TÓM TẮT SÁNG KIẾN<br />
<br />
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:<br />
<br />
Những năm gần đây tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THPT học sai ngành, <br />
làm sai nghề chiếm khoảng 60% (chỉ có khoảng 10% số học sinh hiểu biết, <br />
30% số học sinh có hiểu biết tương đối đầy đủ và 60% số học sinh thiếu hiểu <br />
biết về ngành nghề bản thân chọn học, chọn làm). Nguyên nhân là do trong <br />
trường THPT các em mới chỉ được tìm hiểu về ngành nghề thông qua một số <br />
tiết lý thuyết môn công nghệ, sinh học, địa lý...mà chưa được tìm hiểu nghề <br />
nghiệp tương lai bằng cách tiếp cận thực tế tại các trường đại học, cao đẳng, <br />
công ty, doanh nghiệp cách định hướng nghề nghiệp hiệu quả nhất cho học <br />
sinh trong giai đoạn hiện nay. Nhưng, làm sao có kinh phí để tổ chức cho các <br />
em tới các đơn vị đó được (tiền thuê xe, tiền ăn...)?; làm sao đưa được các <br />
em vào các đơn vị đó tham quan, trải nghiệm bởi đó là các công ty, doanh <br />
nghiệp nước ngoài?<br />
Mặt khác, để đảm bảo công tác phổ cập và nâng cao chất lượng, hiệu <br />
quả giáo dục, nhà trường phải rất chú trọng đến công tác hỗ trợ, giúp đỡ, động <br />
viên, khen thưởng, thu hút học trò (Thưởng cho học sinh đỗ thủ khoa, á khoa, <br />
điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10; thưởng cho học sinh đỗ thủ khoa, <br />
điểm cao trong kỳ thi đại học; trao học bổng cho học sinh giỏi thi đỗ vào <br />
trường cũng như học sinh giỏi đang học tại trường; thưởng cho học sinh đạt <br />
kết quả cao trong các kỳ thi; hỗ trợ, tặng quà học sinh nghèo...) trong khi nguồn <br />
kinh phí của các trường THPT tương đối hạn hẹp ( Chủ yếu dùng để trả lương <br />
cán bộ giáo viên, tu sửa, bổ sung cơ sở vật chất phục vụ dạy học ). Vậy, làm <br />
thế nào để có nguồn kinh phí đó? <br />
Tôi thiết nghĩ, để làm tốt hai việc trên (vừa có điều kiện cho học sinh <br />
tham quan, trải nghiệm, tìm hiểu về ngành nghề mà các em sẽ học, sẽ làm <br />
<br />
1<br />
trong tương lai; vừa có nguồn kinh phí khen thưởng, hỗ trợ học sinh...) trong <br />
điều kiện nguồn kinh phí nhà trường hạn hẹp như vậy, chúng ta cần phải xã <br />
hội hóa theo hình thức liên kết chặt chẽ với các trường đại học, cao đẳng, công <br />
ty, doanh nghiệp.<br />
Chính vì vậy, tôi chọn đề tài "Giải pháp thực hiện hiệu quả công tác <br />
xã hội hóa giáo dục thông qua việc liên kết với trường đại học, cao đẳng <br />
và công ty, doanh nghiệp"<br />
<br />
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:<br />
2.1. Điều kiện: Nhà trường có mối quan hệ mật thiết với một số trường đại <br />
học, cao đẳng, công ty, doanh nghiệp. <br />
2.2. Thời gian: Trong mọi thời điểm, nhưng phù hợp, hiệu quả nhất là tháng 3 <br />
hàng năm hoặc dịp Lễ kỷ niệm (Lễ Khai giảng năm học; Lễ Tổng kết năm <br />
học; Lễ Tri ân và Trưởng thành cho học sinh lớp 12). <br />
2.3. Đối tượng áp dụng sáng kiến: Trong các Trường Trung học phổ thông, <br />
Trung tâm Giáo dục Thường xuyên... và có thể áp dụng trong các trường trung <br />
học cơ sở (Khi đó, đối tượng liên kết là các trường THPT và một số công ty).<br />
<br />
3. Nội dung sáng kiến (cần làm rõ):<br />
3.1. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: <br />
+ Về sử dụng nguồn quỹ xã hội hóa: Nguồn quỹ do các trường đại học, cao <br />
đẳng, công ty, doanh nghiệp ủng hộ tập trung cho công tác khen thưởng, trao <br />
học bổng cho học sinh nhiều thành tích và tặng quà học sinh nghèo vượt khó <br />
(Khác với việc xã hội hóa giáo dục mà hầu hết các nhà trường đã, đang thực <br />
hiện đó là xã hội hóa thông qua sự ủng hộ, đóng góp của cha mẹ học sinh để tu <br />
sửa, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy);<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
+ Về đối tượng xã hội hóa: Đối tượng xã hội hóa là các trường đại học, cao <br />
đẳng, công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước (Khác với việc xã hội hóa giáo <br />
dục mà hầu hết các nhà trường đã, đang thực hiện đó là xã hội hóa thông qua <br />
sự ủng hộ, đóng góp của cha mẹ học sinh);<br />
+ Mục đích xã hội hóa: Mục đích xã hội hóa theo hướng liên kết với các đơn <br />
vị là sự hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức cho học sinh tham <br />
quan, tìm hiểu, thực tế, trải nghiệm tại các đơn vị; cho các em trực tiếp tham <br />
gia vào hoạt động hướng nghiệp, hoạt động xã hội nhằm bước đầu hình thành <br />
năng lực, sở thích nghề nghiệp để từ đó các em chọn lựa, quyết định hướng <br />
đi và nghề nghiệp trong tương lai (Khác với mục đích xã hội hóa trong hầu hết <br />
các nhà trường hiện nay là vẫn chỉ tập trung vào việc huy động kinh phí).<br />
<br />
3.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Các giải pháp có tính khả thi cao. <br />
Mỗi trường áp dụng sáng kiến một cách linh hoạt, phù hợp về quy mô (tùy <br />
thuộc địa bàn và mối quan hệ của nhà trường với các đơn vị khác). Để tổ chức <br />
với quy môn lớn, nhà trường cần có mối quan hệ rộng, mật thiết với nhiều <br />
trường đại học, cao đẳng, công ty, doanh nghiệp trên tinh thần hợp tác, giúp đỡ <br />
cùng phát triển. <br />
<br />
3.3. Lợi ích thiết thực của sáng kiến: Thực hiện xã hội hóa giáo dục theo <br />
cách làm trong sáng kiến mang lại giá trị hiệu quả cao, nhà trường có nguồn <br />
kinh phí để trao thưởng, trao học bổng cho học sinh nhiều thành tích; đóng học <br />
phí, hỗ trợ, tặng quà cho học sinh nghèo vượt khó. Tăng cường cơ sở vật chất <br />
phục vụ công tác dạy học (các đơn vị tặng máy chiếu, máy vi tính, máy fax...). <br />
Giúp các em học đi đôi với hành, rèn kỹ năng sống, định hướng nghề nghiệp <br />
đúng đắn thông qua các buổi thực tế, trải nghiệm tại các đơn vị. Tạo điều kiện <br />
thuận lợi về việc làm cho các em sau khi tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp đại <br />
học, cao đẳng... . Đồng thời, học sinh còn cảm nhận được sự quan tâm của nhà <br />
3<br />
trường, của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và bản thân các <br />
em nói riêng. <br />
<br />
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến: Tôi đã áp <br />
dụng sáng kiến trong bốn năm và đều mang lại kết quả rất tốt: Hàng năm, số <br />
tiền ủng hộ của các trường đại học, cao đẳng, công ty, doanh nghiệp để khen <br />
thưởng, trao học bổng cho học sinh giỏi và tặng quà, hỗ trợ học sinh nghèo <br />
khoảng 20 triệu đồng. Cùng với đó là một số trang thiết bị phục vụ hoạt động <br />
dạy học (máy vi tính, máy chiếu, may fax...); Hàng chục chuyến xe và hàng trăm <br />
suất ăn do các đơn vị tài trợ cho học sinh tới tham quan, trải nghiệm giúp các <br />
em phấn khởi, tự tin bước vào cuộc sống. <br />
<br />
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng <br />
kiến:<br />
<br />
5.1. Áp dụng sáng kiến: Sáng kiến có thể áp dụng ở hầu hết các trường <br />
THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, một số trường THCS và hầu hết các <br />
trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề.<br />
+ Đối tượng liên kết của Trung tâm Giáo dục thường xuyên nên tập trung chủ <br />
yếu vào trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề và các <br />
công ty.<br />
+ Đối tượng liên kết của trường THCS nên tập trung chủ yếu vào trường <br />
THPT, trường Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề và các công ty.<br />
+ Đối tượng liên kết của trường Đại học, Cao đẳng nên tập trung chủ yếu vào <br />
các Học viện nước ngoài, các Nghiệp đoàn lớn, các công ty lớn, doanh nghiệp <br />
lớn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
+ Đối tượng liên kết của trường Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề nên <br />
tập trung chủ yếu vào các trường Đại học, Cao đẳng, các công ty, doanh <br />
nghiệp.<br />
<br />
5.2. Mở rộng sáng kiến: Sáng kiến có thể mở rộng theo nhiều hướng, ví dụ<br />
+ Thực hiện xã hội hóa giáo dục thông qua việc liên kết giữa trường đại học, <br />
cao đẳng với các công ty, doanh nghiệp;<br />
+ Mô hình liên kết ba môi trường: Trường THPT; Trường Đại học, Cao đẳng; <br />
Công ty, doanh nghiệp hướng đi hiệu quả trong công tác xã hội hóa giáo dục. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MÔ TẢ SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:<br />
Trường THPT Nam Sách II thành lập năm 2000 với tên gọi khi thành lập <br />
là trường THPT Bán công Nam Sách (học sinh phải đóng học phí cao gấp gần 5 <br />
lần so với học sinh học tại các trường công lập; học sinh của trường là những <br />
em thi trượt ở hai trường THPT công lập trong huyện). Là trường bán công, <br />
kinh phí ít nên nhà trường rất ít tổ chức các hoạt động, rất ít trao thưởng, trao <br />
<br />
<br />
5<br />
học bổng cho học sinh giỏi, rất ít tặng quà học sinh nghèo. Đầu vào thấp, học <br />
phí cao, mục tiêu của CMHS khi cho con vào học cũng chỉ là 3 năm sau có tấm <br />
bằng tốt nghiệp rồi đi làm nên sự quan tâm của CMHS tới các em và ý chí phấn <br />
đấu của học sinh không cao dẫn tới chất lượng giáo dục thấp, điều đó khiến <br />
cho nhân dân, cha mẹ học sinh, các thế hệ học sinh luôn đánh giá thấp về nhà <br />
trường, chưa tin tưởng vào nhà trường. <br />
Tháng 5 năm 2014, tôi được Sở GD&ĐT Hải Dương điều động về <br />
trường THPT Nam Sách II với chức danh hiệu trưởng. Thật khó khăn bởi đó <br />
cũng là lần đầu tiên trường THPT Nam Sách II được tuyển sinh theo hình thức <br />
thi tuyển, tôi rất lo lắng bởi mình vừa chuyển từ trường khác về được vài <br />
ngày; bởi nhân dân vẫn nghĩ là trường bán công hoặc trong đầu họ có hai từ <br />
"Công lập" nhưng họ nghĩ cũng chỉ là bình mới, rượu cũ; bởi học sinh các thế <br />
hệ đồn nhau về nhà trường ít hoạt động, ít có chính sách động viên khích lệ học <br />
sinh, ít thành tích… (năm học 20132014, cả trường chỉ có 01 học sinh đạt danh <br />
hiệu học sinh giỏi). Vậy làm thế nào để cha mẹ học sinh cho con mình đăng ký <br />
dự thi vào trường?, làm thế nào để học sinh ở THCS chọn trường THPT Nam <br />
Sách II đăng ký dự thi?, làm thế nào để có nhiều học sinh giỏi ở THCS thi vào <br />
trường? hàng loạt câu hỏi đặt ra với tôi thời gian đó. Tôi nghĩ, về cơ sở vật <br />
chất sẽ tu sửa, bổ sung, xây mới dần dần; về đội ngũ sẽ đào tạo, bồi dưỡng, <br />
nâng cao chất lượng dần dần; lúc này cần tập trung làm thế nào để thay đổi <br />
cách nghĩ, thay đổi nhận xét đánh giá của cha mẹ học sinh và học sinh về nhà <br />
trường, về tương lai của nhà trường, về những điều tốt đẹp nhất mà nhà <br />
trường sẽ mang lại cho các em. Về trường được 12 ngày (ngày 14/5/2014), tôi <br />
tổ chức liên kết với Công ty TNHH Việt Nam Toyo Denso và đưa hàng trăm <br />
học sinh (những em có ý định đi làm luôn ngay sau khi tốt nghiệp THPT) tới đó <br />
thăm, trải nghiệm tại công ty (công ty cho xe ô tô đưa đón, tổ chức cho thầy và <br />
trò ăn trưa tại công ty). Ngày 19/5/2014, tôi tổ chức liên kết với Công ty du học <br />
6<br />
Taiyou và dạy 03 lớp Tiếng Nhật (miễn phí). Ngày 27/5/2014, tôi tổ chức Lễ <br />
Tổng kết năm học 20132014 rất long trọng; mời nhiều cơ quan, tổ chức, <br />
trường đại học, cao đẳng, công ty, doanh nghiệp về dự lễ; trao thưởng nhiều <br />
học sinh đạt thành tích và tặng quà nhiều học sinh nghèo. Để chuẩn bị cho kỳ <br />
thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, tôi trực tiếp tới từng trường THCS để tuyên <br />
truyền về nhà trường, về định hướng phát triển, về mục tiêu nhà trường, về <br />
những đổi mới của nhà trường trong tương lai. Tôi hứa với các em là sẽ tập <br />
trung giáo dục toàn diện, tăng cường rèn kỹ năng sống thông qua những hoạt <br />
động trải nghiệm tại các trường đại học, cao đẳng, công ty, doanh nghiệp... để <br />
các em vững vàng bước vào cuộc sống. Tôi cũng mạnh dạn đưa ra những chính <br />
sách thu hút, đãi ngộ nhân tài và giúp đỡ học sinh nghèo: Học sinh đỗ vào <br />
trường điểm cao nhất thưởng 3 triệu đồng (Năm học 20142015), thưởng 01 <br />
chiếc xe đạp điện (Năm học 20152016), thưởng 01 chiếc xe máy điện (Năm <br />
học 20162017); Học sinh đỗ vào trường điểm cao thứ nhì thưởng 2 triệu đồng, <br />
Học sinh thi đỗ vào trường đạt từ 40 điểm trở lên thưởng 1 triệu đồng, Học <br />
sinh thi đỗ vào trường đạt từ 35 điểm trở lên thưởng 500 nghìn đồng, Học sinh <br />
đạt danh hiệu học sinh giỏi ở lớp 9 hoặc học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp <br />
huyện (kể cả văn hóa và thể thao...) đỗ vào trường sẽ được miễn học phí 3 <br />
năm; Học sinh khi học tại trường đạt danh hiệu học sinh giỏi được thưởng 1 <br />
triệu đồng; Học sinh nghèo học tại trường được miễn nhiều khoản đóng góp, <br />
miễn tiền học thêm và được tặng quà hàng năm... Kết thúc việc nộp hồ sơ dự <br />
thi vào lớp 10, tôi vừa mừng vừa lo, mừng vì có 432 em đăng ký dự thi ( loại ra <br />
112 em) trong đó có 32 em đạt danh hiệu học sinh giỏi và học sinh đạt giải <br />
trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện ( năm học 20152016 có 583 học <br />
sinh đăng ký dự thi (loại ra 263 em) trong đó có 63 em đạt danh hiệu học sinh <br />
giỏi và học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện ...); lo vì <br />
đã hứa với các em đó rồi, đã tuyên truyền trên đài phát thanh huyện tới toàn thể <br />
7<br />
nhân dân rồi, làm sao để có số tiền lớn như vậy khen thưởng, động viên, trao <br />
học bổng, miễn giảm, tặng quà học sinh khi các em vào học; làm sao có <br />
kinh phí để đưa các em đi tham quan, học tập, trải nghiệm... Tôi nghĩ chỉ có <br />
cách tốt nhất là liên kết với thật nhiều trường đại học, cao đẳng, công ty, doanh <br />
nghiệp. Với ý nghĩ đó, với kinh nghiệm tổ chức xã hội hóa trước đây, nhờ có <br />
những mối quan hệ thân tình...tôi đã tới một số trường đại học, cao đẳng, công <br />
ty, doanh nghiệp đặt vấn đề quan hệ, liên kết. Thật mừng, tôi được lãnh đạo <br />
các đơn vị ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình, tán thành quan điểm, cách làm và hoàn <br />
toàn đồng ý với cơ chế phối hợp cũng như các điều khoản liên kết mà tôi đã dự <br />
kiến. Bốn năm qua, việc liên kết đó đã mang lại nhiều ý nghĩa tích cực cho nhà <br />
trường: giúp các em học sinh nhiều niềm vui trong học tập; động viên, hỗ trợ <br />
nhiều học sinh; giúp các em thêm hiểu biết về một số ngành nghề...<br />
Với những kinh nghiệm, thành quả đạt được, tôi mạnh dạn viết sáng <br />
kiến "Giải pháp thực hiện hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục thông <br />
qua việc liên kết với các trường đại học, cao đẳng và công ty, doanh <br />
nghiệp". Hy vọng, sáng kiến sẽ được nhân rộng, áp dụng rộng rãi tại nhiều <br />
đơn vị, giúp công tác xã hội hóa ở các đơn vị hướng sang đối tượng mới, <br />
cách làm mới mà mục tiêu cuối cùng là học sinh được hưởng lợi nhiều nhất.<br />
<br />
2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn: <br />
<br />
2.1. Cơ sở lý luận:<br />
Xã hội hoá giáo dục là một chủ trương lớn, có tầm chiến lược của Đảng <br />
và Nhà nước từ nhiều năm nay:<br />
+ Nghị quyết số 90CP ngày 21/8/1997: "...Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ <br />
chức quốc tế, hợp tác giáo dục với nước ngoài để tăng thêm nguồn lực phát <br />
triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo";<br />
<br />
<br />
8<br />
+ Nghị quyết số 05/2005/NQCP ngày 18/4/2005: "...Huy động nguồn lực của <br />
các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế xã hội và cá nhân để phát triển <br />
giáo dục đào tạo. Tăng cường quan hệ của nhà trường với gia đình và <br />
xã hội; huy động trí tuệ, nguồn lực của toàn ngành, toàn xã hội vào việc <br />
đổi mới nội dung, chương trình, thực hiện giáo dục toàn diện";<br />
+ Đi ề u 97 Lu ậ t Giáo d ụ c 2005: “ Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, <br />
tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã <br />
hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị <br />
vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm sau đây:<br />
* Giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo <br />
điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, thực tập, nghiên cứu khoa học; <br />
* Hỗ trợ về tài lực, vật lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục..."<br />
+ Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI <br />
về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo: “Đổi mới chính sách, cơ <br />
chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội”, “Khuyến khích <br />
liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín”; “Khuyến khích các nhà <br />
trường hình thành các quỹ học bổng, khuyến học, khuyến tài giúp học sinh <br />
nghèo học giỏi” hay “Khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao <br />
động tham gia hỗ trợ hoạt động đào tạo”...<br />
Như vậy, xã hội hóa giáo dục là việc huy động các lực lượng của cộng <br />
đồng tham gia vào công tác giáo dục; là việc mở rộng các nguồn đầu tư, khai <br />
thác tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội... Đây không những <br />
là chính sách lâu dài trong việc thực hiện các chính sách xã hội của Đảng ta mà <br />
còn là biện pháp cần thiết trong giai đoạn mà nhà nước chưa có đủ kinh phí cần <br />
thiết cho các hoạt động giáo dục. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Những căn cứ pháp lý trên là cơ sở để tôi thực hiện công tác xã hội hóa <br />
giáo dục thông qua việc liên kết với các trường đại học, cao đẳng và công ty, <br />
doanh nghiệp.<br />
<br />
2.2. Cơ sở thực tiễn:<br />
Trong bài phát biểu của ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ Giáo <br />
dục và Đào tạo ngày 23/10/2015 về "Công tác xã hội hóa giáo dục ở nước ta <br />
những năm qua và các giải pháp đồng bộ cần thực hiện thời gian tới", ông <br />
Nguyễn Vinh Hiển đã nhấn mạnh: "Trong điều kiện khả năng đáp ứng của <br />
ngân sách nhà nước cho giáo dục có hạn, việc thực hiện đổi mới căn bản và <br />
toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29NQ/TW, ngày 4112013, <br />
của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đòi hỏi cần phải có kinh phí bổ sung <br />
để đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, trang bị thêm phương tiện, <br />
thiết bị, công nghệ dạy học mới. Vì vậy, cần đẩy mạnh việc thực hiện đồng <br />
bộ các giải pháp sau về xã hội hóa giáo dục nhằm huy động tối đa nguồn lực <br />
của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, đầu tư phát triển giáo dục và đào <br />
tạo", ông đưa ra 8 giải pháp trong đó, ông nhấn mạnh giải pháp thứ tư " Bốn <br />
là, khuyến khích các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước đóng <br />
góp, viện trợ và hỗ trợ giáo dục, đào tạo dưới các hình thức khác nhau, như trao <br />
học bổng, nhận sinh viên đến thực tập, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, hiến, <br />
tặng sách vở, tài liệu trực tiếp cho học sinh hoặc cho cơ sở giáo dục, đào tạo"<br />
Như vậy, xã hội hóa giáo dục là việc làm tất yếu xuất phát từ thực tiễn, <br />
và, việc xã hội hóa dựa trên một số cơ sở sau:<br />
<br />
+ Nguồn lực của quá trình huy động xã hội hóa giáo dục: <br />
Hiện nay, có hai nguồn lực chính trong quá trình huy động xã hội hóa giáo <br />
dục gồm: Nguồn lực vật chất (tài lực, vật lực, nhân lực, đất đai, trường sở, <br />
trang thiết bị...) phục vụ giảng dạy và học tập; Nguồn lực phi vật chất (việc <br />
10<br />
tạo ra môi trường giáo dục, các yếu tố tinh thần, sự ủng hộ chủ trương giáo <br />
dục, sự tư vấn, trao đổi thông tin, kinh nghiệm...). Cả hai nguồn lực này đều <br />
tìm thấy ở các trường đại học, cao đẳng, công ty, doanh nghiệp.<br />
<br />
<br />
+ Nhóm đối tượng có thể huy động tham gia xã hội hóa giáo dục: <br />
Có sáu nhóm đối tượng có thể huy động tham gia xã hội hóa giáo dục <br />
gồm: Lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp (lực lượng quan trọng quyết định <br />
sự đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường và cũng là lực lượng tạo cơ chế và tạo <br />
điều kiện cho việc xã hội hóa giáo dục triển khai thuận lợi); Gia đình, cha mẹ <br />
học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh (lực lượng có nhu cầu, nguyện vọng, <br />
lợi ích trực tiếp cùng chia sẻ với nhà trường và cũng là lực lượng quan trọng, <br />
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh); Các cơ <br />
quan, ban ngành (nhất là các ngành có chức năng, có trách nhiệm đối với nhà <br />
trường như y tế, công an, Hội Khuyến học, tổ chức từ thiện,…); Các cơ sở sản <br />
xuất kinh doanh, dịch vụ tạo khả năng liên kết trong việc huy động các nguồn <br />
lực vật chất; Bản thân ngành giáo dục đào tạo cũng là một đối tượng để xã hội <br />
hóa giáo dục; Các tổ chức quốc tế, các cá nhân.... Trong đề tài này, tôi đi sâu <br />
khai thác ba nhóm đối tượng cuối.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Một số nguyên tắc huy động cộng đồng tham gia xã hội hóa giáo dục: <br />
11<br />
Trong quá trình huy động các nhóm đối tượng thực hiện hiệu quả công <br />
tác xã hội hóa giáo dục cần thực hiện tốt một số nguyên tắc huy động cộng <br />
đồng tham gia xây dựng giáo dục gồm:<br />
* Lợi ích: Mỗi hoạt động hợp tác, phối hợp đều phải xuất phát từ nhu cầu và <br />
lợi ích của cả hai phía: nhà trường và cộng đồng, mỗi bên tham gia đều cần tìm <br />
thấy lợi ích chung của cá nhân, tập thể. Trong nền kinh tế thị trường, trong <br />
hoàn cảnh nhiều trường đại học, cao đẳng, công ty, doanh nghiệp đang gặp <br />
những khó khăn thì nguyên tắc này rất quan trọng. Nếu nhà trường không giúp <br />
được gì cho các đơn vị thì sẽ rất khó nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của họ. <br />
Bởi vậy, bản thân tôi dành nhiều thời gian giúp đỡ, hỗ trợ các đơn vị: từ việc <br />
làm phiếu thăm dò, khảo sát học sinh (trong phiếu có mục phân 05 luồng, trong <br />
từng luồng ghi rõ nguyện vọng sẽ học ở trường nào, du học tới quốc gia nào, <br />
đi làm ở công ty nào...); tới từng lớp trực tiếp trao đổi, định hướng cho các em <br />
rồi phát phiếu, thu phiếu, nhập dữ liệu, thống kê dữ liệu và chuyển danh sách <br />
cho từng đơn vị; phân công giáo viên giúp đỡ các đơn vị khi họ về trường tuyên <br />
truyền; đăng tải các thông tin tuyển sinh, tuyển lao động của các đơn vị trên <br />
website và facebook của nhà trường...; cập nhật và đưa tin thường xuyên những <br />
việc mà mỗi đơn vị đã làm cho nhà trường (số tiền ủng hộ quỹ khuyến học, <br />
trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục, các đợt đưa đón học sinh tới thăm, <br />
trải nghiệm ở đơn vị...)<br />
<br />
* Chức năng nhiệm vụ: Nhà trường cũng như các đơn vị đều có những chức <br />
năng và trách nhiệm riêng. Để khai thác, phát huy, khuyến khích họ tham gia vào <br />
một hoạt động nào đó thì phải phát hiện và nhằm đúng chức năng, trách nhiệm <br />
của đối tác. Nhà trường có trách nhiệm cung cấp nguồn lực cho các đơn vị <br />
(nguồn học sinh có mong muốn học lên cao cho các trường đại học, cao đẳng; <br />
nguồn học sinh có nguyện vọng đi làm sau khi tốt nghiệp THPT cho các công <br />
<br />
12<br />
ty, doanh nghiệp); Các đơn vị có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ nhà trường về <br />
kinh phí, về chuyên môn, về trang thiết bị, về đưa đón học sinh của nhà trường <br />
tới đơn vị tham quan, học tập, trải nghiệm thực tế.<br />
<br />
* Dân chủ: Tạo môi trường công khai, bình đẳng để các đơn vị và nhà trường <br />
có mối quan hệ gắn kết, bền chặt và mang lại hiệu quả thiết thực: Nhà trường <br />
công khai về điều kiện cơ sở vật chất, về chất lượng giáo dục, về chiến lược, <br />
chủ trương, chính sách giáo dục và về nội dung, hình thức, điều khoản liên kết. <br />
Các đơn vị cũng công khai với nhà trường về tuyển sinh, chế độ học phí, chế <br />
độ đãi ngộ, về thế mạnh và những yêu cầu đối với nhà trường. Hai bên bàn <br />
bạc, thống nhất đảm bảo tính dân chủ, công khai, bình đẳng. <br />
<br />
* Luật pháp: Xã hội hóa giáo dục phải tuân thủ pháp luật Nhà nước, nghĩa là <br />
cần dựa trên cơ sở pháp lý. Hai bên phải bám sát những quy định trong các <br />
thông tư, quyết định, văn bản hướng dẫn của các cấp lãnh đạo để tổ chức liên <br />
kết. Mọi điều khoản trong văn bản ghi nhớ hợp tác phải đúng quy định, đúng <br />
pháp luật.<br />
<br />
* Phù hợp và thích ứng: Cán bộ quản lý giáo dục phải biết lựa chọn thời gian <br />
thích hợp nhất để đưa ra một chủ trương xã hội hóa giáo dục; đồng thời phải <br />
đổi mới cách làm, đổi mới đối tượng xã hội hóa giáo dục sao cho thích ứng với <br />
tình hình thực tế. Thời gian thích hợp tổ chức xã hội hóa trong nhà trường theo <br />
hình thức liên kết với các đơn vị là khoảng tháng 3 hàng năm, bởi, đối với nhà <br />
trường thì tháng 3 là tháng thanh niên, tháng có nhiều hoạt động sôi nổi, tích <br />
cực; tháng 3, các em ít có những bài kiểm tra, thi thử; tháng 3, chuẩn bị cho <br />
tháng 4 làm hồ sơ thi THPT quốc gia, lựa chọn nguyện vọng học đại học, cao <br />
đẳng; lựa chọn con đường đi sau tốt nghiệp để quyết định làm hồ sơ thi. Đối <br />
với các trường đại học, cao đẳng: tháng 3 là tháng họ chuẩn bị, hoặc bắt đầu <br />
<br />
<br />
13<br />
phát động chiến dịch tư vấn, tuyên truyền tuyển sinh. Đối với các công ty, <br />
doanh nghiệp thì tháng 3 là tháng họ chuẩn bị cho những đợt sơ tuyển, họ rất <br />
cần học sinh (những em mong muốn đi làm ngay sau khi tốt nghiệp) tới thăm, <br />
trải nghiệm, hiểu biết về công ty, về những công việc và cuộc sống các em sẽ <br />
làm ở đó rồi lựa chọn, để tháng 6, sau khi các em tốt nghiệp họ sẽ tổ chức <br />
tuyển dụng. Theo thời gian, công ty A đã tuyển đủ người làm, ổn định nhân sự, <br />
lúc đó, sự cần thiết về liên kết của họ sẽ giảm thì nhà trường nên chuyển <br />
hướng sang liên kết với công ty khác, công ty mới thành lập, công ty mở rộng <br />
sản xuất hoặc vươn tới những công ty ở xa hơn (có xe đưa đón nhân viên)...Để <br />
thực hiện tốt nguyên tắc này, nhà trường phải luôn cập nhật tình hình của các <br />
đơn vị, biết chiến lược phát triển của họ, từ đó xây dựng chiến lược, kế hoạch <br />
liên kết sao cho phù hợp, thích ứng với từng thời kỳ, từng giai đoạn.<br />
<br />
* Truyền thống, tình cảm: Truyền thống nhà trường, truyền thống của các <br />
đơn vị, tình cảm giữa lãnh đạo hai bên và truyền thống hợp tác giữa nhà trường <br />
và đơn vị ảnh hưởng rất lớn đến quá trình và hiệu quả liên kết. Nhà trường, <br />
một mặt cần tăng cường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thành tích của <br />
thầy và trò ngày càng cao, truyền thống nhà trường ngày càng vẻ vang; mặt <br />
khác, luôn giữ mối quan hệ tốt với các đơn vị, coi công việc, sự kiện của đơn vị <br />
cũng là công việc, sự kiện của nhà trường; luôn chú ý và đáp ứng các điều <br />
khoản đã ký kết; trao đổi, góp ý thân tình để các đơn vị hoàn thiện hơn, phát <br />
triển vững bền hơn<br />
<br />
<br />
* Kết hợp ngành lãnh thổ: Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa địa phương <br />
và ngành giáo dục. Thông thường, nhà trường sẽ chọn các công ty đóng trên địa <br />
bàn huyện, do đó, để các công ty nhiệt tình, sẵn lòng ủng hộ, giúp đỡ nhà <br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
trường chúng ta phải cần tới sự giới thiệu, tác động và thương lượng của <br />
UNBD huyện<br />
<br />
* Giao tiếp: Có hai con đường giao tiếp đó là con đường chính thức (các văn <br />
bản, công văn, đề nghị...) và con đường không chính thức (thông qua nguyên tắc <br />
truyền thống và tình cảm). Trong việc liên kết với các đơn vị chúng ta thường <br />
theo con đường không chính thức bởi nhà trường không phải là cấp trên của họ, <br />
không yêu cầu, bắt buộc họ phải liên kết. Sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng về các <br />
đơn vị, lãnh đạo nhà trường gửi thư ngỏ tới đơn vị, vài ngày sau hỏi bộ phận <br />
giúp việc của lãnh đạo đơn vị để nắm bắt tình hình, những thuận lợi, khó khăn, <br />
những suy nghĩ, ý tưởng và yêu cầu của lãnh đạo các đơn vị. Sau đó, lãnh đạo <br />
nhà trường tới gặp hoặc gọi điện cho lãnh đạo đơn vị đề xuất vấn đề, dự thảo <br />
những điều khoản liên kết và thống nhất thời gian tổ chức ký văn bản hợp tác, <br />
liên kết. Như vậy, trong quá trình tiến tới liên kết thì việc giao tiếp giữa nhà <br />
trường với các đơn vị chủ yếu là vận động, động viên, thuyết phục bằng tình <br />
cảm.<br />
3. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục ở trường THPT:<br />
3.1. Hiện nay, ở các trường THPT, việc xã hội hóa chủ yếu dựa vào sự đóng <br />
góp, ủng hộ của Cha mẹ học sinh về kinh phí. Nhà trường họp bàn, nêu chủ <br />
trương, được Hội Cha mẹ học sinh đồng thuận, trình lãnh đạo cấp trên phê <br />
duyệt rồi tiến hành vận động Cha mẹ học sinh đóng góp. Kinh phí xã hội hóa <br />
tập trung chủ yếu cho việc tu sửa, bổ sung cơ sở vật chất nhà trường và mua <br />
sắm một số trang thiết bị phục vụ hoạt động giảng dạy mà ít dành cho việc <br />
khen thưởng, trao học bổng cho học sinh nhiều thành tích; đóng học phí, hỗ trợ, <br />
tặng quà cho học sinh nghèo vượt khó. Đồng thời, rất ít trường tiến hành xã hội <br />
hóa theo hướng khai thác tiềm năng về nhân lực, tài lực.<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
3.2. Thực tế tại trường THPT Nam Sách II, với mô hình trường bán công, <br />
chất lượng thấp, kinh phí hạn hẹp nên việc trao thưởng, trao học bổng hay <br />
tặng quà học sinh nghèo hàng năm gần như không có. Năm 2014, trường <br />
chuyển đổi thành trường công lập, đúng thời điểm đó tôi được luân chuyển từ <br />
nơi khác về và bắt tay vào mùa tuyển sinh theo hình thức thi tuyển đầu tiên của <br />
nhà trường. Nếu không có những động thái tích cực, không làm tốt công tác <br />
tuyên truyền, không đưa ra những chính sách ưu đãi và chế độ đãi ngộ hợp lý, <br />
không tạo cho các em niềm vui, sự hứng khởi thông qua những hoạt động trải <br />
nghiệm thực tế thì rất có thể số hồ sơ đăng ký dự thi ít hơn số học sinh được <br />
tuyển. Bởi vậy, việc liên kết với các trường đại học, cao đẳng, công ty, doanh <br />
nghiệp là chủ trương, cách làm đúng đắn và phù hợp với điều điện, hoàn cảnh <br />
thực tế.<br />
<br />
3.3. Một số thuận lợi cơ bản khi thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục <br />
theo hiình thức liên kết với các đơn vị:<br />
+ Nhiều năm qua, tôi có mối quan hệ tốt, rất thân tình với lãnh đạo một số <br />
trường đại học, cao đẳng, công ty, doanh nghiệp...<br />
+ Tôi là Chủ tịch Hội cựu học sinh của một trường THPT mà số thành viên của <br />
Hội lên tới gần một nghìn, do vậy, có nhiều anh chị em, bạn bè, cựu học sinh <br />
thành đạt hiện đang giữ những chức vụ quan trọng trong các trường đại học, <br />
cao đẳng, công ty, doanh nghiệp...; Đồng thời tôi có mối quan hệ mật thiết với <br />
nhiều phụ huynh học sinh mà hiện tại trong số họ nhiều người đang là lãnh đạo <br />
các đơn vị nên việc liên kết tương đối thuận lợi.<br />
+ Nhà trường thực hiện tốt việc phân luồng học sinh ngay từ lớp 10 với năm <br />
hướng đi cơ bản (học đại học, cao đẳng; học nghề; đi làm tại các công ty, <br />
doanh nghiệp; sản xuất, kinh doanh tại gia đình; đi du học, lao động nước <br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
ngoài). Điều này tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học, cao đẳng, các <br />
công ty, doanh nghiệp tiếp cận đối tượng học sinh.<br />
+ Với những thuận lợi trên, với mục tiêu xã hội hóa giáo dục không chỉ dựa vào <br />
phụ huynh học sinh, không chỉ khai thác kinh phí nên tôi đã chủ động liên kết, <br />
hợp tác với một số trường đại học, cao đẳng, công ty, doanh nghiệp giúp công <br />
tác xã hội hóa lâu dài, bền chặt và mang lại hiệu quả cao.<br />
* Nhà trường liên kết với năm trường đại học, cao đẳng trong nước: Trường <br />
Đại học Sao Đỏ, trường Đại học MỏĐịa chất, trường Cao đẳng Vận tải <br />
Đường thủy I; trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình Hà Nam; trường Cao <br />
đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội.<br />
* Nhà trường liên kết với ba học viện Nhật Bản: Học viện quốc tế SunA; <br />
Học viện quốc tế Ai chi; Học viện Nhật ngữ Hamamatsu.<br />
* Nhà trường liên kết với năm công ty rất lớn trong địa bàn tỉnh: Công ty Cổ <br />
phần Gốm Chu Đậu, công ty TNHH Việt Nam Toyo Denso, công ty TNHH May <br />
Tinh Lợi, công ty Du học quốc tế Taiyou, công ty Cổ phần Kinh doanh <br />
Kiyokawa. <br />
Những mối quan hệ mật thiết trên đã giúp nhà trường thực hiện công tác <br />
xã hội hóa giáo dục rất hiệu quả trong những năm qua.<br />
<br />
3.4. Những khó khăn khi thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục theo hiình <br />
thức liên kết với các đơn vị:<br />
+ Trong thời kỳ mô hình trường bán công trước đây, nhà trường chưa từng liên <br />
kết với trường đại học, cao đẳng, công ty, doanh nghiệp; <br />
+ Trước đây việc xã hội hóa chỉ dựa vào đối tượng phụ huynh học sinh nên các <br />
thầy cô chưa hiểu biết nhiều về nội dung, phương pháp, cách thức tuyên <br />
truyền, vận động các trường đại học, cao đẳng, công ty, doanh nghiệp ủng hộ;<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
+ Số lượng cựu học sinh rất lớn ( mỗi năm có khoảng 500 học sinh tốt nghiệp <br />
ra trường) nhưng các em mới chập chững bước vào cuộc sống, chủ yếu các em <br />
lao động trong các công ty, doanh nghiệp nên tầm ảnh hưởng của các em tới <br />
lãnh đạo công ty, doanh nghiệp chưa đủ lớn để thuyết phục việc ủng hộ nhà <br />
trường.<br />
<br />
Những điều kiện thuận lợi và những khó khăn trên là yếu tố cốt lõi giúp <br />
tôi đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện hiệu quả công tác xã hội <br />
hóa giáo dục thông qua việc liên kết với các trường đại học, công ty, doanh <br />
nghiệp.<br />
<br />
<br />
<br />
4. Một số giải pháp, biện pháp thực hiện hiệu quả công tác xã hội <br />
hóa giáo dục thông qua liên kết với trường đại học, cao đẳng, công ty, doanh <br />
nghiệp<br />
Do khuôn khổ đề tài, tôi xin phép chỉ trình bày, phân tích, dẫn chứng cụ <br />
thể trong các giải pháp việc liên kết với ba đại diện của ba nhóm đơn vị, đó là <br />
trường Đại học Sao Đỏ (đại diện nhóm các trường đại học, cao đẳng), Học <br />
viện quốc tế Sun A (đại diện nhóm các học viện nước ngoài), Công ty TNHH <br />
Việt Nam Toyodenso (đại diện nhóm các công ty, doanh nghiệp). Một số minh <br />
chứng trong quá trình liên kết và kết quả đạt được sau khi liên kết được bố trí <br />
ở phần phụ lục của sáng kiến.<br />
<br />
4.1. Giải pháp 1. Tìm hiểu các đơn vị và lập kế hoạch liên kết:<br />
Dựa vào tình hình thực tế về việc làm của học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp <br />
ra trường; Trên cơ sở những thuận lợi và khó khăn của nhà trường. Tôi tìm <br />
hiểu một số trường đại học, cao đẳng và công ty, doanh nghiệp về thế mạnh <br />
của họ, về sự cần thiết trong tuyển sinh đại học, cao đẳng và tuyển lao động <br />
cũng như quảng bá hình ảnh, thương hiệu của họ thông qua trang web; qua <br />
<br />
<br />
18<br />
mạng xã hội; qua cựu học sinh đang công tác, học tập, làm việc tại các đơn vị; <br />
qua việc giới thiệu của đồng nghiệp, bạn bè, người thân và có đơn vị tôi trực <br />
tiếp đến tận nơi tìm hiểu. <br />
+ Liên kết với trường Đại học Sao Đỏ: <br />
Trường Đại học Sao Đỏ với lợi thế về khoảng cách (gần trường THPT Nam <br />
Sách II), lợi thế về tiếng nước ngoài, lợi thế về lĩnh vực cơ khí, điện, điện tử; <br />
lợi thế về tìm đầu ra cho sinh viên (liên kết với nhiều công ty, doanh nghiệp <br />
lớn trong nước). Những lợi thế đó giúp cho trường THPT Nam Sách II nhiều <br />
mặt như: học sinh tới tham quan, trải nghiệm thuận lợi; học sinh sau khi tốt <br />
nghiệp THPT học tại trường Đại học Sao Đỏ thuận lợi về nơi ăn, chốn nghỉ và <br />
tìm việc làm sau khi tốt nghiệp đại học; giảng viên khoa Du lịch & Ngoại ngữ <br />
có thể hỗ trợ các giáo viên tiếng Anh của nhà trường trong công tác chuyên <br />
môn.... Mặt khác, trường Đại học Sao Đỏ thuộc top 3, đầu vào không cao, rất <br />
phù hợp với học sinh bán công của nhà trường. Mấy năm gần đây, do số trường <br />
đại học tăng nhanh, do tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên lớn, do định hướng của <br />
gia đình và bản thân học sinh nên công tác tuyển sinh của nhà trường gặp nhiều <br />
khó khăn, họ đang cần sự liên kết để thông tin, tuyên tuyền, quảng bá hình ảnh <br />
nhà trường nhằm phục vụ công tác tuyển sinh. Do đó, liên kết với trường Đại <br />
học Sao Đỏ sẽ rất thuận lợi, hiệu quả, đôi bên cùng có lợi. Ngày 21/3/2016, hai <br />
trường đã tổ chức liên kết trước sự chứng kiến của cán bộ, giáo viên, nhân viên <br />
hai trường, của một số sinh viên trường Đại học Sao Đỏ và toàn thể học sinh <br />
trường THPT Nam Sách II. <br />
Sau 01 năm liên kết, trường ĐH Sao Đỏ đã ủng hộ quỹ khuyến học của nhà <br />
trường ba triệu đồng; đã cử hai giáo viên người nước ngoài về giao lưu Tiếng <br />
Anh với học sinh toàn trường; đã tổ chức cho học sinh đi tham quan tại Làng <br />
văn hóa các dân tộc Việt Nam; đã cử nhóm sinh viên về giao lưu, biểu diễn văn <br />
<br />
<br />
19<br />
nghệ, ảo thuật giúp các em học sinh thêm hứng khởi trong học tập và rèn luyện <br />
(Có hình ảnh và văn bản ở phần phụ lục)<br />
+ Liên kết với Học viện quốc tế Sun A và Công ty Du học Taiyou<br />
Trước khó khăn về việc làm trong nước của học sinh, sinh viên nhiều <br />
phụ huynh định hướng cho con em họ đi du học hoặc lao động nước ngoài. Đáp <br />
ứng tình hình đó, nhiều công ty du học thành lập và hoạt động ( trên địa bàn tỉnh <br />
Hải Dương có hơn 30 công ty du học được cấp phép ). Hàng năm, có hàng chục <br />
công ty du học về trường tư vấn, giới thiệu. Trên cơ sở theo dõi, tìm hiểu, rà <br />
soát năng lực, thế mạnh, phương thức hoạt động và sự liên kết của công ty với <br />
các trường đại học, học viện nước ngoài của từng công ty mà tôi quyết định <br />
hợp tác với một vài công ty uy tín, chất lượng, đảm bảo quyền lợi của du học <br />
sinh. Ngày 19 tháng 5 năm 2014, tôi hợp tác với Công ty Du học Taiyou với lợi <br />
thế: Công ty đóng trên địa bàn Thị trấn Nam Sách (Cách trường 300m), Công ty <br />
liên kết với nhiều trường đại học, cao đẳng, trường nghề và học viện phía <br />
Nhật Bản, Tỷ lệ đỗ visa của học viên đạt gần 100%, Công ty có trụ sở đặt tại <br />
Nhật Bản để giải quyết các vấn đề của du học sinh bên Nhật..... Sau khi hợp <br />
tác, công ty đã tổ chức dạy 03 lớp tiếng Nhật (miễn phí) cho học sinh có <br />
nguyện vọng đi du học, lao động Nhật Bản và học sinh, cựu học sinh đang làm <br />
tại các công ty Nhật Bản ở Việt Nam; Công ty tổ chức cho học sinh đi tham <br />
quan, trải nghiệm tại Đền thờ Thầy giáo Chu Văn An; Hàng năm, công ty ủng <br />
hộ quỹ khuyến học của nhà trường, trao học bổng và khen thưởng học sinh <br />
giỏi, trao quà cho học sinh nghèo gần 10 triệu đồng; Công ty hỗ trợ nhà trường <br />
việc tuyển sinh vào lớp 10 và tham quan, học tập kinh nghiệm của cán bộ, giáo <br />
viên. Đặc biệt, công ty là cầu nối để trường THPT Nam Sách II liên kết với <br />
Học viện quốc tế Sun A (Nhật Bản) và học viện đã ủng hộ nhà trường về <br />
nhiều mặt: gửi vào quỹ khuyến học 30.000 yen; tặng nhà trường 01 máy fax, <br />
phô tô và in màu; năm 2016 trao học bổng du học toàn phần cho học sinh Hứa <br />
20<br />
Thị Vân Anh (trị giá 240 triệu VNĐ); năm 2017 trao học bổng du học toàn phần <br />
cho học sinh Vương Thùy Linh (trị giá 240 triệu VNĐ) (Có hình ảnh và văn bản <br />
ở phần phụ lục)<br />
+ Liên kết với Công ty TNHH Việt Nam Toyodenso<br />
Qua thăm dò, khảo sát học sinh và cha mẹ học sinh tôi nhận thấy, khoảng 50% <br />
học sinh của nhà trường mong muốn đi làm ngay sau khi tốt nghiệp THPT. Để <br />
các em hiểu về công việc sẽ làm, từ đó có sự lựa chọn đúng đắn nghề mà mình <br />
sẽ theo. Tôi tìm hiểu một số công ty về một số lĩnh vực làm việc như may mặc, <br />
giầy da, gốm sứ, điện tử ... thông qua cựu học sinh đang là quản lý, là nhân viên <br />
của công ty và đặt vấn đề liên kết với các công ty đó nhằm mục đích đưa các <br />
em đến thăm, tìm hiểu, trải nghiệm tại công ty. Để các em được làm việc trong <br />
một môi trường tốt, thân thiện, có tính kỷ luật cao tôi đã đặt vấn đề liên kết <br />
với công ty TNHH Việt Nam Toyodenso (Công ty điện tử Nhật Bản, Khu Công <br />
nghiệp Nam Sách). Tháng 6 năm 2014, Ban lãnh đạo Công ty đã về thăm <br />
trường, thỏa thuận, thống nhất một số điều khoản và ký văn bản liên kết (Có <br />
hình ảnh và văn bản ở phần phụ lục). Kể từ khi liên kết, dịp khai giảng năm <br />
học mới công ty tặng nhà trường 01 bộ máy chiếu; dịp tổng kết năm học công <br />
ty trao học bổng, trao thưởng cho học sinh giỏi và tặng quà học sinh nghèo; <br />
tháng 3 hàng năm công ty cho ô tô đón các em tới thăm, trải nghiệm, ăn trưa tại <br />
công ty; tháng 5 hàng năm công ty chở máy móc, thiết bị về trường sơ tuyển, <br />
phỏng vấn và tuyển chọn để tháng 6, sau khi tốt nghiệp, công ty tổ chức đón <br />
các em tới làm việc theo danh sách tiến cử của nhà trường.<br />
<br />
4.2. Giải pháp 2. Xây dựng cơ chế phối hợp, gắn kết giữa nhà trường với <br />
các trường đại học, cao đẳng và công ty, doanh nghiệp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
Một trong những yếu tố quan trọng để việc liên kết giữ hai bên nhanh chóng, <br />
hiệu quả, bền chặt chính là phải xây dựng cơ chế phối hợp, gắn kết thật hợp <br />
lý, phát huy tối đa thế mạnh của mỗi bên. <br />
+ Đối với các trường đại học, cao đẳng: Nhà trường phải xác định đây là <br />
những đối tượng có thể kết nghĩa hoặc liên kết dài lâu bởi có sự liên quan, ràng <br />
buộc, hỗ trợ rất lớn từ cả hai phía. Trường THPT tạo điều kiện thuận lợi và <br />
giúp trường đại học, cao đẳng tư vấn tuyển sinh, việc này có lợi cho giáo viên <br />
thêm thông tin và kinh nghiệm tư vấn hướng nghiệp; học sinh được tư vấn có <br />
thêm thông tin, thêm sự lựa chọn; trường đại học, cao đẳng tuyển được người <br />
học để duy trì và phát triển nhà trường. Trường THPT tổ chức cho học sinh đi <br />
tham quan, trải nghiệm, thực tế mà không mất kinh phí. Trường THPT có kinh <br />
phí do các trường đại học, cao đẳng ủng hộ để khen thưởng, trao học bổng, <br />
tặng quà cho học sinh. Trường THPT được hỗ trợ, giúp đỡ về chuyên môn <br />
điều này rất tốt để các thầy cô ở THPT bắt kịp nhanh chóng với phương pháp <br />
dạy học tiên tiến, hiện đại. Trường đại học, cao đẳng đầu tư kinh phí tổ chức <br />
đưa học sinh tới trường tham quan, học tập, trải nghiệm; có chính sách hỗ trợ <br />
sinh viên của trường; ủng hộ Quỹ Khuyến học hàng năm để trao thưởng và <br />
tặng quà...<br />
Chẳng hạn, trường THPT Nam Sách II và trường Đại học Sao Đỏ đã ký <br />
biên bản ghi nhớ với một số nội dung chủ yếu như:<br />
* Trường THPT Nam Sách II:<br />
Hàng năm tổ chức tư vấn, giới thiệu học sinh vào học tập tại trường ĐH Sao <br />
Đỏ;<br />
Đăng tải các thông tin về tuyển sinh của trường ĐH Sao Đỏ trên website nhà <br />
trường;<br />
Kết hợp và tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ tuyển sinh của trường ĐH Sao <br />
Đỏ tổ chức tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh của trường;<br />
22<br />
Cử giáo viên tham gia các hoạt động học thuật, nghiên cứu của khoa Du lịch & <br />
Ngoại ngữ;....<br />
* Trường ĐH Sao Đỏ:<br />
Hàng năm tổ chức tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh trường <br />
THPT Nam Sách II;<br />
Tạo điều kiện cho học sinh trường THPT Nam Sách II được học tập, rèn <br />
luyện và phát triển tốt khi trở thành sinh viên của trường ĐH Sao Đỏ;<br />
Cử giảng viên, sinh viên hỗ trợ trường THPT Nam Sách II về xây dựng tour du <br />
lịch cho giáo viên, học sinh; mời giáo viên người nước ngoài về giao lưu và <br />
giảng dạy; tham gia một số hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao;<br />
Trao học bổng cho học sinh giỏi, tặng quà học sinh nghèo vượt khó cho học <br />
sinh trường THPT Nam Sách II .....<br />
<br />
+ Đối với các công ty, doanh nghiệp: <br />
Mỗi công ty, doanh nghiệp có những mối quan hệ đặc trưng riêng với nhà <br />
trường. Có công ty quan hệ với nhà trường bởi lãnh đạo công ty có con cháu đã, <br />
đang và sẽ theo học tại trường; Có công ty quan hệ với nhà trường bởi lãnh đạo <br />
công ty là anh em bè bạn thân tình với lãnh đạo nhà trường hoặc lãnh đạo công <br />
ty là học sinh cũ của lãnh đạo nhà trường; Có công ty quan hệ với nhà trường <br />
về nhân sự, nhân lực, tuyển dụng (Công ty điện tử, công ty may, công ty du <br />
học...) họ cần tuyển công nhân là những học sinh tốt nghiệp THPT, họ cần <br />
những học sinh tốt nghiệp THPT đi du học nước ngoài... những công ty này rất <br />
cần sự phối hợp, hợp tác cùng với nhà trường, vì thế họ sẵn sàng giúp đỡ, ủng <br />
hộ nhà trường.<br />
Để duy trì và phát triển các mối quan hệ giữa nhà trường với các công ty, doanh <br />
nghiệp, Hiệu trưởng cần làm tốt vai trò đầu mối, tận dụng cơ hội, tạo điều <br />
kiện thuận lợi nhất và chủ động tham gia vào các hoạt động của từng đơn vị. <br />
<br />
23<br />
Đồng thời, trong quá trình quan hệ cần thực hiện tốt các nguyên tắc huy động <br />
cộng đồng tham gia xây dựng giáo dục, đặc biệt là nguyên tắc lợi ích "Mỗi <br />
hoạt động hợp tác, phối hợp đều phải xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của cả <br />
hai phía": Công ty tạo điều kiện về kinh phí (tiền xe ô tô đưa đón, tiền ăn <br />
trưa…) cho học sinh tới thăm, học tập, trải nghiệm tại công ty; ủng hộ Quỹ <br />
Khuyến học hàng năm để trao thưởng và tặng quà. Trường THPT Nam Sách II <br />
giúp công ty, doanh nghiệp trong vấn đề quảng bá, quảng cáo và tuyển dụng <br />
nhân lực. Nhà trường tổ chức thăm dò, phân luồng, tư vấn, hướng nghiệp học <br />
sinh ngay từ lớp 10. Đến cuối năm lớp 12, nhà trường cho các em đăng ký <br />
nguyện vọng (ghi rõ sẽ đi làm ở công ty, doanh nghiệp nào), nhà trường tổng <br />
hợp số liệu, mời từng công ty về sơ tuyển các em. Sau khi sơ tuyển xong, các <br />
công ty gửi thư mời tới gia đình các em trúng tuyển và tổ