Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3- 4 tuổi trường mầm non
lượt xem 47
download
Sáng kiến "Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3- 4 tuổi trường mầm non" được áp dụng vào lĩnh vực Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ của trẻ Mẫu giáo nhỡ 3-5 tuổi, từ đó tìm ra được một số biện pháp Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3- 4 tuổi trường mầm non
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Trải qua quá trình tiến hoá lâu dài con người mới hoàn thiện và phát triển như ngày hôm nay. So với con vật, con người khác xa là nhờ ngôn ngữ, chính ngôn ngữ là công cụ để con người thực hiện hoạt động trí tuệ là phương tiện để trao đổi tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ. Nhờ có ngôn ngữ mà người ta có thể trao đổi, chia sẻ những hiểu biết, những kinh nghiệm, tâm sự với nhau những nỗi niềm thầm kín, dạy cho nhau cách làm mgười... Theo Vưgôtki – một nhà nghiên cứu tâm lí người Nga cho rằng: “Ngôn ngữ rất quan trọng trong quá trình tư duy đặc biệt là tư duy bậc cao bởi ngôn ngữ là công cụ để truyền đạt kiến thức đồng thời là phương tiện để con người thực hiện hoạt động tư duy”. Lứa tuổi Mầm non là thời kỳ phát cảm ngôn ngữ. Đối với trẻ ngôn ngữ được coi là phương tiện để phát triển toàn diện, là công cụ để hình thành nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ tốt sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận được với các môn học như: làm quen với MTXQ, tạo hình, âm nhạc, làm quen với TPVH…Nhờ có ngôn ngữ mà khả năng trẻ em cảm thụ sâu sắc hơn cái hay cái đẹp trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Nhờ có ngôn ngữ mà trí tuệ của trẻ phát triển vì: Ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, ngôn ngữ là phương tiện để trẻ biểu hiện sự nhận thức của mình. Ngôn ngữ còn có một vai trò không nhỏ trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ. Ngôn ngữ góp phần trang bị cho trẻ dồi dào những hiểu biết về những nguyên tắc và những chuẩn mực đạo đức, rèn luyện cho trẻ những tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với xã hội mà trẻ đang sống. Ngôn ngữ cũng là một một phương tiện để trẻ thực hiện Hoạt động vui chơi Hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo... Song ngôn ngữ của trẻ đặc bịêt là khả năng phát âm còn chưa đúng hay nói cách khác là trẻ chưa nói đúng chính âm (nguyên tắc phát âm một cách chuẩn mực). Vốn từ của trẻ còn nghèo nàn, trẻ chưa nói đúng ngữ pháp, diễn đạt câu còn lủng củng, chưa mạch lạc... Để có thể phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non con đường thực hiện là bắt trước và luyện tập dưới sự hướng dẫn của cô giáo, của người lớn.Với một vai trò quan trọng như vậy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhu cầu tất yếu. Trường mầm non là nơi tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn vẹn nhân c ách trong đó vai trò của nhà giáo duc của các Cô giáo mầm non có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của trẻ nói chung và sự phát triển ngôn ngữ nói riêng..Vì vậy nên người lớn, cô giáo Mầm non phải có một vốn từ phong phú, phát âm chuẩn, lời nói mạch lạc phải là khuôn mẫu để trẻ noi theo. Đặc biệt trẻ em tuổi mẫu giáo 4 5 tuổi đang trong thời kì hoàn thiện dần về ngôn ngữ. Làm thế nào để dạy trẻ “ nói đúng ngôn ngữ tiếng Việt” là một yêu cầu vô cùng quan trọng. Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 4 tuổi trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu. 2. Tên sáng kiến
- “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 4 tuổi trường mầm non” 3. Tác giả sáng kiến Họ và tên: Bùi Thị Thu Nga Địa chỉ: Trường mầm non Thanh Vân Số điện thoại: 0982131657 Gmail: buithithunga.c0thanhvan@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng tạo Tác giả: Bùi Thị Thu Nga – Giáo viên trường mầm non Thanh Vân – Tam Dương –Vĩnh Phúc 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Sáng kiến này được áp dụng vào lĩnh vực Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ của trẻ Mẫu giáo nhỡ 35 tuổi, từ đó tìm ra được một số biện pháp Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo bé 34 tuổi. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu Từ tháng 02 năm 2018 đến tháng 2 năm 2019 7. Mô tả bản chất sáng kiến 7.1. Về nội dung của sáng kiến 7.1.1. Cơ sở lý luận liên quan đến ván đề nghiên cứu * Cơ sở lí luận: Tục ngữ Việt Nam có câu: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Dải đất Việt Nam hình chữ “S” trải dài từ Bắc vào Nam với rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu. Dân tộc ta từ ngày xưa đã xây dựng cho mình một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó, ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người. Bác Hồ kính yêu đã dạy rằng “ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quí báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, tôn trọng nó”. (Ngôn ngữ và lý luận văn học – Tài liệu dùng cho các trường sư phạm mẫu giáo). Trong công tác giáo dục thế hệ mầm non cho đất nước, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với giáo dục trẻ thơ. Ngôn ngữ đã góp phần đào tạo các cháu trở thành những con người toàn diện. * Các lý thuyết liên quan: Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ và các quá trình tâm lý. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ được dựa trên các lý thuyết sau: * Lý thuyết hành vi chủ nghĩa về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em. Lý thuyết này coi ngôn ngữ cũng như bất kỳ hoạt động nào được hình thành do sự bắt chước, luyện tập. Điểm mạnh của lý thuyết này là đã chỉ ra cơ sở tự nhiên của hoạt động ngôn ngữ. * Lý thuyết tâm lý học Mác xít.
- Tâm lý học Macxit đã nhận thấy sự phát triển tâm lý trẻ chịu sự quy định của 4 yếu tố: yếu tố sinh lý; sự tích cực của cá nhân trẻ; môi trường và yếu tố giáo dục. Tiền đề sinh lý: Tâm lý học Mác xít đã chỉ ra rằng trong não của con người có vùng “ brock” ở bán cầu đại não, quyết định sự phát triển ngôn ngữ, vùng “Venicle” ở thuỳ thái dương quyết định khả năng lĩnh hội ngôn ngữ. Trong tai con người có hệ thống phân tích ngôn ngữ, trong miệng con người có cơ quan phát âm. Tiền đề sinh lý là yếu tố quyết định đối với việc phát triển ngôn ngữ. Cô giáo cần hướng dẫn trẻ bảo vệ các cơ quan này. Yếu tố giáo dục góp phần đẩy sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Yếu tố môi trường, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc vào yếu tốt môi trường (môi trườn tự nhiên, môi trường xã hội). Trẻ sống trong môi trường tốt thì ngôn ngữ của trẻ phát triển theo hướng tích cực và ngược lại. Sự tích cực của cá nhân trẻ. * Lý thuyết to lớn của Vưgôtki về vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển của tư duy. Vưgôtki cho rằng “Ngôn ngữ rất quan trọng trong quá trình tư duy đặc biệt với hoạt động tư duy bậc cao của con người. Bởi lẽ ngôn ngữ là công cụ để truyền đạt kiến thức đồng thời là phương tiện để con người thực hiện hoạt động tư duy.” (Nguồn: Tâm lý học trẻ em) * Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 34 tuổi Phát triển ngôn ngữ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mần non. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi, ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển tâm lí của trẻ. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức và chuẩn mực văn hóa. * Về mặt ngữ âm: Thời kì này trẻ đang hoàn thiện dần về mặt ngữ âm, các phụ âm đầu, âm cuối, âm đệm, thanh điệu đang dần dần được định vị. Trẻ có thể phát âm gần đúng hết các âm của tiếng mẹ đẻ. Tuy vậy, ở lứa tuổi này, trẻ nhỏ vẫn còn mắc một số lỗi sai về phát âm, còn nhầm lẫn khi phát âm một vài phụ âm và nguyên âm( xs, ln,..uô,ie) và thanh điệu (?, ~). Mỗi trẻ thường nói sai một âm hoặc một thanh riêng. Khi nói trẻ 34 tuổi vẫn còn âm ê..a trẻ vẫn phát âm sai thanh ngã và âm cuỗi * Vốn từ: PGS.TS Nguyễn Công Khanh, chuyên gia cao cấp của Trường mầm non Hoàng Gia (Hà Nội) từng chia sẻ rằng khi trẻ lên ba tuổi, trẻ có một vốn từ vựng khoảng trên một ngàn từ, một số chuyên gia ngôn ngữ khác cũng cho rằng vốn từ của bé lúc này có thể dao động từ 500900 từ, và trẻ đã biết dùng các cụm từ và câu dài từ 78 từ. * Về ngữ pháp:
- Khi bước vào tuổi thứ ba, bé yêu của bạn có thể biết đặt câu hỏi và bày tỏ ý kiến khiến bạn đôi lúc phải kinh ngạc như một người mẹ từng tâm sự rằng chị chuẩn bị quần áo cho con đi học, cô bé nói “Theo con là, hôm nay con sẽ mặc màu hồng”. Và lúc này, bé đã học cách yêu cầu, một cách lịch sự như nhờ bố mẹ, anh chị lấy cái này cái kia đã biết dùng từ “làm ơn”. Chúng có thể nói về những sự việc trong tương lai và nhắc lại những gì đã qua, chính vì vậy bạn sẽ phải phá lên cười khi một buổi sáng bé tâm sự với bạn rằng mai này bé thích làm bác sỹ, hay giáo viên bởi đơn giản bé thấy cô giáo thật xinh hay bác sỹ thì sẽ chữa bệnh giúp mọi người. Lúc này trẻ đã có thể nói câu đầy đủ (có đủ chủ vị ngữ và động từ), sau đó hoàn thiện hơn với những câu kép, có thán từ rất ngộ nghĩnh như bé có thể cầm chiếc điện thoại lên rồi nói dõng dạc “Alo….mẹ Na à, về ngay nhé…ừ ừ ừ, sao, kẹt xe rồi à….nhanh lên nhé” như thật. Chúng cũng biết “hứa hẹn” một cách rất người lớn như bạn yêu cầu bé thức dậy đến lớp, bé sẽ nói gọn lỏn “con hứa 5 phút nữa con sẽ dậy”. Hơn nữa, bé yêu của bạn lúc này đã biết đặt yêu cầu, nếu bạn dẫn bé vào hàng tạp hóa mua bim bim, bé sẽ chỉ vào món snack khoai tây bé ưa thích và nói “Mua tây tây”(Mua khoai tây). Và không đơn giản, bé đã bắt đầu biết nói dối, nếu bé gây ra một lỗi gì đó bé sẽ biết cách đổ lỗi cho anh trai, hay những người xung quanh mà bé biết… * Về ngôn ngữ mạch lạc: Trẻ mẫu giáo nhỡ có vốn từ phong phú hơn trẻ mẫu giáo bé về số lượng cũng như từ loại. Trẻ sử dụng được nhiều loại mẫu câu khác nhau. Tư duy phát triển hơn, biết so sánh, nhận ra những điểm giống và khác nhau của sự vật, hiện tượng. Ở trẻ bắt đầu xuất hiện khả năng tổng quát, đưa ra kết luận. Ngôn ngữ của trẻ rõ ràng hơn, có nội dung hơn, người nghe dễ hiểu hơn. Trong ngôn ngữ độc thoại trẻ thường dùng những câu, những đoạn ngắn. Trẻ thích được trò chuyện với người lớn. Trẻ không chỉ đàm thoại về những gì trẻ đang tri giác mà còn biết đàm thoại về những nội dung mà trẻ đã biết và biết đưa ra nhận định của mình. Mặc dù không phải lúc nào trẻ cũng đưa ra nhận định đúng. Trẻ có thể kể lại một chuyện mà trẻ biết hoạc nghe kể, có thể kể theo tranh hoặc đồ chơi, đồ vật (Kể theo mẫu của người lớn) * Mục đích của xã hội hóa Xã hội hóa giáo dục nhằm khuyến khích, huy độngvà tạo điều kiện toàn diện xã hội tham gia phát triển giáo dục. Tạo cơ hội cho mọi người, mọi lứu tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời; tiến tới một xã hội học tập. 7.1.2. Thực trạng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại trường mầm non Trong quá trình giảng dạy tại lớp 3 tuổi C của Trường mầm non Thanh Vân và nghiên cứu đề tài này tôi gặp những điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau: a.Thuận lợi: Năm 2018 2019 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3 tuổi c, với 27 cháu trong đó 17 cháu nữ, 10 cháu nam độ tuổi đồng đều các cháu ngoan
- ngoãn, mạnh dạn, hồn nhiên, đạt yêu cầu về phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và tình cảm xã hội, cảm thụ cái hay cái đẹp trong cuộc sống xung quanh trẻ. Đó là một thuận lợi lớn để tôi rèn luyện việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tôi được ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi xây dựng môi trường văn học phong phú và có nội dung đa dạng về hình thức, hài hoà về thẩm mỹ, phù hợp với khả năng nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Bản thân luôn yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi nâng cao chuyên môn tìm tòi nghiên cứu tài liệu pục vụ tiết dạy Trẻ chăm đi lớp, tỷ lệ chuyên cần cao Đối với phụ huynh: Nhiều phụ huynh quan tâm tới các cháu, luôn thực hiện tốt các phong trào đóng góp của nhà trường để phục phụ cho công tác giáo dục trong trường. Về đội ngũ giáo viên: Giáo viên đều có trình độ chuẩn và trên chuẩn, giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. Có nhiều giáo viên giỏi các cấp. Về đồ dùng, đồ chơi: Phong phú, đa dạng, có đồ chơi học tập, đồ chơi sân khấu, tiện cho việc dạy trẻ. b. Khó khăn: Do trình độ nhận thức không đồng đều, nhiều trẻ là con em nông thôn nên còn nặng nề bởi thổ ngữ địa phương. Lớp có một vài trẻ chậm nói so với độ tuổi nên tôi gặp nhiều khó khăn trong việc dạy trẻ. Hơn 30% trẻ chưa phân biệt sự khác nhau giữa các từ khi phát âm mà chỉ tiếp nhận một cách chung chung. Vốn sống của trẻ còn nghèo nàn, nhận thức còn hạn chế dẫn đến tình trạng trẻ dùng từ không chính xác, câu lủng củng, trẻ phát âm sai do ảnh hưởng của ngôn ngữ xung quanh. Trẻ nói câu chưa đủ thành phần chủ yếu là câu tỉnh lược. 1/3 là con em công nhân, 2/3 là con em nông dân nên phụ huynh còn bận nhiều công việc hoặc những lý do khách quan nào đó không trò chuyên với trẻ hoặc trẻ nghe trẻ nói. Nhiều khi những nhu cầu mà trẻ muốn trẻ chưa cần nói hoặc xin phép phụ huynh đã đáp ứng ngay. Khi nói trẻ hay nói chậm và kéo dài giọng, đôi kho còn ậm ừ, e, a, không nói liên tục mạch lạc.
- Trẻ nói giọng, nói lắp nhiều, nhầm lẫn từ thanh điệu này sang thanh điệu khác. Ví dụ: Ngã trẻ nói ngả (ngạ) Ngủ Ngụ. c. Khảo sát trẻ trước khi áp dụng sáng kiến. Tổng số trẻ được khảo sát: 27 trẻ. Nội dung Số trẻ đạt Số trẻ không đạt kiểm tra Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ trẻ (%) trẻ (%) Hiểu và làm theo được 2,3 yêu cầu liên 12 44 15 56 tiếp Phát âm rõ tiếng, phát âm các tiếng có chứa 13 48 14 52 các âm khó Trả lời và đặt câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? 19 70 8 30 Khi nào? Để làm gì? Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, 18 67 9 33 phù hợp với yêu cầu và hoàn cảnh giao tiếp bằng câu đơn, câu ghép. Làm quen với một số kí hiệu thông thường 20 57 15 43 trong cuộc sống ( nhà vệ sinh, lối ra, biển báo giao thông). Đọc thuộc lòng và diễn cảm một bài thơ. 8 30 19 70 Kể lại truyện đã được nghe 3 11 24 89 Kể chuyện sáng tạo theo tranh, theo đồ 13 48 14 52 chơi Đóng kịch theo tác phẩm văn học 5 19 22 82 Dựa vào bảng điều tra thực tế trên tôi nhận thấy trẻ còn hạn chế như: Khả năng phát â còn chưa chuẩn; Việc sử dụng từ ngữ diễn đạt trong giao tiếp với mọi người còn hạn chế; Vốn từ còn chưa phong phú, ngôn ngữ chưa mạch lạc. Trẻ chưa tự tin khi kể chuyện, đọc thơ; chưa biết sử dụng ngữ điệu của nhân vật khi kể chuyện hoặc đóng kịch theo tác phẩm văn học; chưa có tính sang tạo khi kể chuyện theo đồ chơi, theo tranh.Tôi rất lo lắng mình phải dạy trẻ như thế nào và bằng những biện pháp gì để trẻ lớp tôi phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. Qua qúa trình nghiên cứu Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ và qua thực tế dạy học tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 4 tuổi” làm đề tài nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm.
- 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến 7.2.1. Biện pháp 1: Tạo môi trường hoạt động cho trẻ Môi trường cho trẻ hoạt động có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ nói riêng. Vì vậy, để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, ngay từ đầu năm học tôi đã chú ý xây dựng môi trường cho trẻ đặc biệt là “ Góc thư viện sách, truyện”. Khu vực này có các loại sách, các bộ sưu tập (các con vật, các loại cây, lá, các loại hạt, hoa, các loại ô tô hay đồ chơi…), tạp chí, sách, truyện tranh, bộ tranh… được bày trên bàn, trên giá sách, để trẻ dễ nhìn và dễ sử dụng. Ở đây trẻ có thể xem tranh mô tả các đồ vật, kể về các con vật trong tranh hoặc cắt, dán để làm truyện tranh… Qua đó, giáo viên gợi ý, tạo điều kiện cho trẻ kể lại, trao đổ với nhau về những điều mà trẻ nhìn thấy, hoặc kể chuyện sáng tạo. Khi xây dựng “ Góc thư viện sách, truyện” tôi muốn giới thiệu thêm các tác phẩm văn học trong chương trình và ngoàichương trình giáo dục đến trẻ, bởi trong tiết học thì việc cho trẻ được tiếp xúc với các tác phẩm văn học cũng có nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu ham học hỏi của trẻ ở lứa tuổi này. Rối tay
- Qua “Góc thư viện sách, truyện”. tôi còn tổ chức các hoạt động đọc thơ, kể chuyện, cho trẻ tập đóng kịch để trẻ được nói những ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện để từ đó trẻ làm giàu vốn từ của bản thân. Để gây được sự hứng thú của trẻ khi tham gia vào các hoạt động đó thì việc tạo không gian mang đậm tính văn học là rất cần thiết, ngay từ đầu năm học tôi đã vận động phụ huynh đóng góp tranh thơ, truyện tranh ngoài chương trình để kể cho trẻ nghe vào các hoạt động chiều và cho trẻ chơi trong các giờ hoạt động góc. Bản thân tôi luôn tìm tòi, sưu tầm sách truyện, các họa báo, tạp chí cũ, tìm tòi cách làm rối từ các nguyên liệu bỏ đi như vỏ chai, lõi cuộn chỉ, các mảnh vải vụn làm rối tay để làm các nhân vật trong truyện phục vụ cho tiết họ Để tạo hứng thú cho trẻ khi tham học động văn học thì việc tạo môi trường với các nhân vật ngộ nghĩnh cho trẻ được làm quen là rất cần thiết. Tôi đã sử dụng vải vụn để khâu thành những chú rối tay ngộ nghĩnh. Sân khấu được tận dụng từ mảng tường trong lớp học. Để thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động kể chuyện và tập đóng kịch ngay từ đầu năm học tôi dùng một mảng tường để trang trí thành một sân khấu sao cho phù hợp với từng cảnh trong truyện và sử dụng vào việc kể chuyện cho trẻ nghe. Qua việc tạo môi trường cho trẻ làm quen với văn học như vậy tôi thấy được trẻ rất hào hứng tham gia các hoạt động đọc thơ, kể chuyện để từ đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách tự nhiện mà có hiệu quả cao nhất.
- 7.2.2. Biện pháp 2: Phát triển khả năng nghe và nói qua các hoạt đông trò chuyện với trẻ và tổ chức trò chơi dân gian a. Nghe. Để trẻ nói được tốt, trẻ cần được nghe các âm thanh của ngôn ngữ như: Nghe nhiều loại âm khác nhau trong các từ, các câu. Nghe ngữ điệu giọng nói thể hiện những sắc thái tình cảm khác nhau. Trẻ 45 tuổi, cần cho trẻ nghe để dần dần giúp trẻ phát âm đúng các âm khó như p, n, ls, x, tr, ch và các âm cuối như ếch ất, úc út, ân anh, ênh ang.... Luyện nghe cho trẻ có thể được thực hiện qua nhiều hoạt động khác nhau. Trong đó, tôi có tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian, trẻ vừa được chơi vừa được đọc lời ca của bài đồng dao. Ví dụ: Đồng dao “Dung dăng dung dẻ” Dung dăng / dung dẻ Dắt trẻ / đi chơi Đến ngõ / nhà trời Lạy cậu / lạy mợ Cho cháu / về quê Cho dê / đi học Cho cóc / ở nhà Cho gà / bới bếp Xì xà / xì xụp Ngồi thụp / xuống đây Tôi dạy trẻ đọc theo nhịp 22 Cách chơi: Trẻ nắm tay nhau, vừa đi vừa đọc và tay vung theo nhịp của của bài hát. Đến câu “Ngồi thụp xuống đây” trẻ nắm tay nhau ngồi thụp xuống sau đó đứng dậy lại đi tiếp. b. Nghe hiểu: Để giúp trẻ nghe và có thể làm theo 2, 3 hành động liên tiếp, khi tiến hành các hoạt động sinh hoạt hàng ngày ở lớp, tôi yêu cầu trẻ nghe và thực hiện hai, ba yêu cầu của cô. Ví dụ: “ Tô bài xong rồi, các con gấp sách lại, mang sáp màu và sách lên đây cho cô” Để giúp trẻ nghe hiểu được tốt cô có thể tổ chức các trò chơi học tập như: “Chọn quà tặng bạn”, “ Tìm đồ vật cho đúng”, “Tôi có điều bí mật” Ví dụ Trò chơi: “Tôi có điều bí mật” Mục đích giúp trẻ nhận biết và tả các nhân vật trong gia đình. Chuẩn bị: Tranh vẽ các vật tropng bìa cứng (động vật nuôi trong nhà, thức ăn, đồchơi, đồ dùng, phương tiện đi lị của gia đình...) Cách chơi: + Không cho trẻ xem tranh trước.
- + Cô mô tả vật trên tranh ( Thuộc nhóm nào? Được sử dụng như thế nào? Có thể tìm thấy ở đâu?..) + Cho trẻ đoán sau mỗi lần mô tả. Chẳng hạn: Đó là một loài động vật có hai chân, đẻ trứng. Đấy là con gì? ( Con gà). Trẻ nào đoán đúng, cô đưa bức tranh cho trẻ đó. Khi tất cả các bức tranh đã đoán đúng, cô hỏi từng trẻ xem bức tranh vẽ gì. Cô yêu cầu trẻ miêu tả đặc điểm của các con vật và nói câu đầy đủ. c. Trò chuyện với trẻ Để luyện khả năng nghe và nói cho trẻ, người lớn cần dành thời gian trò chuyện với trẻ. Trong quá trình trẻ hoạt động có thể cung cấp từ mới cho trẻ, làm phong phú vốn từ và giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết về nghĩa của các từ. Đồng thời sử dụng ngôn ngữ biểu cảm trong giao tiếp với trẻ mọi lúc, mọi nơi. Ví dụ: Khi quan sát thiên nhiên, cô có thể hổi trẻ: “Các con thấy bầu trời hôm nay thế nào?” Trẻ sẽ đưa ra nhận xét: “Trời xanh, trời rất đẹp...” Giáo viên hướng trẻ sử dụng ngôn ngữ để thể hiện cảm xúc như: “ bầu trời hôm nay mới đẹp làm sao! Thời tiết thật trong lành và ấm áp.” Trong quá trình dạy trẻ, tôi còn trò chuyện với trẻ qua tranh ảnh. Trò chuyện qua tranh không chỉ giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ mà còn giúp trẻ phát triển các kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đinh, tư duy logic. Khi Trò chuyện với trẻ cần hướng dẫn trẻ cách quan sát tranh, miêu tả những chi tiết trong tranh, cho trẻ sắp xếp thứ tự các bức tranh và kể câu chuyện theo ý của mình Ví dụ: Trò chuyện “Công việc của mẹ trong ngày chủ nhật” Mục đích Trẻ nghe, hiểu nội dung các câu nói khác nhau của cô với trẻ về công việc của mẹ ở nhà trong ngày chủ nhật. Trẻ nghe, hiểu và trả lời được nhiều loại câu hỏi. Trẻ nói được công việc của mẹ ở nhà bằng câu đơn và câu phức. Tiến hành: Cô cùng một số trẻ ngồi gần, thân mật. Cô gợi mở để trẻ trò chuyện một cách tự nhiên: Con nào có thể kể cho cô nghe ngày chủ nhật ở nhà mẹ con làm những gì? Cô để trẻ tự kể, sau đó cô gợi ý để trẻ kể thêm được: Mẹ con đi chợ mua gì nào? Con giúp mẹ làm được những việc gì nào? Mẹ hay nấu cho con những món gì nào? Trẻ kể xong, cô sắp xếp theo trình tự thời gian các công việc của mẹ từ sáng đến tối, sau đó cô nói với các trẻ: Mẹ của con làm rất nhiều việc. Các con phải thương yêu và giúp đỡ mẹ.
- Qua việc áp dụng biện pháp này, tôi thấy: Khả năng nghe, hiểu của trẻ tăng lên; trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, vốn từ của trẻ nhiều hơn, trẻ biết sử dụng ngôn ngữ biểu cảm khi nói. 7.2.3. Biện pháp 3: Luyện phát âm chuẩn cho trẻ. Giáo dục chuẩn mực ngữ âm cho trẻ (luyện phát âm chuẩn cho trẻ) chính là hướng dẫn trẻ phát âm đúng âm thanh ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ, phát âm rõ ràng các từ, câu theo đúng qui định và luyện cho trẻ biết điều chỉnh giọng nói của mình sao cho diễn cảm, phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp (điều chỉnh cường độ giọng nói to, nhỏ, tốc độ nhanh hay chậm, nhịp độsao cho nhịp nhàng, ngắt nghỉ đúng chỗvà nói có ngữ điệu, thể hiện sắc thái biểu cảm của lời nói). Luyện phát âm cho trẻ còn là phát triển khả năng nghe âm thanh ngôn ngữ, điều khiển hơi thở đúng… Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn này trẻ thường mắc các lỗi phát âm: + Lỗi về âm đầu. + Lỗi về âm đệm. + Lỗi về âm chính. + Lỗi về âm cuối. + Lỗi về thanh điệu. Nguyên nhân mắc lỗi: + Do bộmáy phát âm của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. + Do đặc điểm phương ngữ, môi trường giao tiếp, sự nuông chiều của người lớn... + Do một sốâm tiết tiếng Việt khó phát âm, khó định vị... (khuya khoắt, loắt choắt…). Để sửa lỗi cho trẻ, tôi đã: + Kiểm tra tình hình phát âm của trẻ và thường xuyên vận dụng các phương pháp, biện pháp để luyện phát âm cho trẻ phù hợp + Xác định đúng được các lỗi phát âm của trẻ, xác định được nguyên nhân mắc lỗi và có biện pháp cụthể để sửa lỗi phát âm đó cho trẻ. + Tự rèn luyện bản thân để phát âm chuẩn theo qui định. Phát âm chuẩn trong quá trình giao tiếp với trẻ. + Tổchức các hoạt động cho trẻ thực hành luyện phát âm… Nắm được những đặc điểm phát âmcủa trẻ tôi đã áp dụng các biện pháp sau: a. Rèn luyện phát âm theo mẫu. Dạy trẻ phát âm theo cô các âm to nhỏ nhanh chậm khác nhau bằng cách cô phát âm mẫu và yêu cầu trẻ nói theo. Cô phát âm trước mặt trẻ để trẻ có thể quan sát sự chuyển động của cơ quan phát âm. Cô có thể chỉ ra cho trẻ vị trí của các cơ quan phát âm như: môi, răng, lưỡi, độ mở của miệng. Sau đó cho trẻ phát âm lại. Ví dụ 1: Con hãy nói theo cô nào: “Nu na nu nống”
- b. Luyện phát âm qua trò chơi. Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của trẻ Nhà trẻ song để có bước chuyển từ hoạt động này sang Hoạt động vui chơi Hoạt động chủ đạo của trẻ Mẫu giáo thì trẻ cần phải phát âm đúng. Nắm được đặc điểm này nên tôi đã vận dụng sáng tạo các trò chơi vào rèn luyện phát âm cho trẻ. * Trò chơi luyện thở: Mục đích của trò chơi này giúp trẻ hít thở đều biết cách lấy hơi khi nói. Rèn luyện cơ lưỡi, cơ môi. Trò chơi: Thổi bóng bay, thổi nơ bay, thổi cốc nước nóng, gió thổi. Ví dụ: Chơi thổi cốc nước nóng. Có đưa ra một tình huống, cho trẻ tưởng tượng tay cô cầm cốc nước nóng rồi mới uống được cô ra hiệu cho trẻ thổ từng hơi dài, sau đó khi nước nguội thì trẻ uống nước (trẻ hít vào rồi hà ra một cái như vừa uống xong). * Trò chơi luyện thính giác: Mục đích của trò chơi: rèn sự chú ý thính giác, chú ý lắng nghe sự thay đổi trong tiếng, rèn khả năng ghi nhớ. Trò chơi: lắng nghe, tai ai tinh, ai giỏi hơn, đoán tiếng kêu của các con vật. Ví dụ: Trò chơi lắng nghe. Cách chơi: cho trẻ đứng thành vòng tròn. Cô nói: Lắng nghe, lắng nghe. Trẻ: Nghe gì, nghe gì. Cô: Các con hãy lắng nghe và nhắc lại đúng những từ cô đã nói (cô nói những từ gần giống nhau chỉ khác rất ít). VD: chuối – chúi; ngoan – ngan; tay – tai. Trẻ phải nhắc lại theo thứ tự lời cô nói và xem từ nào nói đúng từ nào nói sau. * Trò chơi luyện cơ quan phát âm: Mục đích: Rèn luyện cơ lưỡi, cơ môi, hàm dưới. Trò chơi: gọi gà, bé phun mưa, cười, mèu liếm sữa. Chú lưỡi vui tính. Ví dụ: Trò chơi, gọi gà. Cách chơi: Cô nói “Khi cho gà ăn người ta thường gọi lại gần cho nó ăn cơm, ăn gạo. Gọi như thế này này! “Cô làm tiếng gọi gà cho trẻ xem “pập! pập!”. Bây giờ các con gọi gà cùng với cô nào! Ví dụ: Trò chơi: Chú lưỡi vui tính. Trẻ ngồi đối diện với cô. Cô kể “Có một chú lưỡi sống trong một ngôi nhà nhỏ”. Ngủ dậy, lưỡi nhìn lên trần nhà, lưỡi ngó xuống đất, rồi lưỡi muốn ra ngoài đường chơi, lưỡi ngõ bên phải, lưỡi ngó bên trái. Chơi chán lưỡi đói muốn ăn, bèn liếm sữa. Ăn xong lưỡi lau mồm rồi đi ngủ. “Cô làm mẫu sau đó kể lại, kể đến đâu trẻ làm động tác đến đó”. * Trò chơi luyện giọng: Mục đích: Luyện giọng cho trẻ.
- Trò chơi: Bắt chước tiếng kêu của con vật. Giả làm tiếng mưa rơi. Giả làm tiếng còi tàu. Ví dụ: Trò chơi. Bắt chước tiếng kêu của con vật. Gà gáy “ò ó o…” Mèo kêu “meo meo…” Chó sủa” gâu gâu gâu…” Để đạt được hiệu quả của biện pháp này, yêu cầu: + Cô giáo phải nắm được mục đích, yêu cầu, nội dung chơi, cách thức chơi và chơi mẫu cho trẻ xem. + Trong quá trình trẻ chơi, cô phải luôn theo dõi, sửa sai cho trẻ. c. Luyện phát âm qua xem tranh ảnh, vật thật đồ chơi, qua xem phim video. Trẻ em có tư duy trực quan hình ảnh nên luyện phát âm cho trẻ qua xem vật thật, tranh ảnh, đồ chơi, qua xem phim video được trẻ rất hứng thú. Thông qua các hoạt động của trẻ như: hoạt động có chủ đích, hoạt động vui chơi tôi sử dụng các đồ dùng trực quan, các đoạn phim. Yêu cầu trẻ quan sát , gọi tên, miêu tả về sự vật qua đó luyện phát âm cho trẻ. Ví dụ: Dạy trẻ tên các loại hoa.Tôi cho trẻ xem video vườn hoa, có nhiều loại hoa. Từ đó dạy trẻ phát âm: Hoa đào, hoa cúc, hoa mai, hoa lay ơn... Các bộ phận của hoa: đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa; Bông hoa, nụ hoa, lá hoa, cành hoa...Màu hoa: đỏ, vàng, cam, tím, trắng. Để tổ chức cho trẻ xem tivi có hiệu quả và góp phần phát triển lời nói tôi đã: Lựa chọn những chương trình phù hợp với sở thích, khả năng của trẻ. và đáp ứng mục tiêu cần đạt ở trẻ do cô giáo đặt ra. Khi trẻ xem tivi, cô giáo hướng dẫn cho trẻ cách xem tivi: Chú ý quan sát các chi tiết trọng tâm, theo dõi, bộc lộcảm xúc trước các sự kiện diễn ra trên tivi, không nói chuyện, xô đẩy bạn… Sau khi trẻ xem xong, cô giáo tổchức trò chuyện, đàm thoại với trẻ về các nội dung trẻ đã được xem. Giáo dục trẻ nếp sống văn hoá trong quá trình xem tivi. Với biện pháp này, trẻ rất hứng thú. Trẻ không chỉ có thêm kiến thức về các sự vật, hiện tượng được xem mà vốn từ của trẻ còn tăng lên nhanh chóng, hành vi văn minh khi giao tiếp cũng được củng cố. d. Luyện phát âm qua đọc thơ, ca dao, đồng dao, đọc câu nói có vần Khi dạy trẻ phát âm, tôi sử dụng các bài thơ, ca dao, đồng dao, truyện kể đọc cho trẻ nghe sau đó cho trẻ đọc thuộc lòng (thơ, ca dao, đồng dao) qua đó rèn phát âm cho trẻ. Dạy trẻ phát âm hình thức này giúp trẻ say mê hào hứng tập luyện vì vừa được học vừa được chơi (đối với ca dao, đồng dao trong các trò chơi dân gian). Trẻ có điều kiện được nghe đọc, nghe đi, nghe lại nhiều lần, đọc đi đọc lại bị nhiều lần.
- Ví dụ: Chơi trò chơi Nu na nu nống trẻ vừa đọc đồng dao, vừa chơi. Nu na nu nống Cái trống nằm trong Con ong nằm ngoài Củ khoai chấm mật Bụt ngồi bụt khóc Con cóc nhảy ra Con gà ú ụ Bà mụ thổi xôi Nhà tôi nấu chè Tay xòe, chân rụt Chẳng cụt mất chân. * Cách chơi: Trẻ ngồi bệt, cùng chiều với nhau, sát cạnh nhau, 2 chân duỗi thẳng , vừa đọc bài đồng dao , vừa lấy tay đập vào từng cẳng chân, mỗi từ trong bài đồng dao được đập nhẹ vào một chân theo thứ tự từ đầu đến cuối rồi lại ngược lại cho đến chữ “ rút” chân ai gặp từ “ rút” thì co chân lại cứ như thế cho đến khi các chân co lại hết thì chơi lại từ đầu * Cô đọc cho trẻ nghe các bài ca dao, đồng dao, câu nói có vần sau đó hướng dẫn trẻ đọc để rèn luyện kỹ năng phát âm đúng, rõ ràng, có nhịp điệu... Lúa nếp là lúa nếp làng Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng. Qua các biện pháp rèn luyện phát âm cho trẻ, tôi thấy trẻ đã phát âm chuẩn hơn các âm khó như: p, n, l, s, x, tr, ch và các âm cuối như ếch ất, úc – út, ân – anh, ênh – ang....Nói ngọng, nói lắp ở trẻ đã giảm đáng kể. Âm thanh khi trẻ phát ra đều hơi, rõ tiếng hơn. 7.2.4. Biện pháp 4 : Phát triển vốn từ cho trẻ qua tiết học và các hoạt động vui chơi. Phát triển vốn từ cho trẻ được thông qua nhiều hoạt động khác nhau trong ngày. Tôi đã sử dụng các biện pháp: a. Qua tiết học “Làm quen, so sánh và phân loại sự vật hiện tượng” Mục đích loại tiết học này là đưa vào ngôn ngữ của trẻ tên gọi của các sự vật và một số hành động nói chung, làm sâu sắc thêm kiến thức về các đặc điểm, tính chất của các sự vật, dạy trẻ biết lựa chọn từ chính xác để nhận xét, so sánh, phân loại, hướng chú ý của trẻ vào sự vật và tích cực hoạt động với chúng, trên cơ sở đó đưa vào những từ cần dạy. Nội dung dạy trên các tiết học cần phải được củng cố trong giờ chơi, trong sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ: Hoạt động : Khám phá về các loại quả (quả xoài) Cô có cầm quả gì đây?( cô vừa hỏi vừa giơ quả xoài lên cho trẻ xem)
- Đúng rồi, quả xoài có đặc điểm gì? ( có màu gì? Hình dạng như thế nào? Vỏ của nó ra sao: sần hay nhẵn…) Chúng mình cùng chú ý nhé? Bây giờ cô sẽ dùng dao bổ đôi quả xoài ra xem bên trong của nó có gì nào? (cô bổ đôi quả xoài ra, cô giơ lên và hỏi trẻ: Cái gì đây?) Quả xoài có mấy hạt? Khi ăn chúng mình phải làm gì? Đúng rồi, khi ăn các con nhớ bỏ vỏ và bỏ hạt vào thùng rác. b. Dạo chơi, tham quan Dạo chơi, tham quan là loại tiết học đặc biệt nhằm phát triển vốn từ cho trẻ. Trong giờ dạo chơi tham quan, trẻ được trực tiếp quan sát các sự vật hiện tượng phong phú của cuộc sống. Mục đích của dạo chơi, tham quan là mở rộng tầm hiểu biết cho trẻ, trên cơ sở đó cung cấp, củng cố một số lượng lớn vốn từ cho trẻ. Để dạo chơi, tham quan có hiệu quả, cô giáo phải chuẩn bị tốt về nội dung cần cho trẻ quan sát, những từ, câu...cần dạy trẻ. Những câu hỏi yêu câu trẻ trả lời, những phương pháp, biện pháp nhằm hướng chú ý của trẻ vào sự vật, hiện tượng cần quan sát và những phương pháp, biện pháp cần tích cực. c. Giờ chơi và các trò chơi. Một trong hình thức quan trọng, có tác dụng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hoá vốn từ cho trẻ là giờ chơi. Thời gian chơi của trẻ chiếm nhiều nhất trong thời gian trẻ ở nhà trẻ cũng như trường mẫu giáo, là thời gian trẻ được thoải mái nhất, tự do nhất, trẻ nói được nhiều nhất. Trẻ có điều kiện sử dụng các loại từ khác nhau, có điều kiện học và sử dụng các từ với nội dung rất khác nhau (Phụ thuộc vào nôi dung chơi của trẻ). Những từ đó, nếu như không thông qua chơi, trong sinh hoạt hàng ngày trẻ rất khó dùng hoặc không dùng được. Vì vậy cô giáo cần phải chuẩn bị, tổ chức tốt giờ chơi nhằm đạt hiệu quả cao Trong giờ chơi, trẻ chơi nhiều loại trò chơi khác nhau. Đối với những trò chơi phản ánh sinh hoạt cô chú ý củng cố vốn từ cho trẻ, sửa những từ trẻ dùng chưa chính xác, bằng những thủ thuật khéo léo, cô đưa thêm từ mới vào dạy trẻ (giới thiệu thêm đồ chơi mới có tên gọi là từ cần dạy: trò chuyện với trẻ, nhận xét một hiện tượng, một hành động nào đó, nhấn mạnh những từ cần cho trẻ làm quen…) Ngoài trò chơi, phản ánh sinh hoạt, trong giờ chơi, có tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ. 7.2.5. Biện pháp 5: Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp qua việc xây dựng mẫu câu và dạy trẻ nói theo mẫu. a. Xây dựng mẫu câu: Vịêc tiếp thu vốn từ ở trẻ khác với việc tiếp thu và sử dụng vốn ngữ pháp. Khi học từ trẻ khác tiếp nhận ở người lớn từng đơn vị cụ thể (trẻ tiếp nhận ở người lớn từng từ). Khi học câu, trẻ không thể học hết được các câu
- cụ thể, riêng lẻ rồi vận dụng vào trong từng trường hợp giao tiếp vì nội dung những câu nói cụ thể là vô tận. Do vậy dạy trẻ nói đúng ngữ pháp là dạy trẻ nói được các mô hình câu các thành phần câu cũng như vị trí của các thành phần, mà phải bằng cách cho trẻ thường xuyên được nghe, được nói theo các mô hình câu chuẩn để từ đó dần dần nắm được cách cấu tạo các loại câu của tiếng mẹ đẻ Mẫu câu mà giáo viên cho trẻ tiếp nhận phải đạt được các yêu cầu: Câu phải có đầy đủ thành phần chính (chủ ngữ, vị ngữ). Từ ngữ trong câu phải chính xác, sắp xếp đúng trật tự từ của câu tiếng việt Nội dung thông báo của câu phải đơn giản, rõ ràng Mẫu câu đưa ra phải tử những mẫu đơn giản đến những mẫu phức tạp ( chú ý đến yêu cầu của từng độ tuổi ) Thí dụ: Mẫu có cấu trúc CV Gà gáy Cờ bay Thí dụ 2: Mẫu có cấu trúc CVB Cháu ăn kem C V B Thí dụ 3: Mẫu câu có cấu trúc C1C2V Bạn Lan, bạn Hà đang hát Mô hình sử dụng: Bạn A bạn B đang hát Muốn giúp trẻ làm quen với các mô hình câu, giáo viên phải thường xuyên cho trẻ tập nói theo mẫu của mô hình. b. Dạy Trẻ tập nói theo mẫu. Để hình thành các mẫu câu, giáo viên đặt các câu hỏi. Mô hình câu hỏi sẽ ứng với mô hình câu cần dạy (câu hỏi của cô là sự định hưỡng về nội dung, định hướng về mẫu câu) Sau khi đặt câu hỏi, cô giáo trả lời mẫu một câu hoặc vài câu rồi giảng giải hướng dẫn trẻ tập nói. Ví dụ: Cô hỏi:Con gì nằm trên bàn? Trẻ trả lời:Con mèo nằm trên bàn. (Câu đơn) Cô hỏi:Con gì nằm trên bàn kêu meo meo? Trẻ trả lời: Con mèo nằm trên bàn kêu meo meo. (Câu phức) Để tạo thành câu ghép, cô giáo cần giảng giải để trẻ hiểu được mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh để trẻ liên kết các sự vật đó trong câu. Điều quan trọng của việc dạy trẻ nói theo mẫu câu là giáo viên cần trình bày lặp đi, lập lại một cách có ý thức những mô hình câu.
- Trẻ nghe nhiều lần sẽ bắt chước, ghi nhớ và khi cần giao tiếp trẻ sẽ vận dụng một cách tự nhiên. Thường xuyên trò chuyện với trẻ trong các sinh hoạt hằng ngày theo các mô hình câu Quan sát – đàm thoại với trẻ theo các chủ đề Cho trẻ em tranh ảnh, mô hình, đồ dùng, đồ chơi rồi gợi ý cho trẻ trả lời theo các kiểu câu c. Sửa lỗi ngữ pháp * Sửa lỗi dùng từ sai Trong quá trình dùng từ để cấu tạo câu, trẻ thường mắc lỗi dùng từ thiếu chính xác, trật tự từ trong câu sắp xếp không đúng với trật tự từ trong câu Tiếng Việt. Để giúp trẻ sửa chữa những lỗi này, cô giáo cần giảng giải lại để trẻ hiểu đúng nghĩa của từ trẻ cần dùng. Phân tích để trẻ hiểu được mối quan hệ giữa các hành động, sự việc, trên cơ sở đó giúp trẻ biết cách xếp thứ tự các từ để diễn đạt nội dung mình muốn thông báo. Giáo viên nói mẫu câu đúng và yêu cầu trẻ nói lại. Ví dụ : Cô hỏi: Ai đưa con đi học? Trẻ trả lời: Mẹ. (Câu thiếu vị ngữ) Cô hỏi lại: Mẹ làm gì? Trẻ trả lời: Mẹ đưa con đi học. (Câu đơn đầy đủthành phần) * Sửa câu nói thiếu thành phần chính (CV) Khi trẻ nói câu thiếu thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ, giáo viên đặt câu hỏi về thành phần thiếu, sau khi trẻ trả lời, giáo viên giúp trẻ nói câu đủ thành phần. Ví dụ: Trẻ nói: Uống nước, Cô hỏi: Ai uống nước? Trẻ trả lời: Cháu uống nước. 7.2.6. Biện pháp 6: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ Phát triển ngôn ngữ mach lạc là nhiệm vụquan trọng nhất trong các nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non. Rèn luyện khảnăng nói mạch lạc cho trẻ tức là giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ giao tiếp một cách hoàn chỉnh, lưu loát. Sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc không tách rời với việc phát triển các nhiệm khác của phát triển lời nói: giáo dục chuẩn mực âm thanh lời nói, làm giàu và tích cực hóa vốn từ, hình thành cấu trúc ngữ pháp. Để dạy trẻ Ngôn ngữ mạch lạc tôi đã sử dụng các biện pháp: a. Dạy trẻ ngôn ngữ đối thoại Ngôn ngữ đối thoại được dạy cho trẻ trong giao tiếp tự do dưới hình thức trò chuyện với trẻ và trên tiết học nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- * Trò chuyện với trẻ Trò chuyện với trẻ là hình thức nói miệng đơn giản nhất được sử dụng để trao đổi thông tin, tình cảm, ý nghĩ...của người lớn (cô giáo) với trẻ và trẻ với người lớn trong sinh hoạt hàng ngày. Nói chuyện với trẻ mang xúc cảm hoàn cảnh lớn. Khi nói chuyện với trẻ, ngoài ngôn ngữ còn sử dụng các phương tiện biểu cảm khác nhau như: cử chỉ, nét mặt, giọng nói..., ngôn ngữ nói chuyện đơn giản, thường là những câu đơn hoặc những câu không trọn vẹn (câu chỉ có chủ ngữ hoặc vị ngữ). Trong giao tiếp tự do, trẻ tham gia vào trò chuyện với cô giáo, với các bạn. Đối với trẻ nhà trẻ và mẫu giáo nhỡ, trò chuyện phải được kết hợp với trực quan, hướng chú ý của trẻ lên đối tượng, sau đó gợi cho trẻ nhớ lại bằng những câu hỏi đơn giản. Ở lứa tuổi này, trò chuyện với trẻ còn dựa trên chính hoạt động của trẻ hàng ngày. Cô tổ chức trò chuyện với cá nhân trẻ là chủ yếu hoặc có thể trò chuyện với một nhóm trẻ. * Đàm thoại Mở đầu tiết đàm thoại, cô hướng chú ý của trẻ vào đề tài đàm thoại. Có nhiều cách: cô có thể dùng câu hỏi, câu đố, đọc thơ, cho trẻ xem tranh, hoặc cô có thể kể một câu chuyện nhỏ, hoặc đọc một bức thư ngắn...Việc hướng sự chú ý của trẻ vào đàm thoại phải thật hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút trẻ, giọng nói của cô phải thật truyền cảm, kích thích trẻ chuẩn bị suy nghĩ và phát biểu tích cực. Phát triển đề tài đàm thoại là phần chính và là phần khó nhất. Trong phần này, cô sử dụng câu hỏi là chính. Câu hỏi phải có hệ thống, lôgíc, phải chính xác, rõ ràng. Câu hỏi phải kích thích được trẻ trình bày sự hiểu biết, suy nghĩ của mình. Không nên đặt quá nhiều câu hỏi vụn vặt nhưng cũng không nên gộp nhiều câu hỏi với nhau. Một câu hỏi có thể hỏi nhiều trẻ. Trong quá trình đàm thoại, cô có thể sử dụng trực quan nhưng chỉ sử dụng khi cần thiết với mục đích minh hoạ, gợi mở cho đàm thoại. Không nên quá lạm dụng việc sử dụng trực quan. Phần kết thúc đàm thoại, cô nhận xét động viên khuyến khích trẻ, nhác nhở những trẻ chưa tích cực trên tiết học
- Trẻ đọc thơ theo nhóm b. Dạy trẻ ngôn ngữ độc thoại trong giao tiếp tự do Dạy trẻ kể lại thông báo của cô: Cô cần sắp xếp nội dung thông báo có trình tự, logic, súc tích... trước khi kể cho trẻ, sau đó trẻ sẽ kể lại cho người khác nghe những điều được nghe cô kể. Đề nghị trẻ kể lại những gì trẻ đã gặp. Đề nghị cha mẹ trẻ lắng nghe con mình kể lại những gì trẻ đã gặp dọc đường, trẻ được học, chơi ở trường. Gợi cho trẻ hứng thú kể lại chuyện. 7.2.7. Biện pháp 7: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc cho trẻ kể lại chuyện và tập đóng kịch. a. Hình thức kể lại chuyện theo tranh Trước khi cho trẻ kể lại chuyện theo tranh tôi cho trẻ làm quen với câu chuyện qua các hoạt động góc, hoạt động chiều. Tôi kể cho trẻ nghe chuyện bằng những quyển truyện tranh to với những hình ảnh của các nhân vật rõ ràng, sống động, đẹp mắt, nội dung câu chuyện rõ ràng, ngắn gọn. Ngoài ra, tôi còn cho trẻ xem băng truyện trước giờ trả trẻ với mục đích giúp trẻ ghi nhớ nội dung truyện, nhớ nhân vật truyện và lời thoại của các nhân vật trong truyện. VD: Câu chuyện “ Chuyện của Dê con” Hình thức tổ chức hoạt động góc Chuẩn bị: Bàn nhỏ, truyện tranh to Tiến hành: Tôi cho trẻ ngồi ở góc văn học, trước khi tổ chức cho trẻ kể lại câu chuyện “ Chuyện của Dê con” tôi kể cho trẻ nghe và cho trẻ xem băng truyện ở hoạt động chiều. Mục đích để trẻ nhớ nội dung và các nhân vật trong truyện. trước khi tiến hành cho trẻ kể lại truyện, tôi đàm thoại với trẻ về các nhân vật và tính cách của các nhân vật trong truyện. Đàm thoại: + Cô vừa kể các con nghe truyện gì? + Trong chuyện có những nhân vật nào? + Dê mẹ bị ốm không đi kiếm ăn được Dê mẹ đã bảo gì Dê con? (Cho trẻ nhắc lại lời của Dê mẹ) + Dê đã gặp ai đầu tiên? + Khi gặp Dê con thấy thế nào? Vì sao? + Hươu con dặn Dê con Chó Sói trông như thế nào? + Dê con có lắng nghe bạn Hươu nói hết không? + Dê con đã nói gì?
- + Dê con gặp con vật gì có đuôi xù lông? + Sóc dặn Dê con Chó sói trông như thế nào? + Dê con trả lời Sóc ra sao? + Lần thứ 3 Dê con đã gặp con vật gì? + Con Sói có bộ lông như thế nào? + Sói cho Dê con cái gì? + Tại sao Sói cho Dê con quà? > Nhắc nhở trẻ khi được người lạ mà không biết đó là ai cho quà bánh cũng không được nhận + Con vật gì đã xuất hiện và cứu Dê con? + Qua việc suýt bị Sói ăn thịt Dê con đã chừa tính vội Sau khi đàm thoại xong, trẻ đã nhớ lại nội dung truyện, tôi tổ chức cho trẻ lên kể lại theo các hình ảnh có trong truyện tranh, dạy trẻ khi kể đến nhân vật nào thì dùng que chỉ vào từng hình ảnh trong truyện sao cho phù hợp với nội dung truyện. Khi trẻ kể xong truyện, tôi cho các bạn trong nhóm nhận xét bạn kể. Kể truyện theo tranh tổ chức ở hoạt động góc thì trẻ được thay nhau kể, trẻ được thoải mái thể hiện giọng kể của mình, sử dụng ngôn ngữ sáng tạo trong khi kể không bị gò bó như ở trong tiết học. Qua hoạt động ở góc văn học, trẻ được đàm thoại, tranh luận trực tiếp với nhau để từ đó ngôn ngữ của trẻ được sử dụng linh hoạt hơn trong cuộc sống. c. Hình thức kể lại truyện theo rối tay Việc sử dụng rối trong tiết học gây được sự chú ý, tò mò của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận với nghệ thuật múa rối. Ngoài ra, việc sử dụng rối tay khi cho trẻ kể lại truyện không chỉ phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua việc kể chuyện mà còn giúp trẻ biết thể hiện các cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp để tăng tính linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả trong giao tiếp. VD: Với câu chuyện “ Sự tích Hoa mào gà”, tôi sử dụng mô hình sân khấu là một khu vườn, có hoa, cỏ, cây....nhân vật trong truyện được cách điệu đầu chú gà mái mơ, tôi dùng vải để khâu, dùng len móc thành chiếc váy cho chú gà thêm ngộ nghĩnh. Khi dạy trẻ kể chuyện bằng rối, trước tiên tôi cũng cung cấp nội dung câu chuyện cho trẻ nghe vào hoạt động chiều, hoạt động góc. Bên cạnh việc cung cấp nội dung truyện cho trẻ, tôi còn hướng dẫn trẻ cách sử dung rối tay, tôi dạy trẻ dùng cánh tay lồng vào con rối, điều khiển con rối bằng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa) sao cho những cử chỉ phù hợp với lời thoại trong truyện. Thời gian đầu khi mới làm quen với rối tay, trẻ rất lóng ngóng, khó thực hiện được các động tác theo ý muốn. Để khắc phục được điều này, tôi đã làm thật nhiều những con rối tay đặt ở góc văn học, sắp xếp sao cho trẻ thấy dễ dàng. Khi hoạt động ở góc văn học, trẻ thoải mái sử dụng rối tay. Ban đầu, trẻ sử dụng rối tay theo ý thích của mình, có khi là dùng rối tay để nói chuyện với bạn, từ đó việc sử dụng rối tay với trẻ trở nên dễ dàng hơn, dần dần, tôi yêu cầu trẻ sử dụng rối tay vào từng câu chuyện.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 191 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 107 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 99 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 161 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 59 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 104 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 113 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 98 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 93 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 132 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 102 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn