Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7
lượt xem 2
download
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học toán là điều mà bất kì người giáo viên nào, đứng trên bục giảng cũng mong muốn thực hiện được một cách có hiệu quả nhất. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung bài viết!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI MÃ SKKN (Dùng cho HĐ chấm của Sở) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP CHƯƠNG IV – ĐẠI SỐ 7 Lĩnh vực : Toán Cấp học : THCS Tài liệu kèm theo : Đĩa CD NĂM HỌC: 2016 – 2017
- Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7 MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................... 1 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................. 2 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................. 2 II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 3 III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 3 VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .............................................................. 4 PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ....................................................... 5 I. CƠ SỞ CỦA VẤN ĐỀ.................................................................................... 5 II - QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN .......................................................................... 6 III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: ............................................................................ 25 PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................... 26 I. KẾT LUẬN: ................................................................................................. 26 II. KHUYẾN NGHỊ: ........................................................................................ 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 28 1/28
- Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bước vào thế kỷ 21, nước ta đang trong công cuộc đổi mới giáo dục - đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu cao của xã hội. Vấn đề nâng cao chất lượng dạy học ở các cấp học, bậc học được đặt ra hết sức cấp bách. Chính vì vậy trong mấy năm gần đây ngành giáo dục - đào tạo rất coi trọng việc đổi mới phương pháp dạy học với định hướng "Tổ chức cho học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tích cực để sáng tạo. Để làm được điều đó thì Toán học đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó là chìa khoá mở cửa cho các ngành khoa học khác. Chính vì vậy, hơn ai hết giáo viên dạy toán là người phải suy nghĩ: Làm thế nào để "Tích cực hoá hoạt động của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học" nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui và hứng thú học tập cho học sinh. Tuy nhiên đối với học sinh, toán học lại là bộ môn khó, đòi hỏi phải có thái độ học tập đặc biệt, một hệ thống kiến thức đầy đủ, rõ ràng, sự thông hiểu tất cả các quy tắc, đòi hỏi phải có kỹ năng, kỹ xảo trong tính toán, có tư duy chặt chẽ và đúng đắn. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học toán là điều mà bất kì người giáo viên nào, đứng trên bục giảng cũng mong muốn thực hiện được một cách có hiệu quả nhất. Với yêu cầu chuyển nền giáo dục ứng thí sang nền giáo dục tố chất con người, đặc biệt quan tâm đến phát triển năng lực người học, tạo cho học sinh có khả năng tự chiếm lĩnh tri thức, có thể tự phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong học tập, trong cuộc sống… người giáo viên Toán phải tăng cường thực hành Toán cho học sinh với sự trợ giúp của phương tiện thiết bị dạy học và đặc biệt là các phương tiện thiết bị dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin. Do vậy mà trong quá trình giảng dạy bộ môn toán tại trường THCS, tôi luôn cố gắng học hỏi, tìm tòi, áp dụng các phương pháp dạy học mới nhằm giúp 2/28
- Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7 học sinh có được kết quả học tập cao nhất. Trong đó, việc hướng dẫn học sinh ôn tập chương IV - Đại số 7 theo hướng đổi mới với sự trợ giúp của các phương tiện dạy học hiện đại đã đạt được những kết quả nhất định. Vì vậy tôi đã chọn đề tài áp dụng việc “ Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7” để thực hiện tại trường. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Chương trình sách giáo khoa Toán 7 . Giáo viên Toán. Học sinh khối 7. Hệ thống các bài tập chương 4- Đại số 7. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nghiên cứu tài liệu: Trước hết phải nghiên cứu lại phần lý thuyết mà học sinh được học. Trong các nội dung lý thuyết, phải xác định rõ ràng kiến thức cơ bản và trọng tâm, kiến thức nâng cao hoặc mở rộng cho phép. Bước tiếp theo là nghiên cứu các bài tập trong SGK, SBT toán theo yêu cầu sau và tự mình phải trả lời được những yêu cầu này: + Cách giải từng bài toán như thế nào + Có thể có bao nhiêu cách giải bài toán này + Cách giải nào là cách giải thường gặp. Cách giải nào là cơ bản + Ý đồ của tác giả đưa ra bài toán này để làm gì + Mục đích và tác dụng của từng bài tập như thế nào + Những bài tập nào đã được cho về nhà ở tiết trước Nghiên cứu các sách tham khảo như : sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng... Sau khi nghiên cứu kĩ các tài liệu mới tập trung xây dựng nội dung tiết Ôn tập chương và phương pháp ôn tập. 2. Nội dung bài soạn : Nội dung bài soạn ( hay nội dung một giáo án) phải thể hiện được các đề mục chủ yếu sau đây: 3/28
- Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7 a, Mục tiêu của tiết Ôn tập chương: ( lưu ý rằng mục tiêu đưa ra được càng cụ thể càng tốt) b, Dự kiến tiến trình lên lớp của tiết Ôn tập chương: - Ôn tập và hệ thống hoá toàn bộ kiến thức cơ bản của chương. - Chữa các bài tập cũ đã giao ở tiết trước : + Số lượng bài tập – dự kiến thời gian. + Chốt lại vấn đề gì qua các bài tập này ( về lý thuyết, về thuật toán, điểm cần ghi nhớ...). - Cho học sinh làm bài tập mới ( chọn lọc trong SGK, SBT hoặc tự đưa ra) + Số lượng bài tập – dự kiến thời gian. + Mỗi bài đưa ra có dụng ý gì + Chốt lại những vấn đề gì sau khi cho học sinh làm các bài toán này? - Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài ở nhà sau tiết Ôn tập chương : + Hệ thống các bài tập cho về nhà làm ( trong SGK, SBT hoặc GV tự ra). + Có cần gợi ý gì cho từng bài tập cho học sinh yếu ? Cho học sinh giỏi ? c, Thực hiện nội dung đã nêu ở trên trong tiết Ôn tập chương: Tiến trình được thực hiện trên lớp như thế nào để phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh ? Phần này thực chất là những suy nghĩ và dự kiến của GV sẽ tiến hành trên lớp. Tuy rằng hành động chưa xảy ra nhưng cũng cần dự kiến nêu lên, để sau này, khi thực hiện xong tiết Ôn tập chương trên lớp có điều kiện để đúc rút kinh nghiệm dạy học cho những lần sau. VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Đề tài chỉ đi vào nghiên cứu một số bài học trong chương trình sách giáo khoa Toán 7 4/28
- Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7 PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở của vấn đề 1. Cơ sở lý luận Tiết Ôn tập chương của môn Toán ở cấp THCS có một vị trí hết sức quan trọng bởi: Nếu như tiết học lý thuyết chỉ cung cấp cho học sinh một mảng kiến thức cơ bản ban đầu và tiết luyện tập sau đó có tác dụng hoàn thiện các kiến thức cơ bản đó, nâng cao lý thuyết trong chừng mực có thể, làm cho học sinh nhớ và khắc sâu hơn những vấn đề lý thuyết đã học ở tiết trước thì tiết Ôn tập chương sẽ giúp học sinh ôn tập và hệ thống hoá toàn bộ kiến thức cơ bản của cả một chương, rèn cho học sinh kỹ năng thực hành, vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học vào giải quyết các các dạng bài tập có tác dụng rèn luyện kỹ năng tính toán, rèn luyện các thao tác tư duy để phát triển năng lực sáng tạo sau này. Đặc biệt, chương IV - Đại số 7 cung cấp cho học sinh các kiến thức ban đầu về biểu thức đại số là phần kiến thức trọng tâm của học kỳ II, đồng thời nó cũng là phần kiến thức ban đầu làm tiền đề cho phần kiến thức của chương I - Đại số 8. Chính vì vậy, tiết Ôn tập chương IV - Đại số 7 lại càng có vị trí quan trọng hơn. Trong tiết Ôn tập chương, phần nào đó, giáo viên được “tự do” hơn trong việc lựa chọn nội dung dạy học so với các tiết học khác, sao cho phù hợp với đối tượng học sinh và đạt được mục đích đề ra. *. Mục tiêu chung của một tiết Ôn tập chương: - Một là, ôn tập và hệ thống hoá toàn bộ kiến thức cơ bản của cả chương thông qua một hệ thống bài tập ( gồm các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập hoặc các bài tập tự chọn, tự sáng tạo của giáo viên tuỳ theo mục đích và chủ ý của mình) đã được sắp xếp hợp lý theo kế hoạch lên lớp. - Hai là, ôn luyện cho học sinh các kỹ năng, thuật toán hoặc nguyên tắc giải toán, dựa trên cơ sở nội dung các lý thuyết toán tổng hợp đã học và phù hợp với trình độ tiếp thu của đại đa số học sinh của một lớp học, thông qua một hệ thống các bài tập hoặc một chuyên đề về các bài tập đã được sắp xếp theo chủ ý 5/28
- Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7 của giáo viên. Đồng thời, rèn luyện kỹ năng phát hiện và sửa chữa những sai lầm thường mắc phải trong quá trình giải toán. - Ba là, thông qua phương pháp và nội dung của tiết học ( hệ thống các bài tập của tiết học), rèn luyện cho học sinh nề nếp làm việc có tính khoa học, học tập tích cực, chủ động và sáng tạo, phương pháp tư duy và các thao tác tư duy cần thiết. * Chú ý: Trên đây là ba yêu cầu chủ yếu của tiết Ôn tập chương. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng chương và đặc điểm của các phân môn số học, đại số hay hình học mà trong từng tiết Ôn tập chương nổi lên yêu cầu trọng tâm là gì. * Nói tóm lại, tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng tiết học, mà ta đưa ra yêu cầu nào là trọng tâm, yêu cầu nào là chủ yếu và mức độ cụ thể của từng yêu cầu. 2. Cơ sở thực tiễn * Mục tiêu cụ thể của phần Ôn tập chương IV - Đại số 7: Học sinh được: Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức về biểu thức đại số, đơn thức, đa thức. Rèn kỹ năng viết đơn thức, đa thức có bậc xác định, có biến và hệ số theo yêu cầu của đề bài. Tính giá trị của biểu thức đại số, thu gọn đơn thức, nhân đơn thức. Ôn tập các qui tắc cộng, trừ các đơn thức đồng dạng. Cộng, trừ đa thức và nghiệm của đa thức. Rèn kỹ năng cộng, trừ các đa thức, sắp xếp các hạng tử của đa thức theo cùng thứ tự, xác định nghiệm của đa thức. II - QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN 1. Đặc điểm tình hình: - Khó khăn: Do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu (phòng học bộ môn, phòng chức năng chưa có đủ, phòng thư viện còn nhỏ hẹp..) nên việc tổ chức các hoạt động chuyên môn đặc biệt là những năm trước còn hạn chế, các đầu sách tham khảo cho học sinh cũng như giáo viên còn ít, một số học sinh có kết quả học tập chưa cao. 6/28
- Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7 - Thuận lợi: Các giáo viên trong tổ đều đã có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, làm việc có tinh thần trách nhiệm cao. Bản han tôi cũng là một giáo viên trẻ nên cũng có những thuận lợi không nhỏ trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là việc sử dụng các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Học sinh của các lớp 7 nhìn chung là ngoan, ý thức học tập tương đối tốt, đã quen với phương pháp dạy học của mỗi thầy, cô từ lớp 6. Với đặc điểm như trên, việc khắc phục khó khăn, phát huy những thuận lợi làm sao cho chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao là điều mà tất cả giáo viên trong trường đặc biệt quan tâm. Chúng tôi luôn xác định “học phải đi đôi với hành”, “lý thuyết phải gắn với thực tiễn”. Với đặc điểm bộ môn là cứ cuối mỗi chương là lại có một đến hai tiết Ôn tập chương. Đây là những tiết học thực sự cần thiết và có tính quyết định không nhỏ đến chất lượng dạy học môn Toán. Bởi nó vừa giúp giáo viên kiểm tra được quá trình nhận thức của học sinh đồng thời giúp học sinh có thời gian rèn luyện kĩ năng giải toán một cách tổng hợp và hệ thống lại toàn bộ kiến thức cơ bản của một chương, đồng thời rút ra những lưu ý khi giải từng dạng bài tập của chương. 2. Nội dung Tiết Ôn tập chương có thể được cấu trúc theo nhiều phương án khác nhau, tuỳ theo chủ ý của mỗi giáo viên, tuỳ theo đối tượng học sinh và sao cho phù hợp với mục tiêu của tiết Ôn tập chương. Ở đây, xin đưa ra hai phương án để các bạn tham khảo. a. Phương án 1: a) Bước 1: Nhắc lại một cách có hệ thống các nội dung lý thuyết đã học (định nghĩa, định lý, quy tắc, công thức, nguyên tắc giải toán...) sau đó có thể mở rộng phần lý thuyết ở mức độ phổ thông trong chừng mực có thể sao cho phù hợp với nội dung lý thuyết ôn tập ( thông qua phần kiểm tra miệng đầu tiết học). b) Bước 2 : Cho học sinh trình bày lời giải các bài tập đã làm ở nhà mà GV đã quy định (đã cho ở tiết trước) với yêu cầu phải trình bày cách làm trước nhằm kiểm tra sự vận dụng lý thuyết trong việc giải các bài tập toán của học 7/28
- Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7 sinh, kiểm tra kỹ năng tính toán, cách diễn đạt bằng lời và cách trình bày lời giải bài toán của học sinh. Sau khi đã cho học sinh của lớp nhận xét ưu, khuyết điểm trong cách giải, đánh giá đúng sai trong lời giải hoặc có thể đưa ra cách giải ngắn gọn hơn, thông minh hơn..., giáo viên cần phải chốt lại vấn đề có tính chất giáo dục theo nội dung sau: - Phân tích những sai lầm và nguyên nhân dẫn đến những sai lầm đó (nếu có). - Khẳng định những chỗ làm đúng, làm tốt của học sinh để kịp thời động viên học sinh. - Đưa ra những cách giải khác ngắn gọn hơn, thông minh hơn hoặc vận dụng lý thuyết một cách linh hoạt hơn để giải các bài toán (nếu có thể được). c) Bước 3 : Cho học sinh làm một số bài tập mới (có trong hệ thống bài tập của tiết Ôn tập chương mà học sinh chưa làm hoặc do GV tự biên soạn theo mục tiêu đề ra của tiết Ôn tập chương), nhằm mục đích đạt được một hoặc một số yêu cầu trong các yêu cầu sau: - Kiểm tra ngay được sự hiểu biết của học sinh phần lý thuyết mở rộng (hoặc kiến thức sâu hơn) mà GV đã đưa ra trong tiết Ôn tập chương ở đầu giờ học (nếu có). - Rèn luyện các phẩm chất của trí tuệ: tính nhanh, tính nhẩm một cách thông minh, rèn luyện tính linh hoạt, sáng tạo qua các cách giải khác nhau của mỗi bài toán, tính thuận nghịch của tư duy... - Khắc sâu và hoàn thiện phần lý thuyết qua các bài tập có tính chất phản ví dụ, các bài tập vui có tính chất thiết thực. Sau khi đã cho học sinh của lớp nhận xét ưu, khuyết điểm trong cách giải, đánh giá đúng sai trong lời giải hoặc có thể đưa ra cách giải ngắn gọn hơn, thông minh hơn..., giáo viên cũng cần phải chốt lại vấn đề có tính chất giáo dục giống như ở bước 2. b. Phương án 2 : a) Bước 1 : Cho học sinh trình bày lời giải các bài tập cũ đã cho làm ở nhà để kiểm tra học sinh đã hiểu lý thuyết đến đâu? kỹ năng vận dụng lý thuyết trong việc giải các bài toán như thế nào? học sinh đã mắc những sai phạm nào? 8/28
- Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7 các sai phạm nào thường mắc phải? cách trình bày diễn đạt lời giải một bài toán bằng lời nói, bằng ngôn ngữ toán học như thế nào? Đây thực ra là bước kiểm tra lại chất lượng học tập của học sinh một cách toàn diện về môn toán mà cụ thể là kiểm tra chất lượng tiết học toán vừa qua. b) Bước 2 : Trên cơ sở đã nắm vững được các thông tin về các vấn đề nói trên, GV cần phải chốt lại các vấn đề có tính chất trọng tâm: - Nhắc lại một số vấn đề chủ yếu về lý thuyết mà học sinh chưa hiểu hoặc chưa hiểu sâu nên không vận dụng tốt vào việc giải các bài tập toán. - Chỉ ra những sai sót của học sinh, nhất là những sai sót thường mắc phải của học sinh mà GV tích luỹ được trong quá trình dạy học. - Hướng dẫn cho học sinh cách trình bày, diễn đạt bằng lời nói, bằng ngôn ngữ toán học, kí hiệu toán học... c) Bước 3 : Giống như phương án 1 Cho học sinh làm một số bài tập mới (trong hệ thống bài tập Ôn tập chương mà học sinh chưa làm hoặc các bài tập mà GV tự chọn, tự biên soạn theo mục tiêu của tiết Ôn tập chươngđã được đề ra), nhằm đạt được một hoặc một số các yêu cầu sau: - Hoàn thiện lý thuyết, khắc phục những sai lầm mà học sinh thường mắc phải. - Rèn luyện các phẩm chất của trí tuệ : tính nhanh, tính nhẩm một cách thông minh, tính linh hoạt sáng tạo trong khi giải toán. - Rèn luyện một vài thuật toán cơ bản mà yêu cầu học sinh cần phải ghi nhớ trong quá trình học tập. - Rèn luyện cách phân tích nội dung bài toán để tìm phương hướng giải quyết bài toán, các bước tiến hành giải toán. - Rèn luyện cách trình bày lời giải một bài toán bằng văn viết... * Tóm lại, dù sử dụng phương án nào thì cũng cần phải có ba phần chủ yếu là: + Hoàn thiện lý thuyết. + Rèn luyện kỹ năng thực hành. + Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. 9/28
- Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7 Đặc biệt, đối với phần bài tập, giáo viên nên phân chia các bài tập có liên quan với nhau theo các dạng bài tập nhất định. Muốn vậy, người giáo viên trước khi lên lớp phải nghiên cứu kỹ hệ thống các bài tập trong sách giáo khoa hoặc sách bài tập toán, sách tham khảo về nội dung cũng như cách giải và đặc biệt là tính mục đích của từng bài tập mà các tác giả đã đưa ra hoặc các bài tập tự soạn theo chủ ý và mục đích của mình. Tiết 65 - Ôn tập chương IV (tiết 2) 1.Các bước chuẩn bị: a, Nghiên cứu tài liệu: *) Phần lý thuyết đã học của chương IV - Đại số 7 gồm các nội dung cơ bản sau đây: - Khái niệm biểu thức đại số, giá trị của một biểu thức đại số. - Khái niệm đơn thức, đơn thức đồng dạng ; các phép toán cộng, trừ, nhân các đơn thức. - Khái niệm đa thức nhiều biến; các phép toán cộng, trừ đa thức. - Khái niệm đa thức một biến; các phép toán cộng, trừ đa thức một biến. - Nghiệm của đa thức một biến. *) Phần Ôn tập chương IV - Đại số 7 có chuẩn kỹ năng gồm: - Biết cách tính giá trị của biểu thức đại số. - Biết cách xác định bậc của một đơn thức, biết nhân hai đơn thức, biết thu gọn đơn thức, biết làm các phép cộng và trừ các đơn thức đồng dạng. - Biết cách thu gọn đa thức, xác định bậc của đa thức. - Có kỹ năng cộng, trừ đa thức, đặc biệt là đa thức một biến. - Biết kiểm tra xem một số có phải là nghiệm của đa thức hay không? Biết tìm nghiệm của đa thức một biến bậc nhất. *) Sau khi nghiên cứu phân phối chương trình, tôi thấy rằng phần Ôn tập chương IV - Đại số 7 được chia thành 2 tiết nên tôi đã xác định rõ mục tiêu từng tiết như sau: - Tiết 1: Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức về biểu thức đại số, đơn thức, đa thức. 10/28
- Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7 Rèn kỹ năng viết đơn thức, đa thức có bậc xác định, có biến và hệ số theo yêu cầu của đề bài. Tính giá trị của biểu thức đại số, thu gọn đơn thức, nhân đơn thức. - Tiết 2: Ôn tập các qui tắc cộng, trừ các đơn thức đồng dạng. Cộng, trừ đa thức và nghiệm của đa thức. Rèn kỹ năng cộng, trừ các đa thức, sắp xếp các hạng tử của đa thức theo cùng thứ tự, xác định nghiệm của đa thức. b, Nghiên cứu các bài tập trong SGK, SBT Toán 7 - tập 2: Bài tập 57 (SGK - T49): Mục đích là rèn luyện kỹ năng viết được một số ví dụ về đơn thức, đa thức. Bài tập 58 (SGK - T49): Có tác dụng rèn kỹ năng tính giá trị của biểu thức. Bài tập 59 (SGK - T49): Đây là bài toán nhằm kiểm tra kỹ năng tính nhanh, tính nhẩm tích các đơn thức của học sinh. Bài tập 60 (SGK - T49): Rèn kỹ năng lập bảng tính giá trị của biểu thức, từ đó viết được biểu thức đại số từ bài toán thực tế. Bài tập 61 (SGK - T50): Có tác dụng kiểm tra kỹ năng tính tích các đơn thức và tìm hệ số, tìm bậc của đơn thức. Bài tập 62 (SGK - T50): Rèn kỹ năng sắp xếp đa thức theo thứ tự; cộng, trừ đa thức một biến và kỹ năng kiểm tra một số có là nghiệm của đa thức một biến không Bài tập 63 (SGK - T50) : Có tác dụng kiểm tra kỹ năng sắp xếp đa thức theo thứ tự; tính giá trị của đa thức và kỹ năng chứng tỏ đa thức một biến không có nghiệm. Bài tập 64 (SGK - T50) : Là bài tập kiểm tra kỹ năng thể hiện khái niệm hai đơn thức đồng dạng. Bài tập 65 (SGK - T50) : Rèn kỹ năng kiểm tra một số có là nghiệm của đa thức một biến hay không? Lưu ý bài 58 và 60; 59 và 61; 62 và 63; 63 và 65 có sự liên hệ với nhau. 11/28
- Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7 Nghiên cứu các bài tập trong SBT Toán 7- tập 2, tôi thấy rằng: - Có những bài tập giống với các bài tập trong SGK : Bài 51, 52, 53, 55, 56, 57. - Bài tập 54 (SBT – T17) Rèn kỹ năng thu gọn đơn thức và tìm hệ số của đơn thức đó. c, Để có thể hiểu rõ hơn về tiết dạy, nên xem thêm tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn GV. Tóm lại, muốn thực hiện tốt một tiết Ôn tập chương, phải đầu tư khá nhiều công sức và thời gian cho công việc này. Sau khi đã nghiên cứu kĩ các tài liệu, nắm được các thông tin cần thiết, tôi đi xác định mục tiêu của tiết dạy và lựa chọn các bài tập đáp ứng cho việc thực hiện các mục tiêu đó. Từ đó xây dựng kế hoạch về thời gian các bước thực hiện trên lớp và phương pháp thực hiện ở tùng bước theo từng nội dung cụ thể, đồng thời lựa chọn các phương tiện thiết bị dạy học hỗ trợ. Vì phần Ôn tập chương IV - Đại số 7 được chia thành 2 tiết với mục tiêu đã nêu trên nên tôi đã phân chia như sau: Tiết 1: - Ôn tập lý thuyết về biểu thức đại số, đơn thức, đa thức. - Ôn tập hai dạng bài tập: Dạng 1: Tính giá trị của biểu thức đại số với các bài tập: BT 58 (SGK – T49) BT 60 (SGK – T49) Dạng 2 : Thu gọn đơn thức, tính tích các đơn thức với các bài tập : BT 54 (SBT – T17) BT 59 (SGK – T49) BT 61 (SGK – T50) Tiết 2: Đây là tiết ôn tập thứ hai nhưng qua nghiên cứu SGK, SBT tôi thấy thiếu loại bài tập cộng, trừ đa thức nhiều biến theo hàng ngang, bài tập tìm nghiệm của đa thức một biến và bài tập nâng cao nên tôi có nghiên cứu thêm một số sách tham khảo có biên soạn thêm 2 bài tập để đưa vào tiết ôn tập này : 12/28
- Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7 Dạng 3: Cộng, trừ đa thức: Bài tập (do giáo viên biên soạn) BT 62 (SGK – T49) Dạng 4 : Bài tập về nghiệm của đa thức một biến : BT 65 (SGK – T50) Bài tập (do giáo viên biên soạn) 2.Giáo án minh hoạ : Tiết 65 Ôn tập chương IV (tiết 2) I.Mục tiêu : 1, Kiến thức : HS được ôn tập các qui tắc cộng, trừ các đơn thức đồng dạng. Cộng, trừ đa thức và nghiệm của đa thức. 2, Kỹ năng : HS được rèn kỹ năng cộng, trừ các đa thức, sắp xếp các hạng tử của đa thức theo cùng thứ tự, xác định nghiệm của đa thức. 3, Thái độ : Thông qua giờ Ôn tập chương này, học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình thông qua sự hướng dẫn của giáo viên. Tạo hứng thú học tập bộ môn. 4, Định hướng phát triển năng lực : Năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực tổng hợp kiến thức, năng lực tính toán. II. Chuẩn bị : 1.GV : Bài giảng điện tử, máy vi tính, máy projector, máy chiếu đa vật thể, phiếu học tập cho mỗi HS 1 bản. 2.HS : Bảng phụ + giấy trắng để hoạt động nhóm. III. Tiến trình dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1 : Đặt vấn đề ( 2’) GV : Đặt vấn đề : Theo phân phối chương trình, phần ôn tập chương IV : Biểu thức đại số được chia thành 2 tiết. Các em đã được ôn tập 1 tiết, hôm nay cô và các em sẽ tiếp tục ôn tập 1 tiết nữa : GV chiếu slide 2. 13/28
- Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7 GV ghi bảng : Tiết 65 - ÔN TẬP CHƯƠNG IV : BIỂU THỨC ĐẠI SỐ (tiếp) GV: Yêu cầu HS nhắc lại các dạng bài tập đã ôn tập ở tiết 1. HS: Nhắc lại 2 dạng bài tập đã ôn tập là: 1) Tính giá trị của biểu thức đại số 2) Thu gọn đơn thức, tính tích các đơn thức. GV chiếu slide 3. GV giới thiệu: ở tiết này, cô và các em sẽ ôn tập tiếp 2 dạng bài tập nữa, đó là: 3) Cộng, trừ đa thức. 4) Bài tập về nghiệm của đa thức một biến. GV phát phiếu học tập cho HS cả lớp. Hoạt động 2 : Ôn tập dạng 3: Cộng, trừ đa thức ( 24’) GV chiếu slide 4. GV ghi bảng: Dạng 3: Cộng, trừ đa thức GV chiếu: (?) Nêu các cách cộng, trừ HS : Trả lời đa thức. GV chiếu các cách GV chốt : Khi cộng, trừ các đa thức có nhiều cách nhưng chúng ta phải biết chọn cách nào cho hợp lí. - Yêu cầu cả lớp làm bài 1 GV chiếu Bài 1: Tìm đa thức M,N 1HS đọc đề biết: bài. Bài 1: Tìm đa thức M,N biết: a) M + (2x2y - 4x2 + 3) Bài giải mẫu : 2 2 a) M + (2x2 y - 4x2 + 3) = x2y - 2x 2 = x y - 2x + 5x + 5x b) N -(6x2y - 4x + y2 -5) M = (x2y - 2x2 + 5x) - (2x2y - 4x 2 = - 6 x2y+ 2x+ 2y2 + 3) GV ghi bảng: M = x2y - 2x 2 + 5x - 2x2y + 4x2 - Bài 1: Tìm đa thức M, N: 3 GV ghi đề bài câu a, b lên bảng, phân M = (x2y - 2x 2y) + chia bảng để HS trình bày bài. (-2x2 + 4x2 )+5x- 3 14/28
- Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7 GV(?) Nêu cách tìm đa thức M M = - x2y + 2x2 + 5x – 3 GV chốt: Muốn tìm đa thức M, ta lấy b) N -(6x2y - 4x + y2 -5) đa thức tổng trừ đi đa thức đã biết. = - 6 x 2y+ 2x+ 2y2 - Yêu cầu HS đó lên bảng làm câu a. N= (-6x 2y+2x+2y2)+(6x2y-4x+y2-5) N =- 6x 2y + 2x + 2y2+ 6x2y- 4x GV(?) Nêu cách tìm đa thức N + y2-5 GV chốt: Muốn tìm đa thức N, ta lấy N =(- 6x2y + 6x 2y) + (2x - 4x)+(2y2 đa thức hiệu cộng đa thức trừ. + y2) -5 - Yêu cầu HS đó lên bảng làm câu b. HS1 : Trả N = -2x + 3y2 - 5 - Yêu cầu cả lớp làm vào phiếu học lời và làm tập: câu a Dãy 1,2: Làm câu a trước, câu b sau. Dãy 3,4: Làm câu b trước, câu a sau. HS2 : Trả GV: Yêu cầu HS nhận xét rõ từng lời và làm bước trong bài làm của từng bạn, sữa câu b chữa các sai sót. GV chiếu bài giải mẫu (nếu cần) GV yêu cầu HS chấm chéo bài làm của nhau: 2 em cùng bàn đổi bài cho nhau. GV(?) Dưới lớp có em nào làm sai HS cả lớp không? làm vào GV chiếu bài làm trong phiếu HT của phiếu học 1 số HS, chủ yếu là các bài có lỗi sai tập: và yêu cầu HS nhận xét và sữa sai. Dãy 1,2: Làm câu a GV(?) : Vậy qua bài 1, các em rút ra trước, câu b được những lưu ý nào dễ dẫn đến sai sau. lầm nhất khi thực hiện cộng, trừ các Dãy 3,4: đa thức theo hàng ngang? Làm câu b GV chiếu Chú ý ở slide 5 trước, câu a GV chốt theo Chú ý. sau GV: Quay lại cách tìm đa thức M ở câu a, cô muốn các em quan sát ví dụ HS : Rút ra sau: Chú ý GV chiếu slide 15 liên kết với slide 15/28
- Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7 5: Tìm đa thức M biết: HS: Đọc M + (2x2 y - 4x2 + 3) = 0 Chú ý trên GV( ?) Trong ví dụ này, có cách nào máy. nhanh hơn để tìm đa thức M hay không? GV chiếu lời giải. GV chốt : Như vậy, đa thức M trong HS : Quan VD này chính là đa thức đối của đa sát câu hỏi thức trên máy. 2x2 y - 4x2 + 3 Bài 2 GV chiếu slide 6: HS : Trả a) Sắp xếp theo LT giảm: Bài 2: Cho hai đa thức: lời. P(x) = x5 - 3x2 + 7x4 - 9x3 + x2 - 1x 4 P(x) = x5 - 3x2 + 7x4 - 9x3 + x 2 - 1x 4 = x5+ 7x4- 9x3+ (- 3x2+ x2) - 1x 4 5 2 3 2 4 Q(x) = 5x - x + x - 2x + 3x - 1 4 = x5+ 7x4- 9x3- 2x2 - 1x 4 a) Sắp xếp các hạng tử của mỗi đa Q(x) = 5x4 - x 5 + x2 - 2x + 3x2 - 3 1 thức trên theo lũy thừa giảm dần 4 của biến. = - x5 + 5x4- 2x3+ (x 2+ 3x2)- 1 4 b) Tính P(x) + Q(x) và P(x) - Q(x). = - x5 + 5x4- 2x3+ 4x2 - 1 a) Sắp xếp theo LT giảm: 4 GV(?) Khi sắp xếp các đa thức ta cần b) 1 lưu ý điều gì ? P(x) = x5+ 7x4 - 9x3 - 2x2 - x 4 GV chốt: Như vậy, khi sắp xếp các + 1 Q(x) =-x5+5x4 -2x3 + 4x2 - đa thức ta nên đồng thời thu gọn các 4 hạng tử đồng dạng (nếu có). P(x)+Q(x)=12x4-11x 3+2x2- 1 x- 1 4 4 GV( ?) Việc thu gọn các hạng tử 1 đồng dạng thực chất là ta làm gì ? P(x) = x5+ 7x4 - 9x3- 2x2 - x + 4 GV chốt : Vậy, việc thu gọn các hạng 1 [-Q(x)]=x5 - 5x4+ 2x3- 4x2 + tử đồng dạng thực chất là ta thực hiện 4 tính cộng, trừ các đơn thức đồng P(x)-Q(x)=2x 5+2x4-11x3-6x 2- 1 x+ 4 dạng. 1 GV( ?) Muốn cộng, trừ các đơn thức 1 HS đọc đề 4 đồng dạng, ta làm thế nào ? bài. GV gọi 1HS lên làm câu a, còn cả 16/28
- Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7 lớp làm vào phiếu HT. HS : Trả lời GV: Yêu cầu HS nhận xét rõ từng bước trong bài làm của từng bạn, sữa chữa các sai sót. GV yêu cầu HS chấm chéo bài làm của nhau: 2 em cùng bàn đổi bài cho HS : Trả lời nhau. GV chiếu bài làm sai của HS (nếu có) HS : Trả lời 1 HS làm GV (?) Sang phần b, để tính tổng, câu a : hiệu 2 đa thức có 2 cách, theo các em ở câu này ta nên tính theo cách nào? HS: Trả lời Vì sao? GV chốt: Ta nên chọn cách 2 vì đây HS1: Tính là 2 ĐT một biến đã sắp xếp. P(x) + Q(x) GV gọi 2 HS lên bảng. HS2: Tính P(x) - Q(x) GV: Yêu cầu HS nhận xét rõ từng HS cả lớp bước trong bài làm của từng bạn, sữa làm vào chữa các sai sót. phiếu học GV chiếu bài giải mẫu (nếu cần) tập: GV yêu cầu HS chấm chéo bài làm Dãy 1,2: của nhau: 2 em cùng bàn đổi bài cho Tính tổng nhau. trước, hiệu GV(?) Dưới lớp có em nào làm sai sau. không? Dãy 3,4: GV chiếu bài làm trong phiếu HT của Tính hiệu 1 số HS, chủ yếu là các bài có lỗi sai trước, tổng và yêu cầu HS nhận xét và sữa sai. sau. HS: Rút tiếp Chú ý 17/28
- Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7 GV(?) : Vậy qua bài 2, các em rút ra được những lưu ý nào dễ dẫn đến sai lầm nhất khi thực hiện cộng, trừ các HS: Đọc to đa thức theo hàng dọc? 2 chú ý của GV chiếu Chú ý ở slide 7 dạng 3 GV chốt: Như vậy, ở dạng 3 các em cần lưu ý 2 điều trên. Gọi HS đọc. Hoạt động 3 : Ôn tập dạng 4: Bài tập về nghiệm của đa thức một biến (19’) GV chiếu slide 8. GV ghi bảng: Dạng 4: Bài tập về nghiệm của đa thức một biến - Yêu cầu cả lớp làm bài 1 GV chiếu Bài 1: Bài 1: Trong các số cho bên phải mỗi đa thức, Trong các số cho bên số nào là nghiệm của đa thức đó? 1HS đọc đề bài. phải mỗi đa thức, số nào a) A(x) = 2x - 6 -3 0 3 là nghiệm của đa thức 2 b) B(x) = x + 5x - 6 -6 -1 1 6 đó? GV ghi bảng: a) A(x) = 2x - 6 Bài 1: Kiểm tra 1 số có là nghiệm của -3 0 3 ĐT một biến không? b) B(x) = x2 + 5x - 6 GV chiếu câu hỏi -6 -1 1 6 GV(?) Muốn kiểm tra một số cho trước có HS : Trả lời là nghiệm của ĐT một biến hay không ta làm thế nào ? HS hoạt động GV chốt: có 2 cách (GV chiếu các cách) nhóm trong 1 - Yêu cầu HS hoạt động nhóm bài này phút (Yêu cầu các nhóm khá ở mỗi dãy làm Mỗi dãy chia theo cách 2) thành 2 nhóm - Yêu cầu đại diện 4 nhóm trình bày Dãy 3,4: Làm GV chiếu kết quả của bài 1 câu a. - Với cách 1, GV hướng dẫn HS cách tìm Dãy 1,2: Làm nhanh các nghiệm của ĐT dựa vào nhận câu b. xét về số nghiệm tối đa của một ĐT Bốn nhóm đại - Với HS khá, GV nói thêm nhận xét về diện làm vào ĐT ax2+bx+c: bảng phụ + Nếu có a+b+c=0 thì kết luận ĐT có một Các nhóm còn nghiệm là 1. lại nháp vào giấy 18/28
- Đổi mới phương pháp dạy học trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chương IV - Đại số 7 + Nếu có a -b+c=0 thì kết luận ĐT có một A4 nghiệm là -1. Đại diện 4 GV chiếu slide 9: nhóm trình bày Bài 2: Tìm nghiệm của các đa thức Bài 2 sau: a) Xét a) -2x3 - 4x + 2x3 + 5 -2x3 - 4x + 2x3 + 5 = 0 b) x3 + 4x (-2x 3 + 2x3) - 4x + 5 = 0 GV ghi bảng: - 4x = -5 Bài 2: Tìm nghiệm của đa thức 5 x= GV chiếu câu hỏi 4 GV(?) Muốn tìm nghiệm của ĐT một biến Vậy nghiệm của đa thức ta làm thế nào ? 5 là x = . 4 GV chiếu cách tìm. GV gọi 2 HS lên bảng. b) Xét x3 + 4x = 0 1 HS đọc đề bài. x(x2 + 4) = 0 GV: Yêu cầu HS nhận xét rõ từng bước trong bài làm của từng bạn, sữa chữa các x 0 2 sai sót. x 4 0 GV chiếu bài giải mẫu (nếu cần) x 0 GV yêu cầu HS chấm chéo bài làm của HS : Trả lời 2 2 x 4 (vì x 0, x) nhau: 2 em cùng bàn đổi bài cho nhau. Vậy nghiệm của đa thức GV(?) Dưới lớp có em nào làm sai không? HS1 : Làm câu a là x = 0. GV chiếu bài làm trong phiếu HT của 1 số HS2 : Làm câu b HS, chủ yếu là các bài có lỗi sai và yêu HS cả lớp làm cầu HS nhận xét và sữa sai. vào phiếu học tập: Dãy 1,2: Làm câu a trước, câu b sau. Dãy 3,4: Làm câu b trước, câu a sau GV(?) : Vậy qua 2 bài tập của dạng 4, hãy HS: Nhắc lại nhắc lại cách giải 2 dạng bài tập trên. cách giải 2 bài GV chiếu Chú ý ở slide 10 tập trên. GV chốt: Như vậy, ở dạng 4 các em cần HS: Đọc to chú lưu ý 2 điều trên. Gọi 1HS đọc. ý của dạng 4 19/28
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp quản lý hồ sơ sổ sách trong trường THCS
16 p | 326 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh
12 p | 187 | 18
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh 6
24 p | 42 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp giảng dạy và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong dạy học Sinh học bằng phương pháp hoạt động nhóm
14 p | 18 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới công tác quản lí và sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học ở trường THCS
28 p | 29 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác phần mềm Geometer’s Sketchpad trong giảng dạy Hình học THCS
42 p | 89 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ Ban chỉ huy Đội tại trường THCS Nguyễn Khuyến
29 p | 65 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng giáo án điện tử để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THCS
13 p | 15 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết CTHH của chất vô cơ trong chương trình Hoá học lớp 8 THCS
45 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn vẽ tranh
24 p | 20 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn Âm nhạc thường thức
25 p | 13 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS - Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa trong bộ môn Ngữ văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh
21 p | 66 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn giáo viên Ngữ văn đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh ở trường THCS Lương Thế Vinh
25 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh
9 p | 37 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ trong dạy học Địa lí THCS theo hướng phát triển năng lực
19 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Bình Khê
29 p | 49 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Lịch Sử ở trường THCS huyện Nho Quan
26 p | 38 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn