Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp tăng cường vận động tinh trong các hoạt động giáo dục để nâng cao kỹ năng cầm bút cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
lượt xem 7
download
Sáng kiến kinh nghiệm "Biện pháp tăng cường vận động tinh trong các hoạt động giáo dục để nâng cao kỹ năng cầm bút cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi" được hoàn thành với các biện pháp sau: Tìm tòi, học hỏi bồi dưỡng chuyên môn và kỹ năng dạy vận động cho trẻ; Làm đồ dùng, đồ chơi lựa chọn các cách chơi vận động tinh phù hợp với trẻ theo từng chủ đề;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp tăng cường vận động tinh trong các hoạt động giáo dục để nâng cao kỹ năng cầm bút cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
- I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên giải pháp: “Biện pháp tăng cường vận động tinh trong các hoạt động giáo dục để nâng cao kỹ năng cầm bút cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” II. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Bối cảnh về không gian, thời gian của vấn đề cần phải có giải pháp Như chúng ta đã biết, chương trình chăm sóc - giáo dục mới hiện nay là lấy trẻ làm trung tâm. Phương pháp dạy học tích cực này giúp trẻ chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập một cách thuận lợi. Năm học 2019 -2020 tiếp tục thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục trong phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”. Giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Với trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, đây là thời điểm quan trọng để xây dựng và mài giũa kỹ năng vận động đặc biệt là kỹ năng vận động tinh. Trẻ ở độ tuổi này có thể đạt đến độ tinh tế hơn trong các vận động cơ bàn tay và ngón tay, những cử động này đòi hỏi sự phối hợp tay – mắt – như chơi với vật nhỏ, tự chăm sóc bản thân (mặc quần áo, tự xúc ăn), dùng kéo cắt giấy, cột dây giầy, cầm cọ vẽ hình, cầm bút tô chữ và số, cầm bút viết,…, các vận động này cần phải được tập luyện trong một thời gian mới đưa đến kết quả, quan trọng là trẻ có cơ hội thực hiện vận động. Cùng với sự phát triển của thực tiễn giáo dục mầm non và việc tiếp cận với khoa học giáo dục mầm non của thế giới, nhiều nhà nghiên cứu đã kết luận: Rất cần chuẩn bị cho trẻ đầy đủ các yếu tố thích ứng trước khi vào lớp 1. Điều kiện tiên quyết trước khi con vào lớp 1 là con phải biết cầm bút đúng cách, cho dù là tay phải hay tay trái. Trẻ cầm bút một cách chắc chắn sẽ viết rất nhanh, đỡ mỏi và lòng tự tin cũng dâng cao khi trẻ bắt chước được chữ cái. Trong khi đó, trẻ ít tiếp xúc với các dụng cụ viết sẽ mau mỏi, viết chậm, dễ nản lòng và cảm thấy tự ti trong những ngày đầu đi học. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập lâu dài của trẻ. Để giúp trẻ có thể thuần thục trong các kỹ năng vận động tinh như dùng tay phải để tô, viết chữ và làm các động tác phức tạp hơn, chúng ta hãy trao cho trẻ thật nhiều cơ hội vận động các cơ ở ngón tay, bàn tay và học cách điều khiển chúng một cách chuẩn xác ngay bây giờ. Đây chính là mục đích thôi thúc tôi chọn đề tài để tìm ra “Biện pháp tăng cường vận động tinh trong các hoạt động giáo dục để nâng cao kỹ năng cầm bút cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”. 2. Phân tích thực trạng vấn đề cần giải quyết: Xuất phát từ thực tế công tác chăm sóc - giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhiều năm tôi nhận thấy đầu năm học đa số trẻ của lớp biết cầm bút, song cầm bút không đúng cách (cầm chụm cả bàn tay…) nên trẻ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động cầm bút. Bên cạnh đó, do sĩ số lớp đông, giáo viên thường chú trọng giáo dục phát triển về kiến thức, kỹ năng chỉ là tích hợp nên trẻ ít được rèn luyện. Những đồ chơi cho trẻ tham gia vận động tinh để rèn kỹ năng cầm bút chưa phong phú và đa dạng theo các chủ đề. Đôi lúc sử dùng đồ dùng, đồ chơi chưa thực sự hiệu quả. Do đặc thù trường nằm ở vùng nông thôn và có con em đồng bào dân tộc thiểu số, các phụ huynh mải đi làm nương rẫy ít quan tâm đến con, không biết rèn cho con kỹ năng cầm bút như thế nào cho đúng cách. Mặt khác, một số phụ huynh mới đầu năm lớp 5-6 tuổi lại nôn nóng muốn con mình có thể viết thành thạo và chữ phải đẹp nên đã ép con mình cầm bút viết chữ quá sớm mà bất chấp nguyên tắc đòi hỏi sự phù hợp giữa nội dung,
- phương pháp dạy học với sự phát triển tâm sinh lý ở lứa tuổi này, điều này vô tình chúng ta làm mất đi sự tập trung chú ý và hứng thú học tập của trẻ sau này và gây ra cố tật hết sức khó khắc phục, chắc chắn sẽ dẫn đến viết chậm, viết xấu và ngại viết. Chính vì điều này mà dẫn đến việc không tạo ra được sự thống nhất trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đứng trước những vấn đề trên, là một giáo viên mầm non tôi nhậ thấy cần phải tạo cho trẻ một môi trường và tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp, giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng vận động tinh thông qua các hoạt động hàng ngày nhằm nâng cao kỹ năng cầm bút cho trẻ. Vì vậy mà chúng ta cần có biện pháp tăng cường vận động tinh trong các hoạt động giáo dục để nâng cao kỹ năng cầm bút cho trẻ mẫu giáo 5-6. * Khảo sát thực trạng Trước khi thực hiện đề tài sáng kiến, tôi tiến hành điều tra, khảo sát tình hình thực trạng về việc thực hiện vận động tinh trong các hoạt động giáo dục tại lớp tôi, kết quả nhận được như sau: Số trẻTrước khi áp dụng được biện pháp Nội dung khảo sát STT đánh giá Đạt Chưa đạt 1 - Trẻ biết cầm bút bằng ba ngón tay 35 trẻ 24trẻ- 69% 11trẻ-31% 2 - Trẻ tô cứng nét chữ, tô trùng khít chữ in mờ, vẽ đẹp, tô màu đều và kín bức35 trẻ 23trẻ- 66% 12 trẻ-34% tranh. 3 - Trẻ thực hiện và phối hợp các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp35 trẻ 25trẻ- 71% 10 trẻ-29% tay - mắt 4 - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, tiếp 35 trẻ 27trẻ- 77% 8trẻ-23% thu kiến thức. 2.1. Thuận lợi - Lớp học luôn được sự quan tâm, chú trọng và thống nhất của Ban giám hiệu nhà trường trong việc đầu tư trang thiết bị dạy học, xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. - Tinh thần đoàn kết, cố gắng của tập thể trong các hoạt động chuyên môn; có sự hợp tác chia sẻ kinh nghiệm, tạo điều kiện thuận lợi của tổ khối mẫu giáo 5-6 tuổi. - Giáo viên có trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm vững vàng, linh hoạt sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động vui chơi trẻ. Giáo viên nắm chắc được các phương pháp và biện pháp thực hiện giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp đặt giúp trẻ hiểu bài và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng ngày của trẻ. - Đa số cháu hào hứng, tích cực khi tham gia vào các hoạt động - Lớp học 100% các cháu có cùng độ tuổi. 2.2. Khó khăn - Lớp có hơn 50% các cháu chưa qua các lớp 3-4 tuổi, 4-5 tuổi nên trẻ chưa quen nề nếp sinh hoạt của lớp. Nhất là các cháu người dân tộc thiểu số khả năng nói tiếng Việt ít, thậm chí có cháu ít hiểu lời nói của cô giáo nên việc tiếp thu kiến thức – kĩ năng của trẻ còn
- nhiều hạn chế, cháu chưa hòa đồng khi tham gia vào các hoạt động cùng bạn. Một số trẻ quá hiếu động, khả năng tập trung, tiếp thu kiến thức của trẻ chưa cao. - Các cháu tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều. - Một số cháu chưa biết cách cầm bút (cầm chụm cả bàn tay, cầm bút bằng tay trái…) nên trẻ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động cầm bút. - Đa số phụ huynh các cháu là thành phần lao động ít có điều kiện chăm sóc – giáo dục con cái, đặc biệt là phụ huynh người dân tộc thiểu số chưa nắm bắt đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ, chưa xác định rõ yêu cầu tri thức thực chất ở độ tuổi của con em mình . Một số phụ huynh chưa nắm kĩ thuật tập cho con cầm bút, nôn nóng ép con viết chữ sớm ngay khi trẻ còn đang ở lứa tuổi mầm non. 3. Giải pháp nhằm giải quyết: Tôi nghiên cứu với mong muốn đề ra các phương pháp và biện pháp thích hợp để giúp các cháu 5-6 tuổi nói chung và cháu lớp MG 5-6 tuổi 3 nói riêng có được các kỹ năng vận động các cơ ở bàn tay, cổ tay, ngón tay và học cách điều khiển chúng một cách chuẩn xác, tinh tế. Bởi khi các cơ vận động tinh phát triển thì trẻ sẽ cầm bút dễ dàng hơn, khi viết chữ cũng rõ ràng. Tạo cho trẻ tinh thần tích cực đối với việc cầm bút và tập viết, trẻ sẽ cảm thấy háo hức hơn khi đón chào năm học mới cùng sự tự tin và nhanh chóng hòa nhập với việc học tập ở trường tiểu học. Giúp phụ huynh nhận thức đúng về sự phát triển của trẻ 5 tuổi để thống nhất, phối hợp chăm sóc, giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Tạo sự gắn kết giữa phụ huynh và trẻ trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày khi ở nhà. 4. Vấn đề giải quyết có phải là vấn đề thiết thực gắn với nhiệm vụ được phân công và cần thiết của đơn vị. Hiện tại công tác chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non chúng tôi cũng có những khó khăn nhất định. Là một giáo viên Mầm non tôi xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục mầm non và thấy rằng việc tăng cường kỹ năng vận động tinh trong các hoạt động giáo dục là yếu tố rất cần thiết để nâng cao kỹ năng cầm bút cho trẻ, nên tôi chú trọng rèn luyện kỹ năng này cho trẻ MG 5-6 tuổi. Sau thời gian nghiên cứu, tìm biện pháp, tôi mạnh dạn xây dựng đề tài “Biện pháp tăng cường vận động tinh trong các hoạt động giáo dục để nâng cao kỹ năng cầm bút cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ” với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc tìm ra biện pháp để rèn kỹ năng đối với việc cầm bút và tập viết cho trẻ một cách vững vàng.. III. NỘI DUNG GIẢI PHÁP 1. Mục tiêu của giải pháp: Tạo ra các hoạt động giáo dục phù hợp, vừa sức rèn luyện các kỹ năng vận động các cơ nhỏ ngón tay nâng cao kỹ năng cầm bút cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Xây dựng môi trường hoạt động giáo dục rèn kỹ năng cầm bút và nuôi dưỡng hứng thú học tập giúp trẻ tiếp thu kiến thức ở bậc học tiểu học một cách tự tin, hào hứng và hiệu quả nhất. Nâng cao sự hiểu biết của các bậc phụ huynh về những tác dụng của việc dạy trẻ cầm bút đúng cách, để từ đó kết hợp với giáo viên và nhà trường giáo dục cho con em mình đạt hiệu quả tốt hơn. Tạo cơ hội để các ba mẹ giành thời gian tương tác với con. Ba mẹ sẽ giao tiếp gần gũi hơn, hiểu các bé hơn và tình cảm cũng được gắn bó hơn.
- 2. Mô tả bản chất của giải pháp 2.1 Giải pháp 1: Tìm tòi, học hỏi bồi dưỡng chuyên môn và kỹ năng dạy vận động cho trẻ Năm học 2019 – 2020 tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi ) để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, tôi không ngừng tìm tòi, học hỏi bồi dưỡng chuyên môn và kỹ năng sư phạm . Nắm vững mục đích yêu cầu của hoạt động mà giáo viên còn cần phải nắm chắc được các phương pháp và biện pháp thực hiện giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp đặt giúp trẻ hiểu bài và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng ngày của trẻ. Vì vậy, để rèn vận động tinh trong các hoạt động giáo dục nâng cao kỹ năng cầm bút cho trẻ ở lớp thì tôi đã tự xây dựng kế hoạch cho mình như sau: Tìm hiểu tài liệu: Tham khảo và tìm hiểu chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non 5- 6 tuổi nói chung. Đặc biệt đi sâu nghiên cứu phần mục tiêu và nội dung “Trẻ thực hiện và phối hợp các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt ” nói riêng. Bồi dưỡng về lý thuyết: Qua khảo sát về kỹ năng vận động tinh trẻ thực hiện và phối hợp các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt, kỹ năng cầm bút. Tôi nhận thấy trẻ của lớp mình một số kỹ năng còn hạn chế. Vì vậy tôi đã đổi với giáo viên cùng lớp, cùng khối những kỹ năng trẻ còn yếu để giáo viên cùng kết hợp rèn trẻ. Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ khối, tôi đã chia sẻ những khó khăn, vướng mắt khi thực hiện đề tài với đồng nghiệm để cùng nhau thảo luận và đưa ra những ý kiến giúp tôi hoàn thành đề tài tốt hơn. Bên cạnh đó, tôi cũng thường xuyên lên mạng internet để tìm kiếm trò chơi, các bài viết về việc rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ, cách làm đồ dùng đồ chơi đơn giản trên sách báo, tạp chí giáo dục mầm non. Tìm hiểu cách hướng dẫn trẻ cầm bút đúng cách. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm: nắm vững chuyên môn nghiệp vụ sư phạm mầm non; thường xuyên cập nhật nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ, xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục rèn kỹ năng năng vận dộng tinh cho trẻ 5-6 tuổi. Ở trường mầm non, muốn trẻ phát triển tốt thì cô giáo phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình, luôn linh động, sáng tạo, giúp trẻ thông qua chơi mà học. Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi vận động tinh cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi của từng trò chơi. Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ thực hiện giáo viên cần tìm hiểu, nghiên cứu rõ về cách vận động để từ đó chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trẻ rèn luyện mang lại hiệu quả cao. Như vậy, qua tự bồi dưỡng bản thân, học hỏi đồng nghiệp cũng như xem các phương tiện thông tin hiện đại tôi đã nắm vững được các phương pháp để rèn kỹ năng vận động tinh nâng cao kỹ năng cầm bút cho trẻ. 2.2. Giải pháp 2: Làm đồ dùng, đồ chơi lựa chọn các cách chơi vận động tinh phù hợp với trẻ theo từng chủ đề. Xây dựng môi trường hoạt động giáo dục theo từng chủ đề giúp trẻ hứng thú trong hoạt động học. * Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi:
- Trong trường mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng một cách sinh động, hứng thú hơn. Chính vì vậy mà giáo viên cần tạo cho trẻ môi trường hoạt động phong phú, hấp dẫn với các đồ dùng, đồ chơi và các nguyên vật liệu khác nhau để kích thích hứng trẻ tham gia hoạt động. Đồ chơi có sẵn, xét về phương diện giáo dục thì chúng chưa thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở Trường Mầm non. Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn, để đáp ứng bài học đồ dùng, đồ chơi tôi đã sưu tầm nguyên vật liệu, Sưu tầm nguyên vật liệu thiên nhiên, nguyên vật liệu phế thải đã qua sử dụng như: vỏ ốc, vỏ sò, vải vụn, len, nắp chai nước khoét lỗ, hạt nút nhựa, lá dừa, ống hút, kẹp, chai nhựa, lon sữa , vỏ hộp sữa, bìa cứng, thùng cát tông, quả bóng nhựa bị xịt hơi, xốp, ống nước nhựa, giấy màu, các loại hột, hạt, nui… Sau khi đã có nguyên vật liệu tôi nghiên cứu cách làm để tạo ra những đồ dùng đồ chơi an toàn, mới lạ hấp dẫn phục vụ cho hoạt động vận động tinh của trẻ và phù hợp với nội dung chơi: Bowling (làm từ chai nước mắm); ném vòng (chai nước uống, dây thép, xốp); ... Đồ dùng “Những đôi giày” làm bằng xốp màu, vải, dây cho trẻ chơi xâu dây giày. Cài cúc áo, đan sợi, tết tóc, xâu vòng, gắn đính… ở chủ đề "Bản thân". Đồ dùng quần, áo, mũ, dép, vải làm bằng (xốp màu, vải, dây) cho trẻ chơi may, trang trí quần áo ở chủ đề “Bản thân”; “Nghề nghiệp”. Đồ chơi các con vật sống dưới nước làm bằng nhựa cắt từ hũ sữa để trẻ chơi trò chơi “câu cá”. Vỏ sò cho trẻ chơi xâu dây ở chủ đề thế giới động vật. Gắn, đính các phần còn thiếu của các con vật... Đồ chơi luyện kỹ năng xâu qua lỗ các bông hoa, chiếc lá, củ, quả…ở chủ đề thực vật. Các đồ dùng, đồ chơi được tôi tận dụng từ vật liệu sẵn có quanh trẻ, các nguyên vật liệu phế thải đã qua sử dụng thiết kế tạo ra những đồ dùng, đồ chơi phù hợp với từng trò chơi tương ứng với từng chủ đề. Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường, biết quý sản phẩm lao động ngay khi còn bé. Dể tăng thêm sự mới lạ thu hút trẻ tham gia vào hoạt động tôi đã nghĩ ra cách làm đồ dùng, đồ chơi từ thực phẩm như: gạo, nui, ngũ cốc… VD: Tôi cho trẻ chơi dùng muỗng xúc gạo đổ vào chai nhựa. dùng kẹp gắp hạt đậu theo số lượng yêu cầu. VD: Vòng đeo cổ từ nuôi ống. Tôi dán chặt một đầu dây vào một mặt phẳng để trẻ xỏ nui vào đầu dây còn lại làm vòng đeo cổ Đồ chơi tự tạo phải đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, đảm bảo an toàn, mang tính thẩm mỹ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, có độ bền để trẻ chơi luyện. 2.3 Giải pháp 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục rèn vận động tinh nâng cao kỹ năng cầm bút cho trẻ. Vận động tinh phụ thuộc vào sự chín muồi của não, trẻ càng lớn sự phát triển của não càng hoàn thiện hơn. Vận động tinh có liên quan mật thiết đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.
- Kỹ năng vận động tinh dần phát triển thông qua kinh nghiệm và tiếp xúc với nhiều loại đồ chơi, vật liệu và thậm chí cả thực phẩm. Chính những kỹ năng liên quan đến khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay, các hoạt động phối hợp tay - mắt làm tăng sự kết nối của các dây thần kinh giúp trẻ thông minh và khéo léo hơn. Sự chuyển hóa này cần quá trình tập luyện thường xuyên và lâu dài. Trước khi tổ chức cho trẻ một hoạt động giáo dục hay trò chơi vận động nào đó, giáo viên cần xác định mục đích, cách tiến hành, cách chơi của hoạt động giúp trẻ luyện tập, nâng cao kỹ năng gì? Từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho hoạt động. Việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ cầm bút bằng các hoạt động rèn luyện các cơ bàn tay và các ngón tay cùng với sự hoạt động phối hợp tay - mắt dần dần trẻ sẽ học được cách cầm bút đúng trước khi trẻ vào lớp 1. Để trẻ có thể sử dụng thuần thục của các kỹ năng bàn tay, các ngón tay và cầm bút đúng cách tôi chú ý rèn các kỹ năng cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trong ngày. * Hoạt động học: - Tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển thể chất (vận động tinh): tôi chọn các đề tài phù hợp với trẻ theo từng chủ đề “gấp con cá, nặn quả, làm cây xanh, gấp thuyền buồm, bé làm tín hiệu đèn giáo thông, cắt dán lá cờ…” Khi trẻ thực hiện các kỹ năng vận động tinh đòi hỏi sự huy động các bộ phận như tay, mắt được kết hợp nhịp nhàng, khéo léo. Vd: “Với đề tài cắt lá cờ”: “Cắt dán” là một hoạt động rất quen thuộc và đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển tư duy và kỹ năng vận động tinh của trẻ. Đầu tiên, trẻ phải tỉ mỉ cắt từng chi tiết, sau đó con quan sát hình mẫu và dán các chi tiết lại tạo thành hình dáng đẹp mắt. Nhờ vậy con có được thói quen kiên trì, tỉ mỉ, quan sát tổng quan. - Tập tô chữ cái, vẽ, tô màu Trẻ cầm bút để tô, vẽ giúp trẻ phối hợp tay và mắt, trẻ có cơ hội được sử dụng các cơ và khớp ngón tay trở nên khéo léo hơn, trẻ học cách cầm và điều khiển bút (đó là cách sử dụng công cụ). Trong các giờ tập tô tôi chú ý hướng dẫn trẻ cách cầm bút đúng cách. Đầu năm học tôi làm mẫu kết hợp giảng giải. Khi trẻ thực hành tập tô, tôi quan sát để phát hiện những trẻ nào chưa cầm bút đúng cách hoặc còn lúng túng không biết cầm tay phải tôi kịp thời động viên và sửa sai cho trẻ. - Trẻ biết cầm bút bằng tay phải cầm bút bằng 3 ngón: ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa. Ngón cái và ngón trỏ giữ chặt 2 bên thân bút, ngón giữa để ở dưới để đỡ bút. - Bút nghiêng về phía bên vai phải một ngóc 60 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ.
- - Lòng bàn tay và cánh tay làm thành một đường thẳng. - Khoảng cách giữa các đầu ngón tay và ngòi bút là 2,5cm. Qua các hoạt động tập tô cái tôi sàn lọc được những cháu chưa biết cách cầm bút bằng 3 ngón tay tôi tranh thủ rèn thêm cho trẻ vào các hoạt động khác trong ngày Tôi đã nghiên cứu áp dụng nhiều mẹo để giúp trẻ cầm bút đúng học được từ các trang mạng. Cách thứ nhất là dùng dây cao su cột vào bút để giúp con cố định bút viết. thứ hai là tôi cho trẻ một miếng bông gòn, bảo con dùng 2 ngón đeo nhẫn và ngón út để giữ bông gòn, trong khi 3 ngón còn lại cầm bút. Cách thứ ba là dùng kẹp quần áo để kẹp bút. Nhờ sựu luyện tập thường xuyên sau một thời gian, tôi đã nhận thấy đa số trẻ biết cách cầm bút * Hoạt động chơi, chơi góc. Những trò chơi trẻ chơi theo nhóm nhỏ như trò chơi xâu hạt, gắn đính…thì tôi tổ chức cho trẻ chơi trong lớp. Tôi bổ sung thêm các nguyên vật liệu và học liệu tạo cơ hội để trẻ sử dụng các động tác như vẽ, cắt, xé - dán lăn, se vặn bóp, xâu, gấp… để cho trẻ tăng cường cơ các ngón tay. - Hay các trò chơi xây dựng như xây khối gỗ, Lego hoặc các trò chơi xây dựng khác. * Hoạt động chơi ngoài trời. Bên cạnh việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động tinh trong hoạt động học, còn tổ chức hoạt động ngoài trời, hoạt động góc cho trẻ được chơi. Nếu lựa chọn được trò chơi vận động tinh phù hợp giúp trẻ hứng thú khi tham gia sẽ đem lại hiệu quả cao từ đó nâng cao kỹ năng cầm bút cho trẻ. Đối với trò chơi mang tính chất tập thể thường có số lượng trẻ tham gia chơi đông đòi hỏi địa điểm chơi phải rộng rãi. * Ví dụ: Trò chơi “Ném vòng” tôi tổ chức cho trẻ chơi ngoài sân trường tích hợp trong hoạt động giáo dục phát triển thể chất. Các trò chơi vận động có thể tổ chức cho trẻ chơi ở bãi cỏ nhằm tạo cho trẻ được vui chơi tự do, gần gũi với thiên nhiên và đảm bảo cho trẻ khi ngã sẽ không bị đau hoặc xước da. Việc chuẩn bị địa điểm phù hợp để tổ chức các trò chơi vận động, sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn giúp cho trẻ khi tham gia vào các trò chơi vận động một cách thoải mái. Trẻ ghi nhớ trò chơi qua hoạt động chơi được lâu với nhiều đồ chơi mới giúp trẻ rất hứng thú tích cực tham gia vào các trò chơi vận động * Hoạt động theo ý thích Trẻ thường háo hức tự làm các công việc thường ngày. Ngay từ đầu năm học tôi sau khi nắm bắt khả năng của từng trẻ tôi tạo nhóm để hướng dẫn và phân chia cho trẻ thay phiên trực nhật theo tổ nhóm: dọn bàn ăn, trải và gấp khăn bàn ăn, phơi kẹp khăn, tự thay áo quần và gấp quần áo sau khi đã thay xong. Để hoàn thành xong một nhiệm vụ, chắc chắn trẻ sẽ phải kiên trì giải quyết hết tất cả những vấn đề một mình. Khi hoàn thành thì con sẽ cảm thấy rất tự hào và tăng sự tự tin vào bản
- thân. Để động viên tinh thần cùng sự cố gắng của trẻ cuối tuần tôi dành thời gian trò chuyện, nhận xét khen ngợi tổ nhóm hoàn thành xuất sắc và động viên các bạn khác cần cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao bằng cách thưởng cờ, hoa bé ngoan trong tuần.
- Để các trò chơi vận động không bị nhàm chán, tăng thêm hứng thú cho trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, mạnh dạn, tự tin, yêu cầu của giáo viên phải luôn điều chỉnh hình thức, nâng cao yêu cầu của trò chơi, đưa thêm trò chơi mới thay đổi nhịp độ, đội hình…Và tôi đã tìm nhiều hình thức để lôi cuốn trẻ vào trò chơi ví dụ như: Trò chơi “Lộn cầu vồng”; “ Tập tầm vông” lời ca phù hợp với chủ đề “Bản thân" Việc sử dụng thơ, đồng dao, ca dao, bài hát trong khi tổ chức các trò chơi vận động trẻ đã được lôi cuốn một cách tự nhiên vào trò chơi, trẻ rất hứng thú một cách chủ động không bị gò bó hay ép buộc. Nếu như hoạt động giáo dục nhằm cung cấp các kiến thức có tích hợp trò chơi vận động tinh không những rèn kỹ năng mà còn tạo sự thoải mái cho trẻ vì “Học mà chơi, chơi mà học” theo phương châm giáo dục trẻ mầm non. Chính vì vậy giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi vận động đề giúp trẻ hứng thú trong hoạt động học, phù hợp từng hoạt động giáo dục theo chủ đề 2.4 Giải pháp 4. Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh. Chúng ta biết rằng thời gian trẻ ở trường mầm non nhiều hơn thời gian trẻ ở nhà. Các hoạt động ở trường mầm non giúp trẻ phát triển đúng tâm sinh lý lứa tuổi, có sức khỏe tốt, tự tin, mạnh dạn và có các kỹ năng để học tập tích cực, phát huy tốt khả năng và sở trường của mình. Vậy để công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đạt kết quả tốt mà không có tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược thì nhất thiết phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh. Muốn làm được điều này, giáo viên cần phải định hướng trước một số nguyên vật liệu cần thiết, tiếp theo phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để biết trước những nguyên vật nào có thể sưu tầm được Trong cuộc sống hiện đại ngày nay các phụ phế phẩm từ gia đình vô cùng phong phú: Lõi giấy vệ sinh, các hộp bánh kẹo, các túi, lon, hũ đựng đồ, đựng thức ăn, báo cũ, tạp chí, vỏ hộp sữa… Các loại hạt ngũ cốc, rau củ, quả tươi và khô, cành cây, lá cây khô, các loại hạt, các loại vỏ trứng, len, dây đồng, dây thép ……là một kho nguyên liệu vô cùng phong phú để có thể làm được đồ chơi cho trẻ chơi. Nhận thức rõ trách nhiệm của mình tôi suy nghĩ và vận dụng với thực tế của lớp mình. Trong các buổi phụ huynh đầu năm học, việc tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc cho con học qua chơi “Học mà chơi, chơi mà học” đối với trẻ là sự cần thiết. Vậy phải giải thích để phụ huynh hiểu cần kết hợp với giáo viên hổ trợ một số nguyên vật liệu nhằm để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ đặc biệt là chơi vận động tinh thông qua các trò chơi vận động mới giúp kỹ năng cầm bút của trẻ được tốt hơn và cũng là nền tảng khi lên lớp 1. Vào giờ đón trả trẻ gặp phụ huynh trò chuyện trao đổi về đặc điểm tâm sinh lí trẻ nói chung và con em phụ huynh nói riêng. Qua buổi trò chuyện tôi nắm bắt được tình hình thực tế là nhiều phụ huynh than phiền con mình ở nhà thường ngồi xem điện ti vi hay chơi game trên điện thoại. Tôi đã chia sẻ và đưa ra một số gợi ý để họ ứng dụng trong việc khuyến khích con phụ giúp mình một số việc vừa sức với trẻ -9-
- như : gấp quần áo, nhặt rau, và động viên, khen ngợi khi trẻ tự mình thực hiện những hành vi chăm sóc cá nhân nhiều hơn để trẻ có cơ hội rèn luyện kỹ năng của mình khi ở nhà . Thay vì bắt con ngồi rèn chữ viết 30 phút đồng hồ, cha mẹ hãy cho con chơi bột nặn 30 phút, đọc sách cùng với con, cung cấp sẵn viết và bút chì màu ở nơi thuận tiện để khi con muốn, con có thể có phương tiện để vẽ và kể những câu chuyện của mình. Những hoạt động đơn giản trên đều dễ dàng thực hiện được ở ở bất cứ đâu. Các trò chơi vận động tinh chính là cơ hội tuyệt vời để các ba mẹ giành thời gian tương tác với con. Ba mẹ sẽ giao tiếp gần gũi hơn, hiểu các bé hơn và tình cảm cũng được gắn bó hơn. Bởi không ai khác - cha mẹ là người đầu tiên đặt nền móng cho nhận thức của trẻ, tác động phần lớn đến suy nghĩ và hành động của con em mình. 2.4. Giải pháp 4. Làm tốt công tác tuyên truyền phụ huynh Cha mẹ là người đầu tiên đặt nền móng cho nhận thức của trẻ, tác động phần lớn đến suy nghĩ và hành động của con em mình, nhiều phụ huynh ngay khi con chuyển từ lớp mẫu giáo 4-5 tuổi lên lớp mẫu giáo 5-6 tuổi đã nôn nóng về việc học chữ của trẻ. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng hiểu và cung cấp cho con kiến thức phù hợp với độ tuổi, vì thế cần phải tuyên truyền cho cha mẹ trẻ, giúp cha mẹ hiểu tâm sinh lý, hiểu rõ điều gì cần nhất cho con trẻ trong giai đoạn này, giai đoạn chuẩn bị vào lớp 1 và phải chuẩn bị những gì? Vào giờ đón trả trẻ gặp phụ huynh trò chuyện trao đổi về đặc điểm tâm sinh lí trẻ nói chung và con em phụ huynh nói riêng để phụ huynh nắm bắt rõ hơn về tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ như thế nào để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Ngay từ đầu năm học tôi đã kết hợp ban giám hiệu nhà trường tổ chức họp phụ huynh để trao đổi, thống nhất với gia đình về mục tiêu, nội dung, phương pháp, biện pháp chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 với cách làm như: Cách làm Mục dích - Thông qua kế hoạch chăm sóc, nuôi - Giúp phụ huynh nắm bắt và biết được dưỡng, giáo dục trẻ của nhà trường, của trẻ tham gia và học được những gì thông lớp. Tuyên truyền các phụ huynh cùng qua các hoạt động tại trường phối hợp vói nhà trường để trẻ được giáo dục một cách hiệu quả nhất Giới thiệu với phụ huynh về các trò - Giúp phụ huynh cùng thực hiện cùng chơi trẻ dễ thục hiện chơi cùng với ba chơi với trẻ để nắm bắt được các kỹ mẹ khi ở nhà theo từng chủ đề năng cần thiết rèn cho trẻ cách cầm bút Dán hình ảnh minh họa theo từng chủ đề đúng cách tạo sự liên kết trong giáo dục Lập nhóm qua trang ZALO để chia sẻ trẻ giữa gia đình, nhà trường, xã hội. các hoạt động cô tự làm hoặc sưu tầm Thông qua chỉ đạo cuả Bộ GD&ĐT - Phụ huynh biết được quy định của Bộ không dạy trước chương trình lớp 1 cho GD& ĐT áp dụng cho toàn bộ trẻ em - 10 -
- con. mầm non và yên tâm về chương trình học của con tại trường. - Giải thích cho phụ huynh hiểu tác hại - Giúp phụ huynh nhận thoải mái tư của việc cho trẻ 5-6 tuổi học viết, làm tưởng và không còn lo lắng về việc có toán trước . Và giải thích cho phụ huynh cho con đi học trước chương trình lóp 1 hiểu biết cần kết hợp vối cô giáo để hay không/ chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1 3. Điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp Điều kiện nhân lực: Giáo viên tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm, vận dụng các phương pháp một cách linh hoạt, có khả năng xây dựng môi trường lớp học phong phú, tạo môi trường lớp học thân thiện cho trẻ ... 4. Những thông tin cần được bảo mật 5. Thực hiện áp dụng/áp dụng thử giải pháp - Thời gian: - Những biện pháp: Chuẩn bị về mặt tâm lý cho trẻ Chuẩn bị về mặt tâm thế học tập trẻ trước khi vào lớp 1 Chuẩn bị về mặt tư thế học tập cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1 Cho trẻ làm quen môi trường Tiểu học Làm tốt công tác tuyên truyền phụ huynh IV. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG/CHUYỂN GIAO ÁP DỤNG GIẢI PHÁP 1. Nêu lĩnh vực mà giải pháp có thể áp dụng: Tất cả các lĩnh vực 2. Phạm vi áp dụng: Lớp 5 – 6 tuổi V. HIỆU QUẢ THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN CÓ THỂ THU ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG GIẢI PHÁP 1. Hiệu quả kinh tế: Nếu có thể tính được, cụ thể: Các hoạt động tôi xây dựng và tổ chức được tận dụng từ đồ dùng đồ chơi của lớp do nhà trường trang bị, một số đồ chơi tự tạo cô và trẻ cùng làm, cùng chơi và có sự hỗ trợ đóng góp của phụ huynh nên không tốn kém nhiều về kinh tế. 2. Hiệu quả xã hội Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự hợp tác của tập thể sư phạm, sự ủng hộ tích cực của các bậc phụ huynh đã giúp tôi đạt được một số kết quả trong việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi) do lớp tôi phụ trách thể hiện ở các kết quả sau: 2.1. Kết quả trên trẻ Tỉ lệ Nội dung Sỉ số Đạt Chưa đạt - Trẻ mạnh dạn tự tin 38 trẻ 35 trẻ- 92% 3 trẻ-8% - Trẻ có thức tham gia hoạt động 38 trẻ 36 trẻ- 95% 2 trẻ-5% - Khả năng tự phục vụ của trẻ 38 trẻ 36 trẻ- 95% 2 trẻ-5% - 11 -
- -Trẻ có vốn từ và diễn đạt mạch38 trẻ 34 trẻ- 89% 4 trẻ-12% lạc -Trẻ có tư thế đọc viết và nhận38 trẻ 37 trẻ- 97% 1 trẻ-3% biết chữ cái -Trẻ thích đi học 38 trẻ 38trẻ- 100% 0trẻ- 0% 2.2. Về phía phụ huynh - Phụ huynh luôn coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ ở nhà trừơng. - Phụ huynh có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông qua sổ bé ngoan. - Phụ huynh hiểu rõ và không còn nôn nóng cho con đi học trước chương trình lớp một. Phụ huynh rất tin tưởng và phối hợp cùng giáo viên trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. 2.3.Về phía giáo viên - Bản thân tôi luôn tìm nhiều biện pháp, nhiều thủ thuật sư phạm để thu hút trẻ vào hoạt động nhẹ nhàng hơn, kích thích được óc sáng tạo, nhanh nhẹn và hoạt bát ở trẻ. - Cô giáo chịu khó trò chuyện với trẻ, trả lời những câu hỏi vụn vặt của trẻ, không la mắng, giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống xảy ra giữa các trẻ trong lớp. - Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn. - Mạnh dạn, tự tin điều khiển các cuộc họp phụ huynh học sinh, biết tự chuẩn bị, phối hợp chặt chẽ, trao đổi thừơng xuyên với cha mẹ trẻ. VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Ý nghĩa của giải pháp trong thực tiễn công tác. Việc chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ vào lớp 1 những hành trang này mang lại một ý nghĩa to lớn cho “ngày đầu tiên đi học” của trẻ, không chỉ giúp trẻ phát triển tư duy, óc quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định. Mà còn giúp trẻ so sánh, phân tích, tổng hợp… Còn là những kinh nghiệm bổ ích đối với cuộc sống thực tiển hàng ngày diễn ra xung quanh trẻ. Giúp trẻ có một hành trang vững vàng, một tâm thế tự tin để bước vào lớp 1. Qua quá trình thực hiện đề tài này, tôi thấy rằng sự nghiên cứu tìm hiểu việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ ở trường Mẫu giáo rất quan trọng. nó góp phần giúp cho giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của phụ huynh. 2. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của giải pháp: cho khối Mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 3. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng giải pháp. - 12 -
- Qua thời gian dạy mẫu giáo 5- tuổi tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 như sau: Việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vào lớp 1 là hết sức cần thiết và là một trong những mục tiêu của nghành học mầm non. Để việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 được tốt yêu cầu giáo viên phải nắm chắc đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, giáo viên phải đọc và nghiên cứu những tài liệu và sách về tâm sinh lí lứa tuổi để đảm bảo có phương hướng, biện pháp, hình thức đúng đắn trong quá trình giáo dục trẻ, và đảm bảo cho giáo viên không chỉ là cô giáo mà còn là người bạn thân thiết gần gũi với trẻ. Phải biết bàn bạc, phối hợp ăn ý nhịp nhàng với giáo viên cùng lớp và cùng thống nhất với nhau về cách làm việc thì kết quả mới cao. Cần có sự tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh. Phải bám sát vào sự chỉ đạo và yêu cầu của ban giám hiệu thông qua các buổi họp tổ chuyên môn, họp định kì, trên cơ sở đó có kế hoạch biện pháp, hình thức phù hợp với tình hình của lớp mình phụ trách. Cần có ý kiến báo cáo đề xuất kịp thời cho ban giám hiệu trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ để đảm bảo cho trẻ được chăm sóc tốt cả thể chất và tinh thần. Phải biết lắng nghe, tham khảo học hỏi kinh nghiệm góp ý của ban giám hiệu và đồng nghiệp để chọn lọc và tiếp thu ý kiến hay. 4. Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng giải pháp, chuyển giao áp dụng giải pháp có hiệu quả * Đối với ban giám hiệu nhà trường: Tạo điều kiện cho giáo viên có những cuộc họp phụ huynh tại lớp để trao đổi với các bậc cha mẹ trẻ những vấn đề có liên quan đến trẻ qua đó phụ huynh nắm bắt rõ tình hình của trẻ ở lớp, trao đổi những vướng mắt trong cách chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại nhà. Thông qua cuộc họp, phụ huynh nhận thức đúng về sự phát triển của trẻ 5tuổi để thống nhất, phối hợp chăm sóc, giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội nhằm chuẩn bị tâm thế vững vàng cho trẻ bước vào môi trường tiểu học. - 13 -
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tài liệu nghiên cứu chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 Tham khảo một số sáng kiến kinh nghiệm chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 trên mạng Internet. - Bộ chuẩn phát triển cho trẻ 5 tuổi - Tham khảo sách Giáo dục mầm non những vấn đề lí luận và thực tiễn – Nguyễn Ánh Tuyết (nhà xuất bản Đại học Sư phạm). - Một số tài liệu trang “Mầm non.com.vn” - Thông tư 23/2010/TT – BGDDT ban hành quy định về bộ chuẩn phát triển trẻ năm tuổi do Bộ Giáo dục đào tạo ban hành. - 14 -
- - 15 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 194 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 110 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 105 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 169 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 61 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 106 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 116 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 100 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 93 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 134 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 104 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn