn tượng thẩm mỹ trong thị giác, góp phần tạo dựng chất lượng môi trường sống cao cả về vật chất lẫn tinh thần cho người dân sống trong đô thị. Không thể phủ nhận những cố gắng trong thời gian vừa qua về công tác quản lý xã hội đô thị đã góp phần tạo nên những thành tựu to lớn của thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), song cũng có thể nhận thấy công tác quản lý đô thị của chúng ta vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của một đô thị văn minh hiện đại. Và cũng chính điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ và chất lượng phát triển của thành phố. Những yếu kém, hạn chế trong phát triển kinh tế, gây bất an trong xã hội, thậm chí giảm niềm tin của dân chúng... phần lớn là nảy sinh từ sự yếu kém của quản lý đô thị. Vậy làm sao nâng cao tầm quản lý đô thị để xây dựng TPHCM trở thành một thành phố xã hội chủ nghĩa, văn minh, hiện đại..., một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam Á nâng tầm quản lý đô thị theo hướng văn minh hiện đại. Quản lý đô thị có tầm quan trọng đặc biệt để bảo đảm cho sự phát triển bền vững, đảm bảo và giải quyết hài hòa các lợi ích trước mắt và lâu dài. Đô thị TPHCM không ngừng phát triển theo chiều hướng ngày càng lớn mà chưa có tính tổ chức cao, to mà chưa hiện đại; phát triển ngày càng rộng nhưng chưa hoàn chỉnh, đã có dáng vẻ hiện đại nhưng chưa có một lối sống thực sự văn minh, chưa xây dựng được những biểu trưng mang tính điển hình, thiếu bản sắc, chưa hài hòa và phù hợp với môi trường cảnh quan sông rạch phương Nam, vốn là đặc điểm quan trọng nét rất riêng, rất Nam Bộ mà từ đó thành phố đã mọc lên và phát triển. 4.1.2 Một số thông số tham khảo về chức năng cây xanh đối với môi trường - Điều chỉnh nhiệt độ, cây xanh mặt nước trong đô thị có thể làm giảm nhiệt độ không khí từ 3,3 độ C đến 3,9 độ C, khi diện tích đất cây xanh đạt 20% đến 50% diện tích đất đô thị. Cây xanh được ví như nhà máy điều hoà không khí tự nhiên. - Hiệu quả tổng hợp của bóng mát và bay hơi có thể làm giảm đi 17% đến 57% năng lượng cần thiết khi tăng 25% diện tích che phủ thảm thực vật. - Cây xanh đô thị có thể làm giảm từ 40% đến 50% cường độ bức xạ mặt trời và hấp thụ 70% đến 75% năng lượng mặt trời. - Hiệu quả rất cao trong việc che chắn gió ở các xa lộ, ngã tư, nếu như trồng các loại cây thích hợp. - Cây xanh giúp ngăn lượng mưa và giảm dòng chảy của nước trên mặt đất giúp giảm xói mòn và rửa trôi đất. - Hạn chế tiếng ồn và ô nhiễm không khí. - Giảm bức xạ mặt trời và phản chiếu của mặt trời.
  4. - Tăng vẻ mỹ quan và kiến trúc đô thị, tạo vẻ rất riêng cho đô thị. 4.1.3. Định hướng phát triển cây xanh đô thị ở Việt Nam - Chuyển hoá dần các cây đơn điệu, không bóng che bằng cách thay thế các loài cây cho bóng mát, có hoa, cây đặc trưng cho vùng, nhằm tạo ra tính đa dạng sinh học cao và bố cục cây xanh có giá trị thẫm mỹ cao. - Chú trọng kết hợp hài hoà giữa kiến trúc và giá trị cảnh quan đô thị. - Tận dụng không gian, diện tích để tăng thêm diện tích cây xanh đô thị bằng cách phối hợp giữa cây đại mộc + trung mộc + tiểu mộc + hoa + thảm cỏ kết hợp với việc chọn các loài ưa sáng và chịu bóng thích hợp. - Tạo bộ sưu tập cây xanh đô thị đặc trưng cho vùng sinh thái khác nhau như Tây Nguyên, Đà Lạt, vùng đồng bằng Nam Bộ, phèn , mặn… 4.2 Quản lý đô thị ở Việt Nam Vấn đề quản lý đô thị hiện nay đang trở thành vấn đề bức xúc đối với các đô thị ở nước ta. Thực tiễn của sự phát triển sôi động trong những năm gần đây đã tác động đến sự nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của công tác quản lý đô thị. Trước đây, do nhiều nguyên nhân, nhiệm vụ quản lý đô thị, ít ai quan tâm đúng mức. Nhưng gần đây, nhiều vấn đề thực tiễn liên quan đến quản lý đô thị không cho phép chúng ta dễ dãi, đơn giản trong nhận thức và chậm trễ trong việc thực thi các giải pháp. Tuy có muộn và cái muộn ấy đã gây nên bao hậu quả nghiêm trọng, song cũng là dấu hiệu đáng mừng. Đó không chỉ là một nhiệm vụ đơn thuần của cơ quan quản lý hành chính, mà là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của nhiều cơ quan, trong đó chính quyền với hệ thống cơ quan chức năng đóng vai trò chính. Thực tế lâu nay, tình trạng tản quyền, thiếu phân định chức năng rõ rệt, trùng lắp và ỷ lại, thiếu hệ thống là khá phổ biến nên hiệu lực, hiệu quả quản lý không cao. Muốn quản lý đô thị có hiệu quả phải căn cứ vào đặc điểm của xã hội đô thị để có giải pháp hợp lý. Trong đó có những đặc điểm mang tính chất chung của xã hội đô thị, đồng thời có những đặc điểm riêng của từng đô thị. Trong xã hội đô thị, các loại quan hệ thân thuộc, quan hệ thân tộc, láng giềng, quen biết vốn có vai trò rất lớn trong xã hội được thay thế bằng quan hệ chức năng. Xã hội đô thị là một xã hội chuyên môn hóa cao nên nó phải được điều hành bởi hệ thống bộ máy chức năng với sự phân công rõ ràng. Bằng chức năng của mình, các cơ quan quản lý các hoạt động của các tổ chức và cá nhân trong đời sống xã hội ở đô thị. Mọi người phải dựa vào hệ thống chức năng ấy để sống và làm việc, không tự mình muốn làm gì thì làm và cũng không lệ thuộc vào một cá nhân nào. Trong xã hội đô thị mà mỗi người ở bất cứ cương vị nào hành xử theo lối của mình, không đếm xỉa gì đến những qui định chung thì thành phố đương nhiên hỗn loạn. Ở xã hội đô thị,
  5. dân chủ và tự do có điều kiện phát triển, nhưng sự tự do của xã hội đô thị cũng đồng thời là sự bắt buộc mọi cá nhân phải thực thi đầy đủ những qui tắc chặt chẽ theo tập tục xã hội đô thị. Xã hội đô thị phải là một xã hội văn minh, mỗi cá nhân hay tổ chức có những trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với xã hội. Ở đây, đòi hỏi mọi người phải phát huy đầy đủ ý thức công dân của một xã hội dân sự có tổ chức cao. Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích hơn 2.000km2, dân số thường trú trên 7 triệu người, ngoài ra còn xấp xỉ 2 triệu người tạm trú và vãng lai, là thành phố lớn nhất nước. TPHCM đã được đô thị hóa từ khá lâu và hiện nay đang diễn ra dữ dội, do vậy công tác quản lý đô thị lại càng trở nên bức thiết. Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn, có vị trí vai trò đặc biệt trong sự phát triển khoa học kỹ thuật của cả nước, nhưng lâu nay vẫn chỉ được coi là cấp địa phương như bao địa phương khác. Bộ máy quản lý thành phố gần giống như bộ máy của trung ương thu nhỏ và giống như bộ máy quản lý các địa phương khác. Đây chính là điểm bất cập chính trong quản lý đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc tính đô thị khác nông thôn trên tất cả các lĩnh vực, vậy mà bộ máy quản lý 2 xã hội khác nhau ấy lại giống như nhau. Chế độ quản lý của xã hội đô thị cũng theo một khung với chế độ quản lý vùng nông thôn thì làm sao có thể giải quyết hiệu quả những vấn đề nảy sinh của đô thị. Tại sao chính quyền đô thị phải làm tất cả những chức năng đáng lẽ ra do cơ quan chuyên môn. Chính vì vậy cần nghiên cứu để tổ chức một bộ máy quản lý đô thị cho phù hợp. Nhìn chung là không nên tổ chức bộ máy “trên có gì dưới có nấy”. Nếu cứ vậy thì sẽ tản quyền, sẽ lệch chuẩn, không tập trung làm tròn chức năng của chính quyền đô thị là tổ chức đời sống đô thị, bảo đảm cho cư dân được an toàn, tiện ích, phúc lợi, giữ được một xã hội văn minh, hiện đại. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa có một phương pháp quy hoạch quản lý đô thị có hiệu quả. Nguyên nhân thành phố ngày càng trở nên phức tạp bởi sự tăng trưởng, thay đổi lối sống và hành vi dưới tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa và xu thế toàn cầu hóa. Nguyên nhân thứ hai là sự khác biệt giữa lợi ích đề ra trong các kế hoạch phát triển dài hạn và ngắn hạn cũng như các mục tiêu sử dụng bền vững các nguồn lực (xã hội, kinh tế, môi trường…). Do vậy, cần điều chỉnh phương pháp nghiên cứu đô thị trong tình hình mới nhằm giảm bớt những cản lực và tạo ra các nhân tố mới thúc đẩy mới cho sự phát triển bền vững đô thị có hệ thống. Hiện nay vấn đề bức xúc nhất tại các đô thị ở Viêt Nam đó là vấn đề chất thải rắn nếu không có những giải pháp chiến luợc thì chất thải rắn sẽ là mối đe doạ cho người dân sống ở đô thị. Vậy tình hình quản lý chất thải ở các đô thị như thế nào? Tổng quan về quản lý chất thải rắn tại các đô thị lớn Hiện nay tổng lượng rác thải rắn chỉ được thu gom khoảng 30-40%. Điều kiện chủ yếu để đảm bảo tốt vệ sinh khu dân cư là phải có kế hoạch làm sạch chất thải ở khu nhà ở, cơ quan và các cơ sở sản xuất. Rác thải được thu gom chủ yếu thải vào bãi rác một cách tạm bợ mà không được xử lý, chôn lấp theo qui định. Hầu hết các thiết bị thu gom vận chuyển rác thải còn lạc hậu và ít không đáp ứng được nhu cầu
  6. thu gom hiện tại. Về khía cạnh quản lý môi trường có thể nói chất thải rắn là nguồn gốc phá hại môi trường sống. Nếu như con người không quan tâm đến chất thải hôm nay thì ngày mai chất thải sẽ loại bỏ con người ra khỏi môi trường sống. Do bởi nếu không được xử lý tốt thì chất thải rắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến môi trường và sự phát triển của xã hội cũng như cảnh quan đô thị. Chất thải rắn không chỉ ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí mà chúng còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của cồng đồng. Khối lượng chất thải rắn trong các đô thị ngày càng tăng do tác động của gia tăng dân số, phát triển kinh tế xã hội và phát triển về trình độ và tính chất tiêu dùng trong các đô thị. Nhìn lại một cách tổng quát các hợp phần chức năng của hệ thố ng quản lý chất thải rắn được minh họa ở hình 4.2. Nguồn phát sinh chất thải Thu gom, tách, và lưu giữ tại nguồn Thu gom Trung chuyển Tách , xử lý Và vận chuyển và tái chế Tiêu huỷ Hình 4.2 Những hợp phần chức năng quản lý chất thải rắn Từ các yêu cầu quản lý chất thải rắn đô thị vừa trình bày trên cho thấy quản lý chất thải rắn trong thời gian tới cần phải được sự quan tâm của các cấp chính quyền các ban ngành liên quan. Biện pháp quản lý môi trường đô thị vừa mang tính chất đối phó với thực trạng ô nhiễm vừa phải đáp ứng được phát triển lâu dài và bền vững của xã hội. Ngoài ra quản lý chất thải rắn đô thị & Khu công nghiệp phải được xây dựng đồng bộ với các công cụ kinh tế phù hợp nhằm làm thay đổi từ hành vi ép buộc sang khuyến khích. Cần phải khuyến khích các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp đầu tư các thiết bị và k ỹ thuật mới trong việc quản lý và xử lý chất thải rắn
  7. tại nguồn. Thông thường các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong quản lý chất thải được trình bày theo sơ đồ dưới đây: Thu gom chất thải Vận chuyển chất thải Xử lý chất thải Ủ sinh học Các kỹ thụât Thiêu đốt mới khác Làm phân bón Tiêu huỷ tại Các bãi chôn lấp Hình 4.3 Các biện pháp kỹ thuật trong xử lý chất thải rắn Việc quản lý chất thải rắn ở các đô thị về cơ bản phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Thu gom và vận chuyển hết chất thải, nhưng hiện nay vẫn chưa thực hiện được, đòi hỏi phải khắc phục. - Đảm bảo thu gom và xử lý hiệu quả theo nguồn kinh phí nhỏ lại đạt kết quả cao và bảo đảm sức khỏe cho người lao động trực tiếp tham gia xử lý rác.
  8. - Đưa các trang thiết bị kỹ thuật xử lý chất thải tiên tiến của các nước vào sử dụng trong nước, đào tạo đội ngũ cán bộ lao động có đầy đủ trách nhiệm đối với môi trường chung của đất nước. Theo như thoả thuận của các cơ quan có trách nhiệm trong công tác quản lý chất thải rắn thì Bộ Tài Nguyên Môi Trường chịu trách nhiệm vạch chiến lược cải thiện môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho nhà nước đề xuất chính sách quản lý môi trường quốc gia. Bộ Xây Dựng hướng dẫn chiến lược xây dựng đô thị, quản lý chất thải. Uỷ ban Nhân Dân Thành Phố chỉ đạo Uỷ ban nhân dân quận huyện, Sở Tài Nguyên Môi Trường, Sở Giao Thông Công chánh thực hiện nhiệm vụ quản lý Môi Trường đô thị, Công Ty Công trình đô thị là cơ quan trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ xử lý chất thải rắn, bảo vệ vệ sinh môi trường đô thị theo như qui định. Qua đó, có thể tóm tắt hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số đô thị lớn của Việt Nam (hình 4.4) UBND thành phố Bộ Tài Nguyên & Bộ Xây Dựng Môi Trường Sở Giao Thông Sở Tài Nguyên & Công Chánh Môi Trường Công ty Công Trình UBND Đô Thị các cấp CHẤT THẢI RẮN Hình 4.4 Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số đô thị lớn ở Việt Nam
  9. 4.3 Các nguyên nhân dẫn đến thực trạng quản lý đô thị hiện nay 1. Nguyên nhân lớn và bao trùm là chúng ta chưa có bề dày kinh nghiệm thực tiễn và quản lý đô thị. 2. Tư duy quản lý đô thị của cấp lãnh đạo: dường như chưa coi quản lý đô thị là một khoa học đặc biệt có tính độc lập, nên chỉ chú ý đến quản lý và thúc đẩy phát triển kinh tế, mà ít quan tâm tìm hiểu về lý luận và kiến thức đặc thù của quản lý đô thị như quản lý dân số, môi trường, y tế… 3. Trong khâu soạn thảo kế hoạch và chủ trương, mặc dù có họp bàn rất kỹ ở các cấp lãnh đạo và các ngành chức năng nhưng lại chưa có thói quen triển khai nghiên cứu liên ngành và tổ chức phản biện của các chuyên gia, các nhà khoa học chuyên sâu từng vấn đề. 4. Phẩm chất, năng lực quản lý của cán bộ c òn nhiều hạn chế. 5. Đội ngũ tri thức và làm công tác khoa học kỹ thuật rất đông đảo, nhưng so với dân số ở thành phố thì tỷ lệ lại không cao mà phần lớn dân cư thành phố hiện nay là những người từ khắp miền đất nước tụ về. Họ chưa trải qua đời sống đô thị nhiều thế hệ, nên nếp sống thị dân đang ở thời kỳ chuyển hóa từ nếp sống nông thôn sang nếp sống đô thị. 6. Vai trò, sức mạnh của pháp luật để pháp luật có tác động biện chứng, hỗ tương với các thành tố khác của đô thị sẽ tạo một môi trường văn hóa đô thị nhưng chưa đươc quan tâm. 7. Chủ trương, chính sách của chính quyền thành phố nói chung và xây dựng theo quy hoạch nói riêng chưa nhất quán. 4.4. Một số biện pháp cụ thể quản lý môi trường đô thị ở Việt Nam 4.4.1 Biện pháp lâu dài - Nâng cấp và qui hoạch đô thị. - Hạn chế tỉ lệ tăng dân số. - Kiểm soát sự di dân từ nông thôn ra thành thị. - Không xây dựng khu công nghiệp trong hoặc gần đô thị. - Thanh tra và kiểm soát môi trường thường xuyên. - Kiểm toán và đánh giá tác động môi trường trước khi xí nghiệp vận hành. - Đánh giá tác động môi trường với dự án qui hoạch và phát triển kinh tế xã hội. - Khuyến khích cưỡng chế thực thi là cách khuyến khích người xã thải làm đúng các tiêu chuẩn và quy định về môi trường: chịu nộp phạt, cam kết thực hiện bảo vệ môi trường.
  10. 4.4.2 Biện pháp ngắn hạn a. Quản lý chất thải rắn: Ở Việt nam dân số đô thị chiếm 20% dân số cả nước, nhưng do cơ sở hạ tầng còn yếu kém lại ít được quan tâm nên tình trạng vệ sinh môi trường bị sa sút nghiêm trọng. Tình hình ứ đọng rác do thiếu các phương tiện kỹ thuật cần thiết và hiệu quả quản lý rác còn yếu kém đang gây nhiều trở ngại cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường ở nước ta. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì tốc độ đô thị hoá đang có chiều hướng gia tăng nhanh hơn trước, sự tăng dân số ở đô thị trong khi chưa có điều kiện chuẩn bị về cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập từ đó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đô thị và không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hôi. Do vậy, quản lý chất thải rắn là một vấn đề then chốt của việc đảm bảo môi trường sống của con người mà các đô thị phải có kế hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn thích hợp mới có thể xử lý kịp thời và hiệu quả. Một số biện pháp quản lý chất thải rắn cần phải được thực hiện trong thời gian tới: (1) Tổ chức thu gom và phân loại chất thải rắn tại nguồn. (2) Lựa chọn công nghệ xử lý rác thải hợp lý và khoa học. (3) Tái sử dụng và quay vòng sử dụng chất thải rắn. (4) Áp dụng phí sử dụng, và phí đổ bỏ chất thải…. (5) Tổ chức sản xuất không phế thải: sản xuất theo chu trình khép kín, sử dụng tổng hợp nguồn tài nguyên, không độc hại đối với môi trường; cải tiến công nghệ cũ, tài nguyên hoá các chất thải. (6) Thu gom và xử lý triệt để chất thải độc hại từ sinh hoạt và các dịch vụ khác b. Quản lý môi trường nước (1) Ban hành các tiêu chuẩn, qui định và thiết lập cơ chế cấp giấy phép xả thải. (2) Định kỳ quan trắc môi trường nước để phát hiện ô nhiễm kịp thời để ngăn chặn ô nhiễm. (3) Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị. (4) Loại bỏ bùn thải tránh gây ô nhiễm môi trường. (5) Quản lý và bảo vệ nước ngầm. (6) Thoát nước mưa và chống úng ngập ở thành phố c. Quản lý môi trường không khí (1) Nâng cao chất lượng nhiên liệu cho phương tiện giao thông. (2) Hạn chế xe cá nhân đẩy mạnh giao thông công cộng. (3) Cải thiện hệ thống quản lý giao thông nhằm hạn chế ùn tắc giao thông. (4) Kiểm soát và có các tiêu chuẩn về tiếng ồn cụ thể cho khu dân cư và khu công nghiệp. (5) Di dời các nhà máy gây ô nhiễm không khí ra xa khu đô thị. (6) Định kỳ quan trắc chất lượng môi trường không khí để phát hiện ô nhiễm và có hướng giải quyết kịp thời.
  11. d. Quản lý môi trường đất (1) Qui hoạch sử dụng đất bền vững. (2) Sử dụng đất đúng mục đích, không lãng phí cũng như không lạm dụng tài nguyên đất (3) Quản lý nghiêm nhặt các chất thải nguy hại ở các cơ sở sản xuất để không làm ảnh hưởng đến tài nguyên đất 4.5 Môi trường khu công nghiệp ở Việt Nam 4.5.1 Hệ thống quản lý môi trường khu công nghiệp Khu công nghiệp được hợp thành bởi các nhà máy, xí nghiệp (gọi chung là doanh nghiệp). Mỗi doanh nghiệp đều có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Nếu như mỗi doanh nghiệp có sự tự giác cao thì việc quản lý môi trường ở khu công nghiệp sẽ đơn giản rất nhiều. Mỗi khu công nghiệp tập trung sẽ có Ban Quản lý để chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của KCN (hình 4.5). Khu công nghiệp ở các tỉnh chịu sự chỉ đạo của Ban quản lý KCN Trung ương, của Bộ và Sở tài Nguyên & Môi trường. BAN QUẢN LÝ KCN TW (Chính phủ quản lý) Bộ TNMT Sở TNMT BAN QUẢN LÝ KCN ĐỊA PHƯƠNG (Chính phủ UBND Tỉnh quản lý) Hình 4.5 Sơ đồ hệ thống quản lý khu công nghiệp ở Viêt Nam Mặt mạnh của khu công nghiệp: - Thu hút đầu tư - Nâng cao cơ sở hạ tầng - Giải quyết việc làm cho người dân
  12. - Cải thiện và nâng cao phúc lợi xã hội Mặt yếu của khu công nghiệp: - Chi phí bảo vệ môi trường không được quan tâm đúng mức - Hoat động bảo vệ môi trường chưa chặt chẽ thiếu đồng bộ Như vậy phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam là một vấn đề không đơn giản vì phải đảm bảo tối ưu về lợi ích kinh tế mà vẫn giải quyết các vấn đề môi trường, đây là yếu tố quan trọng để phát triển bền vững khu công nghiệp. Hệ thống quản lý khu công nghiệp đã có những đóng góp đáng kể trong công tác bảo vệ môi trường, tuy nhiên do mới được thành lập, kết quả này vẫn còn khiêm tốn so với những gì mà hiện trạng môi trường trong thực tế đã được phân tích và ghi nhận. Nhiệm vụ của Ban quản lý khu công nghiệp: - Thẩm định hồ sơ xin đầu tư - Thẩm định các cơ sở hạ tầng - Kiểm tra, thanh tra giám sát môi trường khu công nghiệp Bất cập của hệ thống quản lý môi trường khu công nghiệp - Đã có qui chế bảo vệ môi trường KCN nhưng thực hiện chưa đồng bộ. - Chưa phân cấp rỏ ràng quản lý môi trường khu công nghiệp 4.5.2 Những qui định chung về quản lý môi trường khu công nghiệp a. Giai đoạn đầu tư xâ y dựng khu công nghiệp - Lựa chọn địa điểm hình thành và phát triển khu công nghiệp, đảm bảo khoảng cách tối thiểu về hướng gió và khu dân cư. - Xác định qui mô và tính chất khu công nghiệp, được xem xét và xác định phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội. - Lựa chọn các ngành cho phép đầu tư vào khu công nghiệp cho phù hợp về vệ sinh môi trường, ví dụ như không bố trí các ngành chế biến thực phẩm, dược phẩm gần hoặc chung với các ngành có những chất thải nguy hại. Nên bố trí các ngành công nghiệp mà chất thải của ngành này là nguyên liệu cho ngành kia (cho ví dụ). - Qui hoạch tổng thể khu công nghiệp: khu văn phòng, khu kỹ thuật, khu xử lý nước thải, khu cây xanh, khu xí nghiệp công nghiệp. - Bộ Môi Trường tiến hành nghiên cứu hồ sơ và cho ý kiến của dự án. Nếu đồng ý chủ dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Bộ Môi Trường phê chuẩn trước khi tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng. b. Giai đoạn qui hoạch chi tiết và xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Giai đoạn này không chỉ qui hoạch thiết kế hạ tầng kỹ thuật, mà còn phải xây dựng các công trình phục vụ công tác bảo vệ môi trường. Những nội dung chính cần làm:
  13. - Thu dọn tạo mặt bằng khu công nghiệp. - Tạo dựng nhà tạm cho công nhân xây dựng. - Qui hoạch và xây dựng hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thông tin, và dịch vụ y tế. - Qui hoạch xây dựng hệ thống thoát nước. - Qui hoạch mặt bằng xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, tách rời hệ thống nước mưa. - Qui hoạch và xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn - Qui hoạch hệ thống cây xanh (ít nhất 15% tổng diện tích đất khu công nghiệp) - Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường chung cho cả khu công nghiệp. c. Quản lý môi trường với các dự án đầu tư vào khu công nghiệp Tất cả các dự án đầu tư vào khu công nghiệp đều phải lập hồ sơ và phải được hội đồng thẩm định thông qua, hội đồng thẩm định do Ban quản lý khu công nghiệp chỉ định và phải có đại diện của Sở Tài Nguyên Môi Trường. Trong dự án bắt buộc phải có phần giải trình riêng về khía cạnh môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường, sau đó trình tự được xét như sau: - Khi được cấp phép đầu tư, chủ đầu tư phải tiến hành lập bảng đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường theo mẫu qui định, bảng này được cơ quan về bảo vệ môi trường xem xét chấp thuận thì chủ đầu tư mới được phép xây dựng. - Các cơ quan về môi trường tiến hành thẩm đinh và giám sát các thiết bị và hệ thống xử lý về MT trước khi nhà máy đi vào vận hành. d. Vận hành khu công nghiệp - Chất thải của nhà máy hoặc của cơ sở phải được xử lý triệt để và đạt tiêu chuẩn Việt Nam do cơ quan bảo vệ môi trường qui định. - Nước thải của nhà máy trước khi thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung phải được xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn do Ban Quản lý khu công nghiệp qui định, nếu như khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung thì nhà máy phải xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường. - Chất rắn đặc biệt chất thải nguy hại của mỗi nhà máy phải được thu gom và xử lý qua hệ thống thu gom của công ty đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của khu công nghiệp. - Khu công nghiệp có bộ phận chuyên trách về môi trường. Bộ phận này thực hiện chức năng theo dõi vận hành các thiết bị về môi trường, theo dõi sự cố về môi trường trong khu công nghiệp, giám sát môi trường khu công nghiệp theo qui định của cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường.
  14. 4. 6 Một số phương cách quản lý môi trường khu công nghiệp 4.6.1 Kiểm soát ô nhiễm Môi trường không khí rất quan trọng đối với mỗi cá thể và mỗi cộng đồng, chỉ 2-3 phút không còn hít thở xem như con người ta không còn tồn tại. Môi trường không khí là vấn đề tổng hợp, bị tác động trực tiếp bởi hoạt động của con người gây ra những bất lợi cho sinh vật chung quanh nó, làm thiệt hại to lớn cho nền kinh tế. Có rất nhiều sự cố gây cho con người và tự nhiên, những thiệt hại ấy là không có gì để bù đắp nổi. Ví dụ như ô nhiễm do khói công nghiệp ở Bỉ đã làm cho 4000-5000 người chết; ở Ấn Độ khoảng 2 triệu người dân bị nhiễm khí độc, trong đó có 5000 người bị chết, 50.000 bị nhiễm độc trầm trọng, rất nhiều người bị mù. Vì vậy chúng ta cần có biện pháp kiểm soát ô nhiễm từ các nguồn cố định do đốt nhiên liệu từ các ngành công nghiệp; nguồn di động do đốt nhiên liệu từ các phương tiện giao thông đi lại đường bộ, thuỷ, và hàng không; nguồn không phải do đốt nhiên liệu, khí độc rò rỉ từ các dây chuyên sản xuất, từ nông nghiệp. 4.6.2 Bố trí khu công nghiệp hợp lý Trong qui hoạch sử dụng đất bố trí khu công nghiệp tập trung là biện pháp hàng đầu để kiểm soát ô nhiễm. Một số qui định cho bố trí khu công nghiệp: - Khu Công Nghiệp không nằm trong khu dân cư - Đặt khu công nghiệp cuối hướng gió và nguồn nước - Có vành đai cây xanh cách khu dân cư và khu đô thị khác 4.6.3 Kiểm soát nguồn thải tĩnh Kiểm soát các ống khói khu công nghiệp là một biện pháp quan trọng của quản lý môi trường khu công nghiệp. Ở các nước tiên tiến người ta đã có các biện pháp để định ra các tiêu chuẩn phát thải chất ô nhiễm của các nguồn thải tĩnh, chuẩn phát thải này phụ thuộc vào ngành sản xuất và quy mô sản xuất của mỗi công ty. Nếu như mức độ ô nhiễm của chất thải nào đó của nguồn thải vượt quá mức giới hạn cho phép của tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh, thì buộc các công ty hay cơ sở sản xuất phải giảm bớt lượng thải quá mức. Định kỳ kiểm tra lượng thải nếu như thực hiện không đúng thì phải xử phạt hay thu hồi giấy phép. Thực tế việc xử phạt rất phức tạp, vì trong thực tế việc tính toán chính xác nguồn thải hay giám sát nguồn thải thì không dễ dàng. Cần phải có đội ngũ cán bộ chuyên trách không chỉ giỏi chuyên môn mà còn có đạo đức tư cách nghề nghiệp. 4.6.4 Quản lý nguồn thải di động Các phương tiện giao thông cơ khí là nguồn thải di đông gây ra ô nhiễm môi
  15. trường không khí. Đô thị càng lớn, càng phát triển thì nguồn thải này ngày càng gây tác hại trầm trọng. Ở nhiều đô thị lớn trên thế giới, lượng thải do giao thông chiếm khoảng 70-80% ô nhiễm không khí ở đô thị, trong đó bụi là tác nhân chính tại các khu đô thị đông dân cư. Có rất nhiều biện pháp để quản lý nguồn thải di động: - Cấp giấy phép cho các xe đủ tiêu chuẩn môi trường, tiến hành xử phạt hay thu giấy phép lái xe đối với xe xả thải quá mức cho phép. - Thuế đặc biệt cao đối với xe không đạt tiêu chuẩn môi trường. - Sản xuất nhiên liệu sạch. - Không đánh thuế hoặc thuế xe ít đối với các xe không gây ô nhiễm môi trường. - Khuyến khích đẩy mạnh công nghệ sản xuất xe chạy bằng nhiên liệu sạch (năng lượng mặt trời hay điện). - Ưu tiên phát triển giao thông công cộn.g - Tăng cường hệ thống thông tin hiện đại và viễn thông để giảm bớt ô nhiễm không khí. 4.6.5 Ngăn ngừa suy thoái tầng ôzôn Quá trình hình thành và phân hũy ôzôn diễn ra đồng thời nên chu trình tồn tại của nó trong khí quyển rất ngắn. Lượng ôzôn cao nhất ở tầng bình lưu ở độ cao 25 km, với nồng độ khoảng 5-10 ppm. Nồng độ khí ôzôn trong tự nhiên luôn ở trạng thái cân bằng. Tác dụng của tầng ôzôn: bảo vệ cho mọi sinh vật tránh khỏi tai họa do bức xạ của tia tử ngoại. Nếu như tầng ôzôn bị suy giảm thì nó sẽ gây ra thảm họa đối với mọi hệ sinh thái trên trái đất. Quá trình hình thành và phân hu ỹ ôzôn tự nhiên trong khí quyển được thể hiện bằng phương trình dưới đây: Tạo thành ôzôn trong tự nhiên hv 242nm O2 O+O O2 + O O3 Phân huỹ ôzôn trong tự nhiên 313< hv>360nm O3 O + O2 O3 + O O2 + O 2 Tầng ôzôn bị suy giảm là do các khí thải vào bầu khí quyển có sự hiện diện của khí trơ. Dưới tác dụng của tia hồng ngoại chúng phân ly thành các nguyên tử tự
  16. do. Các nguyên tử này sẽ tạo nên phản ứng với ôzôn và biến ôzôn thành oxy. một số các chất khác có khả năng tham gia vào các phản ứng phân hũy ôzôn như: CO, CH4, NOx và các hợp chất hữu cơ. Như vậy, sự giảm nồng độ ôzôn ở các cực trái đất mà các nhà khoa học ghi nhận được, có thể là do các chất sinh ra từ hoạt động con người như:CH4, NOx, HCl, Cl2...Phân tích khoa học gần đây cho thấy hiện tượng suy giảm tầng ôzôn do các chất CFC là rất đáng lo ngại. Hiện nay suy giảm tầng ôzôn mang tính chất toàn cầu, do vậy cần chú ý ngăn chặn các chất làm suy thoái tầng ôzôn trên phạm vi toàn cầu, cần phải có những công ước quốc tế chung về việc thay thế các chất phá hũy tầng ôzôn, các nước phát triển tạo điều kiện chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển, tăng cường quan trắc tầng ôzôn. Phương trình dưới đây thể hiện sự suy giảm ôzôn do hoạt động của con người hv N2 O NO + N NO + O NO2 +O NO2 + O NO +O2 4.6.6 Ngăn chặn ô nhiễm qua biên giới Ô nhiễm qua biên giới là quá trình lây nhiễm từ sự trao đổi mua bán các sản phẩm hàng hoá giữa các quốc gia hoăc giữa các vùng trên lãnh thổ. Ngoài ra sự ô nhiễm qua biên giới còn khá phổ biến đối với ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước. Do vậy ngăn chặn ô nhiễm qua biên giới là cần thiết để hạn chế ô nhiễm, thể hiện cụ thể bằng một số công tác sau: - Tăng cường khả năng quan sát và đánh giá nguồn ô nhiễm mang tính chất khu vực và quốc tế. - Tăng cường hợp tác giúp đỡ các nước đang phát triển để phát hiện ô nhiễm một cách có hệ thống. - Huấn luyện chuyên môn trao đổi thông tin, dữ liệu, xây dựng chương trình phối hợp hành động giảm bớt ô nhiễm và hậu quả. - Tài trợ kinh phí theo dõi quan trắc môi trường cho các quốc gia chậm phát triển. 4.6.7 Đẩy mạnh nghiên cứu trao đổi và hợp tác toàn diện Một cuộc tọa đàm được tổ chức với sự tham gia của các nhà khoa học, đại diện các cơ quan quản ý nhà nước và một số doanh nghiệp là thiết thực. Trong nghiên cứu hợp tác phải chú trọng: - Gắn quy hoạch công nghiệp với quy hoạch môi trường và phải tính cho cả vùng chứ không chỉ nhìn riêng từng tỉnh, thành phố. - Phải xác định những ngành công nghiệp có thể đặt ở thượng lưu nguồn nước và những ngành công nghiệp nào phải đặt ở hạ lưu, những ngành công nghiệp nào phải dứt khoát bố trí xa nguồn nước.
  17. - Khi quy hoạch các khu công nghiệp cần mời các nhà khoa học, chuyên gia tham gia ngay từ đầu và nhất thiết phải đưa ra được phương án tối ưu xử lý chất thải, nước thải. - Các cơ quan chức năng cần giám sát, đôn đốc việc triển khai xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải nội bộ nhằm hoàn thành đồng bộ với các hạng mục khác. - Các tỉnh và thành phố sẽ hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các doanh nghiệp và các chủ đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp thông qua các lớp huấn luyện về môi trường, cử các chuyên gia tư vấn, đặc biệt là quỹ giảm thiểu ô nhiễm môi trường của địa phương sẵn sàng cho vay không lãi với điều kiện vay đơn giản. - Cần hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về môi trường, tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng của cán bộ, chức năng, quyền hạn của bộ máy, tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng với chính quyền các địa phương, nhằm giúp cho hoạt động bảo vệ môi trường có hiệu quả thiết thực. - Hợp tác đầu tư vào những nguồn năng lượng thay thế cũng là một yếu tố bổ sung quan trọng cho hệ thống ấn định giá cả trong việc phản ánh chi phí xã hội do ô nhiễm. Thiếu sự hợp tác đầu tư như vậy, người tiêu dùng sẽ bị kẹt giữa điều tồi tệ nhất của cả hai mặt giá cao và ô nhiễm nặng nề. Đương nhiên, tự các chính sách dựa trên giá cả sẽ tạo ra những khuyến khích mạnh thúc đẩy đầu tư vào các công nghệ tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải, đem lại những lợi ích to lớn cho cả xã hội lẫn cá nhân. 4.6.8 Kiểm toán chất thải Chất thải là vật chất không phải là sản phẩm và được thải ra khỏi quá trình sản xuất, nếu như không có quản lý tốt lượng chất thải được thải ra ngoài môi trường ngày càng nhiều và sẽ gây ô nhiễm môi trường rất trầm trọng. Chất thải có thể ở dạng khí, lỏng và rắn. Vài thập kỹ trước đây việc quản lý chất thải chỉ tập trung vào giai đoạn xử lý. Kiểm toán chất thải là bước đầu tiên trong chương trình giảm thiểu-hạn chế tạo ra chất thải nhằm tối ưu hoá việc sử dụng tài nguyên và nâng cao hiệu quả sản xuất-ngăn ngừa-giảm thiểu và bảo vệ môi trường. Để đạt được hiệu quả kiểm toán phải được thực hiện đúng phương pháp, xuyên suốt cùng với chương trình quản lý tổng thể và cần có sự hổ trợ của cán bộ vận hành công nghệ. Quá trình kiểm toán chất thải được áp dụng cho qui mô khác nhau chủ yếu cho các xí nghiệp công nghiệp, bao gồm 3 giai đoạn (hình 4.6) GIAI ĐOẠN I CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN Bước 1: Tổ chức đội và nguồn kiểm toán ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ Bước 2: Phân chia quá trình thành đơn vị hoạt động Bước 3: Xây dựng sơ đồ hoạt động của đơn vị
  18. ĐẦU VÀO QUÁ TRÌNH ĐẦU RA QUÁ TRÌNH Bước 4: Xác định đầu vào Bước 7: Định lượng sản phẩm Bước 5: Ghi chép việc dùng nước Bước 8: Tính toán nước thải Bước 6: Đo mức tái sử dụng chất Bước 9: Tính toán lan truyền khói thải Bước 10: Tính toán chất thải ra RÚT RA CÂN BẰNG VẬT CHẤT GIAI ĐOẠN II Bước 11: Tập hợp thông tin về đầu ra đầu vào Bước 12: Rút ra sơ đồ cân bằng vật chất Bước 13 & 14: Đánh giá và xác định lại cân bằng CÂN BẰNG VẬT CHẤT NHẬN DẠNG CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢM THIỂU Bước 15 Nhận dạng các biện pháp giảm thiểu chất thải Bước 16 Xác định mục tiêu, đặc điểm và vấn đề chất thải Bước 17 Khảo sát khả năng phân chia chất thải Bước 18 Nhận dạng biệ pháp lâu dài giảm thiểu chất thải ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG ÁN GIẢM THIỂU Bước 19 Thực hiện đánh giá các phưong án giảm GIAI ĐOẠN III thiểu về môi trường và kinh tế. Liệt kê phương án TỔNG HỢP khả thi KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIẢM THIỂU Bước 20 Thiết kế và thực hiện kế hoạch hành động để đạt hiệu quả Hình 4.6 Sơ đồ hướng dẫn qui trình thực hiện kiểm toán chất thải công nghiệp Kiểm toán chất thải bao gồm các bước sau: - Xác định nguồn, khối lượng và loại chất thải. - Thu thập thông tin về từng khâu công nghệ, nguyên liệu thô, sản phẩm, sử dụng và thải nước. - Nêu bật quá trình sản xuất không hiệu quả và các khâu quản lý yếu kém. - Giúp đỡ xây dựng mục tiêu giảm thiểu chất thải. - Cho phép phát triển chiến lược quản lý chất thải có hiệu quả kinh tế cao. - Nâng cao kiến thức về quá trình sản xuất, và cải thiện hiệu quả sản xuất.
  19. Từ năm 1990 cho đến nay, xuất hiện phương cách quản lý chất thải mới là ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải. Làm thế nào để ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải, có thể sử dụng hoặc thu hồi chất thải được không? Nếu được thì sẽ tạo ra nhiều lợi ích như: - Lượng chất thải giảm. - Nhu cầu nguyên liệu thô giảm. - Giá thành xử lý chất thải giảm. - Tiềm năng gây ô nhiễm giảm. - Điều kiện làm việc được cải thiện. - Hiệu quả sản xuất tăng lên. 4.7 Đánh giá ảnh hưởng quản lý khu công nghiệp đối với môi trường 4.7.1 Tình hình quản lý Theo thống kê, Việt Nam có trên 800.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, đóng góp của công nghiệp vào GDP là rất lớn. Tuy nhiên chúng ta cũng phải chịu nhiều thiệt hại về môi trường do lĩnh vực công nghiệp mang lại. Hiện nay khoảng 90% cơ sở sản xuất công nghiệp và phần lớn các khu công nghiệp chưa có trạm xử lý nước thải. Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, nặng nhất là công nghiệp nhiệt điện, công nghiệp sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác khoáng sản. Tính đến cuối năm 2002 cả nước có khoảng 74 khu công nghiệp với tổng diện tích đất tự nhiên 13.300 ha, không kể khu công nghiệp Dung Quất với diện tích 14.000 ha, trong đó có 68 khu công nghiệp, 4 khu chế xuất và 2 khu công nghiệp cao. Phần lớn các khu công nghiệp được thành lập tại các vùng kinh tế trọng điểm. Cùng với sự gia tăng năng lực sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm, các khu công nghiệp ngày càng làm cho môi trường ô nhiễm nặng nề, mà đây là vấn đề thường bị bỏ qua. Rất ít khu công nghiệp có nhà máy xử lý nước thải tập trung, hầu hết các khu công nghiệp đều chưa có hệ thống lưu trữ và xử lý chất thải rắn an toàn về mặt môi trường, đặc biệt là chất thải nguy hại. Chúng ta chưa thống kê, đo được khối lượng chất thải độc hại, kim loại nặng (chì, thuỷ ngân, crôm...) trong các doanh nghiệp sản xuất ắc quy, cơ khí, điện tử... Hiện nay phần lớn các đơn vị đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp thường không có đủ vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng như đường sá, sân bãi, cấp điện, cấp nước, giao thông, thông tin liên lạc... cơ sở hạ tầng về môi trường. Dẫn đến tình trạng chung là hệ thống cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh nhưng đã có một số các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp hoạt động. Vì vậy ô nhiễm môi trường khu công nghiệp là điều khó tránh khỏi. Vùng trọng điểm phía Nam, ngoài 7 khu công nghiệp đã xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung còn phần lớn các nhà máy nằm trong và ngoài khu công nghiệp đều không có hệ thống xử lý nước thải cục bộ trước khi xả vào nguồn, hoặc nếu có thì hoạt động không
  20. hiệu quả. Nhiều trạm xử lý vận hành không đúng quy cách. Nhiều nhà máy hoạt động gây ra tiếng ồn ở mức độ khá cao, nhà xưởng chưa thông thoáng, nhiều nơi khí độc và nhiệt thừa tích tụ trong không gian làm ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân. Theo các chuyên gia về môi trường tập trung hàng trăm nhà máy lớn nhỏ, vào một khu công nghiệp, tạo nên ảnh hưởng tích tụ từ nhiều nguồn ô nhiễm đến nước, không khí và đất. Nếu nhiều nhà máy sử dụng hoá chất nằm gần nhau có thể thải ra các loại hoá chất tương tác hoặc trộn lẫn gây ảnh hưởng tích luỹ hoặc cộng sinh đến môi trường khu vực và cộng đồng dân cư lân cận. Hiện nay vẫn chưa có những quy định thống nhất về môi trường dành cho khu công nghiệp, chưa có những công cụ chính sách môi trường thích hợp và chưa xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng môi trường cho khu công nghiệp. Với chức năng được giao, Ban quản lý môi trường các khu công nghiệp có thẩm quyền xử phạt các vi phạm về môi trường tương đương với cấp quận/huyện nhưng do chưa có tổ chức thanh tra môi trường chuyên trách nên chưa có sự phối hợp chặt chẽ và kịp thời với thanh tra môi trường Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường. 4.7.2 Luật bảo vệ môi trường còn bất cập Hiện còn thiếu nhiều hệ thống thống nhất quản lý về môi trường, do vậy mỗi khu công nghiệp tổ chức quản lý môi trường theo một cách khác nhau. Việc phân cấp quản lý chưa rõ ràng dẫn đến việc né tránh và đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý. Các cán bộ của cơ quan quản lý môi trường địa phương (các sở khoa học, công nghệ và môi trường và ban quản lý khu công nghiệp) không thể có mặt thường xuyên tại từng nhà máy để giám sát việc thực thi các cam kết trong đánh giá tác động môi trường hoặc kiểm soát từng nguồn ô nhiễm. Họ không có đủ phương tiện và trang thiết bị để thực hiện việc giám sát ở tất cả các nhà máy trong khu công nghiệp, thiếu cán bộ quản lý môi trường trong khu công nghiệp. Các cán bộ Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường chỉ có thể đáp ứng phần nào việc quản lý các vấn đề môi trường bên ngoài hàng rào khu công nghiệp. Các vấn đề môi trường bên trong chỉ có thể được quản lý tốt bởi chính các bộ phận chức năng quản lý môi trường của từng khu công nghiệp. Việc xử phạt các trường hợp vi phạm luật bảo vệ môi trường còn lỏng lẻo, mức phạt còn quá thấp chưa đủ sức để buộc các đối tượng vi phạm nỗ lực thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường hoặc thay đổi hành vi gây ô nhiễm. Bản thân hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung (như Luật bảo vệ môi trường và các văn bản pháp quy về quản lý môi trường khu công nghiệp) đã bộc lộ nhiều hạn chế khi áp dụng. Trong thực thi về Luật bảo vệ môi trường hiện nay, nổi bật lên là sự chồng chéo về chức năng thẩm quyền giữa các cơ quan, ban ngành. Đặc biệt là giữa Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay chuyển sang Bộ Tài nguyên và Môi trường) với các bộ, ngành khác. Sự chồng chéo này thể hiện rõ nét nhất trong lĩnh vực thanh tra và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2