intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản trị Kinh doanh Quốc tế - Tình huống 4: Sự tiến triển chiến lược ở Procter & Gamble

Chia sẻ: Lê Thị Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

226
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Được thành lập năm 1837, Procter & Gamble (P&G), toạ lạc ở Cincinnati, là một trong những công ty quốc tế lâu đời nhất. Ngày nay, P&G là người khổng lồ toàn cầu trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng với doanh số hằng năm trên 50 tỷ đô la, trong đó khoảng 54% là đến từ bên ngoài nước Mỹ. Tình huống sau đây sẽ đi tìm hiểu hoạt động kinh doanh và những bài học kinh doanh được rút ra từ công ty này. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản trị Kinh doanh Quốc tế - Tình huống 4: Sự tiến triển chiến lược ở Procter & Gamble

  1. Quản trị Kinh doanh Quốc tế 1 Tình huống 4: Sự tiến triển chiến lược ở Procter & Gamble Được thành lập năm 1837, Procter & Gamble (P&G), toạ lạc ở Cincinnati, là một trong những công ty quốc tế lâu đời nhất. Ngày nay, P&G là người khổng lồ toàn cầu trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng với doanh số hằng năm trên 50 tỷ đô la, trong đó khoảng 54% là đến từ bên ngoài nước Mỹ. P&G bán trên 300 nhãn hiệu hàng – bao gồm xà phòng bánh Ivory, bột giặt Tide, tả lót em bé Pampers, thức ăn cho thú nuôi IAM, bánh Crisco, và Folgers – đến người tiêu dùng trên 160 quốc gia. P&G có hoạt động sản xuất kinh doanh ở 80 quốc gia và sử dụng khoảng 100.000 nhân viên trên toàn cầu. P&G thiết lập nhà máy ở nước ngoài đầu tiên vào năm 1915 tại Canada và sản xuất xà phòng Ivory, bánh Crisco. Sau đó đến 1930, P&G lần đầu thiết lập công ty con ở nước ngoài, cụ thể là tại Anh. Vào những năm 1950 và 1960, P&G đã m ở rộng việc sản xuất kinh doanh của mình ra quốc tế một cách nhanh chóng ở Tây Âu và sau đó một lần nữa vào những năm 1970, P&G xâm nhập vào Nhật Bản và các quốc gia khác ở châu Á. Có khi P&G xâm nhập vào bằng cách mua lại các công ty đối thủ cạnh tranh và thương hiệu của chúng như ở Anh và Nhật Bản, nhưng phổ biến hơn là việc P&G tự xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh của mình từ những nền móng ban đầu. Vào cuối những năm 1970, chiến lược của P&G đã đư ợc thiết lập. Công ty phát triển những sản phẩm ở Cincinati, sau đó dựa vào các công ty con bán-tự-quản ở nước ngoài sản xuất, đưa ra thị trường và phân phối đến các quốc gia khác. Trong đa số trường hợp, các công ty con ở nước ngoài có phương tiện sản xuất riêng của mình và thiết kế chi tiết việc đóng gói, đặt tên nhãn hiện và thông điệp marketing phù hợp theo sở thích và thị hiếu tiêu dùng của địa phương. Qua nhiều năm, chiến lược này mang lại một dòng sản phẩm mới ổn định và sự tăng trưởng đáng tin cậy trong doanh số và lợi nhuận. Tuy nhiên, từ những năm 1990 tăng trưởng lợi nhuận ở P&G bắt đầu giảm sút. Bản chất của vấn đề này thật là đơn giản; chi phí của P&G quá cao do sự trùng lắp quá nhiều phương tiện, thiết bị trong sản xuất, marketing và quản trị ở các công ty con tại các quốc gia khác nhau. Sự trùng lắp tài sản này có ý nghĩa t ích cực trên thế giới vào những năm 1960 khi mà thị trường tại các quốc gia phân cách với các thị trường khác bởi các hàng rào thương mại giữa các quốc gia. Chẳng hạn, những sản phẩm được sản Đại học Kinh tế TP. HCM Nguyễn Thanh Trung
  2. Quản trị Kinh doanh Quốc tế 2 xuất tại Anh không thể được bán một cách kinh tế ở Đức do thuế quan quá cao khi được nhập khẩu vào Đức. Tuy nhiên, đến những năm 1980, rào cản thương mại giữa các nước bị dỡ bỏ nhanh chóng trên toàn thế giới và những thị trường quốc gia riêng lẻ hội nhập thành một thị trường toàn cầu hoặc một thị trường khu vực lớn hơn. Tương tự như vậy, các nhà bán lẻ được P&G dùng để phân phối sản phẩm của mình cũng đã phát tri ển lớn hơn và toàn cầu hơn, cụ thể như Wal-Mart, Tesco từ Anh và Carrefour từ Pháp. Các nhà bán lẻ toàn cầu này đang yêu cầu sự chiết khấu giá từ P&G. Vào năm 1993, P&G thực hiện cải tổ tổ chức nhằm quản lý cấu trúc chi phí và tìm ra những thị trường toàn cầu mới. Công ty đã đóng c ửa 30 nhà máy, sa thải 13.000 nhân viên và tập trung việc sản xuất vào ít các nhà máy hơn để tận dụng lợi thế kinh tế do quy mô và phục vụ cho thị trường khu vực. Những hành động này đã c ắt giảm 600 triệu USD 1 năm trong cấu trúc chi phí của P&G. Chưa đủ! Sự tăng trưởng lợi nhuận vẫn chậm. Vào năm 1998, P&G phát động tái cấu trúc tổ chức lần 2, gọi tên là “Tổ Chức 2005”. Mục tiêu của P&G là chuyển P&G thành một công ty toàn cầu thực sự. P&G thay đổi cấu trúc cũ d ựa trên quốc gia và khu vực bằng một cấu trúc mới gồm 7 đơn vị kinh doanh toàn cầu tự túc, sắp xếp từ những sản phẩm chăm sóc trẻ em đến thực phẩm. Mỗi đơn vị kinh doanh được giao trách nhiệm đầy đủ về việc tạo lợi nhuận từ sản phẩm của mình và được giao trách nhiệm hoàn toàn trong việc sản xuất, marketing và phát triển sản phẩm. Mỗi đơn vị kinh doanh phải hợp lý hóa sản xuất, tập trung vào ít thiết bị hơn và thiết bị lớn hơn; cố gắng để xây dựng thương hiệu toàn cầu ở bất cứ nơi nào có thể, qua đó triệt tiêu sự khác biệt về marketing ở các quốc gia; và gia tăng phát triển và đưa ra những sản phẩm mới. Vào năm 1999, P&G công bố kết quả bước đầu là đóng cửa 10 phân xưởng tiếp nữa và cho nghỉ việc 15.000 nhân viên, hầu như ở châu Âu nơi nào cũng có sự trùng lắp tài sản đáng kể. Những khoản tiết kiệm chi phí hàng năm ước khoảng 800 triệu USD. P&G lên kế hoạch sử dụng số tiền tiết kiệm này để giảm giá và gia tăng ngân sách cho hoạt động marketing trong nỗ lực chiếm thị phần và như vậy dẫn đến chi phí sẽ thấp hơn thông qua lợi ích do tính kinh tế từ quy mô. Đến nay, chiến lược tiếp tục được tiến hành tốt đẹp. Vào năm 2003 và một lần nữa vào năm 2004, P&G công bố sự tăng trưởng mạnh trong cả doanh số và lợi nhuận. Giữa năm 2002 và 2004 thì doanh thu tăng 28% từ 40,2 tỷ lên đến 51,4 tỷ; và lợi nhuận gia tăng 46% từ 4,35 tỷ lên 6,34 tỷ. Điều đáng nói là trong khi đó, đối thủ cạnh tranh toàn cầu của P&G như Unilever, Kimberly- Đại học Kinh tế TP. HCM Nguyễn Thanh Trung
  3. Quản trị Kinh doanh Quốc tế 3 Clark và Colgate-Palmolive thì phải cố gắng hết sức để tồn tại trong những năm 2003 và 2004. Câu hỏi: 1. P&G đã s ử dụng chiến lược gì khi lần đầu tiên xâm nhập vào thị trường thế giới trong khoảng thời gian trước những năm 1980? 2. Tại sao những chiến lược này lại trở nên không khả thi vào những năm 1990? 3. Chiến lược nào đã làm cho P&G có nh ững bước tiến đáng kể? Những lợi ích có được từ những chiến lược đó là gì? Hãy nêu những nguy cơ có thể xảy ra khi áp dụng chiến lược này? 4. Bài học rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Đại học Kinh tế TP. HCM Nguyễn Thanh Trung
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2