Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng phương pháp STEAM vào hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi tại trường mầm non
lượt xem 11
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Ứng dụng phương pháp STEAM vào hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi tại trường mầm non" nhằm tìm hiểu thực trạng của hoạt động tạo hình và áp dụng phương pháp STEAM trong việc dạy tạo hình để nâng cao chất lượng dạy trong hoạt động tạo hình ở trẻ mẫu giáo. Từ đó vận dụng những kiến thức có sẵn và qua học hỏi đề nghiên cứu và áp dụng phương pháp vào môn tạo hình nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh phù hợp với mục đích giáo dục và trình độ nhận thức của trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng phương pháp STEAM vào hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi tại trường mầm non
- ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON XÃ HỮU HOÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP STEAM VÀO HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ 3-4 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo Cấp học : Mầm non Tên tác giả : Nguyễn Thị Hiền Đơn vị công tác : Trường mầm non xã Hữu Hòa Chức vụ : Giáo viên Năm học: 2022 - 2023
- 1 MỤC LỤC Phần 2................................................................................................................................3 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...................................................................................................3 I. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN ................................................................................ 3 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ............................................................................................4 1. Thuận lợi....................................................................................................................... 5 2. Khó khăn....................................................................................................................... 5 2. Ứng dụng phương pháp STEAM vào hoạt động tạo hình ..........................................7 2.1 Quy trình tổ chức hoạt động tạo hình theo phương pháp STEAM...........................8 2.2 Ứng dụng trong tổ chức hoạt động tạo hình...............................................................8 3. Lồng ghép hoạt động tạo hình vào các hoạt động khác ............................................12 4. Dạy trẻ làm tranh, đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải........................14 5. Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh: ...............................................................15 IV. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN.........................................................................................16 Phần 3..............................................................................................................................18 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................18 1. Kết luận:......................................................................................................................18 2. Khuyến nghị:..............................................................................................................18
- Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tiến sĩ Maria Montessori đã từng nói: “Giáo dục là một quá trình tự nhiên được thực hiện bởi trẻ nhỏ và không đạt được nhờ lắng nghe mà nhờ trải nghiệm trong môi trường”. Ở Việt Nam, với phương châm “giáo dục cốt lõi lấy trẻ làm trung tâm của mọi hoạt động” thì Montessori và STEAM là hai phương pháp tiên tiến đã và đang được ứng dụng rộng rãi và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các bậc cha mẹ trẻ. Nếu như Montessori hướng tới việc phát triển những kĩ năng cá nhân cho trẻ thì STEAM lại như một luồng gió mới khi giáo dục trẻ dựa vào ứng dụng, thực nghiệm và có bổ sung yếu tố nghệ thuật. Với những ưu điểm vượt trội, STEAM đang được ứng dụng rộng khắp vào tất cả các hoạt động đặc biệt là hoạt động tạo hình. Ứng dụng STEAM vào hoạt động tạo hình sẽ giúp trẻ tiếp cận nhiều hơn với thế giới xung quanh, đưa trẻ lại gần thiên nhiên mà trong đó cô giáo là người hỗ trợ bằng việc cung cấp kiến thức, kinh nghiệm, còn trẻ được làm chủ trong chính môi trường của mình. Hoạt động tạo hình còn giúp trẻ hình thành các phảm chất, kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực, sáng tạo. Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ 3-4 tuổi. Ngoài ra, khi thực hiện hoạt động tạo hình trẻ cũng vô tình được khám phá vô vàn các quy luật của tự nhiên, xã hội. Đặc biệt, hoạt động tạo hình ngoài chức năng nổi trội nhất là phát triển thẩm mỹ thì cũng góp phần vào sự phát triển toàn diện nhận thức cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hình thức tích hợp các môn học như toán học bằng việc trẻ so sánh, tính toán khích thước, tỉ lệ các đối tượng miêu tả hay tích hợp với kĩ thuật bằng việc các trẻ đo đạc, lắp ghép các chi tiết... Phát triển thẩm mỹ là một trong năm lĩnh vực giáo dục toàn diện cho trẻ Mầm non. Với mỗi trẻ em nói chung, trẻ mầm non nói riêng đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn. Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật có nhiều màu sắc, một bông hoa đẹp, bức tranh sinh động, đồ chơi ngộ nghĩnh… Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ. Vì vậy việc giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo để ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai. Nội dung hoạt động tạo hình trong trường mầm non là một phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ rất hữu hiệu. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung
- 2 quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng tạo, ham muốn tạo ra cái đẹp. Đây là yếu tố cần thiết góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách. Để đáp ứng theo yêu cầu đổi mới hiện nay, là một giáo viên tâm huyết với nghề, với mong muốn giúp trẻ ngày càng năng động, tự tin, sáng tạo tôi đã chọn biện pháp: “Ứng dụng phương pháp STEAM vào hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi tại trường mầm non” để chia sẻ với các bạn đồng nghiệp. * Mục đích nghiên cứu: Bước đầu tìm hiểu thực trạng của hoạt động tạo hình và áp dụng phương pháp STEAM trong việc dạy tạo hình để nâng cao chất lượng dạy trong hoạt động tạo hình ở trẻ mẫu giáo. Từ đó vận dụng những kiến thức có sẵn và qua học hỏi đề nghiên cứu và áp dụng phương pháp vào môn tạo hình nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh phù hợp với mục đích giáo dục và trình độ nhận thức của trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi. * Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu: Năm học 2022- 2023 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi trong trường mầm non. Cụ thể là trẻ 3- 4 tuổi của lớp mẫu giáo bé C3 trường mầm non Hữu Hòa. * Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý luận. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. + Phương pháp điều tra + Phương pháp trực quan + Phương pháp quan sát + Phương pháp thống kê + Phương pháp khảo sát + Phương pháp đánh giá kết quả * Bảng tổng hợp đánh giá thực trạng về phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình: Trẻ đầu năm Nội dung Trẻ đạt/Tỉ lệ Trẻ chưa đạt/ Tỉ lệ Trẻ hứng thú 18/ 41% 26/ 59% Trẻ tạo ra sản phẩm 15/ 31% 25/ 69% Trẻ nói được tên 13/ 30% 31/ 70% sản phẩm của mình
- 3 Phần 2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN Phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non giúp trẻ hình thành và phát triển các kỹ năng cần thiết Nhờ vào việc kết hợp các kiến thức từ nhiều môn học khác nhau từ công nghệ, khoa học, kỹ thuật, toán học cho đến nghệ thuật, phương pháp giáo dục STEAM giúp trẻ rèn luyện và phát triển nhiều kỹ năng mềm thiết yếu như: - Kỹ năng đặt vấn đề: Trước khi bắt tay vào thực hiện bất kỳ một dự án hoặc thí nghiệm nào, học sinh mầm non được giáo viên yêu cầu phải đặt ra bài toán cần giải quyết trước khi đi tìm câu trả lời. Thông qua đó, trẻ sẽ học được cách phân tích, nhận định và dự đoán kết quả sẽ xảy ra. - Kỹ năng truy vấn: Kế tiếp, trong quá trình học tập và khám phá, trẻ phải dùng phương pháp truy vấn để đặt câu hỏi và tìm ra đáp án cho nhiều bài toán được đưa ra. Điều này giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng truy vấn. Từ đó, các em sẽ biết cách giải quyết vấn đề cho mọi tình huống khác nhau gặp phải trong cuộc sống. - Kỹ năng quan sát: Trong phương pháp STEAM, trẻ mầm non sẽ được rèn luyện được kỹ năng quan sát để tìm ra bản chất của sự vật và hiện tượng. - Kỹ năng hợp tác: Các chương trình giảng dạy áp dụng STEAM thường xuyên xây dựng các bài học giúp trẻ có cơ hội làm việc theo nhóm và hợp tác với bạn bè xung quanh. Các bé sẽ cùng đóng góp ý kiến và tìm ra giải pháp cho các vấn đề đặt ra. Qua đó, đối với mỗi bài học trẻ sẽ được học tập và nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau và phát triển kỹ năng làm việc nhóm tốt hơn. Một trong những lý do đem lại sự thành công cho phương pháp STEAM đó chính là khả năng truyền cảm hứng học tập cho học sinh mầm non. Trong quá trình học tập, các bé sẽ được tự do tìm tòi, khám phá, làm thí nghiệm khác nhau… Trẻ vừa được thỏa thích vui chơi cùng bạn bè và thầy cô, đồng thời tiếp thu một lượng lớn kiến thức và phát triển nhiều kỹ năng mềm hữu ích. Khác với những phương pháp truyền thống, phương pháp giáo dục STEAM có tính ứng dụng vào thực tiễn rất cao. Sau khi học xong, trẻ mầm non có thể tự mình vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, phương pháp này được nhiều trường áp dụng và trở thành chương trình học được rất nhiều bé yêu thích. Với trẻ mẫu giáo bé thì trẻ được hình thành kỹ năng trả lời câu hỏi, bước đầu hình thành kĩ năng khám phá các sự vật theo hiện tượng. Bước đầu hình thành khả năng tự xây dựng kiến thức thông qua việc trả lời các câu hỏi từ
- 4 những gì quan sát được, bước đầu hình thành kĩ năng sử dụng video để khám phá, bước đầu có thể hiểu vì sao đồ vật được thiết kế như vậy. Bước đầu biết chọn nguyên vật liệu đáp ứng yêu cầu của sản phẩm theo gợi ý của giáo viên, trẻ bắt đầu hình thành kĩ năng làm việc cùng nhau theo sự hướng dẫn và phân công, giám sát của giáo viên. Trẻ bắt đầu khả năng thiết kế theo khả năng của mình. Trẻ bắt đầu biết vận dụng kiến thức đã học trong quá trình thực hành vào dự án của mình với sự hướng dẫn của giáo viên, trẻ cố gắng hoàn thiện sản phẩm của mình với sự giúp đỡ của giáo viên. Thông qua các câu hòi của giáo viên, trẻ hình thành được kĩ năng trình bày, nói được các thông tin cơ bản về sản phẩm của mình. Với những ưu điểm vượt trội, STEAM đang được ứng dụng rộng khắp vào tất cả các hoạt động đặc biệt là hoạt động tạo hình. Ứng dụng STEAM vào hoạt động tạo hình sẽ giúp trẻ tiếp cận nhiều hơn với thế giới xung quanh, đưa trẻ lại gần thiên nhiên mà trong đó cô giáo là người hỗ trợ bằng việc cung cấp kiến thức, kinh nghiệm, còn trẻ được làm chủ trong chính môi trường của mình. Hoạt động tạo hình còn giúp trẻ hình thành các phẩm chất, kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực, sáng tạo. Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ 3-4 tuổi. Ngoài ra, khi thực hiện hoạt động tạo hình trẻ cũng vô tình được khám phá vô vàn các quy luật của tự nhiên, xã hội. Đặc biệt, hoạt động tạo hình ngoài chức năng nổi trội nhất là phát triển thẩm mỹ thì cũng góp phần vào sự phát triển toàn diện nhận thức cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hình thức tích hợp các môn học như toán học bằng việc trẻ so sánh, tính toán khích thước, tỉ lệ các đối tượng miêu tả hay tích hợp với kĩ thuật bằng việc các trẻ đo đạc, lắp ghép các chi tiết... II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Tham gia vào hoạt động tạo hình không chỉ là cơ hội thuận lợi để trẻ luôn được tiếp xúc với cái đẹp, rèn luyện trong việc tìm kiếm, tìm hiểu về cái đẹp mà còn nảy sinh nuôi dưỡng ở chúng hứng thú với nghệ thuật và niềm say mê nghệ thuật. Trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu các đối tượng, miêu tả nâng cao hiểu biết về các đối tượng, từ đó trẻ phát triển các hoạt động của trí tuệ như óc quan sát, tư duy tưởng tượng… Có thể khẳng định rằng hoạt động tạo hình là một trong nhưng phương tiện tích cực để trẻ mẫu giáo phát triển về mọi mặt. Tuy nhiên, về kỹ năng tổ chức hoạt động tạo hình thì không phải giáo viên nào cũng làm tốt đặc biệt đối tượng là trẻ mẫu giáo bé. Giáo viên có đủ kỹ năng, tâm huyết áp dụng vào các hoạt động có ứng dụng STEAM. Bản thân tôi đã được tham gia lớp tập huấn bồi dưỡng phương pháp giáo dục STEAM dành cho CBQL và giáo viên cốt cán các trường mầm non công lập huyện Thanh Trì.
- 5 Năm học 2022 – 2023, tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo bé C3 với tổng số học sinh là 44 trẻ: 21 trẻ trai, 23 trẻ gái trong đó trên 1/2 tổng số trẻ chưa qua lớp nhà trẻ. Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau: 1. Thuận lợi Nhà trường luôn tạo điều kiện cho các đồng chí giáo viên trong trường tham gia các lớp chuyên đề do Phòng Giáo Dục tổ chức. Khuyến khích tạo điều kiện cho chị em giáo viên học tập, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau bằng cách tổ chức các tiết thăm lớp, dự giờ, thao giảng trường để từ đó góp ý đúc rút kinh nghiệm. Lớp luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường. Trong năm học vừa qua nhận thức của phụ huynh đã được nâng cao trong việc chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục trẻ. Đã cùng phối hợp với giáo viên trong việc sưu tầm nguyên vật liệu, phế liệu phục vụ cho việc thực hành trải nghiệm của trẻ. Lớp được trang bị đồ dùng đồ chơi thuận lợi cho việc dạy và học. Bản thân là tổ trưởng chuyên môn khối mẫu giáo bé có nhiều kinh nghiệm. Đồng nghiệp cùng phụ trách lớp là những giáo viên dạy giỏi, nhiệt tình trong công việc. Nắm vững phương pháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động, nhiệt tình làm đồ chơi sáng tạo, được tham gia bồi dưỡng chuyên đề do phòng giáo dục huyện tổ chức. Phụ huynh rất quan tâm tới trẻ, thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình của trẻ, nhiệt tình tham gia ủng hộ lớp và trường trong các đợt vận động tuyên truyền. 2. Khó khăn Lớp tôi có một số trẻ còn nhút nhát. Khả năng tiếp thu của các con không đồng đều. Có nhiều trẻ nhận thức kém hơn các bạn, trẻ chưa được làm quen với các thuật ngữ tạo hình nên còn nhiều lúng túng, kỹ năng tham gia các hoạt động tập thể, làm việc theo nhóm... Trẻ chưa thực sự sáng tạo trong suy nghĩ (Trẻ Mẫu giáo bé khả năng sáng tạo, tưởng tượng… còn hạn chế) Trẻ chưa quen với việc sử dụng và ứng dụng các công nghệ trong hoạt động, chưa thực sự tích cức tham gia hoạt động trải nghiệm. Từ những thuận lợi và khó khăn đã nêu trên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm ứng dụng phương pháp STEAM vào hoạt động tạo hình cho trẻ. III. CÁC BIỆN PHÁP 1. Nghiên cứu tài liệu, xây dựng kế hoạch: Nghiên cứu tài liệu giúp tôi nắm chắc và bổ sung kiến thức liên quan đến
- 6 đề tài nghiên cứu Nghiên cứu tài liệu giúp tôi có cái nhìn tổng quát nhất về đề tài thực hiện Giúp tôi tìm ra phương pháp nghiên cứu phù hợp nhất Giúp tôi có tư duy kho học và lập luận chặt chẽ hơn để xây dựng kế hoạch * Cách làm: Đầu tiên tôi xin ý kiến chỉ đạo của ban giám hiệu, kết hợp với giáo viên trong lớp, trong khối và căn cứ vào kế hoạch của nhà trường xây dựng kế hoạch chuyên môn của khối cụ thể, rõ ràng, nêu rõ phương phướng nhiệm vụ chỉ tiêu cần đạt các mặt, đề ra biện pháp cụ thể thực hiện. Từ những thực tiễn trên, bản thân tôi luôn suy nghĩ tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo tài liệu để tìm ra những nội dung hoạt động tạo hình có ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ. Trước tiên tôi phải nghiên cứu chương trình, cập nhật thông tin từ chuyên đề, trên mạng internet, tự bồi dưỡng chuyên môn, tìm hiểu một số kiến thức về STEAM, về các hoạt động cho trẻ có thể áp dụng được phương pháp STEAM trong hoạt động tạo hình. * Kết quả: Qua nghiên cứu thực tế trên trẻ, điều tại nơi công tác, đặc điểm và ý nghĩa của các hoạt động tạo hình tôi đưa vào kế hoạch năm học, được triển khai thông qua việc áp dụng phương pháp STEAM Đường link giáo án tạo hình ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM https://docs.google.com/spreadsheets/d/1tenLtdRKZDnvTZ85RxO7gaRJx BY9fJZrTFjrVrgpNkU/edit?usp=share_link Nội dung tổ chức hoạt động tạo hình ứng dụng Tháng thực hiện phương pháp giáo dục STEAM Làm bảng tên Tháng 9 Làm đèn ông sao Tô màu trường mầm non Cắt dán các hình làm ngôi nhà Tháng 10 Giấy gói quà tặng mẹ Tô màu cái cốc Tạo hình từ lá cây Tranh lọ hoa Tháng 11 Trang trí bưu thiếp Bập bênh của thỏ trắng Tạo góc nhỏ đón Noel Tạo hình con chuồn chuồn Tháng 12 Làm cây thông Noel Ông già Noel dễ thương
- 7 In lá hoa bằng dấu vân tay Trang trí góc nhỏ nhỏ đón Tết Tháng 1 Cành đào, cành mai ngày tết Bao lì xì độc lạ Bức tranh sắc màu Tháng 2 Trang trí lễ hội mùa xuân Chế tạo chiếc máy bắn pháo hoa Làm đèn tín hiệu giao thông Làm ô tô từ nguyên phế liệu Tháng 3 Làm thuyền buồm Làm con đường Tấm thiệp yêu thương Chế tạo chiếc ô Tháng 4 Chế tạo bè phao Bè nổi Mô hình lăng Bác Tháng 5 Mô hình tháp rùa Dán trang phục bạn trai – bạn gái 2. Ứng dụng phương pháp STEAM vào hoạt động tạo hình Hiện nay, STEAM là một trong những chương trình giáo dục phổ biến nhất cho trẻ ở giai đoạn đầu đời. Giáo dục STEAM giúp kích thích khả năng tư duy và tính hiếu học của trẻ. Đối với trẻ từ 3 – 4 tuổi, mô hình STEAM có mục tiêu là tạo cho trẻ cơ hội học tập trải nghiệm, qua đó trẻ sẽ có những kiến thức, kỹ năng thực tế cuộc sống để tạo ra những sản phẩm ý nghĩa. Ngoài ra, các giờ học STEAM cũng khuyến khích trẻ khám phá, tìm tòi về thế giới xung quanh và phát huy năng lực tư duy sáng tạo, tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề. Trải nghiệm STEAM cũng khơi dậy niềm yêu thích của trẻ đối với bộ môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán, Nghệ thuật và làm tiền đề thuận lợi cho các bậc học sau. Nói như vậy không có nghĩa là dạy học STEAM là để giáo dục học sinh trở thành các nhà khoa học, toán học, kỹ thuật viên hay kỹ sư mà đây là phương pháp xây dựng, rèn rũa cho học sinh những kỹ năng để sử dụng, vận dụng và phát triển trong xã hội công nghệ hiện đại. Việc ứng dụng STEAM vào hoạt động tạo hình cũng không phải là để giúp trẻ tạo ra những sản phẩm đẹp hơn, lạ mắt hơn mà mục tiêu chính là thông qua quá trình thực hiện, thao tác với các nguyên liệu tạo hình trẻ được hình thành và phát triển các kỹ năng từ đó trẻ được rèn luyện và hình thành tư duy để đáp ứng với những nhu cầu của xã hội hiện đại đang ngày càng phát triển. Ảnh minh họa tại phụ lục 2.1
- 8 Trước đây, với lối dạy học truyền thống, trẻ được giáo viên hướng dẫn trẻ sử dụng các kỹ năng như vẽ, nặn, cắt, dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm. Khi ứng dụng phương pháp STEAM vào hoạt động tạo hình, vẫn dựa trên các kỹ năng đó tôi tìm tòi sáng tạo bổ sung thêm các nội dung mới để trẻ không bị nhàm chán nhưng đảm bảo phù hợp với lứa tuổi của trẻ sao cho không quá khó hoặc quá dễ, giúp trẻ được củng cố các kỹ năng tạo hình đã học, mở rộng thêm các kỹ năng mới nhằm phát triển khả năng sáng tạo vượt trội cho trẻ. Cho trẻ dùng phấn để vẽ tranh trên nền gạch sân trường, vẽ tranh cát, xếp tranh đá sỏi ở khu vui chơi sáng tạo… Ảnh minh họa tại phụ lục 2.2 Tạo hình in đơn giản: Sử dụng các khuôn in tự nhiên và các khuôn in do cô sáng tạo (khuôn làm từ rau củ, khuôn từ đáy chai nhựa, lõi giấy, lá cây, nắp chai, vỏ ngao…) Tổ chức hoạt động tạo hình từ bàn tay, bàn chân, vân tay: Trẻ sử dụng vân ngón tay và cả bàn tay, bàn chân để sáng tạo tranh. Tạo hình từ những nguyên vật liệu thiên nhiên: sỏi, đá, lá cây, cành cây, rơm, hoa cỏ khô….các nguyên liệu vừa dễ tìm và vừa bảo vệ môi trường. Tạo hình bằng cách thổi màu, phết màu: yêu cầu kỹ năng trẻ làm: Trẻ dùng ống hút thổi màu nước thành bức tranh. Tổ chức hoạt động làm thủ công và đồ handmade đơn giản: Hướng dẫn trẻ làm một số đồ chơi đơn giản như: ô tô, máy bay, các con vật. Hướng dẫn trẻ làm một số đồ dùng, đồ chơi như bưu thiếp, trang trí khung ảnh, ống bút, búp bê. 2.1 Quy trình tổ chức hoạt động tạo hình theo phương pháp STEAM Quy trình tổ chức hoạt động tạo hình Quy trình tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 3-4 tuổi theo phương pháp cho trẻ 3-4 tuổi theo phương pháp truyền thống STEAM - Tạo hứng thú, giới thiệu - Tạo hứng thú, giới thiệu - Hướng dẫn quan sát - Hướng dẫn quan sát: Cho trẻ trải nghiệm và chia sẻ - Hướng dẫn thực hành - Hướng dẫn thực hành: Phân tích - Tổ chức cho trẻ thực hành - Tổ chức cho trẻ thực hành: Áp dụng - Tổ chức đánh giá - Tổ chức đánh giá 2.2 Ứng dụng trong tổ chức hoạt động tạo hình Hoạt động tạo hình là quá trình trẻ chơi sáng tạo với màu nước và vô vàn nguyên liệu, điều này tạo cơ hội cho trẻ biết sử dụng phối hợp các nguyên liệu khi tạo ra các sản phẩm, đây là tiền đề để trẻ biết cách kết hợp các nguyên liệu bất kì mà trẻ thu lượm được khi tham gia hoạt động tạo hình * Phương pháp trải nghiệm:
- 9 Cách làm: Giáo viên khuyến khích trẻ tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tặng cường, hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội. Trải nghiệm: Trẻ làm thực hiện một hoạt động tuân theo các hướng dẫn cơ bản về an toàn, tổ chức hoặc quy định về thời gian, trẻ làm trước khi được hướng dẫn cụ thể về cách làm Chia sẻ: Trẻ chia sẻ lại các kết quả, các điều quan sát cảm nhận được trong phần hoạt động được thực hiện của mình. Trẻ học cách diễn đạt và mô tả lại rõ ràng nhất các kết quả của trải nghiệm và mối liên quan của chúng. Phân tích: Trẻ cùng thảo luận nhìn lại cả quá trình trải nghiệm, phân tích và phản ánh lại. Tổng quát: Liên hệ những kết quả và điều học được từ trải nghiệm với các ví dụ trong cuộc sống thực tế. Bước này thúc đẩy trẻ suy nghĩ về việc có thể áp dụng những điều học được vào tình huống tương tự hoặc các tình huống khác – thực hành. Ảnh minh họa tại phụ lục 2.3 * Phương pháp nhóm: Cách làm: Dạy học theo nhóm là một hình thức dạy học, trong đó trẻ thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được trẻ thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập. Xác định chủ đề, mục đích: giáo viên và trẻ cùng nhau đề xuất ý tưởng. Cần tạo ra một tình huống xuất phát, chứa đựng một vấn đề hoặc đặt một nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống. Cần chú ý đến hứng thú của trẻ cũng như ý nghĩa xã hội của đề tài. Giáo viên có thể giới thiệu một số hướng đề tài để trẻ lựa chọn và cụ thể hóa. Trong trường hợp thích hợp, sáng kiến về việc xác định đề tài có thể xuất phát từ phía trẻ. Giai đoạn này còn được mô tả thành hai giai đoạn là đề xuất sáng kiến và thảo luận về sáng kiến. Thực hiện: Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân. Trong giai đoạn này trẻ thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành, những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Kiến thức lý thuyết, các phương án giải quyết vấn đề được thử nghiệm
- 10 qua thực tiễn. Trong quá trình đó sản phẩm của nhóm và thông tin mới được tạo ra. Trình bày sản phẩm: Kết quả thực hiện có thể được trình dưới dạng một bức tranh, sản phẩm cụ thể... Sản phẩm cũng có thể là những hành động phi vật chất, chẳng hạn việc biểu diễn một vở kịch, việc tổ chức một sinh hoạt nhằm tạo ra các tác động xã hội. Đánh giá: giáo viên và trẻ đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được. Kết quả: Tăng tính chuyên cần, nâng cao tính tự lực và thái độ học tập Kiến thức thu được tương đương hoặc nhiều hơn so với những mô hình dạy học khác do khi được tham gia vào nhóm trẻ sẽ trách nhiệm hơn trong học tập so với các hoạt động truyền thống khác trong lớp học. Có cơ hội phát triển những kĩ năng phức hợp, như tư duy bậc cao, giải quyết vấn đề, hợp tác và giao tiếp Có được cơ hội rộng mở hơn trong lớp học. Ảnh minh họa tại phụ lục 2.4 * Phương pháp lấy trẻ làm trung tâm Phương pháp lấy trẻ làm trung tâm là đặt đứa trẻ vào vị trí trung tâm của hoạt động giáo dục, xem cá nhân mỗi trẻ với những nhu cầu, hứng thú và năng lực riêng vừa là chủ thể, vừa là mục đích của quá trình đó. Vị trí của trẻ: - Trẻ được tham gia vào các hoạt động với các lớp, trong nhóm nhỏ và cá nhân - Trẻ được tự đề sướng hoạt động - Trẻ được tự lựa chọn các hoạt động - Trẻ được khuyến khích nói lên và chia sẻ ý tưởng của mình. Vai trò của giáo viên trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: - Tôn trọng trẻ - Chấp nhận sự khác biệt, đa dạng, độc đáo của mỗi trẻ và gia đình - Tin tưởng vào thành công của mỗi trẻ - Mở rộng việc học tập cho mỗi cá nhân - Tăng cường tiếp nhận cá nhân, nhóm nhỏ khi hướng dẫn trẻ - Xác nhận và đáp ứng sự hiểu biết, sở thích, ý tưởng, kĩ năng của từng trẻ - Tạo cơ hội cho trẻ tích cực hoạt động - Tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào hoạt động phù hợp với khả năng, nhu cầu và hứng thú cá nhân.
- 11 - Sử dụng hiệu quả những cơ hội bất chợt xảy ra trong các sự kiện và thói quen hàng ngày để hướng dẫn kĩ năng, kiến thức và thái độ của trẻ - Chuẩn bị môi trường và cung cấp đồ dùng, đồ chơi, học liệu theo trình tự nội dung và hoạt động - Sử dụng ngôn ngữ phong phú, rõ ràng, đúng ngữ pháp, biểu cảm khi hướng dẫn trẻ - Hướng dẫn trẻ hiểu được các mục đích của hoạt động giáo dục - Hỗ trợ trẻ trong quá trình hoạt động bằng cách khuyến khích, gợi mở Ảnh minh họa tại phụ lục 2.5 * Phương pháp kiến tạo và phát triển Cách làm: Phương pháp dạy học dựa trên lý thuyết kiến tạo là một trong những phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp này coi trọng vai trò chủ động của trẻ trong quá trình học tập, chủ động xây dựng hiểu biết cho bản thân, tự kết nối thông tin mới với thông tin hiện tại để thông tin mới có ý nghĩa hơn và tạo nên các thông tin mới khác. Việc học tập không phải diễn ra nhờ quá trình chuyển thông tin từ giáo viên đến não bộ của trẻ, thay vào đó, mỗi trẻ tự xây dựng hiểu biết hợp lý mang tính cá nhân của riêng trẻ. Ngoài ra, việc giáo viên cũng cần tích cực sử dụng nguyên vật liệu tái chế trong hoạt động tạo hình. Mục đích: Giáo viên sử dụng đồ dùng học tập một cách linh hoạt Tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc, cọ sát với thế giới xung quanh Nội dung: Khi tổ chức hoạt động tạo hình, cách thức giáo viên cho trẻ tương tác với các đồ dùng học tập, nguyên vật liệu tái chế đóng vai trò quan trọng. Cần chú ý khi đưa các đồ dùng, nguyên vật liệu tái chế đến với trẻ một cách tự nhiên, thoải mái, tạo cảm giác thích thú khi trẻ được tiếp xúc với chúng Hãy cho trẻ trải nghiệm thay vì cấm đoán. Hãy để trẻ “bẩn” theo cách mà chúng muốn. Chúng sẽ học được nhiều điều từ những trải nghiệm đa giác quan này. Và đó chính là cách giáo viên hỗ trợ tạo cơ hội để trẻ tự tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc của mình. Giáo viên sẽ là người quan sát trẻ hoạt động. Từ đó sẽ phát huy tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức của trẻ tạo hứng thú học tập và sự sáng tạo không ngừng của mỗi trẻ. Ngoài ra, giáo viên cần xây dựng nội dung tạo hình và cách tổ chức hoạt động tạo hình một cách phong phú, linh hoạt phù hợp với khả năng của trẻ. Ảnh minh họa tại phụ lục 2.6
- 12 Kết quả: Các con đã được trải nghiệm các hoạt động tạo hình với nhiều hình thức khác nhau và tạo ra các sản phẩm tạo hình đẹp mắt, có thẩm mỹ và sáng tạo 3. Lồng ghép hoạt động tạo hình vào các hoạt động khác Hoạt động giáo dục ở mẫu giáo là một quá trình giáo dục có mục đích, có kế hoạch với nhiều hình thức, phương pháp khác nhau. Mỗi hoạt động đều nhằm đạt được một mục đích nhất định vì thế hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Tôi đã lựa chọn nội dung tích hợp hoạt động STEAM phù hợp cho từng hoạt động như sau: Cách làm: 3.1 Hoạt động học: * Hoạt động khám phá: - Trong phần cuối của hoạt động khám phá, cô gợi mở cho trẻ một số câu hỏi để phát huy tính sáng tạo của trẻ - Với bài khám phá: “Gia đình của bé” khi giáo dục trẻ về tình cảm, cách thể hiện tình cảm của trẻ với người thân trong gia đình, cô gợi mở cho trẻ cách làm một số đồ dùng dành riêng cho người thân sao cho phù hợp với lứa tuổi, mục đích sử dụng, nhu cầu riêng của mỗi thành viên trong gia đình. Ảnh minh họa tại phụ lục 3.1 * Làm quen với văn học - Tất cả những câu chuyện trong chương trình giáo dục cho trẻ 3-4 tuổi đều được chọn lọc và mang ý nghĩa giáo dục cho trẻ - Ở mỗi câu chuyện đều có thể giáo dục cho trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu gia đình và đây là cơ hội để cô khơi gợi lên cảm xúc của trẻ, cho trẻ được mong muốn thể hiện tình cảm của mình thông qua tạo ra những sản phẩm phù hợp theo nội dung của từng chủ đề mà co giáo mong muốn - Những câu chuyện mang tính giải thích hiện tượng khoa học mang lại cho trẻ những trải nghiệm, sự tò mò thú vị và cơ hội để trẻ mang những kiến thức đó vào các hoạt động khác để trải nghiệm Ảnh minh họa tại phụ lục 3.2 * Hoạt động làm quen với toán: - Hoạt động cho trẻ làm quen với toán với việc hình thành kĩ năng toán sơ đẳng góp phần đáng kể để trẻ tham gia hoạt động STEAM . Trong mỗi bài học với những khái niệm khác nhau trẻ lại được tham gia các hoạt động vui chơi khác nhau. Cô giáo chọn lựa những nội dung ôn luyện sau tiết học mang tính ứng dụng thực tế để cho trẻ biết cách sử dụng các khái niệm toán khi giải quyết vấn đề để tạo ra sản phẩm trong hoạt động STEAM
- 13 Ảnh minh họa tại phụ lục 3.3 3.2 Hoạt động góc: Trong hoạt động góc, chúng tôi tạo điều kiện cho trẻ hoạt động một cách tích cực, để trẻ phát huy được khả năng, tính sáng tạo và luôn có mong muốn khám phá những điều mới lạ, đặc biệt là những góc có nội dung, thành phần của phương pháp STEAM. * Góc khám phá: - Cho trẻ tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, thí nghiệm để phát hiện tính khoa học trong mỗi thí nghiệm. - Cho trẻ chơi các trò chơi với những đồ dùng của bộ môn kĩ thuật: Cưa, tua vít, ốc vít, búa, đinh.. Ảnh minh họa tại phụ lục 3.4 *Góc toán: - Cho trẻ chơi những trò chơi, đồ chơi có mục đích ôn luyện. - Phát hiện tính logic. - Ứng dụng của khái niệm toán vào cuộc sống. Ảnh minh họa tại phụ lục 3.5 * Góc tạo hình: - Trẻ sử dụng kỹ năng tạo hình và tạo ra sản phẩm theo hướng dẫn. - Phối hợp các kỹ năng tạo hình để tạo ra sản phẩm, ứng dụng các kỹ năng đó trong cuộc sống. - Vẽ, sáng tạo theo tưởng tượng. Ảnh minh họa tại phụ lục 3.6 * Góc sách truyện: - Tăng cường cho trẻ các loại sách, hình về khoa học, sách hướng dẫn thí nghiệm - Sách hướng dẫn sử dụng dụng cụ kĩ thuật đúng cách và an toàn Ảnh minh họa tại phụ lục 3.7 3.3 Hoạt động ngoài trời: - Hoạt động STEAM trong hoạt động học được diễn ra chọn vẹn trong 45 phút đồng hồ, khi áp dụng cho hoạt động ngoài trời, ta có thể chia nhỏ ra từng nội dung cho từng ngày hoạt động trong tuần và cuối tuần ta có thể có được sản phẩm chọn vẹn. - Khám phá thiên nhiên: Với mục đích giúp trẻ liên tưởng ra một bức tranh toàn cảnh các sự vật hiện tượng, giáo viên thông qua việc trò chuyện với trẻ sẽ hỏi trẻ về bất cứ thứ gì có thể liên quan đến mối tượng miêu tả. Ví dụ: “ Khi chúng mình nặn một vật gì hoặc con gì thì các con sẽ nặn những gì?” Giáo viên cố gắng khuyến khích trẻ mô tả càng chi tiết càng tốt Ảnh minh họa tại phụ lục 3.8
- 14 3.4 Hoạt động chiều: - Tùy theo mục đích của từng tháng, tuần và nội dung của hoạt động cô cho trẻ xem hình ảnh minh họa sinh động các video, clip về cấu tạo, mục đích sử dụng - Cho trẻ chơi các trò chơi trắc nghiệm vui vẻ để trẻ ôn luyện, mở rộng kiến thức về các nội dung cung cấp ở hoạt động học. - Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tập thể để tăng cường tình đoàn kết, sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ được chơi. Ảnh minh họa tại phụ lục 3.9 Kết quả: Trẻ được trải nghiệm rất nhiều trong các hoạt động tại lớp 4. Dạy trẻ làm tranh, đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải Sản phẩm của hoạt động tạo hình là một dạng sản phẩm đặc biệt, trong sản phẩm đó chứa đựng tâm hồn, cảm hứng của người tạo ra nó, nó còn là ngôn ngữ riêng để biểu đạt tình cảm của người sáng tạo ra và phương tiện giúp trẻ đạt được mục đích đó là sự sáng tạo nghệ thuật ở trẻ. Sự sáng tạo nghệ thuật có thể có ở khắp nơi, tôi đã tận dụng các nguyên liệu có sẵn dễ kiếm dễ tìm xung quanh bé dạy trẻ làm đồ chơi như vỏ chai, vỏ bưởi, nắp nút, ống hút, đồ chơi lắp ghép, khối gỗ, những đồ vật dụng cụ gần gũi dễ tìm kiếm giúp trẻ và người thân trong gia đình cùng nhau hoạt động. Giáo viên giới thiệu nguyên vật liệu, cung cấp cho trẻ mẫu, hướng dẫn trẻ làm, có giới thiệu mở rộng, động viên khích lệ trẻ sáng tạo. Kịp thời gửi lời động viên, thư khen ngợi chia sẻ với phụ huynh khi trẻ có những sản phẩm sáng tạo, thẩm mĩ. Chủ đề bản thân, tôi cho trẻ làm nhà tạo mẫu tạo ra các trang phục ngộ nghĩnh bằng lá cây, các bông hoa (chủ yếu lá vàng và lá khô), hay trang trí chiếc mũ ngày Halloween… Tôi đã lên kế hoạch, thảo luận cùng đồng nghiệp xây dựng vi deo hoạt động và gửi bài tới phụ huynh để phụ huynh hướng dẫn trẻ tự làm hoặc sắp xếp sáng tạo những chiếc lá, cánh hoa thành bộ sưu tập thời trang đáng yêu giành cho bé. Chủ đề thế giới động vật, tôi hướng cho các con lấy lá cây to nhất làm thân cá lá nhỏ hơn làm đuôi cá lá nhỏ nhất làm vây cá, hay dạy trẻ cách làm con trâu bằng lá: Chọn chiếc lá to, dài nhất xé hai cạnh lá gần cuống từ ngoài vào trong dùng đoạn dây dài buộc vào cuống, buộc giây giữa thân lá làm thân trâu… Chủ đề thực vật, tôi dạy trẻ làm tranh bông hoa từ lá khô…bằng những nguyên liệu tưởng như bỏ đi: lá cây, hoa, cành cây .... Chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên, tôi dạy trẻ làm phao bơi bằng những nguyên liệu như: giấy đã qua sử dụng, giấy đề can, băng dính hai mặt, đất
- 15 nặn. Tôi hướng dẫn trẻ cách cuộn giấy rồi vặn giấy thật chặt giúp giấy rắn chắc, sau đó dùng băng dính, dính chặt hai đầu, nắn cho chiếc phao thật tròn, sau đó gắn những bông hoa xốp để tạo thành chiếc phao, hay lắp ghép bể bơi bằng nắp nút, trang trí cho khu bể bơi bằng cổng hoa. Trong ngày tết Hàn Thực (3/3 âm lịch) tôi gửi thông báo hoạt động tới phụ huynh để con tham gia hoạt động trải nghiệm nặn bánh trôi vừa giúp trẻ có kĩ năng nhào, nặn tạo ra sản phẩm vừa tạo được sự vui vẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng gia đình. Chủ đề phương tiện giao thông, tôi dạy trẻ làm những chiếc tàu, thuyền, buồm, ô tô, xe máy, tàu hỏa bằng lá cây, vỏ hộp sữa chua, vỏ hộp thuốc, vỏ hộp sữa, đồ dùng đồ chơi lắp ghép, vỏ bưởi, giấy màu… Ảnh minh họa tại phụ lục 4.1 Ảnh minh họa tại phụ lục 4.2 Kết quả: Dưới sự hướng dẫn của cô giáo qua các giờ hoạt động, các con đã tự làm ra được rất nhiều đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải. Điều này không những làm tăng khả năng tạo hình cho các con mà còn giúp các con biết tận dụng những nguyên vật liệu tưởng chừng như bỏ đi lại làm ra những đồ dùng có ích góp phần bảo vệ môi trường chung. 5. Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh: “Cha mẹ là những người thầy đầu tiên của con”. Nếu cha mẹ đi cùng với con suốt quãng đường đời đặc biệt là những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho bé khi trưởng thành. Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường, ngay từ đầu năm học, chúng tôi luôn tiếp xúc phụ huynh với một thái độ tích cực thân thiện mạnh dạn trao đổi cụ thể với phụ huynh nắm bắt kịp thời những thông tin về đặc điểm tâm lý mức độ hiểu biết và khả năng nhận thức của trẻ. Ảnh minh họa tại phụ lục 5.1 Cách làm: Xuất phát từ vai trò của gia đình và mục đích phối kết hợp giữa phụ huynh và giáo viên trong đảm bảo chất lượng công tác giáo dục trẻ trong buổi họp phụ huynh đầu năm của lớp tôi đã tuyên truyền cho phụ huynh hiểu những ưu điểm của STEAM để phụ huynh hiểu, phối hợp với giáo viên và tích cực cho con tham gia hoạt động STEAM tổ chức tại nhà trường, lớp trong năm học 2022- 2023. Thông qua việc trao đổi với phụ huynh, cô giáo có thể nắm bắt được tình hình của trẻ qua đó đánh giá một cách khách quan về trẻ để có những biện pháp thích hợp với mỗi cá nhân trẻ. Tôi thực hiện bằng cách, trong cuộc họp phụ
- 16 huynh đầu năm tôi nói lên ý nghĩa tầm quan trọng của hoạt động tạo hình tới 100% phụ huynh của lớp. Mặt khác, hàng tuần tôi tuyên truyền với phụ huynh qua Zalo nhóm, gmail, trang tính, các phiếu kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh. Qua đó phụ huynh, thấy được sự phát triển của con em mình như thế nào và có biện pháp phối hợp với cô giáo kích thích trẻ tự hoạt động một cách tốt nhất ở trường mầm non cũng như ở gia đình. Ảnh minh họa tại phụ lục 5.2 Song song với việc gửi bài tập về nhà để phụ huynh hướng dẫn các con, tôi còn gửi đường link, scan, gửi bài tập để phụ huynh cùng con hoạt động tại nhà. Tôi đã gửi rất nhiều video cho phụ huynh qua zalo và Gmail, trang wedside nhà trường. Với biện pháp trên, đã giúp phụ huynh nhận thức đúng đắn hơn về cô giáo mầm non cũng như tầm quan trọng của hoạt động tạo hình, từ đó tôi động viên, khuyến khích phụ huynh mua thêm đồ dùng, giấy, bút, vở bé tập tô màu các chủ đề,…hay tìm các hình ảnh sinh động trong sách báo, tạp chí, để phụ huynh có thể dạy trẻ tô màu, xé, dán…trang trí trên các trang ảnh giúp trẻ có nhiều kỹ năng hơn. Giáo viên gửi thư khen động viên tới trẻ đồng thời nhắc nhở phụ huynh động viên trẻ kịp thời khi trẻ có sự cố gắng. Kết quả: Với biện pháp trên, đã giúp phụ huynh nhận thức đúng đắn hơn về cô giáo mầm non cũng như tầm quan trọng của hoạt động tạo hình, từ đó tôi động viên, khuyến khích phụ huynh mua thêm đồ dùng, giấy, bút, vở bé tập tô màu các chủ đề,…hay tìm các hình ảnh sinh động trong sách báo, tạp chí, để phụ huynh có thể dạy trẻ tô màu, xé, dán…trang trí trên các trang ảnh giúp trẻ có nhiều kỹ năng hơn. Giáo viên gửi thư khen động viên tới trẻ đồng thời nhắc nhở phụ huynh động viên trẻ kịp thời khi trẻ có sự cố gắng. IV. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN Qua thực tế một năm học nghiên cứu áp dụng đề tài “Một số biện pháp ứng dụng phương pháp STEAM vào hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi tại trường mầm non” tôi thấy đạt được kết quả như sau: * Đối với trẻ: Trẻ hứng thú với hoạt động do cô tổ chức, trí tưởng tượng phong phú hơn Trẻ sẵn sàng bày tỏ những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân. Trẻ tích cực say mê trong việc thử nghiệm để tạo ra sản phẩm Ý thức trong mọi nhiệm vụ được giao, có sáng tạo, bộc lộ khả năng của bản thân. Kỹ năng tạo hình của trẻ tốt hơn
- 17 Trẻ có kỹ năng hoạt động nhóm tốt hơn * Đối với giáo viên: Bản thân tôi cũng rút ra được những kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động STEAM cho trẻ. Có kỹ năng tổ chức các hoạt động một cách tự tin, linh hoạt, trao gửi tình yêu thương tới trẻ và nhận được tình cảm, sự gần gũi, yêu thương từ trẻ. Tạo được môi trường phong phú phù hợp với nội dung của từng chủ đề. Đưa kiến thức khoa học đến gần trẻ một cách tự nhiên Tích cực hơn trong việc nghiên cứu tài liệu mới để mang lại nhiều hoạt động thú vị hơn, phù hợp nội dung chương trình, phù hợp với nhu cầu tìm hiểu của trẻ. * Đối với phụ huynh: Phụ huynh rất vui khi con được tiếp cận với chương trình mới, hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Phụ huynh đã nhận thức được việc kết hợp với nhà trường, thường xuyên chia sẻ về trẻ với cô giáo sẽ mang lại mọi điều tốt đẹp cho trẻ. Tôn trọng và tin tưởng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Có sự tuyên truyền từ phụ huynh này tới phụ huynh khác để giúp các phụ huynh hiểu được mục tiêu của nhà trường là: “Tất cả vì các con thân yêu”. Thường xuyên trao đổi với giáo viên về sự thay đổi, cá tính, sở thích, năng khiếu của con.
- 18 Phần 3 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Với việc áp dụng phương pháp STEAM giúp trẻ dễ dàng hóa kiến thức, trẻ sẽ không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra những sản phẩm cho cuộc sống hàng ngày. Trẻ được làm thí nghiệm, tham gia các hoạt động thực tiễn để rút ra kết luận, kinh nghiệm cho hoạt động học, đồng thời có thể ghi nhớ lâu hơn. Ở độ tuổi mầm non, phương pháp STEAM lại càng phát huy được tính hiệu quả. Trẻ mầm non không học qua lý thuyết khô khan mà cần được trải nhiệm trực quan. Cách học này sẽ kích thích sự tò mò, khám phá nơi trẻ, ngoài ra còn có thể khơi gợi trí tưởng tượng của con. Hoạt động tạo hình có ứng dụng phương pháp STEAM là phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, giúp trẻ có lòng ham mê với nghệ thuật, hướng tới cái đẹp trong cuộc sống. Các giáo viên không chỉ đơn giản là người giảng dạy, mà còn là người hỗ trợ trẻ. Trong quá trình thực hiện thu được kết quả tích cực trên trẻ, tôi thấy đó là thành quả xứng đáng cho những nỗ lực không chỉ riêng cá nhân tôi mà cho tập thể cô và trẻ lớp mẫu giáo bé C3. Điều đó không ngừng thúc đẩy tôi, không ngừng hoàn thiện bản thân, luôn tìm tòi học hỏi, mong có thể góp phần hình thành những nhân cách tốt ở trẻ Sau một năm áp dụng các biện pháp trên tôi đã thu được kết quả sau: * Bảng tổng hợp so sánh đánh giá thực trạng về tạo hình của trẻ đầu năm và cuối năm: Trẻ đầu năm Trẻ cuối năm Nội dung Trẻ đạt/ Trẻ chưa đạt/ Trẻ đạt/ Trẻ chưa đạt/ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ % Tỉ lệ % Trẻ hứng thú 18/ 41% 26/ 59% 40/ 91% 04/ 09% Trẻ tạo ra 15/ 31% 25/ 69% 38/ 86.3% 6/ 13.7% sản phẩm Trẻ nói được tên sản phẩm 13/ 30% 31/ 70% 41/ 93% 03/ 07% của mình 2. Khuyến nghị: Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng trong năm học. Việc ứng dụng phương pháp STEAM vào hoạt động tạo hình giúp trẻ được rèn luyện kỹ năng tạo hình nhằm phát triển khả năng sáng tạo vượt trội của trẻ, phát huy được tính sáng tạo, chủ động tích cực theo cách riêng của mình. Các nội dung hoạt động tạo hình trở nên phong phú, đa dạng hơn, trẻ được trải nghiệm nhiều hình
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi Làm quen chữ cái trong trường mầm non
22 p | 191 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non
12 p | 107 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Các bước xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ lứa tuổi mầm non
20 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thông qua công tác chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng năm học 2020-2021
14 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi C ở trường Mầm non 2/9
20 p | 162 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non
24 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Kinh nghiệm chỉ đạo Giáo viên thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
21 p | 122 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc tổ chức chuyên đề trong trường mầm non
20 p | 63 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên mầm non nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non
13 p | 59 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Xây dựng đội ngũ đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non
16 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ
6 p | 150 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non
23 p | 104 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Làm thế nào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non
13 p | 113 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao
36 p | 100 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II
24 p | 93 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non tại Trường MN Tân Mai
13 p | 132 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi ở trường mầm non
19 p | 102 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
33 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn