c<br />
<br />
1<br />
<br />
c<br />
<br />
ả<br />
<br />
ả<br />
<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TOẢN<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
ĐỀ TÀI<br />
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TẬP CÓ<br />
HIỆU QUẢ TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ<br />
<br />
Họ và tên: Dương Thị Nhụy<br />
Đơn vị công tác: Trường TH Trần Quốc Toản<br />
Trình độ đào tạo: Cao Đẳng Tiểu học<br />
Môn đào tạo: Giáo dục Tiểu học<br />
<br />
, tháng 2 ăm 2015<br />
<br />
T<br />
<br />
c<br />
<br />
ả<br />
<br />
1<br />
<br />
c<br />
<br />
2<br />
<br />
c<br />
<br />
ả<br />
<br />
ả<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài:<br />
Trong chương trình Tiểu học, môn tiếng Việt là một trong hai môn chính có<br />
vai trò rất quan trọng. Dạy tiếng Việt ở tiểu học tạo cho học sinh kỹ năng sử dụng<br />
tiếng Việt thành thạo để sử dụng trong học tập, giao tiếp; cung cấp cho HS những<br />
hiểu biết phong phú về tiếng Việt, mở mang kiến thức về tự nhiên, xã hội, văn hóa<br />
của dân tộc Việt Nam và nước ngoài. Môn Tiếng Việt 5 gồm có năm phân môn, mỗi<br />
phân môn có một vai trò và nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ,<br />
tích hợp với nhau. Phân môn Tập Làm Văn có nhiệm vụ rèn cho HS các kỹ năng<br />
quan sát, tìm ý, lập dàn ý. Dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu<br />
loát, mạch lạc. Rèn kĩ năng viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc. Bồi dưỡng tình cảm<br />
yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những gì xung quanh các em. Đây là phân môn<br />
mang tính chất tổng hợp, sáng tạo, thực hành, thể hiện đậm dấu ấn cá nhân. TLV,<br />
viết văn, hành văn là cái đích cuối cùng cao nhất của việc học môn Tiếng Việt. Đối<br />
với HS Tiểu học, biết nói đúng, viết đúng, diễn đạt mạch lạc đã khó. Để nói, viết<br />
hay, có cảm xúc, giàu hình ảnh lại khó hơn nhiều. Cái khó ấy chính là cái đích của<br />
phân môn TLV đòi hỏi người học cần diễn đạt tới. Từ đó, các em được mở rộng vốn<br />
sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thẩm mỹ, hình thành nhân<br />
cách. Chương trình TLV ở tiểu học chủ yếu là dạy văn miêu tả. Ngay từ lớp 2 -3,<br />
các em đã được làm quen với loại văn này khi được tập quan sát và trả lời câu hỏi.<br />
Lên lớp 4, 5 các em phải hiểu thế nào là văn miêu tả, biết quan sát, tìm ý, lập dàn ý,<br />
viết đoạn văn và liên kết đoạn văn thành một bài văn với các loại văn như: miêu tả<br />
đồ vật, cây cối, con vật, tả người, tả cảnh - những đối tượng gần gũi và thân thiết<br />
của các em. Để hoàn thành bài văn miêu tả, đối với HS lớp 5 thường rất khó khăn.<br />
Do đặc điểm tâm lý chưa ổn định, hơn nữa các em còn ham chơi, khả năng tập trung<br />
chú ý quan sát chưa tinh tế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa phát triển tốt… Dẫn<br />
đến khi viết văn, HS còn thiếu hiểu biết về đối tượng miêu tả hoặc không biết cách<br />
diễn đạt điều muốn tả. Đối với giáo viên đây cũng là loại bài khó dạy. GV còn thiếu<br />
linh hoạt trong vận dụng phương pháp và chưa sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt<br />
động học tập của HS. Vì vậy, không phải dạy loại văn nào cũng đạt hiệu quả như<br />
mong muốn và không phải GV nào cũng dạy tốt văn miêu tả. Việc tìm ra các<br />
phương pháp để hướng dẫn HS quan sát, tìm ý, lập dàn ý, tưởng tượng…của GV<br />
cũng còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề<br />
tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu<br />
học Trần Quốc Toản.Với những lý do trên, tôi chọn và viết đề tài: “ Một số iện<br />
pháp giúp học sinh lớp 5 học tập có hiệu quả Tập làm văn miêu tả”.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
2.1. Mục tiêu:<br />
Giúp học sinh lớp 5:<br />
<br />
T<br />
<br />
c<br />
<br />
ả<br />
<br />
2<br />
<br />
c<br />
<br />
3<br />
<br />
c<br />
<br />
ả<br />
<br />
ả<br />
<br />
- Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý.<br />
- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát,<br />
mạch lạc.<br />
- Rèn kĩ năng viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc.<br />
- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những gì xung quanh<br />
các em.<br />
- Có tiền đề tốt để học viết văn miêu tả lớp 5 và các lớp trên.<br />
Giúp giáo viên:<br />
- Nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 5 để vận<br />
dụng phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt.<br />
- Tự tìm tòi, nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy TLV nói<br />
chung và trong dạy học sinh viết văn miêu tả nói riêng.<br />
2.2. Những nhiệm vụ cụ thể:<br />
- Tìm hiểu mục tiêu, nội dung, chương trình và những phương pháp dạy học<br />
để giảng dạy văn miêu tả.<br />
- Tìm hiểu những kĩ năng cơ bản cần trang bị để phục vụ giảng dạy văn miêu<br />
tả cho học sinh lớp Năm.<br />
- Khảo sát và hướng dẫn cụ thể một số đoạn văn mẫu, một số bài văn hay ở<br />
lớp 5, phân loại học sinh để từ đó có kế hoạch kèm cặp.<br />
- Có phương pháp dạy học thích hợp tùy vaò từng đối tượng học sinh, kích<br />
thích óc quan sát, sáng tạo, gây hứng thú học tập môn học cho các em.<br />
- Đề ra các biện pháp thiết thực giúp học sinh lớp 5 học văn miêu tả có hiệu<br />
quả, thi đua học tập, yêu môn học để trở thành những con người toàn diện.<br />
3. Đối tượng nghiên c u:<br />
Đề tài được nghiên cứu trên đối tượng là học sinh lớp 5 Trường tiểu học Trần<br />
Quốc Toản với thể loại văn miêu tả.<br />
4. Phạm vi nghiên c u:<br />
Nhằm đi sâu vào một vấn đề và chỉ dừng ở mức độ sáng kiến kinh nghiệm<br />
nên tôi chỉ giới hạn đề tài trong phạm vi nghiên cứu việc dạy học kiểu bài miêu tả<br />
cho học sinh lớp Năm.<br />
5. Phương pháp nghiên c u<br />
a. Phương pháp nghiên cứu lí luận<br />
- Đọc các tài liệu có liên quan đến tâm sinh lí học sinh, tài liệu, sách giáo khoa<br />
liên quan đến nội dung nghiên cứu.<br />
- Đọc và tìm hiểu một số phương pháp dạy tiếng Việt đặc biệt là bài văn miêu<br />
tả.<br />
b. Phương pháp điều tra, quan sát:<br />
<br />
T<br />
<br />
c<br />
<br />
ả<br />
<br />
3<br />
<br />
c<br />
<br />
4<br />
<br />
c<br />
<br />
ả<br />
<br />
ả<br />
<br />
- Phỏng vấn học sinh các vấn đề có liên quan.<br />
- Đọc và phân tích các bài văn của học sinh<br />
- Trao đổi về phương pháp dạy với các giáo viên trong khối.<br />
c. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm<br />
d. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.<br />
II. NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài:<br />
Dạy Tập làm văn lớp 5 phải đảm bảo mục tiêu yêu cầu cần đạt về kiến thức,<br />
kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học theo Chuẩn kiến thức,<br />
kĩ năng của từng môn học (ban hành kèm theo quyết định số 16 của Bộ GD-ĐT)<br />
và phù hợp trình độ của từng học sinh trong lớp mà “Hướng dẫn 896” của Bộ<br />
GD-ĐT đã đề ra. Dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu về các phương pháp dạy<br />
học Tập làm văn ở Tiểu học. Dựa vào các loại sách tham khảo, sách tiếng Việt 5,<br />
sách GV tiếng Việt 5. Bản thân tôi dựa sự đúc kết kinh nghiệm qua thời gian<br />
giảng dạy và tình hình thực tế của học sinh lớp 5C.<br />
2. Thực trạng:<br />
a.Thuận lợi khó khăn:<br />
a.1. Thuận lợi:<br />
- Phong trào giáo dục nói chung của nền giáo dục được quan tâm rộng khắp<br />
cũng như xã Bình Hòa và cụ thể trường TH Trần Quốc Toản nói riêng được đầu tư<br />
nhiều về CSVC, thiết bị giảng dạy,…<br />
- Bản thân tôi là GV đã trực tếp giảng dạy lớp 5 nhiều năm, có lòng yêu nghề,<br />
mến trẻ, nhiệt huyết cao.<br />
- Một số phụ huynh học sinh đã quan tâm đến việc học của con em mình.<br />
- Một số em ham học, yêu thích môn học, viết bài văn có bố cục, hình ảnh.<br />
a.2. Khó khăn:<br />
Năm nay (2014 – 2015), tôi được phân công phụ trách lớp 5C với 12 học<br />
sinh. Hầu hết 12 học sinh của lớp 5C tôi chủ nhiệm còn rất hạn chế khi làm bài Tập<br />
làm văn. Sau khi nghiên cứu sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tôi nhận thấy học sinh lớp<br />
4 đã được học văn miêu tả về đồ vật, cây cối, con vật. Nhưng qua khảo sát chất<br />
lượng đầu năm học này, đã có 5 học sinh bị điểm yếu về Tập làm văn.<br />
- Phần lớn học sinh không thích học phân môn Tập làm văn vì môn này khó<br />
nó đòi hỏi sự sáng tạo và năng khiếu của các em.<br />
- Vốn từ ngữ của các em còn hạn chế nên khi viết văn thường bị lặp lại từ,<br />
câu văn lủng củng, thiếu hình ảnh, cảm xúc .<br />
- Nhiều em không nắm được cấu trúc ngữ pháp nên sử dụng dấu câu tùy tiện.<br />
- Một số học sinh làm theo văn mẫu hoặc chỉ viết theo dàn bài mà giáo viên<br />
đã hướng dẫn lập. Chưa biết tích hợp các phân môn khác như : Tập đọc, Luyện từ<br />
và câu, chính tả, …vào Tập làm văn. Chưa sáng tạo trong khi dùng từ đặt câu .<br />
<br />
T<br />
<br />
c<br />
<br />
ả<br />
<br />
4<br />
<br />
c<br />
<br />
5<br />
<br />
c<br />
<br />
ả<br />
<br />
ả<br />
<br />
b. Thành công và hạn chế:<br />
b.1. Thành công<br />
Quá trình nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm được tiến hành trong thời gian từ<br />
đầu năm học 2014- 2015 tới thời điểm hiện tại với lớp dạy kết quả cho thấy kết quả<br />
làm văn của học sinh có phần tiến bộ, đặc biệt là văn miêu tả. Học sinh nắm được<br />
yêu cầu đề bài, xác định r bố cục, làm bài có nội dung, súc tích, câu văn có hình<br />
ảnh,..Qua đó thể hiện việc áp dụng biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả<br />
có hiệu quả đáng kể.<br />
b.2. Hạn chế:<br />
Bài viết của học sinh chưa đầy đủ bố cục, còn mắc nhiều lỗi chính tả.<br />
Học sinh chưa xác định được trọng tâm đề bài cần miêu tả.<br />
Nhiều em thường liệt kê, kể lể dài dòng, diễn đạt vụng về, lủng củng. Nhiều<br />
em chưa biết dừng lại để nói kĩ một vài chi tiết cụ thể nổi bật.<br />
Vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn, khuôn sáo, quan sát sự vật còn hời<br />
hợt.<br />
Các em chưa biết cách dùng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả.<br />
Thực trạng học sinh còn nhiều hạn chế như vậy đã làm cho tiết Tập làm văn<br />
trở thành một gánh nặng, một thách thức đối với giáo viên Tiểu học. Ý nghĩ cho<br />
rằng Tập làm văn là một phân môn khó dạy, khó học và khó đạt hiệu quả cao đã là<br />
nhận thức chung của nhiều thầy cô giáo dạy lớp 4, lớp 5.<br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu<br />
c.1. Mặt mạnh:<br />
- Tạo sự say mê, hứng thú, yêu quê hương, yêu cuộc sống cho học sinh khi<br />
học văn miêu tả, các em càng ngày càng yêu thích học môn văn hơn. Đặc biệt là<br />
dạng văn miêu tả, biết xác định yêu cầu bài, nắm dạng bài, xác định đúng bố cục bài<br />
văn, nội dung r ràng,…<br />
- Góp phần nâng cao chất lượng của môn Tập làm văn nói chung và chất<br />
lượng về văn miêu tả nói riêng.<br />
c.2. Mặt yếu:<br />
- Một số em chưa hiểu yêu cầu đề văn, chưa nắm được dạng bài, lạc đề, đặt<br />
câu cụt, câu què, nội dung sơ sài, lủng củng, rập khuôn, liệt kê,…dẫn đến tiết học<br />
chưa đồng đều, lớp học chưa sôi nổi, thời gian học văn còn chiếm rất nhiều thời<br />
gian trong buổi học.<br />
- Một số em còn dựa vào văn mẫu, chưa có sự sáng tạo, tự giác.<br />
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
Về phía học sinh:<br />
Theo tôi có sáu nguyên nhân như sau:<br />
- Khi làm văn, học sinh chưa xác định được yêu cầu trọng tâm của đề bài.<br />
- Học sinh không được quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả.<br />
- Khi quan sát thì các em không được hướng dẫn về kĩ năng quan sát: quan sát<br />
những gì, quan sát từ đâu ? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu của đối tượng<br />
cần miêu tả.<br />
<br />
T<br />
<br />
c<br />
<br />
ả<br />
<br />
5<br />
<br />