Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh tại trường mầm non
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của sáng kiến "Một số kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh tại trường mầm non" nhằm cải thiện và nâng cao sức khỏe, tránh được các nguy cơ, các tác nhân gây bệnh tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ cho trẻ mầm non.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh tại trường mầm non
- 1 SÁNG KIẾN Đề tài: “Một số kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh tại trường mầm non” Người thực hiện: Nguyễn Thị Lan Anh Chức vụ: Nhân viên y tế Đơn vị: Mầm non Thạnh Phú 2 Năm học: 2022-2023 A- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài - Chăm sóc sức khỏe là bước đầu tiên của các cá nhân, gia đình và cộng đồng với hệ thống y tế nhà nước, chịu trách nhiệm về chăm sóc sức khỏe càng gần càng tốt với các nơi mà mọi người sống và làm việc, tạo thành bước đầu tiên trong quá trình chăm sóc sức khỏe liên tục. Chăm sóc sức khỏe phải bao gồm giáo dục sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng Chúng ta cần coi trọng sức khoẻ, vì mọi người có sức khoẻ thì công tác sẽ tốt, trẻ có khoẻ thì học hành mới tốt, bố mẹ mới yên tâm gửi các cháu để công tác. Trường học cần có một môi trường an toàn - trẻ sống,vui chơi mà không có các nguy cơ xảy ra tai nạn, nơi đó trẻ khoẻ mạnh, sức đề kháng cao giúp trẻ phòng tránh được mọi bệnh dịch. Hiện nay trong điều kiện cuộc sống hiện đại, môi trường ô nhiễm vì khói bụi ,hoá chất, con người phải đối mặt với nhiều bệnh tật, với vi khuẩn, vi rút biến dị…Đặc biệt là các đợt dịch: Covid-19, sởi, cúm AH5N1, giun, tả, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, tiêu chảy…. Tình hình bệnh dịch diễn biến rất phức tạp, lây lan trong cả cộng đồng và nhất là do đặc điểm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi mầm non do cơ thể còn non nớt rất dễ mắc phải các dịch bệnh. Vì vậy công tác vệ sinh phòng bệnh trong trường mầm non là hết sức cần thiết và thiết thực - Trong công tác tham mưu cùng Ban Giám Hiệu chỉ đạo cho giáo viên để vệ sinh phòng bệnh cho trẻ là thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của người giáo viên và của toàn thể nhà trường, trẻ có sức khỏe tốt sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. - Trong những năm gần đây cùng với những thành tựu về phát triển kinh tế xã hội. Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan chức năng, gia đình và toàn xã hội quan tâm đặc biệt. Các điều kiện để trẻ em được học tập, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn. Công
- 2 tác vệ sinh phòng bệnh cho trẻ em được tăng cường hơn, song tình trạng trẻ bị bệnh sởi, đau mắt, tay chân miệng …. đối với trẻ em vẫn chưa giảm, có thể nói đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Nó đã để lại hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội. Vậy làm thế nào để phòng ngừa, giảm thiểu dịch bệnh cho trẻ em. Trước hết cần tăng cường công tác giám sát, kiểm tra của ban giám hiệu và nhân viên y tế nhà trường trong chủ động phối hợp để triển khai thực hiện nhiều giải pháp, nhiều mô hình phòng ngừa, giảm thiểu can thiệp sớm tình trạng trẻ em bị bệnh lây lan tại trường. Sau đây tôi xin đề ra “Một số kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh tại trường mầm non” 1.1. Cơ sở lý luận - Giai đoạn trẻ từ 0- 6 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển nhanh hơn bất kì giai đoạn nào khác trong cuộc đời. Đây là giai đoạn cơ thể trẻ rất non nớt, dễ bị mắc bệnh. Giai đoạn này trẻ còn nhỏ chưa ý thức được việc chăm sóc sức khỏe bản thân. Sự phát triển của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào việc chăm sóc nuôi dưỡng của người lớn. Trường lớp mầm non tập trung rất nhiều trẻ nên dễ phát sinh và lây lan các dịch bệnh, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của nhiều trẻ. Thực hiện tốt các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc vệ sinh, phòng bệnh cho trẻ là giúp trẻ có thể lực tốt, nhằm chuẩn bị tốt cho cuộc sống lâu dài của trẻ, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống người Việt Nam. 1.2. Cơ sở thực tiễn - Xuất phát từ thực tế của trường. Trẻ em là tương lai của đất nước. Để hạn chế bệnh tật ở trẻ em, bảo vệ trẻ em khỏi những bệnh tật thường gặp của trẻ ở lứa tuổi mầm non là trách nhiệm của cả cộng đồng. Trách nhiệm đó phải được bắt nguồn từ việc nâng cao ý thức của giáo viên cũng như sự quan tâm của mỗi gia đình, mỗi người dân trong việc bảo vệ con em trước những mầm mống và nguyên nhân gây ra bệnh tật cho trẻ. Bên cạnh đó, cần phải tăng cường xây dựng công tác vệ sinh và tuyên truyền đến phụ huynh về kiến thức chăm sóc vệ sinh phòng bệnh cho trẻ. 2. Phạm vi nghiên cứu và thực hiện Đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác dịch bệnh tại trường mầm non” - Nhằm cải thiện và nâng cao sức khỏe, tránh được các nguy cơ, các tác nhân gây bệnh tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ cho trẻ mầm non. B- PHẦN NỘI DUNG
- 3 1. Thực trạng vấn đề 1.1. Thuận lợi - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của phòng giáo dục đào tạo huyện Cờ Đỏ cử đi tham dự lớp tập huấn về công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong trường mầm non, sự quan tâm của chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh. - Trường Mầm Non Thạnh Phú 2 có đầy đủ các phòng học khang trang sạch sẽ cho học sinh, có tủ thuốc và được trang bị đầy đủ các loại thuốc. Có phòng y tế và nhân viên y tế. - Đội ngũ giáo viên đoàn kết, nhiệt tình. 1.2. Khó khăn: - Nhận thức của phụ huynh trong việc vệ sinh phòng bệnh cho trẻ chưa cao. - Trẻ chưa được sự quan tâm đúng mức về vệ sinh phòng bệnh ở gia đình và nhà trường. 2. Những giải pháp thực hiện Trường Mầm Non Thạnh Phú 2 là một trường thuộc vùng nông thôn phụ huynh chủ yếu sống bằng nghề nông và chăn nuôi nhỏ lẻ mức sống còn thấp phụ huynh chưa có điều kiện để quan tâm một cách tốt nhất về sức khỏe cho trẻ ở lứa tuổi mầm non. Một số ít giáo viên còn chủ quan trong việc vệ sinh phòng bệnh cho trẻ trong lớp mình. Trường Mầm Non Thạnh Phú 2 hiện đang chăm sóc 156 cháu từ 18 tháng đến 5 tuổi, có 6 nhóm lớp. Có nhân viên y tế chăm sóc sức khoẻ và hỗ trợ cân đo, làm sổ sách theo quy định chung. Địa điểm nghiên cứu: tại Trường Mầm Non Thạnh Phú 2 Thời gian nghiên cứu: trong năm học 2022- 2023 Ưu điểm: có thực hiện tuyên truyền đến phụ huynh về vệ sinh phòng bệnh có triển khai đến giáo viên về công tác vệ sinh môi trường, phòng bệnh. Hạn chế: chưa sâu sát nên tỉ lệ trẻ mắc bệnh dịch còn cao ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các cháu. Xuất phát từ thực trạng đó nên trong năm học 2022-2023 tôi đã triển khai một số biện pháp như sau: 6.1.Tập huấn bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về công tác vệ sinh phòng bệnh
- 4 Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng và phòng chống dịch bệnh cho giáo viên, nhân viên toàn trường. Tham gia các lớp tập huấn do phòng tổ chức. Cập nhật kịp thời và tìm hiểu kiến thức trong sách, báo, tạp chí, trên mạng Internet… Thực hiện tốt công tác phối kết hợp giữa các bộ phận trong nhà trường và với các cơ quan, phòng giáo dục, trạm y tế xã Thạnh Mỹ - Thông qua các cuộc họp chuyên môn triển khai cách phòng và xử trí một số bệnh thường gặp. 6.1.1. Bệnh tiêu chảy: Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em. Biểu hiện dễ thấy là trẻ đi đại tiện phân lỏng từ 3 lần/ ngày trở lên, có khi đi phân tóe nước, kết hợp với nôn. Vấn đề nguy hiểm của bệnh tiêu chảy là có thể làm chết người vì mất nhiều nước và muối trong cơ thể, gọi là kiệt nước. Tiêu chảy có thể là biểu hiện của nhiều bệnh như tả hoặc lị, thương hàn hay một số bệnh nào đó. Song vấn đề chính là khi trẻ bị bệnh tiêu chảy cần được bù nước cho cơ thể qua đường uống chứ không phải chỉ lo dùng kháng sinh hoặc tiêm truyền * Cách xử trí ban đầu: Uống nhiều nước hơn bình thường. Tốt nhất là uống dung dịch oresol. Cách sử dụng như sau: + Cách pha: Một gói oresol pha với 1 lít nước đun sôi để nguội. Nếu bạn nếm thử dung dịch này sẽ thấy vị hơi mặn. Dung dịch pha uống trong ngày, sau 24 giờ phải bỏ đi Lưu ý : Không pha gói oresol với sữa, canh, nước hoa quả hoặc nước giải khát + Cách uống: Tùy vào tình trạng mất nước của cơ thể mà cho trẻ uống nhiều hay uống ít. Thông thường trẻ có thể uống như sau - Trẻ dưới 2 tuổi: 50ml-100ml sau mỗi lần đi ngoài. - Trẻ từ 2 đến 10 tuổi: 100ml- 200ml mỗi lần đi ngoài. Nếu không có oresol có thể cho uống nước cháo muối. Ngoài ra có thể cho trẻ uống nước muối đường, nước hoa quả, nước sạch đã đun sôi, nước chè… - Chế độ ăn uống đối với trẻ: Đa số trường hợp tiêu chảy thường nhẹ, nếu sử trí như trên có thể tự khỏi. Để đảm bảo chống mệt và suy dinh dưỡng cho trẻ, nhất là trẻ nhỏ thì không được bắt trẻ nhịn ăn, uống mà trái lại cần cho trẻ ăn nhiều bữa hơn, ăn nhiều chất bổ dưỡng dễ tiêu và chất lỏng. Chỉ dùng kháng sinh khi có hướng dẫn của thầy thuốc. Tuyệt đối cấm dùng viên rửa, sài thuốc phiện để cầm ỉa chảy * Các dấu hiệu nguy hiểm cần chuyền ngay đến cơ sở y tế
- 5 - Phân tóe nước dù không mót rặn - Nôn liên tiếp - Khát nước liên tục mà không ăn uống được - Sốt - Phân có máu - Ỉa chảy liên tục 3 ngày không cầm *Cách phòng bệnh: - Hướng dẫn trẻ giữ vệ sinh thân thể, nhất là rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh - Giữ vệ sinh ăn uống: ăn sạch, uống sạch, - Dùng nước sạch: không vứt rác bừa bãi, không phóng uế bậy, tích cực diệt ruồi dán chuột bọ - Khuyên các bà mẹ cho con dưới 1 tuổi đi tiêm phòng sởi vì sởi dễ biến chứng ỉa chảy 2.1.2. Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính: - Trẻ thường bị viêm nhiễm đường hô hấp do nhiều nguyên nhân như bụi, lạnh, không khí bị ô nhiễm, gây viêm amiđam, viêm V.A, viêm họng, nặng hơn gây viêm phế quản, viêm phổi. Đặc biệt với những trẻ sống trong môi trường nhiều khói bụi. - Đa số các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, trẻ có biểu hiện ho, sốt nhẹ, sổ mũi, kém ăn, không chịu chơi…, thường tự khỏi rồi lại tự phát đợt khác. Nhưng vấn đề mà chúng ta cần quan tâm là từ viêm nhiễm thông thường có thể biến chứng thành viêm phổi với những biểu hiện sau: - Thở nhanh hơn bình thường - Ho kéo dài, mệt mỏi, chán ăn, có thể bị co giật, ngủ li bì, thở rít khi nằm yên, thở khò khè kèm theo sốt hoặc hạ nhiệt độ. - Co rút lồng ngực: khi hít vào lồng ngực phía dưới bờ sườn hoặc hõm dưới xương ức ngực ức bị co rút lõm vào. * Cách sử trí ban đầu: - Nếu trẻ chỉ ho, sốt mà không có dấu hiệu viêm phổi, chỉ cần cho trẻ uống thuốc ho, thuốc hạ sốt paracetamol ( thuốc của trẻ em theo đơn của bác sĩ) cho trẻ uống nhiều nước( kể cả nước trái cây). Nếu ho vì trời lạnh thì chống lạnh cho trẻ
- 6 và để trẻ ở nơi không khí trong lành, tránh xa nơi khói, bụi, nhất là khói bếp, khói thuốc lá. - Nếu có dấu hiệu viêm phổi như đã nêu trên cần chuyền ngay tới trung tâm y tế gần nhất, đồng thời thông báo cho cha mẹ đến chăm sóc và đón trẻ. * Cách phòng bệnh - Giữ vệ sinh nhà ở, nhóm, lớp, môi trường thoáng khí. Không đun nấu trong nhà hoặc không để trẻ hít khói thuốc lá, khói bếp, bụi bặm. - Tránh nhiễm lạnh đột ngột. Không để trẻ nằm trực tiếp xuống nền nhà - Tiêm chủng đầy đủ theo lịch, chú ý tiêm phòng bệnh sởi cho trẻ. 2.1.3. Một số bệnh thông thường về tai, mũi, họng * Viêm tai giữa: - Viêm tai giữa là một bệnh thường gặp ở trẻ em. Bệnh làm ảnh hưởng đến sức nghe và có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai xương chũm, viêm màng não… - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa, đó là viêm mũi, họng là nguyên nhân chính, thường gặp nhất là viêm V.A, viêm mũi họng, viêm xoang, cúm, sởi…, ngoài ra còn có các nguyên nhân chấn thương gây rách, thủng màng tai như ngoáy tai bằng vật cứng. Biểu hiện chính của bệnh - Đột nhiên trẻ bị sốt, có thể sốt cao đến 39 độ, giai đoạn ứ mủ có thể sốt cao 39-40 độ kéo dài. - Có những triệu chứng của viêm mũi họng như ngạt mũi, sổ mũi, ho. - Đau tai: lúc đầu ngứa, tức ở tai, sau đau tai giữ dội. Nghe kém, ù tai, chóng mặt, ấn vào nắp tai có phản ứng đau rõ. - Trẻ có biểu hiện nhiễm trùng: mệt mỏi, khó ngủ, sụt cân, có khi co giật, mệt lả - Rối loạn tiêu hóa: ỉa chảyhoặc nôn trớ, đầy bụng - Giai đoạn sau có các biểu hiện: Thấy có mủ ở ống tai, lúc đầu mủ loãng, màu vàng chanh, sau đó chuyển thành màu vàng. Sốt giảm, tiêu chảy giảm, đau tai dịu đi, hết ù tai. - Nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời bệnh sẽ có biến chứng: + Có thể viêm tai giữa cấp tính trở thành mãn tính. + Có thể viêm tai xường chũm cấp tính.
- 7 + Viêm màng não, áp xe não. - Khi trẻ có một số biểu hiện trên, giáo viên nên khuyên các bậc cha mẹ đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và có biện pháp sử lí phù hợp và kịp thời, tránh các biến chứng của bệnh *Viêm mũi cấp : Viêm mũi cấp hay gặp vào mùa đông, khi trẻ bị lạnh đột ngột. Đôi khi trở thành các dịch nhỏ trong gia đình hoặc nhà trẻ, lớp mẫu giáo. Biểu hiện chính của bệnh: - Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, đau người, nhức đầu, sốt nhẹ, hắt hơi, ngạt mũi sổ mũi - Chảy nước mũi, lúc đầu nước mũi trong, sau đục thành mủ có khi lẫn máu, trẻ bị tắc mũi gây khó thở - Ở trẻ sơ sinh thường bị sốt cao, chảy nước mũi nhiều, kém ăn, bỏ bú, hay quấy khóc Cách phòng: Chú ý cho trẻ ăn mặc phù hợp với thời tiết: Thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, tránh tắm cho trẻ ở nơi gió lùa, tránh để trẻ bị lạnh đột ngột - Điều trị V.A và viêm Amiđam sớm - Giữ cho môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng, ít khói bụi 2.1.4. Một số bệnh thông thường ở mắt * Viêm kết mạc Nguyên nhân: - Do tác nhân từ môi trường: gió, bụi, cát, ánh sáng chói, sức nóng tia X - Do các chất hóa học như iốt, cồn, axits, kiềm - Do nhiễm trùng các loại vi trùng tụ cầu, liên cầu, lậu cầu, vi rút. - Do dị ứng Biểu hiện - Trẻ có cảm giác cộm, nóng như bỏng trong mi mắt, hoặc giống như có hạt cát trong mi mắt, chảy nước mắt. Trẻ hay lấy tay dụi mắt. - Có thể sốt nhẹ Có nhiều dử mắt màu vàng hoặc màu vàng xanh. Chất này đọng thành cục, thành đám, rất dính, thường đọng ở hai góc mắt làm dính bệt các lông mi, khó mở mắt.
- 8 Cách phòng bệnh - Viêm kết màng là một bệnh hay lây, có khi thành dịch. Có loại viêm kết mạc gây tổn thương giác mạc gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Vì vậy, vấn đề phòng bệnh đặt ra rất cần thiết nhất là đối với trẻ em. - Trong nhà trẻ, mẫu giáo, nếu có trẻ mắc bệnh nhất thiết phải cách li - Trẻ phải có khăn mặt riêng, giặt khăn dưới vòi nước chảy với xà phòng, phơi nắng hoặc luộc khăn là tốt nhất. Trẻ bị một bên mắt cũng không lau cả hai mắt bằng một khăn vì sẽ lây sang mắt lành. - Dạy trẻ luôn giữ cho tay, chân sạch sẽ, không dụi tay bẩn lên mắt. - Khi đưa trẻ đi đường có gió, bụi nhiều nên cho trẻ đeo kính mắt phù hợp với trẻ * Bệnh đau mắt hột - Đau mắt hột là một bệnh phổ biến mang tính xã hội, gây ra tỉ lệ mù lòa cao. Do vậy cần. - Tuyên truyền ý thức vệ sinh, giải quyết tốt các vấn đề: nước, phân, rác. Dùng khăn sạch, mỗi trẻ có khăn mặt riêng tại gia đình và ở trường học. - Điều trị cho trẻ đang ở giai đoạn còn lây để dập tắt ổ lây. Chữa bệnh tức là phòng bệnh - Tích cực nhỏ thuốc hằng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ - Hướng dẫn trẻ giữ vệ sinh mắt như đọc sách nơi có đủ ánh sáng, hoặc xem ti vi ngồi cách 3 mét. Vận động bà mẹ có con dưới 5 tuổi đi uống vitamin A để phòng bệnh khô mắt và mù lòa. - Luôn dùng khăn sạch, khăn mặt riêng để rửa mặt, trước khi rửa mặt phải rửa sạch tay. Khi rửa mặt bao giờ cũng rửa mắt trước tiên. 2.1.5. Phòng tránh bệnh giun Tác hại của giun đối với sức khỏe của trẻ em: - Bệnh do giun gây ra là bệnh khá phổ biến ở trẻ em, nhất là trẻ lứa tuổi mầm non, nhà trẻ, mẫu giáo. Trẻ thường bị nhiễm giun đũa, giun kim. Trẻ lớn hơn có thể mắc giun móc, sán, nhưng phổ biến nhất là giun đũa - Giun đũa sống trong ruột non, ăn một phần dinh dưỡng của trẻ nên trẻ dễ bị suy dinh dưỡng. - Giun còn tiết ra chất độc làm trẻ biếng ăn, gây khó ngủ, mờ mắt, rối loạn tiêu hóa…
- 9 - Giun nhiều sẽ cuộn thành búi gây tắc ruột, giun có thể chui lên ống mật làm trẻ đau giữ dội từng cơn, gây viêm và có khi làm thủng ruột thừa, gây viêm màng bụng, nếu không phát hiện kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. - Giun có thể gây viêm phổi, làm trẻ ho, sốt kéo dài, cơ thể gầy sút, một số trường hợp có thể gây ho ra máu * Các biểu hiện thường gặp Về tiêu hóa: Trẻ ăn uống kém, hoặc có trường hợp vẫn ăn tốt nhưng không tăng cân. Đau bụng vùng quanh rốn hoặc thành cơn ở hố chậu phải. Trẻ có nhiều giun đũa thì thường đau khi đói. Trẻ có thể nôn trớ, có thể có biểu hiện lợm giọng buồn nôn lúc buỏi sáng ngủ dậy. Một số trẻ có thế có biểu hiện đi tướt. Khi có quá nhiều giun có thể thấy nôn hoặc đi ngoài ra giun. - Trẻ có biểu hiện thiếu máu, da dẻ xanh xao. - Trẻ có kém ngủ, đêm ngủ hay trằn trọc, có thể hay nằm sấp, kém tập trung chú ý. - Nếu bị nhiễm giun kim trẻ có thêm biểu hiện ngứa hậu môn, hậu môn có thể bị viêm đỏ, bé gái có thể bị viêm âm đạo. - Một số trẻ có biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi, kém ăn do ấu trùng di chuyển ở phổi. - Xét nghiệm máu thấy lượng bạch cầu axit tăng. - Xét nghiệm phân thấy trứng giun. - Sán: Trẻ bị nhiễm sán thường do ăn thịt bò hoặc một số loại thịt đỏ chưa nấu chín. Trẻ có sán thường đi ngoài ra những đoạn sán nhỏ màu trắng. Những đoạn này có chứa rất nhiều trứng ở bên trong. Cha mẹ có thể thấy những khúc sán như thế ở quần, ở trên giường của trẻ. Cách phòng chống bệnh giun: Giữ gìn vệ sinh ăn uống, rửa sạch đồ ăn, đặc biệt là rau sống. Rau sống muốn rửa sạch cần rửa từng lá dưới vòi nước chảy từ hai đến 3 lần.. - Không ăn thịt chưa nấu chín. - Rửa sạch tay trước khi ăn uống. - Cắt móng tay sạch sẽ và với trẻ nhỏ thì dạy trẻ không nên mút tay hoặc cho tay vào miệng. - Tẩy giun định kì 6 tháng 1 lần cho trẻ. Không đi chân đất vì ấu trùng giun móc có thể chui qua da kẽ chân để vào máu, phổi rồi vào ruột, kí sinh tại đó.
- 10 - Thức ăn phải được che đậy kín tránh để ruồi nhặng, rửa hoa quả sạch trước khi ăn, 2.1.6. Bệnh ngoài da: Cách phòng nhọt: - Không nên chích khi chưa có mủ, không nên ăn nhiều kẹo đường khi bị mụn nhọt - Vệ sing da hằng ngày để phòng mụn nhọt - Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ Cách phòng bệnh mụn chốc: - Sử dụng nước sạch - Đảm bảo vệ sinh cá nhân, đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ, nền nhà nên lát gạch hoặc láng si măng để dễ dàng vệ sinh - Cách li nguồn lây bệnh - Tuyên truyền giáo dục cha mẹ cách chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ 2.1.7. Sốt xuất huyết: - Là bệnh do vi rút gây ra, bệnh lây từ người sang người qua vật thể trung gian là muỗi. Bệnh có thể gây thành dịch. - Thời gian ủ bệnh thường 4-6 ngày * Biểu hiện chính của bệnh - Thường có khởi phát đột ngột, sốt cao 39 độ C đến 40 độ C, sốt liên tục. Kèm theo các triệu chứng đau nhức mình mẩy, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, kém ăn. Sau sốt hai đến ba ngày sẽ xuất huyết dưới da. Nặng hơn là chảy máu chân răng, xuất huyết nội tạng. Trẻ có thể bị hạ nhiệt độ cơ thể, tụt huyết áp, mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, trụy tim mạch. * Cách phòng bệnh: - Nếu trẻ bị sốt trong vụ dịch hoặc xung quanh có người sốt xuất huyết thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, đồng thời báo cho cha mẹ để có biện pháp xử lí phù hợp. - Cho trẻ ngủ mùng tránh muỗi đốt. - Chú ý cho trẻ uống nhiều nước và ăn nhiều bữa khi trẻ bị sốt 2.2. Công tác vệ sinh cá nhân cho trẻ trong trường mầm non
- 11 - Đóng vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe, vì vậy tôi đã có những biện pháp để tham mưu với Ban Giám hiệu chỉ đạo đến giáo viên, thực hiện tốt công tác vệ sinh bao gồm vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. 2.2.1. Vệ sinh cá nhân trẻ - Chỉ đạo công tác vệ sinh cá nhân cho trẻ ; trang phục của trẻ khi đến trường bao gồm quần áo, giầy dép, mũ.... trang phục giúp bảo vệ cơ thể tránh ảnh hưởng của môi trường vì vậy trang phục phải phù hợp với lứa tuổi, phải được thay đổi theo điều kiện thời tiết, thông qua bảng tuyên truyền, tuyên truyền đến cha mẹ trẻ - Quần áo: nên chọn loại vải sợi bông, mềm, xốp, dễ hút ẩm, không phai và có màu sắc đẹp. Quần áo có kích cỡ vừa phải để trẻ dễ mặc, dễ cởi, dễ cử động; kiểu may đơn giản, các đường may nhỏ và mềm, chun quần vừa phải và có độ giãn tốt, vừa khít với người trẻ, cúc áo vừa phải giúp trẻ dễ cài và không đau. Trong trường hợp nhà trường cần may đồng phục thì cũng cần phải đảm bảo yêu cầu trên - Giầy dép: phải có kích cỡ vừa chân, không quá 2cm mũi giầy rộng đế mền rộng để trẻ dễ đi và không ảnh hưởng đến dáng đi của trẻ. Tất cần thiết cho trẻ lúc trời lạnh, tất phải có chun giãn và vừa với chân trẻ nên có 2-3 đôi để thay thế. Mũ để mang cho trẻ lúc thời tiết lạnh là mũ len hoặc sợi tơ che kín đầu và tai, mùa hè nên cho trẻ mang mũ rộng vành khi đi học và khi dạo chơi, trong ngày cần theo dõi trẻ cởi bớt hay mặc thêm cho phù hợp với thời tiết. Chỉ đạo công tác vệ sinh thân thể ; *Đưa nội dung vệ sinh thân thể vào hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ hằng ngày, chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ giữ vệ sinh thông qua các hoạt động học tập, vui chơi, ăn ngủ, đi vệ sinh - Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh - Giữ sạch thân thể, giữ vệ sinh mắt, tai, mũi, giữ vệ sinh răng miệng - Cắt móng tay móng chân thường xuyên - Giáo viên phải giáo dục trẻ có thói quen tốt, hành vi vệ sinh văn minh và các kỹ năng tự phục vụ bản thân như giữ gìn thân thể sạch sẽ, gọn gàng, chỗ chơi, nơi chơi ngăn nắp, sạch sẽ, biết giúp đỡ lẫn nhau 2.2.2.Vệ sinh cá nhân giáo viên - Cô giáo là tấm gương về giữ vệ sinh và chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người xung quanh để trẻ học tập và làm theo, không làm lây lan bệnh tật sang trẻ và cộng đồng * Chỉ đạo công tác vệ sinh thân thể
- 12 - Chỉ đạo giáo viên thường xuyên giữ vệ sinh cá nhân để đảm bảo sức khỏe khi chăm sóc trẻ. Khi chăm sóc trẻ hai bàn tay cô giáo phải luôn sạch sẽ, giáo viên phải rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch trước khi cho trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh cho trẻ, sau khi quét rác hoặc lau nhà. - Đầu tóc phải luôn gọn gàng sạch sẽ, không để móng tay dài khi chăm sóc trẻ - Luôn giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ * Chỉ đạo vệ sinh quần áo đồ dùng cá nhân - Tranh phục của giáo viên phải luôn gọn gàng, giáo viên phải có đồ dùng vệ sinh cá nhân riêng không sử dụng chung đồ dùng cá nhân trẻ - Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho giáo viên công nhân viên 2.2.3.Vệ sinh môi trường: - Xây dựng môi trường thân thiện: An toàn mọi lúc mọi nơi cho trẻ, thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng đồ dùng đồ chơi, vệ sinh sạch đẹp, thông thoáng, nhiều cây xanh, hoa theo mùa. Tạo môi trường phù hợp, gần gũi với trẻ từ ở lớp học, nhà vệ sinh, đến môi trường xung quanh: đồ dùng ,đồ chơi tự tạo, trang trí sắp xếp theo chủ đề . - Trường mầm non là công trình phục vụ cho việc nuôi dạy trẻ trước tuổi đi học. Việc xây dựng trường mầm non đúng quy cách nhằm góp phần quan trọng vào việc nuôi dạy các cháu theo phương pháp khoa học, tạo điều kiện để rèn luyện thể lực , giáo dục ý thức trật tự, vệ sinh, giúp trẻ phát triển vệ tâm lý và năng khiếu thẩm mỹ - Môi trường liên quan mật thiết đến sức khỏe của trẻ môi trường ở trong trường mầm non là phòng học, đồ dùng đồ chơi nhà vệ sinh, nguồn nước không khí và ánh sáng. Ở lứa tuổi mầm non sức để kháng với bệnh tật còn kém, do vậy đảm bảo tốt các yêu cầu vệ sinh môi trường góp phần quan trọng vào phòng bệnh cho trẻ - Vệ sinh nuồn nước: nước không những có ý nghĩa lớn đối với nhu cầu cho cơ thể của con người mà còn là một yếu tố quan trọng trong phương diện vệ sinh. Do vậy trường mầm non có nguồn nước sạch, nước dùng cho trẻ uống phải là nước đun sôi để nguội và chỉ dùng trong 24 giờ hoặc qua máy lọc nước tinh khiết - Vệ sinh không khí: trường mầm non là nơi tập trung đông trẻ, sức đề kháng kém do vậy trẻ rất cần không khí trong sạch. Đó là không khí có đủ oxy, có nhiệt độ và đội ẩm thích hợp, ít bụi, ít vi khuẩn và không có hơi độc
- 13 - Đảm bảo hàng rào cây xanh, sân có trồng cây lấy bóng mát. Hàng ngày chăm sóc cây xanh để tạo bóng mát cho trẻ làm thay đổi không khí trong tất cả các phòng của trẻ - Hằng ngày phải thực hiện chế độ vệ sinh nền nhà 2-3 lần để đảm bảo không khí sạch - Vệ sinh phòng học: Phòng học nơi trẻ sinh hoạt cần sạch sẽ thoáng mát, tránh gió lùa, nền nhà cần lau sạch, không có mùi hôi , khai, ẩm thấp - Vệ sinh đồ dùng: Bàn ghế hàng ngày được lau bằng khăn ẩm - Đồ dùng cá nhân của trẻ được đánh dấu riêng và được giặt, rửa bằng xà phòng hằng ngày, giá phơi khăn, ca đặt nơi có ánh sáng có khăn che bụi. Đồ chơi của trẻ phải được chùi rửa hằng ngày và phơi nắng Vệ sinh sân trường nhà vệ sinh và hố rác: - Hằng ngày vệ sinh quét dọn khu sân chơi của trẻ xung quanh trường vệ sinh không để cỏ mọc um tùm, rác bừa bãi, không để nước đọng. - Nhà vệ sinh có dụng cụ làm vệ sinh riêng và phải được chùi rửa hằng ngày - Thùng rác phải có nắp đậy. 2.3. Công tác chăm sóc sức khoẻ của trẻ : - Hàng ngày theo dõi sức khoẻ của trẻ từ khi trẻ đến lớp đến khi trả trẻ. Khi chuyển mùa, khí hậu thay đổi phải chú ý để có biện pháp phòng ngừa và cấp cứu kịp thời. Ghi sổ nhật ký sức khoẻ hàng ngày, có diễn biến gì đặc biệt không. - Kiểm tra sổ nhật ký hàng ngày theo dõi sức khoẻ của trẻ ở các lớp, tủ thuốc của lớp để ngoài tầm với của trẻ chưa và chỉ có các thuốc phụ huynh gửi ghi các loại thuốc phụ huynh gửi cho con uống : tên thuốc, giờ uống, liều lượng, hạn sử dụng, chữ ký của phụ huynh. Chú ý theo dõi các cháu vừa khỏi ốm đi học. Kiểm tra sĩ số học sinh hàng ngày, tỉ lệ chuyên cần hàng tháng. Kiểm tra, đôn đốc công tác vệ sinh các lớp, các bộ phận và môi trường xung quanh trường. - Trang bị cấp cứu - Tủ thuốc của trường gồm có : Dụng cụ cấp cứu và thuốc thiết yếu. Định kỳ kiểm tra và mua bổ xung cơ sở vật chất, phương tiện, dụng cụ, thuốc men cho phòng y tế. Mua tài liệu về chăm sóc sức khoẻ và tham gia các lớp tập huấn học tập về chăm sóc sức khoẻ của trẻ do phòng tổ chức. - Đầu năm và cuối năm đều tổ chức khám sức khoẻ cho trẻ, qua đó nắm được các cháu mắc bệnh mãn tính : sau khi khám sức khoẻ, nếu cháu nào mắc bệnh thì phải nhắc nhở, hướng dẫn phụ huynh cho trẻ đi điều trị sớm.
- 14 - Nếu trẻ suy dinh dưỡng thì nhà trường và gia đình phải phối hợp vận động phụ huynh về chế độ ăn bổ xung cho trẻ : uống thêm sữa, tăng thêm bữa. Trẻ béo phì phải hạn chế đồ ngọt, chất bột đường, tăng cường vận động. Theo quy định chung của sở sổ sách y tế gồm có: -Sổ nhật ký sức khoẻ toàn trường : ghi rõ từng ngày, nếu có gì đặc biệt phải ghi ngày, giờ, tên trẻ, lớp, diễn biến, chẩn đoán, xử trí, đến khi trả trẻ về. - Sổ sức khoẻ của từng cháu : Biểu đồ sức khoẻ theo dõi cân nặng và chiều cao định kỳ (tháng 9,12,3,5 đối với lứa tuổi mẫu giáo và hàng tháng đối với trẻ nhà trẻ). Lên lịch cân đo cho từng lớp, nếu cháu nào nghỉ học sẽ cân bù vào ngày sau khi cháu đi học. -Sổ theo dõi sức khoẻ của trẻ toàn trường: số cháu cân bình thường, tỉ lệ suy dinh dưỡng, béo phì , tỉ lệ bệnh tật và tăng, giảm cân. -Sổ theo dõi trẻ suy dinh dưỡng, béo phì và mắc các bệnh mãn tính: tim , hen, động kinh, tự kỷ… 2.4. Công tác phòng chống bệnh dịch: Để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh trong trường, trước tiên mỗi người phải hiểu được quá trình dịch bệnh. Nắm vững nguyên tắc phòng chống dịch, vệ sinh trường học và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh như sau: 2.4.1. Xây dựng kế hoạch đối với công tác y tế học đường trong trường mầm non :Tổ chức tốt việc chăm sóc sức khoẻ của trẻ trong trường theo kế hoạch. * Diệt khuẩn, diệt côn trùng, diệt chuột: - Nhằm mục đích đề phòng bệnh lây lan rộng phải diệt khuẩn hàng ngày, thường làm ở nơi có người mắc bệnh. Nếu có bệnh nhân mắc, sau khi chuyển đi thì phải diệt khuẩn lần cuối để thanh toán hoàn toàn mầm bệnh. Diệt khuẩn dự phòng để ngăn chặn bệnh truyền nhiễm nảy sinh và lan rộng. Đặc biệt chú ý khử khuẩn nước, sử lý phân, rác thực hiện các quy tắc về vệ sinh cá nhân. - Thường xuyên kiểm tra định kỳ các khu vực vệ sinh và cống rãnh thoát nước một tháng hai lần. 2.4.2. Công tác phối kết hợp giữa các bộ phận trong nhà trường và cộng đồng: * Công tác Ban Giám Hiệu - Ban Giám Hiệu kịp thời chỉ đạo, đầu tư cơ sở vật chất : mua sắm trang thiết bị, đồ dùng cho các lớp đảm bảo an toàn, có lợi với sức khoẻ. Mua sắm đầy đủ
- 15 trang thiết bị y tế ,thuốc thiết yếu, thuốc sát trùng, xà phòng rửa tay phục vụ cho việc phòng chống bệnh dịch trong toàn trường. - Tuyên truyền: Việc bảo đảm cho các cháu được an toàn, khỏe mạnh là rất quan trọng. Đồng thời chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng ,cân đối các chất, đủ vitamin và khoáng chất ( đặc biệt là canxi ,B1) cũng rất cần thiết để trẻ phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần. Do đó phải hướng dẫn cho các lớp lồng ghép vào chương trình giáo dục trẻ và tuyên truyền với phụ huynh học sinh nội dung việc chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng. Tư vấn cho phụ huynh về cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với trẻ - đảm bảo cân đối, đủ chất, đủ lượng và ATVSTP. - Bệnh dịch có ảnh hưởng lớn đến tính mạng con người và cả cộng đồng, đặc biệt là trẻ em sức đề kháng còn rất yếu nên dễ mắc. Trong trường học số người tập trung đông, nhiều thành phần phức tạp do đó việc tuyên truyền giáo dục ý thức phòng bệnh là cần thiết. Đặc biệt là với phụ huynh học sinh: Có các bảng tuyên truyền ở lớp, ở những nơi mọi người hay qua lại trong trường, hoặc trao đổi trực tiếp với phụ huynh. * Công tác phối hợp với giáo viên: Phối hợp với các cô giáo lồng ghép giáo dục cho học sinh về những hiểu biết tối thiểu trong việc phòng chống dịch bệnh: Dạy trẻ cách giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh thân thể, cách nhận biết những con côn trùng có hại gây nguy hiểm tới cuộc sống... - Hàng ngày, nếu bé sốt trên 37 độ 5, giáo viên cần báo cho phụ huynh cho trẻ về nhà chăm sóc và theo dõi. - Trước khi vào lớp giáo viên cần trao đổi với phụ huynh về tình trạng sức khỏe của cháu. Nếu nhiệt độ của bé từ 37 độ 5 trở lên, phụ huynh vui lòng đưa bé về nhà chăm sóc, theo dõi. - Hạn chế cho bé ra những nơi công cộng. - Rửa tay thường xuyên cho bé trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh với xà phòng. - Kịp thời thông báo với nhà trường khi phát hiện con có các biểu hiện khác thường như: mệt mỏi, chán ăn, hay quấy khóc về đêm để nhà trường nắm được tình hình sức khỏe của học sinh và có các tư vấn cần thiết. - Khi trẻ nhiễm bệnh, không đưa trẻ tới trường, để trẻ nghỉ ngơi theo dõi tại nhà. Đưa trẻ đi khám tại các trung tâm y tế khi cơ thể trẻ sốt hoặc xuất hiện các nốt ban đỏ bất thường, đặc biệt là các nốt phồng nước, vết loét toàn thân, chân tóc, lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, lưỡi…. - Chỉ đưa trẻ quay lại lớp khi trẻ hoàn toàn bình phục, các vết phỏng nước mất hết hoàn toàn (sau 10 ngày với bệnh tay - chân - miệng, với bệnh thủy đậu thì quay lại lớp sau khi các nốt phỏng nước đã.
- 16 - Thường xuyên cho trẻ thực hiện thao tác lau mặt và rửa tay, thường xuyên kiểm tra các lớp về công tác cho trẻ làm vệ sinh. - Mở chuyên đề vệ sinh cho giáo viên học hỏi thêm kinh nghiệm * Phối hợp y tế: * Phối hợp chặt chẽ với y tế phường để có kế hoạch chủ động đối phó, không để bệnh dịch xảy ra. Định kỳ tiêm phòng vác xin cho trẻ theo quy định. - Tuyên truyền tới toàn thể cán bộ nhân viên trong trường để nắm thông tin. - Thường xuyên kiểm tra vệ sinh y tế học đường: Thường xuyên kiểm tra vệ sinh, công tác an toàn phòng dịch bệnh, theo dõi sức khoẻ của trẻ hàng ngày, báo cáo kết quả kịp thời để xin ý kiến chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường trong công tác phòng chống dịch. - Nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác. Để tham mưu với nhà trường về công tác phòng chống dịch khi ngoài cộng đồng có dấu hiệu dịch bệnh xuất hiện . Nhận và thực hiện tốt các công văn chỉ đạo của cấp trên đưa xuống, đặc biệt là các đợt dịch lớn như tả, cúm H5N1, H1N1, sốt xuất huyết. * Phối hợp với phụ huynh Để việc bảo vệ sức khỏe học sinh hiệu quả, an toàn. Nhà trường kính đề nghị các phụ huynh chủ động phối hợp với nhà trường trong các vấn đề quan trọng sau: - Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để cùng thực hiện tốt những nội dung phòng bệnh ở gia đình góp phần nâng cao hiệu quả của những biện pháp đã thực hiện ở trường . - Trường có các góc tuyên truyền với cha mẹ học sinh: Những hình ảnh và thông tin về phòng chống bệnh dịch. - Gặp gỡ, tư vấn cho cha mẹ học sinh trao đổi khi cần thiết về tình hình sức khoẻ của trẻ. * Tuyên truyền kiến thức nuôi dạy theo con khoa học . Nội dung nuôi dưỡng chăm sóc: - Tuyên truyền phổ biến nuôi dạy con theo khoa học: đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ theo từng độ tuổi, chế độ dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm, các loại bệnh theo mùa, những dịch bệnh thường gặp ở trẻ mầm non Nội dung giáo dục :
- 17 - Tuyên truyền về nội dung chương trình giáo dục mầm non được thực hiện tại cơ sở giáo dục mầm non, nhằm tạo điều kiện và thống nhất giữa trường mầm non và cha mẹ về nội dung phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp cũng như ở nhà Hình thức : - Phối hợp với giáo viên xây dựng góc tuyên truyền ở lớp với nội dung cụ thể , thiết thực, hình thức sáng tạo, phong phú, hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm của phụ huynh. Các hình ảnh và nội dung có thể sưu tầm trên tạp trí, trên mạng internet. - Góc tuyên truyền của nhà trường được bố trí hợp lí, thuận tiện cho phụ hunh theo dõi, hình thức trang trí hấp dẫn, thu hút trẻ. Đảm bảo các thông tin chính xác, ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, phù hợp, và nội dung được thay đổi thường xuyên theo tháng - Phối hợp với giáo viên trao đổi sức khỏe của trẻ qua giờ đón trả trẻ nhằm giúp phụ huynh nắm chính xác thông tin về con của họ qua các cuộc họp phụ huynh của các lớp 2 tháng/1lần Ưu điểm: Thực hiện cách làm như nêu trên toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường nâng cao hiểu biết của mình về vệ sinh phòng bệnh cho trẻ, biết cách xử lí một số bệnh có kiến thức khoa học. phụ huynh nhận rõ được sự cần thiết của vệ sinh phòng bệnh đối với con em của mình và có thêm kiến thức về nuôi con theo khoa học, trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể hơn. Vd: Trẻ có thói quen rửa tay bằng xà phòng hơn và yêu thích việc rửa tay với xà phòng. Vd: Phụ huynh quan tâm đến bảng tuyên truyền của nhà trường và của lớp hơn và hay trao đổi với giáo viên về một số bệnh và cách phòng tránh. Vd: Trong trường giáo viên có ý thức vệ sinh lớp học và vệ sinh môi trường xung quanh lớp. - Sự chuyển biến + Sau khi thực hiện các công tác đã nêu trên thì trường tôi đã có sự chuyển biến lớn trong công tác vệ sinh phòng bệnh cho trẻ trong nhà trường các lớp học ít có trẻ nghỉ học vì bệnh nên chất lượng học tập của trẻ nâng lên đáng kể. - Kết quả kiểm chứng + Qua thời gian khảo sát tôi nhận được kết quả như mong muốn, về dịch bệnh xảy ra tại trường trong thời gian vừa qua như sởi không có trẻ nào bị mắc bệnh đạt tỉ lệ 100%.Về bệnh tay chân miệng không có trẻ nào bị mắc bệnh đạt tỉ lệ 100%. Về bệnh đau mắt đỏ không có trẻ nào bị mắc bệnh đạt tỉ lệ 100%
- 18 + Khảo sát kết quả học kì I: Năm hoc 2022-2023 trẻ nghỉ học do mắc bệnh cảm sốt 16/156 trẻ, đạt tỉ lệ 10.25%, trẻ nghỉ học do viêm họng, ho 15/156 trẻ, tỉ lệ 9.61% . Khảo sát qua học kì II, năm học 2022-2023 giảm xuống đáng kể trẻ nghỉ học do mắc bệnh cảm sốt 09/156 trẻ đạt tỉ lệ 5.77%, trẻ nghỉ học do viêm họng, ho 11/156 trẻ, tỉ lệ 7.05%. - Đánh giá kết quả rút ra kết luận: + Thông qua các biện pháp trên nhà trường đã thực hiện tốt công tác chăm sóc trẻ và các quy định về cách phòng chống bệnh dịch. Chất lượng nuôi dạy trẻ tốt, trẻ khoẻ mạnh, học kì II giảm tỉ lệ trẻ bị mắc bệnh. Toàn thể giáo viên và nhân viên trong trường đều nắm vững các kiến thức về nuôi dưỡng và cách sơ cấp cứu ban đầu, phòng chống bệnh dịch. Lồng ghép kiến thức vào chương trình học của trẻ, giúp trẻ nhận thức được và có ý thức phòng dịch bệnh. + Tuyên truyền đến từng phụ huynh học sinh về cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và phòng chống một số loại bệnh nguy hiểm. + Không để xảy ra bệnh dịch trong trường. Đảm bảo môi trường xanh sạch đẹp, an toàn. 3. Tính hiệu quả - Khả năng thực hiện những biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho trẻ trong trường mầm non nêu trên, được thực hiện trong đơn vị Mầm Non Thạnh Phú trên thực tế, giáo viên trong đơn vị có khả năng xử trí một số bệnh thường gặp có thêm kiến thức về cách nhận biết và cách phòng tránh một số bệnh. Thực tế tại trường trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể có ý thức và thói quen rửa tay thường xuyên với xà phòng. - Cảnh quan trong trường và xung quanh trường lớp luôn sạch sẽ và có trồng cây xanh để tạo không khí trong lành cho môi trường. - Sáng kiến phản ánh đúng hiện thực khách quan của trường về công tác vệ sinh phòng bệnh cho trẻ. - Khả năng thực hiện sáng kiến tại đơn vị đạt 90% C. KẾT LUẬNấn đề: - Trẻ em là những mầm non là tương lai của đất nước, việc nuôi dạy và phát triển của trẻ em liên quan trực tiếp đến phồn thịnh của đất nước trong tương lai. Nếu thế hệ sau mà học tập tốt có sức khỏe tốt, phát triển cân đối có ý trí phấn đấu vươn lên, yêu nước thì đất nước sẽ ngày càng phát triển. Vì vậy trẻ em phải được bảo vệ và được chăm sóc một cách tốt nhất.
- 19 Sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên, với kết quả đạt được, bản thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau: Bản thân là nhân viên y tế luôn phải tự học tập, tham khảo tài liệu trên sách báo, qua mạng iternet, học từ các đồng nghiệp có kinh nghiệm, tham gia học chuyên đề, tự học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Từ đó rút ra bài học cho bản thân để từ đó có kiến thức vững vàng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt là về vệ sinh phòng bệnh cho trẻ . 1. Phạm vi áp dụng sáng kiến - Cơ quan áp dụng: Trường mầm non Thạnh Phú 2 – Thạnh Phú - Cờ Đỏ - TPCT. - Qua quá trình áp dụng sáng kiến tôi nhận thấy đề tài không chỉ áp dụng tốt đối với bếp ăn bán trú tại trường mầm non Thạnh Phú 2 mà còn có thể áp dụng rộng rãi đối với tất cả các trường mầm non trên địa bàn. Để thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ và phòng chống dịch bệnh ở trường mầm non là nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của phòng mầm non Vĩnh Thạnh và sự chỉ đạo kịp thời của Ban Giám Hiệu nhà trường. Trong công tác chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh phòng chống bệnh dịch ở trường chúng tôi đã thu được một số kết quả sau: - Thường xuyên báo cáo kịp thời công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và phòng chống dịch bệnh của trường lên cấp trên. - Là trường có uy tín, được sự tín nhiệm của xã hội và các bậc cha mẹ học sinh. 2. Điều kiện áp dụng và được triển khai nhân rộng - Ban giám hiệu luôn quan tâm chỉ đạo công tác chăm sóc sức khoẻ và phòng chống dịch bệnh, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ trong nhà trường. Xây dựng kế hoạch và đôn đốc các lớp, các bộ phận trong trường thực hiện tốt kế hoạch. - Phối kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và các lớp, giữa nhà trường với phụ huynh học sinh và các cơ quan hữu quan. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc trẻ, phòng chống dịch bệnh của trường đầy đủ, đúng tiêu chuẩn quy định của ngành. - Giáo viên, nhân viên nghiêm túc chấp hành quy chế, quy định của ngành về nuôi dưỡng trẻ và phòng chống dịch bệnh trong nhà trường. Có tinh thần trách
- 20 nhiệm trong công việc, yêu nghề, mến trẻ, tận tình chăm sóc nuôi dưỡng, dạy dỗ trẻ. - Các bậc cha mẹ học sinh nhiệt tình, tích cực phối hợp với nhà trường . Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong công tác vệ sinh phòng bệnh cho trẻ ở trường Mầm Non Thạnh Phú 2. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo cho sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn ! Thạnh Phú, ngày tháng 04 năm 2023 HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN Người viết CẤP TRƯỜNG ……………………………… ……………………………… Nguyễn Thị Lan Anh ……………………………… ……………………………… ………………………………
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, giáo dục tại trường mầm non
34 p | 75 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em mầm non
36 p | 30 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 23 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 38 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
21 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 32 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn