intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm môn văn mẫu giáo 4-5 tuổi – Cáo, thỏ và gà trống

Chia sẻ: Nguuyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

190
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cáo, thỏ và gà trống Ngày xửa ngày xưa trong khu rừng nọ có một con Cáo và một con Thỏ. Cáo có một ngôi nhà bằng băng, còn Thỏ có một ngôi nhà bằng gỗ. Mùa xuân đến, nhà Cáo tan ra thành nước, còn nhà Thỏ vẫn nguyên vẹn. Cáo xin sang nhà Thỏ sưởi nhờ rồi đuổi luôn thỏ ra ngoài. Thỏ vừa đi vừa khóc. Một lát sau Thỏ gặp bầy Chó. Bầy Chó hỏi Thỏ: - Tại sao Thỏ khóc?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm môn văn mẫu giáo 4-5 tuổi – Cáo, thỏ và gà trống

  1. Sáng kiến kinh nghiệm môn văn mẫu giáo 4-5 tuổi – Cáo, thỏ và gà trống Cáo, thỏ và gà trống Ngày xửa ngày xưa trong khu rừng nọ có một con Cáo và một con Thỏ. Cáo có một ngôi nhà bằng băng, còn Thỏ có một ngôi nhà bằng gỗ. Mùa xuân đến, nhà Cáo tan ra thành nước, còn nhà Thỏ vẫn nguyên vẹn. Cáo xin sang nhà Thỏ sưởi nhờ rồi đuổi luôn thỏ ra ngoài. Thỏ vừa đi vừa khóc. Một lát sau Thỏ gặp bầy Chó. Bầy Chó hỏi Thỏ: - Tại sao Thỏ khóc? - Làm sao mà tôi không khóc được? Tôi có một ngôi nhà bằng gỗ, còn Cáo có một ngôi nhà bằng băng. Mùa xuân đến nhà Cáo tan ra thành nước, Cáo xin sang nhà tôi sưởi nhờ rồi đuổi luôn tôi ra khỏi nhà. - Thỏ ơi , đừng khóc nữa – Bầy chó an ủi Thỏ – Chúng ta sẽ đuổi được Cáo đi, bầy Chó cùng Thỏ đi về nhà Thỏ. Bầy Chó nói – Gâu! Gâu! Gâu! Cáo cút ngay đi! Cáo ngồi trên bệ lò sưởi nói vọng ra: - Ta mà nhảy ra thì chúng mày tan xác! Bầy Chó sợ quá chạy mất. Thỏ ngồi dưới bụi cây và khóc. Một con Gấu đi qua, Gấu hỏi: – - Tại sao Thỏ khóc? - Làm sao mà tôi không khóc được? Tôi có một ngồi nhà bằng gỗ, còn Cáo có một ngôi nhà bằng băng. Mùa xuân đến, nhà Cáo tan ra thành nước, Cáo xin sang nhà
  2. tôi sưởi nhờ rồi đuổi luôn tôi ra khỏi nhà. - Thỏ ơi đừng khóc nữa? Gấu nói – Ta sẽ đuổi được Cáo đi! - Không! Bác Gấu ơi, Bác không đuổi được đâu. Chó đuổi mãi không được thì bác đuổi làm sao được? - Ðuổi được chứ! Gấu nói giọng cương quyết – Gấu và Thỏ về đến nhà Thỏ, Gấu gầm lên : - Cáo cút ngay! Cáo ngồi trên bệ lò sưởi nói vọng ra: - Ta mà nhảy ra thì chúng mày tan xác! Gấu sợ quá chạy mất. Thỏ lại ngồi dưới bụi cây và khóc. Một con gà trống mào đỏ đi qua, vai vác một cái hái. Gà trống thấy Thỏ khóc, bèn hỏi: - Tại sao Thỏ khóc? - Làm sao tôi không khóc được? Tôi có một ngôi nhà bằng gỗ, còn Cáo có một ngôi nhà bằng băng. Mùa xuân đến nhà Cáo tàn thành nước, Cáo xin sang nhà tôi sưởi nhờ rồi đuổi luôn tôi ra khỏi nhà. - Ta về nhà đi, tôi sẽ đuổi được Cáo. - Không! Anh không đuổi được đâu. Chó đuổi mãi không được, Gấu đuổi mãi không được thì anh đuổi làm sao được! - Thế mà tôi đuổi được đấy, nào đi! Gà trống và Thỏ cùng về nhà Thỏ. Gà trống cất tiếng hát: Cúc cù cu Ta vác hái trên vai Ði tìm cáo gian ác Cáo ở đâu ra ngay ! Cáo sợ quá bảo: - Tôi đang mặc quần áo. Gà trống lại hát: Cúc cù cu
  3. Ta vác hái trên vai Ði tìm cáo gian ác Cáo ở đâu ra ngay! Cáo nói: - Cho tôi mặc áo bông đã! Lần này thì gà quát lên: Cúc cù cu Ta vác hái trên vai Ði tìm cáo gian ác Cáo ở đâu ra ngay! Cáo từ trong nhà gỗ nhảy vọt ra, chạy biến vào rừng. Từ đó, Thỏ lại được sống trong ngôi nhà của mình. Theo truyện dân gian Liên Xô. Ðọc và kể chuyện văn học trong vườn trẻ năm 1976. I.Yêu cầu: - Trẻ hiểu nội dung truyện. Thông qua nội dung giáo dục trẻ y êu mến và biết giúp đỡ bạn. - Biết đánh giá các nhân vật trong truyện: Cáo độc ác, Thỏ, Chó, Gấu tốt bụng nhưng nhút nhát, Gà trống dũng cảm biết giúp đỡ bạn. - Trẻ kể lại truyện. II. Chuẩn bị: - Rối bìa hoặc tranh vẽ minh họa truyện: Tranh l: Cáo ở trong ngồi nhà bằng gỗ, Thỏ ngồi ngoài khóc. Tranh 2: Một bầy Chó và một chú Thỏ đang khóc. Tranh 3: Thỏ đang khóc và chú Gấu to. Tranh 4: Gà trống vác hái, cạnh ngôi nhà bàng gỗ.
  4. III. Cách tiến hành: - Kể diễn cảm: + Giọng của Thỏ buồn rầu, giọng của Cáo thì quát nạt (ở đoạn cuối khi gà trống đuổi thì giọng của Cáo hoảng sợ) Giọng của gà trống dõng dạc, hùng dũng. Giọng của Chó nhanh nhảu, giọng của Gấu hiền từ chậm rãi. + Chú ý đến các câu lặp lại làm sao Thỏ khóc Mỗi nhân vật Chó, Gấu, Gà hỏi Thỏ bằng một giọng khác nhau. Câu: “Cúc cù cu cu, ta vác hái trên vai …” được lặp lại 3 lần, khi kể cô giáo cũng phải thể hiện mức độ cương quyết tăng dần lên, lần thứ 3 thì quát lên như ra lệnh. + Câu “Làm sao mà tôi không khóc được …” của Thỏ cũng phải thể hiện mức độ buồn rầu và thất vọng tăng dần ở 3 lần nói. - Kể trích dẫn và làm rõ các: + Cáo độc ác (trích đoạn Cáo xin sang nhà Thỏ sưởi nhờ rồi đuổi luôn Thỏ ra ngoài và chiếm nhà của thỏ. Khi Chó, Gấu đuối Cáo thì Cáo quát nạt, dọa dẫm). + Thỏ tốt bụng nhưng nhút nhát (trích đoạn Thỏ cho Cáo sang sưởi nhờ. Khi bị Cáo chiếm nhà Thỏ không dám đuổi Cáo mà chỉ ngồi khóc). + Chó, Gấu tốt bụng nhưng cũng nhút nhát như Thỏ (trích đoạn Chó, Gấu hỏi vì sao Thỏ khóc và rủ Thỏ về nhà để đuổi Cáo giúp Thỏ. Cáo mới quát một câu, Chó, Gấu đã chạy) + Gà trống dũng cảm biết giúp đỡ bạn (trích đoạn Gà trống đuổi Cáo). - Câu hỏi: Cáo có một ngôi nhà làm bằng gì? Tại sao Cáo sang nhà Thỏ xin trú nhờ ? Tại sao Thỏ ngồi khóc dưới gốc cây? Ðầu tiên ai đã đến an ủi Thỏ? Bầy Chó có đuổi được Cáo không? Tại sao? Sau khi bầy Chó chạy đi, ai đã lại đến an ủi Thỏ? Gấu có đuổi được Cáo không? Tại sao? Sau khi Gấu đi khỏi, ai dã đến an ủi Thỏ?
  5. Gà trống đã làm thế nào để đuổi được Cáo? Tại sao Gà trống lại đuổi được Cáo? - Nếu các cháu không nói được các từ đánh giá các nhân vật, cô có thể gợi ý cho các cháu. Thí dụ: Gấu và Chó nhát gan, nghe Cáo dọa nạt vội vã bỏ chạy. - Gà trống rất dũng cảm. - Khi cho trẻ kể lại truyện, cô chú ý nhắc trẻ thể hiện đúng ngữ điệu giọng của từng nhân vật. Cô giáo đã dẫn truyện, các đoạn đối thoại cả lớp cùng kể. Hoặc mỗi cháu nhận một vai, cô dẫn chuyện và cùng trẻ kể lại dưới hình thức đóng kịch.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2