Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Những kĩ năng cần có trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở
lượt xem 10
download
Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, luôn đòi hỏi nhiều yếu tố quan trọng. Nhưng trong đó, quan trọng nhất là phương pháp và là tâm huyết của GVCN mà điều tôi luôn mong muốn đó là sẽ luôn nhận được giúp đỡ, phối hợp để công tác chủ nhiệm của mình sẽ luôn đạt kết quả cao hơn. Cùng tham khảo bài viết sau đây để nắm rõ hơn những kĩ năng về công tác chủ nhiệm lớp nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Những kĩ năng cần có trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở
- NHỮNG KĨ NĂNG CẦN CÓ TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong trường Trung học cơ sở vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất là quan trọng. Họ là nhịp cầu kết nối giữa Hiệu trưởng (Ban giám hiệu nhà trường), giữa các tổ chức trong nhà trường với: Tổ chuyên môn, đoàn, đội giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Nói cách khác, giáo viên chủ nhiệm là người đại diện hai phía, một mặt đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác đại diện cho tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Với tư cách là nhà sư phạm, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt tới học sinh của lớp chủ nhiệm tất cả yêu cầu, kế hoạch, nhiệm vụ giáo dục của nhà trường tới tập thể và từng học sinh của lớp chủ nhiệm bằng sự thuyết phục, cảm hóa, bằng sự gương mẫu của người giáo viên chủ nhiệm, để mục tiêu giáo dục được học sinh chấp nhận, tiếp thu một cách vui vẻ, tự giác, tự nguyện. Với kinh nghiệm và uy tín của mình, giáo viên chủ nhiệm có khả năng truyền đạt những chủ trương, kế hoạch của nhà trường thành chương trình hoạt động của tập thể lớp và của mỗi học sinh trong lớp. Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm lớp còn là người thu thập ý kiến, nguyện vọng của từng học sinh của lớp nhằm phản ánh với hiệu trưởng, với các tổ chức trong nhà trường và với các giáo viên bộ môn. Có người cho rằng: để làm điều đó thì đội ngũ Ban cán sự của lớp có thể làm được không cần đến giáo viên chủ nhiệm. Theo tôi, GVCN ở trường vừa là thầy cô, vừa là cha mẹ chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ các em. Tất nhiên ý kiến đó có phần đúng, song chưa đủ. Bởi vậy vai trò, vị trí của giáo viên chủ nhiệm rất quan tâm vì phải thường xuyên tiếp nhận những thông tin từ học sinh để đảm bảo tính khách quan, tính trung thực trong đánh giá học sinh về các mặt. Khi tiếp nhận thông tin, người giáo viên chủ nhiệm lớp xử lí kịp thời ngay thông tin với tư cách là nhà sư phạm, điều đó có tác dụng rất lớn. Có không ít thông tin, suy nghĩ của học sinh chỉ có thể tâm sự, chia sẻ với giáo viên chủ nhiệm mà không thể chia sẻ với giáo viên bộ môn đó là một thực tế.
- Ví dụ: Những oan ức, sự hiểu lầm hoặc không bằng lòng về một vấn đề nào đó. Ai sẽ là người giúp các em giải tỏa những băn khoăn vướng mắc những nảy sinh trong thực tiễn hằng ngày. Không ai khác chính là giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm không những là người đại diện cho lớp mà còn có trách nhiệm bảo vệ, chia sẻ, bênh vực quyền lợi mọi mặt cho học sinh lớp mình chủ nhiệm. Tuy nhiên trong thực tế, công tác chủ nhiệm lớp còn gặp không ít những khó khăn, vướng mắc. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhiều gia đình bố mẹ lo buôn bán, đi làm ăn xa, phó mặc con cái cho ông bà nội ngoại, hay một mình ở nhà, khó quan tâm được việc học hành của con cái, nhiều em có bố mẹ ly hôn, hoặc bố mất, nhiều em không có bố nên việc giáo dục đạo đức học sinh hầu như phó mặc cho nhà trường. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ làm cho một bộ phận học sinh sử dụng Internet sai mục đích giáo dục, nhiều em có những chiếc điện thoại hiện đại có thể ngang nhiên sử dụng trong lớp học. Sự suy đồi đạo đức, lối sống của tầng lớp thanh thiếu niên đã ảnh hưởng không nhỏ đến đạo đức của học sinh. Ý thức tự giác học tập, rèn luyện, tiếp thu của một bộ phận học sinh chưa cao, chưa chủ động còn ỷ lại. Hơn nữa, tất cả các giáo viên trước khi làm chủ nhiệm không được đào tạo qua một trường lớp chuyên môn nào. Trong khi đó công tác chủ nhiệm thường là kiêm nhiệm mà trách nhiệm lại lớn lao. Để “ứng phó được với mọi hoàn cảnh” ( Có năm gặp lớp ngoan, có ý thức, có năm gặp lớp không ngoan, học sinh cá biệt nhiều) buộc mỗi giáo viên phải tự trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết cho công tác chủ nhiệm lớp. Chính vì vậy, qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm để làm tốt công tác của một người giáo viên chủ nhiệm lớp. Trong khuôn khổ sáng kiến này, tôi mạnh dạn trao đổi cùng quý đồng nghiệp một vài vấn đề về công tác chủ nhiệm lớp đó là: “ Những kĩ năng cần có trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở”. Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, bản thân tôi luôn cố gắng phấn đấu đạt mục tiêu là một Giáo viên chủ nhiệm giỏi với việc áp dụng sáng kiến này tôi hi vọng đạt được mục tiêu đó. Sáng kiến được áp dụng tại lớp 8A thuộc đơn vị tôi đang công tác. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận 2
- Độ tuổi học sinh THCS nhất là học sinh lớp 8 là giai đoạn dậy thì bắt đầu xuất hiện cảm giác mình đã là người lớn thích khám phá, thích làm chủ, thích thể hiện mình. Các em cảm thấy mình không còn là trẻ con nữa. Cảm giác về sự trưởng thành của bản thân là nét đặc trưng trong nhân cách thiếu niên, vì nó biểu hiện lập trường sống, cách ứng xử, hành động của thiếu niên đối với người lớn và thế giới xung quanh. Cảm giác mình đã là người lớn được thể hiện rất phong phú về hình thức, tác phong, cử chỉ, lời nói và những khả năng của bản thân. Trong học tập các em muốn độ c lập chiếm lĩnh tri thức, muốn có lậ p trườ ng và quan điểm riêng. Trong phạm vi ý thức xã hội, các em muốn đượ c độ c lập và không phụ thuộc vào ngườ i lớn ở một mức độ nhấ t đị nh. Các em muốn đượ c ngườ i lớn quan tâm đối xử với mình bình đẳng như đối xử với ngườ i lớn, ng ườ i l ớn ph ải có ứng xử phù hợ p, không can thiệp quá sâu, tỉ mỉ vào một số mặt trong đờ i sống riêng của các em. Ở lứa tuổi này các em bắt đầ u chống đố i những yêu cầ u mà trướ c đây nó vẫn thực hiện một cách tự nguyện ví dụ như vấn đề trang phục, giày dép, kiểu tóc … Các em bảo vệ ý kiến của mình không chỉ trong lời nói mà cả trong hành động, việc làm Cảm giác về sự trưở ng thành và nhu cầu đượ c ngườ i lớn thừa nhận là ngườ i lớn đã đưa đến vấn đề quyền hạn của ngườ i lớn và các em trong quan hệ với nhau. Các em mong mu ốn hạn ch ế quy ền h ạn c ủa ng ười l ớn, m ở r ộng quyền hạn c ủa mình; các em mong mu ốn ng ườ i l ớn tôn trọng nhân cách, phẩm giá, tin tưở ng và mở rộng tính độ c lập của các em. Muốn đượ c khẳng định mình đã khôn lớn, muốn đượ c tin tưở ng và độc lập hơn, muốn đượ c quyền bình đẳ ng nhất định vớ i ngườ i lớn có thể thúc đẩ y các em tích cực hoạt động, chấp nhận nh ững yêu cầu đạ o đức của ngườ i lớn và phươ ng thức hành vi trong th ế gi ới ng ườ i l ớn, khi ến các em xứng đáng vớ i vị trí xã hội tích cực. Những m ặt khác nguyện vọng này cũng có thể khiến các em chống c ự, không phục tùng yêu cầu của ngườ i lớn. Có những nguyên nhân nhất định khiến thiếu niên có cảm giác về sự trưở ng thành của bản thân: Các em thấy đượ c sự phát triển mạnh mẽ về c ơ th ể và sức lực c ủa mình; các em thấy tầm hi ểu bi ết, k ỹ năng, năng lực của mình đượ c mở rộng; thi ếu niên tham gia nhi ều h ơn vào cuộc sống xã hộ i, cuộ c sống của ngườ i lớn. Tính tự lập khiến các em thấy mình giống ngườ i lớn ở nhi ều điểm… 3
- Từ đó các em bắt đầu có ý thức cườ ng điệu hóa ý nghĩa của những thay đổi của bản thân, khiến cho các em có nhu cầu tham gia vào đờ i sống của ngườ i lớn, trong khi đó kinh nghi ệm c ủa các em chưa tươ ng x ứng với nhu c ầu đó. Đây là mâu thuẫn trong s ự phát triển nhân cách thiếu niên. Tôi nhận thấy n hu cầu và nguyện vọng c ủa thi ếu niên là chính đáng, ngườ i lớn phải thay đổi thái độ đố i xử đố i vớ i các em. Nếu ngườ i lớn không chịu thay đổ i quan hệ với các em, thì các em sẽ trở thành ngườ i khởi x ướ ng thay đổ i mối quan hệ này. Nếu ngườ i lớn không chấp nh ận , sẽ gây ra những ph ản ứng c ủa các em với ngườ i lớn d ướ i d ạng b ướ ng b ỉnh, b ất bình, không vâng lờ i, tỏ thái độ hậ m hực, có nhiều em còn bỏ đi…. Nếu ngườ i lớn th ấy s ự ph ản đố i của các em, mà không suy xét về phía mình để thay đổi quan hệ với các em, thì sự xung độ t của các em với ngườ i lớn còn kéo dài đến hết thời kỳ c ủa l ứa tu ổi này. Tính độc lập và quyền bình đẳng trong quan hệ của các em với GVCN là vấn đề phức tạp và gay gắt nhất trong giao tiếp của các em với người lớn nói riêng, trong việc giáo dục các em ở lứa tuổi này nói chung. Không nên coi đây là biểu hiện của sự “khủng hoảng” tuổi dậy thì, mà là sự khủng hoảng trong quan hệ của thiếu niên với người lớn, chủ yếu do người lớn gây ra. Những khó khăn, mâu thuẫn có thể hạn chế hoặc không xảy ra, nếu người lớn và các em xây dựng được mối quan hệ bạn bè, quan hệ có hình thức hợp tác trên cơ sở tôn trọng, thương yêu, tin cậy, bình đẳng và tế nhị trong cư xử với thiếu niên. Sự hợp tác này cho phép GVCN đặt các em vào vị trí mới vị trí của người giúp việc và người bạn trong những công việc khác nhau, còn bản thân người lớn trở thành người mẫu mực và người bạn tin cậy của các em. Vì vậy đối với cha me, th ầy cô giáo đặ c biệt là GVCN trướ c hết phải hiểu biết và nắm bắt về tâm lý lứa tuổi của các em, để có các giả i pháp xử lý tình huống cho thích hợp. 2. Khái quát thực trạng công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS. Chúng ta ai cũng biết, lứa tuổi học sinh THCS ( Trung học cơ sở) đã có sự thay đổi rất lớn về đặc điểm tâm sinh lý, thể trạng so với khi học tiểu học nhất là học sinh lớp 8. Những đặc điểm tâm lý, trình độ hiểu biết, vốn sống của học sinh THCS còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, không thể phủ nhận vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS, vì vậy cần có một người thường xuyên theo dõi, hướng dẫn giúp đỡ, chỉ bảo cho các em về mọi mặt. 4
- Tuy nhiên trên thực tế, không phải giáo viên nào khi được phân công công tác chủ nhiệm cũng có sẵn những kinh nghiệm hoặc kĩ năng cần thiết ở lĩnh vực này. Một bộ phận giáo viên chưa thật nhiệt tình trong quản lí lớp, một phần do công việc giảng dạy chiếm nhiều thời gian, hiệu quả công tác chủ nhiệm ít nhiều bị ảnh hưởng. Một thiếu sót khác là nhiều giáo viên chủ nhiệm tiến hành công việc khá cảm tính, chưa có phương pháp chủ nhiệm sáng tạo thích hợp. Có người quá nghiêm khắc, có người quá dễ dãi. Người nghiêm khắc gò ép học sinh theo khuôn khổ một cách máy móc. Có nhiều giáo viên chủ nhiệm chưa khéo léo, tế nhị, chưa tôn trọng học sinh. Và như thế, về mặt tâm lí, cả giáo viên và học sinh đều như bị áp lực. Người dễ dãi thì lại buông lỏng công tác quản lí, thiếu quan tâm sâu sát. Người nghiêm túc quá thì học sinh (HS) lại không ưa. Vì vậy, nhiều khi giữa thầy cô chủ nhiệm và học sinh không phải bao giờ cũng tìm được tiếng nói chung. Hơn nữa, công tác chủ nhiệm chủ yếu là kiêm nhiệm, thực tế hiện nay chưa có một khoá đào tạo chính thức nào cho GVCN. Chính vì vậy, không nhiều GVCN thực sự có năng lực, làm chủ nhiệm chủ yếu bằng kinh nghiệm của bản thân, dẫn đến nhiều giáo viên chưa hăng say với công tác chủ nhiệm. Hơn nữa ở lứa tuổi này, tâm sinh lí của các em đang phát triển mạnh, các em ngày càng có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu, đua đòi, thích đẹp, thích được chú ý, thích sự khẳng định mình..., trong khi kiến thức về xã hội, gia đình, sự hiểu biết về pháp luật về môi trường xung quanh, kĩ năng sống còn hạn chế, nên chiều hướng học sinh hư, lười học, hiện tượng bỏ giờ, trốn tiết, ngủ trong giờ học, vi ph ạm pháp luật, vi phạm đạo đức ngày càng nhiều. Mặt khác địa bàn xã nơi tôi công tác là một địa bàn rộng gồm 1 3 xóm. Học sinh tham gia học tập tại đơn vị gồm 404 học sinh, trong đó có 257 học sinh theo đạo thiên chúa. Riêng học sinh lớp 8A tôi chủ nhiệm có 17/28 em HS, có nhiều em có hoàn cảnh khó khăn nên có nhiều vấn đề nhạy cảm xảy ra, phần nào đó ảnh hướng tới công tác chủ nhiệm lớp, trước vấn đề đó có nhiều giáo viên họ né tránh, ngại va chạm, phải giữ ý trong lời nói của mình, không trao đổi thoái mái cùng phụ huynh và học sinh như trước đây. 5
- Tập thể lớp lớp 8A năm học 2020 2021 Về bản thân tôi, tính đến nay số năm công tác trong ngành giáo dục là 21 năm và đã có 17 năm tôi được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp. Đối với tôi khi được làm chủ nhiệm được gần gũi với các em, được các em tin tưởng, chia sẻ tôi rất vui và hạnh phúc, đôi khi nghe các em tâm sự thấy mình trẻ ra. Tuy nhiên có không ít khó khăn, băn khoăn, trăn trở trước những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt rồi những em cá biệt, những em có bố mẹ ly hôn, những em mồ côi, em không có bố ...Với một quan niệm đơn giản, tôi luôn đặt mình vào vị trí của học sinh để lắng nghe và thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ.Chính vì vậy tôi luôn tạo được niềm tin ở các em. Năm học 2020 2021 tôi được Ban giám hiệu (BGH) nhà trường phân công làm công tác chủ nhiệm lớp 8A. Sau khoảng hai tuần tìm hiểu về lớp, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau: a.Thuận lợi: Đối với đơn vị tôi đang công tác, lãnh đạo nhà trường luôn chú trọng, quan tâm đến việc giáo dục đạo đức học sinh. Đồng thời thường xuyên quan tâm đến công tác chủ nhiệm cũng như năng lực chủ nhiệm của giáo viên làm công tác chủ nhiệm để có những phương hướng mới nhằm xây dựng những tập thể lớp chất lượng theo tiêu chí “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Liên Đội trong nhà trường luôn quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp, luôn có tinh thần tự nguyện hợp tác với các giáo viên làm công tác chủ nhiệm để việc giáo dục đạo đức và kết quả học tập của học sinh đạt kết quả tốt nhất. Tôi thường xuyên kết nối với gia đình học sinh nên phần lớn đã có sự quan tâm của phụ huynh đến việc học tập và rèn luyện của con em họ ở trường, do đó sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh có nhiều thuận lợi. Nhiều em có nhận thức khá, tương đối ngoan, có ý thức trong học tập và rèn luyện, luôn cố gắng vươn lên học tập tốt... Về phía học sinh: Các em cùng lứa tuổi (2007) Nhìn chung các em đều ngoan, có ý thức trong học tập và lao động tốt, nhiều em ở trong một xóm, tôi đã cho các em lập nhóm học tập ở nhà và giúp đỡ nhau trong học tập, đoàn kết xây dựng tập 6
- thể lớp nên rất thuận lợi cho việc trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập, đoàn kết xây dựng tập thể lớp. Nhiều em học khá, lại ngoan, tinh thần xây dựng lớp cao như: Trương Quốc Khánh , Hoàng Ly Na. Cao Viết Tuấn, Nguyễn Khắc Tuấn Trần Nhật Hùng, Nguyễn Thị Hoài Phương… đã giúp cô trong việc quản lí lớp. Về phía bản thân tôi: Trong khoảng một tuần làm công tác chủ nhiệm tôi có thể nhớ được hết tên của tất cả học sinh lớp mình, nắm bắt thật nhanh về học lực, hạnh kiểm và hoàn cảnh của các em để có những ứng xử phù hợp, tế nhị và thuận lợi cho việc phân công, sắp xếp công việc, chỗ ngồi… b.Khó khăn: Tập thể lớp 8A sĩ số là 28 học sinh gồm 15 nam, 13 nữ , đầu năm học nhà trường có chuyển đổi lớp (Từ 8A, B, C của năm học trước), trong đó đa số học sinh là con em gia đình làm nông nghiệp, và làm nghề tự do… một số em hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, có em bố mẹ đi làm xa, ở với ông bà, có em ở một mình hoặc ở với anh chị, có em là người lớn nhất trong gia đình như em Phạm Thị Mỹ Duyên thiếu sự quan tâm thường xuyên của bố mẹ; còn một số phụ huynh chưa thật sự để tâm đến việc học và giáo dục con cái, phó mặc cho nhà trường. Một số em chậm chạp, kĩ năng sống còn hạn chế, nhiều em dùng điện thoại để chơi game, không dành thời gian cho học tập… GVCN phối hợp với TPT Đội cho Học sinh Trần Ngọc Khánh trình bày lý do vi phạm nội quy của lớp Về học lực và hạnh kiểm: Theo kết quả năm học trước, lớp có đến hơn 2/3 số em học lực trung bình. Còn nhiều em chưa có ý thức vươn lên trong học tập, còn 7
- ham chơi, lười trong các hoạt động như : Trần Ngọc Khánh, Phạm Thị Mỹ Duyên, … đặc biệt là thường xuyên nghỉ học, còn đến lớp thì nằm bẹp, ít trao đổi trò chuyện với các bạn khác còn em Khánh hay nói chuyện không tập trung trong các giờ học. Một số em kĩ năng giao tiếp còn hạn chế hoặc học tốt nhưng trình bày chưa tự tin, hoặc có em đi học hay ngủ như Phạm Thị Mỹ Duyên GVCN phối hợp với TPT Đội cho học sinh Phạm Thị Mỹ Duyên trình bày lý do vi phạm nội quy của lớp Mặt khác tôi còn tìm hiểu rõ được hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lí, tính cách, thói quen của học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp Khi được phân công làm chủ nhiệm tôi rất băn khoăn trăn trở làm sao để đưa tập thể lớp ngày càng tiến bộ nên tôi đã vận dụng hết những hiểu biết cũng như kinh nghiệm của mình với mong muốn đưa tập thể 8A có những bước tiến mới trong năm học 20212022 3. Những kĩ năng đã thực hành khi làm công tác chủ nhiệm lớp tại trường THCS nơi tôi đang công tác a.Kĩ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lí học sinh trung học cơ sở Những đặc điểm tâm sinh lý đặc trưng ở lứa tuổi thiếu niên cho thấy, lứa tuổi này, đúng như nhận định của nhiều nhà nghiên cứu trước đây, là lứa tuổi khó dạy, đặc biệt với học sinh nam. Nhưng cũng như các khuyến cáo đã đưa ra, trẻ sẽ phát triển bình thường hay không trong tương lai phụ thuộc vào chính sự quan tâm và cách giáo dục của người lớn với trẻ. Vấn đề chỉ thực sự được giải quyết kết hợp từ nhiều phía: nhà trường, gia đình và xã hội. Với tư cách là nơi giáo dục (theo nghĩa rộng) chính thống cho học sinh nhà trường, mà cụ thể là các thầy cô giáo, cần biết về sự phát triển của học sinh, vận dụng chúng trong giao tiếp, trong giải 8
- quyết các vấn đề liên quan đến các sản phẩm giáo dục của mình. Lứa tuổi này vừa là trẻ con, vừa là người lớn trong quá trình hình thành và khẳng định cái “Tôi” có ý nghĩa xã hội, thiếu niên gặp không ít những khó khăn, trở ngại cần phải vượt qua. Ở đây, ngoài sự trưởng thành của chính bản thân mình, thiếu niên cần có sự hỗ trợ đắc lực và kịp thời, có hiệu quả từ phía người lớn và xã hội mà trước hết là các giáo viên với tư cách là những nhà giáo dục theo đúng nghĩa của từ này. Chỉ có như vậy, các em mới dần dần vượt qua khó khăn, giải quyết các mâu thuẫn để trưởng thành và chuyển sang giai đoạn phát triển mới. Để thực sự phát huy vai trò chủ thể của người học, GV cần có những thay đổi căn bản trong quan hệ với HS. M.Balson chuyên nghiên cứu về hành vi của những HS “khó bảo” đã cho rằng: “Sẽ không có gì đạt được hiệu quả nếu GV không thay đổi quan hệ với HS”. Thực tế cho thấy, dường như mỗi học sinh đều có những vấn đề nào đó mặc dù bản thân các em không hề nhận thấy cho đến khi những vấn đề đó có ảnh hưởng đến đời sống các em. Chẳng hạn, nỗi sợ hãi khi bước vào ngôi trường mới, không biết cách quản lí thời gian, sợ thất bại, kỉ luật kém, bỏ giờ/ trốn tiết, học kém, những suy nghĩ về giới tính, trạng thái trầm cảm, nghiện ngập (rượu, thuốc lá, game)… Tất cả những vấn đề đó đều phải được quan tâm đúng mức từ phía nhà trường, mà trước hết là những GVCN Để hỗ trợ học sinh, trước hết GVCN phải quan tâm đến học sinh, mong muốn nghiên cứu tìm hiểu tâm lí lứa tuổi học sinh. Không phải bao giờ người GVCN nào cũng biết rõ về các quy luật phát triển tâm lí của trẻ em và hình dung một cách rõ ràng về các điều kiện tối ưu để giúp các em phát triển. GVCN cần tìm hiểu những k ết qu ả nghiên cứu khoa học v ề mối quan h ệ Thầy Trò để mở rộng nhận thức về học sinh. Đặc biệt đố i vớ i những trẻ “có vấn đề, những trẻ không dễ dàng phát triển các mối quan hệ tích cực với giáo viên. Việc hiểu đượ c những yếu tố tạo nên chất lượ ng của mối quan h ệ gi ữa giáo viên và trẻ, hiểu v ề các đặc điểm khí chất của trẻ khi đế n trườ ng giúp GV có khả năng tốt hơn để thúc đẩ y, nuôi dưỡ ng mối quan h ệ chất l ượ ng cao v ới trẻ và có thể tạo nên thành công trong ngh ề nghi ệp. Nắm được đặc điểm tâm lý của học sinh THCS nên ngay từ đầu khi mới nhận lớp, tôi đã gặp gỡ các giáo viên chủ nhiệm năm trước và các giáo viên bộ môn. Qua đó tôi biết được HS của mình được trong lớp có những em mạnh dạn hơn như Hoàng Ly Na,Khắc Tuấn ,Viết Tuấn,Trương Quốc Khánh còn các em như Trần Ngọc Khánh, Mỹ Duyên.., lại chưa chăm chỉ học hay chống đối nên tôi cố 9
- gắng tìm ra mặt mạnh để khen ngợi, khích lệ nhiều hơn là trách phạt hay phê phán. Tôi còn giao cho một số em giữ các chức vụ trong lớp như :Lớp trưởng,tổ trưởng, lớp phó lao động.Tôi thường xuyên khen ngợi sự tiến bộ của các em nên các em khá tích cực, có trách nhiệm cao không còn vi phạm như năm học trước nữa. Riêng với em Giang và em Ngân ,em Yến Nhi,trước đây các em hay nghỉ học không lí do, qua hỏi han trò chuyện với các em, nghe các em tâm sự những lý do của mình như: Em không hiểu bài, nhà em có việc,em ngủ quên hay như đồng phục bị ướt…. như em Ngọc Khánh thường chơi game. Em Đức bố thường xuyên say xỉn, mẹ đi xa ở với ông bà ngoại, ông bà đã già ít quản lí được, sáng cũng xách cặp đi, trưa về. Tôi đã hiểu ra, với những học sinh như thế này không thể dùng hình thức trách phạt mà phải động viên, quan tâm nhiều hơn trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ hoặc giờ ra chơi tôi thường gặp riêng để khuyên bảo HSvà khen ngợi sự tiến bộ để khích lệ tinh thần giúp các em phấn chấn và có động lực học tập. Con một số em nhút nhát như em Nhật, , Nga, Thảo… trong các giờ học cũng như các tiết sinh hoạt lớp, tôi thường tạo điều kiện, khích lệ các em phát biểu hay nói lên mong muốn của mình. Dần dần, các em đã mạnh dạn hơn, đã trò chuyện cởi mở với các bạn hơn. Tích cực trong học tập hơn. Tôi luôn chú trọng và xây dựng Ban cán sự lớp tích cực, năng động, nhiệt tình, giúp đỡ động viên để các em là những nhà lãnh đạo tài ba cụ thể với những em có học lực khá, chín chắn như Trương Khánh được cả lớp tín nhiệm làm lớp trưởng. em Na tuy học chưa giỏi nhưng lại mạnh dạn và có năng lực nên tôi giao cho làm lớp phó phụ trách chung . Em Khắc Tuấn .em Nhật Hùng ,em Phương tinh thần xây dựng bài tốt, vẽ đep nên tôi giao cho làm tổ trưởng các tổ và vẽ ma két trong các dịp lễ quan trọng. Qua các buổi sinh hoạt, qua trò chuyện tôi luôn gần gũi để nắm bắt tình hình các bạn trong lớp,vừa nêu gương, biểu dương tốt và có sự tiến bộ của HS để các bạn học tập, Vào các ngày lễ cô và trò cùng nhau tham gia nhệt tình ,tích cựccác hoạt động của liên đội đề ra như: Cắm hoa nghệ thuật, tập văn nghệ,xây dựng bộ hồ sơ Lớp /Tổ/cá nhân ,hoa điểm 10… chào mừng ngày 2011và ngày 26 03 b. Kĩ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp: Kế hoạch chủ nhiệm là chương trình hành động trong một măm học của lớp chủ nhiệm, nhằm xác định một cách chính xác : Lớp học của chúng ta muốn đi đến đâu? và cần phải làm gì?, làm như thế nào để đạt được điều đó? Sau khi nhận lớp, tìm hiểu học sinh , nắm được kế hoạch của nhà trường, tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm cho mình như sau: * Kế hoạch công tác năm: 10
- Bước 1: Thống kê đặc điểm tình hình lớp: a.Thuận lợi b.Khó khăn Bước 2 : Đề ra mục tiêu, chỉ tiêu, biện pháp thực hiện để đạt được chỉ tiêu đó * Kế hoạch công tác tháng cần xác định: Các công việc quan trọng trong tháng Phần các công việc cụ thể gồm: Nội dung công việc, thời gian thực hiện, người thực hiện. Các công việc chưa xác định được lịch cụ thể (nhưng phải làm trong tháng hoặc làm trong tháng sau) Biện pháp thực hiện Kết quả * Kế hoạch công tác tuần cần xác định: Các công việc quan trọng trong tuần Phần các công việc cụ thể gồm: nội dung công việc, thời gian thực hiện, người thực hiện, ghi chú (yêu cầu kết quả). Các công việc chưa xác định được lịch (nhưng phải làm trong tuần hoặc làm trong tuần sau). Biện pháp thực hiện Kết quả Sau mỗi tháng, mỗi tuần giáo viên chủ nhiệm cần đánh giá sự tiến bộ của học sinh về học lực, hạnh kiểm, có học sinh nào cần quan tâm, quan tâm mặt nào, cần đưa ra những biện pháp khắc phục, những em nào còn phải liên hệ với phụ huynh, để kịp thời uốn nắn… c, Kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp * Sinh hoạt lớp cuối tuần: thường tính là 1 tiết/tuần vào cuối tuần Đây là dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức tổ chức tự quản cho HS và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết. Chính thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực, GV gắn bó với học sinh để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực hàng ngày ở trường, ở lớp học. Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phái, chia nhóm trong đời sống tập thể hàng ngày của các em. Duy trì và sáng tạo trong công tác xây dựng “ Lớp học thân thiện, học sinh 11
- tích cực” để các em thấy “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” Vào tiết simh hoạt cuối tuần, tôi thường để lớp trưởng, lớp phó nhận xét tình hình các mặt trong tuần, sau đó các em khác ý kiến, những em vi phạm cũng được bày tỏ ý kiến của bản thân. Các em được dịp ý kiến để cùng nhau xây dựng tập thể lớp. Lớp trưởng Trương Quốc Khánh tổ chức giờ sinh hoạt lớp cuối tuần dưới sự hướng dẫn của GVCN Đây cũng là dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em phải được vừa học vừa chơi, thi tài với nhau.... Từ đây , các em sẽ lĩnh hội được rất nhiều, góp phần phát triển nhân cách toàn diện của học sinh, tức là phát triển mọi mặt cả trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ, sức khoẻ, thể chất … của học sinh. 12
- Tổ trưởng Nguyễn Quốc Bảo báo cáo tình hình hoạt động của tổ mình trong một tuần học Lớp phó Hoàng Ly Na có ý kiến nhận xét tất cả các mặt trong giờ sinh hoạt lớp Sau cùng GVCN nhận xét ưu khuyết điểm của các em trong tuần và phổ biến nội dung tuần tới. * Nguyên nhân chính làm cho HS không thích giờ sinh hoạt lớp HS không được cùng nhau tổ chức, tham gia vào giờ sinh hoạt lớp Nội dung giờ sinh hoạt lớp khô cứng, lặp đi lặp lại, không thực sự gắn với nhu cầu của HS, và nêu được vấn đề của chính của các em phải giải quyết mà là vấn đề của thầy/cô. Hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp đơn điệu, nhàm chán, không hứng thú với HS GV quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí của HS để hiểu các em. Có khi vào lớp không khen ngợi mà chê bai, chỉ trích và nói nhiều tới các khoản thu của các em. Để tránh sự nhàm chán nói trên trong quá trình chủ nhiệm lớp 8A, tôi đã tiến hành một số cách như sau: Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp : trước mỗi giờ sinh hoạt lớp giáo viên chủ nhiệm cần nắm rõ tình hình lớp, dành một khoảng thời gian nhất định cho lớp trưởng, lớp phó báo cáo tình hình hoạt động trong tuần, cho một số em hay vi phạm tự đánh giá về bản thân, có tiến bộ gì không? Chỉ ra nguyên 13
- nhân tiến bộ hoặc không. Sau đó cho các tổ trưởng báo cáo kết quả theo dõi. Gv lắng nghe ý kiến của học sinh rồi nhẹ nhàng chỉ cho các em thấy những ưu điểm, hạn chế của cá nhân, của lớp trong tuần. Giáo viên triển khai kế hoạch tuần tới, nhấn mạnh nội dung trọng tâm của lớp, của trường, đội. Tuy nhiên, không nhất thiết tuần nào GVCN cũng tuần tự tiến hành như thế. Có thể thay đổi nội dung và hình thức sinh hoạt cho phù hợp với lứa tuổi để các em thấy hứng thú. Thu hút tối đa sự tham gia của mọi HS dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, cố vấn của GV nhằm tăng cường vai trò tự quản của học sinh: Sự tham gia của HS vào các hoạt động, công việc của lớp, của trường vừa là nhu cầu, vừa là quyền của mỗi học sinh. Sự cùng tham gia của tất cả HS vào giờ sinh hoạt lớp sẽ tạo ra môi trường chung để HS cùng trải nghiệm những xúc cảm tích cực, tăng cường giao lưu giữa các em, tạo ra môi trường lớp học mang bầu không khí tin tưởng, thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ và lắng nghe ý kiến của nhau. Từ đó tình cảm gắn bó, chia sẻ giữa các em được hình thành và củng cố. Nói cách khác, học sinh phải là chủ thể của giờ sinh hoạt lớp, phải được tham gia vào giờ sinh hoạt lớp từ những vai trò và nhiệm vụ khác nhau như người thực thi nhiệm vụ được giao, người tổ chức, người khám phá và đánh giá hoạt động của họ, tập thể của họ Tăng cường những nội dung sinh hoạt có liên quan đến các công việc chung của lớp, phù hợp với nhu cầu và sở thích của học sinh: Mỗi lớp, mỗi tập thể đều có những công việc chung cần giải quyết, ví dụ như xây dựng các qui định riêng của lớp, xác định chỉ tiêu thi đua, xử lí các tình huống nảy sinh trong tập thể lớp…., vì thế, cần để cho HS tự thảo luận, trao đổi và quyết định. Mục đích là nhằm nâng cao bầu không khí đoàn kết, tinh thần trách nhiệm của mỗi học sinh trong lớp. Một tập thể lớp đoàn kết với từng thành viên có tinh thần trách nhiệm cao sẽ là môi trường giáo dục tốt nhất cho từng học sinh. Ngoài ra việc thường xuyên thu hút các em vào quá trình bàn bạc chung sẽ dần dần tạo ra ở các em lòng tin vững chắc rằng các em có vị trí nhất định trong lớp và từ đó các em sẽ cố gắng nỗ lực cũng như hợp tác với mọi thành viên để hoàn thành công việc được giao. Đảm bảo giao lưu dưới hình thức đối thoại: Giao lưu giữa HS có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình giáo dục, thông qua giao lưu với bạn, mà năng lực hiểu người khác, hiểu bạn của mỗi HS được xây dựng , do đó năng lực hiểu bản thân mình được hình thành và năng lực tự ý thức, cơ sở của tự giáo dục được phát triển. Trong quá trình giao lưu, các em trao đổi với nhau những quan điểm, tư tưởng, hứng thú, tâm trạng, xúc cảm...và từ đó ,có tác động lẫn nhau. Trên cơ sở của những hiểu 14
- biết về nhau, HS mới dễ dàng cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau, tạo nên bầu không khí lớp học đoàn kết, cởi mở và thân thiện.. Trong quá trình bàn bạc các công việc chung của lớp trong tiết sinh hoạt tập thể dưới hình thức giao lưuđối thoại sẽ phát triển được bầu không khí thuận lợi cần thiết cho giáo dục, giúp mọi HS tin tưởng và không sợ hãi về mặt tâm lí. Các em sẵn sàng đưa ra những quan điểm, chính kiến của mình, sẵn sàng nghe và tiếp nhận những ý kiến của người khác một cách tôn trọng... Giao lưu đối thoại sẽ phát triển ở mọi HS lòng tin vào sức lực cá nhân, phát triển thái độ phê bình đối với bản thân, sự tôn trọng đối với các bạn, tính sẵn sàng giải quyết có sáng tạo các vấn đề đặt ra và niềm tin vào khả năng giải quyết các vấn đề đó. * Các hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp: (1) Tổng kết, đánh giá thi đua và xây dựng kế hoạch: Đánh giá lại những hoạt động trong tuần: + Từng tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình học tập cũng như việc thực hiện nội quy trường lớp của các thành viên trong tổ + Lớp trưởng nhận xét ưu điểm, khuyết điểm về các họat động của lớp trong tuần vừa qua: nề nếp, học tập, đạo đức... + Lớp phó phụ trách văn thể, lao động: nhận xét từng mảng hoạt động do mình phụ trách + GV tuyên dương những em học tập tốt, tham gia tốt các phong trào của lớp mà nhà trường đề ra; phê bình những em không học bài, làm bài tập ở nhà; nhắc nhở và yêu cầu HS về nhà suy nghĩ xem sẽ có những hình phạt như thế nào đối với những em thường xuyên vi phạm. Lập kế hoạch tuần tiếp theo (2) Hình thức hỗn hợp: tổng kết thi đua và sinh hoạt theo chủ đề Đánh giá tình hình chung của lớp trong tuần: lớp trưởng đánh giá chung sau khi đã có sự thống nhất của các tổ. GVCN và HS bổ sung nếu thấy cần thiết. Thông báo những công việc chính trong tuần tới Hai nội dung trên nên tiến hành nhanh gọn khoảng 10 phút. Sinh hoạt theo chủ đề (thời gian khoảng 35 phút): Nội dung sinh hoạt nên gắn với các hoạt động chủ điểm tháng, gắn với những ngày kỉ niệm lớn, gắn với các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội diễn ra ở địa phương, trong nước và trên thế giới, ... Hình thức sinh họat cũng đa dạng: có thể là thi văn nghệ giữa các tổ, có thể chỉ là đố vui khoa học; có thể là sự giao lưu với người trong cuộc... (3) Tổ chức các hội thi (văn nghệ, hiểu biết khoa học, HS có bộ hồ sơ đep, hs 15
- có nhiều điểm 10 trong tuần/dip lễ...) Hội thi là một hình thức tổ chức họat động giáo dục, trong đó tạo ra sân chơi hấp dẫn, mang tính thi đua, cạnh tranh giữa HS hoặc các nhóm HS để các em có cơ hội thể hiện tài năng, vẻ đẹp, cùng nhau chia sẻ, tiếp nhận những kiến thức có liên quan đến chủ đề đã được lựa chọn. Đây là hình thức tổ chức họat động tổng hợp nhiều loại hình, đòi hỏi thời gian chuẩn bị công phu... Đối với học sinh lớp 8A các hình thức sinh hoạt lớp được áp dụng thường xuyên. * Khen chê HS: Thực tế hiện nay trong các buổi sinh hoạt lớp, các thầy cô thường chê học trò nhiều hơn là khen ngợi ( 60 70% là “chê” học sinh, đáng ra phải là ngược lại). Thầy cô biết khen chê đúng mực sẽ khiến học trò hứng thú trong học tập, nhất là học sinh lớp 8, nếu chê nhiều, thái quá các em sẽ chán nản, đôi khi sẽ có những hành động đáng tiếc xảy ra. Về nguyên tắc, khen phải nhiều hơn chê để tạo tâm lý tích cực vì ai cũng thích khen. Khi khen chê HS cần lưu ý một số vấn đề sau: Luôn khích lệ, biểu dương, khen ngợi các em kịp thời. Khen ngợi phải cụ thể, gọi tên các phẩm chất Khen ngợi phải chân thật, gây được cảm xúc tích cực nơi người khen Đối với những hành vi tích cực mới cần khen ngay khi nó vừa xuất hiện nhất là với những em hay mắc khuyết điểm, những em học yếu, nhút nhát…. Khi phê bình HS cũng cần lưu ý là phê bình hành vi cụ thể chứ không khái quát hoá thành phẩm chất nhân cách Khi phê bình không được chì chiết, nhắc đi nhắc lại những khuyết điểm đãxảy ra từ lâu. d. Tổ chức giáo dục kĩ năng sống (KNS) cho học sinh * Mục tiêu của giáo dục KNS cho HS là tăng cường năng lực tâm líxã hội và xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực cho HS. Do đó nhiệm vụ giáo dục KNS cho HS của GVCN bao gồm: Hình thành, củng cố thái độ, hành vi, cách ứng xử lành mạnh, mang tính xây dựng Thay đổi suy nghĩ, niềm tin, thói quen, hành vi tiêu cực, có nguy cơ rủi ro thành những hành vi tích cực, an toàn. * Ngoài việc lồng ghép qua môn học và hình thức, phương pháp tổ chức dạy học thì GVCN có thể GD kĩ năng sống cho HS thông qua: 16
- Tổ chức các chủ đề giáo dục KNS chuyên biệt đáp ứng nhu cầu của HS qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. Lồng ghép, tích hợp qua các chủ đề, các dạng hoạt động ngoài giờ lên lớp khác. Qua tiếp cận 4 mục tiêu của việc học là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định” đối với các nội dung giáo dục Qua xử lý các tình huống trong thực tiễn cuộc sống theo cách coi trọng tiếp cận KNS Qua tư vấn, chia sẻ trực tiếp đối với cá nhân hoặc nhóm HS. * Các nguyên tắc giáo dục KNS nhằm thay đổi hành vi tiêu cực, rủi ro cho HS: Tạo cơ hội cho HS học qua trải nghiệm Cung cấp kiến thức vừa đủ, tránh mang tính chung chung Tập trung vào những thông điệp tích cực, rất hạn chế sử dụng những thông điệp mang tính đe dọa để động viên sự thay đổi hành vi Triển khai theo nhóm nhỏ, cần đủ thời gian để trải nghiệm và củng cố hành vi Khuyến khích tư duy phê phán trong các tình huống lựa chọn Phối hợp với gia đình, cộng đồng để tạo ra môi trường GD khuyến khích sự thay đổi hành vi tiêu cực, rủi ro Phòng ngừa sự lặp lại thói quen cũ đ. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của bản thân Hiểu ra cơn tức giận của mình là bước đầu tiên trong việc đề phòng và kiềm chế tức giận. Dù trong bất kì tình huống nào thì GV cũng cần bình tĩnh, linh hoạt để tìm phương án xử lý tối ưu nhất. Điều quan trọng là cần phân biệt cảm xúc và hành vi. Cảm xúc tức giận là bình thường, tự nhiên với con người kể cả người lớn và trẻ em. Nhưng tức giận kèm theo hành vi làm tổn thương người khác là không thể chấp nhận được, xét cả về mặt đạo đức và pháp lý. Khi gặp tình huống khó chấp nhận của HS thì GV nên áp dụng các biện pháp giải tỏa căng thẳng, mặt khác tăng cường ý chí để kiểm soát cảm xúc, không cáu giận, bị kích động để đảm bảo môi trường học tập bình an cho mọi HS. * Cách ứng phó và kiểm soát cảm xúc trong các tình huống căng thẳng trên lớp: + Cần suy nghĩ tích cực về tình huống xảy ra hay hành vi chưa chín chắn, hoặc vô tình của HS. 17
- + Phản ứng của GV trong các tình huống khó chấp nhận nên chậm lại. Cần tỏ thái độ như không để ý đến HS gây ra hành vi đối kháng, mặc dù cũng cần làm cho HS gây rối biết rằng hành vi đối kháng vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát. Việc không để ý đến hành vi gây rối sẽ đem lại sự hẫng hụt trong hành động của HS gây rối . + Có thể chuyển phản ứng thông qua việc thực hiện các hành động thường nhật của mình, điều này sẽ làm cho HS gây xung đột phải tự đối mặt với bản thân + Pha trò, hài hước, kể chuyện trong các tình huống xung đột sẽ làm giảm đi không khí căng thẳng và tiếng cười của HS trong lớp sẽ quyết định sự kết thúc vấn đề. + Đôi khi GV cần có phản ứng nghịch lý bằng cách làm cho HS gây ra tình huống có phần nào cũng đem lại lợi ích cho lớp học. Cũng có thể GV đưa ra lời cám ơn HS đó với sự hài hước. e. Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn xung đột trong tập thể lớp Theo tôi có một số nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn giữa HS với nhau: Sự khác nhau về suy nghĩ và quan niệm Sự khác nhau về mong muốn/ nhu cầu về lợi ích các nhân Sự hạn chế do cách nhìn nhận sự việc/ vấn đề Chỉ xuất phát từ ý muốn/ suy nghĩ chủ quan của mình, mà không biết thừa nhận,tôn trọng suy nghĩ, ý kiến, quan điểm của người khác Có một số HS hay thích gay cấn, hiếu chiến, thích người khác phải phục tùng, hay lệ thuộc vào mình. Sự kèn cựa, muốn hơn người của ai đó, không thích người khác nổi trội hơn về học tập, về quần áo… Sự định kiến, phân biệt đối xử Sự bảo thủ, cố chấp Nói hoặc nghĩ không đúng về nhau Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác . Tôi thấy có một số cách giải quyết HS đã sử dụng như sau: Nói chuyện với nhau để hiểu và thông cảm/ bỏ qua cho nhau Cãi nhau, sau đó giận nhau không chào hỏi nhau Đánh nhau, sau đó không thèm nhìn m ặ t nhau, có khi còn nuôi hậ n ch ờ d ịp báo thù Đánh nhau một cách dã man, cố tình xúc phạm, hủy hoại tinh thần và thể chất 18
- nhau, thậm chí còn quay video clip đưa lên mạng xã hội. Ngoài ra, còn những cách giải quyết khác... * Hậu quả của cách giải quyết mâu thuẫn tiêu cực: Hủy hoại lẫn nhau về cả thể chất và tinh thần. Làm cho HS dần mất đi lòng yêu thương con người thay vào đó là sự lạnh lùng, độc ác. Gây mất đoàn kết tạo môi trường học tập không an toàn không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng học tập mà còn làm cho HS không dám và không muốn đến trường. * Cách giải quyết mâu thuẫn giữa HS mang tính tích cực GVCN cần nhận thức rằng mâu thuẫn nảy sinh là tất yếu, ngay cả trong trường hợp HS đã từng rất thân nhau. Quan trọng là phải phát hiện kịp thời, nhận dạng mâu thuẫn để chủ động giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh một cách phù hợp, tích cực. Đồng thời, GVCN cần hướng dẫn HS cách kiểm soát cơn giận và biết tự giải quyết tích cực các mâu thuẫn nảy sinh với bạn để tránh bạo lực học đường và xây dựng tập thể lớp thân thiện. Khi giải quyết mâu thuẫn giữa HS, GV c ần phải kiểm soát được cảm xúc của bản thân, nếu nhận thấy cảm xúc tức giận thì cần thời gian để tạm lắng cơn tức giận của mình trước đã để sau này không phải ân hận * Khi giải quyết mâu thuẫn giáo viên chủ nhiệm cần lưu ý: Luôn giữ được sự bình tĩnh trước lỗi lầm của học sinh, để có cách ứng xử phù hợp, tránh phạt nhầm, phạt oan, khiến các em hoang mang, thiếu niềm tin. Tránh buộc tội, quở mắng, trách cứ, xem thường, làm rối trí, cho giải pháp, phê phán, giảng giải đạo đức, đồng tình... Nếu một trong hai HS nói “không”, GV hãy yêu cầu mỗi em suy nghĩ tiếp về những việc mà HS này muốn cả hai cùng làm để giải quyết vấn đề. Đề nghị các em suy nghĩ về những giải pháp có thể có cho tới khi cả hai đồng ý rằng họ đã chọn được một giải pháp phù hợp, thoả mãn cả 2 bên và họ có thể thực hiện giải pháp này. Trên đây là những kĩ năng cơ bản cần thiết đối với công tác chủ nhiệm lớp.Tuy nhiên để tiến hành có hiệu quả giáo viên chủ nhiệm không thể làm được một mình mà phải có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình, các tổ chức trong nhà trường và xã hội 19
- * Hoạt động kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục khác: Phối hợp với gia đình học sinh Việc giáo dục học sinh trong nhà trường là sự phối kết hợp giữa nhà trường với đoàn thể, địa phương, gia đình…Trong đó, mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhất là đối với GVCN là hết sức cần thiết. Chính vì vây, công tác chủ nhiệm của một giáo viên thành công hay không một phần nhờ vào sự khéo léo phối hợp tốt giữa GCVN với gia đình HS là yếu tố quan trọng. Muốn làm tốt công việc này, giáo viên phải nắm đầy đủ thông tin cần thiết về học sinh về gia đình học sinh đó. Do vậy ngay từ đầu nhận lớp tôi đã cho học sinh viết tờ khai sơ yếu lí lịch, số điện thoại bố mẹ, trong buổi họp phụ huynh đầu năm GVCN cho họ số điện thoại của giáo viên,lập nhóm zalo,sử dụng phần mềm smas để tiện liên lạc. Với tôi việc đến thăm gia đình học sinh cũng rất cần thiết. Trước khi đến thăm phụ huynh học sinh, giáo viên cần phải phân loại đối tượng học sinh: Hạnh kiểm tốt, học tập tốt – hạnh kiểm tốt, học tập trung bình, yếu – hạnh kiểm trung bình, yếu…để có kế hoạch đi thăm. Tốt nhất là nên đi thăm trước đối với gia đình những em có hạnh kiểm trung bình, yếu hoặc những trường hợp đặc biệt khác của HS… Đến với gia đình những em chăm ngoan là nhằm để biết thêm về hoàn cảnh gia đình, phương pháp học tập…của các em. Tiện thể giáo viên báo cho gia đình biết những ưu điểm về học tập, hạnh kiểm và các hoạt động…Thường là phụ huynh của đối tượng này lo lắng, quan tâm đến con cái nhiều hơn khi biết thêm con mình từ GVCN. Đến với học sinh hay nghịch, lơ là việc học tập, hay bỏ giò, nói chuyện, hay ngủ trong giờ học việc GVCN đến nhà thăm gia đình là hết sức cần thiết. Vì có những học sinh gia đình lao động nghèo, cha mẹ ít có thời gian quản lý, chỉ bảo chuyện học hành của con cái, có thể nói là họ giao con mình cho thầy cô. Đến khi được GVCN báo cho biết về tình hình học tập, rèn luyện đạo đức họ mới vỡ lẽ. Có gia đình thực sự khổ tâm vì con, nhưng cũng có gia đình xem như chẳng có chuyện gì, thậm chí chẳng cần thiết phải nghe thông tin từ giáo viên. Nhưng giáo viên chủ nhiệm đừng bao giờ nản lòng, thậm chí phải tác động nhiều lần để cùng nhau bàn bạc về việc giáo dục học sinh đến khi nào có kết quả. Và điều cần lưu ý là khi giáo viên chủ nhiệm trao đổi cùng phụ huynh học sinh phải có mặt các con. Gặp phụ huynh học sinh cá biệt, bản thân tôi nhận thấy, muốn có tác động tốt và hữu ích thì chúng ta có thể thực hiện như sau: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp vận dụng kiến thức tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Lịch sử - Địa lí 6 ở trường THCS
25 p | 24 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Những biện pháp phát huy vai trò tự quản của tập thể lớp tại lớp 8a2 trường THCS Nguyễn Lân
19 p | 39 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong các giờ học Tiếng Anh bằng hoạt động cặp, nhóm
20 p | 40 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác phần mềm Geometer’s Sketchpad trong giảng dạy Hình học THCS
42 p | 89 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp
26 p | 45 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập môn GDCD
23 p | 102 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết CTHH của chất vô cơ trong chương trình Hoá học lớp 8 THCS
45 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm hữu ích giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8
21 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng giáo án điện tử để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THCS
13 p | 15 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật nâng cao hiệu quả dạy Post-speaking trong tiết dạy kỹ năng nói môn tiếng Anh THCS
18 p | 58 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Mạo Khê 2 - Đông Triều, Quảng Ninh trong giai đoạn mới
30 p | 9 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bài văn cho học sinh lớp 8
11 p | 17 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua chủ đề Các giác quan Sinh học 8, ở trường THCS và THPT Nghi Sơn
27 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tạo hứng thú nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy phân môn Văn trong trong chương trình Văn THCS
30 p | 37 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ trong dạy học Địa lí THCS theo hướng phát triển năng lực
19 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kinh nghiệm “Sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal để giải toán”
24 p | 69 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giáo dục kỷ luật theo hướng tích cực đối với học sinh lớp 6 ở trường THCS
11 p | 44 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn