1<br />
<br />
Nguyễn Quí Nguyễn<br />
<br />
THPT Trần Văn Bảy<br />
<br />
PHẦN 1: MỞ ĐẦU<br />
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:<br />
"Sinh học là khoa học thực nghiệm, phương pháp dạy học gắn bó chặt chẽ<br />
với thiết bị dạy học, do đó dạy Sinh học không thể thiếu các phương tiện trực<br />
quan như mô hình, tranh vẽ, mẫu vật, phim ảnh...". (Trích: SGV SH BanKH TN<br />
Bộ sách thứ hai-NXBGD-2003.)<br />
Như vậy, một trong những hướng để đổi mới phương pháp dạy học đó là<br />
tăng cường việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại.<br />
"Cần xây dựng những băng hình, đĩa CD, phần mềm máy vi tính tạo thuận<br />
lợi cho giáo viên giảng dạy những cấu trúc, quá trình sống ở cấp tế bào, phân<br />
tử và các cấp trên cơ thể”. (Trích:SGV SH Ban KHXH&NV Bộ sách thứ nhấtNXBGD-2003).<br />
Do đó, trong giảng dạy sinh học thì việc sử dụng các giáo cụ trực quan là<br />
hết sức quan trọng và được giáo viên giảng dạy sinh học sử dụng rất phổ biến.<br />
Tuy nhiên, trong những năm trước đây do điều kiện cơ sở vật chất của trường<br />
còn khá khó khăn nên khi đứng lớp Tôi chủ yếu vận dụng, khai thác những kênh<br />
hình từ SGK để giúp các em dễ hiểu bài hơn.<br />
Trong một vài năm gần đây, Trường bắt đầu chú ý hơn việc ứng dụng<br />
công nghệ thông tin vào các tiết dạy nên trang bị các máy chiếu, phòng dành<br />
riêng cho việc sử dụng giáo án điện tử và cùng với sự quan tâm của Sở Giáo dục<br />
đã mở nhiều lớp tập huấn về việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các<br />
phần mềm dạy học như flash, photoshop, sử dụng Violet ... đã cuốn hút tôi vào<br />
việc nghiên cứu, sưu tâm các đoạn flash, các hình ảnh động có liên quan tới các<br />
nội dung trong sinh học phổ thông.<br />
Từ niềm say mê đó tôi bắt đầu đưa những đoạn flash, những hình ảnh,<br />
những ảnh động được tôi thiết kế, sưu tầm vào các bài giảng. Bên cạnh đó trong<br />
quá trình đứng lớp tôi còn chiếu các sơ đồ tư duy để kích thích và giúp các em<br />
hiểu bài tốt hơn. Từ đó làm cho các tiết học ngày càng hấp dẫn hơn, kích thích<br />
được sự say mê tìm tòi của học sinh đối với môn học và đã có kết quả tốt.<br />
<br />
Ứng dụng công nghệ thông tin trong sinh học phổ thông<br />
<br />
Nguyễn Quí Nguyễn<br />
<br />
2<br />
<br />
THPT Trần Văn Bảy<br />
<br />
So sánh kết quả đứng lớp nhiều năm tôi nhận thấy việc ứng dụng công<br />
nghệ thông tin trong dạy học môn sinh học thật sự có hiệu quả hơn hẳn so với<br />
việc sử dụng và khai thác các kênh hình từ sách giáo khoa. Do đó, tôi xin được<br />
trình bày những kinh nghiệm mà bản thân đã đúc kết được với đề tài “Ứng<br />
dụng công nghệ thông tin trong sinh học phổ thông”.<br />
2. MỤC ĐÍCH:<br />
Qua việc sử dụng các đoạn flash, những hình ảnh, những ảnh động và sơ<br />
đồ tư duy học sinh đã xác định được trọng tâm vấn đề dễ dàng hơn, ghi nhớ kiến<br />
thức được lâu hơn và tiết kiệm được nhiều thời gian ôn tập.<br />
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:<br />
- Đối tượng: các đoạn flash, các hình ảnh, các mô phỏng trong sinh học<br />
THPT, ứng dụng các phần mềm hổ trợ và các sơ đồ tư duy.<br />
- Phạm vi: các bài trong chương trình sinh học THPT.<br />
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:<br />
- Nghiên cứu các phần mềm ứng dụng, các đoạn flash liên quan đến kiến<br />
thức sinh học 12.<br />
- Nghiên cứu lý thuyết về các tài liệu liên quan đến sơ đồ tư duy kết hợp<br />
với kiến thức sinh học.<br />
<br />
Ứng dụng công nghệ thông tin trong sinh học phổ thông<br />
<br />
Nguyễn Quí Nguyễn<br />
<br />
3<br />
<br />
THPT Trần Văn Bảy<br />
<br />
PHẦN 2: NỘI DUNG<br />
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:<br />
Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ thị<br />
58-CT/TW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy mạnh ứng<br />
dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng<br />
tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng<br />
dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng<br />
Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 thông qua quyết<br />
định số 81/2001/QĐ-TTg.<br />
Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phàn mềm giáo dục<br />
cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: bộ Office, LessonEditor/VioLet,<br />
hệ thống WWW, Elearning và các phần mền đóng gói, tiện ích khác.<br />
Do sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người<br />
đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần<br />
mềm dạy học nói riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh<br />
trung bình, thậm chí học sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi<br />
trường học tập. Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay<br />
của giáo viên tới từng gia đình học sinh thông qua hệ thống mạng.<br />
Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy<br />
tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy<br />
theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình<br />
hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động<br />
thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh.<br />
Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu<br />
hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học.<br />
Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền<br />
thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách<br />
tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người.<br />
Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong<br />
dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra<br />
Ứng dụng công nghệ thông tin trong sinh học phổ thông<br />
<br />
Nguyễn Quí Nguyễn<br />
<br />
4<br />
<br />
THPT Trần Văn Bảy<br />
<br />
một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là<br />
“thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo<br />
điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự<br />
rèn luyện của bản thân mình.<br />
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:<br />
2.1. Đối với giáo viên:<br />
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung<br />
ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.<br />
Trong thực tế giảng dạy ở môn sinh học nói riêng và ở các môn khác nói<br />
chung của trường mặc dù giáo viên đã chú ý nhiều đến việc thay đổi phương<br />
pháp giảng dạy nhằm giúp cho học sinh tích cực đi tìm kiến thức bằng việc ứng<br />
dụng công nghệ thông tin…Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin ở các<br />
môn chưa đồng bộ cũng những do trình độ sử dụng các phần mềm trong giảng<br />
dạy còn hạn chế nên hiệu quả chưa cao.<br />
Bên cạnh đó khi ứng dụng công nghệ thông tin một số giáo viên lại trình<br />
chiếu quá nhiều nội dung; các màu sắc, hiệu ứng quá nhiều gây mất tập trung ở<br />
học sinh.<br />
Ngoài ra còn một số ít giáo viên quá làm dụng công nghệ thông tin nên<br />
đã chiếu toàn nội dung tạo thành phương pháp chiếu chép.<br />
Do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một phương<br />
pháp tốt, nhưng cần phải nghiên cứu kỹ khi sư dụng tránh phản tác dụng trong<br />
quá trình dạy và học.<br />
2.2. Đối với học sinh:<br />
Môn sinh học có nhiều kiến thức trừu tượng, nếu giáo viên chỉ sử dụng<br />
phương pháp diễn giảng, hỏi đáp hoặc sử dụng hình ảnh thì một số nội dung học<br />
sinh khó hiểu hết nội dung.<br />
Qua kết quả khảo sát học sinh cho thấy các em rất thích học có ứng dụng<br />
công nghệ thông tin bằng các đoạn flash, các thí nghiệm mô phỏng, các hình<br />
động hoặc các sơ đồ tư duy có hình ảnh giúp các em hứng thú hơn trong học tập<br />
và khắc sâu kiến thức hơn.<br />
Ứng dụng công nghệ thông tin trong sinh học phổ thông<br />
<br />
Nguyễn Quí Nguyễn<br />
<br />
5<br />
<br />
THPT Trần Văn Bảy<br />
<br />
3. CÁCH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ QUA MỘT SỐ<br />
BÀI CỤ THỂ:<br />
3.1. Trong kiểm tra bài cũ:<br />
Đối với yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá, đặc biệt là đối với môn sinh<br />
học trong các kì thi quan trọng như thi tốt nghiệp, thi đại học đều bằng hình thức<br />
trắc nghiệm nền khi kiểm tra bài cũ ngoài việc yêu cầu học sinh nhắc lại các nội<br />
dung quan trọng Tôi còn sử dụng một số phần mềm và một số kỹ thuật trong<br />
powerpoint để học sinh chú ý đến môn học và nhớ kiến thức lâu hơn. Cụ thể ở<br />
một số bài như sau:<br />
3.1.1. Bài 31 (lớp 11): Tập tính của động vật:<br />
<br />
Kiểm tra kiến thức cũ với câu hỏi trắc nghiệm nhiều lực chọn bằng phần<br />
mềm Violet.<br />
3.1.2. Bài 47 (lớp 11): Điều khiển sinh sản có kế hoạch ở động vật và sinh<br />
để có kế hoạch ở người:<br />
<br />
Ứng dụng công nghệ thông tin trong sinh học phổ thông<br />
<br />