“ Hướng dẫn học sinh giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc hai một ẩn - dạng Tìm hai số“.<br />
<br />
PHÒNG GIÁO GD&ĐT KRÔNG ANA<br />
TRƢỜNG THCS BUÔN TRẤP<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
ĐỀ TÀI:<br />
<br />
HƢỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI BÀI TOÁN<br />
BẰNG CÁCH LẬP PHƢƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN<br />
- DẠNG TÌM HAI SỐ.<br />
<br />
Họ và tên:<br />
<br />
Phạm Hữu Cảnh<br />
<br />
Đơn vị công tác:<br />
<br />
Trƣờng THCS Buôn Trấp<br />
<br />
Trình độ đào tạo:<br />
<br />
ĐHSP<br />
<br />
Môn đào tạo:<br />
<br />
Toán<br />
<br />
Krông Ana, tháng 12 năm 2014<br />
Người viết: PHẠM HỮU CẢNH – Bộ môn Toán, trường THCS Buôn Trấp – Krông Ana.<br />
<br />
1<br />
<br />
“ Hướng dẫn học sinh giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc hai một ẩn - dạng Tìm hai số“.<br />
<br />
I. Phần MỞ ĐẦU<br />
I.1. Lý do chọn đề tài<br />
- Trong xu hướng phát triển chung, xã hội luôn đặt ra những yêu cầu mới cho<br />
sự nghiệp đào tạo con người. Chính vì vậy, việc dạy và học cũng không ngừng đổi<br />
mới để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Trước tình hình đó, mỗi giáo<br />
viên chúng ta cũng phải luôn tìm tòi, sáng tạo, tìm ra phương pháp dạy mới phù<br />
hợp với từng đối tượng học sinh để phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo, tích<br />
cực của người học, nâng cao năng lực phân tích, tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn<br />
đề, rèn luyện và hoàn thành các kỹ năng vận dụng thành thạo các kiến thức một<br />
cách chủ động, sáng tạo vào trong thực tế cuộc sống.<br />
- Đối với lứa tuổi học sinh THCS nói chung và đối tượng nghiên cứu là học<br />
sinh lớp 9 nói riêng. Mặc dù tuổi các em không phải còn nhỏ nhưng khả năng phân<br />
tích, suy luận còn rất nhiều hạn chế nhất là đối với đối tượng học sinh học yếu và<br />
lười học. Chính vì vậy nên trong những dạng toán của môn Đại số lớp 9 thì dạng<br />
toán “Giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc hai một ẩn” đối với các em là<br />
dạng toán tương đối khó.<br />
- Qua nhiều năm được phân công dạy bộ môn Toán 9 ở trường THCS Lê<br />
Văn Tám, trường THCS Băng Adrênh, trường THCS Buôn Trấp và qua nhiều lần<br />
kiểm tra, dự giờ đồng nghiệp trong và ngoài trường cũng như qua trao đổi với một<br />
số thầy cô dạy Toán trong huyện, bản thân tôi nhận thấy khả năng tiếp thu và vận<br />
dụng kiến thức của học sinh ở phần “Giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc<br />
hai một ẩn” là còn rất nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do các bài toán dạng này cho<br />
đề bài bằng lời văn, các dữ kiện của bài toán và các phép toán hầu hết đều cho dưới<br />
dạng ẩn nếu học sinh không biết tìm hiểu, phân tích bài toán một cách rõ ràng,<br />
chính xác thì việc xác định được cách giải là rất khó.<br />
- Trong chương trình toán 9 thì “Giải bài toán bằng cách lập phương trình<br />
bậc hai một ẩn” chiếm một vị trí rất quan trọng. Đây cũng là một dạng toán vận<br />
dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống mà nếu các em nắm được thì sẽ tạo hứng thú<br />
học tập và yêu thích bộ môn hơn, ngoài ra đây cũng là dạng toán hay sử dụng trong<br />
các đề thi vào lớp 10. Khi giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc hai nói<br />
chung và dạng toán “Tìm hai số” nói riêng thì việc phân tích đề bài là rất quan<br />
trọng, nhưng trong thực tế khi làm bài tập của học sinh hoặc khi chữa bài tập của<br />
giáo viên thì hầu như đều chưa chú trọng đến bước phân tích đề bài, từ đó học sinh<br />
không biết cách biểu diễn các đại lượng chưa biết quan ẩn và qua đại lượng đã biết<br />
để lập được phương trình bậc hai một ẩn, dẫn đến học sinh thấy khó và thấy chán<br />
học dạng toán này. Bước khó nhất của học sinh khi giải dạng toán là không biết<br />
cách phân tích, lập luận để lập được phương trình bậc hai một ẩn.<br />
- Để giúp học sinh có thể nắm vững cách phân tích và giải dạng toán “Giải<br />
bài toán bằng cách lập phương trình bậc hai một ẩn – dạng Tìm hai số” và cũng để<br />
rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân nên tôi muốn được trao đổi<br />
Người viết: PHẠM HỮU CẢNH – Bộ môn Toán, trường THCS Buôn Trấp – Krông Ana.<br />
<br />
2<br />
<br />
“ Hướng dẫn học sinh giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc hai một ẩn - dạng Tìm hai số“.<br />
<br />
một vài kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh phân tích và giải dạng toán này<br />
cùng quý thầy cô. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài này.<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
- Đề tài này nhằm khắc phục những khó khăn nêu trên và giúp giáo viên, học<br />
sinh có thể phân tích và thực hiện “Giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc<br />
hai một ẩn – dạng Tìm hai số” một cách nhanh và có hiệu quả.<br />
- Đề tài tổng hợp một cách hệ thống các vấn đề có liên quan đến SKKN,<br />
phân tích, đánh giá những ưu điểm, tồn tại của việc dạy và học “Giải bài toán bằng<br />
cách lập phương trình bậc hai một ẩn - dạng Tìm hai số” của học sinh lớp 9 trường<br />
THCS Lê Văn Tám, trường THCS Băng Adrênh, trường THCS Buôn Trấp và một<br />
số trường bạn trong huyện qua nhiều năm và đưa ra giải pháp khắc phục.<br />
I.3. Đối tƣợng nghiên cứu<br />
- Dạng toán Giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc hai một ẩn – dạng<br />
Tìm hai số.<br />
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
- Học sinh trường THCS Lê Văn Tám trong các năm học liên tiếp, từ năm<br />
học 2006 - 2007 đến năm học 2010 - 2011.<br />
- Học sinh trường THCS Băng Adrênh trong các năm học 2011 – 2012; năm<br />
học 2012 - 2013.<br />
- Học sinh trường THCS Buôn Trấp trong năm học 2013 - 2014.<br />
- Một số giáo viên Toán của các trường THCS trong huyện Krông Ana.<br />
I.5. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
* Trong đề tài tôi sử dụng các phương pháp sau:<br />
- Nghiên cứu tài liệu: “ Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học môn<br />
Toán trong trường THCS”, một số đề thi vào lớp 10.<br />
- Qua các lần tập huấn chuyên môn.<br />
- Phương pháp điều tra: hỏi đáp trực tiếp đối với học sinh, đối với giáo viên<br />
trong cùng bộ môn trong trường và trong huyện.<br />
- Phương pháp trải nghiệm thực tế qua các tiết luyện tập, thực hành và qua<br />
các bài kiểm tra.<br />
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.<br />
<br />
Người viết: PHẠM HỮU CẢNH – Bộ môn Toán, trường THCS Buôn Trấp – Krông Ana.<br />
<br />
3<br />
<br />
“ Hướng dẫn học sinh giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc hai một ẩn - dạng Tìm hai số“.<br />
<br />
II. Phần NỘI DUNG<br />
II.1. Cơ sở lý luận<br />
Nghị quyết Trung ương 2 - Khóa VIII của Đảng khẳng định: “Phải đổi mới<br />
phương pháp dạy học, khắc phục lối truyền đạt kiến thức một chiều, rèn luyện nếp<br />
tư duy của người học”. Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay chính là hướng tới<br />
việc dạy tốt và học tốt theo cách lấy người học làm trung tâm của quá trình dạy<br />
học, người thầy chỉ đóng vai trò hướng dẫn cho học sinh tiếp cận với tri thức mới.<br />
Muốn vậy, giáo viên cần phải hiểu và vận dụng tốt các phương pháp dạy học tích<br />
cực trong mỗi tiết dạy.<br />
Cũng như các môn học khác, Toán học là một trong những môn học quan<br />
trọng không thể thiếu trong các trường THCS. Toán học là môn học xuất phát từ<br />
thực tiễn cuộc sống và quay trở lại phục vụ thực tiễn, trong đó dạng toán “Giải bài<br />
toán bằng cách lập phương trình bậc hai một ẩn” là dạng toán thể hiện rõ nhất điều<br />
đó, nhưng đây lại là dạng toán rất khó với học sinh nếu các em không biết cách<br />
phân tích bài toán một cách hợp lý.<br />
Với yêu cầu trên, là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Toán trong<br />
trường THCS bản thân tôi không ngừng nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra cách đơn giản<br />
nhất hướng dẫn giúp các em tiếp cận với dạng toán một cách nhanh và dễ hiểu, từ<br />
đó góp phần chuẩn bị cho học sinh tiếp cận ngày càng gần với tri thức khoa học,<br />
làm chủ tri thức, tiếp cận được mũi nhọn khoa học công nghệ nhằm phát huy năng<br />
lực trong xã hội mới.<br />
II.2. Thực trạng<br />
a. Thuận lợi - khó khăn<br />
*/ Thuận lợi:<br />
- Bản thân là giáo viên trẻ, có trình độ trên chuẩn, tâm huyết với nghề và<br />
nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của đồng nghiệp. Bên cạnh đó, bản thân lại<br />
được phân công dạy Toán 9 trong nhiều năm học liên tiếp.<br />
*/ Khó khăn:<br />
- Một số lượng không nhỏ học sinh còn ham chơi, lười học, lười suy nghĩ<br />
nhất là khi gặp những dạng toán phức tạp.<br />
b. Thành công - hạn chế:<br />
Sau khi thực hiện SKKN trong bốn năm học liên tiếp gần đây, tôi thấy số học<br />
sinh nắm được cách lập phương trình bậc hai một ẩn nói chung và “Giải bài toán<br />
bằng cách lập phương trình bậc hai một ẩn - dạng Tìm hai số” nói riêng đã liên tiếp<br />
tăng lên rõ rệt. Đa số các em đã có chiều hướng tích cực, ham làm bài tập, các em<br />
trước đây lười học và lười làm bài tập thì giờ đây đã có sự chuẩn bị tốt hơn, tiết học<br />
cũng thấy sôi nổi, hào hứng hơn, học sinh nào cũng muốn được phát biểu để phân<br />
tích và lập phương trình chứ không còn đơn điệu một mình thầy cô giảng và giải<br />
như trước kia nữa. Học sinh bàn luận với nhau về cách phân tích và giải các bài tập<br />
Người viết: PHẠM HỮU CẢNH – Bộ môn Toán, trường THCS Buôn Trấp – Krông Ana.<br />
<br />
4<br />
<br />
“ Hướng dẫn học sinh giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc hai một ẩn - dạng Tìm hai số“.<br />
<br />
khác cùng dạng toán trong sách bài tập, sách tham khảo không chỉ trong tiết học mà<br />
còn cả ở cả ngoài giờ học, không khí học tập sôi nổi hơn tạo tâm lí tốt cho các thầy<br />
các cô khi bước vào tiết dạy. Chất lượng môn học được nâng nên rõ rệt.<br />
c. Mặt mạnh - mặt yếu<br />
- Đề tài có thể giúp đa số học sinh lớp 9 tìm hiểu, phân tích và giải được dạng<br />
toán “Giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc hai một ẩn - dạng Tìm hai số”.<br />
Giúp giáo viên có thêm tư liệu tham khảo để hướng dẫn học sinh phân tích và<br />
nắm chắc được cách giải dạng “Giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc hai<br />
một ẩn” để ôn thi vào lớp 10 THPT, …<br />
- Chưa phát huy nhiều đối với đối tượng học sinh Giỏi.<br />
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
- Căn cứ vào tình hình thực tế của việc dạy và học “Giải bài toán bằng cách<br />
lập phương trình bậc hai một ẩn - dạng Tìm hai số” của học sinh và của giáo viên<br />
trong nhiều năm tôi nhận thấy việc tìm ra cách phân tích đề bài một cách hợp lý và<br />
dễ hiểu là bước hết sức quan trọng và cần thiết. Chỉ cần các em có ý thức học tập<br />
và tìm tòi cộng với việc phân tích đề bài một cách hợp lý là các em có thể lập được<br />
phương trình một cách nhanh và chính xác, từ đó làm cho các em yêu thích môn<br />
Toán hơn, hướng các em đến những khả năng phân tích, tổng hợp, sáng tạo, linh<br />
hoạt trong giải toán cũng như trong thực tế cuộc sống. Học sinh thấy được Toán<br />
học gắn với thực tế cuộc sống và quay lại phục vụ cuộc sống, dẫn đến các em thấy<br />
sự cần thiết của việc học môn Toán.<br />
- Bên cạnh đó nếu giáo viên áp dụng CNTT phục vụ cho tiết dạy khiến tiết<br />
dạy sinh động hơn sẽ kích thích trí tò mò và tăng hứng thú học tập cho học sinh.<br />
Cụ thể :<br />
+/ Phần phân tích đề bài: Giáo viên có thể đưa ra các hình ảnh minh họa<br />
theo nội dung bài toán sẽ giúp các em thấy được tính thực tế.<br />
+/ Phần điền bảng và lập luận để lập phương trình: Giáo viên có thể sử dụng<br />
các câu hỏi tương tác bằng âm thanh (tiếng nói), bằng văn bản, …<br />
+/ Đặc biệt, nếu giáo viên biết sử dụng tương đối tốt CNTT có thể sử dụng<br />
các phần mềm như Adobe Presenter, Lecture Maker, Violet 1.7 và các phần mềm<br />
hỗ trợ khác theo chuẩn SCORM để tạo ra các bài giảng điện tử đưa lên mạng Elearning để học sinh có thể tự học, ...<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra<br />
Từ các vấn đề mà thực trạng đã nêu và phân tích đánh giá ở trên, ta nhận<br />
thấy việc xác định được dạng toán, suy luận và tìm ra phương pháp giải của bài<br />
toán đó là bước hết sức quan trọng và cần thiết. Nếu học sinh không làm tốt bước<br />
này thì việc định hướng giải bài toán đó sẽ gặp nhiều khó khăn. Chính vì lí do đó,<br />
bản thân tôi đã không ngừng tìm hiểu và nghiên cứu để tìm ra cách khắc phục<br />
Người viết: PHẠM HỮU CẢNH – Bộ môn Toán, trường THCS Buôn Trấp – Krông Ana.<br />
<br />
5<br />
<br />