Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp chỉ đạo xây dựng hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng giáo dục ở Trường CĐSP Lạng Sơn
lượt xem 7
download
Mục tiêu của sáng kiến "Biện pháp chỉ đạo xây dựng hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng giáo dục ở Trường CĐSP Lạng Sơn" là đề xuất các biện pháp chỉ đạo xây dựng hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng giáo dục ở Trường CĐSP Lạng Sơn, góp phần từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng của nhà trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp chỉ đạo xây dựng hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng giáo dục ở Trường CĐSP Lạng Sơn
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÀI LIỆU ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM LẠNG SƠN Lĩnh vực sáng kiến: Quản lý giáo dục Tác giả: VI HỒNG THẮM Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Khoa học máy tính Chức vụ: Phó Hiệu trƣởng Nơi công tác: Trƣờng CĐSP Lạng Sơn Điện thoại liên hệ: 0983040475 Địa chỉ thư điện tử: thamks2c@gmail.com Lạng Sơn, năm 2022
- 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP NGÀNH Tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo Ngày Nơi công tác Họ và Trình độ ra sáng kiến TT tháng (hoặc nơi Chức danh tên chuyên môn (ghi rõ đối với năm sinh thường trú) từng đồng tác giả, nếu có) Trường Giảng viên Vi Hồng Thạc sĩ Khoa 1 04/4/1975 CĐSP Lạng chính, Phó 100% Thắm học máy tính Sơn hiệu trưởng Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Biện pháp chỉ đạo xây dựng hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng giáo dục ở Trường CĐSP Lạng Sơn - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Năm học 2021 -2022. - Mô tả bản chất của sáng kiến: Việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hay hẹp hơn là hệ thống đảm bảo chất lượng đối với các cơ sở giáo dục hiện nay được coi là những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần định hướng và kiểm soát chất lượng, tiến tới đạt chuẩn đánh giá cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo. Trong những năm qua, Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Lạng Sơn đã xây dựng và vận hành Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO. Tuy nhiên, đây là hệ thống quản lý chung cho tất cả các lĩnh vực hoạt động chứ không phải chỉ mang tính chất đặc thù cho lĩnh vực quản lý giáo dục. Mặt khác, số lượng quy trình quá khiêm tốn so với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường và các đơn vị để thực hiện tốt các nhiệm vụ kiểm soát chất lượng. Trước yêu cầu về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục nói chung, nhà trường cần phải xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng. Trong đó việc xây dựng hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng có một bộ phận hữu cơ quan trong trong hệ thống đảm bảo chất lượng. Sáng kiến đã đề xuất các biện pháp chỉ đạo xây dựng hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng như: (1) Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy nhân sự đảm bảo chất lượng và ban hành các văn bản về công tác đảm bảo chất lượng; (2) Triển khai xây dựng, phê duyệt và ban hành hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng giáo dục; (3) Tổ chức vận hành và giám sát việc vận hành hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng trong hoạt động quản lý và chuyên môn; (4) Tổ chức rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng. - Khả năng áp dụng: Các giải pháp của sáng kiến bắt đầu được áp dụng từ năm học 2021- 2022 ở Trường CĐSP Lạng Sơn và tiếp tục được triển khai ở các năm học tiếp theo giúp nhà trường hoàn thiện được hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng nói riêng và hệ thống đảm bảo chất lượng nói chung. Qua đó nâng cao chất lượng đào tạo, từng bước xây dựng văn hóa chất lượng, thực hiện thành công kiểm định chương trình đào tạo và cơ sở giáo dục; tạo dựng được niềm tin cho người học, đơn vị sử dụng lao động và xã hội.
- 3 - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: + Cơ chế chính sách của Bộ giáo dục và đào tạo, của tỉnh, của ngành giáo dục, ngành Lao động Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. + Sự vào cuộc của các đơn vị thuộc trường, sự nỗ lực, hợp tác trong công tác giáo dục và đào tạo của nhà trường. + Đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong công tác giáo dục và đào tạo. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Nhà trường đã xây dựng được hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng. Hệ thống này mang lại hiệu quả sau: Các hoạt động của nhà trường được xây dựng và thực hiện một cách khoa học, đảm bảo đúng quy trình, quy định và luôn được kiểm soát. Cụ thể: + Xác định được chính sách chất lượng của nhà trường cũng như từng đơn vị cho giai đoạn cũng như từng năm học. Từ chính sách chất lượng, nhà trường và các đơn vị xác định được mục tiêu chất lượng. + Căn cứ vào mục tiêu chất lượng để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn - nghiệp vụ. + Các hoạt động được tổ chức theo đúng quy trình, quy định, khoa học, tiết kiệm thời gian, công sức. Đồng thời kiểm soát được chất lượng và lưu trữ hồ sơ, thông tin đảm bảo đúng quy định. Nâng cao năng lực quản lý và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong nhà trường thông qua việc áp dụng và chuyển giao công nghệ (quy trình) cho các bộ phận quản lý và thực hiện. Đồng thời yêu cầu cán bộ, giảng viên luôn phải cải tiến hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng đồng nghĩa với việc nâng cao năng lực chuyên môn - nghiệp vụ để thích ứng với sự thay đổi của hệ thống. Là cơ sở khoa học để các nhà quản lý kiểm tra nội bộ hoặc đánh giá chất lượng thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị hoặc cá nhân. Sổ tay chất lượng cung tài liệu cung cấp thông tin về hệ thống đảm bảo chất lượng của nhà trường cho cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên và các bên liên quan. Qua đó các đơn vị và cá nhân đánh giá được các hoạt động chuyên môn - nghiệp vụ của nhà trường cũng như chất lượng đào tạo của nhà trường qua các hoạt động đó. Là minh chứng quan trọng cho các tiêu chuẩn, tiêu chí trong tổ chức tự đánh giá cũng như kiểm định chất lượng cơ sở đào tạo, chất lượng chương trình đào tạo của nhà trường. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn và Bản mô tả sáng kiến (kèm theo đơn) là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. Lạng Sơn, ngày 14 tháng 4 năm 2022 Người nộp đơn Vi Hồng Thắm
- 4 MỤC LỤC Trang TÓM TẮT SÁNG KIẾN 5 MỞ ĐẦU 6 1. Lí do chọn đề tài 6 2. Mục tiêu của sáng kiến 7 3. Phạm vi của sáng kiến 8 II – CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN 8 1.Cơ sở lý luận 8 2. Cơ sở thực tiễn 14 III – NỘI DUNG SÁNG KIẾN 17 1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến 17 1.1. Xây dựng tổ chức bộ máy, nhân sự đảm bảo chất lượng và 17 ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác đảm bảo chất lượng 1.2. Triển khai xây dựng, phê duyệt và ban hành hệ thống tài liệu 19 đảm bảo chất lượng giáo dục 1.3. Tổ chức vận hành và giám sát việc áp dụng hệ thống tài liệu 21 đảm bảo chất lượng trong hoạt động quản lý và chuyên môn 1.4. Tổ chức rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống tài liệu đảm 22 bảo chất lượng 2. Thảo luận, đánh giá kết quả thu được 23 2.1. Tính mới, tính sáng tạo 23 2.2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến 24 IV – KẾT LUẬN 25 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 PHỤ LỤC 28
- 5 TÓM TẮT SÁNG KIẾN Việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hay hẹp hơn là hệ thống đảm bảo chất lượng đối với các cơ sở giáo dục hiện nay được coi là những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần định hướng và kiểm soát chất lượng, tiến tới đạt chuẩn đánh giá cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo. Trong những năm qua, Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Lạng Sơn đã xây dựng và vận hành Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN IS0. Tuy nhiên, đây là hệ thống quản lý chung cho tất cả các lĩnh vực hoạt động chứ không phải chỉ mang tính chất đặc thù cho lĩnh vực quản lý giáo dục. Mặt khác, số lượng quy trình quá khiêm tốn so với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường và các đơn vị để thực hiện tốt các nhiệm vụ kiểm soát chất lượng. Trước yêu cầu về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục nói chung, nhà trường cần phải xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng. Trong đó việc xây dựng hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng có một bộ phận hữu cơ quan trong trong hệ thống đảm bảo chất lượng. Sáng kiến đã đề xuất các biện pháp chỉ đạo xây dựng hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng như: (1) Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy nhân sự đảm bảo chất lượng và ban hành các văn bản về công tác đảm bảo chất lượng; (2) Triển khai xây dựng, phê duyệt và ban hành hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng giáo dục; (3) Tổ chức vận hành và giám sát việc vận hành hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng trong hoạt động quản lý và chuyên môn; (4) Tổ chức rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng. Các giải pháp của sáng kiến bắt đầu được áp dụng từ năm học 2021- 2022 ở Trường CĐSP Lạng Sơn và tiếp tục được triển khai ở các năm học tiếp theo giúp nhà trường hoàn thiện được hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng nói riêng và hệ thống đảm bảo chất lượng nói chung. Qua đó nâng cao chất lượng đào tạo, từng bước xây dựng văn hóa chất lượng, thực hiện thành công kiểm định chương trình đào tạo và cơ sở giáo dục; tạo dựng được niềm tin cho người học, đơn vị sử dụng lao động và xã hội.
- 6 I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn sáng kiến Xu thế toàn cầu hóa khiến cho nền kinh tế tri thức đã và đang trở thành một nguồn lực kinh tế chủ yếu của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Bởi vậy, nhiều quốc gia coi việc đổi mới, hội nhập quốc tế của giáo dục là yếu tố sống còn trong chiến lược phát triển chung của hệ thống giáo dục cũng như của mỗi cơ sở giáo dục. Trong đó, chất lượng giáo dục là yếu tố căn cốt. Vì vậy, trong nhiệm vụ, giải pháp thứ 5 về Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng của Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định: “Chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng và quản lý quá trình đào tạo; chú trọng quản lý chất lượng đầu ra. Xây dựng hệ thống kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục, đào tạo” [2]. Một trong những phương thức ngắn nhất và hiệu quả nhất để các trường đại học, cao đẳng hội nhập quốc tế cũng như được công nhận là trường đạt chuẩn, chương trình đạt chuẩn là cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo cần được thực hiện kiểm định chất lượng cấp trường (cơ sở giáo dục) hoặc cấp chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn, tiêu chí của các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục. Nói cách khác, kết quả kiểm định chất lượng giáo dục được đánh giá đạt cấp cơ sở giáo dục hoặc cấp chương trình đào tạo hoặc cả hai. Để kiểm định được chất lượng cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo, các trường phải thực hiện tốt công tác đảm bảo chất lượng, trong đó chú trọng xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong. Ngày 28/5/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 2274/BGDĐT-QLCL về việc đẩy mạnh công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm, trong đó đã nêu: “Xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong phù hợp với sứ mạng, mục tiêu và điều kiện thực tế của đơn vị; vận hành hiệu quả hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong, hướng tới mục tiêu từng bước hình thành và phát triển văn hóa chất lượng bên trong nhà trường”[3]. Ngày 15/12/2017, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH Quy định hệ thống đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời, năm 2021 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Lạng Sơn ban hành văn bản đôn đốc các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh thực hiện Thông tư này. Trong Thông tư 28/2017/TT-BLĐTBXH chỉ rõ: “Hệ thống bảo đảm chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp là hệ thống các chính sách, quy trình, công cụ đối với tất cả lĩnh vực, nội dung quản lý của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và đạt được mục tiêu đề ra”[4]. Trong hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục bao gồm các yếu tố: tổ chức bộ máy, nhân lực đảm bảo chất lượng; hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng; thiết lập hệ thống thông tin bảo
- 7 đảm chất lượng. Hệ thống này được xây dựng, vận hành, đánh giá và cải tiến thông qua việc phản hổi từ các hoạt động chuyên môn - nghiệp vụ, hoạt động đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo cũng như kết quả khảo sát các bên liên quan. Trong những năm gần đây, Trường CĐSP Lạng Sơn đã quan tâm đến công tác đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà trường đã thành lập bộ phận Đảm bảo chất lượng để tham mưu và là đầu mối tổ chức thực hiện công tác này. Đồng thời, nhà trường đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và ngày 09/11/2020 ban hành Quyết định số 553/QĐ-CĐSP công bố Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 : 2015 đối với các lĩnh vực hoạt động của nhà trường. Hệ thống quản lý chất lượng gồm: thủ tục hướng dẫn theo mô hình hệ thống quản lý chất lượng và 07 quy trình quản lý nội bộ. Các quy trình quản lý nội bộ là các quy trình chuyên môn được bổ sung, điều chỉnh từ quy trình Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008. Tài liệu của Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015 đã được lãnh đạo trường phê duyệt và cấp phát đầy đủ đến lãnh đạo Ban chỉ đạo và các phòng chức năng. Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015 của đơn vị được phổ biến đến toàn thể cán bộ, giảng viên trong nhà trường trong quá trình triển khai, thực hiện nhiệm vụ [10]. Tuy nhiên, Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO là hệ thống quản lý chung cho tất cả các lĩnh vực hoạt động, chưa mang đặc trưng cho lĩnh vực giáo dục. Mặt khác, đảm bảo chất lượng chỉ là một phần, một nhiệm vụ của quản lý chất lượng, tập trung vào việc mang tới sự tin tưởng rằng các yêu cầu về mặt chất lượng sẽ được đáp ứng. Mặt khác, một số quy trình không hoàn toàn trùng với yêu cầu quy định của các cơ quan chủ quản về giáo dục. Số lượng quy trình quá khiêm tốn so với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường cũng như tại các đơn vị. Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục nói chung và hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng giáo dục nói riêng là yêu cầu cấp thiết đối với Trường CĐSP Lạng Sơn hiện nay. Hoạt động này giúp nhà trường, các đơn vị thuộc trường định hướng, giám sát và kiểm soát chất lượng, ngăn chặn những hạn chế, thiếu sót có thể xảy ra trong quá trình tác nghiệp từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời còn giúp các bộ phận quản lý và và lưu hồ sơ đảm bảo đúng quy định, góp phần thực hiện thành công công tác đánh giá các chương trình đào tạo cũng như cơ sở giáo dục. Với vị trí, nhiệm vụ công tác của bản thân, tôi lựa chọn viết sáng kiến: “Biện pháp chỉ đạo xây dựng hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng giáo dục ở Trường CĐSP Lạng Sơn”. 2. Mục tiêu của sáng kiến Mục tiêu của sáng kiến là đề xuất các biện pháp chỉ đạo xây dựng hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng giáo dục ở Trường CĐSP Lạng Sơn, góp phần từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng của nhà trường.
- 8 3. Phạm vi của sáng kiến 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp chỉ đạo xây dựng hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng ở Trường CĐSP Lạng Sơn. 3.2. Khách thể nghiên cứu Công tác đảm bảo chất lượng giáo dục ở trường cao đẳng. 3.3. h i gi n Sáng kiến được áp dụng từ năm học 2021-2022 ở Trường CĐSP Lạng Sơn góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động học tập, giảng dạy, nghiên cứu và cung ứng dịch vụ của nhà trường, từng bước xây dựng văn hóa chất lượng và là điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá chất lượng giáo dục. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Cơ sở kho học 1.1.1. Một số khái niệm công cụ - Chất lƣợng giáo dục Có nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng. Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục, 1998: “Cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật” hoặc là “Cái làm nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia”. Chất lượng được thể hiện ở các khía cạnh (theo Harvey&Green, 1993) đó là: (1) Sự xuất chúng, vượt trội, tuyệt vời, ưu tú, xuất sắc; (2) Sự hoàn hảo, không lỗi; (3) Sự phù hợp với mục tiêu; (4) Sự tương xứng với giá trị đầu tư; (5) Sự thể hiện giá trị gia tăng; (6) Sự biến đổi về chất [trích 1,tr289]. Chất lượng được sử dụng trong giáo dục và thường được sử dụng khái niệm chất lượng giáo dục và chất lượng đào tạo. Trong đó, chất lượng giáo dục là chất lượng thực hiện các mục tiêu giáo dục (Lê Đức Phúc - Viện nghiên cứu khoa học giáo dục) còn chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một chương trình đào tạo (Lê Đức Ngọc, Lâm Quang Thiệp - Đại học Quốc gia Hà Nội) [7,tr285]. Chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục nói chung và giáo dục của các trường cao đẳng, đại học nói riêng phải “Tuân theo các chuẩn quy định” và “Đạt được các mục tiêu đề ra”. Vì vậy cần có Bộ tiêu chí chuẩn cho các loại cơ sở giáo dục (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, cao đẳng, đại học) về tất cả các lĩnh vực và việc kiểm định chất lượng một trường học sẽ dựa vào các chuẩn đó. Khi không có Bộ tiêu chí chuẩn, việc thẩm định chất lượng cơ sở giáo dục sẽ dựa trên mục tiêu của từng lĩnh vực để đánh giá. Những mục tiêu này được xác lập trên cơ sở trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và những điều kiện đặc thù của cơ sở giáo dục đó.
- 9 - Quản lý chất lƣợng giáo dục Theo khái niệm quản lý chất lượng Wikipedia tiếng Việt, quản lý chất lượng giáo dục được hiểu là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một cơ sở giáo dục về chất lượng. Việc định hướng và kiểm soát chất lượng bao gồm: lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng. Quản lý chất lượng đảm bảo cho cơ sở giáo dục làm đúng những việc phải làm và những việc quan trọng, theo triết lý “làm việc đúng” và “làm đúng việc’, “làm đúng ngay từ đầu” và “làm đúng tại mọi thời điểm”. - Đảm bảo chất lƣợng giáo dục Theo Wikipedia tiếng Việt (tại địa chỉ vi.m.wikipedia.org), đảm bảo chất lượng là cách thức ngăn ngừa lỗi hoặc khuyết tật trong sản xuất và hạn chế các vấn đề khi cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tới khách hàng. Theo ISO 9000 định nghĩa, đây là một phần trong quản lý chất lượng, tập trung vào việc mang tới sự tin tưởng rằng các yêu cầu chất lượng sẽ được đáp ứng. Hai thuật ngữ “đảm bảo chất lượng” và “kiểm soát chất lượng” thường được sử dụng thay thế cho nhau để chỉ những cách bảo đảm chất lượng của dịch vụ hay sản phẩm. Tuy nhiên, đảm bảo chất lượng được tập trung vào chất lượng sớm hơn thông qua việc ngăn ngừa khuyết tật còn kiểm soát chất lượng vốn chỉ tập trung vào đầu ra của quá trình. Cũng theo Wikipedia tiếng Việt: Đảm bảo chất lượng bao gồm các hoạt động hành chính và thủ tục được thực hiện trong một hệ thống chất lượng để yêu cầu và mục tiêu đối với sản phẩm, dịch vụ hoặc hoạt động được đáp ứng. Việc đo lường có hệ thống, so sánh với tiêu chuẩn, giám sát các quá trình phản hồi theo vòng lặp lại của quá trình này sẽ giúp ngăn ngừa lỗi. Từ đó đảm bảo được chất lượng của các hoạt động, dịch vụ cũng như sản phẩm. Đảm bảo chất lượng giáo dục hay thường gọi là đảm bảo chất lượng có thể hiểu là các quy trình quản lí và đánh giá một cách có hệ thống nhằm giám sát hoạt động của các trường/tổ chức giáo dục, đảm bảo chất lượng đầu ra và cải tiến chất lượng [1, tr290]. Theo định nghĩa của tổ chức SEAMEO thì đảm bảo chất lượng giáo dục là những quan điểm, chủ trương, chính sách, mục tiêu, hành động, công cụ, quy trình, thủ tục mà thông qua sự hiện diện và sử dụng chúng có thể đảm bảo rằng sứ mạng và mục tiêu giá dục được thực hiện, các chuẩn mực đang được duy trì và nâng cao [9]. - Hệ thống đảm bảo chất lƣợng trong cơ sở giáo dục Hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục được hiểu là hệ thống các chính sách, quy trình, công cụ đối với tất cả lĩnh vực, nội dung quản lý của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và đạt được mục tiêu đề ra [4].
- 10 - Hệ thống tài liệu đảm bảo chất lƣợng giáo dục Hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng giáo dục gồm chính sách chất lượng, sổ tay chất lượng, quy trình, công cụ bảo đảm chất lượng đối với từng nội dung trong các lĩnh vực quản lý [4]. 1.1.2. Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của cơ sở giáo dục - Hệ thống đảm bảo chất lượng là tổng thể các hệ thống, nguồn lực và thông tin được sử dụng để thiết lập, duy trì và cải tiến chất lượng cũng như các tiêu chuẩn liên quan đến hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng. Các cơ chế giám sát trong hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong được vận hành nhằm duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục [trích 1, tr291]. Hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ của cơ sở giáo dục gồm: (1) Giá trị cốt lõi; (2) Cơ cấu tổ chức và nhân sự; (3) Văn hóa đảm bảo chất lượng; (4) Thể chế và quy định (ban hành, chuẩn hóa các thể chế, quy định, quy trình thống nhất trong toàn trường); (5) Hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng; (6) Hội nghị chất lượng thường niên; (7) Công bố thông tin đảm bảo chất lượng [13]. Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của cơ sở giáo dục gồm: (1) Tổ chức bộ máy và nhân sự đảm bảo chất lượng; (2) Hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng; (3) Hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng; (4) Tự đánh giá chất lượng giáo dục [4]. Theo Sanyal, B. C., Martin, M., 2007, Hệ thống đảm bảo chất lượng bên ngoài là hoạt động do tổ chức bên ngoài cơ sở giáo dục triển khai. Tổ chức này thực hiện đánh giá hoạt động của cơ sở giáo dục/chương trình đào tạo để xác định cơ sở giáo dục/chương trình đào tạo có đáp ứng các tiêu chuẩn đã thống nhất, xác định từ trước hay không [8]. Hệ thống đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục được thiết kế, xây và phát triển nhằm hướng đến liên tục đánh giá, đo lường, kiểm soát, duy trì và cải thiện của mọi hoạt động chính của nhà trường như học tập, giảng dạy, nghiên cứu và cung ứng dịch vụ. Hệ thống đảm bảo chất lượng hướng đến đáp ứng tốt sứ mạng, tầm nhìn, đạt các mục tiêu chiến lược của nhà trường và đáp ứng tốt yêu cầu của các bên liên quan. Có hai mục tiêu chính để thiết kế và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ: Một là, nhằm đánh giá, đo lường, kiểm soát chất lượng toàn diện, trên cơ sở đó đảm bảo và nâng cao chất lượng của nhà trường. Hai là, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn, quy định của tổ chức, cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục bên ngoài. Vậy, hệ thống đảm bảo bảo chất lượng gồm hệ thống bên trong và bên ngoài. Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong bao gồm hoạt động giám sát, tự đánh giá và cải thiện chất lượng; trong khi đó, hình thức của đảm bảo chất lượng bên ngoài gồm việc thực hiện đối sánh, kiểm toán, đánh giá - kiểm định. Mặc dù có sự khác biệt trong hoạt động nhưng cả hệ thống đảm bảo bảo chất lượng bên trong và hệ thống đảm bảo bảo chất lượng bên ngoài đều cùng hướng đến mục tiêu chung là cải tiến liên tục và nâng cao chất lượng đào tạo. Cơ sở để triển khai các hoạt động này là sự lãnh đạo hiệu quả và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.
- 11 1.1.3. Xây dựng hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục bao gồm: (1) Chính sách chất lượng; (2) Mục tiêu chất lượng; (3) Quy trình, công cụ bảo đảm chất lượng đối với từng nội dung trong các lĩnh vực quản lý; (4) Sổ tay chất lượng. Các tài liệu này được xây dựng trên cơ sở tầm nhìn, sứ mạng nhà trường cũng như các văn bản, quy định các lĩnh vực hoạt động, trong đó: - Chính sách chất lượng là định hướng chung có liên quan đến chất lượng. Chính sách chất lượng thống nhất với chính sách chung của cơ sở giáo dục và là cơ sở để xác định các mục tiêu chất lượng. - Mục tiêu chất lượng là mong muốn cụ thể của cơ sở giáo dục có liên quan đến chất lượng, được xây dựng trên cơ sở chính sách chất lượng và được quy định cho các đơn vị trực thuộc cơ sở giáo dục để thực hiện. - Quy trình, công cụ bảo đảm chất lượng là cách thức để tiến hành một hoạt động cụ thể, trong đó nêu rõ trình tự, phương pháp và các yêu cầu nhằm đáp ứng mục tiêu chất lượng đã đề ra. - Sổ tay bảo đảm chất lượng là tài liệu cung cấp thông tin về hệ thống bảo đảm chất lượng cho cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên và các bên liên quan. Các tài liệu này có tính chất định hướng và triển khai thực hiện các nhiệm vụ/hoạt động để giám sát, ngăn ngừa những hạn chế, thiếu sót có thể xảy và qua đó đảm bảo được chất lượng, tạo niềm tin cho các bên liên quan. Bộ Giáo dục và Đào tạo không quy định cụ thể về việc xây dựng hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng nhưng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tại Điều 7, Thông tư 28/2017/TT-BLĐTB&XH “Xây dựng hệ thống tài liệu bảo đảm chất lượng” như sau: 1) Xây dựng chính sách chất lượng: a) Đơn vị phụ trách chủ trì tổ chức xây dựng chính sách chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trình người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp phê duyệt. b) Chính sách chất lượng của cơ sở giáo dục ghề nghiệp bảo đảm các yêu cầu sau: - Phù hợp với chính sách phát triển chung của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể và các quy định liên quan khác; - Cụ thể hóa chủ trương và định hướng chung của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc thực hiện bảo đảm chất lượng đào tạo; - Được lấy ý kiến đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, đại diện các tổ chức đoàn thể, người học và các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động có tiếp nhận học sinh, sinh viên đến thực tập, thực hành, làm việc; - Được trình bày cô đọng, rõ ràng, dễ hiểu;
- 12 - Được rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật phù hợp với thực tế phát triển của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và sự thay đổi của các định hướng chiến lược hay các quy định khác có liên quan. 2) Xây dựng mục tiêu chất lượng: a) Đơn vị phụ trách chủ trì tổ chức xây dựng mục tiêu chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trình người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp phê duyệt. b) Mục tiêu chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bảo đảm các yêu cầu sau: - Được xác định phù hợp với chính sách chất lượng; - Được xác định theo thứ tự ưu tiên nhằm cụ thể hóa chính sách chất lượng theo từng giai đoạn cụ thể; - Được lấy ý kiến đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, đại diện các tổ chức đoàn thể, người học và các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động có tiếp nhận học sinh, sinh viên đến thực tập, thực hành, làm việc; - Được rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật phù hợp với thực tế phát triển của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và sự thay đổi của các định hướng chiến lược hay các quy định khác có liên quan; - Được trình bày cô đọng, rõ ràng, dễ hiểu, thuận tiện đánh giá. c) Mục tiêu chất lượng của các đơn vị thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp bảo đảm yêu cầu tại điểm b khoản 2 Điều này và phù hợp với chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đề ra. 3) Xây dựng sổ tay bảo đảm chất lượng; a) Đơn vị phụ trách xây dựng sổ tay bảo đảm chất lượng theo mẫu kèm theo Thông tư này trình người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp phê duyệt. b) Sổ tay bảo đảm chất lượng đảm bảo các yêu cầu sau: - Phản ánh trung thực, chính xác các quy định về hệ thống bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; - Được rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật phù hợp với thực tế phát triển của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và sự thay đổi định hướng chiến lược hay quy định khác có liên quan. 4) Xây dựng quy trình, công cụ bảo đảm chất lượng: a) Đơn vị phụ trách chủ trì, phối hợp với các đơn vị xây dựng quy trình, công cụ bảo đảm chất lượng theo cách thức sau: - Xác định lĩnh vực quản lý chất lượng trên cơ sở các tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp hiện hành. Tùy theo điều kiện, đặc thù cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể xác định các lĩnh vực quản lý chất lượng khác nếu cần thiết;
- 13 - Căn cứ các lĩnh vực quản lý chất lượng đã được cơ sở giáo dục nghề nghiệp xác định, nghiên cứu, xây dựng các nội dung cụ thể của từng lĩnh vực quản lý chất lượng. b) Xây dựng quy trình, công cụ bảo đảm chất lượng cho từng nội dung cụ thể của các lĩnh vực quản lý chất lượng trình người đứng đầu cơ sở cơ sở giáo dục nghề nghiệp phê duyệt. Các hoạt động bắt buộc phải xây dựng quy trình, công cụ bảo đảm chất lượng, bao gồm: xây dựng, lựa chọn, chỉnh sửa, bổ sung chương trình, giáo trình đào tạo; tuyển sinh; kiểm tra, thi, xét, công nhận tốt nghiệp; đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học: tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại nhà giáo, cán bộ quản lý; quản lý, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị; quản lý xưởng; khảo sát học sinh sau tốt nghiệp; khảo sát doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động. Tuy nhiên, các biểu mẫu để xây dựng hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng không được quy định cụ thể, trừ mẫu Sổ tay chất lượng được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Vì vậy, các cơ sở giáo dục phải chủ động xây dựng các biểu mẫu của Hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng. 1.2. Cơ sở pháp lý 1. Luật Giáo dục 43/2019/QH14; 2. Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13; 3. Thông tư số 01/2015/TT-BGD&ĐT ngày 15/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường Cao đẳng; 4. Thông tư số 62/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; 5. Công văn số 2274/BGDĐT-QLCL ngày 28/5/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm; 6. Quyết định số 08/VBHN-BGDĐT ngày 04/3/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng; 7. Thông tư 38/2013/TT-BGDĐT ngày 29/11/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; 8. Thông tư số 02/2020/TT-BGDĐT ngày 05/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm và các văn bản hướng dẫn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo; 9. Thông tư số 15/2017/TT-BLĐTB&XH ngày 08/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo;
- 14 10. Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTB&XH ngày 15/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định hệ thống đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; 11. Công văn số 454/TCGDNN-KĐCL ngày 25/3/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng; 12. Quyết định số 591/QĐ-CĐSP ngày 15/10/2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn; 13. Quyết định số 556/QĐ-CĐSP ngày 30/9/2021 của Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn ban hành Quy định công tác đảm bảo chất lượng giáo dục; 14. Quyết định số 396/QĐ-CĐSP ngày 18/8/2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn ban hành Chiến lược phát triển Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030,… 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. hực trạng xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng ở rư ng CĐSP Lạng Sơn Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn là đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo Quyết định số 374/TTg ngày 02/6/1997 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Trung học Sư phạm Lạng Sơn. Năm 2017, Nhà trường được giao bổ sung chức năng, nhiệm vụ và tiếp nhận 32 công chức, viên chức cùng toàn bộ hạ tầng cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường Trung cấp kinh tế - Kỹ thuật theo Quyết định số 591/QĐ-UBND ngày 31/3/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Năm 2019 thực hiện Quyết định số 1453/QĐ-UBND ngày 31/7/2019 và Quyết định số 1852/QĐ-UBND ngày 27/9/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Nhà trường tiếp nhận một số cán bộ, giáo viên và cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo; của Trường Trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật thuộc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Sau khi được sáp nhập và bổ sung chức năng, nhiệm vụ, các lĩnh vực đào tạo và bồi dưỡng vốn là thế mạnh của các cơ sở đào tạo tiếp tục được nghiên cứu và mở rộng tại trường theo hướng đa dạng hóa các loại hình và lĩnh vực ngành nghề đáp ứng yêu cầu của địa phương và khu vực. Bảng 1. Quy mô giáo dục và đào tạo của nhà trường giai đoạn 2019 -2021 Quy mô ngành, Quy mô đào tạo nghề đào tạo Trƣờng Tổng Năm học TH&THCS Cộng Cao Trung Tổng Cao Trung Tổng đẳng cấp số đẳng cấp số Lê Quý Đôn 2019 - 2020 4 6 10 1038 51 1089 178 1267 2020 - 2021 5 6 11 927 129 1056 345 1401 2021 - 2022 6 6 12 917 144 1061 478 1539
- 15 Công tác đảm bảo chất lượng được triển khai thực hiện ở tất cả các khâu của hoạt động đào tạo và phục vụ. Hoạt động bảo đảm chất lượng giáo dục bên trong được thực hiện theo qui định của cấp trên và các qui định do nhà trường cụ thể hóa. Nhà trường có bộ phận chuyên trách thực hiện công tác đảm bảo chất lượng từ khi Phòng Khảo thí - Kiểm định chất lượng - Công nghệ thông tin được thành lập vào theo Quyết định số 293/QĐ-CĐSP ngày 14/12/2009. Đến tháng 10/2019, Nhà trường chuyển bộ phận Công nghệ thông tin về Phòng Quản lý khoa học và Công tác đối ngoại, Phòng được đổi tên thành Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng. Ngày 08/9/2021 thành lập Phòng Khoa học Công nghệ và Đảm bảo chất lượng theo Quyết định số 479/QĐ-CĐSP trên cơ sở sáp nhập Phòng Quản lý Khoa học và Công tác đối ngoại với Phòng Khảo thí - Đảm bảo chất lượng. Bộ phận Đảm bảo chất lượng được thành lập và duy trì hoạt động từ năm 2009 đến nay. Chức năng của bộ phận này được quy định trong Qui chế tổ chức và hoạt động của nhà trường. Hiện nay được quy định theo Quyết định số 591/QĐ-CĐSP ngày 15/10/2021 của Trường CĐSP Lạng Sơn. Nhà trường đào tạo đa ngành, gồm 02 lĩnh vực: đào tạo giáo viên và lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp với 19 mã ngành được cấp phép, tập trung ở 07 lĩnh vực: (1) Lĩnh vực Nhân văn; (2) Lĩnh vực Nghệ thuật; (3) Lĩnh vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản; (4) Lĩnh vực Kinh doanh và Quản lý; (5) Lĩnh vực Pháp luật; (6) Lĩnh vực Báo chí và Truyền thông; (7) Lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin. Từ năm học 2017-2018, số ngành và quy mô dịch chuyển từ đào tạo giáo viên sang giáo dục nghề nghiệp. Quy mô tuyển sinh hằng năm là 1070. Nhà trường đang tổ chức đào tạo 11 mã ngành. Các ngành giáo dục nghề nghiệp tương đối đa dạng, trong đó chủ yếu ngành Cao đẳng Tiếng Trung Quốc và Cao đẳng Kế toán. Quy mô đào tạo hằng năm dao động trong khoảng 1000 đến 1600. Tuyển sinh các ngành đào tạo chính quy đạt trên 80% chỉ tiêu hằng năm. Tuy các ngành đào tạo giáo viên gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh nhưng vẫn đảm bảo được quy mô đào tạo [11]. Nhà trường đã có bộ phận chuyên trách bảo đảm chất lượng và 01 kiểm định viên. Hiện tại, biên chế của Phòng Khoa học Công nghệ và Đảm bảo chất lượng gồm 07 nhân sự: 02 cán bộ quản lý và 05 viên chức, trình độ: 06 thạc sĩ (03 giảng viên chính) và 01 cử nhân đại học. Phần lớn giảng viên có thâm niên công tác, trách nhiệm, kinh nghiệm và năng lực về các lĩnh vực quản lý chuyên môn: giảng dạy, nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, khảo thí, đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, 02 lãnh đạo phòng mới đảm nhận nhiệm vụ quản lý lĩnh vực mới, trong đó công tác đảm bảo chất lượng. Hầu hết đội ngũ viên chức về công tác đảm bảo chất lượng chưa được tập huấn chuyên sâu, chưa qua các lớp đào tạo cấp thẻ kiểm định viên. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng KHCN&ĐBCL được thực hiện theo Quyết định số 591/QĐ-CĐSP ngày 15/10/2021 của Hiệu trưởng Trường CĐSP Lạng Sơn về việc ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của nhà trường. Chức năng là tham mưu giúp Hiệu trưởng các lĩnh vực công tác: Quản lý, tổ chức và
- 16 thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ thông tin; Quản lý hệ thống thông tin, mạng nội bộ, trang thông tin điện tử và hạ tầng cơ sở mạng; Quản lý, tổ chức và thực hiện công tác khảo thí, đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường. Nhiệm vụ cụ thể của đơn vị về công tác đảm bảo chất lượng như sau: Tham mưu các văn bản, quy định và kế hoạch về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; tham mưu các điều kiện, hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng và tổ chức thực hiện công tác đảm bảo chất lượng giáo dục; kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác đảm bảo chất lượng tại các đơn vị thuộc trường; tổ chức tự đánh giá chất lượng giáo dục theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; làm đầu mối triển khai các giải pháp đảm bảo chất lượng giáo dục, bao gồm các hoạt động: nghiên cứu, khảo sát và tổ chức lấy ý kiến giảng viên, các nhà quản lý, sinh viên, cựu sinh viên, người sử dụng lao động về chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, điều kiện cơ sở vật chất...; làm đầu mối mời các chuyên gia để tập huấn, tư vấn, hỗ trợ về công tác đảm bảo chất lượng cho cán bộ, giảng viên và các tổ chức đánh giá ngoài cấp trường và cấp chương trình đào tạo; thực hiện chế độ báo cáo về lĩnh vực đảm bảo chất lượng theo quy định. 2.2. hực trạng xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng ở rư ng CĐSP Lạng Sơn Nhà trường đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2008 và TCVN ISO 9001: 2015. Nhà trường đã ban hành Quyết định số 533/QĐ-CĐSP ngày 09/11 /2020 ban hành và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 [10], trong đó: - Thủ tục hướng dẫn theo mô hình hệ thống quản lý chất lượng gồm: (1) Chính sách chất lượng; (2) Mục tiêu chất lượng; (3) Kiểm soát thông tin dạng văn bản (tài liệu và hồ sơ); (4) Quy trình quản lý rủi ro và cơ hội (QT-01); (5) Quy trình đánh giá nội bộ (QT-03); (6) Quy trình kiểm soát và xử lý công việc không phù hợp và hành động khắc phục, cải tiến (QT-04). - Quy trình quản lý nội bộ gồm: (1) Quy trình quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức (QT-TC-01); (2) Quy trình quản lý, cấp phát văn bằng chứng chỉ trình độ trung cấp, cao đẳng hệ chính quy (QT-ĐT-01); (3) Quy trình mượn - trả sách, giáo trình thư viện (QT-ĐT-02); (4) Quy trình quản lý nghiên cứu khoa học (QT-KH-01); (5) Quy trình quản lý thi kết thúc học phần (QT-KT-01); (6) Quy trình quản lý công văn đi - đến (QT-HC-01); (7) Quy trình quản lý, cấp phát văn phòng phẩm (QT-HC-02). Tuy nhiên, từ năm học 2020 - 2021 trở về trước nhà trường chưa triển khai xây dựng hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Từ tháng 6/2021, Sở
- 17 Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải xây dựng hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng. Nhà trường sẽ gặp khó khăn nhất định khi phải thực hiện công tác đảm bảo chất lượng theo 02 hệ thống quản lý có điểm giống và khác nhau. Vì vậy, với chức trách của bản thân, tôi lựa chọn viết sáng kiến về vấn đề này. III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến Để thực hiện sáng kiến, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và tìm hiểu cơ sở lý luận để hệ thống hóa các lý thuyết về hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục nói chung và xây dựng hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng giáo dục nói riêng, từ đó định hướng nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp tổng kết thực tiễn, lấy ý kiến chuyên gia, đàm thoại, thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp thống kê toán học: Tổng hợp, thống kê các số liệu, dữ liệu thu được trong quá trình nghiên cứu. Sáng kiến đề xuất biện pháp chỉ đạo xây dựng hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng ở Trường CĐSP Lạng Sơn góp phần phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng của nhà trường, cụ thể: 1.1. Xây dựng tổ chức bộ máy, nhân sự đảm bảo chất lượng và b n hành các văn bản chỉ đạo về công tác đảm bảo chất lượng * Mục tiêu Xây dựng được tổ chức bộ máy, nhân sự để tổ chức, triển khai thực hiện công tác đảm bảo chất lượng đảm bảo đúng quy định của Nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và phù hợp thực tiễn của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời ban hành được các văn bản chỉ đạo về công tác đảm bảo chát lượng của nhà trường. * Nội dung và cách thức thực hiện - Xây dựng tổ chức bộ máy và nhân sự đảm bảo chất lượng bên trong: Nhà trường giao cho Phòng KHCN&ĐBCL là đầu mối tổ chức và thực hiện công tác đảm bảo chất lượng. Đồng thời thành lập Hội đồng đảm bảo chất lượng của nhà trường theo Quyết định số 533/QĐ-CĐSP ngày 21/9/2021 và Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Đảm bảo chất lượng giáo dục theo Quyết định số 536/QĐ-CĐSP ngày 23/9/2021. Thành phần của Hội đồng bao gồm Ban Giám hiệu, lãnh đạo các đơn vị thuộc trường. Hội đồng có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho Hiệu trưởng về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường. Đồng thời mỗi đơn vị trực thuộc nhà trường cử 01 đến 02 cán bộ, giảng viên có năng lực tham gia công tác đảm bảo chất lượng giáo dục của đơn vị. - Tổ chức bộ máy và nhân sự về đảm bảo chất lượng của nhà trường triển khai thực hiện các nhiệm vụ: (1) Xây dựng hệ thống tài liệu đảm bảo chất
- 18 lượng; (2) Thiết lập hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng (thông tin trong các hoạt động của nhà trường và khảo sát ý kiến phản hồi của các bên có liên quan); (3) Tự đánh giá cơ sở giáo dục và hoặc chương trình đào tạo. Đồng thời vận hành, đánh giá và cải tiến hệ thống đảm bảo chất lượng. - Bồi dưỡng năng lực về công tác đảm bảo chất lượng cho đội ngũ nhân sự thông qua việc tạo điều kiện cho tham gia hội thảo, hội nghị tập huấn, tự học, tự bồi dưỡng; nghiên cứu tài liệu. - Nghiên cứu và thể chế hóa các văn bản về đảm bảo chất lượng: + Nghiên cứu các quy định của Luật Giáo dục 2019, Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 về đảm bảo chất lượng; Tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2020/TT-BGDĐT ngày 05/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm và các văn bản hướng dẫn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo; Tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định thực hiện theo quy định tại Thông tư số 15/2017/TT- BLĐTB&XH ngày 08/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; Biểu mẫu theo Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTB&XH ngày 15/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định hệ thống đảm bảo chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Các nhiệm vụ được quy định tại công văn số 2274/BGDĐT-QLCL ngày 28/5/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đẩy mạnh công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm; Tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định thực hiện theo Công văn số 454/TCGDNN-KĐCL ngày 25/3/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn đánh giá tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Và các văn bản khác có liên quan. + Nghiên cứu Mô hình khung hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015 cho các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước tại địa phương công bố kèm theo Quyết định số 101/QĐ-BKHCN ngày 21/02/2019 của Bộ Khoa học Công nghệ; Tổ chức giáo dục - Hệ thống quản lý đối với tổ chức giáo dục - các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng. Rà soát chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng và các quy trình nhà trường đã xây dựng, công bố và vận hành từ năm 2020 theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015. + Nghiên cứu, thể chế hóa Quy định về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục của Trường CĐSP Lạng Sơn theo Quyết định số 556/QĐ-CĐSP ngày 30/9/2021. Trong đó, Quy định về công tác đảm bảo chất lượng của nhà trường được xây dựng trên cơ sở tích hợp giữa quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo với quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; điều kiện thực tế của nhà trường. Quy định gồm 8 chương với 53 điều, trong đó: chương I. Quy định chung, gồm 03 điều (Điều 1- Điều 3); Chương II. Hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục bên trong, gồm 12 điều (Điều 4 - Điều 15); Chương III. Tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục, gồm 10 điều (Điều 16 - Điều 25); Chương IV. Tự
- 19 đánh giá chương trình đào tạo các ngành đào tạo giáo viên, gồm 09 điều (Điều 26 - Điều 34); Chương V. Tự đánh giá chương trình đào tạo các ngành giáo dục nghề nghiệp, gồm 07 điều (Điều 35 - Điều 41); Chương VI. Cơ sở dữ liệu đảm bảo chất lượng giáo dục và cơ sở dữ liệu kiểm định chương trình đào tạo, gồm 04 điều (Điều 42 - Điều 45); Chương VII. Khảo sát ý kiến phản hồi của các bên liên quan, gồm 05 điều (Điều 46 - Điều 50); Chương VIII. Tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành, gồm 03 điều (Điều 51- Điều 53) [12]. + Xây dựng và ban hành Kế hoạch số 486/KH-CĐSP ngày 21/9/2021 về kế hoạch đảm bảo chất lượng giáo dục giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trong đó phân tích bối cảnh và đánh giá thực trạng công tác đảm bảo chất lượng của nhà trường; xác định tầm nhìn, chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của nhà trường; mục tiêu và nhiệm vụ đảm bảo chất lượng; giải pháp và kế hoạch thực hiện; tổ chức thực hiện. Xây dựng và ban hành Kế hoạch số 487/KH-CĐSP ngày 21/9/2021 về kế hoạch đảm bảo chất lượng giáo dục năm học 2021-2022. 1.2. riển kh i xây dựng, phê duyệt và b n hành hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng giáo dục * Mục tiêu Xây dựng được hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng giáo dục gồm chính sách chất lượng, sổ tay chất lượng, quy trình, công cụ bảo đảm chất lượng đối với từng nội dung trong các lĩnh vực quản lý của nhà trường đảm bảo quy định của cấp trên và thực tiễn. * Nội dung và cách thức thực hiện - Công tác chuẩn bị xây dựng hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng + Phòng KHCN&ĐBCL tham mưu thành lập Ban xây dựng hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng. Thành phần của Ban bao gồm Ban Giám hiệu, trưởng các phòng chức năng và cán bộ cốt cán phụ trách các mảng hoạt động chính của nhà trường. + Phòng KHCN&ĐBCL là đầu mối rà soát tài liệu đảm bảo chất lượng của nhà trường; nghiên cứu quy định, biểu mẫu hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng của cấp trên quy định để định hướng các nội dung tài liệu đảm bảo chất lượng của nhà trường. + Xây dựng kế hoạch xây dựng hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng, trong đó chú trọng các nội dung, nhiệm vụ và thời gian thực hiện. Đồng thời thiết kế biểu mẫu tài liệu đảm bảo chất lượng phù hợp với quy định của cấp trên và thực tiễn nhà trường. + Phân công nhiệm vụ cho các đơn vị, cá nhân xây dựng hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng. Trong đó, các thành viên thuộc Phòng KHCN&ĐBCL xây dựng chính sách chất lượng; mục tiêu chất lượng; sổ tay đảm bảo chất lượng và các quy trình thuộc lĩnh vực đơn vị quản lý, tham mưu. Đồng thời, các phòng chuyên môn, cá nhân xây dựng các quy trình thuộc các lĩnh vực phụ trách.
- 20 - Tổ chức xây dựng hệ thống tài liệu đảm bảo chất lượng + Nghiên cứu chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030; thực tiễn hoạt động đào tạo của nhà trường và yêu cầu của xã hội để xây dựng chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng. Xác định chính sách đảm bảo chất lượng giai đoạn 2021-2025: Chính sách chất lượng phải được xác định trên cơ sở sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu tổng quát của giai đoạn mà nhà trường hướng tới. Chính sách chất lượng là cam kết những chính sách để đảm bảo chất lượng, trong đó thể hiện được các nội dung sau: việc thực hiện sứ mạng của nhà trường, lấy người học làm trung tâm và chất lượng làm cốt lõi; việc tổ chức đào tạo; các điều kiện đảm bảo chất lượng như phát triển đội ngũ, nghiên cứu khoa học và hợp tác đào tạo; cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số; dịch vụ và điều kiện tổ chức đào tạo; việc quản lý các hoạt động đào tạo. Từ việc xác định chính sách chất lượng của nhà trường, các đơn vị sẽ xác định chính sách chất lượng của các mảng lĩnh vực mà các đơn vị phụ trách. - Xác định mục tiêu chất lượng: Trên cơ sở mục tiêu phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2025, xác định mục tiêu chất lượng của giai đoạn. Từ đó, xác định mục tiêu chất lượng của từng năm học. Mục tiêu chất lượng là dự kiến về kết quả đạt được của tất cả các hoạt động, trong đó hoạt động giáo dục và đào tạo là trung tâm. Mục tiêu chất lượng được thể hiện ở mục tiêu tuyển sinh, việc phát triển chương trình đào tạo; kết quả học tập và rèn luyện của người học; tỷ lệ người học có việc làm sau tốt nghiệp; kết quả nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên; cơ sở vật chất, học liệu, thiết bị dạy học; danh hiệu thi đua và công tác kiểm tra nội bộ,... Trên cơ sở mục tiêu chất lượng của nhà trường, xác định mục tiêu chất lượng của đơn vị; xác định mục tiêu chất lượng của từng cá nhân cán bộ, giảng viên; xác định mục tiêu chất lượng của từng hoạt động giáo dục. + Xây dựng và nghiên cứu các văn bản về các lĩnh vực hoạt động của nhà trường và các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. + Xây dựng quy trình, công cụ đảm bảo chất lượng: Trên cơ sở nghiên cứu quy định về quy trình, công cụ đảm bảo chất lượng giáo dục theo Hệ thống quản lý đối với tổ chức giáo dục; quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng như tham khảo của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp để xác định được 03 mẫu quy trình: (1) Quy trình xử lý công việc trình bày theo dạng lưu đồ; (2) Quy trình xử lý công việc trình bày theo dạng chi tiết; (3) Quy trình xử lý công việc trình bày theo dạng lưu đồ và chi tiết. Lựa chọn mẫu 03 để áp dụng trong nhà trường để thuận lợi trong việc triển khai thực hiện. Lưu đồ được trình bày chi tiết, cụ thể trong đó xác định rõ đầu vào, đầu ra và tiến trình thực hiện, có các biểu mẫu để lưu hồ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm
13 p | 1521 | 310
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp dạy tốt phân môn Tập đọc lớp 3
13 p | 1069 | 142
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục trẻ mầm non bảo vệ môi trường
8 p | 463 | 130
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp tạo hứng thú cho trẻ khám phá khoa học
4 p | 462 | 108
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Luyện từ và câu
35 p | 443 | 101
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực của GVCN
8 p | 665 | 58
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THCS Băng Adrênh thông qua các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh
17 p | 399 | 41
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số
8 p | 629 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện
90 p | 236 | 18
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp hướng dẫn kĩ năng vẽ các loại biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lí 12
17 p | 164 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên Đak Pơ
12 p | 145 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục thể chất trong trường THPT
23 p | 33 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho trẻ 5-6 tuổi
13 p | 179 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao vai trò công tác Đội trong nhà trường
15 p | 128 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi
20 p | 133 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số
17 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy tiết ôn tập trong môn Địa lí thông qua một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực ở trường THPT
37 p | 12 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp chỉ đạo tổ chức hoạt động vui chơi ở trường Mầm Non Hoa Pơ Lang
20 p | 55 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn