intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Phát triển nhận thức thông qua hoạt động khám phá khoa học cho trẻ Mẫu Giáo 5-6 tuổi tại trường Mầm non Hải Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Phát triển nhận thức thông qua hoạt động khám phá khoa học cho trẻ Mẫu Giáo 5-6 tuổi tại trường Mầm non Hải Thành" được hoàn thành với các biện pháp như: Tạo môi trường trong và ngoài lớp học cho trẻ trải nghiệm, khám phá; Thiết kế các hoạt động để tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm; Nâng cao phát triển kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại; Ứng dụng các thử nghiệm đơn giản vào hoạt động khám phá khoa học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Phát triển nhận thức thông qua hoạt động khám phá khoa học cho trẻ Mẫu Giáo 5-6 tuổi tại trường Mầm non Hải Thành

  1. PHẦN I. MỞ ĐẦU Lý do chọn biện pháp Phát triển nhận thức là một trong những lĩnh vực giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện. Vì thông qua hoạt động khám phá khoa học thì đứa trẻ luôn tò mò, tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng về thế giới xung quanh. Hơn thế nữa, việc khám phá khoa học là giúp trẻ  suy nghĩ nhiều hơn về những   gì trẻ nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, xem xét, phỏng đoán các sự  vật, hiện tượng xung quanh và thảo luận, chia sẻ điều trẻ nhìn thấy, điều trẻ nghĩ  hoặc điều trẻ còn băn khoăn thắc mắc. Trẻ  mẫu giáo nói chung và trẻ  mẫu giáo 5­6 tuổi nói riêng thì khả  năng  khám phá khoa học của trẻ đã đa dạng và phong phú, nhưng việc phân tích so  sánh, phán đoán của trẻ còn hạn chế, vì vốn hiểu biết của trẻ về sự  vật và hiện   tượng xung quanh còn ít. Vậy muốn đứa trẻ có thêm vốn hiểu biết thì giáo viên  chúng ta cần phải thiết kế các hoạt động hấp dẫn phù hợp với trẻ, để lôi cuốn thu   hút trẻ tham gia vào hoạt động, giúp trẻ tăng thêm phần hiểu biết về sự vật hiện   tượng xung quanh. Không những giáo viên, mà các bậc phụ  huynh, người lớn  chúng ta cần giúp cho trẻ  tăng thêm vốn hiểu biết thông qua các vật nuôi, cây  hoa lá,., sẵn có ở gia đình.  Trong năm học 2021­2022 tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi. Tôi nhận thấy rằng trẻ  trong lớp rất thích tìm tòi, khám phá  về  thế  giới và môi trường xung quanh. Tuy nhiên còn có một số  cháu vẫn còn  chậm, khả năng nhận thức của trẻ còn hạn chế, trẻ còn thụ động, chưa chú ý tập  trung khi tham gia vào các hoạt động khám phá khoa học. Bởi vậy mà tôi luôn   thiết kế các hoạt động hấp dẫn phù hợp với trẻ,  để lôi cuốn thu hút trẻ tham gia  vào hoạt động, giúp trẻ  trau dồi các quá trình: quan sát, so sánh, phân loại, thử  nghiệm, phỏng đoán, suy luận... Từ những thực tế trên tôi đã quyết định lựa chọn biện pháp: “Phát triển   nhận thức thông qua hoạt động khám phá khoa học cho trẻ Mẫu Giáo 5­6   tuổi tại trườ ng M ầm non Hải Thành”.  PHẦN II. NỘI DUNG 1. Đánh giá thực trạng 1.1. Thuận lợi Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sau mỗi lần dự giờ, tôi được Ban giám hiệu và đồng nghiệp góp ý những thiếu sót để lần sau thực hiện tốt hơn. Nhà trường đã xây dựng các góc ở môi trường bên ngoài tạo điều kiện cho trẻ vui chơi khám phá, trải nghiệm. Hàng năm nhà trường tổ chức hội thi đồ dùng đồ chơi tự làm nhằm phục vụ cho việc dạy học và các hoạt động vui chơi cho trẻ ở trường. 1.2. Khó khăn
  2. Tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng nhận thức, hiểu biết của trẻ không đồng đều, một số cháu còn nhút nhát, thụ động trẻ không được tự tin khi đưa ra ý kiến nhận xét của mình về các sự vật hiện tượng xung quanh. Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc khám phá, tìm tòi của trẻ và chưa trả lời những câu hỏi, những thắc mắc của con em mình. Một số trẻ chưa qua lớp mẫu giáo 4-5 tuổi nên trẻ chưa chủ động, tự tin khi tham gia vào các hoạt động cùng bạn. Kết quả khảo sát về quá trình trẻ tham gia vào hoạt động khám phá khoa học đầu năm như sau Tổng số Kết quả trên trẻ trẻ trong lớp Đạt Chưa đạt STT Nội dung Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng % lượng % 1 Trẻ tò mò, tìm tòi, khám phá các sự 33 20 61 13 39 vật, hiện tượng xung quanh 2 Làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán, 33 19 58 14 42 nhận xét và thảo luận. 3 Phân loại các đối tượng theo dấu hiệu 33 20 61 13 39 khác nhau 4 Nhận xét được mối quan hệ đơn giản 33 18 55 15 45 giữa các sự vật, hiện tượng 5 Nhận xét, thảo luận về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối 33 19 58 14 42 tượng được quan sát. 2. Trình bày biện pháp Nhìn vào những kết quả khảo sát đầu năm, tôi rất băn khoăn lo lắng phải làm thế nào để giúp trẻ phát triển nhận thức tốt hơn, nên tôi đã áp dụng biện pháp phát triển nhận thức thông qua hoạt động khám phá khoa học như sau. 2.1. Tạo môi trường trong và ngoài lớp học cho trẻ trải nghiệm, khám phá Môi trường là yếu tố trực tiếp tác động hằng ngày đến trẻ. Môi trường học tập, môi trường vui chơi…có vai trò quan trọng đến giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ.
  3. Đối với môi trường học tập tôi đặc biệt quan tâm đến việc trang trí lên hàng hàng đầu. Vì ở mỗi chủ đề, tôi luôn dành thời gian thiết kế môi trường lớp học sao cho phù hợp với chủ đề mà trẻ khám phá, tìm hiểu. Khi trang trí tôi chú ý thiết kế các hình ảnh động dễ tháo ra, lắp vào để kích thích tính tò mò, sáng tạo của trẻ. Bày trí đồ dùng đồ chơi tại các góc phù hợp với chủ đề. Ví dụ ở góc học tập chủ đề “Thực vật” tôi chuẩn bị một số đồ dùng như: Các loại rau củ quả, hoa, cây xanh, tranh lô tô thực vật...để nhằm giúp trẻ tìm hiểu đặc điểm của một số loại rau, củ, quả...so sánh, phân loại chúng theo các dấu hiệu đặc trưng. Bên cạnh đầu tư trang trí ở trong lớp thì tôi rất chú trọng đến môi trường bên ngoài lớp, qua việc sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ở các khu vực bên ngoài sao cho thu hút trẻ, tạo điều kiện cho trẻ khám phá, trải nghiệm có hiệu quả như: Khu vui chơi cát nước, góc khám phá khoa học, góc siêu thị, nhà quê, góc thiên nhiên để kích thích ở trẻ tính tò mò, khám phá về đặc điểm nổi bật và công dụng của một số đồ dùng đồ chơi. Thật vậy! Việc tạo môi trường trong và ngoài lớp, phong phú đa dạng nhằm kích thích cho trẻ tính tò mò linh hoạt sáng tạo khi hoạt động với đồ vật. Từ đây vốn hiểu biết về các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ được nâng cao lên một cách rõ rệt. 2.2. Thiết kế các hoạt động để tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm Trẻ mầm non là lứa tuổi rất hiếu động, thích khám phá, tìm tòi, thích được sờ, gửi, nắn…Thông qua các thao tác nhìn, sờ, nếm, ngửi…trẻ dễ dàng lĩnh hội nắm bắt và khắc sâu kiến thức. Khi tổ chức hoat động khám phá khoa học thiếu những thao tác thực hành trải nghiệm thì trẻ không tập trung, chú ý và sẽ không khắc sâu được được kiến thức hoặc mau quên. Bởi vậy mà tôi thường xuyên lựa chọn thiết kế các hoạt động khám phá khoa học phù hợp với chủ đề. Tạo điều kiện cho trẻ được tham gia trải nghiệm, quan sát các sự vật hiện tượng, sau đó trẻ chia sẽ những hiểu biết của mình với các bạn về những điều vừa trải nghiệm được. Tôi đặt những câu hỏi gợi mở cho trẻ trả lời về những đối tượng đó. Giúp trẻ rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Tổ chức các hoạt động cho trẻ khắc sâu kinh nghiệm thông qua các trò chơi, thực hành. Ví dụ: Ở chủ đề “Bản thân” khi tìm hiểu về “các giác quan trên cơ thể bé”tôi đã chia lớp thành 5 nhóm nhỏ để cho trẻ trải nghiệm về các giác quan trên cơ thê. + Nhóm 1: Tai – Thính Giác. Chơi với xắc xô, trống. + Nhóm 2: Mũi- Khứu giác. Ngửi nước hoa, vỏ cam, quýt + Nhóm 3: Da – Xúc giác. Chơi với sỏi, bông gòn, chai nước ấm, viên đá. + Nhóm 4: Lưỡi - Vị giác. Nếm các vị đường, muối, khế chua. + Nhóm 5: Mắt – Thị Giác. Quan sát các bức tranh về hoa nhiều màu sắc. Khi trẻ quan sát, tìm hiểu tương tác với các đối tượng tôi đặt những câu hỏi gợi mở như: các con chơi với đồ dùng gì? Âm thanh của xắc xô như thế nào, âm thanh của trống như thế nào, nhờ vào bộ phận gì để nhận ra âm thanh của hai dụng cụ khác nhau? Vậy tai để nghe, được gọi là giác quan gì? qua việc trải nghiệm với
  4. đồ vật như vậy trẻ tích lũy được kinh nghiệm và biết chia sẽ những kinh nghiệm cho nhóm bạn, giúp trẻ biết được chức năng các giác quan trên cở thể, qua đó giáo dục trẻ biết giữ gìn các bộ phận giác quan trên cơ thể của mình. Như vậy việc thiết kế các hoạt động tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động trải nghiệm đã giúp trẻ hoạt động hứng thú, kích thích khám phá tò mò thỏa mãn nhu cầu ở trẻ, làm tăng khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ, phát triển tư duy và giúp trẻ giải quyết những vấn đề đơn giản, trẻ tích lũy được kinh nghiệm nhằm giúp trẻ phát triển nhận thức một cách tốt hơn. 2.3. Nâng cao phát triển kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại Chúng ta muốn phát triển kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại cho trẻ, thì  cần tạo điều kiện cho trẻ  được thường xuyên trải nghiệm với các sự  vật hiện  tượng xung quanh trong tính đa dạng của chúng. Với mỗi sự vật hiện tượng trẻ  được làm quen, được quan sát, trẻ biết nhận xét về  đối tượng qua hệ  thống câu   hỏi mở  của cô, từ  đó trẻ  so sánh và phân loại được các nhóm đối tượng mà trẻ  được quan sát nhằm phát huy khả năng ghi nhớ, tư duy sáng tạo ở trẻ. Ví dụ: Chủ  đề  “Động vật” tôi tổ  chức cho trẻ  tham gia vào hoạt động “  Phân loại động vật nuôi trong gia đình” với mục đích giúp trẻ  phát triển khả  năng quan sát, so sánh, phân loại nhóm động vật nuôi. Cô chuẩn bị cho trẻ một  số  hình ảnh, tranh tô lô về các con vật sống trong gia đình. Chia trẻ thành từng  nhóm nhỏ cho trẻ quan sát, thảo luận về các đặc điểm, thức ăn, cách thức kiếm   mồi của chúng, đặc điểm sinh sản. Sau khi trẻ  quan sát và trình bày được đặc  điểm các con vật tôi đã yêu cầu trẻ so sánh giữa các con vật với nhau, khi trẻ so   sát xong, tôi tiến hành cho trẻ phân loại các nhóm con vật theo 2­3 dấu hiệu đặc  trưng như nhóm: gia cầm đẻ trứng nhóm gia súc đẻ con. Các buổi dạo chơi, thăm quan, hoạt động ngoài trời…trẻ được trực tiếp quan sát và sờ, ngửi... Từ đó vốn kinh nghiệm của trẻ với các sự vật hiện tượng xung quanh được tăng lên và các giác quan tư duy được phát triển một cách hoàn thiện hơn. Ví dụ: Cô cho trẻ quan sát bồn hoa có nhiều loại hoa, hướng trẻ nhận biết tên các loại hoa, màu sắc đặc điểm của hoa cụ thể cánh hoa như thế nào? Cho trẻ sờ cánh hoa thấy mịn và nhẵn, đưa hoa lên ngửi có mùi thơm. Sau đó cho trẻ so sánh về các đặc điểm của hoa như: màu sắc, đặc điểm của các cánh hoa (cánh tròn, cánh dài), hoa mọc chùm, hoa mọc đơn,… Thông qua biện pháp này trẻ  được phát triển về  khả  năng quan sát, so  sánh và phân loại bằng nhiều cách khác nhau được hình thành ở trẻ. 2.4. Ứng dụng các thử nghiệm đơn giản vào hoạt động khám phá khoa học Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ là học mà chơi, chơi mà   học qua đó sẽ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng. Trong khám phá khoa học việc sử dụng các thử nghiệm đơn gian luôn tạo  cho trẻ  hứng thú, kích thích trẻ  tích cực hoạt động, phát triển  ở  trẻ  tính tò mò, 
  5. ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, phát triển óc quan sát, phán đoán chính vì  vậy, mà việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi  thực nghiệm luôn đạt kết quả cao  trong hoạt động khám phá khoa học. Ví dụ: Thử nghiệm về sự nảy mầm của hạt và quá trình phát triển của cây.   Tôi chuẩn bị  các thùng xốp khác nhau và đổ  đất vào đó cho trẻ  gieo hạt  giống, hàng ngày cho trẻ  ra tưới nước cho cây và cho trẻ  quan sát theo dõi sự  lớn lên của cây là: Nảy mầm, ra lá, vươn cây. Khi trẻ quan sát tôi đặt câu hỏi gợi   mở  cho trẻ  như: Tại sao các hạt giống nảy mầm được? Tại sao cây sống được?   Qua đó giúp trẻ  giải thích và kết luận được sự  phát triển của cây, điều kiện để  cây sống được, đồng thời phát triển được kỹ năng quan sát, phán đoán tư duy ở  trẻ.  Việc tạo điều kiện cho trẻ  tham gia vào hoạt động khám phá khoa học  bằng các thử nghiệm đơn giản thì tôi thấy khả năng quan sát, phán đoán,tư  duy  của trẻ được phát triển, nhằm giúp trẻ có thêm vốn kiến thức để  phát triển nhận  thức một cách toàn diện hơn. 2.5. Thông qua kết hợp giữa giáo viên và gia đình. Trong thời kỳ công nghệ 4.0 việc phụ huynh trò chuyện trực tiếp với con  còn hạn chế, nhiều bậc phụ huynh khi về nhà thường cho con sử dụng điện thoại   thông minh, hoặc xem tivi một cách thụ động, trẻ xem quá nhiều nên ảnh hưởng   đến mắt không phát triển được khả năng phán đoán tư duy. Chính vì những điều   đó tôi đã tranh thủ  thời gian thường xuyên trao đổi với các bậc phụ  huynh hạn  chế  cho con em mình sử  dụng điện thoại, qua đó có thể  giao bài tập về  nhà để  giúp phụ huynh gần gũi với con em mình nhiều hơn vừa củng cố thêm kiến thức   cho trẻ, vừa giúp trẻ hạn chế việc sử dụng điện thoại thông minh. Ví dụ: Trong chủ đề  “Thế giới thực vật” hôm nay tôi cho trẻ  tìm hiều về  một số loại rau, thì tôi trao đổi với phụ huynh về nhà cho trẻ tìm hiểu về một số  loại rau có trong bữa ăn, cho trẻ nói lên được đặc điểm, ích lợi của các loại rau...   nhằm củng cố kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển nhận thức.  Qua việc trao đổi với phụ huynh về việc nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển nhận thức cho trẻ ở trường mầm non. Tôi nhận thấy phụ huynh rất ủng hộ và quan tâm đến con, em mình nhiều hơn, giúp trẻ phát huy tính sáng tạo, tư duy qua việc khám phá sự vật hiện tượng xung quanh ở mọi lúc mọi nơi. PHẦN III. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TRONG THỰC TẾ 1. Về phía trẻ Kết quả khảo sát các nội dung sau khi áp dụng biện pháp STT Nội dung Tổng số Kết quả trên trẻ trẻ trong
  6. Đạt Chưa đạt lớp Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng % lượng % 1 Trẻ tò mò, tìm tòi, khám phá các sự vật, 33 31 94 2 6 hiện tượng xung quanh 2 Làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn 33 30 91 3 9 giản để quan sát, so sánh, dự đoán, nhận xét và thảo luận. 3 Phân loại các đối tượng theo dấu hiệu 33 33 100 0 0 khác nhau 4 Nhận xét được mối quan hệ đơn giản 33 31 94 2 6 giữa các sự vật, hiện tượng 5 Nhận xét, thảo luận về đặc điểm, sự khác 33 31 94 2 6 nhau, giống nhau của các đối tượng được quan sát. Nhìn vào bảng khảo sát , chúng ta thấy được kết quả trẻ thực hiện các nội  dung khám phá khoa học được nâng cao rõ rệt so với đầu năm. Điều này chứng   tỏ rằng phát triển nhận th ức thông qua hoạt động khám phá khoa học cho tr ẻ  Mẫu Giáo 5­6 tuổi đã đạt đượ c kết quả  rất cao .Tôi nhận thấy, trẻ  mạnh dạn  hơn và hứng thú hơn, tự  tin hơn khi tham gia vào hoạt động khám phá, các sự  vật hiện tượng. Hơn thế  nữa trẻ  đã có khả  năng so sánh, phân loại phán đoán,  biết giải quyết những vấn đề  đơn giản và diễn đạt sự  hiểu biết của mình bằng  nhiều cách khác nhau, qua đó đã góp phần vào việc phát triển toàn diện cho trẻ. 2. Về phía giáo viên Đã nâng cao kiến thức về khám phá khoa học, nắm vững nội dung chương   trình, có kỹ năng sử dụng linh hoạt các phương pháp để thu hút trẻ tham gia vào   hoạt động theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Giáo viên thường xuyên nắm bắt nhận thức của trẻ, đặc biệt là tính tò mò,   khám phá hiểu biết của trẻ để  thiết kế  những hoạt động hấp dẫn, phong phú đa  dạng phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, từ  đó giúp trẻ  dễ  dàng lĩnh hội   kiến thức. 3. Về phía phụ huynh Đã phần nào quan tâm trò chuyện với trẻ  nhiều hơn. Chủ động phối hợp   giúp đỡ giáo viên làm đồ dùng đồ chơi, phục vụ cho hoạt động vui chơi học tập   của trẻ ở trường.
  7. PHẦN IV. KẾT LUẬN 1. Tóm tắt ý nghĩa của biện pháp Việc áp dụng biện pháp: “Phát triển nhận thức thông qua hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường Mầm Non hải Thành” đã có ý nghĩa rất quan trọng vì qua biện pháp đã kích thích sự hứng thú  và phát huy được tính chủ động, tích cực và sáng tạo. Trẻ hứng thú khi trực tiếp   được tiếp cận với sự  vật, hiện tượng, đối tượng mà trẻ  đang quan sát, đã giúp   cho trẻ  tích lũy được kinh nghiệm phát triển được vốn sống tư  duy và sự  hiểu  biết.  Giáo viên đã chủ động linh hoạt thoải mái khi tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ, không gò bó, không thụ động, không ngại khó khi cho trẻ tham gia vào các hoạt động trải nghiệm khám phá khoa học nữa. Các bậc phụ huynh đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc dạy trẻ  làm quen với khám phá khoa học, tạo điều kiện cùng với cô giáo để  trẻ  được  tham gia vào hoạt động khám phá khoa học đạt hiệu quả  cao nhất, đó cũng đã  góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 2. Kiến nghị đề xuất 2.1. Đối với nhà trường Bổ sung thêm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi trong lớp phục vụ cho các hoạt động dạy và học của cô, trẻ. Xây dựng môi trường bên ngoài hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, giúp cho trẻ được thường xuyên trải nghiệm thuận lợi. 2.2. Đối với gáo viên Tạo môi trường trong và ngoài lớp thật hấp dẫn, mài sắc hài hòa, gần gũi với trẻ. Luôn cho trẻ tham gia các trò chơi thử nghiệm đơn giản để phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ, tư duy, phân loại phân nhóm và giải quyết vấn đề trong trẻ. Tận dụng mọi cơ hội thời gian để tổ chức tích hợp khám phá khoa học, luôn lấy trẻ làm trung tâm trong mọi hoạt động giáo dục. 2.3. Đối với phụ huynh Phụ huynh tham gia đóng góp nguyên vật liệu hỗ trợ cho giáo viên làm đồ dùng đồ chơi phong phú đa dạng hơn, để phục vụ tốt cho hoạt động vui chơi học tập của trẻ. Phụ huynh cần dành nhiều thời gian để trò chuyện và chơi cùng trẻ. Trên đây là biện pháp “Phát triển nhận thức thông qua hoạt động khám phá khoa học cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hải Thành”. Kính mong được đón nhận những góp ý, bổ sung của Ban giám khảo để biện pháp đạt hiệu quả hơn.
  8. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN Hải Định, ngày tháng 11 năm 2022 CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan biện pháp trên là do tôi nghiên cứu và tự viết. NGƯỜI VIẾT Nguyễn Thị Gái Ngô Thị Minh Thanh
  9. MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I. MỞ ĐẦU 1 PHẦN II. NỘI DUNG 1-2 1. Đánh giá thực trạng 1-2
  10. 2. Trình bày biện pháp 2-5 PHẦN III. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG 5-6 BIỆN PHÁP TRONG THỰC TẾ PHẦN IV. KẾT LUẬN 6-7 1. Tóm tắt ý nghĩa của biện pháp 6 2. Kiến nghị đề xuất 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2