intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp tích hợp kiến thức liên môn để giảng dạy phần III - Kĩ thuật điện môn Công nghệ 8

Chia sẻ: Nguyen Hong Van Van | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

414
lượt xem
89
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Phương pháp tích hợp kiến thức liên môn để giảng dạy phần III - Kĩ thuật điện môn Công nghệ 8" được nghiên cứu với mục đích: Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Công nghệ lớp 8. Bảo đảm cho mỗi học sinh huy động có hiệu quả những kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống thực tiễn có liên quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp tích hợp kiến thức liên môn để giảng dạy phần III - Kĩ thuật điện môn Công nghệ 8

  1. A. MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục Việt Nam xưa và nay là một chặng đường dài với nhiều thành  tựu. Nhưng làm thế  nào để  phát triển hòa nhập với quốc tế, theo kịp với sự  phát triển như  vũ bão của khoa học ­ kĩ thuật­  công nghệ và tri thức của loài  người đang gia tăng nhanh chóng,    làm thế  nào trước kho tàng tri thức của   nhân loại? Việt Nam đã đổi mới. Cùng với 30 năm đổi mới đất nước nền   giáo dục Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Đổi mới  giáo dục toàn diện là một lộ  trình đã và đang được thực hiện cần tạo được   sự  đồng thuận và quyết tâm của toàn dân. Một trong những khâu then chốt   của đổi mới ấy chính là đổi mới phương pháp dạy và hoc. Có nhiều phương  pháp mới được áp dụng và phương pháp dạy học tích hợp đã được phát huy.  Như vậy dạy học tích hợp là một yêu cầu của giáo dục hiện đại, là tất yếu   trong đổi mới phương pháp dạy học. Phương pháp này đã được áp dụng từ  mấy năm nay, thời gian thực hiện chưa nhiều và vẫn còn những ý kiến trái   chiều nhưng  bước  đầu cũng đủ  để  giáo viên rút ra kinh nghiệm trong quá   trình giảng dạy. Việc đổi mới này đã góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục   hướng nghiệp và chuẩn bị phân luồng cho học sinh, một bộ phận sẽ tiếp tục   học lên trung học phổ thông số còn lại các em có thể theo học giáo dục nghề  nghiệp. Trên tinh thần đó môn công nghệ lớp 8 trang bị cho học sinh một số  kiến thức cơ bản về vẽ kĩ thuật, cơ khí, kĩ thuật điện, gắn liền với thực tiễn  và đời sống hằng ngày. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy Công nghệ 8 tôi luôn   tìm tòi vận dụng những phương pháp dạy học tích cực trong đó có phương   pháp tích hợp kiến thức liên môn để giảng dạy các bài trong môn Công nghệ  lớp 8, bước đầu thấy có kết quả. Bằng những kinh nghiệm của bản thân tôi  xin được đưa ra đề  tài:  ‘‘Phương pháp tích hợp kiến thức liên môn để  giảng dạy phần III ­ Kĩ thuật điện­  môn Công nghệ  8”. Xin mạnh dạn  giới thiệu, chia sẻ với đồng nghiệp. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu “Phương pháp tích hợp kiến thức liên môn để  giảng dạy  phần III ­  Kĩ thuật điện ­  môn Công nghệ 8” nhằm mục đích nâng cao chất  lượng dạy và học môn Công nghệ  lớp 8. Bảo đảm cho mỗi học sinh huy  động có hiệu quả những kiến thức và kĩ năng của mình để  giải quyết những  tình huống thực tiễn có liên quan. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ­ Phương pháp tích hợp kiến thức liên môn để  giảng dạy phần III­  Kĩ thuật   điện­  môn Công nghệ 8. ­ Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 8 1
  2. ­ Các bài Công nghệ 8. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để nghiên cứu được đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: 1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết ­ Nghiên cứu các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài. ­ Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học tích cực môn Công nghệ. ­ Nghiên cứu nội dung cấu trúc của chương trình môn Công nghệ THCS. 2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin ­ Tham khảo ý kiến của giáo viên: Trao đổi với giáo viên có kinh nghiệm về  dạy học tích hợp. ­ Thăm dò ý kiến của học sinh. 3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu ­ Thống kê và xử lý số liệu kết quả học tập của học sinh trước và sau khi áp  dụng sáng kiến kinh nghiệm. 4. Phương pháp phân tích tổng hợp ­ Căn cứ vào số liệu đã được khảo sát, kết hợp với luận chứng của đề tài. Tôi  tiến hành lập kế  hoạch thực nghiệm phương pháp phân tích để dạy học tích  hợp kiến thức liên môn trong phần III ­ môn công nghệ  8 đạt hiệu quả  cao   nhất. ­ Là phương pháp tổng hợp và kết luận về  nội dung nghiên cứu qua các số  liệu đã khảo sát và thực nghiệm. Đề  xuất ý kiến về  những biện pháp dạy  học tích hợp trong phần III – Kĩ thuật điện môn công nghệ 8 đạt hiệu quả cao  nhất. Ngoài ra tôi còn sử  dụng thêm một số  phương pháp khác phục vụ  cho   quá trình nghiên cứu:  Phương pháp đọc tài liệu; Rút kinh nghiệm qua dự giờ  thăm lớp;... 2
  3. B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Quan điểm tích hợp trong dạy học nói chung. Theo từ  điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự  kết hợp những   hoạt   động,   chương trình   hoặc   các   thành   phần   khác   nhau   thành   một   khối   chức   năng. Tích  hợp  có nghĩa  là  sự thống  nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.   Theo từ  điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối   tượng  nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh   vực khác nhau.          Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan  vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống;  giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo  dục sử  dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ  môi trường, an toàn   giao thông; giáo dục kỹ năng sống...       Còn dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan  đến hai hay nhiều môn học để  dạy học, tránh việc học sinh phải học lại  nhiều lần cùng một nội dung kiến thức  ở  các môn học khác nhau. Đối với   những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố  trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác. Khi  nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ  tách ra thành các chủ  đề  liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với   quá trình dạy học các bộ môn liên quan. Tư tưởng tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống. Trước hết  phải thấy rằng cuộc sống là một bộ  đại bách khoa toàn thư. Mọi tình huống  xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là những tình huống tích hợp. Không thể  giải quyết một vấn đề và nhiệm vụ nào của lí luận và thực tiễn mà lại không   sử  dụng tổng hợp và phối hợp kinh nghiệm kĩ năng đa ngành của nhiều lĩnh   vực khác nhau. Tích hợp trong nhà trường sẽ  giúp học sinh học tập thông  minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương  pháp của khối  lượng tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết các tình huống  3
  4. khác nhau và mới mẻ  trong cuộc sống hiện đại, phục vụ  cho cuộc sống của   mình và cộng đồng.  Công nghệ là môn học rất quan trọng trong trường phổ thông, góp phần   vào mục tiêu của giáo dục phổ  thông và chuẩn bị  phân luồng cho học sinh.  Việc vận dụng kiến thức liên môn với vật lí, hoá học, địa lí, mĩ thuật, công  nghệ  thông tin… làm cho bài học đạt hiệu quả cao hơn. Giúp các em say mê  hứng thú học tập đồng thời làm cho bài học gắn liền với cuộc sống và lao   động sản xuất của mỗi người. Cũng từ  đó giúp học sinh bước đầu tìm hiểu,  làm quen với một số  quy trình công nghệ  đơn giản của cơ  khí và điện, rèn  luyện học sinh tư duy kĩ thuật, hình thành tác phong trong  lao động vào trong   cuộc sống, tạo cho các em hứng thú kĩ thuật, có thói quen lao động theo kế  hoạch, tuân thủ quy trình công nghệ, an toàn lao động, tiết kiệm năng lượng   và bảo vệ môi trường. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH  NGHIỆM a. Học sinh ­ Kiến thức môn công nghệ gắn kết một cách chặt chẽ với thực tế đời sống.  Tuy nhiên đối với đại đa số học sinh phổ thông hiện nay, việc vận dụng kiến   thức công nghệ vào đời sống còn rất nhiều hạn chế. ­ Các em chưa hiểu rõ mối quan hệ  giữa môn Công nghệ  với thực tế  và các  môn học khác như: Vật lí, Toán học, hoá học, sinh học,… ­ Chính vì vậy các em học sinh còn hạn chế khi liên hệ kiến thức Công nghệ  với các môn học trong chương trình giáo dục phổ  thông và thực tiễn cuộc   sống. Có nhiều em nắm vững kiến thức lý thuyết khi giáo viên hỏi nhưng lại   chưa hiểu vấn đề  đó được vận dụng như  thê nào vào thực tiễn và phục vụ  giải quyết một số vấn đề có liên quan ở môn học khác.  b. Giáo viên ­ Việc giảng dạy kiến thức cho học sinh nói chung và kiến thức Công nghệ  nói riêng ở nhiều trường vẫn còn tiến hành theo lối “thông báo ­ tái hiện”, với   tâm lí ngại cho học sinh tiếp xúc với thí nghiệm, thực hành vì sợ học sinh làm  hư  hỏng, gây phiền toái, điều này là tương đối phổ  biến  ở  các trường trung   học phổ thông, làm cho học sinh phổ thông có quá ít điều kiện để nghiên cứu, quan sát và tiến  hành các bài thực hành Công nghệ. ­  Nhiều  giáo viên tìm địa chỉ  tích hợp chưa đúng, quá lạm dụng kiến thức  tích hợp mà quên đi trọng tâm của bài dạy.  ­  Nhiều giờ dạy, giáo viên chưa chú ý đến việc vận dụng PPDH tích hợp. Do  đó, dẫn đến việc khai thác bài dạy thiếu tính hệ  thống, thiếu chiều sâu, làm  cho  chất lượng bài dạy không đạt. 4
  5. ­ Vẫn còn hiện tương giáo viên thiếu nhiệt tình để  sưu tầm kiến thức liên  quan bổ sung cho giờ dạy nên khả năng tích hợp hạn chế. III. CÁC GIẢI PHÁP ĐàSỬ DỤNG ĐỂ GIẢI  QUYẾT VẤN ĐỀ Để vận dụng PPDH tích hợp có hiệu quả, người dạy cần phải xác định  chính xác, đúng đắn mục tiêu, nội dung , thời điểm, vị trí, nguyên tắc tích hợp  trong   bài   dạy;   biết   cách   thu   thập   và  xử   lí   thông  tin,   hình  ảnh   trên   mạng   internet; sử dụng phương tiện dạy học hiện đại;…Theo kinh nghiệm của tôi,  các nội dung trên sẽ là : 1. Xác định mục tiêu tích hợp: (Trả  lời câu hỏi : sử  dụng PPDH tích hợp  trong bài dạy để làm gì?) ­  Để khắc sâu kiến thức bài học. Ví dụ: Trong bài 36­ Vật liệu kĩ thuật điện, để học sinh nắm rõ khái  niệm, đặc tính cũng như  công dụng của các loại vật liệu điện giáo viên tích  hợp kiến thức vật lí thực hiện các thí nghiệm về  vật liệu dẫn điện (thanh  đồng, nhôm…), vật liệu cách điện (thanh nhựa, cao su, thuỷ  tinh…) và vật  liệu dẫn từ (chuông điện...).           ) ­  Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh: Ví dụ: Trong bài 39­ Đèn huỳnh quang,  để giáo dục kĩ năng sống cho  học sinh bảo vệ  đôi mắt nên lựa chọn loại đèn có hai đèn huỳnh quang mắc  song song trong một hộp đèn (giảm bớt hiệu ứng nhấp nháy) hoặc đèn huỳnh   quang sử  dụng chấn lưu điện tử  (biến đổi tần số  dòng điện từ  50Hz lên  20kHz, loại trừ  được hiệu  ứng nhấp nháy, tổn hao ít, hiệu suất phát quang  tăng lên khoảng 10%) Hai đèn mắc song song vào hộp đèn                Đèn huỳnh quang chấn lưu   điện tử ­ Để giáo dục ý thức tiết kiệm năng lượng bảo vệ môi trường cho học sinh. Ví dụ: Trong bài 32­ Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời  sống, giáo viên cung cấp thông tin cho học sinh: Nguồn năng lượng hoá thạch  (than, khí đốt…) đã dần cạn kiệt chính vì thế  cần phải sử  dụng nguồn năng   lượng tự nhiên để sản xuất điện năng, bảo vệ môi trường, như: 5
  6. Năng lượng Mặt Trời      Năng lượng gió                Năng lượng từ  sóng   biển 2. Xác định nội dung tích hợp: (Trả  lời câu hỏi : Trong bài dạy, nội dung  nào cần phải dạy theo lối tích hợp? Cần phải tích hợp nội dung kiến thức gì  của môn học nào có liên quan, tương đồng vào bài học?) ­ Xác định những nội dung kiến thức trong bài cần phải tích hợp. ­ Xây dựng nội dung tích hợp phù hợp với nội dung bài học: Tìm mối liên hệ giữa nội dung cần tích hợp với các môn học liên môn.  Tìm hiểu kỹ nội dung  cần tích hợp và nội dung  ấy liên môn với môn học nào để  xây dựng kiến  thức, hình ảnh thực tế với nội dung cần tích hợp cho phù hợp .     Đây là khâu quan trọng trong tích hợp liên môn để từ đó chỉ ra được địa chỉ  tích hợp. Nếu thiếu sự lựa chọn sẽ làm biến dạng tiết học. Nên tuỳ thuộc vào  từng bài mà chúng ta xây dựng nội dung tích hợp phù hợp, gần gũi với học  sinh và chương trình học.    Ví dụ: Trong bài 32­ Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống ­ Tích hợp môn Âm nhạc: Mở  đầu bài học giáo viên cho học sinh nghe bài  hát  “Tiếng gọi sông Đà”­ Sáng tác Trần Chung, giới thiệu cho học sinh những  gian khổ  cũng như  những vinh quang  trong quá trình xây dựng các nhà máy  điện.  ­ Tích hợp địa lí: Hình ảnh một số nhà máy điện ở nước ta vào mục 2 ­  sản   xuất điện năng  6
  7. Nhà máy nhiệt điện (Quãng Ninh) Nhà máy thuỷ điện (Hoà Bình)  Lò phản ứng hạt nhân (Đà   Lạt) ­ Tích hợp tin học: Hoạt động của các nhà máy điện bằng hình ảnh động,  mục 2: ­ Tích hợp bảo vệ môi trường: Nội dung này được sử dụng ở cuối bài học.  Ảnh hưởng của các nhà máy điện đến môi trường  để  giáo dục học sinh sử  dụng tiết kiệm và hợp lí điện năng. Mặc dù tro, bụi đã được tách ra khỏi dòng khói trước khi thải ra môi  trường nhưng có tới 41% lượng khí CO2 thải ra môi trường là từ các nhà máy  nhiệt điện. 7
  8. Với ưu thế địa hình đất nước có nhiều sông, hồ có thể  xây dựng được  các công trình thủy điện, thế  nhưng các công trình thủy điện đó tác động  không nhỏ  đến môi trường đó là tàn phá rừng đầu nguồn, hạn hán về  mùa  khô và ngập lụt về mùa mưa cho khu vực hạ lưu khi các nhà máy này xả lũ.       Vụ tai nạn ngày 26/4/1986 tại nhà máy điện Chernobyl (Ukraine) đã gây ra    thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới. Tổng số người chết liên  quan đến thảm họa Chernobyl đã lên tới khoảng 200.000 người trong giai    đoạn từ năm 1990 đến nay. Sự cố hạt nhân fukushima­ Nhật Bản mới xảy ra  gần đây, các đám mây phóng xạ đã ảnh hưởng đến nhiều nước châu Á, chất   phóng xạ phát ra từ nhà máy ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống.  3. Lựa chọn bài học và thời điểm thích hợp trong tiến trình giảng dạy  để tích hợp.    Việc lựa chọn bài học, thời điểm và nội dung để tích hợp hết sức quan  trọng. Một mặt nó làm cho bài dạy trở nên sinh động và có ý nghĩa, mặt khác   nếu lựa chọn không phù hợp sẽ làm cho bài dạy bị đứt quãng và xa rời trọng   tâm kiến thức. Vì vậy cần có phương án tích hợp để vừa đảm bảo dạy đúng,  dạy đủ vừa đạt được mục tiêu giáo dục.  Ví dụ: Trong bài 32­ Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời  sống, nếu chuyển nội dung tích hợp bảo vệ môi trường “Ảnh hưởng của các  8
  9. nhà máy điện đến môi trường” vào từng phần ở mục 2­ Sản xuất điện năng,  sẽ làm giảm vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống. 4. Thu thập thông tin và hình ảnh trên mạng internet   Cách thông dụng nhất để tìm kiếm hình ảnh trên mạng là vào trang web   www.google.com.vn  , gõ từ  khoá liên quan đến chủ  đề  ta đang cần tìm. Khi   chọn được nội dung, hình ảnh thích hợp nên lưu lại trong một tệp tin với định  dạng cỡ ảnh to nhất (khi đưa vào giáo án điện tử hình ảnh sẽ đạt chất lượng   cao hơn) 5. Sử dụng phương tiện dạy học hiện đại để dạy nội dung tích hợp. Việc sử  dụng máy vi tính kết hợp với máy chiếu để  dạy học sẽ  phát  huy cao tính trực  quan  của  bài dạy.  Đặc  biệt phần tích hợp  bảo vệ  môi  trường đòi hỏi không chỉ  cung cấp kiến thức, kĩ năng mà quan trọng là hình  thành  ở  học sinh thái độ  trước các vấn đề  về  môi trường, điều này sẽ  đạt  được hiệu quả  cao khi các em được chứng kiến những hình  ảnh về  thực   trạng cũng như  hậu quả  của ô nhiễm môi trường. Mặt khác đối với môn   Công nghệ có những nội dung khó hoặc không quan sát được bằng thực tế thì  có thể cho học sinh quan sát bằng hình ảnh máy chiếu. Ví dụ: ­ Trong bài 32­ Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống,  cho học sinh quan sát hoạt động của các nhà máy điện bằng hình ảnh động. ­ Trong bài  35 ­ Thực hành: Cứu người bị tai nạn điện, cho học sinh quan  sát clip các bước sơ cứu người bị tai nạn điện.  Video “sơ cứu người tai nạn điện” trên You Tube 6. Những nguyên tắc trong dạy học tích hợp: ­ Đảm bảo mục tiêu bài học, biết tích hợp vừa đủ  kiến thức các môn có liên   quan, tránh trùng lặp, nặng nề, cũng không xem nhẹ bỏ qua.  ­ Không biến giờ học môn Công nghệ thành các môn vật lí, hoá học, giáo dục  bảo vệ môi trường, giáo dục kĩ năng sống... và ngược lại. 7.  Ví dụ thực tiễn trong quá trình áp dụng phương pháp mới trong dạy  học  9
  10. phần III­ Kĩ thuật điện­ Công nghệ 8, bài giảng mẫu: Tiết 31: VẬT LIỆU KĨ THUẬT ĐIỆN 7.1. Mục tiêu dạy học: a. Kiến thức: ­ Môn Công nghệ  + HS nhận biết được vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, vật liệu dẫn từ.     + Hiểu được đặc tính và công dụng của mỗi loại vật liệu kĩ thuật điện.   ­ Môn Vật lí:    + Khái niệm về chất dẫn điện, chất cách điện.    + Hiểu thêm về tính chất từ của dòng điện.    + Hiểu được thế nào là vật liệu bán dẫn.   ­ Môn Hoá học:     + Lấy được ví dụ về ứng dụng của oxit, axit dùng làm vật liệu dẫn điện.     + Hiểu được trong nước mưa có các axit.   ­ Môn Địa lí:     + Lấy được ví dụ những nơi có khai thác khoáng sản như quặng bôxit,  quặng        sắt, quặng đồng...ở nước ta. b. Kĩ năng: ­ Kĩ năng môn học:   + Rèn kĩ năng phân biệt và nhận biết các loại  vật liệu kĩ thuật điện.   + Kỹ năng lựa chọn vật liệu phù hợp khi sử dụng.   ­ Kỹ năng sống:     + Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin.     + Kĩ năng hợp tác ứng xử, giao tiếp trong khi thảo luận.     + Kĩ năng thoát hiểm khi có trời mưa giông    c. Thái độ:   ­ HS học tập nghiêm túc, tự giác, tích cực hoạt động.   ­ Có ý thức sử dụng hợp lí điện năng và các loại vật liệu kĩ thuật điện tránh  lãng phí, bảo vệ môi trường.   ­ Giáo dục các em sự yêu thích bộ môn. Học sinh có thái độ nghiêm túc trong  học tập và nghiên cứu các vấn đề tổng hợp. 7.2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên:  ­ Nghiên cứu kĩ nội dung bài 36 trong SGK và SGV. ­ Soạn bài giáo án Word và giáo án Powerpoint. ­ Chuẩn bị thiết bị đồ dùng dạy học. b. Chuẩn bị của học sinh: 10
  11. ­ Học sinh : Học bài cũ và soạn bài. c. Những dữ liệu tích hợp sử dụng trong bài: ­ Hình ảnh các ứng dụng của các loại vật liệu kĩ thuật điện. ­ Các thí nghiệm ảo để kiểm chứng về vật liệu dẫn điện, cách điện và dẫn  từ. ­ Hình ảnh về kĩ năng thoát hiểm khi có trời mưa giông. ­ Hình ảnh về vật liệu bán dẫn. ­ Hình ảnh lược đồ khoáng sản Việt Nam, khai thác khoáng sản. ­ Hình ảnh tái chế bình acquy. ­ Thí nghiệm vật lí được sử dụng trong bài:  Thí nghiệm kiểm tra vật liệu  dẫn điện, vật liệu cách điện, vật liệu dẫn từ (thí nghiệm chuông điện). d. Kiến thức liên môn sử dụng trong bài:   ­ Vật lí, Hoá học, Địa lí, giáo dục kĩ năng sống, Giáo dục bảo vệ môi trường. 7.3. Phương pháp: ­ Phương pháp : Đàm thoại, phân tich, t ́ ổng hợp tư duy kiến thức, tich h ́ ợp... 7.4. Tiến trình dạy học: b. Giới thiệu chương:  ­ GV: Giới thiệu tổng quan về nội dung chương VII.  c. Bài mới: Giới thiệu bài:  Trong đời sống, các đồ dùng điện gia đình, các thiết bị  điện, các dụng cụ bảo vệ an toàn điện … đều làm bằng vật liệu kĩ thuật  điện. Vậy vật liệu kĩ thuật điện được phân thành những loại nào? Mỗi loại  có đặc tính và công dụng gì? Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu những vấn đề này  trong bài học ngày hôm nay.  HĐ 1: TÌM HIỂU VẬT LIỆU DẪN ĐIỆN: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA  HỌC SINH ­ GV: Vật liệu kĩ thuật điện chia làm 3 loại: Vật liệu  ­ HS: Quan sát hình  dẫn điện, vật liệu cách điện, vật liệu dẫn từ. ảnh. ­ GV: Kẻ bảng để phân loại vật liệu kĩ thuật điện lên  ­ HS: Kẻ bảng theo sự  trên bảng. hướng dẫn của GV GV tích hợp kiến thức vật lí 7 làm thí nghiệm ­ HS: Theo dõi GV  ­ GV: Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm do GV thực  giới thiệu và quan sát  hiện và quan sát sơ đồ trên màn máy chiếu và đặt câu  thí nghiệm. hỏi: ? Có hiện tượng gì xảy ra nếu chúng ta kẹp thanh  đồng vào hai đầu của mạch điện? ­ GV: Kiểm chứng. ­ GV tích hợp kiến thức tin học: cho HS quan sát  hình ảnh thí nghiệm ảo trên màn chiếu 11
  12. ­ GV: Thanh đồng cho dòng điện chạy qua nên thanh  đồng là một loại vật liệu dẫn điện. Vậy theo em thế  nào là vật liệu dẫn điện? ­ HS: Ghi bài vào vở. ­ GV (kết luận vào bảng): Vật liệu dẫn điện là vật  liệu mà dòng điện có thể truyền qua được. ­ GV: Đồng là vật liệu dẫn điện nên đồng có đặc tính  là dẫn điện. GV vận dụng kiến thức vật lí 7 làm thí nghiệm ­ HS: Quan sát thí  nghiệm và trả lời câu  ­ GV: Làm thí nghiệm đối với thanh nhôm và kết luận  hỏi. nhôm cũng là vật liệu dẫn điện, nhôm cũng có đặc  ­ HS: Tìm hiểu thông  tính dẫn điện. tin trả lời câu hỏi. ? Vật liệu dẫn điện có đặc tính gì? ­ GV: Đặc trưng về mặt cản trở dòng điện của vật  liệu dẫn điện là điện trở suất. Điện trở suất của vật  ­ HS: Hoàn thành vào  liệu dẫn điện khoảng 10­6 đến 10­8Ωm thì dẫn điện  vở. tốt. ­ Nghiên cứu bảng và  ­ GV (kết luận vào bảng): Đặc tính của vật liệu dẫn  theo dõi giáo viên giới  điện là dẫn điện tốt. thiệu. ­ GV: Giới thiệu về bảng điện trở suất của một số  ­ HS: Suy nghĩ trả lời. vật liệu trên màn máy chiếu và bổ sung thông tin: Vật  ­ HS: Theo dõi GV  liệu có điện trở suất càng nhỏ thì dẫn điện càng tốt. giới thiệu. ? Vật liệu nào dẫn điện tốt nhất? ­ HS: Chỉ cụ thể các  ­ GV: Bạc là kim loại dẫn điện tốt nhất. phần tử dẫn điện của  ? Quan sát hình 36.1 sgk cho biết phần tử nào trên hình  phích cắm, ổ điện. dẫn điện ? ­ HS: Trả lời. ­ GV cho HS quan sát tranh vẽ trong SGK (có cả trên  ­ HS: Hoàn thành vào  màn chiếu) và vật mẫu chỉ rõ các phần tử dẫn điện ? vở. ? Vật liệu dẫn điện có công dụng gì? ­ HS: Kể tên các vật  ­ GV (kết luận vào bảng): Vật liệu dẫn điện dùng để  liệu dẫn điện theo  chế tạo các phần tử ( bộ phận) dẫn điện. bảng, theo hiểu biết. ? Kể tên 1 số vật liệu dẫn điện mà em biết ? ­ Theo dõi và nghi nhớ  ­ GV kết luận vào bảng. kiến thức. ­ GV: giới thiệu (hình ảnh trên màn chiếu) về ứng  dụng của vật liệu dẫn điện. 12
  13.       Các loại dây dẫn điện      Vi mạch điện tử tráng  bạc                                          ­ HS theo dõi, trả lời  câu hỏi.              Bình acquy HĐ 2: TÌM HIỂU VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN: 13
  14. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA  HỌC SINH GV tích hợp kiến thức vật lí 7 làm thí nghiệm ­ HS: Quan sát thí  ­ GV: Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm do GV thực  nghiệm và trả lời câu  Củng cố và tích h hiệd.n và quan sát s ợp môn địa lí, tích h ơ đồ trên màn máy chi ợp b ếu và đ ảo v ặt câu hỏ   ệ  môi tr i. ường: hỏi: ? Có hiện tượng gì xảy ra nếu chúng ta kẹp thanh  ­ HS: Tìm hiểu thông  nhựa vào hai đầu của mạch điện? tin trả lời câu hỏi. ­ GV: Kiểm chứng. ­ GV tích hợp kiến thức tin học: cho HS quan sát  hình ảnh thí nghiệm ảo trên màn chiếu. ­ GV: Thanh nhựa không  cho dòng điện chạy qua  nên thanh nhựa là một loại vật liệu cách điện. Vậy  theo em thế nào là vật liệu cách điện? ­ GV (kết luận vào bảng): Vật liệu cách điện là vật  ­ HS: Hoàn thành vào  liệu không cho dòng điện chạy qua. vở. ­ GV: Nhựa là vật liệu cách điện nên nhựa có đặc  tính là cách điện. GV tích hợp kiến thức vật lí 7 làm thí nghiệm ­ GV: Làm thí nghiệm đối với thanh cao su và kết  ­ HS: Theo dõi GV  luận cao su cũng là vật liệu cách điện, cao su cũng có  giới thiệu và quan sát  đặc tính cách điện. thí nghiệm. ? Vật liệu cách điện có đặc tính gì? ­ HS: trả lời. ­ GV: Điện trở suất của vật liệu cách điện rất lớn  ­ HS: Theo dõi GV  khoảng 108 đến 1013Ωm. giới thiệu. ­ GV (kết luận vào bảng): Đặc tính của vật liệu cách  ­ HS: hoàn thành vào  điện là cách điện tốt. vở. ­ GV: Giới thiệu về bảng điện trở suất của một số  vật liệu  trên màn máy chiếu và bổ sung thông tin:  Vật liệu có điện trở suất càng lớn thì cách điện càng  tốt. GV vận dụng kiến thức vật lí 7 đặt câu hỏi: ? Vật liệu nào cách điện tốt nhất? Tại sao? ­ HS: Trả lời Sứ là vật  ­ GV: Sứ là vật liệu cách điện tốt nhất. Sứ có điện  liệu cách điện tốt  trở suất lớn nhất. nhất. ? Tại sao các kim loại dẫn điện tốt còn phi kim hầu  ­ HS: Tìm hiểu thông  hết không dẫn điện. tin, trả lời câu hỏi vì  ­ GV cho HS quan sát tranh vẽ hình 36.1 sgk (hình  phi  kim có điện trở  ảnh có trên màn chiếu)  và vật mẫu chỉ rõ các phần  suất lớn. tử cách điện? ­ HS: Quan sát hình  ? Vật liệu cách điện có công dụng gì? ảnh, chỉ phần tử cách  ­ GV (kết luận vào bảng): Vật liệu cách điện dùng  điện của phích cắm, ổ  để chế tạo các phần tử ( bộ phận) cách điện. cắm. 14 ? Kể tên 1 số vật liệu cách điện mà em biết ? ­ HS: Trả lời.
  15. ­ GV giới thiệu quá trình khai thác khoáng sản: Các vật liệu kim loại  như nhôm, đồng, thép...không có sẵn mà phải thông qua quá trính khai thác  khoáng sản từ các mỏ quặng bô­xít (ở Đắc Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Bình  Phước), quặng sắt (Lào Cai, Hà Tĩnh, Thanh Hoá...), quặng đồng (Cao Bằng,  Lạng Sơn, Sơn La, Quảng Ninh, Quảng Nam­Đà Nẵng, Lâm Đồng….). Nếu  quá trình đó tràn lan, không đúng quy trình sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên  và gây ô nhiễm môi trường. Chính vì thế chúng ta phải hiểu rõ đặc tính của  từng loại vật liệu kĩ thuật điện để lựa chọn và sử dụng chúng  một cách hợp  lí và hiệu quả nhất. Lược đồ khoáng sản Việt Nam (Địa lí 8)   Một số hình ảnh khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường 15
  16. Ngoài ra các đồ dùng điện, thiết bị điện khi hư hỏng  phải biết thu gom,  tái chế tránh gây ô nhiễm môi trường như bình acquy, đèn huỳnh quang        Hình ảnh tái chế bình acquy chưa đúng quy trình ­ GV hướng dẫn nhóm HS làm bài tập SGK bảng 36.1; Điền đặc tính và công  dụng của các loại vật liệu. ­ GV: Chuẩn bị một số vật liệu dẫn điện, cách điện, dẫn từ yêu cầu nhóm  HS chọn được vật liệu gì thì nhận biết loại vật liệu đó? e. Dặn dò và bài tập về nhà: ­ GV: Yêu cầu HS về nhà làm bài tập đầy đủ. ­ Tìm hiểu bài 38 7.5. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………… IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG  GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG Năm học 2015­ 2016 sau khi lên kế  hoạch bản thân đã vận dụng linh  hoạt đề  tài :  ‘‘Phương pháp tích hợp kiến thức liên môn để  giảng dạy  phần III ­ Kĩ thuật điện­  môn Công nghệ 8”  vào đối tượng học sinh lớp 8  trường THCS Yên Tâm. Kết quả khảo sát cho thấy các em đã có ý thức học  tập tốt trong giờ  công nghệ. Khi các em có, chắc kiến thức, vật lí, hoá học,  địa lí, .... các em hiểu rõ bản chất của vấn đề  từ  đó giải quyết vấn đề  dễ  hiểu hơn rất nhiều. Tạo cho các em thói quen và kĩ năng tự  học, tự  nghiên  cứu và đặc biệt luôn biết khai thác kiến thức đã có để giải quyết một vấn đề  mới. Đó cũng là yêu cầu mà môn học nào cũng đặt ra. Mặt khác,  dạy tích hợp  trong môn Công nghệ  cũng tạo ra cho giáo viên thói quen luôn tự  làm mới   mình, biết kết hợp các phương pháp dạy học để  bài học đạt hiệu quả  cao   nhất. Kết quả kiểm nghiệm qua các năm học như sau: ­ Chất lượng điểm bài kiểm tra phần kĩ thuật điện năm học 2014­2015 khi  chưa được áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: ­ Tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng lên rỗ rệt 16
  17. ­ Từ kết quả trên chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng được hiệu quả  của viêc   áp dụng SKKN này vào quá trình giảng dạy. Tổng % điểm Khá ­ Giỏi từ chỉ  chiếm 52,9 %  năm học 2014 – 2015 tăng lên 75% năm học 2015 – 2016; tổng   %  điểm yếu kém từ  5,7%  năm học 2014 – 2015 giảm xuống chỉ  còn 1,8%   năm học 2015 – 2016. Từ kết quả đó đã nâng cao chất lượng dạy và học trong  toàn trường C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN: Nhìn chung SKKN đã được tiến hành, thử nghiệm đúng quy trình, có sự  quan tâm góp ý của đồng nghiệp. Do đó, bước đầu Tôi đánh giá là thành công.   Một là tạo ra được phong trào thi đua vận dụng kiến thức liên môn để  giải  quyết một vấn đề, tích hợp được nội dung kiến thức. Hai là tạo ra không khí   sôi nổi trong sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, góp phần tự bồi dưỡng cho mỗi   giáo viên bộ môn. Ba là SKKN tạo cái nhìn mới, cách nghĩ mới trong việc làm   thế  nào  để  nâng cao chất lượng giáo dục. Và quan trọng nhất là trong quá   trình áp dụng sáng kiến mới của mình tôi nhận thấy học sinh không chỉ hiểu  bài mà còn rất hăng say học tập sôi nổi, chủ động và tích cực hơn, hứng thú  tham ra thảo luận trong và sau mỗi giờ học. Điều lớn nhất mà sáng kiến đem  lại đó chính là các em không chỉ  tích cực trong giờ  học mà còn dành thêm  nhiều thời gian cho môn học. Để có thể đạt được kêt quả cao nhất đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kĩ  trước giờ dạy, như:     1. Nghiên cứu kĩ nội dung bài học. 2. Nghiên cứu những môn học, những tài liệu khác có liên quan đến bài  học. 3. Lựa chọn những nội dung tích hợp phù hợp với nội dung bài học. 4. Khi tích hợp phải đảm bảo đúng đủ  nội dung, đúng thời điểm tích hợp  mà vẫn đảm bảo mục tiêu bài học.     5. Chuẩn bị tốt giáo án và đồ dùng dạy học trước mỗi giờ học.     7. Thu thập, xử lí những thông tin, hình ảnh có liên quan đến nội dung từng  bài học, tài liệu cần phải sinh động và có sức thuyết phục.      8. Trình bày các thông tin hình  ảnh bằng máy chiếu projecter để  bài học  thêm sinh động. II. KIẾN NGHỊ Để tổ chức được các hoạt động đó chúng tôi rất cần có thêm những tài  liệu bổ sung và hướng dẫn thực hiện cụ thể, khắc phục và bổ sung thêm một   số trang thiết bị, cơ sở vật chất cho đầy đủ hơn. Cần tổ  chức các hội nghị  trao đổi kinh nghiệm dạy học, mở  thêm các  lớp tập huấn về nội dung tích hợp liên môn vào giảng  dạy. 17
  18. Tôi  xin chân thành cảm ơn! 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2