intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 24-36 tháng tại trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

52
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 24-36 tháng tại trường mầm non" nhằm giúp trẻ tự tin và phát triển khả năng của bảo thân; tạo tâm thế vui vẻ thoải mái cho trẻ khi đến lớp; trẻ cảm nhận được sự yêu thương quan tâm chăm sóc của cô giáo giành cho mình như mẹ hiền.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 24-36 tháng tại trường mầm non

  1. 1 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài. Bác Hồ đã nói “ trẻ em là tương lai của đất nước ”. Một đứa trẻ hạnh phúc tạo nên một gia đình hạnh phúc, một xã hội hạnh phúc, một đất nước hạnh phúc. Trường học hạnh phúc là nơi mà cả thầy cô, phụ huynh và học sinh đều cảm thấy hạnh phúc. Đó là nơi mà các thầy cô tìm được niềm đam mê, nhiệt huyết giảng dạy của mình. Họ tích cực đưa ra các phương pháp dạy học chủ động, sáng tạo, luôn hỗ trợ, giúp đỡ học trò của mình trong quá trình học tập, thiết lập được mối quan hệ thân thiết, gắn bó và chia sẻ với học sinh. Vậy với trẻ hạnh phúc là gì? - Là nơi trẻ vui vẻ, tự tin, năng động, hứng thú mỗi khi đến lớp. - Là nơi trẻ được là “trung tâm”, trẻ được yêu thương, hạnh phúc: - Trẻ có tâm lý tích cực, dễ dàng tiếp thu kiến thức; hợp tác với cô giáo và các bạn - Trẻ hoà đồng, yêu thương bạn bè giúp giảm các xung đột và rủi ro - Trẻ tự do sáng tạo, bộc lộ suy nghĩ, tính cách của bản thân. Hạnh phúc là khi được làm điều mình yêu thích, là có thể thỏa sức sáng tạo và thực hiện đam mê của mình. Hạnh phúc là trạng thái cảm xúc hân hoan, thỏa mãn nhu cầu về đời sống vật chất và sự vừa lòng của cả đời sống tinh thần. Hạnh phúc có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi chúng ta và đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Trẻ được hạnh phúc trong môi trường gia đình và trẻ cũng cần được hạnh phúc trong môi trường xã hội và môi trường xã hội của trẻ chính là trường học, lớp học. Lớp học hạnh phúc là nơi chữa đầy tình yêu thương và tôn trọng. Lớp học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến lớp. Lớp học hạnh phúc là nơi khiến trẻ có cảm giác muốn đến “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động. Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, trẻ được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được thông qua các trò chơi và những trải nghiệm. 1. Cơ sở lý luận: Trường học hạnh phúc là nơi học sinh cảm thấy có hứng thú với những giờ học, không có áp lực, căng thẳng, mệt mỏi, được thỏa sức vui đùa, hòa đồng với bạn bè. Đối với phụ huynh, một trường học hạnh phúc là nơi họ muốn gửi gắm
  2. 2 con em mình, để cho chúng được phát triển tốt nhất, nơi họ có thể tin tưởng giao phó tương lai của con em mình. Xây dựng một trường học hạnh phúc sẽ giúp các em học sinh có một môi trường học tập tốt nhất. Các em sẽ cảm thấy vui vẻ và hứng thú với việc đến trường hằng ngày, với những môn học, những bài giảng. Niềm đam mê vào tạo hứng thú trong học tập rất quan trọng đến kết quả học tập của học sinh. Nó giúp các em có thêm động lực, sự chủ động và tích cực, và không ngừng sáng tạo ra những giá trị mới, tiếp thu được những bài học mới. Đồng thời, việc học sinh có hứng thú với môn học sẽ giúp thầy cô có thêm động lực giảng dạy và sáng tạ những phương pháp dạy học mới để các em hứng thú với môn học hơn nữa. Một môi trường học tập chỉ có thể có hạnh phúc nếu các mối quan hệ được xây dựng và thực thi dựa trên yêu thương. Yêu thương bắt đầu từ sự thấu hiểu, chia sẻ với người khác mà không phải là sự ích kỉ, đơn phương thực hiện. Yêu thương cũng là một giá trị truyền thống của dân tộc ta, và với trách nhiệm là một giáo viên tôi cần nối tiếp chuyền thống yêu thương đó, trao cho các con của mình những tình cảm yêu thương trân thành nhất. b. Cơ sở thực tiễn Trẻ nhà trẻ là lứa tuổi nhỏ nhất của cấp học mầm non, thực tế tại lớp tôi một số trẻ hay quấy khóc khi đến lớp, tâm lý chưa thoải mái, sợ sệt, một số trẻ không hòa đồng với bạn bè, thường sảy ra sung đột, một số trẻ thì sống khép kín không cởi mở nói chuyện cùng cô với các bạn khi đến lớp D1. Các hoạt động của cô ở trên lớp trẻ không có hứng thú: Mất tập trung ủ rũ, mệt mỏi... ,Trẻ em có thoải mái vui vẻ khi ở lớp trẻ mới có thể tiếp thu được tốt các kiến thức cô giáo dạy trẻ ở trường, trẻ mới được phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, chất lượng giáo dục mới được nâng cao. Hiểu được tầm quan trọng, những lợi ích giáo dục việc xây dựng lớp học hạnh phúc mang lại, với vai trò là giáo viên giảng dạy lớp D1 tôi nhận thấy mình cần phải thay đổi phương pháp khi dạy trẻ và khi đón trẻ, thay vào đó là những cử chỉ ân cần những cái vuốt ve nhẹ nhàng, những cái ôm tình cảm và những lời nói yêu thương, để trẻ luôn có cảm giác ấm áp vui vẻ thân thiện, để trẻ luôn thấy rằng “A đây là ngôi nhà thứ 2 của mình” và “ cô giáo đúng nghĩa là mẹ hiền” . Đó là lý do tôi băn khoăn khiến tôi nghiên cứu đề tài: “ Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 24-36 tháng tại trường mầm non.” Nơi tôi đang công tác. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
  3. 3 - Với vai trò là một người giáo viên dạy trẻ 24 - 36 tháng, tôi thấy mình có một trách nhiệm rất quan trọng đối việc xây dựng một môi trường của trẻ nhỏ cần có đầy tình yêu thương chan hòa và hạnh phúc. - Từ đó có thể giúp trẻ tự tin và phát triển khả năng của bảo thân - Tạo tâm thế vui vẻ thoải mái cho trẻ khi đến lớp. - Trẻ cảm nhận được sự yêu thương quan tâm chăm sóc của cô giáo giành cho mình như mẹ hiền. - Môi trường lớp học giúp trẻ phát huy hết khả năng sáng tạo, từ đó não bộ, tư duy phát triển. 3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài - Tìm hiểu thực trạng về việc xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non nơi tôi đang công tác. 4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non. * Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non. * Khách thể nghiên cứu: - Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ. - Một số hồ sơ sổ sách tài liệu liên quan - Về giáo viên: 2 cô/ lớp - Về trẻ: 20 trẻ lớp nhà trẻ 24-36 tháng. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát sư phạm - Phương pháp dùng lời - Phương pháp trải nghiệm thực hành, khảo sát. 6.Thời gian và phạm vi thực hiện đề tài. * phạm vi nghiên cứu: - Đề tài được thực hiện áp dụng tại lớp nhà trẻ D5 trường mầm non Tản Hồng huyện Ba Vì - Thành phố Hà Nội. Với số trẻ là 20 cháu. * Thời gian nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu ( Từ tháng 09/2022– 05/2023)
  4. 4 PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trong thực tế việc xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non theo phương pháp hiện hành cũng đã mang lại hiệu quả tới việc phát triển toàn diện cho trẻ xong chất lượng đạt chưa cao. Cụ thể lớp nhà trẻ D5 24- 36 tháng tôi trực tiếp giảng dạy, ngày đầu tôi nhận thấy trẻ đi học còn quấy khóc nhút nhát tâm lý bị ép buộc đến lớp, vốn hiểu biết về kiến thức về lớp học hạnh phúc đối với phụ huynh và một số giáo viên còn chưa hiểu còn hạn chế… Với thực tế như vậy để khác phục những tồn tại đó nên tôi đi sâu vào nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp và qua tài liệu của ngành, báo mạng...để tìm ra những biện pháp về việc xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng ở lớp tôi để trẻ có thể được phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần... 1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 24-36 tháng tại trường mầm non” tôi thấy có một số thuận lợi, khó khăn như sau: 1.1 Về thuận lợi. + Về cơ sở vật chất: - Trường học khang trang, có môi trường rộng, sáng, xanh – sạch đẹp. - Lớp học rộng rãi có đầy đủ các phòng: Phòng học, phòng ngủ, phòng vệ sinh riêng… - Nhà trường xây dựng khu bếp ăn bán trú đạt chuẩn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với đủ các đồ dùng như tủ bát, tủ sấy, tủ cơm… - Nhà trường có phòng y tế với đầy đủ trang thiết bị cần thiết theo yêu cầu để phục vụ cho cô và trẻ. - Nhà trường có sân chơi rộng rãi thoáng mát, có khu chải nghiệm để cho trẻ hoạt động vui chơi. - Nhà trường được xây dựng gần với sân vận động xã rất thuận lợi cho các bé được vận động vui chơi giao lưu với các lớp… + Đối với giáo viên: - Giáo viên có đủ 2 cô/lớp. Bản thân đã được đào tạo trình độ đại học, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, luôn yêu nghề mến trẻ, luôn có tinh thần học hỏi, tìm tòi các phương pháp, hình thức đổi mới vào các hoạt động nhằm thu hút trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động
  5. 5 - Bản thân thường được nhà trường cử đi tiếp thu chuyên đề và được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn về “trang trí môi trường lớp hạnh phúc lớp học lấy trẻ làm trung tâm và chuyên đề phát triển ngôn ngữ” do phòng Giáo Dục & Đào Tạo huyện Ba Vì tổ chức, nên đã rút ra được một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng môi trường lớp học cũng như trong tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. + Đối với trẻ: - Lớp tôi phụ trách có 20 trẻ các cháu đều khỏe mạnh, ngoan ngoãn, nhanh nhẹn + Đối với phụ huynh: - Đa số phụ huynh quan tâm đến con em mình, đưa đón trẻ đúng giờ và chuyên cần, phối hợp thường xuyên với giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ . * Về khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi thì có không ít những khó khăn: 1.2. Khó khăn: + Đối với giáo viên: - Khả năng thiết kế môi trường chưa phong phú đa dạng, chưa có nhiều hình thức thu hút trẻ, dẫn đến việc tổ chức hoạt động lớp học hạnh phúc cho trẻ chưa gây được hứng thú. Giáo viên còn nói nhiều, không phát huy được tính tích cực của trẻ khi tham gia họat động, hình thức tổ chức còn chưa có khoa học và lựa chọn phương pháp dạy trẻ dễ gây sự nhàm chán. - Các hình thức và phương pháp cũ của giáo viên áp dụng còn chưa hiệu quả. + Đối với trẻ: - Trẻ nhà trẻ là lứa tuổi bé nhất trong cấp học mầm non. - Nhiều trẻ quá nhút nhát, ngại ngùng chưa giám thể hiện và hợp tác cùng cô qua các hoạt động trong ngày. Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp, tôi nhận thấy thời gian đầu khi trẻ đến lớp luôn có tâm thế bị ép buộc, trẻ không cảm thấy tự tin, vui vẻ và thích thú khi đến lớp. + Đối với phụ huynh: - Thấy lo lắng, băn khoăn khi con không thấy vui vẻ khi đến lớp. - Còn ngần ngại chưa tin tưởng cô giáo. - Chưa nhiệt tình quan tâm trao đổi với cô về tình hình của con ở trên lớp. + Cơ sở vật chất:
  6. 6 - Một số đồ dùng phục vụ hoạt động giáo dục còn hạn chế, nên việc học tập và khả năng tiếp thu của trẻ chưa thực sự được phát huy. 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài: - Qua khảo sát các yếu tố trên, đặc biệt là về trẻ tôi nhận thấy trẻ còn gặp khó khăn trong các nội dung sau: Tôi đã tiến hành điều tra 20 trẻ trước khi thực hiện đề tài với các tiêu chí như sau: + Trẻ chưa vui vẻ tự giác chào cô, bố mẹ và đi vào lớp + Trẻ chưa thực sự vô tư thể hiện nhiều cảm xúc, bộc lộ suy nghĩ, tính cách của bản thân. + Trẻ ít hòa đồng, yêu thương bạn bè, cô giáo. + Trẻ hầu như ít hứng thú khi tham gia vào các hoạt động. Chính vì vậy tôi đã khảo sát 20 trẻ lớp tôi với những nội dung trên: Minh chứng 1: Bảng khảo sát tình hình lớp trước khi áp dụng đề tài. Kết quả khảo sát trên tôi thấy kết quả hứng thú, tích cực của trẻ là quá thấp. Vì vậy tôi đã nghiên cứu lựa chọn và đưa ra một số biện pháp thực hiện như sau: 4. Những biện pháp thực hiện: 4.1. Biện pháp 1: Tự học, nghiên cứu nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân. Là một giáo viên được phân công chủ nhiệm lớp nhà trẻ D1, tôi luôn luôn xác định cho mình phải luôn trau rồi kiến thức, kĩ năng sư phạm để chăm sóc, giáo dục trẻ được tốt. Nhận thức được việc tự học tập nghiên cứu nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân là một việc vô cùng quan trọng vì thế tôi rất chú trọng vào việc nghiên cứu tài liệu, chương trình chăm sóc giáo dục trẻ dưới mọi hình thức, nắm bắt kịp thời chỉ đạo của cấp trên để nắm được những thay đổi tích cực trong chương trình giáo dục mầm non. Tôi luôn tự đặt ra câu hỏi “ Lớp học hạnh phúc là gì? Làm thế nào để xây dựng 1 lớp học hạnh phúc?” Bởi vậy nên tôi luôn cố gắng tìm tòi và hiểu một cách đơn giản“ Lớp học hạnh phúc” là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác “ Muốn đến” khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những dung cảm. Lớp học hạnh phúc không áp đặt phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê các môn được biến hóa thành bài học thú vị qua những trò chơi trải nghiệm. Ví dụ: Tôi đã xây dựng lên một kế hoạch làm sao để tạo nên một môi trường để trẻ thích đến ở đó trẻ được trải nghiệm như: Trẻ được tham gia các hoạt động như làm buffet, làm bánh trưng, tham gia các buổi sinh nhật…trẻ sẽ rất thích thú. Lợi thế hơn cả là nhà trường luôn tạo điều kiện cho tôi được đi tiếp
  7. 7 thu dự và triển khai các chuyên đề về tại trường mình, bản thân làm tổ trưởng khối nhà trẻ tôi luôn luôn cố gắng tìm tòi học hỏi các trường bạn học thêm được những cái hay cái đẹp để về áp dụng vào trường và lớp học của mình, ngoài ra tôi luôn cùng học hỏi và trao đổi với đồng nghiệp của mình, tham gia thao giảng về chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, môi trường lớp học hạnh phúc…cũng như tham gia các chuyên đề hoạt động phát triển ngôn ngữ trong trường, trong huyện. (Minh chứng 2: Cô triển khai chuyên đề và dạy thao giảng) Tôi luôn bố trí thời gian, thu xếp công việc hợp lý để tham gia đầy đủ, theo yêu cầu và sự phân công của nhà trường. Đặc biệt năm gần đây trẻ nhà trẻ đã được thực hiện đánh giá theo các mục tiêu cụ thể, năm đầu triển khai thực hiện giáo dục trên phần mềm cập nhật kịp thời. với các mục tiêu đòi hỏi người giáo viên dạy khối nhà trẻ cần phải nghiên cứu, học hỏi như thế nào để đưa các mục tiêu vào hoạt động học cho trẻ một cách hợp lý, phù hợp khả năng nhận thức của trẻ mà còn giúp trẻ hứng thú, thích tham gia hoạt động học cùng cô, phát triển toàn diện cho trẻ. Tôi cũng dành thời gian để đọc thêm sách báo, xem truyền hình chương trình góc sáng tạo về Giáo Dục Mầm Non để hiểu biết thêm về xây dựng môi trường lớp học, cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục. Tìm kiếm thêm trên mạng Internet các chương trình Giáo Dục Mầm Non để học tập kinh nghiệm, chọn lọc có thể áp dụng cho lớp học của mình. Chính vì vậy bản thân tôi luôn nắm vững các kiến thức chuyên môn cũng như nắm bắt kịp thời những đổi mới của ngành. Với biện pháp tự học trên, nên năm học 2020-2021 tôi đã đạt các giải cao trong các kỳ thi, thao giảng của trường. 4.2 Biện pháp 2: Tạo tiếng cười vui vẻ, không khí thoải mái cho trẻ ngay khi trẻ đến lớp. Như chúng ta đã biết sự thân thiện cởi mở ngay khi chúng ta mới gặp là nụ cười và lời chào hỏi nó gắn kết chúng ta được xích lại gần nhau. Đối với bất kỳ cương vị nào, là ai làm gì thì nhu cầu đó cũng là cần thiết đặc biệt là đối với trẻ nhỏ lại là lứa tuổi nhà trẻ thì càng cần phải quan tâm trú trọng hơn vì vậy với nội dung của phương pháp này tôi đưa ra hình thức chào hỏi khác thay cho mỗi lần cứ đến lớp chúng ta thường dạy trẻ khoanh tay chào cô, chào bố mẹ hoặc bố mẹ bảo con khoanh tay chào cô thì giờ đây tôi thay đổi cách chào hỏi, chính là cô và trẻ sẽ cùng có màn chào hỏi với nhau vô cùng thú vị và thoải mái. Bởi tâm lý của trẻ đã không muốn đến lớp, một số trẻ được phụ huynh bế lên lớp con vừa khóc bố mẹ muốn con có sự lễ phép chào cô cố ép con chào cô thế nhưng tâm lý con còn đang không muốn đi lớp nên việc chào hỏi cô lúc này cũng khó khăn vì
  8. 8 vậy nên tôi đã thay đổi bằng cách chuẩn bị 1 menu dán sẵn trước cửa lớp: là 1 hình trái tim, hình bàn tay, hình nốt nhạc, hình cụng tay. Với sự tò mò và khả năng thích quan sát bằng hình ảnh của các con tôi dần giúp trẻ hiểu ý nghĩa của những hình ảnh đó thay lời muốn nói với cô là gì? Phương pháp đó là: với menu cô dán sẵn trẻ sẽ được thoải mái chọn hình thức chào hỏi cùng cô theo ý thích của mình. Ví dụ: các hình menu : *Với hình ảnh bàn tay - Tùy từng lựa chọn của trẻ, cô giáo sẽ đập tay, cụng tay hay bắt tay với trẻ và quan trọng hơn nữa là cô phải nở một nụ cười thật yêu thương với trẻ nhé. (Hình ảnh3 : Cô và trẻ cùng đập chạm tay cô với trẻ khi đón trẻ vào lớp) Lúc đó trẻ sẽ không còn cảm giác nặng nề rằng đó là cô giáo mà trẻ sẽ cảm nhận được không khí thoải mái giống như là với những người bạn thân thiết với nhau. *Với hình ảnh trái tim yêu thương Cô nhẹ nhàng ôm trẻ vào lòng và thì thầm “ Chào mừng con đến lớp học nhé” Chỉ cần một cái ôm nhẹ nhàng và một lời thì thầm yêu thương như vậy trẻ sẽ thấy mình hạnh phúc cả ngày đấy ạ. Trẻ sẽ cảm nhận được hơi ấm của cô như chính của mẹ hiền Và theo tôi thì “Nụ cười tạo nên cảm xúc” vì vậy mà khi trẻ đến lớp cô giáo hãy luôn trao cho trẻ những nụ cười thật tươi để đứa trẻ cảm nhận được sự ấm áp tin tưởng yêu thương mà cô sẽ đem lại cho trẻ khi ở lớp. *Với hình những nốt nhạc - Cô và trẻ có thể cùng nhau thể hiện những cảm xúc yêu thương cùng với những vũ điệu của cơ thể như lắc lư, nhún nhẩy....tùy theo cảm hứng của trẻ mà các cô sẽ hưởng ứng theo. Và đừng quên trao cho trẻ một nụ cười yêu thương . (Minh chứng 4: Một số hình ảnh trẻ thể hiện cách chào hỏi cô khi vào lớp) Hạnh phúc không phải là cái gì đó to tát cả, không phải là những món quà tặng trẻ, chỉ đơn giản những cái ôm ấm áp, những nụ cười yêu thương, những cử chỉ thân mật. Trẻ sẽ thấy vô cùng hạnh phúc khi đến lớp. Kết quả: Với phương pháp tôi đưa ra để áp dụng trên lớp của mình tôi nhận thấy trẻ vô cùng thích thú với màn chào hỏi, trên môi lúc nào cũng nở nụ cười tươi và đó là “nụ cười của hạnh phúc”.Tôi rất vui khi mẹ cháu Long Hải nói với cô “Con rất thích đến lớp cô ạ sáng ngủ dậy con hay giục mẹ đưa đến lớp con nói hôm nay con sẽ ôm cô Niềm và nói với cô là con rất yêu cô”. Còn mẹ của bé Khánh Linh và nhiều phụ huynh khác thì nói với tôi “Em vui lắm chị
  9. 9 ạ dạo này con rất hay ôm bố mẹ và nói những lời nói yêu bố mẹ, cảm ơn các cô nhiều lắm ạ”. Thấy được biện pháp của mình thực hiện có kết quả đem lại tiếng cười, hạnh phúc cho trẻ, bản thân tôi cũng hạnh phúc vô vàn. Tôi sẽ duy phát huy và duy trì áp dụng biện pháp để trái tim chạm đến trái tim. 4.3. Biện pháp 3: “Tạo động lực và truyền cảm hứng cho trẻ thông qua các hoạt động”. Ở lứa tuổi mầm non, nhất là lứa tuổi nhà trẻ, trẻ thường rất tò mò, ham hiểu biết nên tôi luôn lưu tâm xây dựng nhiều hoạt động hướng tới nhu cầu của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. Trong các hoạt động phải tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, tương tác, giao lưu với bạn, với cô. Đặc biệt là các hoạt động phải linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, để đa số trẻ có thể tham gia và thực hiện; Qua đó giúp trẻ tự tin, hào hứng trong mọi hoạt động với cô và các bạn. Ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch đưa ra mục tiêu nội dung giáo dục phù hợp với lứa tuổi và với trẻ của lớp tôi, tôi đảm bảo dạy đúng, dạy đủ chương trình theo quy định kế hoạch đưa ra. Tôi thực hiện từng bước, đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy, xây dựng có hiệu quả các hoạt động đổi mới giáo dục, tiếp cận những phương pháp mới. Đa dạng các hình thức dạy học, sáng tạo. Bản thân là khối trưởng tổ nhà trẻ được nhà trường cử đi tiếp nhu nhiều chuyên đề tôi cũng chọn các hình thức phù hợp với khả năng của trẻ và áp dụng vào lớp học của mình. Tôi áp dụng chuyên đề lớp học hạnh phúc. Ví dụ: Giờ trò chuyện sáng cô nở nụ cười thân thiện chào trẻ bằng những cách thả tim quan tâm hỏi trẻ sáng nay ai đưa con đi lớp? Bố mẹ con cho con ăn gì buổi sáng? Giáo dục các con ăn bữa sáng rất quan trọng và tốt cho sức khỏe vì là năng lượng cho các con hoạt động tiếp đó cô gửi đến các con thông điệp buổi sáng về cảm xúc vui- buồn qua những trò chơi vui hoặc câu chuyện buồn mà cô tổ chức. Để trẻ nhận biết được cảm xúc vui - buồn. (Minh chứng 5: Cô cùng trẻ trò chuyện buổi sáng, gửi trẻ thông điệp sáng) Qua quá trình áp dụng tôi thấy có những hiệu quả mang lại rõ rệt như: Khi đến với cảm xúc buồn. Ví dụ như khi nghe tôi kể câu chuyện” chiếc xe ô tô của bạn Bi”… Bạn Long Hải đã òa khóc vì đồng cảm với bạn Bi. Khi cô hỏi vì sao con khóc? Trẻ đã nói lên được suy nghĩ của mình là vì bạn thấy buồn vì đó là món quà bạn Bi yêu thích nhất được mẹ tặng. Ví dụ: Câu chuyện thứ 2 câu chuyện “Thỏ con không vâng lời” Khi cô giáo giục hỏi trẻ: “ Qua câu chuyện Thỏ con không vâng lời các con thấy bạn thỏ đã ngoan chưa? Vì sao?” Lúc đó bạn Phùng Dương Nam Hải vừa
  10. 10 trả lời cô vừa lau nước mắt.. tôi cảm nhận đựơc các con đã có những cảm xúc của mình. Mỗi con người chúng ta ai cũng đều có những cảm xúc riêng, tuy nhiên ở thời đại hưởng đầy và đủ các con thường được chiều chuộng muốn gì được nấy nên các con được cưng chiều vì vậy nên 1 số bạn sẽ quen được thụ hưởng chỉ biết đòi hỏi và được nhận mà không biết chia sẻ cũng như không biết cảm xúc của người khác vậy nên ngay từ lứa tuổi nhà trẻ chúng ta nên giáo dục các con và với chuyên đề này tôi thấy mang lại hiệu quả cao khi áp dụng để nhận biết được cảm xúc của trẻ. Trẻ em hôm nay- thế giới ngày mai vì một thế giới phát triển chúng ta không nên quá bao bọc trẻ mà trẻ cần được khám phá học hỏi cô có phương pháp để trẻ được phát triển năng lực của mình trẻ học mà chơi, chơi mà học đối với giờ học như giờ hoạt động tạo hình trước kia các cô thường chọn đề tài dễ như “ tô mầu ... vừa nhanh vừa sẵn các nguyên vật liệu như bút chì, bút màu mà trẻ đã được thực hành hàng ngày, gây tâm lý nhàm chán cho trẻ vì vậy ngay từ đầu năm học khi lập kế hoạch họat động tôi luôn tìm tòi, vận dụng những đề tài đổi mới, sáng tạo, lựa chọn các nguyên vật liệu gần gũi, sẵn có như: Sỏi, lá , que, đá, hạt đậu, hạt ngô....để trẻ thỏa sức sáng tạo, có bạn dùng sỏi để xếp tạo thành ngôi nhà, có bạn dùng nắp trai, hạt ngô để xếp thành ông mặt trời, hạt đậu xếp thành cánh hoa dùng ống hút hay những cành cây khô làm cành hoa, hay có bạn dùng những chiếc lá tạo những con rất ngộ nghĩnh như con trâu hay đôi khi chỉ là in mầu từ đôi bàn tay để tạo hình cánh bướm… (Minh chứng 6: Trẻ tạo hình từ nguyên vật liệu ) Lồng ghép những trò chơi trải nghiệm thú vị. Trên thực tế tôi thấy trẻ rất thích chơi trò chơi vì vậy tôi áp dụng phương pháp “học qua chơi” lồng ghép các trò chơi vào trong các hoạt động, phát huy tính chủ động sáng tạo của cá nhân từng trẻ, tôi không quá chú trọng đến kết quả mà chủ yếu tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, thể hiện ở sự vui tươi nhí nhảnh của trẻ thơ. Vì vậy trẻ sẽ không cảm thấy mình bị áp lực, và hạnh phúc thực sự là ở những “nụ cười”. (Minh chứng 7: Cô cùng trẻ chơi trò chơi) Hoạt động chơi góc Ở hoạt động chơi góc trẻ được tham gia chơi những vai giàu cảm xúc như vai mẹ, bế em, bác sĩ, cô giáo,…trẻ được trải nghiệm những cảm xúc phong phú. Để trẻ thực sự vui sướng và hạnh phúc khi chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề thì theo tôi vai trò của giáo viên vô cùng quan trọng, Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể mà giáo viên nhập vai và xử lý tình huống cho trẻ ,lựa chọn cách tác động phù hợp trên cơ sở tôn trọng tuyệt đối không thô bạo, không bắt trẻ chơi theo ý
  11. 11 tưởng của mình, mà để trẻ được tự do lựa chọn góc chơi, vai chơi, bạn chơi.... như vậy trẻ mới thực sự cảm thấy vui và hạnh phúc. Với hoạt động ăn-ngủ Ở bất kì một hoạt động nào thì vai trò của giáo viên cũng vô cùng quan trọng. Với giờ ăn - ngủ, có những trẻ rất sợ giờ ăn ở trên lớp, giờ ngủ vẫn còn 1 số bạn khó ngủ hay thậm chí không ngủ. Nhận thấy đây là một vấn đề rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến thể lực sự phát triển trí tuệ của trẻ, nên tôi đã chủ động thay đổi phương pháp gây hưng thú tạo không khí vui vẻ trong giờ ăn, trò chuyện với trẻ về ý nghĩa của việc ăn hết xuất, giúp cơ thể phát triển toàn diện. Tôi động viên khuyến khích khen ngợi trẻ. Các bữa ăn cho trẻ ở trường tôi luôn tạo không gian thoáng mát, hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn cho trẻ để trẻ ăn ngon miệng. Tôi thường khuyến khích trẻ bằng cách Ví dụ: Bữa nào trẻ ăn được thì tôi sẽ gắn một bông hoa lên bảng bé chăm ngoan đúng với khuôn mặt của trẻ, bữa nào trẻ khó ăn, không tập trung ăn thì sẽ không gắn hoa cho trẻ. Đến cuối tuần nêu gương bé ngoan và khen ngợi trẻ về tiêu chí bé ngoan và tặng cho trẻ một món quà nho nhỏ. Nhưng nếu ít hoa bé ngoan thì cũng không nên trách mắng, mà tôi khuyến khích:“Cô biết là còn sẽ làm tốt hơn vào tuần sau”…Và sau tôi thường quan tâm chú ý động viên cháu tôi nhận thấy trẻ cũng giống như người lớn có mục tiêu và sự phấn đấu và hiệu quả hơn là có sự quan tâm động viên khích lệ từ cô nên trẻ đã cải thiện một cách chông thấy. Trong giờ ngủ đặc biệt tôi hay kể cho trẻ nghe 1 câu chuyện , hay “hát ru”cho trẻ từ đó trẻ cảm nhận được sự ấm áp thân thiện cô đem đến cho trẻ như “Mẹ hiền”. Hạnh phúc không phải là gì to tát cả, hạnh phúc chỉ đơn giản là cô cho trẻ cảm nhận được sự gần gũi, yêu thương. Thông qua hoạt động tập thể - Trường mầm non nơi tôi công tác là ngôi trường thân thiện khang trang, thường xuyên tổ chức các buổi sự kiện dạo chơi ngoài trời trẻ được trải nghiệm khám phá các nét văn hóa, dân gian, ẩm thực từ lễ hội “ chợ quê” Tổ chức các sự kiện chương trình văn nghệ mừng xuân, 20/11, ngày vui tết trung thu, ngày quốc tế thiếu nhi, những bữa tiệc sinh nhật, làm bupfe...khi đó đứa trẻ sẽ cảm nhận được không khí náo nhiệt, vui vẻ khi ở trường, lớp có thêm tự tin, mạnh dạn hứng thú vui vẻ khi đến trường đến lớp . (Minh chứng 8: Trẻ tham gia “bé vui đón tết trung thu, tổ chức sinh nhật, làm buffet…)
  12. 12 Gần đây nhất tất cả toàn bộ giáo viên, nhân viên trong trường và các con đều hưởng ứng tuần lễ áo dài, tôi vận động tuyên truyền tới phụ huynh mặc cho cac con các trang phục áo dài trong ngày lễ, giúp trẻ bước đầu cảm nhận nét đẹp văn hóa của chiếc áo dài truyền thống, các con lớp tôi rất thích thú cả ngày đều vui cười hớn hở để khoe áo dài và nói với cô “ Cô chụp ảnh cho con”, thấy các con vui cười tôi biết các con đang hạnh phúc. (Minh chứng 9: Cô cùng trẻ hưởng ứng tuần lễ hội áo dài) Kết quả: Trẻ vui vẻ, hào hứng, thích thú khi đến lớp, coi trường học, lớp học như là ngôi nhà thứ 2 của minh và ở nơi đó cô giáo là mẹ hiền. Tôi cho rằng việc xây dựng lớp học hạnh phúc có tác dụng 2 chiều với cả cô và trẻ. “Khi trẻ đến lớp phấn khởi, vui vẻ thì các giáo viên cũng sẽ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc lây. Tôi cảm thấy có động lực, hứng thú hơn với công việc hằng ngày và như được tái tạo năng lượng để sáng tạo. 4.4. Biện pháp 4: Tôn trọng cảm xúc của trẻ, luôn yêu thương, khích lệ trẻ. Trong xã hội dù là ở địa vị nào dù là gái hay trai già hay trẻ mỗi chúng ta đều cần được tôn trọng lẫn nhau đối với các con nhà trẻ cũng vậy nội dung của biện pháp này là giáo viên cần kiên nhẫn với trẻ, tôn trọng cảm xúc của trẻ, chờ đợi trẻ, khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt bằng lời. Luôn động viên trẻ tự tin vào bản thân: Ví dụ: Cô thủ thỉ vào tai trẻ “ “Cô nghĩ nhất định con sẽ làm được”,” Con cố lên” “Con trai của cô giỏi lắm”… khuyến khích trẻ tham gia, hợp tác để cùng phát triển. Khuyến khích trẻ trao đổi, hợp tác thực hiện ý tưởng chơi (cùng hoạt động và giúp đỡ lẫn nhau). Khuyến khích trẻ tham gia thảo luận xây dựng nội quy lớp học, xây dựng quy tắc hoạt động trong các góc. Khuyến khích trẻ hợp tác chuẩn bị, làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí, sắp xếp, vệ sinh môi trường hoạt động cùng cô. Khuyến khích trẻ đưa ra những quyết định hay lựa chọn theo khả năng, nhu cầu của bản thân trước và trong khi chơi. Trẻ được lựa chọn theo yêu cầu, khả năng của bản thân, trẻ được lựa chọn góc chơi, khu vực chơi, trẻ được lựa chọn đồ chơi, trẻ được lựa chọn vai chơi. Trẻ được đưa ra quyết định trong quá trình chơi, trong quá trình chơi đôi khi trẻ được thay đổi luật chơi cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế diễn ra khi chơi. Trong quá trình chơi trẻ có thể được giao lưu sang các góc chơi khác nhau. Tôi thường giành thời gian vào lúc đón và trả trẻ để hiểu về trẻ nhiều hơn tôi nói chuyện chia sẻ với trẻ và lắng nghe trẻ. Trong tất cả các hoạt động một ngày của trẻ tôi luôn lắng nghe, hỗ trợ trẻ kịp thời khi cần thiết. Chấp nhận các ý kiến của trẻ. Cùng chia sẻ ý tưởng chơi với trẻ, không áp đặt ý của mình. Hỗ trợ nhóm
  13. 13 trẻ và hỗ trợ từng cá nhân trẻ đúng lúc, nếu trẻ không giải quyết được, tôi hỗ trợ trẻ tìm cách giải quyết. Không vội vàng can thiệp vào các tình huống xảy ra trong khi chơi, bình tĩnh lắng nghe và đưa ra những lời khuyên phù hợp, khi có tình huống xảy ra trong khi chơi, tôi chú ý quan sát, lắng nghe. Không vội vàng can thiệp ngay khi chưa thực sự cần thiết, để trẻ tự giải quyết tình huống. Luôn tin tưởng, khuyến khích trẻ. Khen gợi, động viên những thành công dù nhỏ của trẻ một cách kịp thời. không chê cười khi trẻ thất bại, động viên để trẻ tiếp tục cố gắng. Thay vì la mắng, dọa dẫm, tôi cho trẻ nói ra được sai lầm và nhận xét sai lầm của bạn, được nói ra cảm xúc của mình. Trong mọi tình huống tôi thường khuyến khích động viên các con bằng những lời yêu thương như: “ Cô rất yêu con” “ Cô rất vui khi…” Cô tin tưởng ở con”, “ Cô cảm ơn con”, “Không sao cả”…” Điều đó sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn. Từ đó, rèn luyện ý thức và khả năng tập trung từ chính nhận thức của bản thân mình. Kết quả: Sau khi áp dụng biện pháp trẻ lớp tôi rất tự tin, năng động, trẻ thỏa mái thể hiện chính mình, phát huy hết khả năng sở trường của bản thân, chất lượng giáo dục ngày một nâng cao. 4.5. Biện pháp 5: Tuyên truyền phối kết hợp với các bậc phụ huynh và truyền tải thông điệp yêu thương đến trẻ. Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên ngay từ đầu năm học vào trong buổi họp phụ huynh đầu năm chúng tôi đã trao đổi để nắm bắt thông tin về trẻ để cùng phối hợp tìm ra phương án giải quyết mang lại môi trường lớp học hạnh phúc. Hàng ngày đón trẻ vào lớp tôi tiếp xúc với một thái độ tích cực, thân thiện, cởi mở, mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về chế độ sinh hoạt của trẻ ở lớp; nắm bắt kịp thời những thông tin về 1 số sinh hoạt của con. Tuyên truyền với phụ huyng phối kết hợp trong việc truyền tải yêu thương đến con trẻ, tạo môi trường lớp học hạnh phúc để trẻ có thể coi đây là ngôi nhà thứ hai của trẻ, các con thích đến lớp. Bên cạnh đó tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ “ Qua trao đổi trực tiếp, bảng thông báo, điện thoại, zalo, facebook, zoom”. Tôi lập nhóm zalo để gia đình và giáo viên cùng chăm sóc giáo dục các con một cách tốt nhất. Qua tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin cho cha mẹ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp thời có biện pháp giáo dục phù hợp.. Phụ huynh sẽ biết được việc các con học ở lớp như thế nào phương pháp của nhà giáo dục nói chung cũng như cô giáo chăm sóc các con nói riêng là rất quan trọng mà đôi khi khi gia đình sẽ cảm thấy cách mình dạy con còn chưa khoa
  14. 14 học để từ đó trao đổi với cô nhiều hơn và cùng áp dụng như nuôi dạy con câu hát:“ Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền, cô và mẹ là hai cô giáo, mẹ với cô ấy hai mẹ hiền”.
  15. 15 PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 1. Kết quả đạt được : - Qua một năm áp dụng các biện pháp “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non” vào tình hình thực tế của lớp tôi tôi đã nhận được những kết quả sau: * Về phía bản thân: - Tôi đã có thêm những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong việc chăm sóc giáo dục trẻ để trẻ có một môi trường phát triển tự nhiên thích đến lớp coi lớp học như nhà, học sinh xem cô như người mẹ thứ hai của con. - Nhận thức được tầm quan trọng của việc giúp trẻ tự tin hơn, vui vẻ và cảm thấy hạnh phúc khi đến lớp - Còn về bản thân tôi trong quá trình đã nâng cao hơn về chuyên môn, phương pháp áp dụng thành công * Về phía phụ huynh: - Phụ huynh nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc xây dựng lớp học hạnh phúc và cùng phối kết hợp tốt với giáo viên và nhà trường. - Được phụ huynh tin tưởng yên tâm gửi gắm con cái, - Cảm thấy rất vui vẻ, khi con thích đến lớp. - Trao đổi quan tâm nhiệt tình tới các hoạt động của lớp - Hăng hái giúp đỡ ủng hộ các cô nguyên liệu làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. * Về phía trẻ: Trẻ tự tin vui vẻ và thích đến lớp, thoải mái bộc lộ những điều suy nghĩ của mình yêu cô mến bạn “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” Cảm thấy thực sự trường học là ngôi nhà thứ 2 của bé. Qua thực hiện các biện pháp trên đã đem lại nhiều kết quả cụ thể như sau: Minh chứng 10: Bảng so sánh trước và sau khi áp dụng các giải pháp: Nhìn vào bảng trên thấy sau khi áp dụng sáng kiến kết quả đạt được trên trẻ tăng lên rõ rệt cụ thể như sau: - Trẻ vui vẻ tự giác chào cô, bố mẹ và đi vào lớp tăng 60%. - Trẻ vô tư thể hiện nhiều cảm xúc, bộc lộ suy nghĩ, tính cách của bản thân tăng 65%. - Trẻ hoà đồng, yêu thương bạn bè, cô giáo tăng 70%. - Trẻ hứng thú khi tham gia vào các hoạt động tăng 65 %. = > Như vậy từ kết quả đạt được ở trên cho thấy những nỗ lực để xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non đã đem lại hiệu quả tích cực. 2. Kết luận:
  16. 16 Qua một thời gian nghiên cứu tài liệu, tìm tòi học hỏi và qua việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng lớp học hạnh phúc” tôi nhận thấy là một phong trào lớn của ngành, mang tính thực tiễn và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo dục trẻ, đây chính là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục của trường, của lớp và của bản thân tôi trong năm học 2020-2021 và trong những năm học tiếp theo. Và thực tế sau một thời gian áp dụng biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc, tôi thấy biện pháp có hiệu quả vô cùng lớn và ý nghĩa với cả cô và trẻ, các học sinh của lớp tôi vô cùng thích thú khi đến lớp, được vui chơi trải nghiệm phát triển khả năng của mình, lớp học lúc nào cũng vui vẻ ngập tràn tiếng cười. Giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, chât lượng giáo dục nâng cao. 2. Khuyến nghị: Để thực hiện tốt một số tốt một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non tôi xin đưa ra một số khuyến nghị như sau: *Đối với Phòng giáo dục: Thường xuyên xây dựng kiến tập dự giờ chuyên đề xây dựng lớp học hạnh phúc tạo điều kiện cho giáo viên học tập và nâng cao trình độ chuyên môn. * Đối với nhà trường: Đầu tư thêm đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị học tập và vui chơi, tài liệu liên quan đến xây dựng lớp học hạnh phúc cho cô và trẻ. Tổ chức thêm nhiều các buổi tham quan giã ngoại hơn nữa cho trẻ. Trên đây là phương pháp “xây dựng lớp học hạnh phúc”, tôi đã áp dụng thực hiện và thu được những kết quả đáng kể song cũng không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của ban giám khảo để phương pháp của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non” là công trình nghiên cứu của tôi được rút ra từ kinh nghiệm trong giáo dục chăm sóc giáo dục trẻ. Trong đề tài có tham khảo các thông tin trong sách hướng dẫn của giáo viên, một số thông tin và tư liệu, tạp trí, các báo mạng… Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm về toàn bộ nội dung này. Ba vì, ngày tháng năm 2023 Người Viết
  17. 17 Nguyễn Thị Loan
  18. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2