intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4- 5 tuổi trong giờ dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán về số lượng tại lớp 4 tuổi A5 trường mầm non

Chia sẻ: Bobietbo | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:30

34
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là sự hứng thú của trẻ được thể hiện ở thái độ tích cực nhận thức, thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tích cực tìm tòi khám phá sự vật hiện tượng xung quanh. Do vậy nhiệm vụ của giáo viên là tạo sự hứng thú cho trẻ để phát huy một cách cao nhất tính tích cực nhận thức cho trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4- 5 tuổi trong giờ dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán về số lượng tại lớp 4 tuổi A5 trường mầm non

  1. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ  sinh ra và lớn lên giữa thế  giới của những sự  vật và hiện tượng, đa   dạng . Ngay từ  nhỏ  trẻ  đã được làm quen với số  lượng, trẻ  lĩnh hội được  chúng qua các các giác quan như thị giác, thính giác, giác quan vận động … sự  hiểu biết khác nhau. Ở trẻ mẫu giáo nhỡ 4 tuổi cho trẻ LQVT về số lượng là  dạy trẻ những biểu tượng tập hợp, nhận biết tập hợp, k ỹ năng phân tích các  phần tử của tập hợp, các thao tác đếm, nhận biết con số, xác định được mối   quan hệ về số lượng. Dưới tác động của giáo viên, trẻ  nắm được phép đếm, dễ  dàng phân biệt  được quá trình đếm và kết quả  phép đếm, hiểu ý nghĩa khái quát của con  số… Chính những kiến thức kỹ năng sơ đẳng về số lượng mà trẻ nắm được  là phương tiện để  phát triển khả  năng quan sát, ghi nhớ, hình thành các thao   tác trí tuệ, các biện pháp của hoạt động tư duy, qua đó tạo ra những điều kiện  bên trong để  dẫn dắt trẻ tới những hình thức mới của trí nhớ, của tư  duy và  tưởng tượng  Vì vậy tổ chức cho trẻ LQVT về số lượng, giáo viên giữ vai trò chủ  đạo,  là người tổ  chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động đòi hỏi có thủ  thuật từ  hình thức đến đồ dùng đồ chơi. Việc tổ chức dạy trẻ phù hợp với đặc điểm,   lứa tuổi cho trẻ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ  cho  trẻ  mầm non. Qua đó trẻ sẽ nắm được những kiến thức sơ đẳng về tập hợp con   số, phép đếm, trẻ nắm được phép đếm. Sự hứng thú của trẻ được thể hiện ở thái độ tích cực nhận thức, thực hiện  các nhiệm vụ  khác nhau tích cực tìm tòi khám phá sự  vật hiện tượng xung  quanh. Do vậy nhiệm vụ của giáo viên là tạo sự hứng thú cho trẻ để phát huy   một cách cao nhất tính tích cực nhận thức cho trẻ. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4­  5 tuổi trong giờ dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán về  số  lượng tại   1
  2. lớp 4 tuổi A5 trường mầm non”  để  nghiên cứu và áp dụng sáng kiến trẻ  lớp 4 tuổi A5 trường mầm non ….. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng của vấn đề a.Thuận lợi: Được sự  quan tâm của các cấp lãnh đạo, phòng giáo dục và đào tạo,  ủy  ban nhân dân xã tạo điều kiện về cơ sở vật chất phòng học khang trang sạch   sẽ, đầy đủ tiện nghi phục vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. ­ Ban giám hiệu nhà trường đầu tư  mua sắm đồ  dùng, học liệu đầy đủ  như  bộ  học  LQVT , lô tô toán cho các cháu theo chủ  đề, lớp học luôn được sự  quan tâm  chỉ đạo sâu sát về chuyên môn.  ­ Hàng năm chúng tôi được học lớp bồi dưỡng trong hè và dự các buổi chuyên   đề  của phòng, của trường bạn và nhà trường tổ  chức. Đó cũng là điều kiện  để tôi được học tập, củng cố thêm kiến thức phục vụ cho tiết dạy của mình. ­ Mỗi giáo viên đều có  kế  hoạch giảng dạy các môn học và các hoạt động  rất cụ thể ngay từ đầu năm học. ­ Phụ huynh quan tâm đến trẻ nhận thức tốt về những nội dung giáo dục trẻ  ở từng lớp.  ­ Trẻ được đến trường, được làm quen với toán sơ đẳng ngay từ lứa tuổi nhà  trẻ đến mẫu giáo, trẻ có kiến thức sơ đẳng  phù hợp với lứa tuổi b. Khó khăn:  ­ Đa số phụ huynh của lớp là công nhân, thời gian dành cho trẻ còn ít chủ yếu   là ông bà nên ít có thời gian và điều kiện quan tâm đến con em mình, đặc biệt  là việc kèm cặp các cháu học. 2
  3. ­ Nhận thức cảu trẻ chưa đồng đều, mỗi trẻ là một cơ  thể cá biệt, khả  năng  năng tập trung chú ý của trẻ  có sự  khác nhau, nhận biết khác nhau, hơn nữa  trẻ 4 tuổi là giai đoạn khủng hoảng về tâm lý nên việc đưa trẻ vào giờ LQVT  là rất khó khăn. ­ Trên cơ sở những thuận lợi khó khăn trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện   pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo 4­5 tuổi trong giờ học làm quen với biểu  tượng toán về số lượng cho trẻ . 2. Các biện pháp thực hiện Trong sang kiến, tôi đã chỉ ra thực trạng còn tồn tại, trên cơ sở đó đề xuất ra   các biện pháp: 2.1 Biện pháp 1: Tự rèn luyện bản thân  ­ Bản thân  tự rèn luyện về tác phong sư phạm nhẹ nhàng gần gũi thân thiện  tình cảm với  trẻ, cô phải nắm chắc tình hình và tâm sinh lý của trẻ. ­  Bản thân cần nghiên cứu các phương pháp theo bộ  môn và theo giờ  hoạt  động. ­ Cô cần có nghệ thuật khi tiếp xúc với trẻ, cần phải nâng cao kiến thức, biết   cách xử  lý tỉnh huống sư  phạm. Dạy trẻ   ở  mọi lúc, mọi nơi trong các hoạt  động, giúp đỡ  những trẻ  yếu, tiếp thu bài chậm, khen ngợi kịp thời với trẻ  học khá hơn để trẻ cố gắng phát huy những khả năng của mình. ­ Trong một giờ  học cô giáo nên linh hoạt tổ  chức cho trẻ  được hoạt động  một cách lôgic sôi động, không ngắt quãng thời gian hoạt  động phải luân  chuyển làm sao cho giờ học không bị go ép nhàm chán không khí học luôn sôi   nổi, thì trẻ mới hứng thú hoạt động và giờ học lại đạt hiệu quả . ­ Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình  và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo  dục trẻ. 2.2 Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng đồ  chơi đẹp, sáng tạo, hấp dẫn thu  hút trẻ vào giờ học.  3
  4.     Để tăng tính hấp dẫn của giờ dạy tôi luôn vận dụng các nguyên vật liệu có  ở địa phương như: Gỗ vụn, hộp giấy, hột hạt… để tạo ra những đồ dùng học  tập đẹp phong phú hấp dẫn lạ mắt có nội dung gắn bó với cuộc  sống của trẻ  phù hợp với từng chủ đề, chủ điểm. VD: Tôi dùng muỗng nhựa làm chuồn chuồn, vỏ  sữa chua làm con lợn,  hoặc len làm con gà, vỏ  sò làm cá…Như  vậy sẽ  làm cho trẻ  hứng thú trong   giờ học tạo được sự hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào giờ học. ­ Muốn có hiệu quả  và gây được hứng thú cho trẻ, phát huy được trí tưởng  tượng, sáng tạo cho trẻ trong giờ học tôi luôn cố gắng tạo ra nhiều đồ  dùng,  đồ chơi hấp dẫn trẻ.  Ví dụ: Chủ đề động vật cho trẻ đếm đến 5 nhận biết số 5 tôi  cắt những  chú thỏ bằng mút gián lên tường, vẽ các bức tranh con vật, có màu sắc..v..v..  nói trung trang trí theo chủ đề, cho trẻ đếm và nhân biết số lượng. Chúng ta biết rằng trẻ nhỏ luôn yêu thích các đẹp, trí tưởng tượng của trẻ  là vô cùng phong phú do đồ  dùng đồ  chới có tính sáng tạo là một yếu tố  cực  kỳ quan trọng kích thích đứa trẻ tư duy và sáng tạo Để thực hiện tốt chương  trình LQVT theo hình thức đổi mới, giúp trẻ hứng thú tự  tin tham gia vào các  hoạt động với toán, phát huy tốt khả năng toán của trẻ.chính vì vậy tôi đã phát  động phụ huynh khuyến khích sưu tầm đồ đùng đồ chơi,  đẹp hấp dẫn trẻ để  phục vụ trong các tiết học. Bản thân cũng phải tự sưu tầm, đồ dùng phục vụ  các tiết dạy như que tính, hột hạt, hình hộp… để tạo ra đồ dùng đồ chơi phục  vụ cho tiết học đề gấy hứng thú, thu hút hấp dẫn trẻ vào giờ học.   . 2.3 Biện pháp 3:  Lựa chọn hình thức vào bài để gây hứng thú cho trẻ Trong tiết học toán, việc sử dụng lời nói đầu, dẫn dắt vào bài mới lạ, gây  ấn tượng, thì mới thu hút sự  chú ý của trẻ, làm cho trẻ  hứng thú, tinh thần   thoải mái khi học.       Ví dụ: Khi dạy trẻ biết tạo nhóm có 3 đối tượng , nhận biết chữ số 3  ở  chủ đề “bản thân”.Tôi đã nghĩ ra chủ đề xuyên suốt giờ học đó là “sinh nhật  4
  5. búp bê tròn 3 tuổi”. Mở đầu tiết dạy trong tiếng nhạc “chúc mừng sinh nhật”   các cháu được lên đốt nến và thổi nến, nói những lời chúc mừng sinh nhật có  ý nhĩa, trẻ được đếm số nến, tặng quà cho búp bê. Sau đó trẻ sẽ được bày cỗ  sinh nhật búp bê. Như vậy trẻ rất thích thú.  Việc đặt ra các tình huống có vấn đề để cô và trẻ cùng giải quyết sẽ gây  cho trẻ được trí tò mò và thích thú. 2.4. Biện pháp 4: Sáng tạo, linh hoạt thay đổi hình thức tổ chức tiết học  tích hợp theo hướng đổi mới. Trẻ  nhỏ  không học các khái niệm toán học bằng cách học vẹt hay bằng   các quy tắc. trẻ  được khuyến khích trong quá trình học, biết tìm kiếm các  chuẩn mực. Giải quyết các vấn đề nếu ta chỉ đơn thuần dạy trẻ về số lượng,   đếm, so sánh, thêm bớt, chia theo hình thức thông thường, một số tiết học về  số  lượng nội dung lại lặp đi lặp lại như  thế  sẽ  rất nhàm chán và đơn điệu,   cứng nhắc, sự hứng thú của trẻ sẽ giảm đi. Do vậy  ta cần có sự linh hoạt thay  đổi các hình thức tiết học để trẻ học không nhàm chán. * Chọn chủ đề và dạy tích hợp theo chủ đề Quá trình tổ  chức tiết học cần phải lồng ghép chủ  điểm một cách xuyên  suốt từ phần vào bài đến phần kết thúc giữa các nội dung trong bài cần có sự  chuyển tiếp, lồng chủ đề một cách nhẹ nhàng, hoặc bằng những câu chuyện  hấp dẫn lôi cuốn trẻ, giúp trẻ tiếp thu kiến một cách tự nhiên.   Ví dụ: Dạy bài về  số lượng, thêm bớt trong phạm vi 6 chẳng hạn. tôi kể  cho trẻ nghe câu chuyện “Nhổ củ cải” bằng mô hình rối dẹt tôi đã thay thế 3  nhân vật là bạn của bé Hoa ( Cháu ông bà già ) là Tuấn, Lan, và Mai. Vừa kể  cô vừa đưa các nhân vật ra theo diễn biến câu chuyện đến đoạn “ Ông nhổ củ  cải không được liền gọi Bà và bé Hoa ra” cô dừng lại đặt câu hỏi “ vừa rồi   chỉ  có một mình ông nhổ  củ  cải bây giờ  thêm bà và bế  Hoa là thêm mấy  người? (2 người ). Thế là tất cả bây giờ có mấy người nhổ cải (3 người) câu   chuyện cứ tiếp diễn  thêm 1, 2, 3 người nhổ nữa và cuối cùng có 6 người nhổ  5
  6. củ  cải đã lên được, trẻ  vừa được nghe chuyện vừa biết cách tạo nhóm có 6   đối tượng, trẻ  rất thích thú say sưa đắm mình vào câu chuyện kể  và nắm  được kiến thức bài học như được khắc sâu vào trong tâm trí trẻ. Trong một tiết học ta có thể lồng ghép và tích hợp các môn học khác như  thế ta tận dụng được tối đa đồ  dùng đã chuẩn bị, củng cố  kiến thức cho trẻ  trong quá trình cung cấp kiến thức cho trẻ ta nên linh hoạt thay đổi hình thức   để  trẻ  khỏi nhàm chán và hứng thú học tập, không nên gò ép trẻ  theo một  khuôn mẫu nhất định, trẻ cần được học mà chơi, chơi mà học.   2.5. Biện pháp 5: Lựa chọn tổ  chức dưới hình thức trò chơi để  gây  hứng thú cho trẻ  Với trẻ  lứa tuổi mẫu giáo, chơi là hoạt động chủ  đạo. Hoạt động chơi  quyết định sự  hình thành, phát triển tâm lý và nhân cách cho trẻ. chơi là một  hoạt động độc lập, tự  do, tự  nguyện của trẻ  mẫu giáo. Qua trò chơi trẻ  rèn  luyện được tính độc lập của mình. Tính sáng tạo của trẻ cũng được thể hiện  rõ nét trong hoạt động chơi. Mầm mống sáng tạo của trẻ  bắt đầu được thể  hiện trong hoạt động chơi. Ngoài ra tính sáng tạo còn thể  hiện khi trẻ  biết   phối hợp các biểu tượng đã biết vào trò chơi và tự mình điều khiển chúng.  Trò chơi đối với trẻ  nhỏ  luôn chiếm một vị  trí quan trọng trong các công  trình nghiên cứu, phương pháp giáo dục thuận lợi nhất là thông qua trò chơi.   Trò chơi toán học là một trong những phương tiện dạy học, nhằm thúc đẩy   sự hình thành những biểu tượng toán học, nó tạo điều kiện và tình huống để  trẻ áp dụng những kiến thức thu được của mình, trẻ học cách nắm vững kiến  thức và sử  dụng chúng trong những tình huống khác nhau, vì vậy mà kiến   thức của trẻ được củng cố. Trò chơi toán học là một dạng của trò chơi học tập. Trẻ  phải giải quyết  nhiệm vụ học tập dưới hình thức chơi nhẹ nhàng, thoải mái, làm trẻ dễ dàng  vượt qua những khó khăn trở  ngại nhất định. Trẻ  tiếp nhận nhiệm vụ  học   tập như nhiệm vụ chơi, do đó tính tích cực của hoạt động nhận thức trong lúc  6
  7. chơi được nâng cao. Trong một chừng mực nào đó, trò chơi học tập vừa là  phương tiện dạy học, vừa là hình thức dạy học cho trẻ. Trò chơi học tập   được  sử  dụng trong quá trình  dạy hoc nhằm tích cực hoạt động nhận thức  cho trẻ. Chính vì vậy trong các tiết học Toán và các hoạt động   khác tôi luôn cố  gắng suy nghĩ sáng tạo ra một số trò chơi mới để áp dụng vào giờ học nhằm  thay đổi hoạt động chống sự  chán nản, mệt mỏi, làm cho trẻ  có hứng thú  hoạt động. VD: Dạy bài đếm đến 5 nhận biết số 5, tôi cho trẻ luyện tập nhóm có 4 đối   tượng, qua bài thơ “Vườn xuân bé yêu” để  trẻ  đếm số  hoa trong vườn xuân,   gắn thẻ số tương ứng với số hoa trong vườn và trồng thêm hoa để vườn xuân  có đủ số hoa là 5 cây. Qua đó  trẻ đã rất chú ý tham gia hoạt động. Ở bài dạy  này tôi còn tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi như  : chung sức, bé vui   xuân, trẻ  được gắn hoa đủ  số  lượng là 5. Đặc biệt trẻ  được hoạt động, lựa   chọn các hình ảnh để in bưu thiếp có đủ số lượng là 5 hình ảnh và tô màu cho  đủ 5 hình ảnh trong bưu thiếp. Với cách tổ chức trên, trẻ đã tích cực tham gia  hoạt động, các biểu tượng về số lượng của trẻ ngày càng phong phú. 2.6. Biện pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế các trò chơi vui  nhộn, sáng tạo đưa vào bài dạy. Xã hội ngày càng văn minh hiện đại, trình độ  khoa học phát triển cao   cùng với sự bùng nổ thông tin việc áp dụng công nghệ thông tin là một trong   những phương tiện, điều kiện có tính khoa học, hiện đại, đặc biệt là đổi mới  phương pháp và hình thức dạy học. Sự  phối hợp giữa những hình  ảnh , âm  thanh sống động, hiệu  ứng trình chiếu gây cho trẻ sự hứng thú, và có thể coi  là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ  ,   vừa thực hiện phương pháp dạy học “Lấy trẻ  làm trung tâm”  một cách dễ  dàng. 7
  8. ­ Đối với hoạt động LQVT về số lượng tất cả trẻ đều được luyện tập  thao  tác với đồ vật  nhiều hơn nhằm củng cố kiến thức nếu quá lạm dụng CNTT  thì làm hạn chế hoạt động của trẻ. Vì vậy tùy vào bài dạy tôi nghiên cứu vận   dụng đưa CNTT vào bài dạy một cách linh hoạt thông qua các trò chơi nhằm  đảm bảo nội dung kiến thức phát huy tối đa trẻ  tham gia vào các hoạt động   lĩnh hội kiến thức. ­  Ứng dụng các phần mềm để  thiết lập ra các slile như  nén âm thanh, tiếng  động, câu hỏi, lời khen vào một trò chơi nhằm thu hút trẻ vào hoạt động. Sự  xuất hiện của các biểu tượng không mang tính áp đặt trẻ  mà làm thỏa mãn  nhu cầu khám phá của trẻ kích thích trẻ hoạt động tích cực, hứng thú. VD: Khi dạy trẻ  đếm đến 4, nhận biết số  4. Khi cho trẻ  đếm đến 4,  nhận biết số 4, ở phần ôn luyện  tôi cho trẻ chơi trò chơi “ô cửa bí mật” trên  máy vi tính. ­ Tôi tạo ra slile của trò chơi “ô cửa bí mật” tôi tạo ra hiệu ứng tiếng kêu của   các loại phương tiện, hình  ảnh các phương tiện sinh động gây hứng thú cho  trẻ. ­ Cách chơi: Cô có các ô cửa đằng sau mỗi ô cửa có những hình  ảnh về  phương tiện giao thông và có số  tương  ứng, yêu cầu trẻ  mở  và chọn số  và  hình ảnh theo yêu cầu, khi trẻ chọn đúng thì có âm thanh đông viên khen ngợi  trẻ.       Khi cho trẻ chơi trò chơi, hay dạy kiến thức toán học cho trẻ kết hợp trên   máy vi tính, tôi thấy trẻ rất say sưa và hào hứng trẻ tham gia rất tích cực vào  hoạt động .  2.7. Biện pháp 7: Phối kết hợp với phụ huynh học sinh.  Muốn hoạt động học của trẻ  trong giờ  làm quen với biểu tượng toán   về số lượng có hiệu quả tôi luôn làm tôt công tác phối kết hợp với phụ huynh  thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi nêu nên  tình hình sức khỏe của   trẻ  để  phụ  huynh quan tâm chăm sóc cho con em mình có một sức khỏe tốt   8
  9. khi đến lớp, tôi còn nêu nên  những yêu cầu trong việc thực hiện chương trình  chăm sóc giáo dục mầm non nói chung và hoạt động làm quen với toán về số  lượng nói riêng, thông qua các giờ đón trả trẻ, qua bản tin để tuyên truyền với  phụ  huynh để  phụ  huynh nắm bắt được về  kết hợp với cô giáo để  trẻ  tiếp   thu kiến thức được tốt hơn.  VD: Thông qua bản tin phụ  huynh biết được trẻ  đang học  ở  chủ  điểm “Gia  đình”  từ  đó phụ  huynh cho trẻ  về  đếm  người thân trong gia đình, đếm đồ  dùng trong gia đình. ­ Ngoài ra tôi còn phối hợp với phụ huynh thu gom các loại tranh ảnh, họa báo nguyên vật liệu phế thải để cô và trẻ tạo ra những đồ dùng đồ chơi theo chủ  đề , để từ đó cải thiện được môi trường học cho trẻ tham gia vào hoạt động  một cách hào hứng hơn. 3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Sau khi áp dụng “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4­ 5 tuổi trong   giờ dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán về số lượng tại lớp 4 tuổi A5   trường mầm non Thạch  Sơn – Lâm Thao Phú Thọ”    tôi  đã thu  được  những kết quả sau: a. Về phía giáo viên   ­  Đã bổ  sung được nhiều đồ  dùng đồ  chơi   trong lĩnh vực phát triển nhận   thức nói chung và cho tiết học làm quen với toán về  số  lượng như   các con   vật được làm từ  các muỗng nhưạ  và từ  các vỏ  hộp sữa. các loại cây xanh   phục vụ trong tiết học của trẻ được làm từ các vỏ lọ nhựa và mút xốp. ­ Bản thân qua thời gian áp dụng một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong  giờ học làm quen với biểu tượng toán về số lượng đã nắm được một số kiến  thức cơ bản phát huy được  hết khả năng sử dụng đồ dùng đồ chơi một cách  triết để 9
  10.  trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Qua đó có thêm kinh ngiệm khi tổ chức  giờ học cho trẻ làm quen với toán về số lượng nhăm thu hút gây được sự tấp  trung chú ý của  trẻ vào giờ học. ­ Sáng tạo được nhiều trò chơi nhằm phát triển nhận thức cho trẻ. ­ Các giờ làm quen với toán về số  lượng đạt kết quả  tốt, lên chuyên đề, các  đợt thanh tra, kiểm tra, lên được nhà trường  và tổ  chuyên môn đánh giá có  chất lượng tốt và sáng tạo. b.Về phía trẻ Bằng một số  biện pháp gây hứng thú vào giờ  học làm quen với toán cho   trẻ  mẫu giáo. Cuối năm lớp tôi đã đạt được một số  kết quả  đáng khích lệ  như sau: ­ Trẻ có hứng thú tham gia các hoạt động làm quen với toán, trẻ đã phát huy   được tính tích cực.  ­ 100% cháu thích tham gia hoạt động làm quen với toán. Trẻ tiếp thu và  Kỹ năng tập  Trẻ hào hứng thích khắc Năm học chung giờ học toán sâu kiến thức tự  chú ý nhiên thoải mái 2016 – 2017 ( Chưa áp dụng  45% 45% 45,5% sáng kiến) 2017 – 2018 ( Năm đầu áp  75% 78% 76% dụng sáng kiến) 2018 – 2019 ( Năm thứ 2 áp  100% 98% 98% dụng sáng  kiến ) * Qua số liệu so sánh ở bảng trên tôi rút ra được kết luận: 10
  11. Năm học 2016­ 2017, khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm thì kết  quả  trẻ  đạt rất thấp. Trẻ  hào hứng thích giờ  học toán chỉ  đạt 45%. Kỹ  năng  tập chung chú ý đạt 45% và trẻ tiếp thu và khắc sâu kiến thức tự nhiên thoải  mái chỉ đạt 45,5%. Năm 2017­2018 là năm đầu tiên khi áp dụng sáng kiến thì kết quả đã  có  sự chuyển biến so vơi năm 2016 – 2017 ́  số trẻ hào hứng thích giờ học toán đạt  75%. Kỹ năng tập chung chú ý đạt 78% và trẻ tiếp thu và khắc sâu kiến thức   tự nhiên thoải mái đạt 76%. Phát huy những kết quả đạt được năm học 2017 ­ 2018 tôi tiếp tục áp  dụng sáng kiến thì kết quả  tăng so vơi năm đâu tiên ap dung SKKN. Năm ́ ̀ ́ ̣   2018 – 2019 là năm thứ 2 tôi áp dụng sáng kiến, tôi đã vận dụng các biện pháp  trên vào dạy trẻ qua các hoạt động trong ngày trẻ rất hứng thú tham gia và số  trẻ hào hứng thích giờ học toán đạt 100%. Kỹ năng tập chung chú ý đạt 98% và  trẻ tiếp thu và khắc sâu kiến thức tự nhiên thoải mái đạt 98%. c. Về phía phụ huynh: Qua trò chuyện trao đổi, quan sát phụ  huynh trong các giờ  đón trả  trẻ.  Tôi nhận thấy: Đa số phụ huynh đã biết được một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ,  dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán là gì? Chính vì vậy, cha mẹ trẻ đã thấy  được và rất quan tâm về tầm quan trọng của việc gây hứng thú cho trẻ, dạy  trẻ làm quen với biểu tượng toán. 11
  12. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận a. Ý nghĩa của sáng kiến Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp gây hứng thú  cho trẻ 4­ 5 tuổi trong giờ dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán về số  lượng tại lớp 4 tuổi A5 trường mầm non Thạch Sơn – Lâm Thao Phú  Thọ”. Sáng kiến đã mang lại hiệu quả và ý nghĩa đó là: góp phần thực hiện  ̣ ́ ̣ ầm non. Hiệu qua c muc tiêu giao duc m ̉ ủa việc pháp gây hứng thú cho trẻ  mầm non không chỉ phu thu ̣ ộc vao vi ̀ ệc xây dựng hệ thông cac bi ́ ́ ểu tượng  ́ ̣ ần hinh thanh cho tr toan hoc c ̀ ̀ ẻ ma còn phu thu ̀ ̣ ộc vao ph ̀ ương phap, bi ́ ện phap ́  tổ chức cac hoat đ ́ ̣ ộng ma trong tâm la ti ̀ ̣ ̀ ết hoc toan cho tr ̣ ́ ẻ ở trường mầm  non. Những biểu tượng toan đ ́ ược hinh thanh  ̀ ̀ ở trẻ em la k ̀ ết qua c ̉ ủa việc trẻ  nắm những kiến thức qua cac hoat đ ́ ̣ ộng khac nhau trong cu ́ ộc sông hang ngay  ́ ̀ ̀ ̀ ̀ ết qua c va la k ̉ ủa việc day hoc có đ ̣ ̣ ịnh hướng trên hệ thông cac ti ́ ́ ết hoc toan  ̣ ́ với trẻ. ̣ ̣ Trong qua trinh day hoc cho tr ́ ̀ ẻ ở trường mầm non chúng ta phat tri ́ ển ở trẻ  khả năng nhận biết thế giới xung quanh, kha năng phân tach cac d ̉ ́ ́ ấu hiệu, nhận  biết cac tính ch ́ ất, cac môi quan h ́ ́ ệ của cac s ́ ự vật, hiện tượng xung quanh trẻ,  12
  13. phat́ triển ở trẻ hứng thú quan sat, hinh thanh cac thao tac trí tu ́ ̀ ̀ ́ ́ ệ, cac bi ́ ện phap c ́ ủa ̣ ộng tư duy, qua đó tao ra nh hoat đ ̣ ững điều kiện bên trong để dẫn dắt trẻ tới những hinh th ̀ ức mới của trí nhớ, của tư duy va t ̀ ưởng tượng. b. Khả năng áp dụng và phát triển sáng kiến kinh nghiệm ­ Sáng kiến kinh nghiệm : “ Một số  biện pháp gây hứng thú cho trẻ  4­ 5  tuổi trong giờ dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán về số lượng tại lớp   4 tuổi A5 trường mầm non Thạch Sơn – Lâm Thao Phú Thọ” từ năm học  2017 ­ 2018 đến nay đã mang lại hiệu quả rõ rệt  . Nêu cac biên phap nay đ ́ ́ ̣ ́ ̀ ược  áp dụng  một cách đồng bộ, linh hoạt sẽ  mang lại hiệu quả  đáng kể  chính  những kiến thức, kỹ  năng toán học mà trẻ  nắm được là phương tiện phát  triển tư  duy toán học cho trẻ  và góp phần giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.   Sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng được tại các lớp 4 tuổi trong toàn   trường.    c.  Bài học kinh nghiệm Để nâng cao chất lượng môn học làm quen với biểu tượng toán về số lượng   cho trẻ mẫu giáo nói chung và cho trẻ mẫu giáo nhỡ  nói riêng tôi tự rút ra bài   học kinh nghiệm cho mình như sau. ­  Giáo viên phải nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, nội dung chương  trình và phương pháp của  bộ môn. ­ Tích cực học tập nghiên cứu tìm tòi bài dạy để lựa chọn hình thức tổ  chức  theo hướng tích hợp, đổi mới phương pháp. ­ Tích cực học tập  ứng dụng công nghệ  thông tin, sưu tầm nguyên vật liệu  làm đồ dùng đồ chơi, tạo ra các trò chơi nhằm lôi cuốn sự tập trung chú ý của  trẻ vào hoạt động. ­ Tự rèn luyện bản thân về kỹ năng sư phạm, nghệ thuật lên lớp, dùng lời nói   hấp dẫn thu hút truyền cảm để thu hút và hấp dẫn trẻ. 13
  14. ­ Một yếu tố cũng rất quan trọng đó là cần phối hợp với phụ huynh để thống  nhất cùng quan điểm giáo dục trẻ. Sưu tầm làm đồ  dùng đồ  chơi tự  tạo cho   lớp qua đó là biện pháp tuyên truyền về nhận thức của phụ huynh học sinh. 2. Những ý kiến đề xuất. Trên thực tế sáng kiến kinh “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ  4­ 5 tuổi trong giờ dạy trẻ làm quen với biểu tượng toán về số lượng tại  lớp 4 tuổi A5 trường mầm non Thạch Sơn – Lâm Thao Phú Thọ”  tôi  mạnh dạn đưa ra một số đề xuất ­ kiến nghị sau: * Đối  với nhà trường  ­ Tăng cường tổ  chức chuyên đề  lĩnh vực làm quen với toán để  giáo viên   được dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy cùng chị em đồng nghiệp. * Đối với bản thân ­ Tích cực học tập để  nâng cao trình độ  tay nghề. Chịu khó sưu tầm nghiên  cứu để tạo ra nhiều đồ chơi hấp dẫn  và tìm ra nhiều hình thức tổ chức cũng  như kết hợp tốt với phụ huynh để có biện pháp ứng dụng “ Một số biện pháp  gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4­ 5 tuổi vào giờlàm quen với biểu tượng   toán về số lượng” của bản thân Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp gây hứng thú cho  trẻ  4­ 5 tuổi trong giờ  dạy trẻ  làm quen với biểu tượng toán về  số  lượng tại lớp 4 tuổi A5 trường mầm non”  tôi mạnh dạn đưa ra cùng chia  sẻ với các bạn đồng nghiệp. Kết quả không chỉ dừng lại ở đó mà bản thân tôi  tiếp tục nghiên cứu, bổ sung làm đồ dùng đồ chơi hấp dẫn sáng tạo bằng các  nguyên vật liệu để  gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4­5 tuổi trong giờ làm  quen với toán về số lượng.                                                                Tôi xin trân thành cảm ơn!       ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA  HĐNT SKKN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG               Người viết SKKN 14
  15.               TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo dục học tập I­ II 2. Mục tiêu giáo dục nhà trẻ và mẫu giáo NXB tạp trí giáo dục mầm non  năm 1995 3. Tâm lý học trẻ em trước tuổi học năm 1998 15
  16. Toán và phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo NXB­  ĐHQGHN năm 2000 Phương pháp hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng NXB ĐHSP năm 2005 DANH MỤC VIẾT TẮT Làm quen với toán: LQVT Công nghệ thông tin: CNTT Ví dụ: VD 16
  17. STT Tài liệu tham khảo Nhà xuất bản Năm sản  xuất 1 Giáo dục học tập I­ II Hà Thế Ngữ 1979 Đặng Vũ Hoạt 2 Mục tiêu giáo dục nhà trẻ và  Tạp trí giáo dục  1995 mẫu giáo mầm non Trần Thị Trọng 3 Tâm lý học trẻ em trước tuổi  NXBN 1998 học  Nguyễn Ánh Tuyết 4 Toán và phương pháp hình  NXB­ĐHQGHN 2000 thành biểu tượng toán cho trẻ  Đinh Thị Nhung mẫu giáo 5 Phương pháp hình thành các  NXB ĐHSP 2005 biểu tượng toán sơ đẳng Đỗ Thị Minh Liên 17
  18. 18
  19. MỤC LỤC Nội dung Số trang  I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 1.Thực trạng của vấn đề 3 1.1.Thuận lợi 3 3 Phần II:NỘI DUNG 3 Cơ sở lý luận 3 Thực  trạng 4 Thuận lợi 5 Khó khăn 6 Một số biện pháp thực hiện 6 Kết quả thực hiện 10 Về giáo viên 10 Về trẻ 11 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 11 Những đánh giá cơ bản 11 Các kiến nghị đề xuất 12 Bài học kinh nghinh nghiệm 12 Khuyến nghị­ đề xuất 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 19
  20. PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN …………… TRƯỜNG MẦM NON …… BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN Đề tài: “ Một số biện pháp gây hứng thú cho  trẻ mẫu giáo 4­5 tuổi trong giờ học làm quen  với biểu tượng toán về số lượng” Tác giả:  Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác:  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2