Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học môn Địa lí lớp 9 trường THCS
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm nghiên cứu việc sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí lớp 9 nhằm nâng cao chất lượng dạy học Địa lí lớp 9 trong các nhà trường THCS. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học môn Địa lí lớp 9 trường THCS
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9. Lĩnh vực : Địa Lí Cấp học : Trung học cơ sở NĂM HỌC 2016 - 2017
- MỤC LỤC PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................1 3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................1 4. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...............................................................................1 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................1 6. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................2 7. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2 8. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ...............................................................2 PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN – CƠ SỞ THỰC TIỄN .............................................3 1.1 Quan niệm về Atlat ..............................................................................................3 1.2 Atlat giáo khoa địa lí Việt Nam ...........................................................................3 1.2.1 Khái niệm ................................................................................................3 1.2.2 Cấu trúc của Atlat địa lí Việt Nam .........................................................3 1.2.3 Đặc điểm ..................................................................................................3 1.3 Ý nghĩa của việc sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí ..........................................3 1.3.1 Đối với giáo viên ........................................................................................3 1.3.2 Đối với học sinh .........................................................................................3 CHƯƠNG II: . RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG ÁT LÁT TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 9 ....................................................................................................................5, 6, 7 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM .........................................8 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận ...............................................................................................................9 2. Kiến nghị .............................................................................................................9
- PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Phương pháp sử dụng Atlat địa lí Việt Nam rất quan trọng trong dạy học Địa lí lớp 9 ở trường THCS nhưng hiện nay trong dạy học Địa lí lớp 9 ở trong nhà trường giáo viên chưa sử dụng tốt vai trò này, chưa chú trọng sử dụng Atlat trong việc giảng dạy Địa lí , chưa hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat nên chưa nắm được vai trò của Atlat trong việc giảng dạy môn Địa lí, nên hiệu quả dạy học Địa lí còn thấp. Từ cơ sở trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Đổi mới phương pháp sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học môn Địa lí lớp 9 trường THCS” để nghiên cứu và thực nghiệm trong quá trình giảng dạy . 2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu việc sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí lớp 9 nhằm nâng cao chất lượng dạy học Địa lí lớp 9 trong các nhà trường THCS. 3. Đối tượng nghiên cứu. Chủ thể: Phương pháp sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học môn Địa lí lớp 9 trường THCS. Khách thể: Học sinh lớp 9. 4. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Ở Việt Nam, PGS.TS Lâm Quang Dốc đã biên soạn cuốn sách “Bản đồ giáo khoa” và “Hướng dẫn sử dụng Atlat địa lí”. PGS.TS Ngô Đạt Tam cùng TS. Nguyễn Quý Thao đã biên soạn Atlat Địa lí Việt Nam của NXB Giáo dục. Tuy nhiên, đối với việc cụ thể rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí 9 nói riêng và trong dạy học Địa lí lớp 9. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. Cơ sở lí luận của đề tài này - Vai trò của Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí lớp 9: Giúp học sinh lớp 9 phát triển tư duy, nâng cao nhận thức về tự nhiên và xã hội Việt Nam. Bên cạnh kênh chữ trong sách giáo khoa - phương pháp cũ thì kênh hình chỉ
- mới được đưa vào sử dụng trong dạy học địa lí không lâu, nên việc sử dụng kênh hình còn gặp phải nhiều khó khăn, nhất là với học sinh lớp 9 khi tìm hiểu về tự nhiên và cả kinh tế - xã hội của các khu vực khác nhau.Trong Atlat địa lí Việt Nam khá chi tiết, đầy đủ những kiến thức địa lí cơ bản, những thông tin tổng hợp và có hệ thống, màu sắc trong Atlat rất đẹp mắt giúp học sinh hứng thú và ham mê học tập địa lí hơn. Cơ sở thực tiễn của đề tài này đó là: Với học sinh lớp 9, giáo viên cần đưa ra biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học học hiện đại đã được đưa vào sử dụng nên dạy học bằng Atlat địa lí Việt Nam đã tập của học sinh trong việc học tập địa lí lớp 9 bởi hiện nay rất nhiều phương tiện dạy có nhiều giáo viên xem nhẹ đi. Học sinh nếu được giáo viên hướng dẫn cách đọc Atlat thì khi quan sát các bản đồ to sẽ k bị bỡ ngỡ, lạ lẫm; Ít phải ghi nhớ máy móc, sẽ chủ động tiếp thu kiến thức theo nội dung của từng bài học bởi trong Atlat, các nội dung, thông tin đều cung cấp đầy đủ đến học sinh. Ngoài ra, cuốn Atlat địa lí Việt Nam rất dễ mang đi bất cứ đâu, rất tiện lợi và hiệu quả cao, không cần phải sử dụng các bản đồ cồng kềnh, những dụng cụ tài liệu phức tạp. Bản chất của vấn đề dạy học Atlat địa lí Việt Nam: nghiên cứu các phương pháp khai thác, sử dụng Atlat có hiệu quả trong dạy học Địa lí lớp 9 như: phương pháp đọc và tìm hiểu các nội dung trên bản đồ, biểu đồ của Atlat; phương pháp khai thác bản đồ, biểu đồ trong Atlat địa lí Việt Nam để tìm hiểu kiến thức địa lí, dân cư; phương pháp phân tích bản đồ trong Atlat địa lí Việt Nam để rút ra nhận định về tình hình phát triển của các ngành kinh tế của nước ta; phương pháp phân tích bản đồ, biểu đồ trong Atlat địa lí lớp 9 để rút ra nhận định về tình hình phát triển kinh tế của các vùng kinh tế nước ta; phương pháp phân tích hình ảnh trong Atlat địa lí Việt Nam để khắc sâu kiến thức của bài học. Thực nghiệm: Khi đưa vào sử dụng nhiều Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học địa lí lớp 9 sẽ cần sự chú ý quan sát của tất cả học sinh trong 1 lớp => Phương pháp này sẽ rất có hiệu quả nếu như giáo viên khéo léo hướng dẫn học sinh từng bước đọc bản đồ, lược đồ trong Atlat, rồi từ đó học sinh có thể tích cực tự nghiên cứu được nội dung thể hiện trong từng bản đồ, lược đồ. Từ đó sẽ thu lại được kết quả cao. Nếu giáo viên không đưa Atlat địa lí Việt Nam vào giảng dạy địa lớp 9 hoặc học sinh không đọc Atlat thì sẽ thiếu
- đi 1 nguồn tư liệu đa dạng phong phú, 1 kho tàng kiến thức và đặc biệt sẽ hạn chế phương pháp tư duy, logic, ảnh hưởng đến hiệu quả của việc giảng dạy và học tập môn địa lí. Kiến nghị: đề nghị các trường THCS cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề này, để việc sử dụng Atlat địa lí Việt Nam được nâng cao, ngày càng lan rộng và đi vào chiều sâu. 6. Giả thuyết khoa học. Nếu phương pháp sử dụng atlat địa lí Việt Nam trong dạy học môn Địa lí lớp 9 trường THCS được đưa vào sử dụng rộng rãi và có hiệu quả thì sẽ nâng cao được dạy học địa lí lớp 9, cung cấp được rất nhiều kiến thức cơ bản và hệ thống được kiến thức về đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội của các khu vực và so sánh được đặc điểm của các khu vực với nhau nhờ vào việc sử dụng được 1 lúc nhiều trang trong Atlat để nghiên cứu. 7. Phạm vi nghiên cứu. Học sinh lớp 9. 8. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu. Đề tài đã sử dụng các quan điểm: dạy học theo hướng phát triển bền vững, lấy học sinh làm trung tâm, quan điểm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa, tích cực hóa người học, quan điểm tiếp cận hệ thống. Để thực hiện những nhiệm vụ đề ra, đề tài đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp quan sát Phương pháp đàm thoại Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Phương pháp điều tra khảo sát Phương pháp thực nghiệm Phương pháp toán học thống kê Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN – CƠ SỞ THỰC TIỄN. 1.1 Quan niệm về Atlat Atlat là 1 hệ thống các bản đồ có sự liên quan với nhau 1 cách hữu cơ và bổ sung cho nhau, được thành lập theo những chủ đề và mục đích sử dụng nhất định. Các bản đồ trong Atlat được xây dựng theo 1 chương trình địa lí và lịch sử nhất định. Các Atlat hiện nay đều đảm bảo các tính chất hoàn thành và thống nhất. 1.2 Atlat giáo khoa địa lí Việt Nam 1.2.1 Khái niệm Là tập hợp 1 tập bản đồ giáo khoa trong đó bao gồm hệ thống các bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ...nhằm phản ảnh các sự vật, hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội Việt nam. Các bản đồ, biểu đồ được sắp xếp theo 1 trình tự logic, có hệ thống của các bài học địa lí Việt Nam phù hợp nội dung SGK và chương trình Địa lí lớp 9. 1.2.2 Cấu trúc của Atlat địa lí Việt Nam Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành năm 2010 gồm 3 phần chính: địa lí tự nhiện, địa lí kinh tế - xã hội và địa lí các vùng với 31 trang. 1.2.3 Đặc điểm Về tỉ lệ: Atlat địa lí Việt Nam được biên soạn ở các tỉ lệ sau: tỉ lệ 1:3000000; tỉ lệ 1:6000000; tỉ lệ 1:9000000; tỉ lệ 1:12000000; tỉ lệ 1:18000000; tỉ lệ 1:24000000; tỉ lệ 1: 180000000. Về các phương pháp biểu hiện dùng trong Atlat: phương pháp kí hiệu, phương pháp bản đồ định vị, phương pháp kí hiệu đường, phương pháp kí hiệu đường chuyển động, phương pháp vùng phân bố, phương pháp nền chất lượng,
- phương pháp đường đẳng trị, phương pháp chấm điểm, phương pháp bản đồ biểu đồ, phương pháp bản đồ mật độ. 1.3 Ý nghĩa của việc sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí 1.3.1 Đối với giáo viên Vì bản đồ vừa là nguồn tri thức, vừa là phương tiện minh họa trong khâu chuẩn bị bài giảng, khâu giảng bài mới, khâu kiểm tra và đánh giá và khâu hướng dẫn học sinh tự học và ôn tập. 1.3.2 Đối với học sinh Atlat giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng địa lí, giáo dục ý thức tốt, tinh thần vượt khó, ý thức hoàn thành nhiệm vụ, tình yêu quê hương đất nước. Hình thành các em tính kiên trì, tự học ở nhà và làm bài tập trong sách giáo khoa và tập bản đồ, Atlat còn giúp học sinh ôn tập được thường xuyên, liên tục kiến thức mới với kiến thức đã học. CHƯƠNG II: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG ÁT LÁT TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 9 1.2. Cách đọc Átlat địa lí - Nắm được nội dung yêu cầu cần đọc. - Nắm được mục đích, yêu cầu khi đọc átlát để tìm kiếm và rút ra được những thông tin cần thiết. - Cần kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng địa lí được thể hiện trong bản đồ. - Đọc átlát theo trình tự từ khái quát đến chi tiết . 2.2. Các mức độ đọc átlát địa lí - Mức độ 1 (đơn giản): Học sinh chỉ cần đọc kĩ chú giải, tìm và xác định đối tượng trên bản đồ. - Mức độ 2: Học sinh cần dựa vào màu sắc, kí hiệu, ước hiệu để tìm ra những đặc điểm không thể hiện trực tiếp trên bản đồ
- - Mức độ 3: Cần phải kết hợp nhiều bản đồ và những kiến thức đã học để tìm ra kiến thức liên quan, đồng thời giải thích các hiện tượng địa lí được thể hiện trên átlát. 2.3.Các bước sử dụng átlát Địa lí 2.3.1. Tìm hiểu cấu trúc của átlát - Gồm những trang nào, mục nào - Sắp xếp các trang, các mục 2.3.2. Xem chú giải của át lát - Xem chú giải (trang 1)để biết nội dung thể hiện của các kí hiệu thể trên bản đồ. Trên thực tế có rất nhiều kí hiệu khác nhau, trong đó có những kí hiệu đơn giản đễ dàng nhận biết, nhưng cũng có những kí hiệu tương đối lạ, phức tạp. Trong quán trình tìm hiểu các chú giải, học sinh cần cố gắng ghi nhớ các kí hiệu để thuận tiện trong việc sử dụng át lát. Ví dụ: - Nắm vững các kí hiệu, ước hiệu của từng loại mỏ khi đọc bản đồ khoáng sản. - Biết sử dụng màu sắc khi đọc bản đồ khí hậu, địa hình,... - Biết sử dụng ước hiệu khi đọc bản đồ nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp... 2.3.3. Khai thác kiến thức từ các biểu đồ, số liệu thống kê Thông thường mỗi bản đồ kinh tế có từ 1- 3 át lát thể hiện sự tăng giảm về giá trị tổng sản lượng, cơ cấu của các ngành kinh tế. Vì vậy GV cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng dựa vào kí hiệu, ước hiệu của bản đồ để tìm ra qui mô sản lượng, cơ cấu của các ngành (Căn cứ chiều cao các cột, độ lớn các hình tròn, át lát trên bản đồ) Trong át lát địa lí Việt Nam có rất nhiều bảng số liệu, biểu đồ để khai thác kiến thức (Trang 14, 15, 16, 17, 19, 20...). 2.3.4. Chú ý khi trả lời câu hỏi khai thác átlát địa lí - Nội dung, mục đích của câu hỏi. - Trên cơ sở nội dung của câu hỏi cần phải xem phải trả lời một hay nhiều vấn đề từ đó xác định những trang bản đồ cần thiết trong átlát. a. Dạng câu hỏi chỉ cần sử dụng một bản đồ: Ví dụ 1:Dựa vào átlát địa lí Việt Nam, hãy trình bày sự phân bố nguồn tài nguyên khoáng sản của nước ta?
- Với dạng câu hỏi như trên Học sinh chỉ cần sử dụng bản đồ địa chất - khoáng sản (trang 6) là đủ để nêu lên được sự phân bố của khoáng sản nước ta. * Gợi ý trả lời: - Tài nguyên khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng, bao gồm: + Khoáng sản kim loại đen: Sắt, Mănggan... + Khoáng sản kim loại màu: Đồng, kẽm,.... + Khoáng sản phi kim loại: Apatit, + Khoáng sản vật liệu xây dựng: Đá vôi, đất sét, ... + Khoáng sản năng lượng: Than, dầu mỏ, khí đốt. - Phân bố: + Sắt: Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang + Măng gan: Cao Bằng. + Đồng, vàng: Lao Cai; đồng, Niken: Sơn La; chì, kẽm: Bắc Kạn; vàng: Quảng Nam ..... + Apatit: Lào Cai; đất hiếm: Lai Châu. - Ý nghĩa: Sự phong phú của tài nguyên khoáng sản thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp nặng. Ví dụ 2:Dựa vào Átlat địa lí Việt Nam: a. Hãy kể tên các vùng có diện tích trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đã sử dụng ở các mức: trên 40%; từ 15% - 40% b. Nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm. Gợi ý: Với câu hỏi trên thì học sinh chỉ cần sử dụng Bản đồ cây công nghiệp (trang 14) là đủ và trả lời các nội dung sau: a. Các vùng có diện tích trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đã sử dụng ở mức: - Trên 40%: Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ - Từ 15% - 40%: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ... b. Vùng phân bố của các cây công nghiệp lâu năm: + Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ
- + Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên + Chè: Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên + Dừa: các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Nam Bộ (Bến Tre)...... b. Dạng câu hỏi dùng nhiều bản đồ trong átlát. * Những câu hỏi đánh giá tiềm năng (thế mạnh) để phát triển một ngành VD 1: Đánh giá tiềm năng để phát triển công nghiệp: Cần sử dụng nhiều bản đồ để khai thác như: + Bản đồ địa hình để phân tích ảnh hưởng của địa hình đến sự phân bố các cơ sở sản xuất công nghiệp... + Sử dụng bản đồ khoáng sản để thấy được cơ sở nguyên liệu để phát triển công nghiệp nặng; + Sử dụng bản đồ nông nghiệp để thấy được cơ sở nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến. + Sử dụng bản đồ dân cư để thấy được nguồn nhân lực và nguồn tiêu thụ để phát triển công nghiệp... VD2: Đánh giá tiềm năng để phát triển nông nghiệp Cần sử dụng các bản đồ để khai thác như: + Bản đồ địa hình, bản đồ khí hậu, bản đồ phân bố các loại đất, động thực vật để thấy được ảnh hưởng của các nhân tố đó đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp; + Bản đồ dân cư để thấy được tiềm năng về lao động và nguồn tiêu thụ sản phẩm... * Những câu hỏi đánh giá thế mạnh của một vùng kinh tế: + Học sinh phải tìm Bản đồ nông nghiệp chung (trang 13) để xác định giới hạn của vùng, phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí vùng. Đồng thời đối chiếu với các bản đồ: địa hình, đất, động thực vật... để phân tích tiềm năng phát triển nông nghiệp; đối chiếu với bản đồ địa chất - khoáng sản để phân tích thế mạnh phát triển công nghiệp; đối chiếu với bản đồ dân cư để phân tích nguồn lao động và nguồn tiêu thụ sản phẩm của vùng...
- * Đối với những câu hỏi yêu cầu phải giải thích thì không những cần sử dụng nhiều bản đồ mà còn phải vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng địa lí thể hiện trên bản đồ . Ví dụ:Dựa vào átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: a/ Hãy kể tên các trung tâm công nghiệp theo quy mô từ lớn đến nhỏ ở khu vực Đồng bằng sông Hồng và các vùng phụ cận. b/ Giải thích vì sao đồng bằng sông Hồng và các vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất nước ta? * Gợi ý: Với đề bài như trên Học sinh cần sử dụng các bản đồ: + Bản đồ công nghiệp chung - trang 16 + Bản đồ vùng kinh tế Bắc Bộ - trang 21 + Bản đồ dân số trang 11 và bản đồ địa chất - khoáng sản - trang 6 + Bản đồ nông nghiệp chung - trang 13 - Trả lời: a/ Các trung tâm công nghiệp theo quy mô từ lớn đến nhỏ ở khu vực đồng bằng sông Hồng và các vùng phụ cận: - Trung tâm quy mô lớn (10 - 15 nghìn tỉ đồng): Hà Nội, Hải Phòng - Trung tâm trung bình (3 - 9,9 nghìn tỉ đồng): Việt Trì, Phúc Yên, Thái Nguyên, Cẩm Phả... - Trung tâm nhỏ (1 - 2,9 nghìn tỉ đồng): Bắc Ninh, Hà Đông, Hải Dương, Hạ Long, Nam Định, Thanh Hoá.... b/ Giải thích: ĐBSH và các vùng phụ cận là nơi có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước vì: + Có vị trí địa lí thuận lợi; + Tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu khá phong phú như than, sắt, vật liệu xây dựng, tài nguyên nông - lâm - ngư nghiệp; + Nguồn lao động dồi dào, nhất là lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; + Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất khá mạnh.
- CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Sau 1 thời gian đưa vào giảng dạy địa lí cho học sinh lớp 9, thì việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam đã có kết quả khả quan hơn so với trước khi đưa Atlat vào sử dụng. Giáo viên đã vận dụng được nhiều sáng kiến vào việc dạy học, học sinh có tiến bộ, hứng thú học tập hơn. Phần lớn học sinh sau khi nghe giảng trên lớp hoặc đọc sách giáo khoa thường không tự tích lũy kiến thức cho bản thân. Khi sử dụng thành thạo Atlat địa lí Việt Nam trong học tập, học sinh sẽ tự học Địa lí, biết đọc bản đồ, lược đồ, tăng tính tư duy và độc lập, chủ động, sáng tạo, ghi chép kiến thức có hệ thống, hiệu quả cao.
- PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí Việt Nam là việc cần thiết trong việc dạy và học môn Địa lí. Đối với học sinh lớp 9, kĩ năng này có tác dụng thúc đẩy tính tích cực, tự giác, tư duy, độc lập trong học tập của học sinh. Từ đó giúp các em chủ động sáng tạo, khai thác kiến thức qua các trang bản đồ. Chính vì thế, Atlat không chỉ là phương tiện trực quan sinh động, mà trong nó còn chứa đựng những điều mới lạ, hấp dẫn bởi ngôn ngữ của nó là: các quy ước, kí hiệu, màu sắc,hình dáng, kích thước của cả nước Việt Nam hay 1 khu vực, 1 vùng lãnh thổ; Giúp các em nắm bài nhanh, hiểu bài sâu sắc hơn. 2.Kiến nghị: Trong đề tài nghiên cứu của mình, tôi xin mạnh dạn đề xuất 1 số kiến nghị sau: 2.1. Do giá thành Atlat bán bên ngoài trường lớp còn khá cao so với sức mua của các em học sinh ở vùng nông thôn, nên mỗi nhà trường nên đầu tư thêm 1 số lượng Atlat để phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. 2.2. Các thầy, cô giáo nên tích cực hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat để học tập môn địa lí lớp 9 có hiệu quả cao hơn nữa. 2.3. Các phòng giáo dục nên tổ chức nhiều hơn các chuyên đề cấp trường, cấp quận - huyện về việc sử dụng Atlat địa lí 9 cho giáo viên dạy môn Địa lí ở các trường để nâng cao hơn chất lượng giảng dạy.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lâm Quang Dốc. Bản đồ giáo khoa.NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2009. 2. Lâm Quang Dốc. Bản đồ học đại cương. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2005 3. Lâm Quang Dốc.Hướng dẫn sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2006 4. Atlat Địa lí Việt Nam. NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, năm 2010 5. Sách giáo khoa và sách giáo viên Địa lí 9. NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội năm 2009
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp quản lý hồ sơ sổ sách trong trường THCS
16 p | 326 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh
12 p | 187 | 18
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh 6
24 p | 42 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp giảng dạy và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong dạy học Sinh học bằng phương pháp hoạt động nhóm
14 p | 19 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới công tác quản lí và sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học ở trường THCS
28 p | 29 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác phần mềm Geometer’s Sketchpad trong giảng dạy Hình học THCS
42 p | 89 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ Ban chỉ huy Đội tại trường THCS Nguyễn Khuyến
29 p | 65 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng giáo án điện tử để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THCS
13 p | 15 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết CTHH của chất vô cơ trong chương trình Hoá học lớp 8 THCS
45 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn vẽ tranh
24 p | 20 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn Âm nhạc thường thức
25 p | 13 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS - Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa trong bộ môn Ngữ văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh
21 p | 66 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn giáo viên Ngữ văn đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh ở trường THCS Lương Thế Vinh
25 p | 27 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh
9 p | 37 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ trong dạy học Địa lí THCS theo hướng phát triển năng lực
19 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Bình Khê
29 p | 49 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học môn Lịch Sử ở trường THCS huyện Nho Quan
26 p | 38 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn