intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong chương 1 - Hóa học 9

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Sử dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong chương 1 - Hóa học 9" nhằm tìm ra phương pháp tổ chức các hoạt động học tập thông qua việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong chương 1 - Hóa học 9

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH –––––––––––––––––––– SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG CHƯƠNG 1 - HÓA HỌC 9” Môn: Hóa Cấp học: Trung học cơ sở Tác giả: Nguyễn Thị Hoan Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh Thị trấn Phùng - Huyện Đan Phượng Chức vụ : Giáo viên
  2. 2/15 NĂM HỌC: 2022 – 2023 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: 1.Cơ sở lí luận Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Trên tinh thần này, định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống nhất theo hướng tăng cường và phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả trong lớp học và ngoài lớp học Để đạt được mục tiêu trên, trong giảng dạy người giáo viên phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh . 2.Cơ sở thực tiễn Trong dạy học cũng vậy, truyền tải tri thức cho học sinh và quá trình tiếp nhận tri thức của học sinh phải được diễn ra một cách tự nhiên, học sinh phải chủ động chiếm lĩnh tri thức bằng những dẫn dắt của giáo viên. Qua thực tế giảng dạy Hóa học ở trường trung học cơ sở, tôi thấy không ít học sinh còn mơ hồ, lung túng, không nắm được yêu cầu của bài học, chưa biết cách tổng hợp nội dung kiến thức trong bài học, nhất là kiến thức trọng tâm. Qua các cơ sở thực tiễn trên cho thấy tình trạng này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân quan trọng là giáo viên chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa hiệu quả các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Là giáo viên dạy bộ môn Hóa học, tôi luôn trăn trở về vấn đề làm thế nào vừa dạy học sinh nắm bắt những kiến thức cơ bản của bộ môn, vừa kích thích được khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động của học sinh, giúp cho các em nắm bắt được bản chất các biến đổi hóa học, đặc biệt là khả năng so sánh, phân tích, tổng hợp và đánh giá. Để đạt được các yêu cầu trên tùy thuộc vào nội dung kiến thức mà tôi lựa chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực sao cho phù hợp vào từng bài giảng, từng chủ đề. Xuất phát từ những nhận thức và suy nghĩ trên, bản thân tôi đã nghiên cứu và áp dụng đề tài: “Sử dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong chương 1 - Hóa học 9” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
  3. 3/15 - Tìm ra phương pháp tổ chức các hoạt động học tập thông qua việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực - So sánh sự hứng thú của học sinh thông qua việc theo dõi tính tích cực, chủ động của học sinh ở trên lớp và kết quả bài khảo sát những tiết học sử dụng và không sử dụng (hoặc sử dụng chưa triệt để) các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết, đưa ra được kết luận khoa học của vấn đề nghiên cứu. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đề tài được áp dụng cho học sinh lớp 9A, 9C, 9D ( 134 học sinh) - Thời gian: Năm học 2020 - 2021 - Trong phạm vi đề tài này tôi xin đề cập đến việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong chương 1 – Hóa học 9
  4. 4/15 B. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. KHẢO SÁT THỰC TẾ: 1.Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện: Trước khi thực hiện đề tài tôi đã thực hiện khảo sát thực tế đầu năm với học sinh mà tôi phụ trách giảng dạy. Qua khảo sát tôi thấy: * Ưu điểm: - Đa số học sinh lĩnh hội được kiến thức trọng tâm. - Học sinh bước đầu biết liên hệ kiến thức với thực tế, song còn bộc lộ một số nhược điểm * Nhược điểm: - Tuy các em nắm được kiến thức trọng tâm nhưng tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc giành lấy tri thức chưa cao - Sự hứng thú, say mê tìm hiểu môn Hóa học của học sinh còn hạn chế, chính vì vậy mà kết quả bài kiểm tra chưa tốt. 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài: Sau đây là kết quả khảo sát khi chưa áp dụng đề tài *Về tình hình học tập của học sinh, kết quả bài kiểm tra kiến thức như sau: Tổng Kết quả điểm kiểm tra số học Giỏi Khá Trung bình Yếu sinh SL % SL % SL % SL % 134 35 26,1 39 29,1 53 39,6 7 5,2 * Kết quả điều tra tìm hiểu về sự hứng thú học tập môn Hóa học. Tổng Kết quả điều tra số học Số học sinh yêu Số học sinh có thái độ Số học sinh không sinh thích môn học bình thường với môn học thích môn học SL % SL % SL % 134 48 35,8 65 48,5 21 15,7 Từ kết quả trên cho thấy: Tỉ lệ học sinh khá giỏi chưa cao, học sinh trung bình còn nhiều, vẫn còn học sinh yếu, những tồn tại, lỗi sai của học sinh còn rất nhiều và rất đa dạng, số học sinh có thái độ bình thường với môn học và chưa yêu thích môn học còn nhiều. Đi tìm hiểu nguyên nhân, tôi nhận thấy đa số các em lĩnh hội kiến thức một cách thụ động, rèn luyện kỹ năng một cách máy móc, nặng về học thuộc lòng, các khái niệm lý thuyết cơ bản chưa hiểu sâu, chưa nắm được bản chất của vấn đề, cho nên các em dù có học thuộc bài rồi lại quên nhanh.
  5. 5/15 Hơn nữa Hóa học là một môn học mới mang tính thực nghiệm cao, ở lớp 8 các kiến thức ban đầu mang tính trừu tượng, cho nên việc truyền thụ kiến thức một chiều, theo một số phương pháp cũ làm không ít học sinh thấy nhàm chán, khó hiểu. Giáo viên chưa gắn kiến thức bài học vào thực tiễn cuộc sống nên học sinh chưa hứng thú và còn sợ học môn Hóa học. Trước tình hình đó tôi thấy cần phải áp dụng một số biện pháp để nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Tôi đã sử dụng có hiệu quả các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy. II. NHỮNG GIẢI PHÁP KHOA HỌC TIẾN HÀNH KHI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: 1. Những yêu cầu đối với giáo viên và học sinh 1.1 Giáo viên :Cần hiểu rõ về phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực Phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực là dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. + Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Trong phương pháp dạy học tích cực, người học đối tượng của hoạt động “dạy”, song song là chủ thể của hoạt động “học” được cuốn hút vào các hoạt động học tập do thầy giáo tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp nhận những kiến thức đã được thầy giáo sắp xếp. + Dạy và học coi trọng rèn luyện phương pháp tự học. Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một phương pháp nâng cao công hiệu dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp kĩ năng tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người. + Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. Trong một lớp học mà sự nhận thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi vận dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp thuận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn tất nhiệm vụ học tập, lớp học là môi trường tiếp xúc với nhau thầy – trò, trò – trò , tạo nên mối quan hệ hiệp tác giữa các cá nhân qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. + Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. Trước đây giáo viên giữ độc quyền đánh giá học trò, nhưng hiện nay giáo viên cần tạo hoàn cảnh thuận tiện để học trò được tham gia đánh giá lẫn nhau.
  6. 6/15 1.2. Học sinh : Học sinh chính là trung tâm của quá trình dạy - học, do đó giáo viên phải hướng dẫn học sinh thực hiện tốt những việc làm sau: Có đủ đồ dùng, sách vở phục vụ cho học tập. Học bài và soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp. tích cực tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học. Trong giờ học tích cực, chủ động tham gia các hoạt động mà thầy cô tổ chức, vận dụng linh hoạt các kiến thức đã thu nhận được để làm bài tập, để giải thích các hiện tượng thực tế. 2. Áp dụng với chương 1 – Các loại hợp chất vô cơ - hóa học 9 Mạch kiến thức của chương 1 Trong chương 1 hóa học 9 có 18 tiết theo mạch kiến thức có các kiểu bài: + Nghiên cứu tính chất hóa học chung của oxit, axit, bazơ, muối + Nghiên cứu (tính chất vật lí, tính chất hóa học,ứng dụng, điều chế) các chất cụ thể đại diện cho oxit, axit, bazơ, muối. (4 chủ đề: Oxit, axit, bazơ, muối) + Mối liên hệ giữa các loại hợp chất vô cơ + Luyện tập chương + Bài thực hành 2.1. Áp dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong hoạt động khởi động Trong giảng dạy tôi thường khởi động bằng các tình huống có vấn đề, gây mâu thuẫn nhận thức tạo hứng thú cho học sinh. Tình huống “có vấn đề” là một công cụ hữu hiệu tạo mâu thuẫn nhận thức cho học sinh gây ra hứng thú học tập. Khi giải quyết được tình huống có vấn đề học sinh không chỉ lĩnh hội được tri thức mới mà còn phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo cho mình. 2.1.1.Kỹ thuật “Đóng vai” Để giảng dạy loại bài về chất cụ thể tôi hay sử dụng kỹ thuật đóng vai giúp học sinh vào bài. Đây là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành để trình bày những tính chất đặc trưng hay trạng thái tự nhiên, ứng dụng… theo một vai giả định. Một số yêu cầu khi đóng vai: + Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề giáo dục, phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh và điều kiện lớp học. + Tinh huống nên để mở, có thể không cho trước kịch bản để học sinh tự sáng tạo. + Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai. + Ngươi đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong tình huống của bài để không lạc đề. + Nên khích lệ cả học sinh nhút nhát cùng tham gia. + Nên có hóa trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của việc đóng vai (nếu có điều kiện).
  7. 7/15 Ví dụ 1: một học sinh đóng vai mình là vôi sống được sinh ra trong lò nóng gần 1000oC, tổ tiên của mình trên núi đá vôi… Nhờ có mình mà các bác nông dân có thể cải tạo đất… Ví dụ 2: Một học sinh vào vai bị ong đốt, một học sinh khác vào vai bà của bạn đi lấy vôi bôi lên vết thương rồi nêu tình huống có vấn đề… Ví dụ 3: Hai học sinh vào vai hai bông hoa cẩm tú cầu có màu khác nhau ( đạo cụ là áo bằng bìa in hoa mỗi màu) để giới thiệu cho các bạn biết mỗi bạn sống trong môi trường pH của đất khác nhau... từ đó học sinh biết được các bác nông dân đã điều chỉnh pH của đất để có thể tạo ra các hoa cẩm tú cầu có màu sắc như mong muốn. Em hãy cho biết trong thực tế người nông dân có thể bón những loại phân bón hóa học nào hoặc chất nào để điều chỉnh màu của hoa cẩm tú cầu. Hoa Cẩm Tú Cầu trồng trên đất có Hoa Cẩm Tú Cầu trồng trên đất có độ độ pH cao (kiềm) sẽ có màu xanh pH thấp (chua) sẽ có màu đỏ hồng 2.1.2.Kỹ thuật “Trò chơi” Trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó. Trò chơi là hoạt động được các học sinh thích thú tham gia. Vì vậy nó có khả năng lôi kéo sự chú ý và khơi dậy được hứng thú học tập. Rất nhiều trò chơi ngoài mục đích đó còn có thể ôn tập kiến thức cũ hoặc dẫn dắt các em vào hoạt động tìm kiếm tri thức mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Nhất là phương pháp này phát huy hiệu quả đối với bải học mà không hoặc chưa tìm được tình huống có vấn đề để dẫn vào bài. Quy trình thực hiện Bước 1: Chuẩn bị. + Xác định mục đích của trò chơi: Đây là yếu tố quan trọng để quyết định lựa chọn nội dung và thời gian tiến hành cũng như cách thức thực hiện trò chơi.
  8. 8/15 + Lựa chọn đơn vị nội dung kiến thức phù hợp khi tổ chức trò chơi: Nội dung kiến thức cần vừa sức với học sinh. Không nên lựa chọn nội dung quá dễ như vậy sẽ không kích thích được trí tò mò, khát khao khám phá của học trò. Nhưng cũng không nên chọn vấn đề quá khó của bài học, sẽ gây ra sự chán nản cho các em. + Lựa chọn trò chơi : Đối với môn Hóa học, có thể áp dụng một số hình thức trò chơi như: ai nhanh hơn, vòng quay may mắn, hộp quà bí mật, giải ô chữ, ong tìm mật, giải cứu cá voi, giải cứu rừng xanh..... Bước 2: Tổ chức trò chơi + Giới thiệu về trò chơi: tên, luật chơi, cách phân thắng bại, thưởng cho đội thắng, phạt với đội thua...Hình thức thưởng, phạt có lẽ là yếu tố có vai trò khá quan trọng, tạo nên sức “nóng” cũng như sự hấp dẫn của trò chơi. Do đó, giáo viên cần công khai ngay từ đầu để học sinh nắm được và tích cực khi tham gia trò chơi. + Tiến hành mẫu: Với những trò chơi mới, giáo viên cần cho học sinh tham gia thử để các em không bỡ ngỡ. (Với những trò chơi đã từng sử dụng thì không cần tiến hành mẫu). Bước 3: Tổng kết: Đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức qua trò chơi, thưởng cho đội giành chiến thắng, phạt với đội thua. Áp dụng cụ thể Trong chương 1 , tôi đã sử dụng rất nhiều trò chơi: + Trò chơi vòng quay may mắn có thể tạo sự bất ngờ đồng thời kiểm tra được bất kỳ học sinh nào trong lớp một cách ngẫu nhiên. Vì vậy đòi hỏi học sinh phải chú ý và học tập tích cực hơn. Ví dụ : Giúp học sinh nhớ lại kiến thức về oxit đã học ở lớp 8. Cho ví dụ về oxit/axit/bazơ/ muối ? Đọc tên các oxit/axit/bazơ/ muối đó? Phân tích thành phần các oxit/axit/bazơ/ muối GV giới thiệu bài. . + Trò chơi ai nhanh hơn ở trong phần khởi động vừa kiểm tra được kiến thức cũ của học sinh vừa tạo không khí hứng khởi cho tiết học. GV yêu cầu HS viết CTHH của 1 số hợp chất có tên sau: Natri clorua, kali cacbonat, sắt (II) sunfat, canxi hiđrô cacbonat Từ bài làm của HS. ? Các em có nhận xét gì về thành phần phân tử của hợp chất trên. HS trả lời  GV đặt vấn đề: Muối là gì? Có mấy loại muối? TCHH một số muối như thế nào? GV giới thiệu bài. + Trò chơi lật mảnh ghép tìm bức tranh hoặc từ khóa bí mật (mảnh ghép bí ẩn) có thể kết nối vào bài. Trò chơi đi tìm bức tranh bí ẩn. Bức tranh có nội
  9. 9/15 dung liên quan đến bài học, bức tranh này được ẩn dưới 4 - 6 câu hỏi tương ứng 4-6 mảnh ghép. Trả lời đúng một câu hỏi thì miếng ghép được mở ra, một phần bức tranh sẽ hiện ra. Bức tranh có thể liên quan đến ứng dụng của một chất hoá học, có thể là một nhân vật liên quan đến bài học hay một hiện tượng tự nhiên, một hiện tượng phản ứng hoá học đặc trưng liên quan đến chất được nghiên cứu tìm hiểu trong bài học. Ví dụ: Hình ảnh sau mảnh ghép là những chất nào? HS trả lời: Canxi oxit, lưu huỳnh đioxit. GV hỏi canxi oxit, lưu huỳnh đioxit có CTHH, tên thông thường, thuộc loại oxít nào? TCHH ra sao? Hôm nay các em nghiên cứu bài học + Trò chơi giải cứu cá voi, giải cứu rừng xanh Ví dụ: giáo viên cho học sinh điền nội dung vào ô trống trong bảng sau, trả lời đúng mỗi câu hỏi sẽ dần giải cứu được cá voi hoặc giải cứu rừng xanh Công thức Tên gọi Phân loại Magie hiđroxit Bazơ k0 tan CaCO3 Kali sunfat Muối tan HNO3 Axit nitric Axit có oxi CuO Natri hiđroxit P2O5 Oxit axit Một số lưu ý - Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, phải phù hợp với chủ đề bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học, đồng thời phải không gây nguy hiểm cho học sinh. - HS phải nắm được quy tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi. - Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi. - Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện cho HS tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi và đánh giá sau khi chơi. -Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm chán cho học sinh. - Sau khi chơi, giáo viên cần cho học sinh thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi. 2.2. Áp dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong hoạt động hình thành kiến thức. 2.2.1 Kỹ thuật KWL
  10. 10/15 Kỹ thuật dạy học này áp dụng có hiệu quả đối với các bài đọc mang ý nghĩa gợi mở, tìm hiểu, giải thích nhằm mục đích cho học sinh tìm hiểu kiến thức có sẵn trong bài đọc, tạo điều kiện cho các em diễn tả ý tưởng ra ngoài khuôn khổ bài đọc. Để áp dụng có hiệu quả kỹ thuật dạy học này, tôi cần phải có bảng phụ hoạt động cho học sinh theo sơ đồ KWL K W L ( Điều em đã biết) ( Điều em muốn biết) ( Điều em học được) Cần có sự định hướng học sinh để khi học sinh hoàn thiện cột K và W sát với nội dung bài học, tránh lan man kiến thức. Ví dụ: Khi nghiên cứu tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối hoặc nghiên cứu tính chất vật lí, tính chất hóa học của chất cụ thể như: Canxi oxit, Lưu huỳnh đi oxit, axit Sunfuric, Natri hiđroxit ... tôi có thể áp dụng kỹ thuật này. 2.2.2. Kỹ thuật khăn trải bàn Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm: Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học, phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh Cách tiến hành kĩ thuật "Khăn trải bàn" Hoạt động theo nhóm (4 người / nhóm) (có thể nhiều người hơn) - Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa - Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...) - Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút - Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời
  11. 11/15 - Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0) Ví dụ: - Để nghiên cứu tính chất hóa học cụ thể nào đó tôi thường áp dụng kỹ thuật này. Cho các nhóm tiến hành thí nghiệm, hoạt động cá nhân rồi hoàn thành vào phiếu nhóm (chẳng hạn tính chất axit tác dụng với oxit bazơ, tính chất bazơ không tan bị nhiệt phân hủy…) - Trong bài mối liên hệ giữa các loại hợp chất vô cơ tôi đã áp dụng kỹ thuật này và mang lại hiệu quả rõ rệt Một vài lưu ý khi sử dụng kĩ thuật "Khăn trải bàn" - Kĩ thuật này giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá, giỏi. - Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học, toàn thể học sinh cùng nghiên cứu một chủ đề. - Sau khi các nhóm hoàn tất công việc giáo viên có thể gắn các mẫu giấy "khăn trải bàn" lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Có thể dùng giấy nhỏ hơn, dùng máy chiếu phóng lớn - Có thể thay số bằng tên của học sinh để sau đó giáo viên có thể đánh giá được khả năng nhận thức của từng học sinh về chủ đề được nêu. 2.2.3. Kỹ thuật dạy học theo trạm: Là cách thức tổ chức dạy học mà việc tổ chức nội dung dạy học thành từng nhiệm vụ nhận thức độc lập của các nhóm học sinh khác nhau. Học sinh có thể thực hiện nhiệm vụ theo cặp, theo nhóm hoặc hoạt động cá nhân theo một thứ tự linh hoạt. Với phương pháp này, tôi áp dụng vào các dạng bài dạy mà phải nghiên cứu các nội dung kiến thức mang tính độc lập. Để áp dụng có hiệu quả, giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo phiếu học tập cho mỗi trạm và cách bố trí các trạm sao cho phù hợp với số lượng học sinh. Các bước tổ chức dạy học theo trạm Bước 1. Chọn nội dung và địa điểm Nội dung: Căn cứ vào đặc điểm học theo trạm cần chọn nội dung bài học có các phần khác nhau và độc lập với nhau để học sinh có thể học tập phần nào trước cũng được. Địa điểm: Cần có không gian lớp học phù hợp và số lượng học sinh vừa phải để tổ chức học theo trạm. Bước 2. Chuẩn bị bài học theo trạm Giáo viên cần chuẩn bị thiết bị, phương tiện và đồ dùng dạy học theo trạm. Xác định nhiệm vụ, cách thức hoạt động và sản phẩm tại mỗi trạm.
  12. 12/15 Bước 3. Tổ chức dạy học theo trạm Giáo viên nêu rõ nhiệm vụ, cách thức hoạt động và sản phẩm tại mỗi trạm, học sinh được chia đều ra các trạm.Tại mỗi trạm, học sinh hoạt động nhóm và hoàn thành nhiệm vụ được giao Bước 4. Đánh giá sản phẩm mỗi trạm và chốt kiến thức Đại diện học sinh mỗi nhóm báo cáo về sản phẩm ở mỗi trạm, các nhóm khác bổ sung (báo cáo vòng tròn). Giáo viên đánh giá và chốt kiến thức. Giáo viên có thể củng cố kiến thức bằng cách cho HS các trạm củng trả lời phiếu học tập như nhau, sau đó các trạm chấm chéo hoặc tổ chức trò chơi để thi đua giữa các trạm. Ví dụ: Trong các bài có nhiều tính chất hóa học tôi lựa chọn nội dung ở mỗi trạm nghiên cứu một tính chất hóa học khác nhau, có thể lồng thêm 1 trạm nghiên cứu phần ứng dụng thực tế hay 1 bài tập sao cho nội dung kiến thức và thời gian ở mỗi trạm tương đồng. + Trong chủ đề oxit để nghiên cứu tính chất hóa học tôi cho học sinh hoạt động qua 4 trạm: Trạm 1: Nghiên cứu tính chất oxit bazơ tác dụng với nước Trạm 2: Nghiên cứu tính chất oxit bazơ tác dụng với dung dịch axit Trạm 3: Nghiên cứu tính chất oxit axit tác dụng với nước Trạm 1: Nghiên cứu tính chất oxit axit tác dụng với bazơ kiềm + Trong chủ đề bazơ để nghiên cứu tính chất hóa học tôi cho học sinh hoạt động qua 4 trạm: Trạm 1: Nghiên cứu tính chất bazơ kiềm tác dụng với chất chỉ thị màu Nhận biết 3 dung dịch không màu HCl, NaOH, Ba(OH)2, NaCl Trạm 2: Nghiên cứu tính chất bazơ kiềm tác dụng với dung dịch muối Trạm 3: Nghiên cứu tính chất bazơ không tan tác dụng với dung dịch axit Trạm 4: Nghiên cứu tính chất bazơ không tan bị nhiệt phân hủy Nhận xét ưu điểm và hạn chế sau khi sử dụng kĩ thuật dạy học theo trạm * Ưu điểm - Học sinh được tự chủ, tích cực hoạt động tham gia giải quyết các nhiệm vụ học tập. Phát triển khả năng, tốc độ làm việc của cá nhân. - Học sinh tự kiểm tra, đánh giá kết quả của cá nhân và của nhóm mình qua nâng cao năng lực đánh giá của bản thân. - Học sinh có cơ hội nâng cao kĩ năng làm việc theo nhóm, các kĩ năng tranh luận, các phương pháp giải quyết vấn đề.
  13. 13/15 - Nâng cao hứng thú và khêu gợi các giác quan khác nhau của học sinh nhờ việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, đặc biệt là những nhiệm vụ thiết kế chế tạo và thực hiện các thí nghiệm đơn giản cũng như các phương tiện học tập khác nhau. - Khắc phục được khó khăn thiếu thốn về trang thiết bị nếu cho học sinh tiến hành thí nghiệm đồng loạt. - Mở rộng kiến thức của học sinh một cách đầy đủ và toàn diện. - Phát triển những kĩ năng xã hội cho học sinh. - Phát triển khả năng nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của một vấn đề. * Nhược điểm - Giáo viên và học sinh phải nỗ lực rất lớn trong việc chuẩn bị các vòng tròn học tập. Giáo viên phải có thời gian chuẩn bị nội dung và nguyên vật liệu công phu. - Thời gian cần để tiến hành dạy học một đơn vị kiến thức theo hình thức này thường dài hơn thời gian khi dạy học truyền thống. - Thường gây tiếng ồn, mất trật tự trong không gian lớp học. 2.3. Áp dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong hoạt động luyện tập. Tùy vào nội dung kiến thức và đặc điểm của học sinh mỗi lớp, tôi đã vận dụng các kỹ thuật dạy học khác nhau để luyện tập: kỹ thuật nhóm đôi, kỹ thuật lẩu băng chuyền, kỹ thuật trò chơi… Ví dụ 1: Cho các chất sau: O2, CuO, Na2O, CaO, CO2. Hãy cho biết những chất nào tác dụng được với: a/ Nước; b/Axit clohiđric c/ Natri hiđroxit Viết các PTHH Ví dụ 2: Khi trộn lẫn dd X chứa 1mol HCl vào dd Y chứa 1,5 mol NaOH được dung dịch Z quỳ tím chuyển màu gì khi cho vào dd Z A. Màu hồng B. Màu xanh C. Không màu D. Màu tím . Ví dụ 3: Có những phân hoá học sau : NH4NO3; NH4Cl; (NH4)2SO4; KCl; Ca3(PO4)2 ; Ca(H2PO4)2 ; CaHPO4 ; (NH4)3PO4 ; KNO3 a/ Cho biết tên hoá học của chúng. b/ Hãy xếp các phân bón trên thành các loại: Phân bón (đạm, lân, kali); Phân bón kép (đạm và lân; đạm và kali) Ví dụ 4: Khí cacbonic (CO) có lẫn tạp chất là khí cacbonđiôxit (CO2) và lưu huỳnh đioxit SO2. Làm thế nào để tách được những tạp chất ra khỏi CO? Viết các phương trình hóa học?
  14. 14/15 2.4. Áp dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong hoạt động vận dụng. Tùy vào thời gian của tiết học, tôi có thể giao cho học sinh hoàn thành tại lớp hoặc các nhóm về nhà tự tìm hiểu, thu thập tranh ảnh , tài liệu trên mạng để báo cáo vào giờ học tiếp theo. Ví dụ 1: Tạo chất chỉ thị xác định môi trường axit – bazơ từ nước ép bắp cải tím; Lấy lần lượt nước chanh, giấm trắng, nước giọt có ga, nước tinh khiết, nước xà phòng, dung dịch natri hiđrocacbonat, nước vôi cho vào 7 cốc riêng. Nhỏ lần lượt vào mỗi cốc một ít nước ép bắp cải tím. a. Mô tả sự đổi màu từng cốc. b. Cho biết môi trường axit – bazơ ở từng cốc và giải thích. Ví dụ 2 Trong quá trình sản xuất điện tại nhà máy nhiệt điện Sơn Động có tạo ra một số khí như: SO2, CO2, HCl, H2S. Em hãy đề xuất một hóa chất rẻ tiền trong chất sau: nước, dd nước vôi trong, nước biển để loại bỏ các khí trên trước khi thải ra môi trường? Giải thích. Ví dụ 3: Axit clohiđric có vai trò như thế nào đối với cơ thể? Ví dụ 4:Em hãy đề xuất cách xử lý khi bị bỏng axit, bỏng bazơ Ví dụ 5: Hãy cho biết ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón hoá học (không đúng cách, không đúng liều lượng) đến môi trường đất, MT nước và sức khoẻ của con người Ví dụ 6: Người ta dùng một lượng nước bằng 70% khối lượng vôi sống để tôi. Lượng nước này lớn gấp mấy lần so với lượng tính theo phương trình: A. 3 lần B. 2 lần C. 2,18 lần D. 2,25 lần Ví dụ 7: Người ta có thể dùng giấy pH (giấy chỉ thị vạn năng) có màu sắc thay đổi trong khoảng pH = 1/14 để xác định một cách gần đúng giá trị pH của dung dịch. Quan sát màu sắc của giấy chỉ thị pH khi nhúng vào các dung dịch sau và cho biết khoảng pH của chúng- dự đoán tính axit, tính bazơ III. BÌNH LUẬN KẾT QUẢ Sau quá trình thực nghiệm 134 học sinh lớp 9 năm học 2020 - 2021 theo đề tài “Sử dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong chương 1 -
  15. 15/15 Hóa học 9”. Tôi đã tiến hành khảo sát các đối tượng học sinh và thu được kết quả như sau: *Về tình hình học tập của học sinh, kết quả bài kiểm tra kiến thức như sau: Tổng số Kết quả điểm kiểm tra học sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 134 56 41,8 42 31,3 36 26,9 0 0 * Kết quả điều tra tìm hiểu về sự hứng thú học tập môn Hóa học. Tổng Kết quả điều tra số học Số học sinh yêu Số học sinh có thái độ Số học sinh không thích sinh thích môn học bình thường với môn học môn học SL % SL % SL % 134 92 68,7 40 29,9 2 1,4 Từ kết quả trên cho thấy: + Việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực môn Hóa học đã giúp học sinh có kết quả học tập cao hơn. Học sinh khá giỏi tăng lên rõ rệt, số học sinh yêu thích môn Hóa học nhiều hơn so với trước khi thực hiện đề tài + Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực cùng các phương tiện dạy học khác đã tạo cho học sinh sự hứng thú, niềm say mê học tập, tập trung được sự chú ý của học sinh trong mỗi tiết học. + Từ dạy và học bị động sang dạy và học chủ động, giáo viên không còn đóng vai trò thuần tuý là người truyền đạt tri thức, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, chỉ dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học trò tự lực chiếm lĩnh tri thức. + Khi sử dụng các phương pháp dạy học tích cực phù hợp, học sinh có nhiều cơ hội để trình bày ý kiến của mình trước lớp, được các bạn, thầy cô góp ý nên phát huy được khả năng trình bày một vấn đề. Do vậy, đối với mọi đối tượng, đặc biệt là học sinh yếu, kém: khi học theo phương pháp này, các em được trao đổi, được bày tỏ những vấn đề mình chưa hiểu, được các bạn khác trong nhóm giúp đỡ nên các em tự tin hơn, kết quả học tập có nhiều tiến bộ.
  16. 16/15 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Trong khi sử dụng các kỹ thuật dạy học giáo viên có thể kết hợp, sáng tạo và biển đổi các kỹ thuật đó để phù hợp với từng nội dung, với từng đối tượng học sinh...Có như vậy thì phát huy hiệu quả được các năng lực của học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quyết định chất lượng trong dạy học Hóa học, ứng dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực giúp học sinh phát huy được tính tích cực chủ động trong hoạt động nhận thức, qua đó giúp các em pháp huy được hết khả năng tư duy, sáng tạo của bản thân, đồng thời qua đó cũng giúp các em hiểu hơn về tầm quan trọng của bộ môn Hóa học và thêm yêu thích môn học này. II. KHUYẾN NGHỊ Cần phổ biến rộng rãi tính hiệu quả của đề tài trong các buổi sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn. Để phát huy cao nhất hiệu quả của các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực thì mỗi giáo viên cần lưu ý một số điểm sau: - Sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực phải đáp ứng được mục tiêu và phù hợp với nội dung của việc giảng dạy. - Phải luôn đề cao vai trò hoạt động chủ động, tích cực của học sinh. Giáo viên luôn tạo điều kiện tối đa cho học sinh tự mình làm việc với các phương tiện - đồ dùng dạy học để khám phá, tìm tòi các tri thức cần thiết. - Sử dụng kĩ thuật đúng lúc, đúng chỗ, đủ cường độ, không quá lạm dụng dẫn đến quá sức hoạt động của học sinh. - Phối hợp nhiều kĩ thuật khác nhau, không nên quá lạm dụng một phương nào đó sẽ gây nhàm chán. Có thể nói rằng việc sử dụng có hiệu quả các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực như trên đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu ngắn, kinh nghiệm của bản thân còn chưa nhiều, có những vấn đề chưa được phân tích một cách đầy đủ. Tôi kính mong sự đóng góp ý kiến xây dựng của các bạn bè đồng nghiệp để cho đề tài thêm vững chắc và thật sự có hiệu quả trong thực tiễn. Tôi trân trọng gửi lời cám ơn tới mọi ý kiến đóng góp cho đề tài thêm phong phú và chất lượng!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2