intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp chỉ đạo tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học Xuân Lâm

Chia sẻ: Mai Huy Dũng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:30

90
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu nhằm góp phần thực hiện tốt phong trào dạy học áp dụng tích hợp bảo vệ môi trường trong môn Tiếng Việt. Tạo môi trường thân thiện với học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục. Phát huy vai trò Giáo viên trong khi sử dụng các phương pháp dạy học, luôn có ý thức tích hợp bảo vệ môi trường nhất là môn Tiếng Việt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp chỉ đạo tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học Xuân Lâm

  1. 1.  MỞ ĐẦU  1.1. Lí do chọn vấn đề nghiên cứu: Hiện nay, môi trường và giao d ́ ục bảo vệ môi trường đa và đang là m ̃ ột   vấn đề  được cả  thế  giới noi chung, Vi ́ ệt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm.   Tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, huỷ hoại giống loài, ảnh   hưởng xấu đến sức khoẻ  con người đang trở  thành hiểm họa đối với đời   sống của sinh giới và cả  con người  ở  bất kỳ  phạm vi nào. Theo các nguồn  thông tin của Tổng cục Môi trường ­ Bộ  Tài nguyên và Môi trường: “Ước   tính tổng thiệt hại kinh tế  của nước ta do ô nhiễm môi trường gây ra trong   thời gian qua chiếm từ 1,5­3% GDP. Hầu hết môi trường từ đất, nước, không   khí, các khu dân cư, khu công nghiệp từ thành thị đến nông thôn đã và đang bị  xuống cấp, trở  thành vấn đề  bức xúc của toàn xã hội”. Năm 1987, tại Hội  nghị về môi trường ở Moscow do UNEP và UNESCO đồng tổ chức, đã đưa ra  kết luận về  tầm quan trọng của giáo dục môi trường: “Nếu không nâng cao   được sự hiểu biết của công chúng về những mối quan hệ mật thiết giữa chất   lượng môi trường với quá trình cung ứng liên tục các nhu cầu ngày càng tăng  của họ, thì sau này sẽ  khó làm giảm bớt được những mối nguy cơ  về  môi  trường  ở các địa phương cũng như  trên toàn thế  giới. Bởi vì, hành động của  con người tùy thuộc vào động cơ  của họ  và động cơ  này lại tùy thuộc vào  chính nhận thức và trình độ  hiểu biết của họ. Do đó, giáo dục môi trường    là một phương tiện không thể   thiếu   để   giúp   mọi   người   hiểu   biết   về   môi  trường”. Mục đích cuối cùng của giáo dục môi trường là tạo ra các công  dân có nhận thức, có trách  nhiệm với môi trường, biết sống vì môi trường. Tiểu học là bậc học cơ bản, là cơ  sở  ban đầu hết sức quan trọng cho  việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt cho đất nước. Mục đích quan trọng   của giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho các em hiểu rõ tầm quan  trọng của bảo vệ môi trường mà là phải hình thành thói quen, hành vi ứng xử  văn   minh,   thân   thiện   với   môi   trường.   Nếu   ở   cấp   học này  các em chưa hình thành được tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên  nhiên, quan tâm tới  thế  giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh  thì ở các cấp sau khó có thể bù đắp được. Vì vậy, nội dung và cách thức bảo   vệ môi trường trong trường Tiểu học mang tính quyết định đối với việc hình  thành những phẩm chất đó. Hơn nữa, số  lượng học sinh Tiểu học rất đông  chiếm khoảng gần 10% dân số. Con số này sẽ nhân lên nhiều lần nếu các em  biết và thực hiện được tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong cộng đồng,  tiến tới tương lai có cả một thế hệ biết bảo vệ môi trường. Môn Tiếng việt  ở  trường Tiểu học có nhiệm vụ  hình thành và phát  triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng việt (nghe, nói, đọc, viết). Để học   tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua hoạt  động dạy và học môn Tiếng việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, mở  rộng hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người. Do vậy, chương trình và nội   1
  2. dung dạy học môn Tiếng việt  ở  Tiểu học chứa đựng nhiều nội dung liên  quan đến môi trường và có khả năng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường rất   cao. Khả  năng giáo dục giáo dục bảo vệ  môi trường của môn Tiếng việt  không chỉ  thể  hiện  ở  nội dung môn học mà còn được thể  hiện qua phương   pháp dạy học của giáo viên.  Chỉ  đạo tốt việc tích hợp bảo vệ  môi trường trong môn Tiếng Việt là  một trong những giải pháp hiệu quả  nhất góp phần xây dựng môi trường   sống trong sạch, lành mạnh trong trường học và cộng đồng.            Là một cán bộ  quản lí, tôi luôn mong muốn có được một môi trường  dạy, học tốt tạo điều kiện cho các em học tập. Qua 2 năm nghiên cứu, trải  nghiệm  thực tế tôi đã tìm ra được một số  giải pháp, vận dụng phù hợp với   đơn vị  mình và được rút kinh nghiệm qua từng năm mang lại hiệu quả  thiết  thực. Với mong muốn rút được kinh nghiệm cho bản thân và chia sẻ cho bạn   bè, đồng nghiệp tham khảo SKKN: “ Biện pháp chỉ đạo tích hợp giáo dục  bảo vệ môi trường trong môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học Xuân Lâm   ”. 1.2. Mục đích nghiên cứu:   Góp phần thực hiện tốt phong trào dạy học áp dụng tích hợp bảo vệ  môi trường trong môn Tiếng Việt. Tạo môi trường thân thiện với học sinh,  nâng cao hiệu quả giáo dục.   Phát huy vai trò Giáo viên trong khi sử dụng các phương pháp dạy học,  luôn có ý thức tích hợp bảo vệ môi trường nhất là môn Tiếng Việt. Giúp học sinh hiểu được vai trò vô cùng cần thiết của môi trường. Có   thái độ, kĩ năng, thói quen giữ gin và bảo vệ môi trường bằng những việc làm  cụ thể hàng ngày. Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên về  sự  cần thiết của môi  trường học tập. Tranh thủ sự hỗ trợ của địa phương, cha mẹ  học sinh trong  việc xây dựng môi trường giáo dục cho nhà trường. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: ­ Biện pháp chỉ đạo tích hợp bảo vệ môi trường trong môn Tiếng Việt. ­ Giáo viên, học sinh trường TH Xuân Lâm. ­ Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể khác trong và ngoài nhà   trường. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: ­ Phương pháp quan sát: Dùng phương pháp này để  quan sát các hoạt động,  việc làm của giáo viên­ học sinh. ­ Phương pháp phân tích: Phân tích tài liệu để nghiên cứu, các biểu, bảng báo   cáo xếp loại nề nếp, vệ sinh các lớp. ­ Phương pháp phỏng vấn:  Phỏng vấn giáo viên, học sinh trong trường. 2
  3. ­ Phương pháp đàm thoại: Nói chuyện với cán bộ  giáo viên, với cha mẹ  học  sinh, với các em học sinh. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận: * Môi trường là gì? * Có nhiều quan niệm về môi trường: Môi trường là một tập hợp các yếu tố xung quanh hay là các điều kiện  bên ngoài có tác động qua lại (trực tiếp, gián tiếp) tới sự tồn tại và phát triển  của sinh vật. Theo điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường (2005) “Môi trường bao   gồm các yếu tố  tự  nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có  ảnh   hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người. * Môi trường nhà trường:  Bao gồm không gian trường, cơ sở vật chất trong  trường như  phòng học, phòng thí nghiệm, thầy giáo, cô giáo, học sinh, nội  quy của trường, các tổ chức xã hội như Đoàn, Đội. * Giáo dục môi trường:   Là một quá trình nhằm phát triển ở người học sự hiểu biết và quan tâm  trước những vấn đề  môi trường, bao gồm: Kiến thức, thái độ, hành vi, trách  nhiệm và kĩ năng để tự mình và cùng tập thể đưa ra các giải pháp nhằm giải  quyết vấn đề  môi trường trước mắt cũng như  lâu dài ( Bộ  Giáo dục và Đào   tạo/ Chương trình phát triển Liên hợp quốc 1998). *Mục tiêu tích hợp giáo dục bảo vệ  môi trường trong môn Tiếng Việt   nhằm giúp học sinh:  Hiểu biết về một số cảnh quan thiên nhiên, về cuộc sống gia đình, nhà  trường và xã hội gần gũi với HS qua ngữ  liệu dùng để  dạy các kĩ năng đọc  (Học vần, Tập đọc), viết (Chính tả, Tập viết, Tập làm văn), nghe ­ nói (Kể  chuyện).  Hình thành những thói quen, thái độ ứng xử đúng đắn và thân thiện với   môi trường xung quanh.    Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ  môi trường Xanh ­ Sạch ­ Đẹp  qua các hành vi ứng xử cụ thể : Bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh môi trường  và danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước; bước đầu biết nhắc nhở  mọi người bảo vệ môi trường để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.  Như vậy: Chỉ đạo tích hợp bảo vệ môi trường trong môn Tiếng Việt sẽ góp   phần giáo dục học sinh phát triển toàn diện. 2.2. Thực trạng của việc tích hợp bảo vệ  môi trường trong môn Tiếng   Việt cho học sinh hiện nay: 2.2.1. Thực trạng chung:   Trong   những   năm   trước   đây   ở   nước   ta   việc   giáo   dục   bảo   vệ   môi  trường cho học sinh chưa thực sự được coi trọng, chưa lồng ghép bảo vệ môi   trường vào quá trình giảng dạy. Nhiều cán bộ  quản lý còn chưa thể  hiện sự  3
  4. quan tâm đúng mức đến tầm quan trọng của môi trường hoặc còn xem nhẹ  vấn đề  bảo vệ  môi trường. Nhiều nhà trường xây dựng   trường học xanh  sạch, đẹp an toàn không có quy hoạch cũng đã tác động đến các hoạt động  giáo dục của nhà trường. Một số  trường học không chú trọng đến việc giáo   dục ý thức tham gia giữ gìn, xây dựng cảnh quan  nhà trường như thuê người  làm vệ  sinh lớp học, sân trường mà không yêu cầu các học sinh phải chung   sức vệ sinh góp phân xây dựng trường lớp   xanh, sạch, đẹp dẫn đến dẫn đến  thái độ  thờ ơ với xã hội, cộng đồng. Bên cạnh đó, Cơ  sở hạ tầng, đường sá,  cầu cống, hệ  thống xử  lý nước, rác thải của địa phương chưa được đầu tư  đúng mức. Công tác bảo vệ môi trường là vấn đề chưa được người dân quan  tâm, chăn nuôi trâu bò thả  rông, chăn dắt vào trong khu vực gần sân trường   làm hư  hại các bồn cỏ, gây mất vệ  sinh…Tất cả những thực trạng trên đều  tác động xấu và làm ô nhiễm môi trường.  2.2.2.  Thực trạng ở trường Tiểu học Xuân Lâm: Trường TH Xuân Lâm với tổng số: 479 học sinh. Số lớp học là:16 lớp;   diện tích đất khoảng 5400m2 Số  phòng học là: 16 phòng.  Những năm trước   đây bàn ghế hư hỏng nhiều, mùa nắng bụi, mùa mưa đọng nước, quang cảnh  chưa đẹp. Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh đã có ý thức trong việc xây  dựng trường học xanh, sạch, đẹp. Song, một số  em ăn quà xong vẫn bỏ  bọc  ni lông, giấy gói xuống sân trường thay vì bỏ vào thùng rác, một số em còn vẽ  bậy, ăn kẹo cao su nhả bã kẹo bừa bãi, một số học sinh còn tùy tiện khi đi vệ  sinh, còn vất giấy cứng lỗ đi tiêu gây tắc nghẽn bồn cầu .... Việc giáo dục các  em thực hiện bảo vệ môi trường thông qua các bài giảng có tích hợp giáo dục   môi trường chưa thường xuyên, chưa lưu ý đến giáo dục hành vi thực tế  ngoài cuộc sống cho các em mà chủ yếu là truyền đạt lý thuyết trên lớp học.   Chưa thực hiện tốt phương châm “Học đi đôi với hành”. Trong dạy học giáo  viên bám chặt vào các yêu cầu của chuẩn kiến thức kỹ  năng, việc tích hợp   giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề  giáo viên vẫn còn băn khoăn, e dè, sợ  đi lệch mục tiêu bài dạy. Đối với học sinh tiểu học, các em được lĩnh hội  kiến thức về  môi trường và bảo vệ  môi trường qua các môn học về  mặt lý   thuyết còn mờ  nhạt, các hoạt động lao động vệ  sinh trường lớp, chăm sóc  bồn hoa cây cảnh, giữ vệ sinh lớp học… đều được các em tham gia dưới sự  tổ  chức hướng dẫn của giáo viên theo kế  hoạch của nhà trường chứ  các em   chưa thực sự có được ý thức tự  giác, chưa có những hành động cụ  thể  thiết  thực để góp phần nhỏ bé của mình vào bảo vệ môi trường nơi cư trú và môi   trường nhà trường xanh ­ sạch ­ đẹp và an toàn. Bằng những câu hỏi qua trò chuyện, khảo sát phù hợp với từng khối  học sinh đầu năm học tôi thu được kết quả sau: BẢNG KHẢO SÁT VỀ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Khối Tổng   số   học  Học   sinh   có   kiến  Học sinh  nắm được  Học   sinh   chưa   có  4
  5. thức   và   kỹ   năng  kiến   thức   và   kỹ  kiến thức và kỹ năng  sinh   tham   gia  bảo vệ  môi trường  bảo vệ môi trường năng   bảo   vệ   môi  khảo sát tố t trường SL % SL % SL % 1 96 35 36.5 45 46.9 16 16.6 2­3 205 115 56.1 62 30.2 28 13.7 4­5 178 113 63.5 54 30.3 11 6.2 Cộn 479 263 54.9 161 33.6 55 11.5 g Nhìn vào bảng khảo sát ta nhận thấy rằng: Học sinh có hiểu biết về ý  thức bảo vệ  môi trường nhưng kĩ năng chưa cao, chưa thường xuyên thực   hiện hoặc chỉ biết sơ giản bằng những việc làm cụ thể mà cô giáo nhắc nhở.  Vì vậy, tôi mạnh dạn đề  xuất với nhà trường áp dụng một số: “Biện pháp   chỉ  đạo tích hợp giáo dục bảo vệ  môi trường trong môn Tiếng Việt  ở   trường Tiểu học Xuân Lâm” và  đã có kết quả khả quan rõ rệt. 2.3. Một số giải pháp chỉ đạo thực hiện.  Việc chỉ  đạo  tích hợp bảo vệ  môi trường  trong môn Tiếng Việt  ở  trường Tiểu học cần phải thay đổi tư duy, tiếp đó là tiến hành các biện pháp  cụ thể. Từ  thực trạng chung và thực trạng ở cơ sở. Tôi đã áp dụng  các biện pháp sau: 2.3.1. Xây dựng kế  hoạch, điều chỉnh các địa chỉ  tích hợp  ở  môn Tiếng  Việt theo mô hình trường học mới VNEN có nội dug bảo vệ môi trường:   Xây dựng kế  hoạch  điều chỉnh là khâu hết sức  quan trọng, là định   hướng để  chỉ  đạo hoạt động có hiệu quả. Từ  thực tế  của đơn vị  mình, dựa  vào các kỹ năng bảo vệ môi trường cơ bản mà học sinh có được, căn cứ vào  năng lực, sở trường của mỗi giáo viên trong từng năm học. Tôi tham mưu cho   Hiệu trưởng phân công giáo viên chủ  nhiệm lớp phù hợp để  tạo điều kiện  cho họ  phát huy hết khả  năng của bản thân, sau đó tôi xây dựng kế  hoạch   hoạt động chuyên môn của năm học, đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào kế  hoạch và coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác chuyên   môn nhà trường. Tiếp theo chỉ đạo cho tổ trưởng các tổ trưởng lồng ghép xây   dựng giáo dục bảo vệ môi trường trong kế hoạch hoạt động chuyên môn của  tổ dựa trên kế hoạch chuyên môn của nhà trường. Trường Tiểu học Xuân Lâm là một trong bốn trường trong huyện đang  dạy chương trình thử nghiệm VNEN. Tất cả các loại tài liệu hướng dẫn học  đã khác về  cấu trúc so với chương trình hiện hành. Vì vậy, mọi địa chỉ  tích   hợp về bảo vệ môi trường ở tất cả các môn học từ lớp 2­ lớp 5 ( Trừ lớp 1)   không theo tài liệu Giáo dục bảo vệ  môi trường năm 2008 của Bộ  Giáo dục  nữa. Vì vậy, tôi đã tham mưu cùng nhà trường chỉ  đạo những giáo viên có  5
  6. năng lực, đam mê, am hiểu và nhiệt tình cùng chuyên môn sử  dụng tài liệu  của chương trình SGK 2000 điều chỉnh, liệt kê theo những bài học trong phân  môn Tiếng Việt có nội dung tích hợp về bảo vệ môi trường của chương trình  VNEN cho thật phù hợp. Hai năm gần đây nhà trường đều có 16 lớp nên sinh   hoạt chuyên môn được chia thành 2 tổ ( tổ 1, 2,3 và tổ  4,5), mỗi tổ phải xây   dựng kế hoạch riêng phù hợp với  tổ  của mình. Mỗi cá nhân có kế  hoạch cá   nhân phù hợp với lớp. Sau một thời gian, chúng tôi đã thống nhất các nội dung tích hợp. giao   cho tổ  chuyên môn cùng giáo viên các lớp thực hiện. Đưa nội dung tích hợp  bảo vệ  môi trường trong nhật ký giảng dạy của các môn học nói chung và   phân   môn   Tiếng   Việt   nói   riêng.   Triển   khai   nội   dung   này   trong   sinh   hoạt  chuyên môn đầu năm học. Ví dụ: GỢI Ý NỘI DUNG, ĐỊA CHỈ VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ              MÔI TRƯỜNG LỚP 4 ­ CHƯƠNG TRÌNH VNEN ( Từ tuần 1­ tuần 15) Phương   thức   Tuần Bài học Nội dung tích hợp về GDBVMT tích hợp Bài   1B  Thương   ­ Giáo dục ý thức BVMT, khắc phục hậu quả  ­   Khai   thác  1 người,   người   do thiên nhiên gây ra (lũ lụt). trực   tiếp  nội  thương dung bài. ( HĐ 8,9) ­ HS trả  lời các câu hỏi :  Tìm những câu cho   ­   Khai   thác  thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng ?   gián   tiếp  nội  Bài 3A: Thông  Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách   dung bài. cảm   và   chia   an ủi bạn Hồng. Qua đó GV kết hợp liên hệ về  sẻ HĐ1­ HĐ5) ý thức BVMT : Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại   3 lớn cho cuộc sống con người. Để  hạn chế  lũ  lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng,  tránh phá hoại môi trường thiên nhiên. Bài   3C:   Nhân  ­ Giáo dục tính hướng thiện cho HS (biết sống  ­   Khai   thác  hậu­ Đoàn kết nhận hậu và biết đoàn kết với mọi người). trực   tiếp  nội  ( HDD1­ HĐ 4   dung bài. HĐthực hành) ­ GV kết hợp GDBVMT thông qua câu hỏi 2 :   ­   Khai   thác  Bài   4B:   Con  Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp   gián   tiếp  nội  người   Việt  4 măng non ? Vì sao ? (Sau khi HS trả lời, GV có  dung bài. Nam   (HĐ1­  thể  nhấn mạnh : Những hình  ảnh đó vừa cho  HĐ6) thấy vẻ  đẹp của môi trường thiên nhiên, vừa  mang ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống). 7 Bài   7B:   Thế   ­ GV kết hợp khai thác vẻ đẹp của ánh trăng để  giới ước mơ thấy được giá trị  của môi trường thiên nhiên  ­   Khai   thác  (   HĐ1­   HĐ5  với   cuộc   sống   con   người   (đem   đến   niềm   hi  gián   tiếp  nội  HĐ thực hành) vọng tốt đẹp). dung bài. 6
  7. Bài   7A:   Ước   mơ   của   anh   ­ Giáo dục tình cảm yêu quý vẻ  đẹp của thiên   ­   Khai   thác  chiến   sĩ(   HĐ   nhiên, đất nước.  trực   tiếp  nội  3­   HĐ5   –   dung bài. HĐthực hành) Bài 15A: Cánh  ­ Giáo dục ý thức yêu thích cái đẹp của thiên  ­   Khai   thác  diều   tuổi   nhiên và quý trọng những kỉ niệm đẹp của tuổi  trực   tiếp  nội  15 thơ(   HĐ   1­   thơ. dung bài. HĐ 2 HĐ thực   ……….. hành) Các khối lớp đều có địa chỉ tích hợp như trên. Tôi giao nhiệm vụ và chỉ  đạo, theo dõi sát sao trong việc thực hiện nhiệm vụ  này. Các tổ  có trách  nhiệm phối hợp, đôn đốc chỉ  đạo giáo viên, học sinh trong tổ thực hiện theo   kế hoạch chung của nhà trường và kế hoạch cụ thể của tổ.   Bên cạnh đó, nhà  trường cũng ban hành những quy định cụ  thể về việc bảo vệ cảnh quan môi  trường lớp học, nhà trường,... đưa ý thức bảo vệ  môi trường thành một tiêu  chí để đánh giá, xếp loại giáo viên, học sinh. Treo các khẩu hiệu, thùng đựng  rác đúng quy cách về  giữ  gìn môi trường dọc lối ra vào trường để  các em   hàng ngày đều nhìn thấy. Những quy định này được đưa ra để  bàn bạc và  thống nhất vào nghị quyết hội nghị viên chức đầu năm học. 2.3.2. Chỉ đạo tốt việc học tập chuyên đề, hội thảo, tự bồi dưỡng nâng  cao nhận thức và trang bị kiến thức, phương pháp giáo dục bảo vệ môi  trường cho học sinh qua môn Tiếng Việt ở nhà trường.    Để  mọi người hiểu được về  mục đích, ý nghĩa, vai trò của việc tích  hợp bảo vệ môi trường tôi đã tổ chức cho cán bộ, giáo viên, học sinh tham gia   các buổi tuyên truyền, ngoại khóa  từ đó nâng cao nhận thức về sự cần thiết,   trách nhiệm của mỗi người để  tự  giác, tích cực tham gia các hoạt động bảo  vệ chăm sóc môi trường trường học. Biết yêu quí thành quả xây dựng và thái  độ thân thiện với môi trường. Ngay từ đầu năm học cùng với việc triển khai nhiệm vụ năm học, nhà  trường đã triển khai chuyên đề: “Giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn   học  ở Tiểu học” sau khi tiếp thu  ở  Sở, Phòng giáo dục về  trường một cách  sớm nhất. Làm cho Cán bộ ­ Giáo viên hiểu được tính cấp bách của việc giáo   dục bảo vệ môi trường cho học sinh hiện nay như các vấn đề: Những kiến  thức cơ  bản về  môi trường, những hiểu biết về  môi trường tự  nhiên, sự  ô  nhiễm môi trường, phương pháp bảo vệ  môi trường, đặc biệt giáo dục cho  học sinh có ý thức gìn giữ, bảo vệ  môi trường sống và tình yêu quê hương,  đất nước.   Bên cạnh đó tìm hiểu và lựa chọn tài liệu cho phù hợp. Mỗi giáo viên  phải có các tài liệu cần thiết như: Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh  Tiểu học; Giáo dục bảo vệ môi trường trong từng môn học ở  lớp mình dạy.  7
  8. Đặc biệt tôi đưa ra thiết kế  mẫu một số  mô đun giáo dục môi trường  ở  trường phổ thông qua môn Tiếng Việt. Khai thác từ tài liệu hướng dẫn học từ  lớp 2 đến lớp 5 ( VNEN) và Sách giáo khoa lớp 1 chương trình hiện hành. * Thiết kế mẫu chung giáo dục bảo vệ môi trường như sau: 1. Tên việc làm: Đặt tên cho một việc làm rõ ràng 2. Tên bài: Tên bài học trong tài liệu, có thể ở hoạt động nào. 3. Loại hình: Khai thác từ nội dung tài liệu hay hoạt động ngoại khóa. 4. Mục đích: Cần lựa chọn một hoặc nhiều hơn trong số 4 nội dung giáo dục  môi trường cần hình thành và phát triển. 5.Hệ thống các việc làm: Các việc làm của giáo viên, học sinh Từ  đó xin ý kiến của nhà trường tổ  chức hội thi:  “Thiết kế  mẫu có nội   dung tích hợp bảo vệ môi trường trong môn Tiếng Việt”  Mỗi tổ chuyên môn  đều phải thảo luận, tìm hiểu và sau đó sẽ  thiết kế  các mẫu MÔ­ ĐUN giáo  dục môi trường  ở  môn Tiếng Việt theo mẫu chung mà tôi đã trình bày. Tổ  chức hội thi này cùng kết hợp với thi văn nghệ, năng khiếu mang lại rất  nhiều điều thú vị   và bổ  ích, giáo viên hiểu được thêm kiến thức về  bảo vệ  môi trường, xác định được tầm quan trọng của vấn đề  hơn. Nhiều mẫu đã  được các tổ trình bày bằng hình ảnh rất đẹp và mang tính khả thi cao ( Khối   lớp 5, khối lớp 1) * Ví dụ minh họa cho thiết kế mẫu cụ thể:  ­ MÔ­ ĐUN thiết kế của khối 1: Mẫu 1: Giá trị của cây xanh: 1. Tên bài: Cây bàng ( Tuần 10 – Phân môn: Tập đọc) 2. Loại hình: GDMT khai thác từ môn Tiếng Việt lớp 1 3. Mục tiêu: Làm rõ giá trị  của cây bàng đối với môi trường và thái độ  yêu  cây, bảo vệ cây xanh. 4. Chuẩn bị:   ­ Hình  ảnh cây bàng trong tài liệu học, một số  hình  ảnh trên màn hình, cây  bàng của trường em. 8
  9.               Hình ảnh cây bàng theo các mùa mà khối 1 đã trình chiếu mẫu thiết kế Hệ thống các việc làm: Việc 1: Thảo luận ích lợi của cây bàng Việc 2: Học sinh trả lời câu hỏi: Theo em cây bàng đẹp nhất vào mùa nào? Việc 3: Thảo luận nhóm đôi: Để có cây bàng đẹp vào mùa thu, nó phải được   nuôi dưỡng và bảo vệ ở những mùa nào? Việc 4: Luyện nói: Kể tên những cây được trồng trong sân trường em? Em đã  làm gì để làm cho những cây xanh đó luôn tươi tốt?... ­ MÔ­ ĐUN thiết kế của khối 5: Mẫu 4: Khôi phục và bảo tồn rừng ngập mặn: 1. Tên bài:  Bài 13B­ Lớp 5: Cho rừng luôn xanh (Tuần 13 ­Từ hoạt động 1  đến hoạt động 5) 2. Loại hình: GDMT khai thác từ môn Tiếng Việt lớp 5 3. Mục tiêu: ­ Thông qua nhận thức học sinh hiểu được rừng ngập mặn  ở  Việt Nam là tài nguyên quý, có ý nghĩa lớn về môi trường cần phải biết trồng   thêm, khai thác và bảo vệ tốt.   Giúp các em nhận biết rừng ngập mặn và một số loại cây đại diện của rừng   ngập mặn. Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, khôi phục và bảo vệ  rừng ngập   mặn. 4. Chuẩn bị:  Hình ảnh về rừng ngập mặn, video cảnh rừng ngập mặn bị tàn   phá, bản đồ Việt Nam vị trí có rừng ngập mặn.  9
  10.   Hình ảnh rừng ngập mặn bị tàn phá         Khôi phục rừng ngập mặn Hệ thống các việc làm: Việc 1: Nghe thầy ( cô) giáo đọc bài. Việc 2: Hoạt động nhóm lớn: Học sinh trả  lời các câu hỏi: ? Rừng ngập mặn bị mất đi gây ra hậu quả  gì,  rừng ngập mặn được phục hồi có tác dụng gì. Việc 3: Thảo luận nhóm đôi:   ? Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn Việc 4: Liên hệ: Ở tỉnh em, xã em rừng ngập mặn được trồng ở đâu? Em và  các bạn phải làm gì để bảo vệ rừng ngập mặn?  Một số hình ảnh rừng ngập mặn ở thôn 4 xã Xuân Lâm mà  khối 5 thu  thập 10
  11. Các MÔ­ĐUN xây dựng được giáo viên kì công sư tầm các hình ảnh chân  thực, minh họa rõ nét từ phần liên hệ của học sinh gắn với địa phương, tất cả  đều đã hoàn thành việc thiết kế  mẫu theo đúng quy định và nội dung đề  ra.   Bên cạnh đó, nhà trường treo các khẩu hiệu:  “ Thầy mẫu mực, trò chăm   ngoan, trường khang trang, lớp thân thiện”, “Không vứt rác là văn minh”, “   Trường em xanh, sạch, đẹp, an toàn” để  học sinh luôn luôn nhìn thấy hàng  ngày. Ngoài ra, trong kế  hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên có các  MÔ­   ĐUN nội  dung 3:  TH4, TH5 ­   Nâng cao năng  lực hiểu biết về  môi  trường giáo dục và xây dựng môi trường học tập ; TH42, TH43, TH44 ­ Thực  hành giáo dục kỹ năng sống trong một số hoạt động ngoại khoá ở tiểu học.   Giáo dục  bảo vệ môi trường qua các môn học ở tiểu học. Thực hành giáo dục bảo vệ  môi trường trong một số  môn học  ở  Tiểu học. Tôi định hướng khi học bồi  dưỡng thường xuyên có nội dung này giáo viên nên ghi cụ  thể  phần liên hệ  của mình khi thực hiện với học sinh để  lồng ghép giáo dục môi trường vào   thực tiễn. Tất cả  những vấn đề  trên đều được ban giám hiệu nhà trường  thống nhất đưa về tổ chuyên môn để mỗi giáo viên thực hiện.  Năm học 2015­ 2016; 2016­2017 đã tổ  chức 2 lần/ năm các chuyên đề, hội   thảo, trong đó Giáo viên dạy thực nghiệm được 8 tiết Tiếng Việt có nội dung  tích hợp bảo vệ môi trường. 2.3.3. Chỉ  đạo việc tích hợp các địa chỉ  bảo vệ  môi trường, áp dụng   phương thức, phương pháp và hình thức tích hợp giáo dục bảo vệ  môi  trường  ở  môn Tiếng Việt nhằm tạo điều kiện để  học sinh  được trải  nghiệm, thực hành bảo vệ môi trường trong quá trình học tập. Căn cứ vào nội dung Chương trình, tài liệu hướng dẫn học và đặc thù   giảng dạy môn Tiếng Việt  ở  Tiểu học việc tích hợp giáo dục bảo vệ  môi   trường theo hai phương thức sau:  Phương thức 1 : Khai thác trực tiếp  Đối với các bài học có nội dung trực tiếp về  giáo dục bảo vệ  môi  trường (VD : Các bài Tập đọc nói về  chủ  điểm  thiên nhiên, đất nước,  ...).  Giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận được đầy đủ và sâu sắc nội dung bài  học chính là góp phần giáo dục trẻ  một cách tự  nhiên về  ý thức bảo vệ  môi  trường. Đây là điều kiện tốt nhất để  nội dung GDBVMT phát huy tác dụng  đối với học sinh thông qua đặc trưng của môn Tiếng Việt. Như khai thác từ  các bài dạy: Bài 3B­ Bài tập 2,3 tập 1A­ Lớp 2 ( Đặt câu theo mẫu Ai là gì?  để  giới thiệu trường, làng xóm, phố  của em từ  đó thêm yêu quý môi trường   sống); Bài 5B­ Bài 4,5 hoạt động cơ bản tập 1A­ Lớp 2 ( Học sinh viết: Đẹp   trường, đẹp lớp – Giáo dục ý thức giữ  gìn trường, lớp luôn sạch, đẹp); Bài   12B­ bài tập 3­ Hoạt động thực hành tập 1A­ Lớp 3 ( Học sinh yêu cảnh đẹp  đất nước từ  đó thêm yêu quý môi trường xung quanh); Bài 32C­ Bài tập 3,4   11
  12. tập 2B­ Lớp 3 ( Nói viết về  bảo vệ  môi trường qua đó trực tiếp giáo dục ý  thức bảo vệ môi trường thiên nhiên)…  Phương thức 2 : Khai thác gián tiếp Đối với các bài học không trực tiếp nói về  GDBVMT nhưng nội dung  có yếu tố gần gũi, có thể liên hệ với việc bảo vệ môi trường nhằm nâng cao   ý thức cho học sinh, khi soạn giáo án, ghi nhật ký, giáo viên cần có ý thức  “tích hợp”, “lồng ghép” bằng cách gợi mở vấn đề  liên quan đến bảo vệ  môi  trường nhằm giáo dục học sinh theo định hướng về  giáo dục bảo vệ  môi  trường.  Giáo viên phải nắm vững những kiến thức giáo dục bảo vệ  môi  trường , có ý thức tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo để có cách liên thích hợp, tránh  khuynh hướng liên hệ  lan man, “sa đà” hoặc gượng ép, khiên cưỡng, không  phù hợp với đặc trưng môn học. Như khai thác từ các bài dạy: Bài 28A­Tập  2A­ Lớp 3 : Cần làm gì để  chiến thắng trong thể  thao ( Giáo viên liên hệ :  Cuộc chạy đua trong rừng của các loài vật thật vui vẻ, đáng yêu từ  đó giáo  dục các em thêm yêu quý những loài vật trong rừng); Bài 2C ­ Tập 1A­ Tập  đọc : Làm việc thật là vui ( Học sinh luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài sau đó   giáo viên gợi ý? Qua bài học em có nhận xét gì về cuộc sống xung quanh ta từ  đó liên hệ  bảo vệ  môi trường  : Đó là môi trường sống có ích đối với thiên  nhiên và con người).... Sau khi xác định được việc khai thác theo phương thức nào từ  các bài  học. Việc điều chỉnh, ghi nhật ký cho phù hợp là khâu cơ  bản, quan trọng  nhất của giáo viên khi lên lớp. Vì vậy, khi chỉ  đạo giáo viên xây dựng kế  hoạch bài dạy  ( Khối 1) và xem tài liệu học để điều chỉnh, ghi chép nhật ký, người quản lý   chuyên môn cần hướng  dẫn giáo viên  đọc kỹ    tài liệu hướng  dẫn (Theo  VNEN), tham khảo sách giáo viên và sách thiết kế  bài dạy môn Tiếng Việt  (Theo chương trình hiện hành). Đặc biệt luôn chú ý các kĩ năng giáo dục bảo   vệ môi trường qua tiết học một cách cụ thể, từ đó giáo viên lựa chọn phương   pháp hình thức tổ  chức dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh (Điều  chỉnh logo). Người quản lý phải kêu gọi khuyến khích sự sáng tạo và tâm huyết của  giáo viên làm sao cho các em được làm để  học, được trải nghiệm như trong   cuộc sống thật. Ví dụ: Quy định thiết kế bài dạy, ghi nhật ký môn Tiếng Việt phải đảm bảo  các phần bắt buộc nhưng cần đưa vào : * Các kỹ năng sống, các nội dung bảo vệ môi trường được giáo dục trong bài.    ( Chỉ  ra cụ thể ­ theo địa chỉ đã được tích hợp của tổ chuyên môn được nhà   trường duyệt )   Nội dung các bài dạy được thống nhất qua góp ý, trao đổi bằng các   buổi sinh hoạt chuyên môn nề  nếp cùng quản lý nhà trường. Sau khi điều   chỉnh, ghi vào nhật ký bài dạy. 12
  13.   Việc giáo dục bảo vệ môi trường tốt nhất qua môn Tiếng Việt là giáo  viên phải biết vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, phát huy vai trò của  các nhóm trưởng và chủ  tịch HĐTQ của lớp vào giờ  dạy sẽ  giúp học sinh   được trải nghiệm, thực hành để  có các kĩ năng bảo vệ  môi trường sống tốt   hơn.  Có các phương thức tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ  môi trường  sau :  ­ Mức độ  1: ( Lồng ghép toàn phần) Nội dung của bài học phù hợp với mục   tiêu và nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Các bài học này là điều kiện tốt  nhất để nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phát huy tác dụng đối với học  sinh thông qua môn học.  ­ Mức độ 2: (Lồng ghép bộ phận) Một số phần của bài học phù hợp với nội  dung giáo dục bảo vệ  môi trường. Khi dạy học các bài học tích hợp  ở  mức  độ  này, giáo viên cần lưu ý: Nội dung giáo dục bảo vệ  môi trường tích hợp  vào nội dung nào, hoạt động dạy học nào trong quá trình tổ  chức dạy học?   Cần chuẩn bị thêm đồ dùng dạy học gì? ­ Mức độ 3: (Liên hệ) Nội dung của bài học có điều kiện liên hệ lôgic với nội  dung giáo dục bảo vệ  môi trường. Khi chuẩn bị  bài dạy, giáo viên cần có ý  thức tích hợp, chuẩn bị những vấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục cho học   sinh hiểu biết về  môi trường, có kĩ năng sống và học tập trong môi trường  phát triển bền vũng.   Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên tổ chức, hư­ ớng dẫn học sinh liên hệ, mở rộng về GDBVMT thật tự nhiên, hài hòa, đúng   mức, tránh lan man, sa đà, gượng ép, không phù hợp với đặc trưng bộ môn. Khi áp dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường tôi cùng giáo viên áp  dụng và thông thường sử dụng các phương pháp là : ­ Phương pháp thảo luận  ­ Phương pháp quan sát ­ Phương pháp trò chơi  ­ Phương pháp tìm hiểu, điều tra Cùng với những hình thức lồng ghép: ­ Giáo dục thông qua các tiết học trên lớp . ­ Giáo dục thông qua các tiết học ngoài thiên nhiên,  ở  môi trường bên  ngoài trường lớp ( Môi trường ở địa phương­ bằng các tiết ngoại khóa) ­ Giáo dục qua việc thực hành làm vệ  sinh môi tr ường lớp học, thực  hành giữ trường,lớp học sạch, đẹp. ­ Giáo dục với cả lớp hoặc nhóm học sinh.   Minh họa 1: Bài dạy có nội dung lồng ghép toàn phần tích hợp giáo dục bảo  vệ môi trường. Bài 11B ­ Lớp 5 “  Câu chuyện trong rừng” ­ Tiết 1(Kể  chuyện): Từ  hoạt  động 1 đến hoạt đông 5 ­ Hoạt động cơ bản:  ­ Mục tiêu: Kể được câu chuyện: “Người đi săn và con nai”.  13
  14. ­ Giáo dục bảo vệ môi trường: Không được săn bắt bừa bãi các loài động vật  trong rừng, góp phần giữ gìn vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên. ­ Các phương pháp và hình thức dạy học: + Phương pháp thảo luận, quan sát, đàm thoại. + Hình thức: Nhóm lớn, cá nhân, cả lớp. a, Xem ảnh và trao đổi trong nhóm: ? Nội dung các bức ảnh. ? Việc làm đó có gì đáng phê phán ? Điều gì xảy ra nếu tất cả động vật trong rừng bị săn bắn hết. b, Nghe thầy kể chuyện: “Người đi săn và con nai”.  * Tôi đưa ra một số  gợi ý, giáo viên có thể  dùng các câu hỏi mở  dừng giữa   các đoạn kể để học sinh suy nghĩ và tạo sự hấp dẫn hơn như: Kể đến đoạn khi dòng suối khuyên người đi săn đừng bắn con nai. Giáo viên  hỏi mở  ? Các em đoán xem chàng đi săn sẽ  làm gì khi nghe lời khuyên của  suối. Hay khi đến đoan cuối ? Người đi săn ngắm con nai đẹp, ta hãy tưởng tượng   xem anh có bắn con nai không.... c, Hãy đoán xem câu chuyện kết thúc thế  nào và kể  tiếp theo tưởng tượng  của em. ­ Học sinh kể theo nhiều cách kết thúc. * Giáo viên hỏi: ? Điều gì xảy ra nếu người đi săn, bắn chết con nai:  Các  nhóm thảo luận  ( Con suối không còn ai đến soi gương, cây trám buồn vì   không có bạn đến chơi, người đi săn không thấy được con nai đẹp nữa, anh   ta ngủ không ngon...) ­ Liên hệ  giáo dục bảo vệ  môi trường: Trưởng ban học tập chia sẻ cùng các  bạn. ? Vậy điều gì xảy ra khi các động vật trong rừng bị chết hết.  (Cây cối buồn,   héo mòn, không có âm thanh, môi trường bị hủy hoại...) Minh họa 2:  Khi dạy bài 13B môn Tiếng Việt: Cho rừng luôn xanh  Phần B: Hoạt động thực hành (HĐ5) Để  các em có thể  nhớ  lại những việc  làm tốt và tự tin kể được câu chuyện. Tôi có thể sử dụng các câu hỏi gợi ý là:   ­   Em có biết những việc làm tốt để  bảo vệ  môi trường là những việc gì  không? ( Nếu học sinh còn lúng túng thì tôi giúp các em ) ­ Trong các việc làm đó em đã tham gia vào việc làm nào? ­ Em tham gia làm vào thời gian nào? cùng với những ai? ­ Việc làm đó diễn ra như thế nào? ­ Kết quả của việc làm đó ra sao? ­ Em cảm thấy thế nào khi làm xong việc? 14
  15. Ngoài ra để hình thức dạy học phong phú hơn tôi đã sử dụng công nghệ  thông tin vào giảng dạy, chuẩn bị đồ dùng chu đáo để tạo nhiều hứng thú cho   các em khi tham gia.  Tóm lại, việc áp dụng phương thức, phương pháp và hình thức tích hợp  giáo dục bảo vệ môi trường ở môn Tiếng Việt đã tạo điều kiện để  học sinh  được trải nghiệm, thực hành bảo vệ môi trường trong quá trình học tập. Mỗi  phương pháp dạy học, hình thức dạy học đều không có ưu điểm tuyệt đối. Vì  vậy, người giáo viên phải biết linh hoạt vận dụng lựa chọn các phương pháp  dạy học theo hướng phát huy tích cực của học sinh với yêu cầu của công việc  tăng cường giáo dục bảo vệ môi trường thì mục tiêu sẽ đạt hiệu quả hơn.  2.3.4. Chỉ đạo dạy học có chất lượng, tăng cường công tác kiểm tra, dự  giờ, thăm lớp qua các tiết dạy học có nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ  môi trường ở môn Tiếng Việt.   Việc giảng dạy trên lớp có một tầm quan trọng đặc biệt vì nó giúp học  sinh có nhận thức đầy đủ, bền vững các kiến thức về bảo vệ môi trường để  hình thành những hành vi đúng và có ý thức giữ gìn môi trường. Vấn đề  tích  hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh có thể tiến hành dưới hình thức  khác nhau song không có gì thực tế hơn là qua các giờ dạy thực tiễn. Dự giờ  thăm lớp để  kịp thời nắm bắt những nội dung mà giáo viên cần truyền tải  đến học sinh. Do đó, ban giám hiệu thường xuyên cùng đi dự giờ với tổ, động  viên họ   ứng dụng CNTT trong bài giảng Power point, chuẩn bị  đồ  dùng dạy  học chu đáo để  tạo được nhiều hứng thú cho học sinh. những hình  ảnh sưu  tầm sống động làm cho tiết học sôi nổi, hứng thú hơn, khả  năng giáo dục ý  thức sâu sắc hơn. ­ Xem đoạn video về  cảnh tàn phá của thiên tai do chặt phá rừng nhiều khi  dạy các bài tuần 12, 13 lớp 5. ­ Xem các bức ảnh qua màn hình về những cảnh đẹp của đất nước ta để dạy  các bài tập đọc từ lớp 1 đến lớp 5 về cảnh đẹp thiên nhiên đất nước. ­ Hình  ảnh không khí, nước bị  ô nhiễm qua khai thác gián tiếp nội dung các  bài có nội dung này ở lớp 4,5. Sau khi dự giờ, tôi luôn góp ý kiến cùng tổ chuyên môn cho mọi người   các được và cái chưa được, cái chưa được thì làm thế nào cho được đặt biệt   chú ý các kĩ năng sống và tích hợp bảo vệ môi trường mà giáo viên đã đưa vào  mục tiêu cần đạt trong bài dạy. Ví dụ:   Khi dạy bài 11C ­ Tập đọc : Vẽ quê hương ­ Lớp 3C Giáo viên đã thực hiện tốt tiến trình của tiết học, học sinh biết hợp tác, chủ  động, tích cực hoàn thành tốt mục tiêu của bài học. Tích hợp được việc giáo  dục bảo vệ môi trường bằng cách khai thác trực tiếp nội dung bài.  ? Học sinh trả lời câu hỏi 1 : Kể tên những cảnh đẹp được tả trong bài thơ ? ,  câu hỏi 2 :  Cảnh vật quê hương được tả  bằng nhiều màu sắc. Hãy kể  tên   15
  16. những màu sắc ấy ? / Từ đó giúp các em trực tiếp cảm nhận được vẻ đẹp nên  thơ của quê hương thôn dã, thêm yêu quý đất nước ta. Sau tiết học tôi hỏi học sinh. ? Tác giả tả quê hương bằng nhiều màu sắc rất đẹp. Em hãy kể những màu   sắc của quê hương mình. ? Nói vài câu về tình cảm của em với quê hương của em.  Các em trả lời còn chung chung, tình cảm chưa thực tế. Tôi góp ý để giáo  viên chú ý khai thác vốn sống gắn với tình yêu quê hương cụ  thể  hơn ( Quê   hương của các em) qua bài học.          Trong tiết dạy học giáo viên không chỉ là người dẫn dắt, thiết kế mà họ  còn là người tổ chức, chỉ huy cho nhóm trưởng, trưởng ban học tập các nhóm  trong việc giáo dục học sinh với nội dung bài học và thực tế  cuộc sống. Do  đó, việc rút kinh nghiệm phải cụ  thể  và đưa ra được cách khắc phục, tránh   nhận xét chung chung, qua loa. Hay khi thao giảng bài Bài 24B ­ Lớp 4: Những trái tim yêu thương (HĐ2­ HĐ   thực hành). GDBVMT qua đề bài : Em (hoặc người xung quanh) đã làm gì để   góp phần giữ gìn xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp? Hãy kể   lại câu chuyện đó. Đa số  các em chọn kể  câu chuyện của mình hoặc các bạn trồng, chăm  sóc cây xanh, vệ  sinh  ở  trường, lớp mà thôi. Tôi góp ý với giáo viên kể  các  hoạt động phong phú hơn như: Cùng bố, me, các bác trong thôn làm vệ  sinh   đường   làng   trước   tết.   Cùng   các   bạn   chăm   sóc   tượng   đài   liệt   sỹ   ở   địa   phương. Ngăn cản hoặc báo với người lớn việc đổ  rác bừa bãi trong thôn,   xóm mình....          Cùng với việc dạy học trên lớp, những tiết học có thể ứng dụng hoạt  động ngoài trời, tôi khuyến khích giáo viên cho học sinh học ngoài sân trường   để  học sinh có môi trường học tập thân thiện, kết hợp có những cảm xúc  mới, sáng tạo:  Những bài văn tả  cây cối ( Lớp 4), tả  quang cảnh ( Lớp 5).   Những tiết học đó thực sự rất hiệu quả. Giáo viên có thể vừa dạy tả cây cối,  vừa lồng ghép giữ vệ sinh nếu xung quang bẩn, có rác...Với những góp ý của  đồng nghiệp, Ban giám hiệu nhà trường. Tôi còn tổ chức chuyên đề  cho giáo  viên toàn trường rút kinh nghiệm. Giáo viên trong tổ cùng bàn bạc để  đưa ra   những phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh từng khối   lớp. Qua các tiết học này giúp cho học sinh có ý thức giữ  gìn, bảo vệ  môi  trường sống và các kỹ  năng bảo vệ  môi trường là bảo vệ  chính mình. Giáo  viên không những nắm sâu sắc hơn về  phương pháp giảng dạy mà còn có ý  thức, có thói quen lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các bài học. Từ  những tiết dạy minh họa, tôi đã nhân rộng, áp dụng, triển khai trong toàn  trường và đem lại hiệu quả cao. Để công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường mang  lại hiệu quả, khi giáo dục bảo vệ  môi trường chưa thể  là một môn học thì  16
  17. cần giáo dục có những phương pháp, cách giáo dục cho học sinh bắt đầu từ  những việc làm, hành động nhỏ nhất như trồng và chăm sóc cây xanh, vệ sinh   trường lớp,  tổ chức các buổi nói chuyện về môi trường để học sinh tham gia  một cách dân chủ, giáo dục học sinh có ý thức tiết kiệm năng lượng như điện  và nước, khuyến  khích học sinh có các ý tưởng sáng tạo tái chế rác... 2.3.5. Chỉ đạo lồng ghép tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong các  môn học khác, phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường  tham gia bảo vệ môi trường.   Ngoài việc chỉ  đạo tốt trong việc tích hợp dạy GDBVMT trong môn  Tiếng Việt tôi còn rất chú trọng trong tích hợp nội dung này cùng với những   phân môn học khác. Ở Tiểu học các môn có nhiều địa chỉ tích hợp GDBVMT   là: Tự nhiên­ Xã hội; Đạo đức; Khoa học; Lịch sử & Địa lý, tôi cùng Ban giám   hiệu nhà trường chỉ  đạo và kiểm tra thường xuyên, nhắc nhở  thói quen, xác  định mục tiêu bài học cùng giáo dục tốt bảo vệ  môi trường.   Chẳng hạn,  chương trình môn Đạo đức ở Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 đều phản ánh các   chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ  của   học sinh với gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự  nhiên: Bài 14  (lớp 1); bài 7,8,14 (lớp 2); bài 6,13,14 (lớp 3); bài 8,9,14 (lớp 4) là những bài  có liên quan đến giáo dục bảo vệ  môi trường.  Như  trong bài: Giữ  gìn sách   vở  đồ  dùng học tập: Từ  nội dung bài học liên hệ  giữ  gin sách, v ̀ ở, đồ  dùng  học tập cẩn thận, sạch đẹp là một việc làm góp phần tiết kiệm tài nguyên   thiên nhiên, giữ  gin, b ̀ ảo vệ  môi trường, góp phần làm cho môi trường phát  triển bền vững.  Ngoài việc tích hợp và lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào các  môn học, nhà trường phổ thông còn tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa dưới  hình thức phong phú như  tổ  chức thi tìm hiểu về  môi trường, thi vẽ  tranh,  trồng cây xanh, lao động dọn dẹp vệ sinh khuôn viên nhà trường, tổ chức các  câu lạc bộ, hội thảo, dã ngoại, đố vui, hát múa kể chuyện về môi trường, . . . Ý thức giáo dục về  môi trường cũng được nhà trường nâng cao bằng   việc phát huy vai trò của tổ  chức Đội Thiếu niên Tiền phong, Đoàn Thanh  niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp triển khai hoạt động dọn dẹp vệ  sinh   đường làng, ngõ xóm, trồng cây xanh, trồng hoa dọc theo các trục đường giao  thông, Hội cha mẹ  học sinh tặng chậu hoa, cây xanh lưu niệm . . . Việc mở  rộng phạm vi hoạt động bảo vệ  môi trường không chỉ  góp phần nâng cao ý   thức bảo vệ môi trường cho học sinh mà còn có ý nghĩa tác động tích cực đến   người dân, khuyến khích mọi người trong cộng đồng cùng tham gia bảo vệ  môi trường. Việc xây dụng mô hình xanh hóa trường học được tập trung vào một số  nội dung cơ  bản như: xây dựng cảnh quan nhà trường, trồng cây xanh tạo  bóng mát cho sân trường, thực hiện tốt vệ  sinh trường học, mua sắm các  17
  18. thùng rác hợp vệ  sinh và chương trình tiết kiệm điện, nước. Nhà trường đã  xây dựng được cảnh quan môi trường sạch, đẹp được các đơn vị  bạn giao  lưu, học tập, tổ  chức  cho học sinh tham quan dã  ngoại tìm hiểu về  môi   trường.  Giáo dục môi trường luôn đi đôi với giáo dục kỹ  năng sống cho học   sinh, hình thành cho các em những thói quen tốt, những kỹ năng sống liên quan  đến bảo vệ môi trường. Ví dụ như tập cho các em thói quen đổ rác đúng nơi   quy định; không vứt bừa bãi giấy gói, bao bì thức ăn, chai lọ, vỏ  đồ  hộp...   Ngoài ra giáo dục cho các em ý thức tiết kiệm như tận dụng giảm thiểu dùng  bao bì nilon, tránh mua hàng hóa có bao bì quá nhiều và cầu kỳ, nên chọn mua  sản phầm có ghi "sản phẩm xanh", sản phẩm không độc hại với môi trường,   hàng hóa có bao bì dễ thiêu hủy trong tự nhiên hoặc có thể dùng lại nhiều lần,  không tìm thức ăn từ đặc sản quý hiếm, . . . Chi đoàn tổ  chức  thi vẽ  tranh  với chủ  đề  “Vì một môi trường thân   thiện”: Tôi đã chỉ  đạo cho Đoàn tổ  chức ngoài trời vào dịp 26.03 vừa qua.  Mời giáo viên Mĩ thuật trường bạn tham gia chấm, tuyển chọn những bức   tranh đẹp và có ý nghĩa. Học sinh rất hào hứng tham gia đông đảo, hầu hết   đều thể  hiện được chủ  đề, thực hiện tốt nội dung. Điều có ý nghĩa nhất là   các em đã hiểu môi trường vô cùng quan trọng, biết giữ  gìn và bảo vệ  hàng  ngày.  Nhà trường tổ  chức hội thi: “ Trang phục vì môi trường” rất  ấn tượng  và có ý nghĩa thiết thực. Giáo viên và học sinh đã sáng chế được những trang  phục có từ bao ni lông, giấy loại, vỏ chai phế thải…. cực kỳ hấp dẫn. Đã có  3 giải nhất, 2 giải nhì và nhiều giải khuyến khích thừ  hội thi. Điều quan  trọng là từ môn học, các hoạt động đã gửi được thông điệp đến các em: “Hãy   giữ gìn và bảo vệ môi trường mình đang sống” Bên cạnh đó, nhà trường đã tham mưu tốt với địa phương về quy hoạch  tổng thể trường học. Tính đến nay đã xây xong 1 dãy phòng học, sửa sang khu  vệ  sinh cho học sinh. Trong hai năm học gần đây Ban đại diện cha, mẹ  học  sinh mua sắm được 90 bộ  bàn ghế  đúng quy định chuẩn của công ty Hồng   Đức tặng nhà trường. Đảm bảo 100% số  lớp không còn bàn ghế  cũ. Số  lớp  học còn lai đã đáp  ứng được yêu cầu   “Thân thiện”  để  học sinh học tập,  khuôn viên cũng đẹp hơn nhờ  số  hoa và cây cảnh quyên góp được từ  phụ  huynh và các nhà hảo tâm. Khuôn viên được trồng thêm cỏ, vườn cây thuốc   nam, cây xanh thêm sạch, đẹp. 2.3.6. Kiểm tra, đánh giá, khen thưởng kịp thời để  tăng cường giáo dục   bảo vệ môi trường: Người quản lý giáo dục phải thường xuyên quan tâm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung về giáo dục môi trường nêu trên, coi đó như một   hoạt động chuyên môn của mình. Cùng với việc phê bình, xử  lý các hiện  tượng buông lỏng hoặc xem nhẹ công tác giáo dục môi trường, cần chú trọng   18
  19. việc nêu gương và nhân rộng điển hình những tập thể, cá nhân có những sáng   kiến hay, cách làm tốt, hiệu quả trong công tác giáo dục bảo vệ  môi trường.   Động viên, khen thưởng kịp thời, thích đáng đối với những giáo viên có nhiều   thành tích rèn được học sinh tiến bộ, lớp có nhiều giải cao trong những hội  thi: Vẽ tranh ( 4A, 1B, 4C , 5A...) Thi trang phục, trang trí lớp học thân thiện  ( 2C, 5A, 3A...) Cùng với việc biểu dương cần đẩy mạnh khuyến khích về  vật chất, tuy có thể  phần thưởng không lớn song có tác dụng động viên rất  lớn, thúc đẩy giáo viên ngày càng tiến bộ. Người quản lí chỉ  đạo cần phải  phát hiện, đánh giá được cá nhân và tập thể đạt được thành tích thực sự trong   quá trình thực hiện việc giáo dục bảo vệ môi trường. Nhà trường đã phối hợp với các tổ  chức như: Công đoàn, hội cha mẹ  học sinh, hội khuyến học xã nhà... xây dựng quĩ khen thưởng và được công  khai ở hội nghị đầu năm học:   Ví dụ:  Lớp đạt giải nhất trang phục vì môi trường được thưởng 300.000đ,  đạt giải nhất lớp học thân thiện thưởng 500.000đ... 2.4. Hiệu quả: Qua tìm hiểu, vận dụng các biện pháp quản lý chỉ đạo sát sao, phù hợp  với điều kiện của đơn vị, hiệu quả  giáo dục Bảo vệ  môi trường  ở  trường   Tiểu học Xuân Lâm luôn được duy trì củng cố  và ổn định. Trường học ngày  một xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn và an toàn hơn, tạo nên môi trường thân   thiện đối với học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả  và chất lượng giáo dục.  Áp dụng những kinh nghiệm trên vào thực tiễn đã tạo ra môi trường học tập,   sinh hoạt, vui chơi an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với học sinh và giúp các em   càng thêm yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè. Giáo dục học sinh ý thức, thói   quen giữ  gìn bảo vệ  môi trường và tạo sự  lan tỏa đến môi trường gia đình  cộng đồng nơi các em đang sống. Sau 2 năm triển khai tôi thấy đạt được  những kết quả sau: ­ Tất cả cán bộ giáo viên trong nhà trường đều đã nhận thức, nắm vững được   tầm quan trọng của việc giáo dục môi trường qua môn Tiếng Việt cho học   sinh của mình. ­ Giáo viên đã vận dụng tốt phương pháp và hình thức dạy học tích cực.Trong   đó chú ý được vấn đề rèn kĩ năng bảo vệ môi trường cho các em.. ­ Nhà trường duy trì được nề nếp sinh hoạt tổ, khối chuyên môn. Làm tốt các   hội thảo, chuyên đề trong và ngoài nhà trường. ­ Từng bước đưa chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả rèn kĩ năng  bảo vệ môi trường của học sinh được nâng lên rõ rệt. Bảo vệ được môi trường, môi trường học tập thân thiện đó đã góp phần nâng   chất lượng học sinh rõ rệt. Tỉ  lệ  hoàn thành chương trình lớp học trên 98%.  Nhà trường liên tục  đạt trường  tiên tiến cấp huyện. Năm học 2015­2016   được UBND Tỉnh tặng giấy khen. Liên đội là lá cờ  đầu khối Tiểu học cấp   19
  20. Tỉnh. Điều đặc biệt là bài khảo sát học sinh đã đem lại kết quả  cao khi chỉ  đạo tốt việc GDBVMT qua môn Tiếng Việt. PHIẾU KHẢO SÁT VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG * Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Theo em rác thải được xử lý như thế nào đỡ gây ô nhiễm môi trường   nhất. A. Đốt rác B. Phân loại và tái chế rác C. Vứt rác xuống sông, biển D. Đổ thành đống Câu 2: Trồng cây xanh trong trường học và trên lề phố để: A. Giúp cho chim làm tổ B. Làm cho trường và đường phố mát mẻ C. Làm sạch bầu không khí và môi trường thêm đẹp. Câu 3: Em làm gì để giữ gìn môi trường học tâp: A. Trực nhật lớp thường xuyên, trồng và chăm sóc bồn hoa, cây cảnh B. Vứt rác ra cửa sổ cho lớp sạch C. Khạc nhổ bừa bãi ngoài sân trường. D. Đi vệ sinh không cần xả nước vì đã có lao công dọn dẹp. Câu 4: Tắt điện trước khi đi ngủ vì: A. Để ngủ cho ngon. B. Tiết kiệm điện và tiền của. C. Đỡ tốn tiền của bố, mẹ vì mất tiền mua. Câu 5: Chặt phá rừng bừa bãi sẽ dẫn đến: A. Động vật không còn nơi trú ngụ B. Xói mòn đất, Lũ lụt hạn hán xảy ra C. Tất cả các ý trên *  Kết quả với tổng số 178 em khối 4,5 khảo sát như sau:              Lựa chọn A B C D Câu hỏi SL % SL % SL % SL % 1 26 14.6 151 84.9 1 0.5 0 0 2 2 1.1 21 11.8 155 87.1 3 170 95.5 8 4.5 0 0 0 0 4 3 1.7 166 93.2 9 5.1 5 2 1.1 3 1.7 173 97.2 Nhận xét: Nhìn vào bảng thống kê ta thấy: Tỷ lệ  học sinh biết vận dụng kĩ  năng bảo vệ môi trường từ bài học vào cuộc sống rất tốt. Điều này chứng tỏ  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2