3<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết<br />
“Dân ta phải biết sử ta,<br />
Cho tường gôc tích nước nhà Việt Nam”<br />
Lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh hàm chứa một ý nghĩa vô cùng<br />
sâu sắc về ý nghĩa, vai trò của lịch sử. Nhờ lịch sử chúng ta mới biết nguồn gốc<br />
của dân tộc, biết được quá trình dựng nước và giữ nước với những chiến công<br />
oanh liệt, những trang sử vàng chói lọi của các thế hệ đi trước. Biết sử cũng sẽ<br />
bồi đắp trong mỗi chúng ta lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, từ đó củng<br />
cố ý chí, bản lĩnh rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong xây dựng và bảo vệ Tổ<br />
quốc.<br />
Trong lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương là một bộ phận không thể tách<br />
rời. Lịch sử địa phương là biểu hiện của lịch sử dân tộc, là sự minh họa cho lịch<br />
sử dân tộc. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của địa phương trongt sự<br />
phát triển chung của cả nước. Nó không chỉ giúp học sinh hiểu về mảnh đất, con<br />
người nơi mình chôn nhau cắt rốn, hun đúc niềm tự hào, giáo dục truyền thống<br />
yêu quê hương, đất nước mà còn giúp học sinh nhận thức sâu sắc lịch sử dân tộc.<br />
Bên cạnh đó, trong môi trường nội trú, các em phải xa gia đình, xa môi<br />
trường sống gần gũi và truyền thống văn hoá gia đình, thôn buôn. Bởi vậy, cần tổ<br />
chức nhiều hoạt động mang ý nghĩa giáo dục, phong phú, gần gũi với lứa tuổi<br />
học sinh, giúp học sinh phát triển không lệch lạc khi phải sống bó hẹp trong môi<br />
trường học đường nội trú. Nghiên cứu học tập lịch sử địa phương cũng là biện<br />
pháp tích cực để thực hiện phương châm “nhà trường gắn liền với cuộc sống”.<br />
Giúp cho học sinh biết vận dụng tri thức lịch sử sách vở vào thực tiễn cuộc sống,<br />
biết đem tri thức lịch sử làm sáng tỏ vốn sống của mình và xã hội mình đang<br />
sống. Từ đó giúp các em hứng thú trong học tập, đem kiến thức phục vụ địa<br />
phương và xây dựng quê hương thêm giàu đẹp. Đó chính là những điều có thể<br />
<br />
4<br />
đạt được qua việc giảng dạy và học tập lịch sử địa phương trong môi trường nội<br />
trú.<br />
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc giảng dạy lịch sử địa phương<br />
lại ít được quan tâm. Do ảnh hưởng nhịp sống hiện đại, học sinh đổ xô vào học<br />
các môn học khác, nhằm thi đỗ đại học, tìm chỗ đứng trong tương lai, mà sao<br />
nhãng học sử, đặc biệt là tìm hiểu về lịch sử địa phương. Do vậy, chúng ta cần<br />
phải giảng dạy thật tốt lịch sử địa phương để lôi cuốn, thu hút và định hướng<br />
đúng cho sự phát triển nhận thức của thế hệ trẻ.<br />
Ngoài ra, trong thời điểm hiện nay, tài liệu về địa phương rất ít, thậm chí<br />
có nơi ngành giáo dục không biên soạn lịch sử địa phương để đội ngũ giáo viên<br />
giảng dạy cho học sinh. Xuất phát từ các lí do trên và tình hình thực tế trường<br />
dân tộc nội trú, việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng<br />
“Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương ở trường PT<br />
DTNT Tây Nguyên” là vấn đề cấp thiết.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Đề tài nhằm nêu lên kinh nghiệm tổ chức giảng dạy lịch sử địa phương<br />
trong nhà trường nội trú, giúp học sinh có những kiến thức cơ bản về truyền<br />
thống yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng, lịch sử về sự hình thành và<br />
phát triển, những đặc trưng văn hóa của địa phương. Từ đó góp phần hình thành<br />
tình yêu quê hương, đất nước và bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp<br />
trong tư duy và hành động của học sinh.<br />
3. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
- Nêu ra những kinh nghiệm của bản thân sau 8 năm giảng dạy phần lịch<br />
sử địa phương.<br />
- Nghiên cứu thực trạng công tác giảng dạy môn lịch sử địa phương ở<br />
trường PT DTNT Tây Nguyên trong điều kiện giáo dục hiện nay.<br />
<br />
5<br />
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn lịch<br />
sử địa phương ở trường dân tộc nội trú.<br />
4. Đối tƣợng nghiên cứu<br />
Chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông dân tộc nội trú.<br />
5. Phạm vi nghiên cứu<br />
Chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương ở Trường PT DTNT Tây Nguyên.<br />
6. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Trên cơ sở phương pháp luận khoa học biện chứng duy vật, đề tài sử dụng các<br />
phương pháp phân tích- tổng hợp, so sánh, thống kê và phương pháp chuyên gia.<br />
7. Đóng góp của đề tài<br />
Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương ở trường PT<br />
DTNT Tây Nguyên đã được vận dụng trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử ở<br />
trường PT DTNT Tây Nguyên và bước đầu đã giúp cho học sinh hứng thú hơn<br />
trong việc học môn Lịch sử.<br />
Việc vận dụng đề tài áp dụng vào giảng dạy sẽ giúp cho học sinh hứng<br />
thú, say mê học tập, nhận thức nhanh và củng cố khắc sâu kiến thức, nó còn bồi<br />
dưỡng niềm tự hào về quê hương đất nước.<br />
8. Kết cấu của đề tài gồm Mở đầu, hai phần, kết luận, tài liệu tham khảo.<br />
<br />
6<br />
PHẦN 1<br />
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIẢNG DẠY<br />
LỊCH SỬ ĐỊA PHƢƠNG Ở TRƢỜNG DTNT TÂY NGUYÊN<br />
1.1. Cơ sở lí luận :<br />
1.1.1. Khái niệm:<br />
- Địa phƣơng là những vùng đất nhất định nằm trong một quốc gia có<br />
những sắc thái đặc thù riêng, là một bộ phận cấu thành đất nước. Khái niệm “địa<br />
phương” có thể hiểu theo hai khía cạnh cụ thể và trừu tượng. Với nghĩa thứ nhất,<br />
có thể gọi địa phương là những đơn vị hành chính như các xã, huyện, tỉnh, thành<br />
phố. Với nghĩa thứ hai, có thể gọi “địa phương” là những vùng đất nhất định<br />
được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên để phân biệt với vùng đất<br />
khác, ví dụ: miền Nam, miền Bắc, khu vực Tây Bắc, Việt Bắc...Có ý kiến quan<br />
niệm theo cách đơn giản là: tất cả những gì không phải là của “Trung ương” hay<br />
“Quốc gia” đều được coi là địa phương.<br />
- Lịch sử địa phƣơng<br />
Từ nhận thức như vậy, ta có thể hiểu được lịch sử địa phương cũng chính<br />
là lịch sử của các làng, xã, huyện, tỉnh hay khu vực, vùng, miền.<br />
Lịch sử địa phương còn bao hàm ý nghĩa lịch sử của các đơn vị sản xuất,<br />
chiến đấu, các trường học, cơ quan, xí nghiệp...Xét về yếu tố địa lý, các đơn vị<br />
đó đều gắn với một địa phương nhất định, song nội dung của nó mang tính kỹ<br />
thuật, chuyên môn do vậy có thể xếp nó vào dạng lịch sử chuyên ngành. Như<br />
vậy, bản thân lịch sử địa phương rất đa dạng, phong phú cả về nội dung và thể loại.<br />
- Giải pháp nâng cao chất lƣợng giảng dạy lịch sử địa phƣơng ở<br />
trƣờng PT DTNT Tây Nguyên là cách giải quyết thông qua giảng dạy để nâng<br />
cao chất lượng tiếp thu lịch sử địa phương ở học sinh người đồng bào trường nội<br />
trú Tây Nguyên.<br />
1.1.2. Mối quan hệ<br />
<br />
7<br />
- Mối quan hệ giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phƣơng<br />
Đây là mối quan hệ biện chứng không thể tách rời, nằm trong cặp phạm<br />
trù “Cái chung và cái riêng”. Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh<br />
động, đa dạng các tri thức lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương là bộ phận cấu<br />
thành lịch sử dân tộc, nhưng không phải là kết quả của phép cộng các cuốn lịch<br />
sử địa phương. Lịch sử dân tộc được hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức<br />
lịch sử địa phương đã được khái quát hóa và tổng hợp ở mức độ cao.<br />
Trong nghiên cứu lịch sử, chúng ta thấy rằng bất cứ một sự kiện, hiện<br />
tượng lịch sử nào xảy ra đều mang tính chất địa phương, bởi nó gắn với một vị<br />
trí không gian cụ thể ở một địa phương hoặc một số địa phương nhất định. Tuy<br />
nhiên, những sự kiện, hiện tượng đó có tính chất, quy mô, mức độ ảnh hưởng<br />
khác nhau. Có những sự kiện, hiện tượng chỉ có tác dụng, ảnh hưởng trong phạm<br />
vi hẹp của địa phương, nhưng có những sự kiện, hiện tượng xảy ra có mức độ<br />
ảnh hưởng vượt khỏi khung giới địa phương, mang ý nghĩa rộng với quốc gia,<br />
thậm chí đối với cả thế giới. Không chỉ riêng các nhà sử học chuyên nghiên cứu<br />
sâu về lịch sử, mỗi con người (ở mức độ khác nhau) đều có thể tìm hiểu về cuộc<br />
sống, những vị trí không gian khác nhau. Tri thức lịch sử sẽ làm giàu thêm tri<br />
thức của cuộc sống con người. Bài học lịch sử luôn chỉ cho con người biết cách<br />
hoạt động đúng đắn trong hiện tại và tương lai. Chính vì lẽ đó, sự am tường về<br />
lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự hiểu biết cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu<br />
biết về lịch sử của chính miền quê, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của chính mình,<br />
hiểu rõ mối quan hệ của lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc và rộng lớn hơn<br />
là lịch sử lịch sử thế giới.<br />
- Mối quan hệ giữa giảng dạy lịch sử địa phƣơng với lịch sử dân tộc<br />
Giảng dạy lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần<br />
thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường phổ thông. Việc giảng dạy lịch sử địa<br />
phương bồi dưỡng cho các em học sinh những kĩ năng cần thiết trong việc vận<br />
<br />