Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục vệ sinh môi trường ở Trường Tiểu học Nguyên Bình B
lượt xem 2
download
Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho giáo viên có kiến thức về môi trường, giáo viên là tấm gương cho trẻ, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở trẻ từ kiên trì thực hiện những việc làm hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường và giáo dục trẻ biết yêu quý và gần gũi với môi trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục vệ sinh môi trường ở Trường Tiểu học Nguyên Bình B
- MỤC LỤC STT ĐỀ MỤC TRANG 1 Mở đầu 1 2 Lí do chọn đề tài 1 3 Mục đích nghiên cứu 1 4 Đối tượng nghiên cứu 2 5 Phương pháp nghiên cứu 2 6 Nội dung 2 7 Cơ sở lí luận của sáng kiến 2 8 Thực trạng 3 9 Giải pháp 4 10 Hiệu quả 15 11 Kết luận – kiến nghị 16 12 Kết luận 16 13 Kiến nghị 16 I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn SKKN:
- Môi trường là vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại và của mỗi con người. Bảo vệ môi trường và giáo dục học sinh bảo vệ môi trường đã được Đảng, Nhà nước ta quan tâm. Hiện nay môi trường đã đang bị huỷ hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do tiến trình công nghiệp hoá, sự yếu kém về khoa học xử lý chất thải, sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của con người. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đã được xác định chủ yếu là do các hoạt động của con người như: Chặt phá rừng, sản xuất công, nông nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt, dân số tăng nhanh, do các phong tục tập quán của người dân như: đốt nương làm rẫy, canh tác, việc săn bắt động vật hoang dã, tình trạng khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi… đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống trên Trái Đất gây mất cân bằng sinh thái, tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng đe doạ chất lượng cuộc sống, sức khoẻ của con người; khí hậu toàn cầu đang thay đổi, hạn hán, lũ lụt, lỗ thủng tầng ôzôn, làm tan băng, ... ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của xã hội. Giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách có tính toàn cầu, vấn đề có tính khoa học, tính xã hội sâu sắc. Giáo dục bảo vệ môi trường rất cần thiết cho các em học sinh những chủ nhân tương lai của đất nước. Ở lứa tuổi các em tiểu học lứa tuổi bắt đầu làm quen và bắt chước nên giáo dục môi trường cần phải tích hợp trong các môn học và tổ chức các hoạt động hình thành kĩ năng sống phù hợp với độ tuổi. Làm thế nào để hình thành cho các em ý thức bảo vệ môi trường và thói quen sống vì một môi trường xanh sạch đẹp. Là cán bộ quản lí, tôi thấy việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh là rất cần thiết. Vậy phải giáo dục như thế nào mới có hệ thống và hiệu quả cao. Tôi đã chọn và nghiên cứu và đưa ra sáng kiến kinh nghiệm này cùng đồng nghiệp tham khảo: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục vệ sinh môi trường ở Trường Tiểu học Nguyên Bình B” 2. Mục đích nghiên cứu: Giáo dục môi trường không những chỉ cho hôm nay và cho cả ngày mai. Nhằm xây dựng một trường học ‘‘xanh sạch đẹp’’ và xã hội trong lành. Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho giáo viên có kiến thức về môi trường, giáo viên là tấm gương cho trẻ, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở trẻ từ kiên trì thực hiện những việc làm hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường và giáo dục trẻ biết yêu quý và gần gũi với môi trường. Mỗi giáo viên là một tuyên truyền viên về giáo dục học sinh bảo vệ môi trường trong nhà trường và cả cộng đồng . Từ đó hình thành cho trẻ kĩ năng thói quen tốt biết sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp học và ngoài trời gọn gàng ngăn nắp, biết 2
- bỏ rác đúng nơi quy định, biết chăm sóc cây xanh và chăm sóc các con vật nuôi. Hình thành cho trẻ có thái độ thiện cảm, bảo vệ môi trường. Đồng thời có phản ứng đối phó với các hành vi xấu như: vứt rác bừa bãi nơi công cộng , dẫm đạp cây xanh ... Tuyên truyền các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng có kiến thức cơ bản về giáo dục bảo vệ môi trường và tích cực tham gia các hoạt động làm “xanh sạch đẹp” môi trường và làm gương cho trẻ, cùng giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường . 3. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh trường tiểu học Nguyên Bình B. 4.Phương pháp nghiên cứu: Trao đổi với các bộ phận môi trường. Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát. Nghiên cứu tài liệu, công văn chỉ thị của các cấp. Rút kinh nghiệm. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Giáo dục môi trường nhằm giúp cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của hệ thống môi trường thiên nhiên cũng như môi trường nhân tạo. Từ đó giúp con người có những hành vi đối xử “ thân thiện” hơn đối với môi trường. Mục tiêu giáo dục môi trường nhằm trang bị cho cộng đồng những kĩ năng hành động bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và thiên nhiên. Môi trường và bảo vệ môi trường đã và đang là một vấn đề được cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm. Chất lượng môi trường có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển bền vững đối với đời sống con người. Môi trường là một khái niệm quen thuộc và tồn tại xung quanh chúng ta. Có nhiều quan niệm về môi trường nhưng chúng ta có thể hiểu: Môi trường tự nhiên; Môi trường nhân tạo; Môi trường kinh tế xã hội. Ba môi trường này tác động lẫn nhau và tác động trực tiếp tới con nguời. Môi trường sống của con người là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Con người chịu tác động từ môi trường và ngược lại con người tác động trở lại môi trường. Môi trường bao gồm thành phần không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác. 3
- Chỉ đạo giáo dục môi trường để bảo vệ môi trường là những hành động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra, khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, hàng ngày, hàng giờ con người vẫn tiếp tục khai thác và sử dụng một số lượng khổng lồ những nguồn tài nguyên thiên nhiên như than đá, dầu mỏ, các loài sinh vật... Ở một số nơi, sự khai thác quá mức đã khiến cho nguồn tài nguyên này bị lâm vào tình trạng suy kiệt một cách trầm trọng. Thực tế đã cho thấy, thiệt hại về môi truờng là những thiệt hại có tính nghiêm trọng, thiệt hại môi trường làm phát sinh những thiệt hại tiềm ẩn trong đó có thể dẫn tới thiệt hại cho tính mạng, sức khởe và tài sản của con người. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.1.Thực trạng môi trường ở Việt Nam, Thanh Hóa và huyệnTĩnh Gia. Hiện nay ở nước ta bình quân mỗi ngày các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất độc hại khác. Có nơi hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thủy lợi tạo ra những cánh đồng hạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, nguồn nước sạch. Ở Thanh Hóa có bốn khu công nghiệp, ..., 80% dân sống bằng nông nghiệp nên mức độ ô nhiễm môi trường tăng lên do hoạt động sản xuất công nghiệp và hoạt động của các nhà máy, nông dân dùng thuốc trừ sâu. Tại huyện Tĩnh Gia hiện nay chưa có bãi rác chứa tập trung, lượng rác thải của khu công nghiệp và dân cư nhiều, ý thức thu gom rác và xử lí rác thải của một số người dân còn hạn chế nên ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và ô nhiễm môi trường. 2.2. Thực trạng việc giáo dục vệ sinh môi trường hiện nay : Trong các trường Tiểu học nói chung và trường Tiểu học Nguyên Bình B nói riêng đã có nhiều cố gắng đáng kể trong công tác giáo dục vệ sinh môi trường cho học sinh như giáo dục thông qua việc tích hợp vào các môn học, trong các buổi hoạt động ngoại khóa song hiệu quả đem lại chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề này là: *.Về phía giáo viên. Một số trường học giáo viên chỉ giáo dục vệ sinh môi trường chưa giáo dục học sinh có ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. Giáo viên thường chú trọng đến nội dung kiến thức trọng tâm của tiết dạy, giáo dục môi trường thường bị sao nhãng bởi các lý do: Phần liên hệ được coi là phần 4
- phụ; Giáo viên ít có kiến thức thực tế do ngại tìm tòi, nghiên cứu nên học sinh chưa ý thức được sự nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường. Theo cấu trúc chương trình sách giáo khoa các môn học được lồng ghép tích hợp nội dung bảo vệ môi trường ở nhiều bài thường được đưa vào mục liên hệ ở cuối của bài nên giáo viên chú tâm vào những nội dung chính của bài, còn thời gian mới liên hệ hoặc bỏ qua phần liên hệ thực tế cho các em. Thông thường giáo viên chỉ thiết kế nội dung bài học theo sách giáo khoa, ít có kiến thức thực tế nên học sinh không được cung cấp những kiến thức thực tế, kiến thức không được mở rộng dẫn tới việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em chưa đạt được hiệu quả cao. Từ những lí do đó ý thức bảo vệ môi trường của học sinh chưa được nâng cao. * Về phía học sinh. Việc nắm bắt kiến thức, nhìn nhận vấn đề còn mông lung, chưa hiểu rõ ý nghĩa của việc vệ sinh bảo vệ môi trường. Học sinh ít được tiếp xúc với thực tế nên chưa ý thức được mức độ nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường, còn thờ ơ trước sự ô nhiễm môi trường. Chưa tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, nơi học tập và sinh sống, bản thân một số học sinh là tác nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường. Minh chứng cho điều này là hiện nay các em vẫn còn xả rác bừa bãi, bẻ cây, bẻ cành và thờ ơ trước những hành động gây ô nhiễm môi trường ... Hiện nay đa số học sinh chưa có kỹ năng thực hành trong các hoạt động bảo vệ môi trường, chưa biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. Vì vậy ý thức bảo vệ môi trường của học sinh là chưa cao. Ví dụ khi hỏi các em: Để giữ gìn trường lớp sạch đẹp em phải làm gì ? Câu trả lời của các em là : Thường xuyên quét dọn, không vứt rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường…nhưng trên thực tế, các em vẫn không thực hiện được nội dung các em đã trả lời, vẫn tiện tay ăn quà xong vứt rác vào bồn hoa hoặc sân trường, nhiều em xé giấy ném ra sân trường, quét vệ sinh hất rác sang lớp khác, vẫn còn nhiều em vẽ bậy lên tường.... * Kết quả khảo sát về ý thức bảo vệ môi trường của học sinh trường Tiểu học Nguyên Bình B năm học 2015 2016 như sau: Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh Tổn Ý thức tốt Có ý thức Chưa có ý thức Năm g số học học SL % SL % SL % sinh 2015 186 25 13,0 % 74 39,7% 87 47,3% 2016 5
- 3. Những giải pháp chỉ đạo giáo dục vệ sinh môi trường ở trường Tiểu học Nguyên Bình B: 3.1.Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của giáo viên, phụ huynh, học sinh: Những năm học trước, đại bộ phận giáo viên và học sinh nhận thức chưa tốt về công tác vệ sinh môi trường. Giáo viên chỉ dành nhiều thời gian cho các nội dung học môn chính còn việc giáo dục môi trường là phần phụ nên có phần sao nhãng công tác giáo dục vệ sinh môi trường, học sinh chủ yếu đến trường học văn hóa còn công tác vệ sinh môi trường đã có người lớn lo, nhà trường đã thuê người dọn vệ sinh hàng ngày nên ý thức tự giác trong công tác giữ gìn vệ sinh môi trường ở học sinh chưa cao. Để nâng cao nhận thức của mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh, tôi đã triển khai đầy đủ các văn bản, chỉ thị của Bộ giáo dục và đào tạo, của các ban ngành về công tác vệ sinh môi trường qua buổi họp hội đồng, buổi sinh hoạt chuyên môn và gửi văn bản qua gmail đến từng cá nhân. Thông qua các văn bản, nhà trường đã triển khai và xây dựng kế hoạch thực hiện, triển khai đến tất cả cán bộ giáo viên để mọi người thấy rõ tầm quan trọng của công tác vệ sinh môi trường. Đồng chí giáo viên Tổng phụ trách Đội phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền thông qua các buổi chào cờ, các buổi sinh hoạt Đội thiếu niên, Sao nhi đồng, qua các tiết sinh hoạt lớp, buổi ngoại khóa,…tổ chức cho các em xem băng hình và tổ chức buổi truyền thông cho tất cả cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh về thực trạng môi trường hiện nay qua họp phụ huynh 3 lần/ năm, ngoài ra, nhà trường còn tuyên truyền thông qua hệ thống khẩu hiệu như: “Cùng đồng hành vì môi trường xanh sạch đẹp an toàn”; “Trường lớp khang trang xanh sạch đẹp”;“Hãy giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch đẹp”; “ Sân trường em không có rác” Qua tuyên truyền giáo viên và học sinh biết được những việc mình nên làm, những việc không nên làm để có một môi trường “ xanh sạch đẹp” Tuyên truyền là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả cao tác động đến ý thức bảo vệ môi trường. Vì vậy từ năm học 2016 2017 nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh đã nâng lên rõ rệt. 100% giáo viên đã thực hiện nghiêm túc việc bảo vệ môi trường và giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường qua các bài học và các hoạt động khác, học sinh nhìn chung đã có ý thức tốt về công tác giữ vệ sinh bảo vệ môi trường. 6
- 3.2. Chỉ đạo giáo dục môi trường trong các môn học: Việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong một số tiết học là bắt buộc. Qua việc dự giờ thăm lớp và khảo sát chất lượng học sinh về những nội dung liên quan đến môi trường cho thấy: Nếu giáo viên chỉ dạy những kiến thức đơn thuần mà chưa chú ý đến việc lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh thông qua từng tiết dạy thì họ bỏ qua một cơ hội giáo dục môi trường bền vững cho học sinh. Ngoài việc chuyển tải những kiến thức, giáo viên phải biết cách lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục môi trường qua từng bài giảng (từng mảng kiến thức) cho học sinh thì sẽ thu được hiệu quả to lớn trong việc giáo dục môi trường cho các em. Muốn có sức thuyết phục học sinh trong tiết dạy người giáo viên phải nắm được trong chương trình dạy có những bài nào, chương nào, phần nào có thể lồng ghép được kiến thức bảo vệ môi trường. Là người quản lí chuyên môn tôi đã tìm hiểu và đưa nội dung này cho giáo viên vào trong các buổi sinh hoạt chuyên môn và hướng dẫn giáo viên thực hiện qua giờ dạy thực nghiệm. 7
- Hình ảnh giờ học Giáo dục Kĩ năng sống về Bảo vệ môi trường Tôi đã tổ chức tập huấn các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên về giáo dục môi trường. Năm học 20162017 được sự hỗ trợ của Hội phụ huynh nhà trường mở lớp tập huấn rèn luyện kĩ năng sống và triển khai các hoạt động ngoại khóa trong đó có tổ chức sự kiện bảo vệ môi trường để nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép giáo dục môi trường trong các giờ học chính khóa. Việc làm này đã giúp cho giáo viên thấy rõ trong các tiết học có nội dung giáo dục môi trường thì kiến thức bảo vệ môi trường và kiến thức của bài học gắn bó chặt chẽ với nhau. Căn cứ vào nội dung bài học để đưa vào một cách hợp lý. Trong chương trình Tiểu học nội dung giáo dục môi trường có ba dạng: *Dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục môi trường ở mức độ toàn phần: Đối với dạng bài học này, mục tiêu của bài học không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức về môi trường mà còn hình thành những hành vi bảo vệ môi trường và thái độ tích cực đối với môi trường. Vì vậy khi dạy giáo viên cần ưu tiên lựa chọn các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học đề cao sự tiếp xúc trực tiếp với môi trường xung quanh như tổ chức cho học sinh học tập thông qua các hoạt động điều tra, thí nghiệm, thực hành, đóng vai… ( Ví dụ bài: Đất và rừng Địa lý Lớp 5) 8
- Xem hình ảnh minh họa về nạn chặt phá rừng ở VN (Hình ảnh minh họa cho bài: Đất và rừng – Địa lý – Lớp 5) Xem hình ảnh minh họa về trồng rừng bảo vệ môi trường (Hình ảnh minh họa cho bài: Đất và rừng – Địa lý – Lớp 5) Những bài học tích hợp toàn phần là điều kiện tốt nhất để thông qua nội dung bài học để phát huy học sinh trong công tác bảo vệ môi trường. *Dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục môi trường ở mức độ bộ phận: 9
- Đối với bài này, mục tiêu bài học thường liệt kê mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường cụ thể. Việc thực hiện mục tiêu bài học nhiều khi là tiền đề để thực hiện mục tiêu giáo dục môi trường. Vì vậy khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần tiến hành nghiên cứu kỹ nội dung bài học, xác định nội dung giáo dục môi trường tích hợp vào nội dung bài học là gì, thông qua hoạt động dạy học nào, cần chuẩn bị thêm tư liệu gì, đồ dùng dạy học gì để giáo dục môi trường đạt hiệu quả Khi tổ chức dạy học, giáo viên tiến hành các hoạt động dạy học đảm bảo đúng yêu cầu môn học đồng thời lưu ý học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học có liên quan đến giáo dục môi trường một cách nhẹ nhàng, phù hợp và đạt mục tiêu bài học. * Dạng bài tích hợp nội dung giáo dục môi trường ở mức độ liên hệ: Với dạng bài này, các kiến thức giáo dục môi trường không được nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung các kiến thức giáo dục môi trường cho phù hợp. Vì vậy, khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp, đưa ra những vấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục học sinh hiểu biết về môi trường, có kỹ năng sống và học tập trong môi trường phát triển bền vững. Khi tổ chức dạy học, giáo viên tiến hành các hoạt động đảm bảo đúng yêu cầu môn học đồng thời lưu ý liên hệ bổ sung kiến thức giáo dục môi trường một cách tự nhiên, phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng hành động của học sinh và đúng mức tránh lan man, sa đà, gượng ép, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của bài học. Ví dụ: Khi dạy bài: Chùa thời Lý Lịch sử lớp 4 sau khi cho học sinh quan sát hình ảnh một số ngôi chùa thời Lý (như chùa Dâu, chùa Một Cột, chùa Láng…) giáo viên có thể mô tả vẻ đẹp một vài chùa thời Lý tiêu biểu và liên hệ ý thức bảo vệ di sản văn hóa của cha ông. Chùa Một Cột ( Hà Nội) (Hình ảnh minh họa cho bài: Chùa thời Lý – Lịch sử – Lớp 4) 10
- Chùa Láng ( Hà Nội) (Hình ảnh minh họa cho bài: Chùa thời Lý – Lịch sử – Lớp 4) 3.3. Chỉ đạo giáo dục môi trường đi đôi với việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh: Muốn hiệu quả giáo dục môi trường bền vững thì phải giáo dục cho học sinh những hành vi, những thói quen tốt, những kĩ năng sống liên quan đến công tác vệ sinh bảo vệ môi trường, mỗi giáo viên phải rèn luyện cho học sinh những thói quen tốt như không vứt rác trong phòng học, không vứt rác ra sân trường, không ném rác trên đường đi, khi nhìn thấy người khác vứt rác không đúng chỗ nên nhắc nhở lịch sự để giữ gìn trường lớp luôn sạch đẹp, có ý thức tự giác thấy rác thì nhặt bỏ vào đúng nơi quy định. Thường xuyên tổ chức dọn vệ sinh lớp học và lao động vệ sinh trường lớp, rèn luyện cho học sinh biết cách làm vệ sinh vừa đảm bảo sạch sẽ vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Ví dụ khi hướng dẫn học sinh quét lớp cần tắt quạt để lớp được sạch và đỡ bụi, khi lau cửa kính, lau bảng hoặc lau bàn ghế phải dùng khăn ướt vắt cho ráo rồi mới lau, sau đó dùng khăn khô lau lại, trong quá trình làm công tác vệ sinh, nhắc nhở học sinh phải đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Để học sinh có ý thức, thói quen giữ gìn vệ sinh bảo vệ môi trường, trước hết giáo viên phải là người gương mẫu thực hiện tốt công tác giữ vệ sinh môi trường ngay trong lớp học, phải cùng tham gia khi tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường, tạo sự hòa đồng, thân thiện với học sinh. 3.4. Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh học sinh, đoàn thể ngoài xã hội trong công tác rèn kỹ năng giáo dục môi trường: Gia đình là nơi để các em học tập và thực hành vệ sinh môi trường ở ngoài nhà trường. Bố mẹ, anh chị hướng dẫn các em thu gom rác thải, phân 11
- loại rác thải, những vật liệu gia đình hỏng có thể để làm đồ dùng học tập; những rác thải làm phân bón và còn lại rác thải không phân hủy được sẽ mang bỏ nơi quy định để đưa đi xử lý. Chăm sóc cây xanh, vệ sinh nhà cửa, phòng học, sân trường, … Đoàn thanh niên tổ chức cho các em vệ sinh đường làng ngõ xóm không rác,… Giáo dục môi trường trong cuộc sống hằng ngày biết tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện, tiết kiệm nước và giấy,...; Thứ hai hàng tuần các em báo cáo việc làm tốt của mình của bạn trong công tác giữ gìn vệ sinh môi trường. 3.5.Tổ chức các phong trào thi đua: Trong năm học tổ chức phát động nhiều phong trào thi đua cụ thể: * Phong trào trường em không có rác: Sân trường có thể nói là bộ mặt của nhà trường, sân trường sạch hay bẩn nó phản ánh một phần nội dung giáo dục môi trường của trường đó đạt hiệu quả hay chưa. Nội dung này tôi giao cho giáo viên chủ nhiệm và Đội thiếu niên trực tiếp thực hiện. Phân công cụ thể từng Chi đội, sao Nhi đồng phụ trách vệ sinh chuyên các khu vực trong suốt cả năm học. Hằng ngày, đội cờ đỏ có nhiệm vụ kiểm tra và nhắc nhở các lớp (chi đôi, sao) làm vệ sinh đúng thời gian, đúng khu vực quy định, nếu ngày nào sân trường bẩn đội cờ đỏ sẽ trừ điểm thi đua. Hình ảnh học sinh nhặt rác trong bồn hoa trước giờ vào học 12
- Tham mưu cho hiệu trưởng mua các thùng đựng rác, bố trí hợp lí vị trí để các thùng rác trên các phòng học, hành lang và sân trường, các thùng đựng rác dán các khẩu hiệu như: “Hãy bỏ rác đúng nơi quy định”, “ Hãy bảo vệ môi trường”… Qua việc thực hiện phong trào, đã mang lại hiệu quả thiết thực, các em bỏ rác đúng quy định, sân trường luôn được giữ gìn sạch đẹp. * Phong trào lớp em gọn gàng, sạch đẹp. Tôi cùng với cán bộ giáo viên trong nhà trường đã xây dựng các tiêu chí về trang trí lớp học thân thiện, giáo viên chủ nhiệm các lớp hướng dẫn, tổ chức cho học sinh trang trí. Ngoài việc lớp học luôn đảm bảo sạch sẽ, bàn ghế được sắp xếp thẳng hàng, phát động học sinh sưu tầm các loại cây cảnh đễ trồng, dễ sống và phát triển được trong môi trường thiếu ánh nắng trong thời gian dài, chậu cây xanh hoặc hoa lâu tàn, nở nhiều mùa trong năm để trong khuôn viên của lớp; giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn, sắp xếp, bố trí cây xanh một cách phù hợp tạo sự đẹp mắt, hài hòa trong phòng học, những loại cây chịu nước dùng lon bia hoặc chai nước rửa chén cắt thành lọ trang trí cho đẹp, mỗi phòng học trang trí khoảng 8 đến 10 lọ cây để gắn lên tường. Giáo viên phân công các tổ chăm sóc, bổ sung thêm cây xanh để duy trì tốt tiêu chí lớp học xanh sạch đẹp. 13
- Hình ảnh không gian trong lớp học. Trong phòng học có các nội quy với nội dung như: “Không vẽ bậy, vẩy mực lên bàn ghế, tủ, tường, và các đồ dùng có trong phòng; Sắp đặt gọn gàng, ngăn nắp sách vở và các đồ dùng học tập; Thực hiện vệ sinh lớp học đảm bảo sạch sẽ; Không tự ý di chuyển đồ dùng trong phòng học; Tích cực tham gia trang trí lớp học, trường học, theo hướng thân thiện”. Trong nội quy ghi rõ học sinh nào thực hiện tốt những nội dung này sẽ được biểu dương, khen thưởng, học sinh vi phạm nội qui tuỳ theo lỗi nặng nhẹ sẽ bị nhắc nhở hoặc phê bình. 14
- Hình ảnh một góc môi trường trong lớp học. *Phong trào “ Giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ” Nhà vệ sinh trường học là một vấn đề nổi cộm trong công tác vệ sinh môi trường. Vì vậy, tôi đã chú ý kiểm tra đôn đốc và chỉ đạo thực hiện tốt nội dung này. Việc làm đầu tiên là xây dựng nội quy cụ thể như đi đúng nơi vệ sinh dành cho nam, nữ. Đại tiện, tiểu tiện đúng nơi, đi xong múc nước hoặc xả nước sạch sẽ rửa tay bằng xà phòng, sử dụng giấy vệ sinh phải bỏ vào sọt đựng. Bảng nội quy dán ngay trước các khu vệ sinh của học sinh. Chỉ đạo giáo viên tăng cường giáo dục ý thức chấp hành nội quy sử dụng công trình vệ sinh, tạo thành thói quen có văn hóa khi đi vệ sinh. Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên việc quét dọn nhà vệ sinh của người phục vụ, đảm bảo không để nhà vệ sinh bị dơ bẩn. Ít nhất một ngày phải thực hiện ba lượt vệ sinh là: sau giờ ra chơi buổi sáng, sau giờ ra chơi buổi chiều và khi học sinh tan học. 15
- Hình ảnh học sinh làm vệ sinh khu vực nhà vệ sinh 3.6.Tổ chức lao động thường xuyên: Ngay từ đầu năm học tôi đã thành lập Ban chỉ đạo công tác lao động và vệ sinh học đường phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong ban chỉ đạo cụ thể: Khảo sát tình hình thực tế cơ sở vật chất, các khu vực lớp học, khuôn viên, phân công công việc cụ thể cho từng lớp phụ trách vệ sinh như: Khối lớp 1 khu vực các bồn hoa; Khối lớp 2 khu vực các ô cỏ trong khuôn viên trường; Khối lớp 3 khu vực xung quanh nhà hiệu bộ và xung quanh các dãy phòng học; Khối lớp 4 trang trí, vệ sinh khu hiệu bộ và các phòng chức năng; Khối lớp 5 khu Giáo dục thể chất. Hình ảnh học sinh làm vệ sinh chuyên Tổ chức cho các lớp đăng ký thi đua trong đó có tiêu chí thực hiện tốt nền nếp vệ sinh chuyên, công tác lao động và vệ sinh môi trường, khuyến khích cộng điểm thêm cho các cá nhân, tập thể thực hiện tốt. Ngoài các phong trào trên, nhà trường cũng thường xuyên tổ chức cho học sinh một số hoạt động thi tìm hiểu về môi trường như: thi vẽ tranh về môi trường, thi thiết kế sản phẩm từ những đồ vật phế thải làm sạch môi trường, Tổ chức một số trò chơi dưới cờ với chủ đề môi trường như tổ chức “ Bỏ 16
- rác vào thùng...”, thông qua trò chơi, hội thi cung cấp cho học sinh những hình ảnh, những tư liệu về tình trạng ô nhiễm môi trường, cập nhật tin tức về môi trường để thông tin đến cán bộ, giáo viên và học sinh. 3.7. Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá và khen thưởng. Công tác lao động vệ sinh môi trường được đưa vào tiêu chí đánh giá thi đua được cán bộ giáo viên và học sinh hưởng ứng tích cực. Vì vậy năm học 20162017 nhà trường cũng đã đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo thang điểm quy định. Hàng ngày, có giáo viên trực, đội cờ đỏ theo dõi, tổng hợp, cuối tuần báo cáo trước hội nghị giao ban, xếp thứ tự cho từng lớp, không xếp (A, B, C....). Hàng tháng tổng hợp theo điểm, lớp xếp ở vị trí số 1 sẽ được tuyên dương khen thưởng, ngoài ra mỗi lớp được bình chọn 1 cá nhân xuất sắc nhất trong các phong trào giữ vệ sinh môi trường để biểu dương, Phần thưởng là một giấy khen và vở có logo của nhà trường, có tác dụng thật lớn trong việc thúc đẩy phong trào. Kết quả xếp loại của từng tháng cũng là căn cứ để xếp loại cho cả năm học. 4. Hiệu quả Giáo dục vệ sinh bảo vệ môi trường là những hành động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp. Trong năm học qua công tác lao động, vệ sinh môi trường của nhà trường luôn được thực hiện tốt, đội ngũ giáo viên nắm bắt khá đầy đủ nội dung giáo dục môi trường, vận dụng các phương pháp thích hợp để hình thành cho học sinh thái độ và hành động bảo vệ môi trường. Về phía học sinh, thông qua các biện pháp giáo dục các em đã có ý thức trong việc giữ gìn về sinh bảo vệ môi trường, biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, đi vệ sinh đúng quy định… góp phần làm cho khuôn viên trường, lớp luôn sạch, đẹp, thoáng mát. Kết quả khảo sát như sau về ý thức vệ sinh bảo vệ môi trường của học sinh Trường Tiểu học Nguyên Bình B ở thời điểm tháng 3 năm 2017 như sau: Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh Năm Tổng Ý thức tốt Có ý thức Chưa có ý thức học số học SL % SL % SL % sinh 2016 164 115 70,1% 49 29,9% 0 0 2017 17
- Hình ảnh sân trường: Xanh – sạch – đẹp 18
- III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Muốn làm tốt công tác giáo dục vệ sinh môi trường trong trường học người quản lí phải có kiến thức, nhiệt tình, sáng tạo luôn tìm biện pháp sát với thực tế đơn vị. Xây dựng kế hoạch, phân công hợp lí nhiệm vụ cho từng bộ phận phụ trách, theo dõi, thường xuyên kiểm tra đôn đốc thực hiện kế hoạch đã đề ra; Tuyên truyền tạo sự đồng thuận cao và sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các thành viên trong nhà trường; Luôn tự học tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bổ sung kiến thức về môi trường. Giáo dục môi trường trong các trường học cần phát triển hơn nữa xứng đáng với tầm cao của chiến lược của đất nước ta là đào tạo con người phát triển toàn diện, học sinh các trường tiểu học còn nhỏ, ý thức tự giác của các em chưa cao, nhận thức còn hạn chế nên để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường phải đi từ những việc làm cụ thể từ biết thu gom rác bỏ vào nơi quy định, biết chăm sóc bảo vệ cây xanh… Các em làm thường xuyên, các em sẽ ý thức về bảo vệ môi trường và biết tham gia bảo vệ môi trường. 2. Kiến nghị Cán bộ quản lí, giáo viên Cán bộ quản lý nhà trường thường xuyên quan tâm, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung về giáo dục môi trường. Các thầy cô khuyến khích học sinh giám sát các việc bảo vệ môi trường của nhau. Chỉ bằng những hành động nhỏ như nhắc nhở , tuyên dương kịp thời cũng góp phần hình thành ý thức môi trường cho học sinh; Ủy ban nhân dân xã Vận động tuyên truyền các ban ngành, đoàn thể và nhân dân có ý thức bảo vệ môi trường, không chặt phá rừng bừa bãi và có kế hoạch xây dựng nơi đổ rác thải cho đảm bảo vệ sinh môi trường cho nhân dân nhất là các chất thải vô cơ khó tiêu. Phòng Giáo dục Tăng cường kiểm tra đánh giá các trường học thường xuyên về công tác bảo vệ môi trường; Coi công tác vệ sinh môi trường là một trong các điều kiện để đánh giá xếp loại thi đua của các nhà trường trong năm học. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong công tác giáo dục học sinh về bảo vệ môi trường. Với thời gian, kiến thức có hạn nên sáng kiến còn hạn chế tôi rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp và góp ý của Hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến kinh nghiệm này có hiệu quả hơn. Xin chân thành cảm ơn! 19
- XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 14 tháng 4 năm 2017 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Mai Thị Thúy TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Sách giáo khoa Lịch sử lớp 4 NXBGD 2.Sách giáo khoa Địa lí lớp 4, lớp 5 NXBGD 3.Số liệu của năm học 20152016 4.Số liệu của năm học 20162017 5.Những hình ảnh Hoạt động ngoại khóa của Trường Tiểu học Nguyên Bình B. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm học sinh lớp 5
14 p | 2593 | 686
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn học vần cho học sinh lớp 1 trường tiểu học Mỹ Phước D
50 p | 2696 | 408
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt môn tập làm văn
10 p | 2123 | 376
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
11 p | 1174 | 281
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đầu cấp
28 p | 778 | 213
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm trong dạy học môn Toán lớp 3 - Bùi Thị Giao Thủy
20 p | 659 | 121
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm
24 p | 572 | 119
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy và học môn Tiếng Việt lớp 2 phân môn kể chuyện
20 p | 589 | 112
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2 trong phân môn Tiếng Việt
11 p | 595 | 100
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh trường tiểu học
9 p | 436 | 80
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên khối 1 nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Việt
15 p | 612 | 74
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giải bài toán BĐT
25 p | 309 | 70
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học lớp 7
17 p | 384 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kỹ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
13 p | 360 | 66
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giải phương trình mũ – phương trình Logarit
29 p | 352 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số sai lầm thường gặp của học sinh khi giải phương trình lượng giác cơ bản
13 p | 297 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giảng dạy lồng ghép giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản vị thành niên thông qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu - Môn Ngữ Văn - Lớp 12 chương trình chuẩn
51 p | 273 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao công tác nữ công trong trường Tiểu học
17 p | 22 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn