Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp hướng dẫn cha mẹ trẻ chuẩn bị cho trẻ 5 – 6 tuổi sẵn sàng vào học lớp Một
lượt xem 2
download
Sáng kiến "Một số giải pháp hướng dẫn cha mẹ trẻ chuẩn bị cho trẻ 5 – 6 tuổi sẵn sàng vào học lớp Một" được hoàn thành với các biện pháp như xây dựng kế hoạch hướng dẫn cha mẹ chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một; Chuẩn bị cho trẻ trẻ một số kỹ năng sẵn sàng vào học lớp Một; Phối hợp với cha mẹ trẻ thực hiện các hoạt động chuẩn bị cho trẻ tại gia đình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp hướng dẫn cha mẹ trẻ chuẩn bị cho trẻ 5 – 6 tuổi sẵn sàng vào học lớp Một
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁO CÁO PHẠM VI ẢNH HƯỞNG, HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CỦA SÁNG KIẾN Đề tài: “Một số giải pháp hướng dẫn cha mẹ trẻ chuẩn bị cho trẻ 5 – 6 tuổi sẵn sàng vào học lớp Một” Lĩnh vực: Giáo dục Họ và tên: Nguyễn Thị Ba, Nguyễn Thị Bích Hiệp Chức vụ: Hiệu trưởng, giáo viên Đơn vị: Trường Mẫu giáo Duy Sơn huyện Duy Xuyên Năm học: 2023 - 2024 Quảng Nam, 04/2024
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO PHẠM VI ẢNH HƯỞNG, HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CỦA SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến “Một số giải pháp hướng dẫn cha mẹ trẻ chuẩn bị cho trẻ 5 – 6 tuổi sẵn sàng vào học lớp Một” Như chúng ta biết “Lớp Một là móng, cấp Một là nền”, bởi vậy, việc chuẩn bị mọi mặt cho một trẻ vào lớp Một được coi là hết sức quan trọng. Trong những năm gần đây, khi điều kiện kinh tế phát triển, sự quan tâm, đầu tư của nhiều cha mẹ trẻ chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một lại càng mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Đó là một biểu hiện thực sự đáng mừng. Tuy nhiên, chuẩn bị những gì cho trẻ, đầu tư như thế nào cho đúng cái trẻ cần khi bước vào lớp Một lại là vấn đề đang rất cần trao đổi, định hướng. Thực tế cho thấy rất nhiều cha mẹ trẻ vì quá lo lắng, quá nóng vội nên đã “sắm sửa” cho trẻ những “hành trang” không cần thiết, thậm chí rất sai lệch. Có thể kể ra một số sai lầm các cha mẹ trẻ thường mắc phải như: Cho trẻ vào lớp Một chưa đúng tuổi: Có thể nói việc cho trẻ vào lớp Một khi chưa tròn 6 tuổi là điều hết sức tai hại. Bởi lẽ khi chưa tròn 6 tuổi thì chắc chắn các yếu tố về thể lực, kỹ năng, tâm lý, ngôn ngữ…chưa đáp ứng với các yêu cầu vận động, sinh hoạt, học tập, giao tiếp của học sinh lớp Một. Trẻ hơn nhau một vài tháng là khác hẳn nhau về khả năng tiếp thu, vốn ngôn ngữ và khả năng giao tiếp. Chính vì vậy kết quả học tập không cao. Hay dạy trước cho trẻ những bài trong chương trình, sách giáo khoa lớp Một. Nhiều cha mẹ trẻ vì quá nôn nóng, lo lắng đã bắt con học trước cả mấy tháng hè, kể cả đánh vần, tập viết, làm toán, kể chuyện… theo sách giáo khoa lớp Một, thậm chí cả các tài liệu tham khảo, nâng cao. Chính vì vậy khi bước vào lớp Một trẻ sẽ rất nhàm chán, mất hứng thú, chủ quan, không tập trung ngay khi các con phải học những bài học đầu tiên mà không có gì mới mẻ, thích thú. Đó là chưa kể nhiều cha mẹ trẻ chưa nắm được kỹ thuật tập viết đã cho con cầm bút bi, bút mực viết quá sớm. Cầm bút sai (kĩ thuật và khoảng cách) từ đầu sẽ trở thành cố tật hết sức khó khắc phục, chắc chắn sẽ dẫn đến viết chậm, viết xấu và ngại viết. Ở lứa tuổi mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội, thẩm mỹ…qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Nhưng lên lớp Một học tập lại là hoạt động chủ đạo. Vậy làm thế nào để trẻ có một kiến thức, một hành trang vững vàng để trẻ mạnh dạn tự tin, sẵn sàng bước vào một môi trường mới không hụt hẫng về tâm lý cũng như có những tố chất sẵn sàng cho việc học lớp Một. Đó là một câu hỏi không chỉ khiến một người cán bộ quản lý và giáo viên trăn trở mà đó là câu hỏi cho cả gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Năm học 2023-2024 tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho cán bộ quản lý và giáo viên cũng đã đề cập đến vấn đề là giúp trẻ phát triển toàn diện,
- tạo nền tảng vững vàng bước vào lớp Một là một trong những nhiệm vụ giáo dục của người giáo viên và nhà trường. Là cán bộ quản lý, giáo viên có lòng say mê nhiệt huyết với nghề, với mong muốn làm sao để trẻ 5 – 6 tuổi của mình sau khi ra trường có một tâm thế tốt nhất bước vào lớp Một. Chính vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp hướng dẫn cha mẹ trẻ chuẩn bị cho trẻ 5 - 6 tuổi sẵn sàng vào lớp Một”. 2. Tác giả/đồng tác giả sáng kiến Tỷ lệ (%) Nơi đóng Số Họ và Chức công Điện thoại, Email góp vào TT tên vụ tác việc tạo ra sáng kiến 1 Nguyễn Trường Bí thư 0838991476 100% Thị Ba Mẫu chi nguyenthibamgds@gmail.com giáo bộ, Duy hiệu Sơn trưởn g 2 Nguyễn Trường Giáo 0935022975 100% Thị Bích Mẫu viên nguyenbichhiep1986@gmail.com Hiệp giáo Duy Sơn 3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Nguyễn Thị Ba, trường Mẫu giáo Duy Sơn NguyễnThị Bích Hiệp, trường Mẫu giáo Duy Sơn 4. Giấy chứng nhận/Quyết định công nhận sáng kiến số: 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục 6. Thời điểm sáng kiến được áp dụng lần đầu: 15/10/2023 7. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến Tuổi Mầm non là bậc thang đầu tiên, làm nền móng cho những bậc thang tiếp theo của cuộc đời mỗi con người, nhiều nhà khoa học đã nói đến sự cần thiết và vai trò của trường Mầm non trong việc phát triển cũng như chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Để vào lớp một, trẻ cần được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học hay còn gọi là “độ chín muồi”. Vì thế một trong những yêu cầu quan trọng để giúp trẻ vào học tốt chương trình tiểu học là cần chuẩn bị cho trẻ: Về mặt thể
- chất; Về mặt trí tuệ; Về tình cảm và kỹ năng xã hội; Về mặt ngôn ngữ; Một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập. Để đáp ứng những yêu cầu trên đòi hỏi khi chuyển tiếp giữa Mầm non và Tiểu học phải đảm bảo sự kế thừa, tính khoa học, những kiến thức đã được hình thành ở lứa tuổi mầm non cần phải được củng cố và mở rộng, hoàn thiện ở mức độ cao hơn giúp trẻ không bị những thay đổi đột ngột khi chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập trong nhà trường Tiểu học. Trong môi trường giáo dục hiện đại ngày nay, mối quan tâm hàng đầu của nhiều cha mẹ trẻ là chuẩn bị như thế nào để khi vào lớp Một, trẻ sẽ không gặp khó khăn trong quá trình chuyển tiếp dẫn đến tình trạng sốc học đường. Đối với trẻ từ Mầm non sang lớp Một, việc đang quen được chăm sóc, vui chơi phải chuyển sang môi trường mới, môi trường Tiểu học là nơi học tập được xem là chủ đạo thì đó quả là một bước chuyển lớn. Nhiều trẻ sẽ bỡ ngỡ và có thể gặp không ít khó khăn với sự thay đổi này. Trước những vấn đề ấy, nhiều cha mẹ trẻ đã chọn giải pháp là cố gắng trang bị thật nhiều tri thức cho con, để con biết đọc, biết viết trước khi nhập học nhằm hạn chế việc con không theo kịp các bạn cùng trang lứa, dẫn đến tâm lý sợ học và mặc cảm. Thực ra, việc làm này tưởng chừng như có lợi nhưng ngược lại. Theo các công trình nghiên cứu khoa học, trẻ em dưới 6 tuổi cơ tay còn yếu, khi cầm bút chỉ viết được những nét sổ, nghiêng, cong. Vì thế, trẻ chỉ nên tô theo những nét có sẵn, tập điều khiển cơ tay để dần dần học viết nét chữ. Khi học viết sớm, cơ tay yếu, trẻ dễ cầm bút tùy tiện, sai tư thế ngồi viết và cách cầm bút. Ngoài ra, khi phải ngồi nhiều để tập viết, làm toán, trẻ sẽ căng thẳng, mệt mỏi, cảm thấy bị áp lực. Và nguy cơ tiềm ẩn nhất là khi đã biết trước các kiến thức của lớp một, vào năm học bé dễ chán và có thái độ chủ quan ảnh hưởng đến kết quả học tập. Vì vậy, giải pháp đúng đắn và cần thiết nhất cho bé chuẩn bị vào lớp Một là định hướng khả năng tập trung, lắng nghe và sự tự tin, làm cho trẻ thích đi học, muốn được học và xem đó là một công việc thích thú, quan trọng cần phải làm. Chính vì thế việc chuẩn bị tốt cho trẻ về thể chất, tâm lý từ tuổi Mầm non là yêu cầu quan trọng giúp trẻ thích ứng tốt với việc học tập ở bậc học phổ thông. 8. Nội dung sáng kiến 8.1. Nội dung của sáng kiến hoặc nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại Giáo viên tích cực học hỏi, nghiên cứu tìm ra các giải pháp để hướng dẫn, hỗ trợ cha mẹ trẻ chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng vào học lớp Một có hiệu quả; Tổ chức cho trẻ được hoạt động trải nghiệm; Giáo viên phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ để giáo dục các kỹ năng xã hội thường xuyên và liên tục; Giúp trẻ vận dụng những kỹ năng giải quyết tình huống. Tăng cường công tác hướng dẫn, hỗ trợ kiến thức cho cha mẹ trẻ nắm bắt về giai đoạn chuyển tiếp từ Mầm non lên Tiểu học;
- Thực hiện tốt chương trình phổ cập cho trẻ năm tuổi. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ để trẻ có cơ hội trãi nghiệm tốt nhất; Thực hiện tốt phương châm phối hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất để chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ; 8.2. Các giải pháp thực hiện nội dung của sáng kiến và cách thức thực hiện giải pháp của sáng kiến Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch hướng dẫn cha mẹ chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một Xây dựng kế hoạch được ví như chìa khóa mở đường đi đến mục đích. Kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt, nó như kim chỉ nam, có tác dụng chỉ đạo, chỉ đường cho hoạt động thực hiện theo một con đường đã định sẵn. Nó như ngọn đèn pha dẫn lối cho chúng ta thực hiện công việc một cách khoa học. Vì vậy, nếu xây dựng được kế hoạch coi như ta đã thành công được một nửa công việc. Xây dựng kế hoạch là một giải pháp quan trọng trong quá trình thực hiện những việc cần làm của người giáo viên và cán bộ quản lý. Việc lập kế hoạch giúp cho giáo viên, cán bộ quản lý thực hiện đạt mục tiêu đầy đủ, có hệ thống giúp giáo viên, cán bộ quản lý dự kiến trước nội dung, thời gian để tổ chức các hoạt động một cách hiệu quả. Kế hoạch là cơ sở để thống nhất mọi hoạt động. Cán bộ quản lý và giáo viên cần lập kế hoạch hướng dẫn cha mẹ chuẩn bị cho trẻ vào học lớp Một để hình dung được rõ ràng công việc sắp phải làm và hoàn toàn chủ động công việc. Qua đó, giúp chúng tôi có điều kiện quan tâm đến trẻ và cha mẹ trẻ nhiều hơn, biết được những mặt mạnh, tiến bộ của trẻ để có giải pháp hỗ trợ phù hợp. Để xây dựng được kế hoạch hướng dẫn cha mẹ chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào học lớp Một trước hết chúng tôi cần hiểu rõ: Kế hoạch hướng dẫn là gì? Và hướng dẫn cha mẹ trẻ những gì để đạt hiệu quả? Do vậy, ngay từ đầu năm học chúng tôi đã xây dựng kế hoạch hướng dẫn cha mẹ trẻ như sau: Tháng Nội dung hướng dẫn cha mẹ trẻ 09 Xây dựng kế hoạch để thực hiện 10 Hướng dẫn cha mẹ rèn thói quen, kỹ năng tự phục vụ, tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp Một 11 Hướng dẫn cha mẹ chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp Một 12 Hướng dẫn cha mẹ rèn luyện thể chất cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp Một 01 Hướng dẫn cha mẹ chuẩn bị ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp Một 02 Hướng dẫn cha mẹ chuẩn bị kiến thức cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào
- học lớp Một 03 Hướng dẫn cha mẹ chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi về tình cảm - kỹ năng xã hội sẵn sàng vào học lớp Một 04 Hướng dẫn cha mẹ chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi về thẫm mỹ sẵn sàng vào học lớp Một 05 Phối hợp với nhà trường tổ chức cho trẻ tham quan trường Tiểu học Giải pháp 2: Chuẩn bị cho trẻ trẻ một số kỹ năng sẵn sàng vào học lớp Một Có thể nói việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một phải đảm bảo phù hợp với sự phát triển của trẻ theo lứa tuổi, đồng thời tôn trọng khả năng, thiên hướng của từng trẻ. Việc dạy trẻ chương trình chương trình học lớp Một không phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ dưới 6 tuổi và hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, đều ảnh hưởng đến việc phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì vậy, chúng tôi chuẩn bị toàn diện cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp Một bao gồm: - Một chế độ sinh hoạt nền nếp, phù hợp với độ tuổi: ăn, ngủ, chơi, học, thể dục đúng giờ là rất quan trọng để rèn cho trẻ thói quen tốt - Hình thành cho trẻ những hành vi văn hóa- vệ sinh, biết tự phục vụ trong sinh hoạt hằng ngày. - Trẻ nhận biết được quyền và nghĩa vụ của trẻ: quyền được vui chơi gắn với nghĩa vụ học tập, quyền được bảo vệ gắn với trách nhiệm yêu thương, quyền được tham gia gắn với trách nhiệm đóng góp, bảo vệ môi trường sống và thiên nhiên xung quanh trẻ. - Chuẩn bị tâm thế: Thích ứng với hoạt động học tập với trường Tiểu học a) Chuẩn bị cho trẻ về mặt thể chất và sức khỏe Một trong những yêu cầu đối với trẻ vào lớp Một đó là tiêu chuẩn về mặt thể lực, sức khoẻ. Trẻ khoẻ mạnh thể lực tốt mới có đủ điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ học tập ở trường Tiểu học. Chính vì vậy hàng ngày giáo viên cần thực hiện đúng chế độ sinh hoạt trong một ngày từ đón trẻ đến trả trẻ. Giáo dục phát triển thể chất là một hoạt động không thể thiếu đối với trẻ mầm non hướng đến sự hoàn thiện cơ thể về các yếu tố kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản từ đó phát triển phẩm chất cho trẻ. Trong những năm qua, trường chúng tôi đã tổ chức có hiệu quả mô hình “Bữa ăn học đường” kết hợp tăng cường phát triển thể lực cho trẻ. Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất. Mỗi trẻ một phần ăn với món mặn, món xào, món canh và món tráng miệng. Ngoài mô hình “Bữa ăn học đường” chúng tôi đã tổ chức hội thi “Dinh dưỡng và sức khỏe” có sự tham gia phối hợp của cha mẹ trẻ với mục đích tuyên truyền kiến thức khoa học về việc nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ. Làm tiền đề, nền tảng để cha mẹ trẻ nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc phát triển thể chất đối với sự phát
- triển toàn diện của trẻ sau này. Thông qua hội thi, trẻ được tham gia các trò chơi vận động giúp phát triển thể chất, trẻ được vui chơi trải nghiệm tìm hiểu những kiến thức về dinh dưỡng, cha mẹ trẻ phối hợp cùng giáo viên cân đối dinh dưỡng, trưng bày những món ăn sáng tạo, đảm bảo khẩu phần ăn hợp lý, chất lượng, ngon, bắt mắt. (Phụ lục 1) Bên cạnh đó, hàng ngày chúng tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ tập thể dục buổi sáng, tập đúng, đủ các động tác giúp cơ thể khỏe mạnh và tạo hứng thú trong các giờ học trong ngày. Khi cho trẻ hoạt động ngoài trời: Giáo viên cho trẻ chơi các trò chơi vận động trong sân trường như trèo lên xuống thang, tập leo núi, kéo co. Bài tập vận động cơ bản thay đổi phù hợp chủ đề đang thực hiện. b) Chuẩn bị về mặt phát triển trí tuệ cho trẻ Để trẻ có được một trí tuệ tốt, trẻ thông minh nhanh trí nắm bắt được những kiến thức do giáo viên truyền đạt. Chính vì vậy chúng tôi cần đáp ứng nhu cầu nhận thức cho trẻ phù hợp ở lứa tuổi này. Điều này được thực hiện thông qua các hoạt động như Ví dụ: Qua hoạt động làm quen với toán: Định hướng không gian và thời gian là một biểu hiện của sự phát triển trí tuệ, trẻ biết xác định không gian trên, dưới, trước, sau, phải, trái và thời gian như: Sáng, trưa, chiều, tối, hôm qua, hôm nay,...Các tiết học đếm, thêm bớt số lượng trong phạm vi 10, tôi cho trẻ đếm những người thân trong gia đình, đếm đồ dùng trong gia đình, chia bánh kẹo, hay chơi trò chơi dân gian gần gũi như: Tập tầm vông, ô ăn quan… (Phụ luc 2) Luyện cho trẻ sự nhanh nhẹn linh hoạt chính xác khi tư duy thực hành. Là điều kiện cần thiết để trẻ tiếp thu, lĩnh hội chương trình học tập ở trường phổ thông. c) Chuẩn bị cho trẻ phát triển về ngôn ngữ Đối với trẻ 5-6 tuổi chuẩn bị vào học lớp Một để phát triển tốt về ngôn ngữ và giúp ích cho việc học tốt môn Tiếng Việt ngoài việc thực hiện phát triển ngôn ngữ qua các giờ học như: Làm quen văn học, khám phá khoa học, làm quen với toán, trong các giờ chơi và mọi lúc mọi nơi ở lớp một thì chúng ta cần tổ chức các hoạt động nghe, nói, luyện phát âm. Do vốn từ của trẻ chưa phong phú, trẻ chưa có khả năng hiểu nghĩa của từ, khả năng tư duy còn hạn chế, trẻ còn phát âm ngọng rất nhiều… Vì vậy một trong những hướng thiết thực cần chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vào học lớp Một là rèn luyện cho trẻ kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc. Chúng tôi rèn các kỹ năng trên thông qua hoạt động học: Làm quen văn học, khám phá khoa học, làm quen với toán, trong hoạt động vui chơi. Đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm kích thích trẻ phải sử dụng ngôn ngữ. Đối với trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi để giúp ích cho việc học tốt môn Tiếng Việt ở lớp một tôi đã tổ chức hoạt động nghe, nói, luyện như sau:
- - Cho trẻ xem hình ảnh, kể lại truyện theo sự ghi nhớ và tưởng tượng của trẻ, đàm thoại, đặt câu hỏi về nội dung, suy luận phán đoán thông qua câu đố, trò chơi và thông qua câu trả lời của trẻ. - Dạy trẻ viết tên mình một cách tự nhiên không gò bó, điểm danh bằng bảng tên. - Cho trẻ làm quen chữ cái thông qua các trò chơi: - Tìm chữ cái đã học qua các các bài thơ. - Luyện phát âm thông qua bài thơ, đồng dao, câu chuyện.. Ví dụ: Đề tài làm quen với chữ “l, m, n”, sau khi cô cho trẻ làm quen với chữ cho phát âm lại. Với nhóm chữ này có nhiều cháu đọc còn ngọng giữa “l” với “n”. Cô mời cháu đứng dậy phát âm lại và cô hướng dẫn lại cách phát âm chữ “l” khi đọc thì đầu lưỡi phải chạm vào lợi hàm trên hất xuống, còn âm “n” thì làm ngược lại. Và cho trẻ luyện âm “nờ” bằng cách chơi trò chơi “Nu na nu nống”. Cùng với các động tác tay, chân trẻ kết hợp được đọc bài đồng dao có nhịp điệu âm “nờ” mà cô định luyện cho trẻ: “Con chim hay hót - Nó hót cành đa - Nó sa cành trúc - Nó rúc cành tre - Nó hót le le..” - Trò chơi sao chép chữ cái. - Trò chơi xếp chữ cái bằng hột hạt, hay nặn chữ cái. - Cho trẻ làm quen với các kiểu chữ in thường, viết thường, in hoa viết hoa để làm tiền đề cho việc bước vào lớp một được vững vàng. Bên cạnh đó chúng tôi còn mở rộng mối quan hệ xã hội cho trẻ, khích lệ trẻ giao lưu, tiếp xúc trò chuyện với mọi người xung quanh. Giáo viên tăng cường trò chuyện, giao tiếp với trẻ. Khuyến khích trẻ chủ động giao lưu, đặt câu hỏi. Đồng thời giáo viên là người sửa sai, uốn nắn, giáo dục kịp thời khi trẻ có hành vi ngôn ngữ chưa tốt. Đặc biệt năm học 2023 -2024. Cán bộ quản lý và tổ trưởng chuyên môn được tham gia lớp tập huấn tại phòng Giáo dục và Đào tạo về lộ trình thực hiện nhiệm vụ Đề án 33 với nội dung: Modun 1: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho giá viên mầm non và Modun 2: Ứng dụng giáo dục STEAM trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Sau khi được tập huấn tại phòng Giáo dục. Cán bộ quản lý và tổ trưởng chuyên môn đã bồi dưỡng lại cho các thành viên trong tổ của nhà trường cùng chia sẻ, thảo luận, trao đổi, kiến thức, kinh nghiệm về tích hợp ứng dụng giáo dục STEAM vào trong qua trình tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non một cách phù hợp và hiệu quả theo sự chỉ đạo chung của ngành. Với mục đích giúp trẻ và cha mẹ trẻ tiếp cận phương pháp giáo dục mới. Ví dụ: Tôi đã tổ chức hoạt động làm quen chữ cái h, k, lồng ghép tích hợp ứng dụng giáo dục STEAM, trẻ tham gia tích cực, hứng thú, trẻ học thông qua các trò chơi, sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có để trải nghiệm, khám phá, trẻ được tô màu chữ cái, xếp hột hạt thành chữ cái… Hoạt động này được chúng tôi quay video và đăng vào nhóm câu lạc bộ cha mẹ
- trẻ 5 tuổi tại group Zalo, nhằm cung cấp cho cha mẹ trẻ những phương pháp giáo dục mới, từ đó tiếp cận và có cách giáo dục con mình phù hợp. (Phụ lục 3) d) Chuẩn bị cho trẻ phát triển về mặt thẩm mỹ Phát triển thẩm mỹ là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục toàn diện cho trẻ Mầm non và là việc cần phải tiến hành một cách nghiêm túc từ lứa tuổi mẫu giáo 5 tuổi. Có thể coi trẻ mẫu giáo là thời kỳ “Vàng” của giáo dục thẩm mỹ. Ở lứa tuổi này trẻ rất dễ nhạy cảm và rất dễ xúc động với thế giới xung quanh, trí tưởng tượng của trẻ bay bổng, phong phú. Trẻ thường nhạy cảm với những thay đổi và tác động của môi trường, cảnh vật xung quanh như bức tranh, ảnh có nhiều màu sắc, những đồ chơi ngộ nghĩnh... Năng khiếu nghệ thuật và khả năng thẩm mỹ cũng được xuất hiện ở lứa tuổi mẫu giáo. Do đó giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay ở lứa tuổi mẫu giáo 5 tuổi để định hướng và ươm mầm cho trẻ phát triển năng khiếu nghệ thuật phát triển thẩm mỹ tạo tiền đề cho trẻ vào học lớp Một. Chúng tôi lồng ghép thông qua những buổi dạo chơi, dã ngoại. Giáo dục trẻ tự cảm nhận vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên nơi mình đang sống. Hoặc cho trẻ cắm hoa, trang trí lớp học. Cho trẻ nghe, hát các bài hát phù hợp với lứa tuổi. Thực hiện theo sự chỉ đạo của chuyên môn đầu năm của Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục, Trường chúng tôi bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ giáo viên đầu năm học 2023 - 2024 về chuyên đề “Tổ chức hoạt động giáo dục Âm nhạc theo tiếp cận đa văn hóa ở các cơ sở giáo dục Mầm non” giúp cho giáo viên hiểu rõ tầm quan trọng trong việc dạy trẻ mầm non tiếp cận với đa văn hóa và tổ chức linh hoạt các hoạt động giáo dục, hình thành kiến thức, hiểu biết và gìn giữ những nét văn hóa đặc trưng truyền thống của mỗi dân tộc Việt Nam cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Bản thân chúng tôi đã kịp thời chỉ đạo và thực hiện lồng ghép tổ chức thành công hoạt động giáo dục âm nhạc theo chuyên đề đã được bồi dưỡng chuyên môn năm học 2023 - 2024. Hoạt động được tổ chức với các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp đã trang bị cho trẻ hiểu biết về sự đa dạng văn hóa về Âm nhạc của các dân tộc cùng sinh sống như: Hoạt động dạy hát “Inh lả ơi” với nội dung kết hợp nghe hát “Còn duyên" hay “Gửi về quan họ” "Cây trúc xinh" giúp trẻ hiểu biết thêm về làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh với những giọng hát vô cùng ngọt ngào, tha thiết đến từ những liền anh, liền chị và trang phục áo the, khăn sếp. Thông qua hoạt động giúp trẻ có thêm hiểu biết và tôn trọng giá trị truyền thống văn hóa của vùng Quảng Nam, yêu thích bài hát, thích sử dụng bộ gõ cơ thể theo tiết tấu nhanh thông qua bài hát “Hò ba lý”, trẻ thích nghe hát và thể hiện mô phỏng một số động tác qua bài hát “Làn quan họ quê tôi” làn điệu dân ca Bắc bộ, trong giờ học các con được tham gia trò chơi “ “Bước nhảy steam” thật vui và sáng tạo. Có thể nói việc lồng ghép tích hợp đa văn hóa vào trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách thoải mái và nhẹ nhàng nhất. Âm nhạc chính là con đường giáo dục, tự giáo dục để trẻ tiếp thu, lĩnh hội các giá trị văn hóa biến thành kinh nghiệm, vốn sống, tri thức là một trong những con đường giáo dục
- phát triển thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất, phù hợp với bản tính và sự phát triển của trẻ mầm non tạo tiền đề cho trẻ bước vào học lớp Một (Phụ lục 4). đ) Chuẩn bị cho trẻ một số tình cảm, kỹ năng xã hội Sự phát triển về mặt tình cảm, kỹ năng xã hội là tiền đề quan trọng cho việc học và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Tính tự tin, lòng tự trọng, biết thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập, khả năng tập trung, chấp hành những quy định chung và tuân theo sự chỉ dẫn của người lớn là điều kiện quan trọng giúp trẻ học tập tốt ở trương phổ thông. Khi trẻ tự tin vào chính bản thân mình, trẻ sẽ được học cách chủ động độc lập trong việc thực hiện các nhiệm vụ đến cùng. Để giúp trẻ thuận lợi trong việc thích ứng với các hoạt động ở trường Tiểu học chúng tôi thường xuyên nhắc nhở trẻ có ý thức và thái độ cư xử phù hợp đối với mọi người xung quanh cũng như các người thân trong gia đình. Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ, ứng xử với mọi người xung quanh, lễ phép kính trọng người lớn, đoàn kết, thân ái với bạn bè, thông cảm thương xót những người bất hạnh. Biết được vị trí của mình trong gia đình và trong xã hội và cách ứng xử với vai trò của mình. Dạy trẻ biết chơi hòa đồng cùng với các bạn, chia sẻ đồ chơi, đồ ăn với các bạn. Bên cạnh đó chúng tôi giáo dục trẻ biết quan tâm bảo vệ môi trường, nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh (Phụ lục 5). e) Chuẩn bị cho trẻ một số kỹ năng cần thiết trong học tập, sinh hoạt Ngoài việc chuẩn bị thể lực, trí tuệ, ngôn ngữ và tình cảm xã hội trẻ được giáo viên rèn thêm một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập như: Cách cầm bút, cách đặt vở trong giờ học vẽ, mở sách, vở trong các lần học tập tô, làm quen với toán, tạo hình…, tư thế ngồi đúng trong khi ngồi học, chơi. Dạy trẻ kỹ năng giơ tay xin phép thầy cô khi phát biểu hoặc xin phép ra ngoài, kỹ năng tự giới thiệu về bản thân, kỹ năng xếp hàng khi vào lớp, biết lắng nghe giữ trật tự trong lớp; Ví dụ: Hoạt động góc, trò chơi đóng vai, trò chơi vận động. giáo viên đã cho trẻ được tham gia thường xuyên hoạt động theo nhóm, sắp xếp bàn ghế. Trẻ được rèn kỹ năng làm việc theo nhóm qua rất nhiều hoạt động học.Qua đó trẻ được rèn luyện tự giác, ý thức tổ chức kỷ luật, tính tự lập, ý thức đoàn kết, nhường nhịn giúp đỡ bạn. Rèn cho trẻ những kỹ năng, thói quen cơ bản, giúp trẻ tự tin để bước vào lớp một như: Vệ sinh cá nhân, kỹ năng tự phục vụ tự chải tóc, mặc quần áo, đi giày, đeo balô đúng, để đi học đúng giờ… Rèn thói quen vệ sinh rửa tay thường xuyên, rửa tay bằng xà phòng để phòng ngừa dịch bệnh. (Phụ lục 6) Giải pháp 3: Phối hợp với cha mẹ trẻ thực hiện các hoạt động chuẩn bị cho trẻ tại gia đình
- Để trẻ sẵn sàng vào lớp Một cần có sự tham gia tích cực của cha mẹ trẻ trong quá trình chuẩn bị, trong đó các hoạt động chuẩn bị cho trẻ tại gia đình có ý nghĩa quan trọng, góp phần đáng kể vào sự thành công chuyển tiếp của trẻ từ trường Mầm non đến Tiểu học. Chính vì vậy chúng tôi đã hướng dẫn cha mẹ trẻ chuẩn bị cho trẻ tại gia đình một số hoạt động sau: - Hướng dẫn cha mẹ trẻ tạo bầu không khí háo hức tới trường Tiểu học trong gia đình như: Cùng con đi mua sắm và chuẩn bị các đồ dùng cần thiết cho việc đi học; - Hướng dẫn cha mẹ trẻ trò chuyện với con về kinh nghiệm của chính cha mẹ trẻ, lắng nghe cảm xúc của con, trò chuyện cùng các anh, chị đã đi học tiểu học; - Tìm hiểu về trường tiểu học thông qua tổ chức tham quan, qua website của trường; - Hướng dẫn cha mẹ trẻ giao nhiệm vụ cho con ở nhà; - Hướng dẫn cha mẹ cho con tham gia các hoạt động nhóm và khuyến khích trẻ thể hiện ý kiến cá nhân - Hướng dẫn cha mẹ dạy trẻ biết bảo vệ bản thân trước một số tình huống - Hướng dẫn cha mẹ rèn luyện thói quen cầm bút, ngồi học đúng tư thế; - Hướng dẫn cha mẹ trẻ khuyến khích con thực hiện các hoạt động tự phục vụ cho bản thân: Chải răng, đi vệ sinh, chuẩn bị trang phục, sắp xếp góc học tập, xếp quần áo; - Hướng dẫn cha mẹ trẻ đọc sách cùng con, rèn luyện kỹ năng làm việc với sách và đồ dùng học tập và rèn luyện thói quen ăn ngủ và đi học đúng giờ. (Phụ lục 7) Giải pháp 4: Hướng dẫn cha mẹ trẻ phối hợp với giáo viên trong việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp Một Một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hướng đến việc chuyển đổi trong thời thơ ấu là cách thức gia đình, giáo viên đưa ra kế hoạch chuyển tiếp hay nói cách khác là có kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ đến trường mầm non. Khi việc trẻ đến trường tiểu học chỉ được coi là việc đương nhiên mà mọi đứa trẻ và gia đình đều phải trải qua thì quá trình chuyển tiếp thường không hiệu quả và rời rạc. Chuẩn bị cho trẻ đến trường là quá trình có ý nghĩa khi có sự hợp tác giữa trường mầm non, trường tiểu học và các tổ chức khác trong cộng đồng. Chính vì vậy chúng tôi đã hướng dẫn cha mẹ trẻ phối hợp với giáo viên để chuẩn bị các kiến thức, kỹ năng để giúp trẻ sẵn sàng vào lớp Một như: Phối hợp với giáo viên rèn luyện cho trẻ thói quen sinh hoạt hằng ngày như ăn, ngủ và đi học đúng giờ; tự giác thực hiện nhiệm vụ; tự phục vụ để giúp trẻ nhanh chóng thích ứng với chế độ sinh hoạt mới ở trường tiểu học. Giáo viên phối hợp cùng với cha mẹ trẻ rèn luyện các nền nếp sinh hoạt cho trẻ bằng cách: Thường xuyên trao đổi với cha mẹ trẻ về việc đảm bảo giờ giấc đưa đón trẻ tới
- trường hằng ngày. Gợi ý cha mẹ trẻ tìm hiểu về thời gian biểu của trường Tiểu học (nhất là thời gian đưa đón trẻ) để có kế hoạch rèn luyện hợp lý. Bên cạnh đó chúng tôi còn trao đổi về chế độ ăn ngủ của trẻ ở trường Mầm non và trường Tiểu học, nhấn mạnh đến rèn luyện kỹ năng tự phục vụ của trẻ trong giờ ăn ngủ. Đặc biệt hơn nữa hướng dẫn cha mẹ trẻ rèn luyện cho con mình thực hiện các hoạt động như: Đánh răng, mặc quần áo, đi giày dép, sắp xếp đồ dùng cá nhân, tự đi vệ sinh ngay cả khi đến các môi trường công cộng khác. Điều này rất quan trọng đối với trẻ nhất là khi trẻ đang quen với việc đi vệ sinh tại các phòng học khép kín ở trường mầm non. Nhiều trẻ cảm thấy sợ hải khi không thể tự đi vệ sinh ở trường tiểu học. Hướng dẫn cha mẹ chuẩn bị cho con làm quen với môi trường mới như: Cha mẹ tạo bầu không khí háo hức tới trường tiểu học trong gia đình (cùng con mua sắm và chuẩn bị các đồ dùng cần thiết cho việc đi học); cha mẹ trò chuyện với con về kinh nghiệm của chính cha mẹ, lắng nghe cảm xúc của con, trò chuyện cùng các anh/chị đã đi học tiểu học; cha mẹ tìm hiểu về trường tiểu học thông qua tổ chức tham quan, qua website của trường. uyến khích cha mẹ tham gia hỗ trợ trẻ trong các hoạt động học tập ở trường mầm non và giai đoạn đầu trẻ đi học lớp Một như: Cùng trẻ hoàn thành một bức tranh về gia đình, sưu tầm nắp chai theo số lượng nhất định, kể về nghề nghiệp của cha mẹ; sưu tầm tranh, ảnh, sách, báo có các chữ cái đã học. Giáo viên trao đổi thường xuyên với cha mẹ để biết được hoạt động nào là ưu thế của trẻ, hoạt động nào trẻ cần nổ lực hơn và giải thích cho cha mẹ hiểu ý nghĩa của việc cung cấp kiến thức cơ bản cho trẻ 5 tuổi theo chương trình giáo dục mầm non, làm nền tảng cho việc học của trẻ ở trường tiểu học. Giáo viên trao đổi với cha mẹ trẻ về sự phát triển của trẻ với những điểm mạnh và điểm cần nổ lực để trẻ sẵn sàng cho việc học lớp Một. Khuyến khích cha mẹ tích cự trao đổi với giáo viên hằng ngày, trong quá trình đón, trả trẻ. Tăng cường các hình thức liên hệ khác nhau để nắm rõ tình hình của trẻ. Giáo viên sử dụng hồ sơ quan sát trẻ với các ghi chép, hình ảnh, sản phẩm để cha mẹ trẻ thấy rõ sự phát triển của trẻ, để phối hợp tốt hơn với giáo viên. Thường xuyên trao đổi với cha mẹ của trẻ về những mặt mạnh và những nội dung cần hỗ trợ để trẻ sẵn sàng vào học lớp Một. Hướng dẫn cha mẹ đọc sách cùng con, rèn luyện cho trẻ kỹ năng làm việc với sách và đồ dùng học tập như: khuyến khích cha mẹ đóng góp các loại sách truyện cho trẻ làm quen ở các góc sách/thư viện của lớp học; khuyến khích cha mẹ cho trẻ đến thư viện, cửa hàng sách hay tạo môi trường đọc sách ngay tại gia đình. Hướng dẫn cha mẹ trẻ rèn kỹ năng cầm bút, ngồi học đúng tư thế cho trẻ khi ở nhà như: Cha mẹ lựa chọn bàn ghế có kích thước phù hợp với trẻ, cha mẹ cho con ngồi ngay ngắn khi thực hiện các hoạt động như: viết, vẽ, tô màu trong khoảng thời gian nhất định 20 phút. Động viên khuyến khích con tập trung hoàn thành một hoạt động bất kỳ trong một khoảng thời gian nhất định mà không di chuyển đi chỗ khác.
- Hướng dẫn cha mẹ thực hiện các hoạt động chuẩn bị cho trẻ trở thành một học sinh độc lập như: Giao nhiệm vụ cho con ở nhà; cách khuyến khích con thực hiện các hoạt động tự phục vụ; cách rèn thói quen cầm bút, ngồi học đúng tư thế; cách đọc sách cùng con, rèn luyện cho con cách làm việc với sách và đồ dùng học tập; cách rèn thói quen ăn, ngủ và đi học đúng giờ. Giáo viên cung cấp cho cha mẹ cách thức dạy trẻ nhận biết và phòng tránh các tình huống gây nguy hiểm cho trẻ như: Cách bảo vệ các bộ phận trên cơ thể, trong đó có bộ phận riêng tư, nhận biết các hành vi xâm hại cơ thể và biết cách ứng phó với chúng, biết cách kêu gọi sự giúp đỡ khi gặp nguy hiểm, nhớ số điện thoại của cha mẹ và liên lạc khi cần thiết và cha me cho trẻ thực hành, xử lý các tình huống, dạy trẻ biết cách liên hệ hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ của những người phù hợp, dạy trẻ biết các khu vực thoát hiểm khi đến các tòa nhà và trường học. Hướng dẫn cha mẹ thực hiện các hoạt động chuẩn bị cho trẻ các kỹ năng xã hội cần thiết như: Cho con tham gia các hoạt động nhóm, khuyến khích trẻ thể hiện ý kiến cá nhân; cách dạy trẻ bảo vệ bản thân trước một số tình huống thường xảy ra ở trường, những tình huống có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Giáo viên có thể tham khảo ý kiến của các giáo viên tiểu học, cung cấp một danh sách các đồ dùng cần chuẩn bị cho trẻ vào học lớp Một và gửi cho các bậc cha mẹ để cha mẹ cùng con chuẩn bị những đồ dùng cần thiết, theo quy định của trường Tiểu học. Để thực hiện hiệu quả hoạt động này, đòi hỏi giáo viên dạy các lớp 5 tuổi cần linh hoạt hướng dẫn, hỗ trợ cha mẹ trẻ giúp trẻ sẵn sàng vào lớp Một thông qua các hình thức như: Gặp gỡ giữa cha mẹ trẻ em với giáo viên Mầm non, Tiểu học; cung cấp tài liệu cho cha mẹ trẻ em; tổ chức các hoạt động tham quan, tìm hiểu về trường tiểu học, giúp cha mẹ trẻ em, đặc biệt đối với những cha mẹ trẻ lần đầu có con vào học lớp Một hỗ trợ tốt nhất cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp Một. Như vậy, để đạt được mục tiêu giúp trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp Một đòi hỏi không chỉ là trẻ sẵn sàng mà còn cần có trường học sẵn sàng, gia đình sẵn sàng. Môi trường giáo dục “Ba sẵn sàng” sẽ giúp trẻ được chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về tâm lý, khả năng học tập, sức khỏe, vật chất giúp trẻ nhanh chóng thích nghi, hòa nhập tốt và đạt mục tiêu giáo dục trong môi trường mới, làm nền tảng cho sự phát triển nhân cách sau này của mỗi trẻ. Giải pháp 5: Phối hợp với nhà trường tổ chức cho trẻ tham quan trường Tiểu học Để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng bước vào lớp Một cho trẻ thì việc cho trẻ làm quen với trường tiểu học là việc làm rất quan trọng không thể thiếu. Nơi đây sẽ là nơi trẻ học tập khi bước vào lớp Một. Thông qua chủ đề “Trường tiểu học” các cô giáo cho trẻ làm quen với đồ dùng, sách vở, bàn ghế, các hoạt động ở Tiểu học: Như chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp, các môn học… Qua đó cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về nơi mà trẻ sẽ học tập sắp tới.
- Ví dụ: Tạo hình: Cho trẻ vẽ các đồ dùng học tập ở lớp Một như vở, sách, bút, thước kẻ, tẩy, hộp bút…Cho trẻ sưu tầm tranh ảnh về trường Tiểu học để cùng cô trang trí lớp và dán vào vở thủ công. Hoạt động khám phá khoa học: Cung cấp cho trẻ một số kiến thức về trường tiểu học như khi học tiểu học các con sẽ được học các môn học như Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội,…các môn học đó không giống như ở trường mầm non, các con sẽ được biết thêm nhiều điều bổ ích, các con sẽ được học cùng trường với các anh các chị lớp trên, sẽ có nhiều bạn hơn, bạn nào giỏi sẽ được quàng khăn đỏ. Hay qua hoạt động làm quen văn học và hoạt động giáo dục âm nhạc: Cho trẻ làm quen với trường Tiểu học qua các câu truyện, các bài thơ, bài hát như “Bé vào lớp Một”, “Chào lớp Một”, “Lớp chúng mình”, “Em yêu trường em”. Qua đó giúp trẻ hiểu và gần gũi hơn với trường tiểu học và lớp Một. Phối hợp với nhà trường tổ chức cho trẻ đi tham quan trường Tiểu học. Trong buổi tham quan trường Tiểu học các Bé được dự hoạt động sinh hoạt dưới cờ của các anh chị trường Tiểu học; nghe thầy hiệu trưởng phát biểu; giao lưu văn nghệ cùng các anh chị. Tham quan các lớp học, làm quen với cô giáo và các anh chị ở các lớp trong trường Tiểu học, trẻ giao lưu tham gia các trò chơi với các anh chị tiểu học và chụp ảnh lưu niệm. Thông qua hoạt động này, tạo cho trẻ không khí vui tươi, phấn khởi và hào hứng, giúp trẻ chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bước vào lớp Một. Với mục đích giúp các con làm quen dần với môi trường học tập mới, mong muốn giúp cho các con mạnh dạn tự tin khi vào lớp Một. Tạo điều kiện cho trẻ được trãi nghiệm thực tế về chủ đề “Trường Tiểu học”, làm quen với một số hoạt động của học sinh tiểu học, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho trẻ trước khi vào lớp Một. (Phụ lục 8 9. Hiệu quả mang lại Qua một năm thực hiện đề tài chúng tôi thu được một số kết quả đạt được như sau: + Đối với trẻ: - Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tích cực tham gia các hoạt động. - Trẻ có nề nếp ăn, ngủ, vệ sinh, sinh hoạt tốt. Có ý thức tự phục vụ. Chấp hành tốt các nội quy và quy định chung của trường của lớp. Trẻ có những kỹ năng sống cần thiết: Giao tiếp tốt, biết cách tự bảo vệ bản thân, xử lý tốt một số tình huống; - Trẻ mạnh dạn, tự tin, phát triển ngôn ngữ tốt, thể hiện được suy nghĩ, nhu cầu của bản thân, tích cực tham gia các phong trào văn nghệ thể dục thể thao của trường của lớp; - Trẻ nhanh chóng thích nghi với môi trường mới và có những phản xạ phù hợp với môi trường mới; - Trẻ có vốn từ phong phú, diễn đạt mạch lạc;
- - Có các kỹ năng chuẩn bị cho hoạt động học và viết: Ngồi đúng tư thế, giở sách vở đúng hướng, cầm bút đúng cách, biết giúp đỡ cô như kê bàn ghế gọn gàng, cất dọn sách vở, đồ dùng đúng nơi quy định; - 100% trẻ nắm chắc bảng chữ cái, phát âm chuẩn; - Trẻ học tốt các kiến thức làm quen với các biểu tượng toán sơ đẳng: số lượng, xác định vị trí không gian, thời gian, hình khối; - Trẻ có hiểu biết về trường Tiểu học; thích thú khi được tham quan tìm hiểu về trường Tiểu học. + Đối với cha mẹ trẻ: Nhận thức được ý nghĩa của việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một là một vấn đề cấp bách và cần thiết. Cha mẹ trẻ hiểu rõ và không nôn nóng cho con đi học trước chương trình lớp Một. Cha mẹ trẻ rất tin tưởng và phối hợp cùng giáo viên trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. 100% cha mẹ trẻ nắm được một số kiến thức sơ đẳng để cùng phối hợp với nhà trường chuẩn bị tốt các điều kiện cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp Một cách vững chắc. 10. Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Với đề tài chúng tôi thực hiện trong năm học qua có thể áp dụng cho tất cả cán bộ quản lý, giáo viên dạy trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn huyện Duy Xuyên và tỉnh Quảng Nam. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Duy Sơn, ngày 05 tháng 4 năm 2024 Xác nhận của cơ sở công nhận sáng kiến Người nộp đơn/Đại diện những TM. HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN người nộp đơn PHÓ CHỦ TỊCH TRƯỞNG PHÒNG Nguyễn Thị Ba Nguyễn Hữu Sáu Nguyễn Thị Bích Hiệp XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ỨNG DỤNG/CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
- PHỤ LỤC
- Phụ lục 1: Hình ảnh hội thi ngày hội dinh dưỡng và sức khỏe
- Phụ lục 2: hình ảnh tổ chức hoạt động học Phụ lục 3: Hinh ảnh sinh hoạt chuyên môn ứng dụng giáo dục STEAM Phụ lục 4: Hinh ảnh hoạt động âm nhạc theo tiếp cận đa văn hóa
- Phụ lục 5: Hinh ảnh hướng dẫn cha mẹ trẻ chuẩn bị một số kỹ năng xã hội
- Phụ lục 6: Hinh ảnh hướng dẫn trẻ một số kỹ năng tự phục vụ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1794 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 24 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 25 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 44 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 50 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 14 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 13 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 25 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 16 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 21 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 18 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 8 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 14 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn