Sáng kiếm kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một số môn học lớp 2
lượt xem 250
download
Nghiên cứu chương trình học của lớp hai và nhận thấy rằng kiến thức mà học sinh lớp hai cần học thường là những kiến thức gắn liền với cuộc sống hàng ngày của các em.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiếm kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một số môn học lớp 2
- 1 Saùng kieán kinh nghieäm Tên sáng kiến Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một số môn học lớp 2 Naêm hoïc 2007 – 2008 Giáo viên thực hiện: Trần Thị Vân Anh Tập thể liên quan: Lớp Hai 4 Trường tiểu học Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú. Thời gian thực hiện: Năm học 2007 – 2008 GVTH: Traàn Thò Vaân Anh
- 2 Saùng kieán kinh nghieäm ĐẶT VẤN ĐỀ I. Ngay khi được Ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp hai, tôi đã nghiên cứu chương trình học của lớp hai v à nhận thấy rằng kiến thức mà học sinh lớp hai cần học thường là những kiến thức gắn liền với cuộc sống hàng ngày của các em. Đó là những kiến thức đơn giản về môi trường sống chung quanh, về muông thú, cây c ối …. Với những kiến thức này, ngày nào giáo viên cũng lên lớp giảng bài chỉ với tranh ảnh tĩnh, với bảng đen – phấn trắng sẽ gây nhàm chán cho học sinh, càng ngày học sinh sẽ c àng học hành uể oải hơn. Chính vì v ậy tôi đã mạnh dạn tiến hành ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình thiết kế bài giảng của mình (2 môn: Luyện từ v à câu và Tự nhiên Xã hội) để tạo hứng thú, kích thích khả năng học tập nơi học sinh. Các em vừa được tìm hiểu bài học thông qua sách giáo khoa lại vừa được kết hợp xem những tranh ảnh, những đoạn phim vô cùng sinh động về các con thú, các loài cây, thậm chí được tham gia sửa bài tập trên máy trước tất cả các bạn trong lớp …sẽ khiến giờ học của các em trở nên s ống động hơn, các em mạnh dạn, tự tin và thích thú hơn khi tham gia vào quá trình tìm hiểu bài. Sở dĩ tôi mạnh dạn lựa chọn việc ứng dụng công nghệ thông tin vào từng bài dạy phù hợp bởi v ì sau quá trình giảng dạy nhiều năm, tôi nhận thấy rằng, thế hệ học sinh bây giờ có vẻ như đã khá quen với việc tiếp nhận thông tin dưới dạng hình ảnh, âm thanh (bởi v ì ngay từ lớp mẫu giáo các em cũng đã được tiếp nhận thông tin qua những bài học dạng này). Và riêng đối với các em học sinh của trường tôi, thì ngay từ năm lớp Một các em đã được học môn Vi tính, v ì vậy việc tham gia học tập trên máy c ủa các em khá dễ dàng. GVTH: Traàn Thò Vaân Anh
- 3 Saùng kieán kinh nghieäm NỘI DUNG CHÍNH II. 1. Đặc điểm tình hình trường, lớp a. Thuận lợi Cơ sở vật chất của trường được trang bị khá đầy đủ. Thuận lợi nhất là có - phòng máy được trang bị máy chiếu, máy vi tính, bàn học sinh … khá đầy đủ để có thể phục vụ tốt cho một tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin. Ngay từ lớp Một, học sinh đã được học môn Vi tính v ì vậy việc học và tham - gia thao tác trên máy c ủa học sinh khá dễ dàng, giáo viên không cần phải mất nhiều thời gian giảng giải. Bản thân được tham gia một số lớp học về ứng dụng công nghệ thông tin - trong nhà trường do Phòng giáo dục tổ chức, các lớp học khởi đầu của Intel giúp cho việc chia sẻ và hướng dẫn của giáo viên được thuận lợi hơn. Ngoài ra, chính bản thân tôi cũng đã tích lũy được mốt số vốn vi tính nhất - định giúp cho việc thiết kế các bài giảng điện tử được thuận lợi và không phải tốn kém quá nhiều thời gian. Bên cạnh đó, tôi luôn nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ từ các đồng nghiệp về - tư liệu giúp cho việc thiết kế được dễ dàng hơn. b. Khó khăn Vì là lớp hai buổi nên tôi ít có thời gian cho việc soạn giáo án hơn là những - giáo viên dạy lớp một buổi vì v ậy các kế hoạch bài dạy tôi phải dự tính trước cả tháng và phải lựa chọn bài dạy phù hợp để có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào bài học, từ đó lập kế hoạch hàng ngày thiết kế giáo án mới kịp với chương trình đề ra. Nhà trường mới chỉ có 2 máy riêng dành cho giáo viên nhưng tốc độ còn - chậm, khả năng nối mạng yếu vì v ậy nếu tôi muốn tranh thủ giờ nghỉ tại trường để tìm tư liệu cũng khó khăn. GVTH: Traàn Thò Vaân Anh
- 4 Saùng kieán kinh nghieäm 2. Mục tiêu của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào một số môn học trong quá trình giảng dạy Khi thực hiện sản phẩm này, tôi đã tự đề ra mục tiêu cho sản phẩm của mình như sau: - Cần phải tạo thêm một “kênh” mới cho bài giảng và cho chính tiết dạy – học của lớp mình thêm phong phú. Từ đó sẽ kích thích được hứng thú học tập nơi học sinh thông qua những hình ảnh sinh động, những đoạn phim khá hấp dẫn. Lieân khu ùc 2 Con thoû AithÔseõ QUA? Ai nhanh…. Ø! ÑÖ hanh hôn n ì ÏC Con caùo 1 3 Gaáu traéng Con nai 5 4 6 Con soùc Con hoå Sở dĩ tôi chọn sản phẩm này để thiết kế vì với những hình ảnh động về các loài thú, học sinh sẽ được trực tiếp quan sát, nhìn thấy nhiều loài thú mà trong cuộc sống hàng ngày các em ít gặp. GVTH: Traàn Thò Vaân Anh
- 5 Saùng kieán kinh nghieäm Ngoài ra, bài giảng này tôi có thể sử dụng được nhiều lần, qua nhiều năm học. Đối với mỗi đối t ượng học sinh khác nhau tôi chỉ cần chỉnh sửa lại các phương pháp cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, còn các đoạn phim v à hình ảnh thì v ẫn có thể cất giữ và s ử dụng lâu dài. Thông qua việc thiết kế sản phẩm này, thứ nhất tôi có thể sử dụng được những công cụ mới hỗ trợ tôi trong quá trình giảng dạy để từ đó khuyến khích học sinh tự học, tự tìm tòi kiến thức. Thứ hai, tôi có thể dễ dàng lưu giữ lại bài giảng này, dễ tìm để lấy ra sử dụng và nhất là những tư liệu quý báu mà tôi tìm được có thể bảo quản được trong thời gian lâu dài. Thứ ba – điều quan trọng nhất – là mang lại cho học sinh cảm giác mới mẻ, hứng thú trong quá trình học tập, tiếp thu kiến thức qua những hình ảnh, những đoạn phim tư liệu sống động. Sẽ thật là tuyệt vời khi sau tiết học, tôi được nhìn thấy những khuôn mặt hả hê, thích thú và nhất là thấy một không khí học tập mới, đầy hào hứng nơi học sinh. 3. Bối cảnh ứng dụng và nội dung giảng dạy tại trường Khi thiết kế bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, tôi đã phải nghiên cứu v à lựa chọn bài dạy phù hợp đồng thời phải lưu ý tới cả thời gian thiết kế chính vì v ậy sản phẩm của tôi sau khi hoàn thành đã kịp với chương trình học mà tôi đề ra, từng hoạt động đều phù hợp với đối tượng học sinh mà lớp tôi phụ trách. Ngoài ra, đối với một số giáo viên trong khối có trình độ tin học còn hạn chế, tôi đã linh động hướng dẫn và giúp giáo viên chỉnh sửa lại cho phù hợp với tình hình học sinh của lớp để c ùng nhau giảng dạy. GVTH: Traàn Thò Vaân Anh
- 6 Saùng kieán kinh nghieäm 4. Khía cạnh công nghệ Bản thân tôi đã được tham dự rất nhiều lớp tập huấn của Micosoft về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, cách chia sẻ trong quá trình giảng dạy cũng như học tập. Chính vì vậy khi thiết kế sản phẩm này, tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin một cách triệt để vào s ản phẩm để tạo hẳn một “kênh” mới cho tiết học của học sinh. Để thiết kế tốt sản phẩm của mình, tôi đã thường xuyên luyện tập những kĩ năng sử dụng phần mềm soạn thảo giáo án điện tử bằng Power Point; cách chèn phim, chèn hình ảnh; cách cắt phim, nối phim; kĩ năng sử dụng Internet; kĩ năng soạn thảo văn bản…. Để hỗ trợ cho phần thiết kế sản phẩm này, tôi đã sử dụng đến một số phần mềm sau: - Phần mềm Power Point - Phần mềm Windows Movie Maker - Phần mềm Violet (bản dùng thử) - Phần mềm Hero Video 3000 để cắt phim. - Phần mềm đổi đuôi phim, âm thanh … Để sản phẩm này có thể sử dụng tốt v ào quá trình giảng dạy, trường tôi đã có riêng phòng máy được trang bị sẵn máy chiếu, máy vi tính … để khi tới tiết dạy, giáo viên và học sinh chỉ việc chuyển tới phòng này và bắt đầu tiết học. 5. Cách tiến hành và quản lý sản phẩm giảng dạy - Trước 1 tháng: tiến hành lập kế hoạch, tìm tư liệu để thiết kế bài giảng. - Đối với môn Luyện từ và câu: Qua các tiết học Luyện từ v à câu trước, thăm dò mức độ hiểu biết của học sinh về muông thú để từ đó có cách thiết kế bài phù hợp với trình độ của học sinh, tránh để xảy ra tình trạng ôm đồm quá nhiều thông tin làm học sinh “ngợp”, không tập trung được v ào kiến thức chính. - Đối với môn Tự nhiên Xã hội: Trước 1 tuần, yêu cầu học sinh về nhà tìm những hình ảnh về các con vật sống ở mọi nơi trên trái đất để tham gia trưng bày sản phẩm trong tiết học. GVTH: Traàn Thò Vaân Anh
- 7 Saùng kieán kinh nghieäm 6. Tài liệu giảng dạy và học tập Đối với cả hai sản phẩm trên, tôi sử dụng các tài liệu sau để tham khảo: - Sách giáo khoa, sách giáo viên. - Các thông tin v ề các loài thú (truy cập trên Internet). - Đĩa phim tư liệu về các loài động vật, google.com, một số trang web sau: vietnamnet.vn/khoahoc/moitruong/2006/07/596145/ www.saskschools.ca/~gregory/animals/fox.html www.dkimages.com/.../Red-Fox/Red-Fox-06.html www.exzooberance.com/.../polar%20bear.htm www.alaskabyair.com/photos.html creationsbydawn.net/pi/tutorials/painting.html www.pointerhill.com/store/images/rabbit.jpg www.bbc.co.uk/.../2007/03/16/squirel_470x366.jpg www.greatervancouverparks.com/pictures/Reifel... myfwc.com/critters/deer.asp (nhiều loài thú) - Ngoài ra tôi còn xin một số đoạn phim ngắn từ bạn bè. - Kỹ thuật tô màu trong Power Point của tác giả Thạch Long (anhchanghieuhoc2002@yahoo.com) 7. Lập kế hoạch đánh giá Đối với môn Luyện từ và câu: - Khi áp dụng v ào giảng dạy, tôi nhận thấy rằng đã đạt được kết quả tốt như mong muốn khi thiết kế bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin. - Trong tiết dạy, tôi hướng HS đến việc tự làm bài, tự đánh giá, nhận xét bài làm c ủa nhau chứ không phải chỉ có sự đánh giá, nhận xét một chiều từ giáo viên. - Qua tiết học, tôi cũng cố gắng để học sinh có thể chia sẻ, phản hồi c ùng nhau qua những hoạt động nhóm giúp học sinh tự mình tìm ra kiến thức, qua đó tự học sinh v à giáo viên cũng có thể đánh giá được học sinh. GVTH: Traàn Thò Vaân Anh
- 8 Saùng kieán kinh nghieäm Đối với môn Tự nhiên Xã hội: - Cách đánh giá của tôi cũng như ở môn Luyện từ v à câu, tuy nhiên trong tiết học này có phần tự tìm tài liệu trước ở nhà (GV đã giao cách đó 1 tuần, và trong suốt tuần đó luôn có sự kiểm tra, nhắc nhở học sinh) nên trong quá trình đánh giá học tập của học sinh, tôi cũng sẽ cho nhóm tự đánh giá, nhận xét quá trình tìm tư liệu của bạn có tích cực hay không, bạn tìm được nhiều tư liệu hay hay không để từ đó có sự tuyên dương, khen thưởng các cá nhân, nhóm tích cực một cách kịp thời. 8. Nhận xét kết quả - Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào một số môn lớp Hai của tôi đã giúp cho các em học sinh học tập hứng thú hơn, mạnh dạn v à tự tin hơn; các em tham gia thành lập nhóm, cùng nhau chia s ẻ rất nhanh chóng nhằm giúp cho giờ học vừa thú vị vừa không tốn quá nhiều thời gian. - Nhờ sự sáng tạo và nỗ lực của bản thân, tôi đã tích hợp được CNTT v ào từng giờ học một cách hiệu quả và mang lại cho học sinh một kiến thức vững chắc. Chính vì v ậy, trong cuộc thi “Giáo viên sáng tạo Việt Nam lần thứ 3” tôi đã đạt được giải nhì v ới các sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin của mình. III. NHỮNG BÀI HỌC KHI THỰC HIỆN SÁNG KIẾN VÀ VẬN DỤNG KINH NGHIỆM Qua việc thực hiện sáng kiến v à kinh nghiệm ứng dụng thông tin vào giáng dạy một số môn học lớp Hai, tôi rút ra được một số bài học sau: - Bản thân người giáo viên phải có một số vốn về vi tính giúp cho việc soạn thảo, lấy tư liệu được dễ dàng. - Phải nghiên cứu trước chương trình và kiến thức mà học s inh cần tiếp thu trong một năm học để từ đó có kế hoạch soạn giảng đúng chương trình, đúng nội dung. Tránh để xảy ra tình trạng bài học này đã trôi qua hai, ba tuần thì mới thiết kế xong giáo án, như v ậy nếu giáo viên muốn dạy giáo án có ứng dụng công nghệ thông tin này thì phải dạy lại bài v ừa làm cho học sinh không có hứng thú trong quá trình học tập, vừa làm tốn thời gian. GVTH: Traàn Thò Vaân Anh
- 9 Saùng kieán kinh nghieäm - Không ôm đồm kiến thức trong một tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin. Giáo viên c ứ thấy hình ảnh này đẹp quá, đoạn phim này hay quá là đưa ngay vào bài giảng điện tử của mình s ẽ làm cho học sinh bị “ngợp” kiến thức, đồng thời làm cho giờ học kéo dài, học sinh ngồi học mệt mỏi. - Chính vì vậy trong mỗi bài giảng của mình tôi đều lựa chọn rất kĩ từ âm thanh, hình ảnh (ngay cả hình ảnh nền cho toàn bộ bài học), các đoạn phim để cho học sinh tiếp nhận lượng kiến thức vừa đủ mà học sinh cũng vẫn hứng thú với tiết học. IV. KẾT LUẬN Trẻ em chính là mầm xanh, là tương lai c ủa đất nước. Những kiến thức mà các em tiếp thu được ngày hôm nay chính là nền tảng giúp các em v ào đời sau này, giúp các em góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam ngày càng tươi đẹp hơn, sánh vai các nước trong khu vực và trên thế giới. Giáo viên chính là những người hướng dẫn các em tiếp cận tri thức, tự học và làm chủ kiến thức mà mình tiếp thu được. Mỗi người giáo viên phải không ngừng học hỏi, nâng cao nghiệp vụ để bắt kịp xu thế phát triển của thế giới để từ đó có kế hoạch hướng dẫn các em học sinh của mình một cách phù hợp. Chính v ì v ậy, bản thân tôi cũng đã không ngừng học hỏi v à đưa những ứng dụng công nghệ thông tin mà mình học được vào trong từng bài dạy giúp học sinh hứng thú và thích tìm hiểu kiến thức mới hơn. Đồng thời tôi cũng mong rằng những sáng kiến nho nhỏ của mình không chỉ giúp ích cho chính bản thân mình mà còn là kinh nghiệm giúp một số đồng nghiệp khác trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy. GVTH: Traàn Thò Vaân Anh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiếm kinh nghiệm: "Ứng dụng công nghệ thông tin vào sổ chủ nhiệm của giáo viên chủ nhiệm"
7 p | 1879 | 463
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong phần “Sinh sản ở động vật ” môn Sinh học 11 cơ bản
28 p | 372 | 115
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm activinspire trong thiết kế bài giảng góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở tiểu học - Đỗ Huy Kỳ
13 p | 334 | 66
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Tự nhiên xã hội lớp 3
9 p | 259 | 54
-
SKKN: Một số kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong việc quyết toán thực phẩm cho chủ hàng có hiệu quả tại trường mầm non A thị trấn Văn Điền
8 p | 161 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng công cụ Quizizz và Azota vào dạy học và kiểm tra để nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến trong Tiếng Anh THCS
37 p | 75 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Thí điểm ứng dụng Google Apps vào công tác quản lý nhà trường
12 p | 110 | 18
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phản ứng giữa CO2 với dung dịch kiềm
16 p | 130 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng classdojo – quản lý lớp, tạo tiết học hiệu quả, hỗ trợ kiểm tra đánh giá học sinh theo giáo dục STEM
43 p | 57 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng công nghệ thông tin trong ôn tập và kiểm tra để tạo hứng thú học tập và nâng cao chất lượng môn Toán ở trường THCS
13 p | 17 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng kênh hình trong ra đề kiểm tra Hóa học
20 p | 67 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ứng dụng phương pháp học thông qua thực hành dạy (learning by teaching) trong việc giảng dạy tiếng Anh cho học sinh THPT
38 p | 13 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dùng phép lợi thế để giải nhanh một số bài toán hữu cơ dành cho thi tốt nghiệp, cao đẳng và đại học khối A và B
10 p | 36 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng các phương pháp bảo toàn và sơ đồ hoá để giải nhanh bài tập CO2, P2O5 tác dụng dung dịch kiềm
22 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ LIDAR trong điều tra cấu trúc rừng
11 p | 19 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng bộ đề luyện thi Tiếng Anh trình độ B1 (theo Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu)
16 p | 41 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong sinh học phổ thông
29 p | 41 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm ứng dụng ChatGPT trong công tác quản lý và dạy học
72 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn