Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp phân biệt được từ đơn, từ ghép, từ láy và danh từ, động từ, tính từ cho học sinh lớp 4
lượt xem 12
download
Trong quá trình giảng dạy tác giả nhận thấy sự phức tạp về việc “giúp học sinh hiểu nghĩa từ”. Làm thế nào để các em hiểu được nghĩa của từ, phân loại đúng theo yêu cầu, dùng từ chính xác để đặt câu, để viết văn và giao tiếp trong cuộc sống. Mặt khác, học sinh muốn viết câu đúng ngữ pháp, câu có hình ảnh, có cảm xúc học sinh phải hiểu rõ cấu tạo của từ. Trên cơ sở đó, học sinh biết vận dụng vào thực tế. Do vậy, tác giả đưa ra một số giải pháp, biện pháp là kinh nghiệm nhỏ của mình giúp học sinh lớp 4 phân biệt được từ đơn, từ ghép, từ láy và danh từ, động từ, tính từ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp phân biệt được từ đơn, từ ghép, từ láy và danh từ, động từ, tính từ cho học sinh lớp 4
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lời mở đầu Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc học Trung học cơ sở. Trong chương trình giáo dục phổ thông Cấp tiểu học, mỗi môn học đều xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Do vậy, mỗi giáo viên cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để đạt hiệu quả cao. Là một giáo viên qua 2 năm giảng dạy tôi thực sự trăn trở với mỗi bài giảng của mình. Làm thế nào để học sinh hiểu được nội dung bài học, biết vận dụng vào thực tế cuộc sống. Hiểu rõ được tầm quan trọng của từng môn học tôi luôn học hỏi, tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm qua các bài học vận dụng linh hoạt các PPDH, HTTC phù hợp với trình độ của học sinh. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy sự phức tạp về việc “giúp học sinh hiểu nghĩa từ”. Làm thế nào để các em hiểu được nghĩa của từ, phân loại đúng theo yêu cầu, dùng từ chính xác để đặt câu, để viết văn và giao tiếp trong cuộc sống. Mặt khác, học sinh muốn viết câu đúng ngữ pháp, câu có hình ảnh, có cảm xúc học sinh phải hiểu rõ cấu tạo của từ. Trên cơ sở đó, học sinh biết vận dụng vào thực tế. Do vậy, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, biện pháp là kinh nghiệm nhỏ của mình giúp học sinh lớp 4 phân biệt được từ đơn, từ ghép, từ láy và danh từ, động từ, tính từ. II.Thực trạng của vấn đề 1. Tình hình nhà trường Trường Tiểu học Thành Vinh là một trường nắm cách trung tâm huyện khoảng 17 km, có 17 lớp với 25 cán bộ giáo viên. 100% cán bộ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, có lòng yêu nghề mến trẻ tận tuỵ với công việc của mình. Luôn trau dồi , học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 2.Địa phương. Là một xã miền núi, đời sống của nhân dân trong vùng đa phần còn gặp nhiều khó khăn. Nghề nghiệp chính là trồng trọt, chăn nuôi, thu nhập thấp. Một số hộ gia đình do điều kiện kinh tế eo hẹp phải đi làm ăn xa phó mặc con cái ở nhà cho ông bà, chú bác…Dẫn đến việc quan tâm đến việc học tập của con em họ là hạn chế. Học sinh đến trường không có đủ đồ dùng học tập, không làm bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp dẫn đến chất lượng học tập không cao. Mặt khác, do đặc điểm vùng miền khả năng dùng từ đặt câu vận dụng vào giao tiếp của học sinh còn hạn chế. Phụ huynh học sinh chưa quan tâm 1
- nhiều, chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc học nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng. 3. Tình hình lớp Sau 2 năm thực dạy lớp 4 tôi nhận thấy học sinh thường hay nhầm lẫn rất nhiều. * Nguyên nhân chủ yếu : + Về phía học sinh Do học sinh không hiểu rõ nghĩa của từ ( trường hợp mà nghĩa của từ hoặc dấu hiệu hình thức không rõ ràng) nên khi xác định từ loại còn khó khăn. Do thời gian học trên lớp hạn chế nên chưa mở rộng hết được nội dung kiến thức có liên quan. Học sinh chưa hiểu được về khả năng kết hợp của từ. Bên cạnh đó, sự tập trung của các em chưa bền vững, khả năng tập trung chưa cao, nóng vội trong các tình huống cộng với trình độ ngôn ngữ thấp so với yêu cầu đặt ra. Điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn, thời gian dành cho việc học tập ở nhà còn ít, một số em ở nhà đi chăn trâu, bế em giúp mẹ. Măt khác, việc mua sắm tài liệu tham khảo còn hạn chế dẫn đến chất lượng không cao. Không chịu học bài, rèn luyện, ghi nhớ các bài học. Không tự rèn luyện, học hỏi, tự trao đổi ở nhà, vận dụng vào thực tế cuộc sống. + Về phía giáo viên Quá trình bồi dưỡng, tích luỹ kinh nghiệm về vốn từ của học sinh còn hạn chế. Chưa hệ thống được một số dạng bài tập. Từ việc tìm hiểu nguyên nhân trên tôi đã tiến hành tìm hiểu, điều tra tại lớp mà mình thực dạy. Kết quả thu được như sau: Lỗi HS sai Không phân Không xác định Không xác định đúng định được ranh đúng từ ghép, từ danh từ, động từ, tính giới từ. láy. từ . TS HS 23 6 7 5 Từ những nguyên nhân trên, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm nhỏ để hướng dẫn học sinh khắc phục các lỗi trên. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Các giải pháp thực hiện 2
- Từ việc tìm hiểu nguyên nhân, tôi đã tiến hành tìm hiểu lỗi sai, nội dung bài dạy, phạm vi kiến thức trong và ngoài bài học, lựa chọn nội dung kiến thức, PPDH phù hợp với bài dạy, với từng đối tượng học sinh. 1. Hướng dẫn học sinh phân định ranh giới từ. 1.1. Giúp học sinh hiểu rõ khái niệm. a) Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. Mỗi tiếng thường có ba bộ phận : Âm đầu, vần và thanh. Tiếng nào cũng có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu. Ví dụ: Tiếng Âm đầu Vần Thanh Người ng ươi Huyền Giá gi a S ắc b) Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa dùng để: Biểu thị sự vật, hoạt động, đặc điểm,..( biểu thị ý nghĩa) và cấu tạo câu. Tiếng cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn. Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức. Từ nào cũng có nghĩa và dùng để tạo câu. Mỗi tiếng trong từ phức có nghĩa rõ ràng hoặc không rõ ràng. Dựa vào đó người ta phân biệt từ phức thành hai loại là từ ghép và từ láy. * Cấu tạo từ Từ Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy TG tổng TG phân Láy âm Láy Láy âm và Láy hợp loại đầu vần vần tiếng 1.2. Cách phân định ranh giới từ. Để tách câu thành từng từ, ta phải chia câu thành từng phần nhỏ có nghĩa sao cho được nhiều phần nhất ( chia cho đến phần nhỏ nhất). Vì nếu chia câu thành từng phần có nghĩa nhưng chưa phải là nhỏ nhất thì phần đó có thể là một cụm từ chứ không phải là một từ. Dựa vào tính hoàn chỉnh về cấu tạo và về nghĩa của từ, ta có thể xác định được 1 tổ hợp nào đó là một từ ( từ phức) hay 2 từ đơn bằng cách xem xét tổ hợp ấy về 2 mặt: kết cấu và nghĩa. Ví dụ. Bài 1 ( Phần nhận xét). Tiếng việt 4 Tập 1 Từ đơn và từ phức. * Hướng dẫn học sinh xác định từ đơn, từ phức. Cách 1. Dùng thao tác chêm, xen. 3
- Nếu quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà lỏng lẻo, dễ tách rời, có thể chêm xen một tiếng khác từ bên ngoài vào mà nghĩa của tổ hợp ấy về cơ bản vẫn không thay đổi thì tổ hợp ấy là hai từ đơn. Ví dụ: nhờ bạn nhờ vài bạn (2 từ đơn) Hai tổ hợp trên đã chêm, xen thêm tiếng ‘vài’ nhưng nghĩa của từ này về cơ bản không thay đổi. Do đó nhờ bạn là sự kết hợp của hai từ đơn. Ngược lại, nếu trong tổ hợp mà mối quan hệ giữa các tiếng mà chặt chẽ, khó có thể tách rời và đã tạo thành một khối vững chắc, mang tính cố định ( không thể chêm, xen) thì tổ hợp ấy là một từ phức. VD: học hành Không thêm được từ vào giữa 2 kết hợp (từ ghép) Cách 2. Xét về nghĩa của các từ ( xét xem trong kết hợp có yếu tố nào chuyển nghĩa hay mờ nghĩa. Ví dụ: truyện cổ (tên một loại truyện); nhận mặt (xác định đúng một người nào đó) đều là các kết hợp của 1 từ đơn và các yếu tố “cổ”, “mặt” đã mờ nghĩa, chỉ còn là tên gọi của một loại truyện, xác định đúng một sự vật nào đó, chúng kết hợp chặt chẽ với các tiếng trước nó để tạo thành từ. Cách 3. Xét xem trong tổ hợp ấy có nằm trong thế đối lập không, nếu có thì đó là kết hợp của hai từ đơn. Ví dụ: có truyện cổ chứ không có cổ truyện. Vậy truyện cổ là 1 từ phức. Ngược với chạy đi là chạy lại. Vậy chạy đi là những kết hợp của hai từ đơn Lưu ý: + Khả năng dùng một yếu tố thay cho cả tổ hợp cũng là cách để chúng ta xác định ranh giới từ. 2. Hướng dẫn học sinh phân biệt từ ghép và từ láy. 2.1. Giúp học sinh hiểu rõ khái niệm . * Có hai cách chính để tạo từ phức. Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là từ ghép. Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần ( hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là từ láy. a) Từ ghép. Là từ do 2 hoặc nhiều tiếng ghép lại tạo thành nghĩa chung. Từ ghép được chia thành 2 kiểu: Từ ghép có nghĩa tổng hợp ( Từ ghép hợp nghĩa, từ ghép đẳng lập, từ ghép song song): Là từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa các tiếng trong từ. Từ ghép có nghĩa phân loại (từ ghép phân loại, từ ghép chính phụ): chỉ một loại nhỏ thuộc phạm vi nghĩa của tiếng thứ nhất. 4
- * Lưu ý: Các tiếng trong từ ghép có nghĩa tổng hợp thường cùng một kiểu từ loại ( cùng danh từ hoặc cùng động từ,..). Các từ như: chèo bẻo, bồ kết, ễnh ương, bồ hóng,.., axít, cà phê, ôtô, môtô,..có thể cho là từ ghép ( theo định nghĩa) hoặc là từ đơn ( tuy là hai tiếng nhưng gộp lại mới có nghĩa, còn tách rời thì không có nghĩa. Những trường hợp này gọi là từ đơn đa âm). b) Từ láy: Là từ phối hợp những tiếng có âm đầu hoặc vần ( hay cả âm đầu và vần) giống nhau. Căn cứ vào bộ phận được lặp lại, người ta chia từ láy theo 4 kiểu: Láy tiếng, láy vần, láy âm, láy cả âm và vần. Căn cứ vào số lượng tiếng được lặp lại, người ta chia thành 3 dạng từ láy: láy đôi, láy ba, láy tư. Theo truyền thống có thể chia từ láy làm 3 loại lớn: * Từ tượng thanh ( bắt chước âm thanh): Là từ láy mô phỏng, gợi tả âm thanh trong thực tế: Ví dụ: rì rào, ào ào, lóc cóc, ùng oàng,… * Từ tượng hình ( bắt chước hình dáng): Là từ láy gợi tả hình ảnh, hình dáng của người, vật; gợi tả màu sắc, mùi vị. Ví dụ: Gợi tả dáng dấp: lênh khênh, lè tè, lom khom, khẳng khiu,.. Gợi tả màu sắc: chon chót, sặc sỡ, lấp lánh,… Gợi tả mùi vi: thoang thoảng, nồng nàn, ngào ngạt,.. * Từ láy biểu thái ( biểu thị trạng thái sự vật hoặc tâm lí).VD: bồn chồn, lo lắng. Lưu ý: Một số từ vừa có nghĩa tượng hình, vừa có nghĩa tượng thanh, tuỳ vào văn cảnh mà ta xếp vào nhóm nào. Ví dụ: làm ào ào ( ào ào là từ tượng hình), thổi ào ào ( ào ào là từ tượng thanh). Thực tế vẫn tồn tại những từ tượng hình và từ tượng thanh không phải là từ láy. * Nghĩa của từ láy: Rất phong phú, cũng như từ ghép, chúng có cả nghĩa khái quát, nghĩa tổng hợp và nghĩa phân loại. Ví dụ: chim chóc, làm lụng,..( nghĩa tổng hợp); nhỏ nhen, nhỏ nhắn, xấu xa,..( nghĩa phân loại). Tuy nhiên, ở Tiểu học đề cập đến một số dạng sau: Diễn tả sự giảm nhẹ của tính chất: đo đỏ con Diễn tả sự đứt đoạn, không liên tục nhưng tuần hoàn.VD: lập loè, lấp ló, …. Diễn tả tính chất đạt đến một mức độ chuẩn mực, không chê được. Ví dụ: nhỏ nhắn, xinh xắn, ngay ngắn, tròn trịa,… 5
- 2.2. Cách phân biệt từ ghép và từ láy. * Hướng dẫn học sinh qua bài Từ ghép và từ láy Tiếng việt 4 Tập 1. + Từ ghép Giữa các tiếng trong từ ghép có quan hệ về nghĩa ( Các từ khi tách ra thành từ đơn đều có nghĩa (từ ghép tổng hợp) hoặc liên kết với nhau rất chặt chẽ không thể tách rời nhau được.Ví dụ: truyện cổ, ông cha, ghi nhớ, đền thờ, ….( truyện + cổ, ông + cha) Nếu các từ chỉ còn một tiếng có nghĩa, còn một tiếng đã mất nghĩa nhưng hai tiếng không có quan hệ về âm thì ta cũng xếp vào nhóm từ ghép. Ví dụ: tưởng nhớ, ngay đơ,… + Từ láy Giữa các tiếng trong từ láy có quan hệ về âm ( Các từ khi tách ra có một tiếng có nghĩa (nghĩa gốc), một tiếng không có nghĩa (mờ nghĩa)). Ví dụ: nô nức, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp,.. Các từ có một tiếng có nghĩa còn một tiếng không có nghĩa rõ ràng nhưng các tiếng trong từ được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu thì cũng xếp vào nhóm từ láy ( láy vắng khuyết phụ âm đầu).VD: ồn ào, ầm ĩ, ấm áp, …. Các từ có một tiếng có nghĩa còn một tiếng không có nghĩa rõ ràng nhưng các tiếng có phụ âm đầu được ghi bằng các con chữ khác nhau nhưng có cùng cách đọc ( c/ k/ q; ng/ ngh; g/ gh) cũng được xếp vào nhóm từ láy. Ví dụ: cuống quýt, cũ kĩ, ngốc nghếch, gồ ghề,… * Lưu ý: Trong thực tế, có nhiều từ ghép ( gốc Hán) có hình thức ngữ âm giống từ láy, nhưng thực tế các tiếng đều có nghĩa nhưng học sinh rất khó phân biệt. Do vậy , ta nên liệt kê cho học sinh ghi nhớ. Ví dụ: bình minh, cần mẫn, căn cơ, hoan hỉ, chuyên chính, chân chất, hảo hạng,.. Ngoài ra, có những từ có cả quan hệ về âm và về nghĩa ( từ Thuần Việt) như: tắc kè, bồ hóng, bồ kết, bù nhìn, ễnh ương,…hay các từ vay mượn như: mì chính, cà phê, xà phòng. Trong quá trình dạy, tôi thường lấy một số từ đặc biệt để học sinh xác định. Ví dụ: bạn bè Có học sinh cho rằng đó là từ ghép nhưng cũng có học sinh cho rằng đó là từ láy. Học sinh giải thích: Bạn bè từ ghép vì bè có nghĩa như bè phái, bè cánh. Bạn bè từ láy vì bè không có nghĩa nó chỉ láy lại âm đầu. Với hai cách lập luận này, giáo viên công nhận đều đúng vì học sinh đã biết dựa vào khái niệm đã học. Bên cạnh đó, việc hệ thống các dạng bài tập giúp học sinh hiểu rõ hơn là điều không thể thiếu. Tuỳ vào từng đối tượng học sinh. 6
- Ví dụ: Dựa vào từ gốc, hãy tạo ra các từ ghép và từ láy từ từ ngay, thẳng, thật ( Bài tập 2 Tiếng việt 4 T1 Trang 40). Từ ghép Từ láy Ngay ngay thẳng, ngay thật, ngay lưng,… ngay ngắn. thẳng băng, thẳng cánh, thẳng đứng, thẳng thắn, thẳng Thẳng thẳng đuột, thẳng tắp, thẳng góc,… thớm,.. Thật chân thật, thành thật, thật lòng,… thật thà 3. Hướng dẫn học sinh phân biệt danh từ, động từ, tính từ . 3.1. Giúp học sinh hiểu rõ khái niệm Trong Tiếng Việt, xét về mặt ngữ pháp, có thể phân chi thành những lớp đồng nhất về mặt ý nghĩa ( khái quát), về hình thức ngữ pháp và về chức năng cú pháp, sắp xếp thành hệ thống các từ loại: Thực từ và hư từ + Thực từ: Gồm những từ có nghĩa chân thực như danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ. + Hư từ: Dùng để biểu thị các quan hệ ngữ nghĩa cú pháp giữa các thực từ .Đó là: phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ,… Hư từ không có khả năng một mình tạo thành câu hay làm thành phần câu như thực từ nhưng rất cần thiết trong việc xây dựng câu. Chức năng của hư từ là làm công cụ ngữ pháp. Mục đích của việc phân chia từ loại là chỉ ra các đặc điểm về ý nghĩa ngữ pháp và về hoạt động cú pháp của từ dùng để đặt câu. Nó được chia theo các tiêu chuẩn sau: + Ý nghĩa khái quát của từ. Khả năng kết hợp của từ. Chức năng cú pháp của từ. Với phạm vi sáng kiến này chỉ đề cập đến danh từ, động từ, tính từ a) Danh từ: Là những từ chỉ sự vật ( Người, vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị). Ví dụ; Tìm các từ chỉ sự vật và xếp vào nhóm thích hợp (Tiếng việt 4 Tập 1). Mang theo truyện cổ tôi đi Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi Đời cha ông với đồi tôi Như con sông với chân trời đã xa Chỉ còn truyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình. Lâm Thị Mỹ Dạ Từ chỉ người: ông cha, cha ông. Từ chỉ vật: sông, dừa, chân trời. 7
- Từ chỉ hiện tượng: mưa, nắng. Từ chỉ khái niệm: cuộc sống, truyện cổ, tiếng, xưa, đời. ( biểu thị những cái chỉ có trong nhận thức của con người, không có hình thù, không chạm tay vào ngửi, nếm, …được). Từ chỉ đơn vị: cơn, con, rặng ( biểu thị những đơn vị được dùng để tính đếm sự vật) Khi phân loại danh từ Tiếng việt, người ta phân chia thành 2 loại: Danh từ chung và danh từ riêng. * Danh từ riêng: Là tên riêng của một loại sự vật. Tên người Việt Nam là danh từ riêng có cấu tạo như sau: + Chỉ gồm một tên riêng: Việt, Hiền, Thuỷ Tiên,… + Gồm từ chỉ họ và tên riêng: Nguyễn Việt, Trương Hiền, Nguyễn Thuỷ Tiên,… + Gồm từ chỉ họ, từ đệm, từ tên riêng: Nguyễn Văn Việt, Trương Văn Hiền, … + Gồm từ chỉ họ cha, mẹ, từ đệm và từ tên riêng: Hoàng Nguyễn Thuỷ Tiên,… Tên địa điểm + Địa danh theo khu vực hành chính hoặc địa lí: Thanh Hoá, Thạch Thành, … + Tên núi, tên sông, tên đất: Ba Vì, Sông Mã,…. * Danh từ chung. Là tên một loại sự vật ( dùng để gọi chung cho một loại sự vật). Danh từ chung có thể chia thành 2 loại: + Danh từ cụ thể: Là danh từ chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan ( sách, vở, gió,…). + Danh từ trừu tượng: Là danh từ chỉ sự vật mà ta không thể cảm nhận được bằng các giác quan ( cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,…). Danh từ hiện tượng: Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắng, sấm, chớp,…và hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đói nghèo,…Danh từ chỉ hiện tượng là danh từ biểu thị các hiện tượng tự nhiên: tia chớp, ánh sáng,… Danh từ chỉ khái niệm: Là danh từ có ý nghĩa trừu tượng. Là loại danh từ không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, phương châm, chủ trương, tình yêu,…Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức con người, không vật chất hoá hay cụ thể hoá được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan. Đây là loại 8
- danh từ học sinh khó xác định nhất. Nên giáo viên cần dựa vào văn cảnh cụ thể đển giải thích cho học sinh. Danh từ chỉ đơn vị: Hiểu theo nghĩa rộng, danh từ chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, vào phạm vi sử dụg có thể chia thành các loại nhỏ sau: + Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: Các danh từ này chỉ rõ các loại sự vật nên còn được gọi là danh từ chỉ loại. Ví dụ: cục, mẩu, miếng, tờ, quyển,… + Danh từ chỉ đơn vị đo lường: Các danh từ này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu.Ví dụ: lạng, cân, yến, sải, gang,… + Danh từ chỉ đơn vị tập thể: Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Ví dụ: đôi, cặp, dãy, bó,… + Danh từ chỉ đơn vị thời gian: giây, phút, giờ,… + Danh từ chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, tiểu đội,… b) Đ ộng từ ( ĐT ): Khái niệm: ĐT là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. Phân loại: Căn cứ vào ý nghĩa khái quát và khả năng sử dụng độc lập hay không độc lập người ta phân động từ làm hai loại: Những động từ độc lập và những động từ không độc lập. * Những động từ độc lập: Là những động từ tự mình làm thành phần câu, không đòi hỏi có động từ khác bổ nghĩa: ăn học, nói năng,... ĐT độc lập có thể có các tiểu loại động từ sau: ĐT tác động: cắt, gặt, cuốc, chặt, ăn, bắt, gánh, xách, giết, đọc, đóng.... ĐT mang ý nghĩa trao nhận: tặng, cho, biếu, cấp, phát, trả, nộp, vay, mượn, đòi, ĐT gây khiến: sai bảo, đề nghị, yêu cầu, cho phép, khiến, khuyên, cấm.... ĐT cảm nghĩ nói năng (động từ chỉ trạng thái, tâm lý): hiểu, biết, nghe, thấy, ... ĐT chỉ vận động di chuyển: ra, vào, đi, chạy, lên, xuống, về, đến...... ĐT vận động di chuyển có đặc điểm riêng biệt là sau động từ bắt buộc phải có thành tố phụ chỉ nơi chốn (bổ ngữ chỉ địa điểm). ĐT tồn tại; có, còn, nảy sinh nở, mọc, lặn, nổi, sống, chết, tàn, tắt, tan tác Những động từ không độc lập: cần kết hợp với động từ khác để biểu thị nội dung của hành động, trạng thái: nên ăn, cần học, phải đi làm,...Động từ không độc lập chỉ dùng một mình khi hoàn cảnh giao tiếp cho phép, nghĩa là, người nói người nghe chấp nhận và không hiểu được nội dung liên quan mà động từ không mở rộng, đòi hỏi, mặc dù không nói ra trực tiếp Căn cứ vào ý nghĩa khái quát của động từ biểu thị các dạng thức vận động và đặc trưng ngữ pháp, chia thành động từ chỉ hành động, chỉ trạng thái, chỉ tính chất, chỉ quan hệ. 9
- * Những động từ không độc lập (động từ tình thái): được chia làm hai tiểu loại: 1a. ĐT chỉ quan hệ: ĐT chỉ quan hệ đồng nhất ĐT chỉ quan hệ quá trình biến hoá: trở nên, trở thành. ĐT chỉ quan hệ đối chiếu, so sánh: như, giống, khác, tựa... 2b. ĐT chỉ tình thái: ĐT tình thái chỉ sự cần thiết và khả năng: nếu, cần, phải, cần phải, có thể, … ĐT tình thái chỉ ý chí, ý muốn: định, toan, nỡ, mong...... ĐT tình thái chỉ sự chịu đựng, chỉ sự tiếp thu: bị, phải, được.... * Một số lưu ý về động từ chỉ trạng thái. Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của động từ chỉ trạng thái là: nếu như động từ chỉ hoạt động, hành động, có kể kết hợp với từ song ở phía sau. Ví dụ: ăn xong, đọc xong,… thì động từ trạng thái không kết hợp với xong ở phía sau ( không nói: còn xog, hết xong,…). Một số nội động từ sau đây cũng được coi là động từ trạng thái: nằm, ngồi, nghỉ, thức,… Một số từ vừa được coi là động từ chỉ hành động lại vừa được coi là động từ chỉ trạng thái. Một số động từ chuyển nghĩa thì được coi là động từ chỉ trạng thái ( trạng thái tồn tại). Ví dụ: Bác đã đi rồi sao Bác ơi! ( Tố Hữu). Anh ấy đứng tuổi rồi. Một số từ mang đặc điểm ngữ pháp của tính từ ( kết hợp được với các tính từ chỉ mức độ). + Các ngoại động từ sau đây cũng được coi là động từ chỉ trạng thái ( trạng thái tâm lí): yêu, ghét, kính trọng, thèm,….các từ này mang đặc điểm ngữ pháp của tính từ, có tính chất trung gian giữa động từ và tính từ. + Có một số động từ chỉ hành động được sử dụng như một động từ chỉ trạng thái. Ví dụ: Trên đường treo một bức tranh. Dưới gốc cây có buộc một con ngựa. + Động từ trang thái mang một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa giống như tíh từ. Vì vậy, chúng có thể làm vị ngữ trong câu kể: Ai thế nào? c) Tính từ: Là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của vật, hoạt động, trạng thái,… Có 2 các loại tính từ là: Tính từ chỉ tính chất chung không có mức độ ( xanh, tím, sâu,…). Tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ. Ví dụ: xanh lè, tím ngắt, sâu hoắm,… * Phân biệt từ chỉ đặc điểm, từ chỉ tính chất, từ chỉ trạng thái. 10
- a) Từ chỉ đặc điểm: Đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ riêng của một sự vật nào đó (có thể là người, con vật, đồ vật, cây cối,..). Đặc điểm của sự vật chủ yếu là đặc điểm bên goài ( ngoại hình) mà ta có thể nhận biết trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, mũi sờ, mũi ngửi,…Đó là các nét riêng, vẻ riêng về màu sắc, hình khối, hình dáng, âm thanh,…của sự vật. Đặc điểm của một vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà qua quan sát, suy luận, khái quát ta mới có thể nhận biết được. Đó là các đặc điểm về tính tình, tâm lí, tính cách của một người, độ bền, giá trị một đồ vật… Từ chỉ đặc điểm là từ biểu thị các đặc điểm của sự vật, hiện tượng. Từ chỉ đặc điểm bên ngoài: cao, thấp, rộng, hẹp,… Từ chỉ đặc điểm bên trong: tốt, ngoan, chăm chỉ,… b) Từ chỉ tính chất Tính chất cũng là đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng ( bao gồm cả những hiện tượng xã hội, hiện tượng cuộc sống,…), nhưng thiên về đặc điểm bên trong, ta không quan sát trực tiếp được mà phải qua quá trình quan sát, suy luận, phân tích, tổng hợp ta mới có thể nhận biết được. Do đó, từ chỉ tính chất cũng là từ chỉ đặc điểm bên trong của sự vật( tốt, xấu, ngoan, hư, nặng ,nhẹ, sâu sắc, ...) c) Từ chỉ trạng thái Trạng thái là tình trạng của một sự vật hoặc một con người, tồn tại trong một thời gian nào đó. Từ chỉ trạng thỏi là từ chỉ trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. Ví dụ: Trời đang đứng gió. Người bệnh đang hôn mê Xét về mặt từ loại Từ chỉ trạng thỏi có thể là động từ, có thể là tính từ hoặc mang đặc điểm của cả động từ và tính từ (từ trung gian), nhưng trong chương trình tiểu học xếp vào nhóm động từ. 3. 2. Cách phân biệt các danh từ, động từ, tính từ. Để phân biệt các danh từ, động từ, tính từ dễ lẫn lộn, ta thường dùng phép liên kết ( khả năng kết hợp) với các phụ từ. * Danh từ Có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng như: mọi, một, hai, những, …ở phía trước ( những khái niệm, những tình cảm, những nỗi đau,…). Danh từ kết hợp với các từ chỉ định: này, kia, ấy, nọ,…ở phía sau. Danh từ có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn” nào” đi sau ( lợi ích nào?...) Các động từ và tính từ đi kèm: sự, cuộc, nỗi, niềm,…ở phía trước thì tạo thành một danh từ mới ( sự hi sinh, cuộc đấu tranh, nỗi nhớ, niềm vui,…). Chức năng ngữ pháp ngữ pháp thay đổi cũng dẫn đến sự thay đổi về thể loại. 11
- Ví dụ: Yêu cầu học sinh đặt câu với từ cho dưới sao cho từ đó là động từ, danh từ, tính từ. Cân Mẹ em mua một chiếc cân đĩa ( cân danh từ). Mẹ cân một con gà ( cân động từ). Hai bên cân sức cân tài ( cân là tính từ). * Động từ. Có khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh. + Về phía trước: Động từ có khả năng kết hợp với các phó từ ( phụ từ mệnh lệnh): đã, sẽ, đang, hãy, đừng, chớ, không, điều, cùng....ở phía trước + Về phía sau: ĐT có thể kết hợp với 1 từ, một nhóm từ, 1 cụm CV. Có thể tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ bao giờ hoặc bao lâu ( Tính từ không có khả năng này). Động từ thường đảm nhiệm chức vụ vị ngữ. * Tính từ Có khả năng kết hợp được với từ chỉ mức độ như: rất, hơi, lắm, quá, cực kì,…( rất tốt, đẹp lấm,…). * Lưu ý: Các động từ chỉ cảm xúc ( trạng thái) như: yêu, quý, ghét, xúc động,…cũng kết hợp được với các từ rất, hơi, lắm,… Vì vậy, khi băn khoăn một từ nào đó là động từ hay tính từ thì nên cho học sinh thử kết hợp với các từ hãy, đừng, chớ,…Nếu kết hợp được thì đó là động từ. 3. 3. Một số lưu ý về sự chuyển loại của từ. Chuyển loại là một hiện tượng chuyển nghĩa, một phương thức tạo từ mới. Từ mới được tạo ra theo phương thức chuyển loại có các đặc điểm sau: Giữ nguyên vỏ âm thanh của từ xuất phát. Mang ý nghĩa mới có quan hệ nhất định với nghĩa của từ xuất phát. Mang những đặc điểm ngữ pháp mới (khả năng kết hợp thay đổi, khả năng làm thành phần câu thay đổi). Như chuyển danh từ thành quan hệ từ, chuyển danh từ thành động từ và ngược lại… Ví dụ 1: Chuyển danh từ thành quan hệ từ. Trên bảo, dưới không nghe. Ý kiến ấy chẳng dựa trên cơ sở nào. DT DT QHT Ví dụ 2. Chuyển DT thành động từ và ngược lại. DT chỉ công cụ chuyển thành động từ chỉ hoạt động sử dụng công cụ ấy: Cái cày/ cày ruộng; cái cuốc/cuốc đất; cái bơm/bơm xe... DT trừu tượng (2 âm tiết) chuyển thành động từ: Những nhận thức mới/ nhận thức lại vấn đề; phát triển tư duy/ đang tư duy. ĐT chỉ cảm nghĩ nói năng (2 âm tiết) chuyển thành DT: đang suy nghĩ/ những suy nghĩ ấy; đang tính toán/ những tính toán ấy ... Ví dụ 3. Chuyển DT thành TT và ngược lại. 12
- a) Mùa xuân đã về. DT b) Cố ấy đang trong thời kì xuân sắc. TT Từ “xuân” trong câu a là danh từ ( chỉ một mùa trong năm), từ “xuân” trong câu b là tính từ ( chỉ sắc vẻ trẻ trung , tươi đẹp). II. Các biện pháp thực hiện Biện pháp 1. Giúp HS hiểu nghĩa của từ. Vốn từ Tiếng việt có số lượng lớn đến hàng chục vạn từ và luôn luôn được bổ sung từ mới. Mỗi từ có ý nghĩa riêng. Nhưng bên cạnh những nét riêng của từng từ, có thể tìm thấy một số lượng từ nào đó, có những nét nghĩa chung, khái quát. Dựa vào những nét nghĩa khái quát đó, có thể tập hợp lại thành từng lớp, từng loại. Ý nghĩa khái quát của từ bao gồm các nét nghĩa liên quan đến ý nghĩa từ vựng và các nét nghĩa liên quan đến ý nghĩa ngữ pháp. Do vậy, khi hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ cần sử dụng các phương pháp giải nghĩa phù hợp như dùng tranh ảnh, vật thật, dựa vào văn cảnh,…. Biện pháp 2. Xây dựng hệ thống bài tập.. Để học sinh nắm vững lí thuyết giáo viên cần sử dụng PPDH phù hợp với học sinh. Để học sinh được ôn luyện kiểm tra vốn kiến thức, có kĩ năng xác định và sử dụng đúng từ loại. Tôi thường sử dụng hệ thống bài tập khác nhau để giúp học sinh dễ phân biệt : * Các dạng bài tập giúp học sinh xác định, phân biệt đúng danh từ, động từ, tính từ. Dạng bài 1. Cho sẵn các từ yêu cầu học sinh xác định các từ đó. Ví dụ: Xác định từ của các từ loại sau: niềm vui, vui tươi, vui chơi, tình yêu, yêu thương, đáng yêu. Để xác định từ loại của những từ này, ta xét đến ý nghĩa ( chỉ đối tượng, chỉ hành động hay chỉ tính chất) cũng như thử các khả năng kết hợp của chúng ( đã đề cập ở phần giải pháp). những niềm vui rất yêu thương hãy yêu thương hãy vui chơi tình yêu ấy rất đáng yêu Danh từ Động từ Tính từ Niềm vui, tình yêu Vui chơi, yêu thương Vui tươi, đáng yêu Dạng bài 2. Xác định từ loai trong đoạn thơ, văn có sẵn. Ví dụ: Xác định động từ, danh từ, tính từ trong hai câu sau: Một cô bé vừa gầy, vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy, lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại rộng nữa. 13
- ở bài tập này học sinh cần xác định danh giới từ, rôi xét ý nghĩa và khả năng kết hợp của chúng. Danh từ Động từ Tính từ Cô bé, thầy giáo, dàn loại, mặc. Gầy, thấp, bẩn, cũ, đồng ca, bộ, quần áo. rộng. Dạng bài 3. Muốn cho học sinh phân định nghĩa của từ chính xác cũng như xác định đúng từ loại, ta nên đưa ra các bài tập mà học sinh còn nhầm lãn để các em sửa. Ví dụ 1: Tìm tính từ trong đoạn văn sau ( Lớp 4 tập 1). Chủ Tịch Hồ Chí Minh, vị chủ tịch của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra mắt đồng bào. Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo ka ki cao cổ, đi dép cao su trắng. Ông cụ có dáng đi nhanh nhẹn. Lời nói của cụ điềm đạm, đầm ấm, khúc triết, rõ ràng. Theo Võ Nguyên Giáp Ỏ bài tập này học sinh xác định các tính từ: gầy gò, cao, sáng, thưa, cao, trắng, nhanh nhẹn một cách dễ dàng. Khi xét đến: điềm đạm, khúc triết, rõ ràng các em lúng túng không xác định được đây thuộc từ loại nào. Vậy phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, nhận biết đây là tính từ chỉ đặc điểm, tính chất hay trạng thái. Sau đó giáo viên cần khắc sâu kiến thức này. Ví dụ 2 : Xác định từ loại của các từ trong các thành ngữ sau: Đi ngược, về xuôi Nước chảy, đá mòn. Các từ loại học sinh xác định nhanh và rõ ràng chính xác là “đi”, “về” là động từ, “ nước, đá” là danh từ. Nhưng các từ “ ngược, xuôi, mòn” các em lúng túng và hay xếp các từ này vào loại tính từ. Vậy giáo viên phải phân tích ý nghĩa của từ đó là: “ ngược” chỉ vùng núi, “ xuôi” là chỉ vùng đồng bằng. Do vậy, “ngược, xuôi” là danh từ. Còn “mòn” là động từ (mức độ giảm bớt). Dạng bài 4. Xác định chức vụ ngữ pháp của một từ loại khi nó đứng ở những vị trí khác nhau. Ví dụ. Xác định từ thật thà và chỉ rõ nó giữ chức vụ ngữ pháp trong câu. a) Bạn Hà rất thật thà. b) Tính thật thà của Hà khiến ai cũng mến. c) Bạn Hà ăn nói thật thà dễ nghe. d) Thật thà là phẩm chất đẹp đẽ của bạn Hà. Bài tập này yêu cầu học sinh phải xác định được thật thà là tính từ, khả năng kết hợp của nó. Xác định được thành phần câu. Câu a: vị ngữ. Câu b: định ngữ. Câu c: bổ ngữ. Câu d: chủ ngữ. 14
- Dạng bài 5. Cho sẵn một số từ, yêu cầu học sinh đặt câu để hiểu rõ sự chuyển loại của từ. Ví dụ: Đặt câu với từ “suy nghĩ” để nó là động từ, danh từ. Bạn Minh đang suy nghĩ. ĐT Những suy nghĩ của bạn Minh rất sâu sắc. DT * Các dạng bài tập giúp học sinh phân biệt được từ ghép, từ láy. Dạng bài 1. Từ các tính từ( là từ đơn) cho sẵn dưới đây, hãy tạo ra các từ ghép, từ láy: nhanh, đẹp. Từ ghép Từ láy Nhanh Nhanh tay, nhanh chân, nhanh trí, Nhanh nhẹn, nhanh … nhảu,.. đẹp Xinh đẹp, … đẹp đẽ, … Dạng bài 2. Hãy xếp những từ phức được in nghiêng trong các câu dưới đây thành hai loại: từ ghép và từ láy. Biết rằng các tiếng in đậm là tiếng có nghĩa (BT1 L4 T1): Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông. Theo Hoàng Lê Từ ghép: ghi nhớ, đền thờ, tưởng nhớ, bờ bãi, . Từ láy: nô nức. Dạng bài 3. Cho sẵn các từ yêu cầu học sinh sắp xếp thành 2 nhóm. Ví dụ: Cho các từ sau: thật thà, bạn bè, bạn đường, ngoan ngoãn, giúp đỡ, khó khăn, học hỏi, thành thật, thành 2 nhóm từ ghép và từ láy. Từ ghép: bạn bè, bạn đường, giúp đỡ, học hỏi, thành thật. Từ láy: thật thà, ngoan ngoãn, khó khăn. Biện pháp 3. Bồi dưỡng hứng thú học tập Hứng thú là một khâu quan trọng, là một hiện tượng tâm lí trong đời sống mỗi người. Hứng thú tạo cho con người học tập, lao động được tốt hơn. Nhà văn M. gocki nói: “Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc”. Việc bồi dưỡng hứng thú học tạpp là một việc làm cần thiết. Để tạo được hứng thú học tập cho các em, người giáo viên phải tạo được sự thoải mái trong học tập, phải làm cho các em cảm nhận được vẻ đẹp, khả 15
- năng kì diệu của ngôn từ trong tất cả các giờ học để kích thích vốn từ ở học sinh. Biện pháp 4. Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy học trong một tiết học. Tuỳ thuộc vào nội dung từng bài dạy cụ thể tôi đã vận dụng linh hoạt các phương pháp cũng như hình thức tổ chức dạy học phù hợp như đàm thoại, trao đổi nhóm, cá nhân, trò chơi,… nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh, tránh nhàm chán, đơn điệu. Biện pháp 5. Sử dụng các phương pháp dạy học. Trong quá trình dạy phân môn Luyện từ và câu tôi thường vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học vào trong từng bài dạy. Như Phương pháp vấn đáp, PP nêu và giải quyết vấn đề, PP rèn luyện theo mẫu, PP trực quan, PP phân tích,…Vì không có phương pháp nào là vạn năng, mỗi phương pháp có ưu điểm, hạn chế riêng nên cần sử dụng phù hợp trong một tiết dạy, phù hợp với nội dung bài dạy để các phương pháp hỗ trợ lẫn nhau giúp học sinh hiểu bài hơn. Biện pháp 6. Phát huy tính tích cực của học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học là phải phát huy tính tích cực của học sinh, tôi quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh và phân ra nhiều mức độ ( giỏi, khá, trung bình, yếu) để có phương pháp dạy thích hợp. để phát huy được tính tích cực của học sinh tôi phải nghiên cứu, hệ thống câu hỏi trong mỗi bài cụ thể phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Biện pháp 7. Tổ chức hình thức ngoại khoá Tiếng Việt trong các tiết sinh hoạt tập thể. Vào các tuần thứ tư của mỗi tháng tôi thường tổ chức hình thức ngoại khoá Tiếng Việt trong các tiết sinh hoạt tập thể như thi đố, Góc Tiếng Việt… Thi đố hay góc Tiếng Việt là một hình thức hấp dẫn. Để tổ chức thi đố hay góc Tiếng việt tôi thường lựa chọn nội dung theo từng dạng bài với những câu hỏi thú vị góp phần giúp học sinh thi đua, ghi nhớ nhanh nội dung kiến thức . Qua đó học sinh có thể tự nhiên, phát huy được tính chủ động sáng tạo. Góc Tiếng Việt: Trong lớp có hai bảng, một bảng chính và một bảng giành cho các hoạt động khác. Do vậy, tôi thường ghi lên những câu đố về phân môn Luyện từ và câu, những lỗi sai mà học sinh thường mắc phải và yêu cầu học sinh sửa lại hay phần đố vui qua tranh cũng tạo cho học sinh hứng thú. Hình thức ngoại khoá Tiếng Việt được tổ chức thường xuyên, liên tục nhằm tạo tính tích cực ở học sinh, sự thi đua giữa các tổ. Biện pháp 8. Sử dụng từ điển 16
- Để giúp học sinh hiểu rõ hơn nghĩa một số từ, phân biệt đúng từ ghép, từ láy,… giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sử dụng từ điển Tiếng Việt. Trước hết, tôi hướng dẫn cho các em nắm được nội dung cấu trúc của từ điển giúp học sinh hiểu mục đích, tính chất của từ điển . Hướng dẫn xem phần mục từ và ví dụ. Hướng dẫn xem đến phần chú thích, các chữ viết tắt có trong từ điển. Đặc biệt, chú ý đến thứ tự sắp xếp các tiếng mục từ theo thứ tự chữ cái trong bảng chữ cái. Tôi luôn yêu cầu học sinh tập suy nghĩ viết câu giải thích vào vở nháp sau đó xem lại trong từ điển. Từ điển giúp hiểu rõ nghĩa một số từ, do vậy cần hướng cho học sinh không nên lạm dụng, không nên phụ thuộc vì điều đó sẽ làm cho học sinh thụ động. Biện pháp 9. Phối hợp với gia đình Trong quá trình giảng dạy tôi luôn có sự phối hợp với gia đình nhằm giúp học sinh có ý thức, có thời gian học tập, tìm hiểu. Luôn trao đổi với gia đình trong những lần họp phụ huynh hoặc qua sổ liên lạc về tầm quan trọng của phân môn Luyện từ và câu, mối quan hệ của phân môn với các môn học khác nhằm giúp các gia đình có cách nhìn đúng đối với phân môn này và có ý thức rèn cho các em biết sử dụng vào thực tế cuộc sống. Ngoài ra, với một số học sinh quá yếu tôi luôn luôn nhắc nhở và cùng với học sinh khá giỏi giúp đỡ kèm cặp ngoài giờ. Với giờ học Luyện từ và câu hay các giờ học khác các em luôn là những học sinh được lên bảng nhiều nhất. Giáo viên giúp các em nhận xét, phân tích, và phân biệt được cấu tạo của từ, của câu,… Tuy nhiên, trong thực tế, giờ học trên lớp có hạn nên tôi đã xác định nội dung từng loại bài, khoanh vùng kiến thức, dự kiến những lỗi mà học sinh sẽ mắc phải để giải quyết và có thể mở rộng thêm nội dung kiến thức. Ngoài ra, cuối mỗi giờ học tôi thường ra thêm một số bài tập để học sinh về nhà tự làm, vào giờ sinh hoạt 15 phút( buổi kiểm tra) một số học sinh không làm được sẽ đưa ra thắc mắc, một số học sinh giỏi sẽ lên chữa bài rồi đến giờ học giáo viên sẽ kiểm tra và chữa lại, khắc sâu kiến thức. C.KẾT LUẬN Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các giải pháp và biện pháp nêu trên. Tuy đó là những kinh nghiêm nhỏ nhưng bước đầu đã giúp học sinh hiểu được nghĩa của từ, phân loại được từ theo nhóm thích hợp, vận dụng vào quá trình học “câu” và vào thực tế cuộc sống. Cụ thể, sau khi lựa chọn tôi đã rà soát và kiểm tra lại kết quả thu được như sau: 17
- Lỗi HS sai Không xác định Không phân định Không xác định đúng đúng danh từ, được ranh giới từ. từ ghép, từ láy. động từ, tính từ. TS HS 23 2 1 1 Việc phát hiện lỗi rồi thống kê, điều tra nguyên nhân gây lỗi. Từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục là việc làm cần thiết đối với mỗi giáo viên. Nhưng không phải cứ khi nào đưa ra giải pháp, biện pháp là có thể làm ngay được mà điều đó cần cả một quá trình lâu dài đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại. Bởi vì, không phải học sinh nào cũng tiến bộ như nhau. Kiến thức khoa học là vô hạn, khả năng tiếp thu của học sinh có giới hạn nên tôi luôn lựa chọn, xác định nội dung và các yêu cầu phù hợp với khả năng tiếp thu của các em. Nhằm đảm bảo sự hài hoà giữa mục tiêu chung của môn học với mục tiêu chung của cấp học. Việc rèn luyện sửa lỗi cho học sinh phải được tiến hành thường xuyên liên tục trong tất cả các môn học cũng như trong thực tế giao tiếp. Bởi : Có xuất phát từ thực tiễn nếu phản ánh đúng bản chất của việc dạy học mới phát huy được tác dụng thực sự. Trong lĩnh vực này giao tiếp là hoạt động thường ngày không thể thiếu của con người. Chỉ có trong giao tiếp thì các yếu tố ngôn ngữ mới bộc lộ hết đặc điểm của mình. Vì vậy trong dạy học cần phải hướng quá trình dạy từ, dạy câu vào giao tiếp để thực hiện mục đích của việc dạy học. Dù dạy bất cứ yếu tố chính tả nào cũng phải hướng dẫn học sinh thấy chúng được sử dụng trong giao tiếp như thế nào và liên hệ với bản thân mình để có phương pháp tự luyện. Đặc biệt giáo viên phải hướng dẫn cho các em có ý thức nói, viết đúng từ , câu ở mọi lúc, mọi nơi (ở trường cũng như giao tiếp ở gia đình và ngoài xã hội). Đó là quá trình “gắn Tiếng Việt với quá trình giao tiếp mà những nhà giáo dục đang quan tâm”. Trong quá trình dạy học tôi luôn tạo hứng thú học tập, tạo động cơ học tập cho học sinh tao sự mạnh dạn, tự tin khi tiếp thu bài. Tôi luôn nhớ một câu nói của M. Gorki “ Thiên tài nảy nở từ tình yêu công việc”. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã đúc rút được qua 2 năm dạy lớp 4. Tuy mới chỉ là bước đầu trong quá trình rèn luyện nhưng những kết quả ban đầu đã giúp tôi có thêm niềm tin vào công việc của mình. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng chí lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để cho tôi ngày một hoàn thiện hơn trong kinh nghiệm dạy học của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! 18
- Thành Vinh, ngày 5 tháng 4 năm 2011 Người viết Quách Thị Tình 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 2
29 p | 1411 | 240
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục trẻ mầm non bảo vệ môi trường
8 p | 464 | 130
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp chỉ đạo việc áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào dạy và học
32 p | 369 | 127
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp tạo hứng thú cho trẻ khám phá khoa học
4 p | 463 | 108
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Luyện từ và câu
35 p | 443 | 101
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giúp học sinh phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5
23 p | 746 | 90
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Chính tả
26 p | 410 | 90
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp để nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp 2
29 p | 220 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường THCS Băng Adrênh thông qua các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh
17 p | 402 | 41
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp chỉ đạo nội dung, phương pháp, hình thức giảng dạy để rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh khá giỏi lớp 4, 5 trường Tiểu học Tân Lập
22 p | 251 | 39
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện
90 p | 242 | 18
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp hướng dẫn kĩ năng vẽ các loại biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lí 12
17 p | 164 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên Đak Pơ
12 p | 145 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp quản lý hiệu quả và nâng cao công tác bảo quản cơ sở vật chất - thiết bị ở trường mầm non Cư Pang
21 p | 56 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho trẻ 5-6 tuổi
13 p | 180 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao vai trò công tác Đội trong nhà trường
15 p | 128 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp quản lí hoạt động học của những học sinh còn khó khăn trong học tập ở lớp 2, 3 trường Tiểu học Tình Thương
26 p | 65 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số
17 p | 54 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn