intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Những giải pháp thực hiện có hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Nguyễn Trường Tộ

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

17
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở đánh giá chất lượng hai mặt của học sinh trường THCS Nguyễn Trường Tộ, Phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ, rút ra những kết luận làm căn cứ khoa học, tìm những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong những năm tiếp theo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Những giải pháp thực hiện có hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Nguyễn Trường Tộ

  1. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Trong những năm học phổ  thông, học sinh không chỉ  được học những  kiến thức cơ bản mà còn được rèn dạy về đạo đức. Những giá trị  đạo đức căn   bản ( tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, lòng yêu thương...) sẽ giúp chon con  người sống tốt đẹp hơn. Nhưng dường như  những giá trị  này đang bị  xuống   cấp, thể hiện qua những hành vi bạo lực trong nhà trường, những vụ án nghiêm   trọng, những hành vi gian lận ở nhiều cấp độ... Vấn đề này đang là sự quan tâm  của toàn xã hội hiện nay.  Bác Hồ  đã từng nói “ Có tài mà không có đức sẽ  trở  thành người vô  dụng”. Câu nói ấy vẫn còn nguyên giá trị và sẽ có giá trị mãi mãi ở bất kì trong  giai đoạn nào. Trường THCS Nguyễn Trường Tộ đóng chân trên địa bàn Phường Thống   Nhất cách xa trung tâm Thị  xã Buôn Hồ  7 km.  Đây là một trong những  địa  phương có truyền thống hiếu học. Để xây dựng được thương hiệu đối với nhà  trường, được phụ  huynh học sinh tin tưởng là nhiệm vụ  hết sức nặng nề  đối  với tập thể CBVC đặc biệt là đối với BGH nhà trường. Điều này đòi hỏi không   chỉ  sự  nỗ  lực phải hết mình của cả  thầy và trò, phụ  huynh học sinh  mà  cần  thiết không kém phần quan trong đó là có sự quan tâm của toàn xã hội.  Là một Hiệu trưởng hiện đang công tác tại trường THCS Nguyễn Trường  Tộ, sau mỗi một năm học kết thúc tôi vẫn băn khoăn trăn trở làm thế nào để xây  dựng một ngôi trường thật sự  có nề  nếp, trường ra trường lớp ra lớp đem lại   niềm vui, niềm tin yêu của phụ  huynh học sinh mong đợi, xứng tầm với ngôi  trường đã đạt chuẩn quốc gia. Việc tìm kiếm “ Những giải pháp thực hiện có   hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Nguyễn Trường   Tộ” làm nền tảng cho việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường là  một trong những nhiệm vụ luôn được nhà trường quan tâm trong giai đoạn hiện  nay. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài: a. Mục tiêu:  Trên   cơ   sở   đánh   giá   chất   lượng   hai   mặt   của   học   sinh   trường   THCS   Nguyễn Trường Tộ, Phường Thống Nhất, thị  xã Buôn Hồ, rút ra những kết  luận làm căn cứ khoa học, tìm những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo  dục  đạo đức cho học sinh trong những năm tiêp theo. ́    b. Nhiệm vụ: Tiến hành khảo sát và phân tích thực trạng về  chất lượng đạo đức năm  học 2012 – 2013 đến năm học  2014  ­ 2015 tìm ra những ưu điểm cần phát huy  và những tồn tại cần khắc phục, từ   đó tìm những biện pháp phù hợp nhăm ̀   không ngưng nâng cao ch ̀ ất lượng dạy và học, đặc biệt là chất lượng đạo đức  một cách có hiệu quả. 3. Đối tượng nghiên cứu:
  2.   Học sinh tại trường THCS Nguyễn Trường Tộ. 4. Giới hạn của đề tài:  Nghiên cứu chất lượng đạo đức học sinh 3 năm học liền kề  từ  năm học  2012 – 2013 đến năm học 2014– 2015.  5. Phương pháp nghiên cứu: ­ Phương pháp luận: Vận dụng lý luận của chủ  nghĩa Mác – Lê Nin, tư  tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng, nhà nước và của ngành về vấn đề  giáo dục và đào tạo, các tài liệu nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho học sinh. ­ Phương pháp cụ  thể: Khảo sát, thống kê, phân tích tổng hợp những vấn   đề có liên quan đến đề tài. Tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh về các số liệu  liên quan đến chất lượng giáo dục đạo đức của nhà trường. Đề  xuất những vấn   đề cụ thể, khả thi. 2
  3. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận về Giáo dục đạo đức: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và   chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với   lợi ích, hạnh phúc của mình và sự  tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ người  và người và con người với tự nhiên.  Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học  sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học  sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với  xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và với   chính mình. Trong tất cả  các mặt giáo dục thì giáo dục đạo đức giữ  một vị  trí  hết sức quan trọng. Do vậy việc giáo dục đạo đức là mặt trận hàng đầu, của   trường phổ thông. Giáo dục đạo đức còn có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyên và  trong mọi tình huống chứ không phải chỉ  được thực hiện khi có tình hình phức   tạp hoặc có những đòi hỏi cấp bách. Trong nhà trường THCS, giáo dục đạo đức  là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng   thì chất lượng giáo dục toàn diện sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ  mật thiết với các mặt giáo dục khác. Đặc điểm Giáo dục đạo đức đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ  khái niệm tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả  giáo dục phải được  thể  hiện thành tình cảm, niềm tin, hành động thực tế  của học sinh. Quá trình  dạy học chủ  yếu được tiến hành bằng các giờ  học trên lớp; còn quá trình giáo   dục đạo đức không chỉ bó hẹp trong giờ lên lớp mà nó được thể hiện thông qua   tất cả  các hoạt động có thể  có trong nhà trường. Đối với học sinh THCS, kết   quả  của công tác giáo dục đạo đức vẫn còn phụ  thuộc rất lớn vào nhân cách   người thầy, gương đạo đức của người thầy sẽ  tác động quan trọng vào việc   học tập, rèn luyện của các em. Để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả,   yếu tố  tập thể  giữ  vai trò hết sức quan trọng. Công tác giáo dục đạo đức cho  học sinh chỉ đạt kết quả tốt khi nó có sự  tác động đồng thời của các lực lượng   giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh đòi  hỏi người thầy phải nắm vững các đặc điểm Tâm­Sinh­Lý lứa tuổi của học   sinh, nắm vững cá tính, hoàn cảnh sống cụ  thể  của từng em để  định ra sự  tác  động thích hợp. Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi   phải có công phu, kiên trì, liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: 3
  4. Trường THCS Nguyễn Trường Tộ được thành lập ngày 19 tháng 01 năm  2005 theo quyết định số 57/QĐ­UBND quyết định của Chủ tịch ủy ban nhân dân  huyện Krông Buk kí (nay là thị xã Buôn Hồ). Đây là một trong những trường có  quy mô lớn, sau khi thành lập trường có 38 lớp với 1583 học sinh, trong đó HS   dân tộc thiểu số  là 189 em. Đến năm học 2017 – 2018 trường còn 29 lớp với  tổng số  học sinh 839 em, trong đó học sinh dân tộc 79 em. Qua quá trình phấn   đấu không ngừng trường THCS Nguyễn Trường Tộ  đã được công nhận đạt  chuẩn quốc gia vào năm 2012, được công nhận lại sau 5 năm vào năm 2018, đây   là một vinh dự  rất lớn đối với nhà trường. Có thể  tóm tắt những thuận lợi và  khó khăn về chất lượng đạo đức của học sinh tại trườngTHCS Nguyễn Trường   Tộ trong những năm qua, cụ thể như sau:  * Thuân ḷ ợi: ­ Nhà trường luôn nhận được sự  quan tâm và chỉ  đạo sâu sát của các cấp  ủy Đảng, chính quyền địa phương, lãnh đạo phòng giáo dục, sự  phối hợp chặt   chẽ của hội cha mẹ học sinh cũng như các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.  ­ Nhận thức của nhân dân, học sinh trên địa bàn phường Thống Nhất về  công tác giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực giúp cho nhà trường ngày càng   phát triển không ngừng. ­ Tập thể  nhà trường luôn đoàn kết, làm việc với tinh thần trách nhiệm   cao. Đây là một thuận lợi rất lớn đối với nhà trường. * Khó khăn: ­ Đời sống kinh tế của nhân dân đang gặp nhiều khó khăn do giá cả  các mặt   hàng nông sản xuống thấp, phần nào  ảnh hưởng đến công tác chăm lo cho con  em học tập có phần hạn chế. ­  Một số gia đình vẫn còn thiếu sự kiên trì đối với việc giáo dục con cái dẫn  đến công tác duy trì sĩ số học sinh gặp nhiều khó khăn. ­ Tỉ  lệ  học sinh hô ngheo va cân ngheo v ̣ ̀ ̀ ̣ ̀ ẫn còn nhiều, nhất là học sinh   thuộc vùng đồng bào dân tộ Buôn ĐLung do đó việc quan tâm đến việc học tập   của con em từ phía phụ huynh còn nhiều hạn chế. ­ Các dịch vụ  Internet trên địa bàn phường Thống Nhất mở  ra ngày càng   đông đã thu hút nhiều học sinh đến chơi game đến mức sa đà mà quên đi việc  học tập.  ­ Lượng kiến thức mỗi bài học theo chương trình hiện hành vẫn còn  nặng, quá tải đối với học sinh.    * Phân tích đánh giá vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra: Thống kê chất lượng đạo đức học sinh qua các năm học khi chưa thực   hiện đề tài tại trường THCS Nguyễn Trường Tộ, cụ thể như sau: Bảng so sánh hạnh kiểm qua các năm (Từ  năm học 2012­2013 đến năm  học 2016 – 2017) Tốt Khá Trung bình Yếu, Kém Năm học TSHS TS Tỉ lệ  TS Tỉ lệ  TS Tỉ lệ  TS Tỉ lệ  % % % % 4
  5. 2012­2013 1216 917 77.2 242 20.4 29 2.4 0 0.00 2013­2014 1063 926 79,70 214 18,40 22 1,81 01 0.09 2014­2015 1051 892 84.87 146 13.89 13 1.24 0 0.00 Từ  số  liêu trên cho thấy: số  học sinh bị  xếp loại hạnh kiểm trung bình  hàng năm vẫn còn nhiều.  * Nguyên nhân và các yếu tố tác động: Có thể  nói hiện nay trong trường học giáo dục đạo đức chưa được coi  trọng. Do lượng kiến thức quá nhiều nên người giáo viên chỉ  chú ý việc dạy  chữ, lo hoàn thành những chỉ  tiêu chất lượng trên giao. Chương trình học quá   tải, học nhiều nghỉ  ngơi ít nên học sinh cảm thấy mệt mỏi, chán trường, chán  lớp. Tinh thần căng thẳng, không được vui chơi giải trí, áp lực học tập quá lớn,  nên dẫn đến xung đột trong các mối quan hệ. Ngoài thời gian  học ở trường, thời gian còn lại các em lao vào trò chơi vô  bổ, bạo lực, số  còn lại   thì không quan tâm đến mọi việc xảy ra xung quanh,   lạnh lùng vô cảm chỉ biết sống cho riêng mình. Một bộ  phận học sinh xưng hô   với người lớn trống không, thiếu lễ phép, thái độ ngỗ ngược, nói tục, phát ngôn   thiếu văn hóa. Thật đáng buồn là một bộ  phận học sinh gặp thầy cô trong sân  trường cũng không chào hoặc chào miễn cưỡng với thầy cô dạy môn mình mà  thôi. Tệ  hại hơn có học sinh còn vô lễ  với thầy cô, xúc phạm danh dự  người  khác. Một bộ  phận học sinh khi nhìn nhận sự  việc là lãng tránh, thờ   ơ, chưa   nhận ra sự sai trái của mình. Tinh thần thái độ học tập chưa tốt, một số học sinh   thiếu chuyên cần trong học tập. Một số học sinh có biểu hiện gian lận trong thi   cử, thiếu trung thực với bạn bè. Thật đáng buồn khi ý thức cộng đồng của một  số  em rất kém, chưa có ý thức bảo vệ  của công và giữ  gìn vệ  sinh nơi công   cộng nên bàn ghế, tường còn bị viết bậy, bôi bẩn, ghi chép câu từ thiếu văn hóa.  Một bộ phận ăn mặc lố lăng, đầu tóc không phù hợp với tuổi học trò. Sự  phát triển của công nghệ  thông tin nhất là nền văn hóa ngoại lai đã   ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của các em. Có thể nói ở lứa tuổi này các em bắt  chước làm người lớn nhưng chưa có kinh nghiệm sống, kỹ năng sống, suy nghĩ  và hành động chưa đúng đắn, chưa phân biệt được tốt xấu đúng sai rõ ràng,   chưa tự chủ nên dễ bị lôi kéo. Có gia đình xung đột bạo hành, cha mẹ  ly hôn,  buông lỏng việc quản lý  con cái, phó mặc cho xã hội, cho nhà trường“ trăm sự nhờ thầy” …Một số phụ  huynh chưa quan tâm đến việc giáo dục đạo đức nhân cách cho các em. Có gia  đình quá nuông chiều con cái, nhiều gia đình sử  dụng quyền uy một cách cực  đoan, sử dụng vũ lực trong việc dạy dỗ con cái. Một số hoàn cảnh quá éo le, cha  mẹ bươn chải trong cuộc sống mưu sinh dẫn đến bỏ quên con cái. Trên thực tế  sự  phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội thiếu chặt  chẽ, thiếu thường xuyên. Cha mẹ  gặp gỡ  thầy cô chỉ  vào những dịp họp phụ  huynh còn giáo viên gặp gỡ  phụ  huynh cũng ít dần và hình như  thiếu sự  thân  thiện. Sự liên hệ phụ huynh và giáo viên chủ yếu trao đổi qua điện thoại. Điều  này ảnh hưởng rất lớn tới việc giáo dục đạo đức học sinh. 5
  6. Một số  giáo viên có những định kiến, thiếu thiện cảm khi hành xử  với   học sinh cá biệt. Có lúc, có nơi thầy cô thiếu gương mẫu trong mô phạm giáo  dục. Uy tín người thầy bị sa sút, các giá trị truyền thống “Tôn sư trọng đạo” bị  nhìn nhận một cách méo mó, vật chất hóa. Tình trạng lạm dụng việc dạy thêm,  học thêm đã tác động không tốt đến uy tín của người thầy trong suy nghĩ học   sinh và con mắt của không ít phụ  huynh. Một số  giáo viên chủ  nhiệm còn non   về nghiệp vụ và chuyên môn. Do bộn bề công việc lo toan cho cuộc sống nên sự  quan tâm đến trò còn hạn chế, khoảng cách thầy trò ngày càng cách xa. Thầy cô  chưa hiểu được tâm tư tình cảm của học sinh vì vậy uốn nắn học sinh chưa kịp  thời, các em gặp vướng mắc trong cuộc sống chưa được chia sẻ. Chúng ta thấy sự  phối hợp giữa các lực lượng giáo dục chưa đồng bộ.  Những hạn chế, tác động của mặt trái cơ chế  thị  trường của thời kỳ “ mở cửa,   hội nhập”, những “tư  tưởng văn hoá xấu, ngoại lai…có cơ  hội xâm nhập. Đây  đó, còn có những hiện tượng suy thoái về đạo đức, mờ  nhạt về lý tưởng, thích  chạy theo lối sống thực dụng “ sống nhanh, sống gấp”, thậm chí những hành  động phạm pháp của người lớn đã tác động xấu trực tiếp đến học sinh. Các tệ  nạn xã hội có nơi, có lúc, đã xâm nhập vào trong học đường mặc dầu là con số  ít nhưng cũng chứng tỏ nó đã làm băng hoại đạo đức, tha hoá nhân cách, gây nỗi  đau, đáng lo ngại cho các bậc làm cha, làm mẹ. Nó đã tác động xấu tới các gíá trị  đạo đức truyền thống,  ảnh hưởng không nhỏ  trực tiếp đến công tác giáo dục   đạo đức học sinh, đến an ninh trật tự xã hội. Bài giảng của một số  giáo viên chưa hấp dẫn  để  nhiều học sinh nói  chuyện riêng trong giờ học. Một số học sinh vi phạm những điều cấm như  nói   tục, chửi thề, hỗn láo với thầy cô, ý thức giữ gìn vệ sinh chưa tốt.  3. Nội dung và các hình thức của giải pháp: a/ Mục tiêu của giải pháp.  Tập trung xây dựng được môi trường học tập có nề nếp, kỷ cương, chất   lượng giáo dục đạt kết quả  cao, chú trọng nâng cao chất lượng đạo đức học   sinh..  b/Nôi dung va cach th ̣ ̀ ́ ưc th ́ ực hiên giai phap ̣ ̉ ́ b.1 Nhận thức về giáo dục đạo đức đối với học sinh: Bác Hồ từng nói: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục  mà nên”. Makarenko đã đúc kết: “Không sợ  học sinh hỏng mà chỉ  sợ  phương   pháp giáo dục hỏng”. Dạy trẻ mà không hiểu biết trẻ đầy đủ thì nhà giáo không  thể thành công trong nghề nghiệp. Việc tìm hiểu các đặc điểm và tính chất của   trẻ trỏ thành một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của người giáo viên. Học sinh luôn là đối tượng không đồng nhất, muôn màu, muôn vẻ. Các em  khác nhau về sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình, riêng tư về thể chất. Với việc học   tập các em cũng khác nhau: em thì chăm học, em thì lười học. Một nhà tâm lý  học đã nhận định: Ở  trên đời này ta không thể  tìm thấy hai con người giống   nhau hoàn toàn về  mặt tâm lý. Vì vậy các biện pháp giáo dục cũng phải linh  hoạt như  chính bản thân con người. Giáo dục theo phương pháp rập khuôn thì  dễ dàng nhưng chúng ta sẽ  không thành công vì như  vậy là trái với nguyên tắc   6
  7. của   lao   động   sư   phạm. Học sinh ở độ tuổi này rất hiếu động. Tính hiếu động thường đi kèm tính  vô tâm, thích tự do, thoải mái. Học sinh có thể ném giấy trước mặt cô, đánh lộn  trong lớp, đi từ bàn nọ đến bàn kia, càn quấy giáo viên. Nếu giáo viên không có   nghệ thuật thuyết phục học sinh cùng với bản lĩnh điều khiển lớp thì không thể  dạy nổi. Nhiều khi ta không hiểu rõ đặc điểm và tính hiếu động của trẻ, đùng   đùng nổi giận sẽ gây ra căng thẳng trong quan hệ  thầy trò. Nếu chúng ta khéo   léo sẽ thuyết phục và hướng sức lực dư thừa của chúng vào việc có ích. Thực tiễn cho thấy trẻ dễ dàng hấp thụ các ảnh hưởng của môi trường xã  hội. Nếu trẻ thay đổi theo môi trường chúng ta không nên ngạc nhiên, không nên  thành kiến, căm ghét trẻ  mà nên có tình thương và lòng kiên nhẫn giáo dục,   thuyết   phục. Để  làm  tốt   công  tác  giáo  dục  đạo  đức  cho  học  sinh  chúng  ta  cần  có   phương pháp, kỹ năng và tấm lòng vì học sinh thân yêu.  Mục tiêu của giáo dục là giúp học sinh phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể  chất thẩm mỹ và các kỹ năng cơ  bản nhằm hình thành nhân cách tốt  ở  các em.  Đối với học sinh ở độ tuổi này tâm lý có nhiều thay đổi, không ổn định, tập làm  người lớn, hay bắt chước kể cả điều không tốt, nhu cầu cá nhân nhiều khi lệch   lạc. chúng ta phải tìm hiểu và nắm vững đối tượng này. Về  bản chất con người dù là trẻ  em hư  đến đâu bao giờ  cũng có những   mặt tốt, mặt nhân tính, những ước mơ, nguyện vọng thầm kín, chính đáng đầy   nhân bản và hồn nhiên. Các em thích được khen ngợi và yêu thương. Nếu nhà   trường và gia đình nắm được những nguyên nhân sâu xa, có sự  đồng cảm và   hiểu được các em, có sự  thống nhất về  phương pháp giáo dục thì chắc chắn   cảm   hóa   được   các   em. Mục tiêu giáó dục đạo đức là chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo   đức xã hội thành những phẩm chất nhân cách cho học sinh, hình thành  ở  học   sinh thái độ  đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự  giác thực hiện các chuẩn mực  của xã hội, thói quen chấp hành các quy định của pháp luật. Chức năng giáo dục đạo đức là làm cho học sinh thấm nhuần thế  giới   quan Mác Lê nin, tư  tưởng đạo đức Hồ  Chí Minh, chủ  trương chính sách của  Đảng, sống có kỷ  cương, có nền nếp, có văn hóa trong các mối quan hệ  giữa  con người với con người, giữa con người với tự nhiên. Đặc điểm của học sinh Trung học cơ  sở  là giai đoạn các em đang phát  triển mạnh về  thể  chất và tinh thần, là giai đoạn các em dể  bị  kích động, lôi   kéo. Các em thường xuyên tìm tòi cái mới nếu không có sự  kiểm soát định  hướng thì dể  mắc sai lầm. Làm cho giáo viên thấy được tầm quan trọng về  công tác giáo dục đạo đức là để  các em phát triển toàn diện và hoàn thiện về  nhân cách. Phụ huynh nhận thức được vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh để học  sinh trở thành con ngoan trò giỏi, tạo nên những đức tính và phẩm chất tốt đẹp.  Phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức. Đây  là yếu tố thuận lợi trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. 7
  8. Học sinh cũng được giáo dục để các em biết rằng phẩm chất tốt đẹp của  học sinh là khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, cần cù trong lao động, đoàn kết   thương yêu giúp đỡ  lẫn nhau. Đặc biệt cần giáo dục cho các em ý thức cộng   đồng, kỹ năng sống, ý thức chấp hành pháp luật. Nhà trường không phải là một ốc đảo tách khỏi xã hội, tách xa thực tiễn.  Thực tiễn cuộc sống đang có các nhân tố  của kinh tế  thị  trường tác động đến  nhà trường. Xã hội ô nhiễm, luồng văn hóa ngoại lai, bạo lực len lỏi vào mọi  tầng lớp nhân dân rất dễ gây ấn tượng và ảnh hưởng sâu đậm đối với trẻ. Đẩy mạnh sự  phối hợp giữa gia đình­ nhà trường­xã hội và các tổ  chức   đoàn thể trong việc giáo dục đạo đức, pháp luật và kỹ năng sống cho học sinh là  việc làm vô cùng quan trọng. b.2. Những giải pháp thực hiện: ­ Tăng cường quán triệt đầy đủ  quan điểm, đường lối giáo dục đạo đức   của Đảng, Nhà nước.  Hiểu rõ quan điểm của Đảng, nhà nước, ngành về giáo dục về  đạo đức  cho học sinh để đào tạo con người mới Xã hội chủ  nghĩa. Việc đã làm là tuyên  truyền, quán triệt các loại văn kiện của đảng, nhà nước, nghành giáo dục về  giáo dục đạo đức cho học sinh.   ­ Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các thành viên, tổ  chức   trong nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.  Mục đích làm cho các thành viên trong nhà trường nhận thức rõ vai trò  trách nhiệm của mình trong công tác này. Để  giúp cho việc giáo dục đạo đức  cho học sinh được tiến hành một cách đồng bộ, chặt chẽ  và có hiệu quả, nhà   trường đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền chi tiết, phân công giao nhiệm tới chi  bộ  Đảng, cán bộ  quản lý, giáo viên chủ  nhiệm, giáo viên bộ  môn, Đoàn thanh  niên, phụ  huynh, chính quyền địa phương và học sinh để  thực hiện. Công tác   giáo dục đạo đức ngay từ  đầu năm học đã được Ban Giám Hiệu lên kế  hoạch   cụ  thể  có tính khả  thi. Tính đồng bộ  là phối hợp giữa các tổ  chức, đoàn thể  trong nhà trường như: Ban Giám Hiệu, Công Đoàn, Đoàn thanh niên, Ban Đại  diện cha mẹ  học sinh và các tổ  chuyên môn. Các biện pháp đưa ra đã được sự  đồng thuận cao nhờ vậy đã có hiệu quả thiết thực. Một nhà giáo dục đã từng nói “Muốn giáo dục con người về mọi mặt thì  phải hiểu con người về mọi mặt”. Nắm đối tượng cặn kẽ thì ta mới có những   tác động thích hợp. Hơn ai hết chúng ta phải nắm vững sinh lý, nhu cầu nguyện   vọng ước mong, khả năng trình độ  của học sinh, hoàn cảnh sống, quan hệ bạn   bè. Tìm hiểu kỹ  càng như  vậy chúng ta mới thấy mặt mạnh, mặt yếu của học  sinh. ­ Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức.  Nhà trường chủ động dành nhân lực, tài lực, vật lực cho từng hoạt động  để đạt hiệu quả cao. Nâng cao hiệu quả tổ chức và chỉ đạo thực hiện giáo dục   đạo đức. Hiệu trưởng chỉ  đạo các phó hiệu trưởng ngoài việc quản lý chất   lượng văn hóa còn quản lý chất lượng giáo dục đạo đức thông qua bộ môn đặc  biệt là môn giáo dục công dân và các môn học  khác. Hoạt động chào cờ  đầu  tuần, các hoạt động ngoài giờ  lên lớp, phát động thi đua của Đoàn, Đội, đưa ra  8
  9. các tiêu chí của lớp, Đội… được tiến hành đều đặn thường xuyên. Thông qua  chào cờ  đầu tuần Ban giám hiệu nhận xét tuyên dương khen thưởng hoặc phê   bình các tập thể  cá nhân đã thực hiện tốt hoặc chưa tốt trong tuần. Rút kinh   nghiệm những mặt đã làm được, những tồn tại, đề  ra biện pháp giải quyết và   phổ biến kế hoạch, nhiệm vụ của tuần tiếp theo. ­ Đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục hoạt động giáo dục đạo   đức  cho học sinh là việc làm vô cùng cần thiết.   Mục   đích   là   giáo   dục   cho   học   sinh   truyền   thống   yêu   nước,   yêu   quê  hương, tôn sư  trọng đạo, có phẩm chất, có năng lực, tư  duy sáng tạo, biết vận   dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Qua đây các em điều chỉnh được   hành vi của mình. Tổ chức tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo dục kỹ năng   sống cho học sinh là điều quan trọng. Nhà trường luôn khuyến khích các em  tham gia hoạt động cộng đồng nhất là những hoạt động của phong trào thi đua  “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nhà trường đã tăng cường các hoạt   động giáo dục truyền thống, hướng về  cội nguồn, tổ chức các hoạt động vui  chơi văn hóa, văn nghệ  thể  dục thể  thao để  giáo dục toàn diện cho học sinh.  Nhiều hoạt động nhất là các trò chơi dân gian nhà trường đã thiết kế đều có sự  tham gia của cả thầy và trò nhằm tạo nên sự thân thiện, giảm bớt khoảng cách  giữa thầy và trò giúp thầy cô có nhiều cơ hội hiểu học sinh hơn. ­ Phát huy vai trò tự quản của tập thể và tự rèn luyện của học sinh là vấn   đề vô cùng quan trọng.  Đây là việc biến quá trình giáo dục thành tự  giáo dục để  các em tự  thể  hiện, tự đánh giá và điều chỉnh trong rèn luyện đạo đức. Trong việc này yêu cầu  giáo viên chủ nhiệm phải chọn ra được cán sự lớp có uy tín, có sức thuyết phục,   có năng lực tổ  chức, điều khiển được hoạt động tập thể. Nhà trường thường   xuyên theo dõi, hướng dẫn chỉ  đạo cán bộ  lớp, giúp đỡ  khi các em khó khăn,  kiểm tra nhắc nhở  các em kịp thời. Giáo viên chủ  nhiệm xây dựng kế  hoạch,   tiêu chí thi đua, giao cho các tổ  theo dõi kiểm tra nhắc nhở  để  sinh hoạt cuối  tuần biểu dương, phê bình trước lớp, trước trường. Giáo viên chủ  nhiệm bám  lớp trong các hoạt động chào cờ, lao động, ngoại khóa, không buông lỏng để các  em phát huy tính tự do vô kỷ luật. Nhà trường thường xuyên hướng dẫn các em  phương pháp tự học, phân bố thời gian học tập có khoa học. ­ Xây dựng môi trường sư  phạm mẫu mực trong nhà trường là việc làm   vô cùng quan trọng.  Nhà trường đã xây dựng một môi trường học tập, an toàn, thân thiện.  Luôn đưa những tấm gương sáng của thầy cô, bạn bè để  các em học tập, noi   theo và rèn luyện. Thầy giáo dạy người chủ yếu bằng bản thân con người của   mình. Thấm nhuần điều đó nhà trường luôn học tập các chuẩn mực của giáo   viên trong trường. Cán bộ giáo viên nhà trường luôn đề cao nhân cách toàn diện   của mình bằng cách: nắm vững kiến thức, có phẩm chất đạo đức và có phương  pháp giảng dạy tốt. Mục đích là xây dựng một môi trường tốt trong khuôn viên  trường học để giáo dục đạo đức học sinh, hình thành và phát triển nhân cách cho  học sinh. Môi trường và cảnh quan nhà trường ngày càng xanh hơn, sạch hơn,   đẹp hơn, thân thiện hơn. Xây dựng và củng cố khối đoàn kết, nhất trí trong tập  9
  10. thể  sư  phạm, bồi dưỡng lý tưởng nghề  nghiệp, lòng nhân ái, tình thương yêu   con người, thương yêu học sinh, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng và sẵn sàng  giúp đỡ học sinh. ­ Khơi dậy tình cảm trong học sinh:  Dùng biện pháp tác động tư tưởng tình cảm cũng như khơi dậy ý thức rèn   luyện đạo đức trong học sinh như  nói chuyện, sinh hoạt…theo quan điểm giáo  dục kỷ luật tích cực, việc mắc lỗi của của học sinh được coi như  lỗi tự  nhiên  của quá trình học tập và phát triển. nhiệm vụ quan trọng của nhà giáo là làm thế  nào để  học sinh nhận thức được bản thân, tự  kiểm soát hành vi thái độ  của   mình. Khi học sinh mắc lỗi, thì thầy cô là người bạn, người anh, người chị chỉ  ra cho các em nhận ra lỗi của mình để  tự  điều chỉnh. Trừng phạt làm mất tính  tự  tin của bản thân học sinh, suy giảm ý thức kỷ  luật và khiến cho học sinh   không thích, thậm chí căm ghét thầy cô giáo, trường học. Trước đây học trò lười  làm, học trò hỗn thầy cô xúc phạm, học sinh đã tỏ thái độ lầm lỳ, hậm hực. Sau   này thầy cô đã thay đổi thái độ, phương pháp như đã tìm cách gặp riêng học sinh  và trao đổi với giáo viên bộ  môn, giáo viên chủ  nhiệm. Tìm ra những điểm tốt  để  khuyến khích động viên, tạo ra niềm tin và sự  tự  trọng cho các em là một   yếu tố giúp cho việc giáo dục các em tốt hơn. Để khơi dậy tình cảm trong học sinh theo hình thức “ Mưa dầm thấm lâu”  nhà trưởng đã chỉ  đạo cho Liên đội tổ  chức cho học sinh kể  chuyện dưới cờ  mỗi tuần một câu chuyện. Qua những câu chuyện hay giúp học sinh từng bước   điều chỉnh về  ý thức đạo đức của mình, có niềm tin và chấp hành tốt nội quy   của   nhà   trường.   ­ Chủ  động tìm hiểu gia cảnh học sinh chưa ngoan là công việc vô cùng   quan trọng.  Gia đình, nhà trường và xã hội luôn được coi là “tam giác” giáo dục đối   với mỗi đứa trẻ. Về phía nhà trường, việc giáo dục đạo đức cho học sinh được   thực hiện thông qua các môn học chính khóa và thông qua các hoạt động ngoài  giờ  lên lớp. Đề  cao vai trò và trách nhiệm của giáo viên chủ  nhiệm trong công  tác giáo dục đạo đức học sinh thông qua việc tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh   để hiểu và có cách giúp đỡ các em, nhất là các học sinh chưa ngoan. Đây cũng là  một trong những biện pháp có tác dụng rất lớn làm giảm thiểu học sinh bỏ học. ­ Phối hợp chặt chẽ  với Chính quyền địa phương và Công An Phường   đóng chân trên địa bàn. Có thể  nói công tác giáo dục của nhà trường muốn thực hiện tốt, một   trong những nhiệm vụ  hết sức quan trọng đó là tham mưu kịp thời với chính  quyền địa phương cũng như  các cấp có liên quan trong việc quan tâm đến giáo  dục đạo đức cho học sinh. Chính vì thế  khi phát hiện hiện tượng học sinh đi  chơi game quá khuya hoặc các điểm chứa chấp học sinh tụ tập chơi các trò chơi  không lành mạnh như đánh bài, uống rượu, hút thuốc lá… Ban giám hiệu sẽ báo  cáo về  chính quyền địa phương để  nắm bắt tình hình nhằm tìm ra những giải   pháp giúp đỡ nhà trường trong việc giáo dục học sinh.   10
  11.  Hàng năm nhà trường và Công An Phường đều có xây dựng quy chế phối  hợp nhằm phối hợp tuyên truyền tuyên truyền về  an toàn giao thông, phòng  chống các tệ nạn xã hội… giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn. Bên cạnh thức hiện những biện pháp trên nhà trường đã phối hợp, tranh   thủ  sự   ủng hộ  của các tổ  chức đoàn thể. Nhà trường đã tích cực phối hợp với   Công Đoàn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Ban đại diện Cha mẹ học   sinh, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiên,  học sinh tích cực”. Luôn phát hiện kịp thời sai phạm của học sinh để nhắc nhở  và có biện pháp giúp các em sữa chữa. ­ Tổ  chức có hiệu quả  phong trào thi đua khen thưởng và các hoạt động   giáo dục học sinh.  Tôn vinh khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, công  tác và rèn luyện để giáo dục niềm tự hào, hoài bão ước mơ, ý chí vươn lên cho   các thế hệ học sinh. Nhà trường đã quan tâm sâu sát, thân thiện, thương yêu học   sinh như con cháu của mình. Trong việc giáo dục học sinh thì vấn đề  giáo dục học sinh cá biệt là vô  cùng khó khăn. Nhiệm vụ của nhà trường là “Dạy” và “Dỗ” để giáo dục các em  nên người. Giáo dục học sinh cá biệt là một công việc cần đến bản lĩnh, lòng vị  tha của thầy cô, những người giàu tình thương, hết lòng vì học sinh thân yêu.   Giáo dục đối tượng học sinh này là cả một vấn đề nan giải trong thực tế ở các  trường học hiện nay. Hiện nay một số  phụ  huynh cũng “bó tay” phó mặc cho  nhà trường. Việc giáo dục học sinh chậm tiến đòi hỏi  ở  người thầy phải có  lòng yêu thương con người sâu sắc. Nhưng bằng tất cả sự nỗ lực của  Ban giám  hiệu, giáo viên chủ  nhiệm, giáo viên bộ  môn chúng tôi đã làm được điều đó.  Giáo dục học sinh cá biệt phải biết áp dụng nhiều giải pháp khác nhau. Nhờ sâu   sát nên những học sinh cá biệt chúng tôi đã bắt trúng bệnh để  có giải pháp phù   hợp. Đây là những học sinh thích chơi hơn học, kết quả học tập yếu kém, thích   phá phách, làm loạn. Với học sinh các biệt phải cứng hay mềm đúng lúc, phải  “mềm nắn, rắn buông”, phải “giỏ cao ném nhẹ.” Với đối tượng học sinh này tôi   hiểu rõ rằng với các em khi nhẹ nhàng cũng phải dứt khoát rõ ràng. Học sinh cá  biệt thường thích  sự mềm mỏng, khoan dung, có em thích được nịnh nọt, khen  ngợi. Rất nhiều em cần đến sự cảm hóa của bạn bè cùng trang lứa. Nói tóm lại   khi gặp những trường hợp học sinh cá biệt, chúng tôi đã “lao tâm khổ tứ” để lo  tìm các biện pháp dạy cho học sinh nên người. Nhiều giáo viên có trách nhiệm  đã làm việc, đã giáo dục học sinh, một ngày quá tám giờ vàng ngọc. Lương tâm   và trách nhiệm đôi khi đã khiến các thầy cô làm việc không kể thời gian. Với một số em nếu thiếu sự khoan dung thì không thể giáo dục được các  em. Khi các em mắc lỗi nếu chúng ta biết gặp riêng các em để  trao đổi tâm tư  tình cảm nhẹ  nhàng thì vô cùng hiệu quả. Nếu phê bình các em cứng nhắc thì  chẳng có thể nào thay đổi được mà còn làm cho các em tự ty chán ghét mình mà  thôi. Tóm lại giáo dục học sinh chưa ngoan cần dày công, cần tỷ mỷ, cần kiên nhẫn   để có biện pháp thích hợp. Con người muôn hình, muôn vẻ nên dạy người cũng  11
  12. muôn hình, muôn vẻ. Chúng tôi đã giúp đỡ  chăm sóc để  mỗi em có tiến bộ  về  nhận thức, về tình cảm, về hành vi. Để  động viên kịp thời giáo viên, nhất là giáo viên chủ  nhiệm lớp, hàng   năm nhà trường đều tuyên dương khen thưởng theo từng học kỳ cho những giáo  viên hoàn thành xuất sắc công tác chủ nhiệm.  c/Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:  Trong mỗi giải pháp và biện pháp nêu trên đều có quan hệ biện chứng với   nhau phù hợp với tình hình thực tế và có tính thống nhất cao trong Hội đồng sư  phạm. Giải pháp này thực hiện thành công sẽ  là cơ  sở  cho các giải pháp khác  tiếp tục quyết tâm để thực hiện.  d/ Kết quả  khảo nghiệm, giá trị  của khoa học của vấn đề  nghiên  cứu:  *Kết quả  khảo nghiệm:  Kết quả  thông kê chất lượng đạo đức cuối  năm qua các năm học 2015 – 2016, 2016 – 2017 và 2017 ­ 2018 cụ thể như sau: Tốt Khá Trung bình Yếu, Kém Năm học TSHS TS Tỉ lệ  TS Tỉ lệ  TS Tỉ lệ  TS Tỉ lệ  % % % % 2015 ­ 2016 975 818 83.89 155 15,89 2 0.20 0 0.00 2016 ­ 2017 885 758 85.65 124 14.01 3 0.34 0 0.00 2017 ­ 2018 821 727 88.55 92 11.21 2 0.21 0 0.00 Vơi kêt qua trên ́ ́ ̉  đã cho thấy chất lượng đạo đức của học sinh những năm  học sau khi thức hiện những giải pháp có hiệu quả. Số  học chăm học, ý thức  đạo đức ngày càng tốt hơn do đó số học sinh xếp loại trung bình giảm hẳn.  Những thành công trong công tác chăm lo giáo dục đạo đức cho học sinh   được thể hiện ra bên ngoài mà nhà trường gặt hái được đó là: Trường lớp luôn  luôn sạch sẽ, hiện tượng học sinh viết vẽ bậy trên bàn trên tường rất ít. Thành   công nhất là hiện tượng học sinh đánh nhau giảm hẳn, chất lượng học tập của   học sinh cũng được nâng lên về chất lượng đại trà kể cả chất lượng mũi nhọn.   * Giá trị của khoa học của vấn đề nghiên cứu:  Tất cả mọi sự thành công đều bắt đầu việc chủ động trong xây dựng kế  hoạch hợp lý và triển khai thực hiện một cách nghiêm túc. Việc nghiên cứu đề  tài những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đạo  đức ở trường THCS Nguyễn Trường Tộ đã tác động rất lớn đến tinh thần trách   nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc đầu tư  cho công tác giáo   dục .  Hầu hết các giải pháp trên đều có thể áp dụng rộng rãi ở các nhà trường. 12
  13. III. KẾT LUẬN VA KIÊN NGHI ̀ ́ ̣ 1/ Kêt luân ́ ̣ Đạo đức là nguồn gốc, là nền tảng của sự phát triển nhân cách con người.   Bất cứ thời đại nào, quốc gia nào thì vấn đề giáo dục đạo đức là công việc quan  trọng luôn được quan tâm và tạo mọi điều kiện. Ở nước ta mục tiêu của trường  13
  14. Trung học cơ sở là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện. Do đó công   tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Qua thực tế cho thấy đại đa số học sinh ngày nay có ý thức tu dưỡng đạo  đức, thông minh, sáng tạo, ham hiểu biết. Tuy nhiên vẫn còn một bộ  phận còn   xem thường kỷ  cương nền nếp của nhà trường dẫn  tới vi phạm nội quy, quy  chế như nghỉ học, trốn giờ, đánh nhau, quay cóp. Công tác quản lý, giáo dục đạo đức học sinh còn bộc lộ nhiều hạn chế và  bất cập chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục trong điều kiện hiện nay. Giáo dục học   sinh là một nghệ  thuật, đòi hỏi mỗi người gánh trên vai nhiệm vụ  này phải có  tâm huyết, kiên trì, chịu khó tìm tòi và vận dụng một cách sáng tạo vào từng đối  tượng giáo dục. Chúng ta hướng tới mục tiêu là giáo dục các em nên người. Mỗi   chúng ta đã chọn cho mình nghề  dạy học “Nghề  cao quý nhất trong các nghề  cao quý” vì vậy chúng ta hãy cố gắng hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trường THCS Nguyễn Trường Tộ đã đạt chuẩn quốc gia là một vinh dự  nhưng cũng là thách thức lớn đối với nhà trường. Mục tiêu phương hướng phấn   đấu trong kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường đến năm 2020 là môṭ   trong những trường có chất lượng cao của thị xã Buôn Hồ. Để đạt được điều đó  đòi hỏi cả thầy và trò phải ra sức thi đua dạy tốt, học tốt. Thầy phải làm gương   cho trò, không ngừng học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, nâng cao trình độ  chuyên môn. Bởi vì sự thành bại của giáo dục phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ các  thầy cô giáo, những người quyết định chất lượng giáo dục. Vì thế  dạy học là   một công việc có tính khoa học chuẩn mực, đồng thời có tính nghệ thuật và tính  sáng tạo. Mặt khác từng bước xây dựng được phong trào học tập tích cực từ  học sinh là một trong những nhiệm vụ  nhà trường cần phải quyết tâm thực  hiện. Như  vậy vấn đề  tìm kiếm những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng   dạy và học, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng đạo đức của trường THCS  Nguyễn Trường Tộ  trong giai đoạn hiện nay là vấn đề  hết sức quan trọng.  Chất lượng đạo đức HS của nhà trường ngày một nâng lên là ước nguyện của   nhà trường, gia đình và xã hội, đặc biệt là những người làm công tác quản lý tại  các đơn vị  trường học. Sự  thành công của bất cứ  hoạt  động nào trong nhà   trường đều là niềm vui, niềm vinh dự của những người làm công tác giáo dục.   Với khát vọng của tập thể  nhà trường là không ngừng phát triển, hơn bao giờ  hết tập thể sư phạm trường THCS Nguyễn Trường Tộ phải thật sự đổi mới và  không ngừng cố  gắng, mà điểm xuất phát luôn phải bắt đầu là từ  đội ngũ các  thầy cô giáo, những người được xã hội giao phó một trách nhiệm cao cả  đó là   “Trồng người”. Với những hiểu biết và kinh nghiệm nhất định, tất cả  những ý tưởng  được rút ra qua bài viết này cũng là những trăn trở của bản thân tôi. Chắc chắn   bài viết không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong được sự góp ý   của quý thầy cô giáo trong hội đồng khoa học và các cấp lãnh đạo để  bản thân  ngày một tiến bộ hơn. 2/ Kiên nghi: ́ ̣ 14
  15. Hàng năm Phòng GD cần tổ  chức cho BGH và tổng phụ  trách Đội tham   quan học tập các đơn vị  trường điển hình trong việc thực hiện có hiệu quả  những giải pháp giáo dục đạo đức học sinh.                                                                                                                Thống Nhất , ngày 15 tháng 12 năm  2018     Xác nhận của nhà trường                                              Người viết                                                                                                                                                                                         Huỳnh Thị Đây 15
  16. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình bồi dưỡng Hiệu trưởng trường THCS, NXB Hà Nội 2005. 2. Văn kiện đại hội Đảng Toàn Quốc lần thứ XII . 3. Luật giáo dục. 4. Báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ  năm học của trường  THCS Nguyễn Trường Tộ qua các năm học.     ­­­­­­­­ 16
  17. MỤC LỤC T Nội dung Tran T g I PHẦN MỞ ĐẦU 01 1 ́ ̣ Li do chon đê tai ̀ ̀ 01 2 Mục tiêu, nhiệm vụ 01 3 Đối tượng nghiên cứu 01 4 Giới hạn đề tài 01 5 Phương pháp nghiên cứu 02 II PHẦN NỘI DUNG 03 1 Cơ sở lý luận 03 2 Thực trang v ̣ ấn đề nghiên cứu 03- 05 3 Nội dung và cách thức thực hiện của giải pháp 06- 11 III KÊT LUÂN VA KIÊN NGHI ́ ̣ ̀ ́ ̣ 13 1 ́ ̣ Kêt luân 13 2 Kiên  ́ nghị 14 17
  18. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐT THỊ XàBUÔN HỒ TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRƯỜNG TỘ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÓ HIỆU  QUẢ TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRƯỜNG TỘ”                                         Người viết: HUỲNH THỊ ĐÂY Chức vu: Hiệu trưởng.    Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Trường Tộ 18
  19. Thống Nhất, ngày 15  tháng 2  năm 2019 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2