Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp nâng cao chất lượng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 2
lượt xem 10
download
Tiếng Việt là một môn học công cụ mà trong đó Tập đọc đóng vai trò khởi đầu. Đọc đúng giúp học sinh có khả năng hiểu biết, tiếp thu được nền văn minh của loài người, nhờ biết đọc, các em mới có điều kiện tiếp thu các môn học khác. Thông qua môn Tập đọc, học sinh có công cụ học tập và giao tiếp, không những giúp học sinh phát triển tư duy mà còn bồi dưỡng cho các em tình cảm tốt đẹp, góp phần phát triển nhân cách toàn diện. Trên cơ sở đọc tốt, học sinh mới có thể nói tốt, viết tốt, thực hành tốt các hoạt động của các môn học khác, góp phần phát triển 5 mặt giáo dục trong nhà trường tiểu học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp nâng cao chất lượng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 2
- Së gi¸o dôc ®µo t¹o thanh Hãa Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Ho»ng Hãa S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Tªn ®Ò tµi: Gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng ®äc thµnh tiÕng cho häc sinh líp 2 Hä vµ tªn : Tµo ThÞ Thóy Chøc vô : Gi¸o viªn ®¬n vÞ c«ng t¸c : Trêng TiÓu häc Ho»ng Long SKKN thuéc m«n : T©p ®äc N¨m häc: 2010 - 2011 PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐẦU 1
- 1. Lý do chọn đề tài: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực mà nguồn nhân lực lại do ngành chúng ta đào tạo. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ chính là độ ngũ giáo viên. Mỗi giáo viên phải tăng cường cập nhật hóa, đổi mới phương pháp giáo dục sao cho phù hợp từng môn học, từng bài học, từng đối tượng học sinh thì mới nâng cao được chất lượng giáo dục đảm bảo theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước đề ra. Vậy trong quá trình dạy học, làm thế nào để phát huy tối đa sự tự giác, tích cực chủ động, linh hoạt, sáng tạo của học sinh trong tư duy và trong cuộc sống đời thường. Muốn làm được điều này, người giáo viên trên bục giảng phải biết tận dụng khả năng vốn có của bản thân, biết phát huy những kĩ năng sư phạm, biết luôn trau dồi, học hỏi và đặc biệt phải biết tận dụng, chắt lọc những tinh hoa văn hóa của dân tộc vào từng môn học, từng bài học nhằm hướng dẫn học sinh tiếp thu những tri thức, những tinh hoa văn hóa của dân tộc vào giao tiếp, ứng xử cộng đồng sao cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực văn hóa để đáp ứng vào việc phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ đời sống. Như ta đã biết, Đảng ta đã nhấn mạnh hiện nay việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đưa nước ta vào hội nhập với nền kinh tế của thế giới ngoại giao. Như vậy, rõ ràng kĩ năng giao tiếp không kém phần quan trọng. Vậy làm thế nào để một con người trong thời đại mới vừa có kiến thức, vừa có kĩ năng giao tiếp tốt? Giao tiếp là một trong những kĩ năng quan trọng của một con người, nó thể hiện nhân cách, văn hóa của một con người hay nói rộng hơn là của cả một dân tộc. Tiếng Việt là một trong những môn học bắt buộc trong chương trình Tiểu học môn Tiếng Việt nhằm hình thành và phát triển ở HS kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ (nghe, nói, đọc, viết) nhằm từng bước giúp các em làm chủ dần công cụ ngôn ngữ để học tập, để rèn luyện khả 2
- năng giao tiếp một cách đúng đắn, mạch lạc, tự tin trong các môi trường xã hội thuộc phạm vi hoạt động của lứa tuổi và để tiếp tục học lên cấp học cao hơn. Tiếng Việt là một môn học công cụ mà trong đó Tập đọc đóng vai trò khởi đầu. Đọc đúng giúp HS có khả năng hiểu biết, tiếp thu được nền văn minh của loài người, nhờ biết đọc, các em mới có điều kiện tiếp thu các môn học khác. Thông qua môn Tập đọc, HS có công cụ học tập và giao tiếp, không những giúp HS phát triển tư duy mà còn bồi dưỡng cho các em tình cảm tốt đẹp, góp phần phát triển nhân cách toàn diện. Trên cơ sở đọc tốt, HS mới có thể nói tốt, viết tốt, thực hành tốt các hoạt động của các môn học khác, góp phần phát triển 5 mặt giáo dục trong nhà trường tiểu học. Vậy làm thế nào để HS đọc đúng, đọc lưu loát tiến tới đọc diễn cảm? Để trả lời câu hỏi này, người giáo viên cần phải làm gì? HS cần phải làm gì? Trong thực tế giảng dạy, mỗi giáo viên chúng ta đã có bao giờ đặt ra câu hỏi đó và tìm ra cách trả lời câu hỏi đó chưa? Thực trạng HS Tiểu học chúng ta đã biết đọc đúng, đọc trôi chảy, đọc diễn cảm một văn bản hay chưa? Trong năm học vừa qua, được trực tiếp giảng dạy HS lớp 2, đối tượng HS mới được làm quen với loại văn bản giản đơn ở giai đoạn học kỳ II của lớp 1, bản thân tôi trăn trở, suy nghĩ và muốn làm một vấn đề gì đó góp phần vào việc giúp học sinh đọc tốt. Chính vì vậy tôi đã tiến hành thực nghiệm để tìm giải pháp "Nâng cao chất lượng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 2". Với kinh nghiệm ít ỏi, tôi mong sao những ý kiến nhỏ của tôi sẽ góp phần giúp HS đọc đúng, đọc diễn cảm, nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học. 2. Mục đích yêu cầu: Như ta đã biết, chương trình Tiếng Việt tiểu học nói chung, phân môn Tập đọc nói riêng lấy nguyên tắc giao tiếp làm định hướng cơ bản. Như vậy, kĩ năng giao tiếp đuợc đánh giá vô cùng quan trọng, song trên thực tế hiện 3
- nay đa số học sinh ở các cấp học nói chung chưa chú trọng đến vấn đề giao tiếp. Hầu như các em chỉ chú trọng đến việc học kiến thức (cụ thể là học nghiêng về các môn tự nhiên: Toán, Lý, Hóa). Chính vì thế nhiều học sinh khi ra cuộc sống đời thường, mặc dù các em rất giỏi về kiến thức công nghệ, điện tử hiện đại song khả năng giao tiếp thể hiện chuẩn mực văn hóa thì lại rất non yếu. Thế nguyên nhân này xuất phát từ đâu? Xét một cách toàn diện thì có rất nhiều nguyên nhân, song đi vào cụ thể thì nguyên nhân chủ yếu ta cũng dễ dàng nhận thấy đó là việc học sinh rất ngại học môn Tiếng Việt, đó cũng là một nguyên nhân vô cùng bức xúc mà đòi hỏi những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là người giáo viên trực tiếp giảng dạy phải trăn trở, băn khoăn tìm cách tháo giỡ tình trạng này. Trong phạm vi có hạn của một người giáo viên Tiểu học, tôi thiết nghĩ: Một con người dù có trưởng thành đến đâu thì cũng phải qua một bước ngoặc lớn của cuộc đời đó là mái trường Tiểu học. Như vậy giáo dục Tiểu học là nền tảng quan trọng xuyên suốt cuộc đời một con người. Thế thì ta lại càng chứng tỏ rằng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh phải lấy nền tảng từ khi HS học ở cấp Tiểu học. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là: Điều tra tình hình giảng dạy của giáo viên và thực trạng tình hình học tập môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Tập đọc nói riêng ở Tiểu học để thấy rõ được nguyên nhân ảnh hưởng tới ngôn ngữ giao tiếp của HS. Thông qua việc dạy khảo sát thực tế môn Tập đọc lớp 2, bản thân tôi mốn phân tích thực trạng để tìm ra các biện pháp giúp HS đọc đúng, đọc trơn tiến tới đọc diễn cảm một văn bản. Từ đó các em mới cảm thụ được cái hay, cái đẹp của một văn bản, nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học Tập đọc nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung để góp phần vào việc rèn kĩ năng giao tiếp văn hóa, nền tảng của việc đào tạo con người phát triển toàn diện đáp ứng được nhu cầu giáo dục trong thời đại mới. Qua đó, đề xuất một số ý kiến góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Tập đọc cũng như cách thức kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp 2. 4
- PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 1.1. Cơ sở lý luận: Ta biết rằng, dạy học có ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với người đi học. Đầu tiên trẻ em phải học đọc, sau đó các em phải đọc để học. Đọc để giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Đọc là một công cụ để học tập các môn học khác. Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Đọc tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Nó là khả năng không thể thiếu được của một con người thời đại văn minh. Chính vì vậy, trường tiểu học có nhiệm vụ dạy cho học sinh một cách có kế hoạch và hệ thống. Tập đọc với tư cách là một phân môn của môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh. Trong cuốn "Sổ tay thuật ngữ phương pháp dạy học tiếng Nga" Viện sĩ M.R.Lơvốp đã định nghĩa "Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm (ứng với đọc thầm)". Định nghĩa này thể hiện một quan niệm đầy đủ về đọc, xem đó là quá trình giải mã hai bậc: Chữ viết âm thanh và chữ viết (âm thanh nghĩa). Như vậy đọc không chỉ là đánh vần, phát âm thành tiếng theo đúng các kí hiệu chữ viết, cũng không phải là quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Đọc chính là một sự tổng hợp của hai quá trình này. Như vậy, Tập đọc rõ ràng nó là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ của phaâ môn Tập đọc là hình thành năng lực đọc cho HS, năng lực đọc được tạo neê từ bốn kĩ năng bộ phận cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của đọc: đọc đúng, đọc nhanh, (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức và đọc hay. Bốn kĩ năng của đọc được hình thành trong hai hình thức đọc: Đọc thành tiếng và đọc thầm. Đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Ngược lại nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và diễn cảm được. 5
- Nhiệm vụ thứ hai của dạy học là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành thói quen làm quen với sách cho HS. Thông qua việc dạy học, phải làm cho HS thích đọc và thấy được khả năng đọc là có ích lợi cho các em trong cả cuộc đời. Như vậy dạy đọc có ý nghĩa to lớn vì nó có cả nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Để tổ chức dạy Tập đọc ở Tiểu học có hiệu quả thì rõ ràng phải suy nghĩ về phương pháp dạy học Tập đọc. Phương pháp dạy Tập đọc phải dựa trên những cơ sở khoa học. Nó phải dựa vào những kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học, văn học, sư phạm học, tâm lí học để xây dựng, xác lập nội dung và phương pháp dạy học. Để tổ chức dạy học cho HS, chúng ta cần hiểu rõ quá trình đọc diễn ra như thế nào và bản chất của kĩ năng đọc là gì? Đọc được xem như là một hoạt động có hai mặt quan hệ mất thiết với nhau, là việc sử dụng một bộ mã gồm 2 phương diện. Thứ nhất đó là quá trình vận động của mắt, sử dụng bộ mã chữ âm để phát ra một cách trung thành những dòng văn tự ghi lại lời nói âm thanh. Quá trình này gọi là quá trình đọc thành tiếng. Mục đích của đọc thành tiếng là chuyển đổi chính xác và ngày càng nhanh các kí hiệu văn tự thành kí hiệu âm thanh. Vì vậy chất lượng của đọc thành tiếng trước hết được đo bằng hai phẩm chất: Đọc dúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy). Đó là hai kĩ năng đầu tiên của đọc. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tôi cũng chỉ muốn đề cập tới hai kĩ năng đầu tiên của đọc bởi đối tượng đang trực tiếp giảng dạy chính là đối tượng học sinh mới trải qua giai đoạn học vần và mới làm quen với văn bản đơn giản, ngắn gọn (ở lớp 1). Hết chương trình lớp 1. HS có nhiệm vụ phải đọc trơn tiếng (âm tiết). Như vậy Tập đọc ở lớp 2 với tư các là một phân môn Tiếng Việt tiếp tục những thành tựu dạy học vần đạt đuợc, nâng lên đầy đủ, hoàn chỉnh hơn. Vậy mục tiêu chính của phân môn Tập đọc lớp 2 là gì? Như ta đã biết mục tiêu của phân môn Tập đọc lớp 2 là: * Phát triển các kĩ năng đọc, nghe và nói cho HS. Cụ thể là: a) Đọc thành tiếng: Phát âm đúng 6
- Ngắt nghỉ hơi hợp lí Cường độ đọc vừa phải (không đọc to quá hay đọc lí nhí) Tóc độ vừa phải (đạt yêu cầu khoảng 50 tiếng/ phút) b) Đọc thầm và hiểu ND: Biết đọc không thành tiếng, không mấy máy môi Hiểu được nghĩa của từ ngữ trong văn cảnh, nắm được ND câu, đoạn hoặc bài đã học. c) Nghe: Nghe và nắm được cách đọc đúng câu, đoạn, bài Nghe, hiểu các câu hỏi của thầy cô Nghe hiểu và có khả năng nhận xét ý kiến của bạn. d) Nói: Biết cách trao đổi với các bạn trong nhóm về bài Tập đọc. Biết cách trả lời các câu hỏi về bài đọc * Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của HS về cuộc sống. * Bồi dưỡng tư tuởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình yêu cái đẹp, yêu cuộc sống, hứng thú đọc sách và yêu thích Tiếng Việt. Từ những mẫu chuyện, bài văn, bài thơ hấp dẫn trong SGK hình thành lòng ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn bản, văn học, cảm thụ vẻ đẹp của Tiếng Việt và tình yêu Tiếng Việt. * Như vậy: Chương trình Tập đọc lớp 2 được xây dựng thông qua hoạt động giao tiếp. Để thực hiện được mục tiêu phát triển các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ở HS giúp các em làm chủ được công cụ ngôn ngữ để học tập và giao tiếp một cách đúng đắn, mạch lạc. Như vậy chương trình Tiếng Việt Tiểu học nói chung, phân môn Tập đọc nói riêng lấy nguyên tắc giao tiếp làm định hướng cơ bản. Phaâ môn Tập đọc rèn cho HS các kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc hiểu, đọc diễn cảm) nghe và nói thông qua hệ thống bài tập đọc theo chủ điểm. 1.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: * Điều tra tình hình giảng dạy của giáo viên và tình hình học tập của học sinh. 7
- a. Tình hình giảng dạy của giáo viên. Năm học 2010 2011 tôi được phân công trực tiếp giảng dạy lớp 2A, ngay từ khi nhận lớp, bước vào đầu năm học tôi đã chú trọng tìm hiểu HS và đã trực tiếp khảo sát phân loại đối tượng HS, tôi đã xác định rõ nhiệm vụ của người giáo viên Tiểu học là một ông thầy tổng thể là một ông thầy yêu cầu phải giáo dục HS phát triển một cách toàn diện. Song điều đó không phải dễ, không phải ông thầy nào cũng làm được điều đó. Điều này nó phản ánh rõ nét qua việc khảo sát ban đầu chất lượng HS. Hầu như số HS đạt từ loại khá trở lên ở môn Toán cao hơn môn Tiếng Việt. Chính vì vậy ngay từ đầu năm, tôi đã đặt ra câu hỏi: Tại sao lại có sự chênh lệch này? Chắc chắn là có nguyên do, cái nguyên do này không phải chỉ có trường tôi mà tôi nghĩ trong quá trình giảng dạy, đa số giáo viên chúng ta chưa chú trọng trong việc rèn luyện cho HS diễn đạt tư duy của các em thành ngôn ngữ. Trong các tiết học Tiếng Việt, đặc biệt phân môn Tập đọc, hầu hết giáo viên mới dừng ở mức độ gọi HS đọc, nêu câu hỏi để HS trả lời chứ chưa chú trọng tới việc các em phát âm có đúng hay không? ngắt nghỉ hơi giữa các dấu câu và các cụm từ dài đã chính xác chưa? Các em đã biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả hay chưa? Và cứ thế gọi HS đọc rồi nhắc nhở chung chung, phiến diện chứ chưa đi sâu vào việc rèn luyện cho các em đọc dúng (đúng chính âm, đúng phụ âm, đúng thanh điệu), đọc trơn, đọc trôi chảy, lưu loát, biết ngắt nghỉ đúng, biết đọc rõ lời nhân vật đối với một số bài là truyền kể để sau khi đọc xong các em có thấu hiểu được nội dung của một bài Tập đọc. Là người giáo viên trực tiếp đứng lớp, ta phải hiểu rõ được một đều là: Chỉ khi nào HS đọc tốt được một bài Tập đọc (tức là biết đọc đúng, đọc lưu loát, đọc diễn cảm) thì lúc đó phần nào các em mới hiểu bài Tập đọc đó nói về vấn đề gì, nội dung ra sao, nó hàm ẩn điều dạy bảo khuyên răn, nhắc nhở các em điều gì? Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi nghĩ: Cần phải có biện pháp cụ thể để giúp HS có kĩ năng đọc tốt, HS có đọc tốt thì mời viết được, HS có đọc 8
- tốt thì mới có khả năng học tốt các môn học khác và hơn thế nữa, đọc tốt giúp các em có theê vốn ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp. b) Tình hình học tập của học sinh. Lớp 2A tôi phụ trách có 38 em Bước đầu vào năm học, sau khi được nhận lớp, tìm hiểu rõ đối tượng HS qua giáo viên các lớp dưới, kết hợp với những buổi học trên lớp, được sự đồng ý của chuyên môn trường, tôi đã tiến hành khảo sát trình độ HS để nhằm phân loại đối tượng. Qua khảo sát môn Tiếng Việt mà cụ thể là phân môn Tập đọc, tôi chú trọng đánh giá chất lượng: "Đọc thành tiếng " của học sinh vì chất lượng đọc thành tiếng của HS được đo bằng hai phẩm chất: đọc đúng, đọc nhanh (đọc trôi chảy, lưu loát), kết quả khảo sát đầu năm như sau: XL Yếu Giỏi Khá TB (đánh vần ghép Tổng HS tiếng) 28 em 3 em 5 em 17 em 3 em 2. Một số giải pháp "Nâng cao chất lượng đọc thành tiếng cho học sinh lớp 2 " * Luyện thành tiếng. Như ta đã biết, Tập đọc là một phân môn thực hành, nhiệm vụ quan trọng của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Để đọc thành tiếng tốt thì điều quan trọng là luyện phát âm chính xác, luyện ngắt nghỉ câu, luyện ngắt nhịp thơ. 1. Luyện phát âm. Tiếng Việt không phải là một môn thực thể nhất định màg luôn biến đổi với những sắc thái địa phương khác nhau, ở từng địa phương, tồn tại những thổ ngữ đa dạng và phức tạp. Nhưng trong sự đa dạng phải có sự thống nhất và chúng ta phải lấy sự phát âm chuẩn (phát âm theo tiếng Hà Nội) làm cơ sở. Chính vì vậy, để luyện phát âm cho học sinh chính xác thì trước hết giáo 9
- viên phải phát âm chính xác thì mới có thể khắc phục lỗi phát âm địa phương cho HS. * Cách khắc phục lỗi phát âm là: Qua thực tế dạy HS tôi thấy, lỗi phát âm sai của HS là do phương ngữ, ngoài ra còn do thói quen. Đối với HS lớp tôi dạy nói riêng và HS Thanh Hóa ta nói chung, hầu như các em không phân biệt được thanh hỏi, thanh ngã, không phân biệt được tiếng có chứa nguyên âm đơn với tiếng có chứa nguyên âm đôi. Vấn đề đặt ra là phải luyện cho HS khắc phục những tồn tại này. * Hướng dẫn HS đọc đúng tiếng có chứa thanh hỏi và tiếng có chứa thanh ngã: Trước hết, giáo viên phải đọc chính xác, sau đó hướng dẫn HS lắng nghe để tìm ra sự khác nhau về âm thanh của tiếng có chứa thanh hỏi với tiếng có chứa thanh ngã bằng cách đưa ra một số cặp từ: VD: Lẻ (loi) / (lặng) lẽ, (se) sẽ / (chia) sẻ , (nông) nổi / Nỗi (niềm). Trên cơ sở đó, hướng cho HS phát hiện tiếng có chứa thanh ngã phát âm ra nhẹ hơn, âm thanh vang hơn, ngân hơn. Luyện cho HS phát âm tiếng có chứa thanh ngã đứng riêng (như VD trên) sau đó mới luyện cho HS phát âm hai tiếng có chứa thanh hỏi và thanh ngã đứng liền nhau. VD: Luyện đọc (lông) vũ trước sau đó luyện đọc cổ vũ sau, luyện đọc võ sĩ trước rồi mới luyện đọc dũng cảm sau. * Hướng dẫn HS phân biệt tiếng có nguyên âm đôi và tiếng có chứa nguyên âm đơn: Đối với trường hợp HS phát âm sai tiếng có chứa nguyên âm đôi iê, ươ, uô với tiếng có nguyên âm đơn, giáo viên phải đọc mẫu và hướng dẫn, HS lắng nghe xem khi giáo viên đọc, trọng tâm của tiếng rơi vào (i) hay (ê) hay rơi cả vào (i) và (ê) VD: Tiên (phong), (con) kiến, (quả) chuối, bước (chân) ... Khi giáo viên đọc mẫu, HS phải phát hiện được: Nếu nhấn giọng vào "i" sẽ đọc thành "tin", nhấn giọng và "u" sẽ đọc thành "chúi", nhấn giọng vào "ư" sẽ đọc thành "bức", nhưng ngược lại nếu đọc nhấn giọng vào các âm đứng sau thì phát âm cũng sẽ sai. VD: Nhấn giọng vào "ê" sẽ đọc thành "tên", 10
- nhấn giọng vào "ô" sẽ đọc thành "chối". Như vậy khi dọc trọng tâm phải rơi vào tả "iê", "uô", "ươ" thò mới đọc đúng các loại tiếng có chứa nguyên âm đôi. Một điều lưu ý nữa, khi hướng dẫn học sinh đọc đúng tiếng có chứa nguyên âm đôi, giáo viên phải nói rõ rằng: Khi đọc tiếng có chứa nguyên âm đôi, độ mở miệng rộng hơn tiếng có nguyên âm đơn ở phần vấn. Tôi thiết nghĩ rằng, đối với đối tượng HS lớp 1 vì bản thân các em vừa mới học song phần vần, phần tiếng, ghép âm vần để tạo thành tiếng, nếu giáo viên chúng ta chịu khó, nhiệt tình trong việc luyện phát âm cho các em ngay từ khi các em đang còn ở giai đọan trứng nuớc của việc rèn đọc đúng và chỉ khi các em đã hiểu rõ được bản chất của vấn đề thì dù cho các em có thói quen phương ngữ thế nào các em vẫn có thể khắc phục được lỗi sai. Như vậy, rõ ràng là giáo viên phải kiên trì tập luyện cho các em đúng cách, cho các em luyện đọc nhiều, lấy nhiều ví dụ có liên quan, so sánh sự khác biệt về âm thanh, về nghĩa của các tiếng đó ... thì chắc chắn việc rèn đọc đúng các tiếng có chứa âm thanh hỏi, thanh ngã và các tiếng có chứa nguyên âm đôi sẽ đạt kết quả cao. 2. Luyện ngắt nghỉ câu văn dài. Giờ Tập đọc phải hướng đến giáo dục HS yêu Tiếng Việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong biểu đạt nội dung. Khi đọc các bài Tập đọc theo hình thức là một văn bản, chỗ ngắt giọng phải phù hợp với ranh giới ngữ đoạn, đọc sai chỗ ngắt giọng phản ánh sự hiểu sai nghĩa. Vì vậy ngắt giọng đúng vừa là mục đích của dạy đọc thành tiếng vừa là mục đích giúp HS chiếm lĩnh nội dung bài đọc. Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy HS thường mắc lỗi ngắt giọng ở những câu dài, câu có cấu trúc phức tạp hoặc có trường hợp mắc lỗi ngay ở cả câu ngắn nhưng các em chưa nắm được quan hệ ngữ pháp giữa các từ. Lúc này các em thường ngắt giọng để lấy hơi một cách tùy tiện. VD: Một hôm, / trong lúc đi chơi, / cậu nhìn thấy một bà cụ tay/ cầm một thỏi sắt mải / miết mài vào một tảng / đá ven đuờng // (Bài có công mài sắt có ngày nên kim) Hoặc: Trường mới xây / trên nền ngôi trường lợp lá cũ.// 11
- (Bài ngôi trường mới) Ở những trường hợp trên bị xem là sai ngắt giọng vì đã tách danh từ ra khỏi định ngữ, tách cụm C V làm bổ ngữ tạo nên ý nghĩa của câu hòan toàn sai lệch so với ý nghĩa vốn có của nó. Từ những phân tích trên, giáo viên cần chú ý đến những câu dài, những câu tuy không dài nhưng không xác lập chỗ ngắt giọng cũng cần phải luư ý. Giáo viên cần phải hướng dẫn HS những chỗ cần ngắt giọng trong bài, phải dự tính được chỗ HS có thể ngắt giọng sai để hướng dẫn các em hiểu đúng nghĩa, nội dung của câu văn, từ đó giúp các em biết ngắt giọng một cách có ý thức. Trở lại với ví dụ trên, nếu ngắt nhịp sai "Trường mới xây / trên nền ngôi trường lợp lá cũ // " thì nội dung của câu văn được hiểu sai là: Cái "ngôi trường mới xây" chứ không phải là "Ngôi trường mới" được "xây trên nền ngôi trường lợp lá cũ" theo ý đồ của tác giả. Như vậy nếu ngắt giọng sai rõ ràng dẫn đến việc người nghe hiểu sai về nội dung cần chuyển tải của câu văn, hiểu sai ý đồ của tác giả và rõ ràng "sai một li đi một dặm". Như vậy trong trường hợp này, hướng dẫn cho HS phải ngắt giọng đúng là: Trường mới/ xây trên nền ngôi trường lợp lá cũ // Đêt luyện đọc câu văn dài, ngoài việc ngắt giọng phù hợp, giáo viên còn hướng dẫn HS cách ngừng, nghỉ khi gặp cấu câu. Đối với dầu phẩy thì thời gian ngắt nghỉ ngắn bằng 1/2 khi có dấu chấm. Thời gian ngắt nghỉ ở dấu phẩy ngắn hơn thời gian ngắt nghỉ ở dấu chấm phẩy. Đối với HS lớp 2 chưa cần yêu cầu các em phải phân tích, phải hiểu saâ về cấu trúc câu song đối với giáo viên thì lại cần phải nắm được điều này thì mới có thể giúp HS hiểu đuợc cách ngắt nghỉ một cách dễ dàng. Chẳng hạn, trong câu văn dài có sử dụng dấu phẩy thì phải biết đuợc: Xét về mặt cấu trúc, dấu phẩy có nhiều chức năng khác nhau. Khi gặp dấu phẩy ngăn cách hai bộ phận câu đẳng lập thì thời gian ngừng, ngắt lâu nhất sau đó đến dấu phẩy ngăn cách giữa các thành phần phụ, thời gian dừng ít nhất ở dấu phẩy ngăn cách bộ phận song song hoặc có tính chất liệt kê sự vật cùng loại. 3. Luyện ngắt nhịp thơ. 12
- Qua khảo sát thực trạng cho thấy, khi đọc thơ HS mắc lỗi ngắt nhịp sai là do không tính đến nghĩa mà chỉ đọc theo cảm nhận về vần. Ví dụ với thơ 4 tiếng, các em sẽ ngắt nhịp 2/2, với thơ 5 tiếng các em sẽ ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2. với thơ 7 tiếng các em sẽ ngắt nhịp 2/ 4/ 4 hoặc 2/2/3. Thơ lục bát sẽ được ngắt nhịp chẵn 2/2/2 và 4/2 Trong thực tế giảng dạy, tôi đã phát hiện HS đã ngắt nhịp sai như sau: Ngày hôm / qua ở lại Trong hạt / lúa mẹ trồng (Bài ngày hôm qua đâu rồi? ) Hoặc: Như con / chim chích / Nhảy trên / đuờng làng (Bài Lượm) Đọc như thế, vô tình HS đã tách đại từ chỉ ngôi hoặc giới từ với danh từ đứng sau nó, GV cần hướng dẫn HS ngắt nhịp đúng là: Như con chim chích / Nhảy trên đuờng làng // Hoặc trường hợp HS đọc theo thói quen tự do nên đã tách từ chỉ loại với danh từ nó đi kèm "ba gian ngà" và tách "tiếng võng" như sau: Ba gian / nhà nhỏ / Đầy tiếng / võng kêu / (Tiếng võng kêu) Hoặc: Những ngôi / sao thức / ngoài kia / Chẳng bằng / mẹ đã / thức vì / chúng con // (Bài mẹ) Chính vì vậy, khi dạy Tập đọc là những bài thơ, giáo viên cần dự tính chỗ ngắt giọng sai của HS để xác định chỗ cần luyện ngắt giọng cho các em. Cụ thể các câu thơ vừa đưa ra làm ví dụ ở trên, rõ ràng GV cần phải hướng dẫn rõ cách ngắt nhịp đúng thì mới thể hiện đúng nội dung tác giả muốn diễn tả. 13
- Ví dụ bài: Ngày hôm qua đâu rồi, ở đây tác giả muốn giới thiệu cho người đọc về ngày hôm qua vẫn còn ở lại với chúng ta nếu chúng ta làm việc chăm chỉ thì kết quả ấy chính là khẳng định dấu vết còn lại của Ngày hôm qua nên giáo viên cần hướng dẫn HS đọc vắt nhịp đúng như sau: Ngày hôm qua ở lại Trong hạt lúa mẹ trồn // Hoặc trong bài Mẹ cần hướng dẫn đọc đúng như sau: Những ngôi sao / thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ / đã thức vì chúng con // Ngắt nhịp đúgn như vậy mới toát lên được nội dung cần diễn tả của nhà thơ rằng: Người mẹ được so sáng với hình ảnh những ngôi sao thức trên bầu trời đêm. Có nghĩa là công lao của người mẹ, tình cảm của người mẹ dành cho con mà đến những vì sao sáng cả thâu đêm cũng không thể sánh được. Hoặc trường hợp HS đọc "Mẹ là/ ngọn gió/ của con/ suốt đời//" thì giáo viên phải hướng dẫn các em khi đọc không được tách động từ hệ từ là với danh từ đi sau nó mà phải đọc "Mẹ / là ngọn gió của con suốt đời //" Ngoài việc hướng dẫn HS luyện phát âm, luyện ngắt giọng, trong phần luyện đọc tiếng, giáo viên còn phải chú trọng đến việc hướng dân HS đọc sao cho phù hợp với nhân vật và luyện đọc thuộc lòng đoạn văn, bài thơ. Đối với việc đọc giọng phù hợp nhân vật, GV phải yêu cầu HS nắm được tính cách của từng nhân vật, nắm được kiểu câu đó thuộc loại câu gì (xét theo mục đích nói thì các em mới thể hiện được giọng đọc đúng). Chẳng hạn khi gặp câu kể thì giọng đọc bình thường, câu hỏi thì đọc cao giọng ở cuối câu, nhấn giọng vào từ cần nghi vấn, câu cầu khiến thì nhấn giọng vào từ cần câu khiến, câu cảm thì giọng đọc phải thể hiện được cảm xúc, vui buồn tuỳ thuộc vào văn cảnh. Đối với việc luyện đọc thuộc lòng thì yêu cầu HS phải hiểu được nội dung bài học hoặc đoạn văn đó. Như vậy, sau khi luyện đọc thành tiếng, luyện đọc diễn cảm thì hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng. Đây là bước rất quan trọng nhằm rèn cho HS đọc được bài thơ hoặc đoạn văn hay dựa vào trí nhớ. Những điều lưu ý khi đọc thuộc lòng là: Nhiều học sinh không hiểu nội 14
- dung bài thơ nên đọc vẹt, đọc khôg đúng nhịp và điều này dẫn đến đọc sai thì diễn đạt nội dung thơ sai. Vì vậy, giáo viên phải tổ chức cho HS luyện đọc dưới nhiều hình thức. Luyện đọc thầm cá nhân, luyện đọc thành tiếng trong nhóm, luyện đọc thành tiếng theo kiểu nối tiếp câu, nối tiếp khổ thơ... hoặc thì đọc giữa các nhóm, các dãy... thi đọc hoặc cá nhân trước lớp. Sau mỗi cá nhân đọc, nhóm đọc, giáo viên tổ chức cho HS trong lớp bình xét cá nhân hoặc nhóm đọc tốt, đọc hay, đọc diễn cảm, để khuyến khích học sinh luyện đọc có chất lượng và hơn thế nữa tạo cho tiết học không khí sôi nổi, đỡ nhàm chán. 4. Luyện đọc trơn. Như ở phần trên tôi đã nêu thực sự thực trạng của HS lớp chủ nhiệm năm nay, số HS chưa đọc trơn tiếng từ, chưa đọc trôi chảy câu văn chiếm. 10.5% HS của lớp. Chính vì vậy dù tôi đã trăn trở đưa ra các giải phát âm chuẩn, rèn ngắt nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ hoặc ở các câu văn dài song với thực trạng cụ thể ở lớp mình tôi không thể bỏ qua một bước nan giải đối với đối tượng HS quá yếu về đọc này. Vì thế, ngay từ đầu năm tôi đã phải đặc biệt quan tâm tới việc rèn đọc trơn, đọc trôi chảy cho HS. Sau một số buổi học đầu năm, khi nắm bắt rõ đối tượng HS đọc còn phải đánh vần từng tiếng, tôi ghi chép cụ thể rèn đọc đặc biệt đối với các em vào đối tượng HS vào sổ theo dõi riêng. Từ đó tôi bắt tay vào rèn đọc đặc biệt với các em. Ở tất cả các tiết Tập đọc, tôi phải đều gọi số HS này lên đọc, có trường hợp gặp tiếng khó các em không thể ghép tiếng này để lên đọc được. VD: “Nguệch ngoạc”, “Con hươu”, “mải miết”, “đêm khuya”. Song tôi vẫn phải kiên trì quay trở về phần luyện đánh vần ở giai đoạn lớp 1 đánh vần mẫu để các em đánh vần theo, rồi luyện đọc ghép 2 tiếng, 3 tiếng và rồi tăng dần lên ghép từ, luyện đọc từ, đọc cả cụm từ theo hình thức đọc trơn chứ không được đọc rời rạc từng tiếng nữa. Một biện pháp tiếp theo nữa là tôi trực tiếp giao nhiệm vụ cho các em học sinh đọc tốt kèm đối tượng HS này. Tôi phần chỗ ngồi, xen kẽ cứ 1 HS học tốt xen 1 HS học kém để các em giúp nhau luyện đọc trong nhóm, để các em có điều kiện bổ sung sửa sai cho khác nhau. Ngoài việc rèn đọc cho các em trong tiết Tập đọc, khi học các tiết học khác 15
- tôi không quyên gọi số HS này lên đọc. Có thể tôi yêu cầu các em chỉ cần đọc 1 lệnh của bài toán hoặc đọc 1 ý nhỏ của 1 bài ở môn Tự nhiên và xã hội chẳng hạn và cứ thế. Năm tháng trôi qua, tôi thấy những biện pháp giúp các em rèn đọc của tôi đã không bị hoài phí. Kết quả thi giữa kỳ I, số HS đọc ê, a ngắc ngứ, đánh vần từng tiếng, chỉ còn 1 em chiếm 3.5%. Thực ra hết nửa kỳ I mà tôi đã khắc phục để đưa được số HS thoát khỏi cảnh đọc đánh vần, đọc ê, a, ngắc ngứ, tôi thấy phần nào đã đưa tôi lên với sự thành công khi thực hiện các biện pháp đã nêu trên. Có 3,5% trên tổng số 28 em HS của lớp, 1 HS còn lại này quả là khó khăn trong việc khắc phục lỗi đọc nhát nghệ, nhát gừng. Nhưng tôi không thể chịu bó tay, tôi lại tiếp tục tìm thêm giải pháp, ngoài việc rèn đọc ở lớp, tôi giao cho các em này, đối tượng nào đọc đã có tiến bộ hơn thì yêu cầu về nhà luyện đọc cả bài Tập đọc đã học và giao thêm các bài chưa đọc. Còn đối tượng đang đọc ngắc ngứ thì tôi chỉ yêu cầu về luyện đọc 1,2 câu hoặc nhiều hơn thế nữa là 1 đoạn hay một khổ thơ ngắn. Kết quả đã có những biểu hiện tiến bộ dần. Thế rồi qua đợt Kiểm tra định kỳ cưối kỳ 1, hầu như số học sinh lớp tôi không còn em nào mắc phải lỗi đánh vần trong phân môn tập đọc. Hầu như các em đã đọc trơn được cả từ hoặc các cụm từ dài và cho đến thời điểm này tôi đã thở phào nhẹ nhõm với những gì mình đã làm được những gì cho HS của lớp mình. 100% số HS của lớp đã biết đọc trơn mặc dù trong số HS mới được rèn đọc, các em chưa thể đọc hay, đọc diễn cảm được. 3. Kiểm tra đánh giá chất lượng đọc thành tiếng sau khi thực hiện các giải pháp Sau khi thực hiện một số giải pháp để rèn đọc thành tiếng cho HS của lớp, sau 3 đợt Kiểm tra định kỳ (giữa kỳ I, cuối kỳ I, giữa kỳ II) theo đề của PGDĐT, tôi thấy chất lượng đọc thành tiếng của HS rất khả quan. Song vì bản thân tôi đang thực hiện SKKN này vào thực tế giảng dạy nên tôi đã mạnh dạn ra thêm một bài kiểm tra đọc tiếng riêng cho đối tượng HS lớp tôi. Vì đề của PGD yêu cầu HS đọc một trong các bài tập đọc em đã học trong chương trình nên tôi vẫn còn băn khoăn với một vài em hay có thói quen đọc 16
- vẹt (tức là đọc theo, đọc nhưng không biết mình đang đọc gì?). Vì thế tôi đã mạnh dạn tìm và sưu tầm một số văn bản là văn xuôi, không nằm trong chương trình SGK Tiếng Việt 2 (hình thức thể loại giống nhau, số lượng câu, chữ tương ứng) in thành 28 bản dưới hình thức là phiếu thăm để kiểm tra một cách khách quan theo mức độ yêu cầu của chuẩn kiến thức và kỹ năng đọc với HS lớp 2. Mục đích của tôi là kiểm tra xem số lượng HS trong lớp, từng đối tượng HS, các em đọc được đạt ở mức độ nào? * Cách tiến hành kiểm tra như sau: Tổ chức cho HS thi vào một buổi học trái buổi + Nêu nội dung, yêu cầu, mục tiêu của buổi kiểm tra + HS lần lượt lên bốc thăm phiếu đã ghi sẵn bài nội dung bài tập đọc rồi về chỗ chuẩn bị phần nhiệm vụ của mình như đã giao trong phiếu + Gọi lần lượt HS lên đọc bài tập đọc theo yêu cầu (tránh trường hợp 2 HS liên tiếp đọc một đoạn giống nhau) * Cách đánh giá tôi in sẵn theo mẫu sau: (Thang điểm 10 như hướng dẫn của chuyên môn quy định đọc thành tiếng cho 6 điểm) + Đọc đúng tiếng, đúng từ (đọc trơn trôi chảy, lưu loát, phát âm đúng): 3 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5 điểm, đọc sai 2 hoặc 3, 4 tiếng được 2 điểm, đọc sai 5 hoặc 6 tiếng: 1,5 điểm, đọc sai 7 hoặc 8 tiếng: 1điểm, đọc sai 9 hoặc 10 tiếng 0,5 điểm, đọc sai trên 10 tiếng: 0 điểm) + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu hoặc cụm từ: 2 điẻm. (Mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2, 3 dấu câu: 1 điểm, không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm, không ngắt nghỉ hơi ở 5 dấu câu trở lên: 0 điểm.) + Tốc độ, cường độ đạt yêu cầu (khoảng 50 tiếng/phút): 1 điểm (Đọc quá 1 đến 2 phút: 0,5 điểm, đọc quá 2 phút phải đánh vần ê, a ngắc ngứ: 0 điểm) Dưới đây là một mẫu văn bản mà tôi đã in sẵn để làm phiếu KT đánh giá chất lượng đọc thành tiếng của HS 17
- PHẦN THỨ 3 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 1. Kết quả thu được Bằng các biện pháp thiết thực trong quá trình dạy phân môn tập đọc vừa nêu trên, HS lớp tôi trực tiếp giảng dạy học ngày càng tiến bộ về môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học khác nói chung so với mặt bằng chung của khối 2. Đối chứng với đầu năm, kết quả phần “đọc thành tiếng” thu được như sau: Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu Thời gian Khảo sát đầu năm 3 5 17 3 Cuối kì I 5 8 14 1 Giữa kì 2 6 10 12 1 Với kết quả trên đây cho thấy việc rèn đọc tiếng cho HS là một việc làm rất quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng các môn khác, người giao viên trong quá trình giảng dạy phải luôn tự tìm tòi, phát huy sự sáng tạo, không cứng nhắc dập khuôn với những gì có sẵn mà phải biết vận dụng linh hoạt những kiến thức có trong sách vào thực tế giảng dạy đối tượng HS của mình. Không những tôi chỉ gặt hái được kết quả cao ở phần đọc tiếng, mà từ kết quả HS đọc, được tiếng tốt dần đến kết quả các môn học khác của lớp tôi cũng tương đối cao hơn so với lớp còn lại trong khối. 2. Kết luận Để nâng cao chất lượng đọc cho HS lớp 2, trước tiên phải chú trọng đến việc rèn đọc tiếng. Để việc rèn đọc tiếng mang lại hiệu quả thiết thực, giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau: Khảo sát để nắm vững đặc điểm, thực trạng đọc đúng, đọc trơn, lỗi phát âm của HS địa phương hay cụ thể là HS lớp mình chủ nhiệm tìm ra điểm yếu của HS khi học phân môn Tập đọc. Từ đó có biện pháp tìm ra giải pháp khắc phục lỗi sai sao cho phù hợp cho từng đối tượng HS. 18
- Luyện đọc phải lấy HS làm trung tâm. Luyện đọc phải được cụ thể hoá ở từng bài, từng cá nhân mắc lỗi chứ không thực hiện chung chung như và sách hướng dẫn của HS nêu. Luyện cho HS từ dễ đến khó, phải kiên trì thực hiện của 1 quá trình. Ngoài việc khắc phục lỗi đọc đánh vần ê a ngắc ngứ, lỗi phát âm không chuẩn do phương ngữ, giáo viên còn phải chú trọng cho HS luyện ngắt nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, các câu văn dài, ngay cả ở các câu văn ngắn nhưng khó xác định chỗ ngắt giọng. Đối với bài Tập đọc là thơ, phải chú ý luyện ngắt nhịp thơ, nhấn giọng từ cần thiết. Song không phải cứ đến giờ Tập đọc là giáo viên yêu cầu HS phải đọc như thế này, đọc như thế kia mà phải để HS tự tìm ra cách đọc, cách thể hiện giọng sao cho phù hợp với nội dung từng bài, từng nhân vật. Bên cạnh đó, giáo vieê phải luyện cho HS biết cách ngắt giọng biểu cảm, biết ngừng hoặc nhấn giọng ở các chìa khóa trong câu văn, câu thơ đó nhằm nâng cao sự biểu đạt văn chương của bài Tập đọc rõ ràng khâu luyện đọc thành tiếng không thiếu phần quan trọng. Nếu HS không đọc được hoặc đọc không đúng thì chắc chắn sẽ dẫn đến chẳng hiểu gì nội dung văn bản, nội dung bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm tới người đọc. Tin rằng, nếu trong giờ Tập đọc chúng ta biết linh hoạt tổ chức cách thức giúp HS rèn đọc thì chắc chắn giờ Tập đọc sẽ mang lại hiệu quả cao. 3. Đề xuất, kiến nghị: Để nâng cao chất lượng đọc trong phân môn Tập đọc, tôi có một số đề xuất như sau: a) Đội ngũ giáo viên Mỗi giáo viên khi nhận lớp phải nắm rõ đối tuợng HS của lớp nình, phải có kế hoach phân loại đối tượng HS ngay từ đầu năm học, ghi rõ lực học, chuyển biến của các em từng tuần, từng tháng, từng kì để có kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ các em. Mỗi giáo viên phải nắm rõ đặc điểm phương ngữ nơi mình dạy, từ đó có kế hoạch luyện đọc đúng, đọc trơn, ngắt nghỉ hơi đúng sao cho phù hợp 19
- với từng đối tuợng HS, từng bài cụ thể, không dừng lại ở mức độ luyện đọc chung chung như hướng dẫn trong SGK. b) Đối với cán bộ chuyên môn: Khi đánh giá giờ dạy Tập đọc của giáo viên cần phải biết linh hoạt, căn cứ vào hiệu quả tiết dạy đó HS được rèn luyện như thế nào, đối với đối tượng đọc yếu thì giáo viên đã xử lý ra sao, đối với đối tượng đọc tốt hơn thì giáo viên đã xử lý ra sao? Rõ ràng trong một tiết dạy, không phải giáo viên chỉ dùng đơn thuần một hình thức tổ chức dạy học mà phải tùy theo từng đối tượng để xử lý linh hoạt các hoạt động học tập, cốt sao sau khoảng thời gian cho phép rèn đọc tiếng, học sinh được luyện đọc nhiều, số HS đọc trôi chảy, đọc dúng, đọc diễn cảm tốt thì tiết học đó đã đạt hiệu quả cao vì nếu HS đọc tốt chắc chắn các em sẽ hiểu nội dung bào tốt hơn. Cán bộ phụ trách chuyên môn không nên cứng nhắc đánh giá tiết dạy Tâp đọc theo kiểu là phải đi đúng trình tự các bước, phải ghi chép bảng theo đúng yêu cầu. Tóm lại điều cốt lõi sau khi học xong tiết Tập đọc học sinh phải đọc được, hiểu được nội dung văn bản, đó mới là vấn đề thiết yếu của mục tiêu phân môn Tập đọc lớp 2. c) Đối tượng cấp trên. Đối với các cấp phụ trách chuyên môn cần tăng cường tổ chức hội thỏa chuyên đề ở phân môn này hoặc tổ chức thi đọc cho HS vì trong thực tế học sinh của vùng chúng ta sinh sống hiện tượng phát ngôn theo phương ngữ vẫn chiếm phần đa. Đối với các cấp có thẩm quyền, cần cố gắng tạo điều kiện cung cấp tài liệu, tranh ảnh phục vụ cho phân môn Tập đọc nói riêng, môm Tiếng Việt nói chung để kết quả dạy học môn Tiếng Việt đạt cao hơn đáp ứng mục tiêu dạy học Tiếng Việt Tiểu học trong thời đại mới d) Đối với phụ huynh HS. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5 - GV. Lê Văn Dõng
6 p | 1579 | 186
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp giải các bài tập về ancol
23 p | 347 | 88
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp nâng cao thành tích chạy bền cho học sinh khối 8 - 9 trường THCS Thị trấn Mường Chà
20 p | 452 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giải bài tập Vật lý bằng phương pháp đồ thị (Năm học:2010 - 2011) - Phạm Xuân Thắng
18 p | 535 | 49
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp giải toán tính diện tích đa giác và phương pháp diện tích
42 p | 314 | 37
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt
8 p | 419 | 36
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số
8 p | 627 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp giải bài toán cực trị trong điện xoay chiều
34 p | 246 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp giải bài tập Vật lý phần điện xoay chiều
74 p | 206 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp giúp học sinh yếu học tốt Toán 11
7 p | 133 | 20
-
Bảng tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp để dạy hiệu quả tiết Language Focus môn tiếng Anh 9
2 p | 852 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp giúp học sinh yếu kém nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp THPT quốc gia môn Vật Lý
45 p | 111 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thị xã Đức Phổ
15 p | 44 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động các đội hình thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích trên địa bàn trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người dân phòng, chống, khắc phục hậu quả do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên địa bàn thị xã
7 p | 23 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp giúp học sinh khắc phục một số sai lầm thường gặp trong giải toán số học 6
28 p | 80 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập phần điện xoay chiều
27 p | 108 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc thanh tra hành chính trên địa bàn thị xã Đức Phổ
9 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh cá biệt qua mô hình Câu lạc bộ Giá trị sống
18 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn