Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng phần mềm Padlet và trò chơi luyện tập trong dạy trực tuyến để phát triển năng lực cho học sinh THCS ở môn Ngữ Văn
lượt xem 13
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Sử dụng phần mềm Padlet và trò chơi luyện tập trong dạy trực tuyến để phát triển năng lực cho học sinh THCS ở môn Ngữ Văn" nhằm nâng cao năng lực công nghệ thông tin thông qua việc sử dụng một số phần mềm trực tuyến để học tập. Áp dụng hiệu quả phần mềm Padlet vào việc giảng dạy trực tuyến bộ môn Ngữ văn nhằm phát triển năng lực tự học và tạo hứng thú cho học sinh trong học tập. Góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ văn ở trường THCS.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng phần mềm Padlet và trò chơi luyện tập trong dạy trực tuyến để phát triển năng lực cho học sinh THCS ở môn Ngữ Văn
- 1/13 UBND HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH –––––––––––––––––––––––– SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHẦN MỀM PADLET VÀ TRÒ CHƠI LUYỆN TẬP TRONGDẠY HỌC TRỰC TUYẾN ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH THCSỞ MÔN NGỮ VĂN Môn: Ngữ văn Cấp học: Trung học cơ sở Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hường Đơn vị công tác: THCS Lương Thế Vinh Chức vụ: Giáo viên
- 2/13 NĂM HỌC: 2021 2022 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I.Thực trạng của vấn đề. Trong những năm gần đây, việc thực hiện đổi mới toàn diện giáo dục trong đó đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề được các cấp lãnh đạo và giáo viên trong toàn ngành giáo dục tham gia hưởng ứng tích cực nhăm đap ̀ ́ ưng v ́ ơi muc tiêu ́ ̣ ́ ̣ ̣ giao duc hiên nay cua n ̉ ươc ta, đón đ ́ ầu và tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018. Bên cạnh đó, do dịch Covid nên việc dạy học trực tuyến kéo dài khiến cho giáo viên gặp không ít khó khăn trong việc công tác giảng dạy cũng như quản lí học sinh trong việc học tập. Một tiết học là một hoạt động tổng thể diễn ra trong thời gian 45 phút đối với bậc THCS. Trong mỗi bài học, theo logic của quá trình nhận thức, thông thường người học phải trải qua các hoạt động: Hoat đông kh ̣ ̣ ởi động; hoat đông hình thành ki ̣ ̣ ến thức; hoaṭ ̣ đông luy ện tập; hoat đông v ̣ ̣ ận dụng kiến thức vào thực tiễn và tìm tòi mở rộng .Trước thực trạng đổi mới căn bản, toàn diện của ngành giáo dục, người giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cần có sự đổi mới trong phương pháp tổ chức hoạt động để kích thích sự sáng tạo, khơi dậy nhu cầu khám phá, tìm hiểu kiến thức của các em học sinh. Trong số các hoạt động học, luyện tập thường được thực hiện trong giai đoạn gần như cuối cùng của một bài họcsau quá trình hình thành kiến thức mới. Hình thức luyện tập không chỉ là việc làm tái hiện mà còn thể hiện sự thông hiểu và vận dụng kiến thức một cách bản chất để giáo viên có thể đánh giá năng lực của học sinh. Luyện tập có hiệu quả trong việc củng cố trí nhớ, tinh lọc và trau chuốt các kĩ năng đã học,mở rộng sự liên tưởng, tạo cơ sở cho việc xây dựng kĩ năng nhận thức ở mức độ cao hơn.Đây cũng là hình thức dễ thực hiện và được thực hiện trong hầu hết các giờ học như môn Toán, Thể dục, Âm nhạc... Vì vậy tôi viết giải pháp: Sử dụng phần mềm Padletvà trò chơi luyện tập trong dạy trực tuyến để phát triển năng lực cho học sinh THCS ở môn Ngữ Văn. II. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp Trong bối cảnh hiện nay, khi dịch covid đang ngày càng có những diễn biến phức tạp, trong khi cả xã hội phải có những thay đổi để phù hợp với việc phòng chống dịch covid hiệu quả thì ngành giáo dục cũng buộc phải có những thay đổi, cụ thể là sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại kết hợp với ứng dụng CNTT vào dạy học trực tuyến là một trong những xu hướng của ngành nhằm phát huy năng lực cũng như tạo hứng thú 2
- 3/13 cho học sinh trong quá trình học tập để mang lại kết quả cao trong công tác dạy học trực tuyến. Quá trình “Sử dụng phần mềm Padletvà trò chơi luyện tập trong dạy trực tuyến để phát triển năng lực cho học sinh THCS ở môn Ngữ Văn” tôi đã vận dụng những phương pháp dạy dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của việc dạy học và phát triển năng lực của người học, cụ thể là phát triển năng lực tự học, tự quản.... từ đó nâng cao kết quả dạy học. III. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng áp dụng: Học sinh khối 7, 9trường THCS Lương Thế Vinh Tiến hành nghiên cứu và áp dụng từ năm học 2020 2021 Viết và hoàn thiện đề tài vào tháng 2 năm 2022. Tiếp tục áp dụng vào những năm học kế tiếp. B. Phương pháp tiến hành I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. 1. Cơ sở lí luận: Những năm gần đây, sự thay đổi toàn diện giáo dục đã có những tác động tích cực đem lại nhiều kết quả đáng mừng. Đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học sao cho phù hợp với tình hình của đất nước, phù hợp với mục tiêu, chương trình giáo dục, phù hợp với đặc thù bộ môn và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học là thay đổi lối dạy truyền thụ một chiều (chủ yếu là bắt người học ghi nhớ kiến thức) sang lối dạy tích cực có sự hướng dẫn giúp đỡ của người dạy nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, có niềm vui và hứng thú trong học tập. ̣ Hiên nay v ơi s ́ ự phat triên nh ́ ̉ ư vu bao cua công nghê thông tin, h ̃ ̃ ̉ ̣ ọc sinh tiếp cận với mạng internet vô cùng nhanh nhạy cho nên việc sử dụng một số phần mềm vào giảng dạy trực tuyến là điều hết sức cần thiết và hữu ích. Điều này không những phát triển năng lực CNTT, phát triển năng lực tự học, tự quản cho học sinh mà còn tạo hứng thú cho các em trong học tập, mang lại kết quả học tập cao trong công việc giảng dạy, đáp ứng tinh thần đổi mới trong công tác của ngành. 2. Cơ sở thực tiễn. Thực trạng tổ chức hoạt động luyện tập trong dạy học Ngữ văn * Đối với giáo viên Từ thực tế của việc dạy học trực tuyến của bản thân cũng như của đồng nghiệp đó là giáo viên gặp khó khăn trong việc tương tác với học sinh do học trên lớp học ảo, điều
- 4/13 này đã gây ra một trở ngại rất lớn trong việc quản lí việc học tập của các em dẫn đến kết quả học tập không cao. Giờ học văn bao gồm các hoạt động: Khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng. Theo tinh thần đổi mới phương pháp và thiết kế bài dạy thì hoạt động luyện tập đã được đặt ra song khi tiến hành vẫn chưa được coi trọng. Phần vì giáo viên quá chú trọng vào phần đọc hiểu nội dung nghệ thuật( hoặc hình thành kiến thức ở tiết Tiếng Việt, Tập làm văn), phần vì việc phân bố thời gian chưa hợp lí nên thời gian cho luyện tập vẫn bị hạn chế. Mặc dù luyện tập ở tiết dạy văn bản không chiếm quá nhiều thời gian (chỉ từ 3 đến 5 phút cho bài học có phân phối chương trình 1 tiết và từ 7 đến 10 phút cho bài học có phân phối chương trình 2 tiết trở lên) nhưng lại có vai trò rất lớn trong việc khơi gợi những sáng tạo trong suy nghĩ, hình thành năng lực tư duy văn học cho học sinh. Tổ chức được các hình thức củng cố và luyện tập sáng tạo cho học sinh chính là giáo viên đã phát huy được vai trò chủ động, tích cực của học sinh trong quá trình học tập thông qua việc lĩnh hội kiến thức sau giờ học. Nếu như giờ học Tiếng Việt, thời gian luyện tập chiếm tới 30% trong một tiết học thì với giờ dạy học Văn, thời gian dành luyện tập chiếm rất ít. Ta thấy rất rõ điều đó là do yêu cầu đặc trưng của bộ môn song không phải vì ít hay nhiều mà ta coi trong hay xem nhẹ. Thực tế dạy học đã có nhiều giáo viên chú ý đến hoạt động luyện tập của học sinh nhưng cũng nhiều giáo viên coi đây là việc làm “phụ” trong một giờ học nên còn đại khái, qua loa. Thông thường, sau khi phân tích tác phẩm, giáo viên lo tổng kết một số ý về nội dung và nghệ thuật là coi như hoàn thành bài học, phần luyện tập, vận dụng giáo viên yêu cầu học sinh tự làm ở nhà. Một số giờ học đã chú ý đến hoạt động luyện tập nhưng việc kích thích cảm thụ còn hạn chế do không ít những câu hỏi không thích hợp. Tôi cho rằng chú trọng hoạt động luyện tập không chỉ ở tiết học lí thuyết, mà còn phải chú trọng ở ngay cả tiết học luyện tập để học sinh phát triển năng lực. Về cơ bản giáo viên môn Ngữ Văn trường THCS Lương Thế Vinh đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực của các em. Tuy nhiên sự quan tâm đổi mới chưa đồng đều, chưa thực sự đi vào chiều sâu; đôi khi còn hình thức. Việc thực hiện tiết dạy của giáo viên vẫn chưa thật sự hấp dẫn, lôi cuốn học sinh; còn nhiều học sinh thụ động trong việc tiếp thu kiến thức. * Đối với học sinh Mạng internet chập chờn, đây chính là lí do khiến cho học sinh dựa vào yếu tố này để đưa ra lí do không hoàn thành bài tập, không trả lời câu hỏi khi giáo viên yêu cầu. Ý thức tự học của học sinh chưa cao, các em mải chơi hơn mải học. Trong khi đó, tình hình dịch bệnh covid ngày càng có diễn biến phức tạp nên việc dạy học trực tuyến khả năng lớn sẽ duy trì lâu dài và đây chính là điều kiện để các em vốn lười học nay càng có cơ hội trốn tránh việc học tập hơn bao giờ hết. Học sinh căng thẳng, lo lắng cộng với việc chỉ học thuộc lòng, chep bai tâp đ ́ ̀ ̣ ể đối phó 4
- 5/13 nên cách kiểm tra và cách học này rất khó giúp cho các em nắm được kiến thức lâu dài. Học sinh đa số cho rằng Văn là môn học khó nên có tâm lí sợ học, ngại học. Học sinh sống trong thời đại công nghệ 4.0 có quá nhiều cám dỗ dẫn đến lơ là trong học tập, không đặt mục tiêu học tập lên hàng đầu. Số lượng học sinh trong các lớp còn quá đông, trình độ nhận thức không đồng đều. Xuất phát từ những thực tiễn trên, tôi thực hiện biện pháp này với mong muốn giúp cho việc dạy học trực tuyến có hiệu quả hơn từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong bộ môn Ngữ văn nhất là đối với khối lớp 7 và khối 9 II. Phương pháp tiến hành. Trong quá trình nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp: Phương pháp điều tra, khảo sát Phương pháp thực nghiệm Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích tài liệu
- 6/13 PHẦN NỘI DUNG A. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Nâng cao năng lực công nghệ thông tin thông qua việc sử dụng một số phần mềm trực tuyến để học tập. Áp dụng hiệu quả phần mềm Padlet vào việc giảng dạy trực tuyến bộ môn Ngữ văn nhằm phát triển năng lực tự học và tạo hứng thú cho học sinh trong học tập. Góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ văn ở trường THCS. Trao đổi với đồng nghiệp để biện pháp ngày càng hoàn thiện hơn. B. Mô tả giải pháp của đề tài I. Tính sáng tạo của đề tài Điểm mới của biện pháp là đề cập đến vấn đề áp dụng phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát huy phẩm chất, năng lực cho người học. Từ đó tạo hứng thú cho các em yêu thích và học tốt bộ môn Ngữ văn ở cấp THCS, đồng thời giúp các em có được những phương pháp học tốt nhất, hiệu quả nhất. Giải pháp có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn nói chung và Ngữ văn7, 9 nói riêng. II. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả. 1. Giải pháp Trong những năm học gần đây cùng với các văn bản hướng dẫn, triển khai về đổi mới dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, Phòng giáo dục và đào tạo Đan Phượng cũng đã mở các đợt tập huấn hướng dẫn giáo viên về tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, hướng dẫn học sinh tự học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Hiện nay giáo viên bộ môn Ngữ văn trường THCS Lương Thế Vinh đã có nhiều đổi mới trong phương pháp dạy học theo định hướng hình thành năng lực, phâm chât c ̉ ́ ủa người học. Tuy nhiên việc áp dụng chưa sâu, chưa thực sự hiệu quả. Trước yêu cầu chung của ngành về công tác đổi mới phương pháp dạy học, bản thân tôi đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh; cùng với việc đổi mới phương pháp trong hoạt động hình thành kiến thức thì tôi quan tâm nhiều đến những đổi mới trong hoạt động luyện tập. Có thể nói, các hình thức luyện tập trong dạy học tác phẩm văn chương không thể giống các hình thức luyện tập trong một giờ học môn học khác. Thực tế, giờ đọc hiểu văn bản không chỉ đem tới thông tin mà thường kích thích để “bùng nổ thông tin” theo nhiều kiểu, nhiều dạng, nhiều góc độ. Giờ đọc hiểu văn bản có thể kết thúc nhưng những vấn đề về hình tượng văn học vẫn tiếp tục lung linh phát triển và “nổ vỡ lặng im” trong tâm hồn các em. Chính trong phần luyện tập, nhiều học sinh đã có những phát hiện khá lí thú, độc đáo và sáng tạo. Thiết nghĩ trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học Văn, cần phải trả giờ văn chương lại cho bản chất giao tiếp nghệ thuật, định hướng 6
- 7/13 sư phạm cải tiến phải tạo nhiều thời gian cho học sinh tiếp xúc với bài văn trước, trong và sau khi học để “cuộc giao tiếp im lặng thực sự diễn ra trong giao tiếp văn chương”. Đa dạng các hình thức luyện tập sáng tạo cho học sinh trong giờ Văn còn để kích thích những rung động tâm hồn, niềm hứng khởi sáng tạo và khát khao mạnh mẽ của học sinh trước sức hấp dẫn kì diệu mà thế giới nghệ thuật gợi nên. Kết thúc phần luyện tập nhưng suy nghĩ về tác phẩm không đóng lại mà những vấn đề xung quanh tác phẩm còn mở ra để tạo được “dư âm”, “dư vị” tiếp tục... trong suy nghĩ của các em.Để hoạt động này thuhút được sự quan tâm chú ý của học sinh, tạo động lực cho học sinh tích cực khám phá kiến thức của bài học và không gây áp lực về mặt thời gian thì khi thiết kế hoạt động luyện tập cần chú ý các vấn đề sau: a. Xác định mục tiêu luyện tập Việc thay đổi hình thức luyện tập từ việc chỉ dùng một số câu hỏi trong sách giáo khoa thay bằng việc tổ chức luyện tập thành một hoạt động để học sinh được tham gia trực tiếp giải quyết vấn đề luyện tập; Hoạt động luyện tập phải xác định rõ mục tiêu cần đạt, phương pháp và kỹ thuật, hinh th ̀ ưc t ́ ổ chức, phương tiện cần dùng; chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh một cách rõ ràng. Nhiệm vụ khi chuyển giao cho học sinh trong hoạt động khởi động cần củng cố lại kiến thức đã học của học sinh (trong phần hình thành kiến thức), tạo hứng thú cho học sinh, tạo cơ sở cho việc xây dựng kĩ năng nhận thức ở mức độ cao hơn. b. Kỹ thuật cơ bản khi xây dựng hoạt động Luyện tập Với phương pháp dạy học truyền thống, luyện tập chỉ bằng một bài tập đọc sáng tạonên không mất nhiều thời gian. Với hình thức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh,luyện tập cần tổ chức thành hoạt động nên sẽ cần lượng thời gian nhiều hơn. Do đó khi xây dựng kịch bản cho hoạt động luyện tập giáo viên cần lưu ý không lấy những nội dung không thiết thực với bài học, tránh lấy những nội dung mang tính chất minh họa mà cần cụ thể: sử dụng nội dung bài học để luyện tập, sao cho trong luyện tập sẽ bao quát được nội dung bài học, qua đó giúp giaó viên biết được học sinh đã có kiến thức gì trong bài mới và chưa biết gì để khai thác sâu vào những nội dung học sinh chưa biết (điều này có thể sẽ khác nhau ở từng lớp nên giáo viên cần có sự điều chỉnh kịp thời để phù hợp với đối tượng học sinh ở các lớp). Ở mỗi hoạt động luyện tập đều xuất phát từ nội dung bài học nên phải nhằm mục đích, yêu cầu nhất định. Luyện tập phải tiến hành theo một trình tự chặt chẽ: Lúc đầu đơn giản, có làm mẫu, có chỉ dẫn, sau tăng dần tính phức tạp của hành động và sự tự lực luyện tập. Phải nắm lý thuyết rồi mới luyện tập và qua luyện tập để hiểu sâu hơn lý thuyết. Luyện tập phải đảm bảo mức độ khó vừa sức đối với những hoàn cảnh khác nhau và theo nhiều phương án. Khi áp dụng tổ chức hoạt động luyện tập cho tất cả các tiết học ở các lớp thì giáo
- 8/13 viên bộ môn nên lưu ý: Kế hoạch hoạt động đã xây dựng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm học sinh của từng lớp; tránh việc xây dựng một tình huống cố định dùng chung cho tất cả các lớp trong cùng một khối. Phương án xây dựng tình huống luyện tập giữa các tiết, các bài học nên có sự đổi mới về hình thức, phương pháp; tránh sự nhàm chán cho học sinh khi tiết học nào cũng tổ chức hoạt động khởi động theo kiểu “đến hẹn lại lên” với các bước tuần tự như nhau. c. Một số phương pháp tổ chức hoạt động luyện tập trong dạy học Ngữ văn THCS Qua thực tế giảng dạy tôi đã tổ chức hoạt động luyện tập thành hoạt động học mang lại kết quả như mong đợi với nhiều hình thức như: Tổ chức đọc sáng tạo; cảm nhận về nhân vật chi tiết trong văn bản; tổ chức trò chơi; sử dụng tranh ảnh, video, bài ̉ ưc đong tiêu phâm ngăn… Trong các hình th hát; tô ch ́ ́ ̉ ̉ ́ ức tổ chức hoạt động luyện tập đó, tôi nhận thấy có hai hình thức thu hút học sinh nhất đó là tổ chức hoạt động luyện tập gửi bài trên Padlet và sử dụng trò chơi. Sau đây là một số ví dụ cụ thể hoạt động luyện tập mà tôi đã tô ch ̉ ưc mang l ́ ại hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy: c.1. Giới thiệu về Padlet. Padlet là một bức tường ảo cho phép người dùng bày tỏ suy nghĩ về một chủ đề nào đó một cách dễ dàng. Ngoài ra, Padlet còn là một công cụ rất hữu ích trong giảng dạy. Giúp giáo viên có thể giảng bài trên lớp và thu thập ý kiến từ học sinh. Giao diện “đẹp mắt”, dễ sử dụng. Ứng dụng phù hợp cho mọi độ tuổi, nhất là các bạn học sinh, giáo viên thường sử dụng nó để tương tác trong dạy học. Ưu điểm Có thể tích hợp các hình ảnh minh hoạ, sơ đồ, video … được tải từ máy tính hoặc từ Internet giúp gây sự chú ý, tạo hứng khởi cho người học hơn. Người học có thể làm việc trực tiếp trên bức tường ảo hoặc có thể viết ra giấy rồi sau đó chụp ảnh để đăng lên. Mọi người (cả giáo viên và học sinh) đều nhìn được sản phẩm của cả lớp. Cho phép tương tác ở góc độ bình luận sản phẩm. > Phần mềm này được sử dụng thường xuyên trong việc giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà, nộp bài tập ở hoạt động luyện tập và đặc biệt trong tiết luyện tập. Hạn chế Bản miễn phí chỉ được sử dụng 5 Padlet/tài khoản email đăng kí. Các học sinh dễtham khảo bài của nhau. Học sinh bình luận những điều không phù hợp trên Padlet. Nhiều học sinh chụp bài còn mờ, khó nhìn, giao diện nhỏ. c. 2.Giới thiệu một số trò chơi tổ chức trong hoạt động luyện tập Ngữ văn. 8
- 9/13 Trên nền tảng Powpoit tôi đã tự tạo ra và tìm kiếm rất nhiều các trò chơi và đặt tên theo nội dung văn bản và bài học tiếng việt, tập làm văn phù hợp, sau đó đưa câu hỏi môn Ngữ văn vào tùy theo mục đích khởi động hay luyện tập. Ở đây xin được giới thiệu một vài trò chơi phục vụ cho hoạt động luyện tập: C2.1. Ở bài “Bài thơ về tiểu đỗi xe không kính” của Phạm Tiến Duật( Lớp 9), tôi thiết kế theo tên bài, đặt tên trò chơi “ tiểu đội xe không kính”, sau khi học xong tác phẩm GV cho học sinh luyện tập củng cố kiến thức, tham gia vào hai đội chơi vận chuyển lương thực, thực phẩm chi viện cho Miền Nam ruột thịt bằng các câu hỏi xoay quanh tác phẩm, nhằm khắc sâu hình tượng những chiếc xe không kính dù bị biến dạng do mưa bom bão đạn nhưng vẫn băng băng ra chiến trường nhờ trái tim yêu nước quyết tâm giải phóng Miền Nam, thống nhất nước nhà của những chiến sĩ lái xe lạc quan, gan dạ,yêu nước. Ảnh 1: Trò chơi bài “ Bài thơ về tiểu độ xe không kính”. Do được chủ động thời gian nên trong kế hoạch dạy học văn bản “Bài thơ về tiểu đỗi xe không kính” năm học 20212022 có thời lượng 3 tiết dạy, tôi sử dụng 2 tiết dạy lí thuyết, tiết thứ 3 tôi luyện tập khắc sâu kiên thức cho học sinh ngay trong quá trình làm bài tập, ngoài các bài viết đoạn văn cảm nhận về các khổ thơ, tôi lồng ghép trò chơi “ Trường Sơn, bản hùng ca bất diệt” để học sinh tự hào về những năm tháng hào hùng oanh liệt của cha ông. C2.2 Khi dạy bài Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người, (lớp 7) dù trong chương trình giảm tải không học văn bản”Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ”, nhưng tôi vẫn linh hoạt đưa trò chơi ‘Trả gươm Rùa thần” vào phần luyện tập với những câu hỏi chủ yếu xoay quanh bài ca dao số 4, ngợi ca vẻ đẹp trù phú của cánh đồng lúa, và vẻ đẹp tràn đầy sức sống của con người quê hương, nhưng thông qua trò chơi, tôi muốn học sinh nhớ và liên hệ với bài Sự tích Hồ Gươm, từ đó các em trân trọng, biết ơn với những thành quả mà cha ông ta đã gây dựng, vun trồng trong suốt bề dày lịch sử.
- 10/13 Ảnh: Trò chơi “Trả gươm Rùa thần” C2.3: Ở bài “Sông núi nước Nam” một văn bản trung đại tương đối khó và khô khan với học trò lớp 7, tôi chọn cho hoạt động luyện tập trò chơi “ Trận Bạch Đằng giang” tái hiện lại trận chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng để các em tự nhớ về trận tuyến phòng thủ trên dòng sông Như Nguyệt , khắc sâu hoàn cảnh ra đời bài thơ “Sông núi nước Nam” một bản tuyên ngôn độc lập bằng thơ của dân tộc, để các em tự hào về lịch sử, thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc hôm nay. Qua trò chơi tổng kết, giờ học văn kết thúc nhẹ nhàng, mà neo đậu bao cảm xúc của học trò về tác phẩm văn chương, hình tượng nhân vật… C2.4 Ở chủ đề Liên kết và bố cục trong văn bản tôi sử dụng trò chơi “Cây tre trăm đốt“ để giúp học sinh thấy rõ giá trị của liên kết trong văn bản, sự đoàn kết trong cuộc sống. Trò chơi: Cây tre trăm đốt 2. Các bước tiến hành hoạt động luyện tập với trò chơi và Padlet trong dạy học trực tuyến. Hoạt động luyện tập được tiến hành qua 2 giai đoạn: * Giai đoạn 1: Học ở nhà Bước 1: Hoạt động của giáo viên Thiết kế Padlet và ghi tên học sinh (tổ, nhóm) trên từng sheet. Chuẩn bị tư liệu bài giảng (video,bài giảng Power point, bài giảng Word) có liên quan đến nội dung bài học. Đưa tư liệu bài giảng và giao nhiệm vụ học tập cho học sinh trên Padlet. 10
- 11/13 Chia sẻ đường link Padlet lên zalo nhóm cho học sinh và yêu cầu hạn thời gian nộp bài. Bước 2: Hoạt động của học sinh Truy cập Padlet bằng đường link của giáo viên đã gửi để tự học từ những tư liệu có trên Padlet. Hoàn thành nhiệm vụ học tập của giáo viên giao cho: hoàn thành trực tiếp trên Padlet hoặc viết trên phiếu học tập/vở. Đưa sản phẩm lên Padlet đúng giờ qui định. Bước 3: Kiểm tra kết quả tự học của học sinh trên Padldet Giáo viên truy cập vào Padlet để kiểm tra kết quả và thái độ tự học của học sinh. Giáo viên nhắc nhở, đôn đốc những học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ trên zalo lớp. Giai đoạn 2: Học trên lớp Sử dụng kĩ thuật KWL và phần mềm Padlet cho học sinh thảo luận nhóm về nội dung học tập của các em. Giáo viên chia nhóm lớp trên Zoom và giao nhiệm vụ, nhiệm vụ trên phiếu học tập đã đưa ở Padlet. Học sinh nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận dựa trên phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà. Hết thời gian thảo luận, các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm. Sử dụng Padlet và thanh Chat trong phòng Zoom để kiểm tra kết quả học tập của học sinh Bước 1: Giáo viên sử dụng trò chơi tương tác để cho học sinh tham gia luyện tập nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của các em. Bước 2: Học sinh tham gia trò chơi bằng cách đánh câu trả lời trong thanh Chat, giáo viên uốn nắn, bổ sung kiến thức còn thiếu hụt của các em trong việc tự học. Ví dụ minh họa: Khi sử dụng Padlet, tôi chú trọng việc giao bài tập luyện tập ở nhà cho học sinh, đặc biệt sử dụng vào các tiết luyện tập. Xin được đưa ra đây 3 ví dụ để được tham khảo rút kinh nghiệm từ các động nghiệp: Ví dụ 1.Tiết 43: Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người( lớp 7): Tôi giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị bài biểu cảm về sự vật, con người ( học sinh tự chọn đối tượng biểu cảm). Vì thời gian dạy sát với 20/11 nên tôi linh hoạt giao cho học sinh viết bài cùng làm thiệp và viết lời chúc mừng cô đọng nhất rồi nộp bài vào Padlet, hoặc email( đối với bài Powrpoit trò chuẩn bị) trước ngày dạy, chuẩn bị bài hát về thầy cô trình bày trong giờ học.
- 12/13 Ảnh Padlet học sinh nộp bài Đến tiết dạy, tôi sử dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” dùng toàn bộ sản phẩm của học trò và học trò tham gia “dạy”, điều khiển hoạt động khởi động, luyện tập và vận dụng. Giáo viên chỉ theo dõi, uốn nắn và nhận xét, chấm điểm cho các tổ nhóm, cá nhân tham gia. Ảnh: .HS 7D sử dụng Powrpoit trong hoạt động khởi động, hoạt động luyện tập ở tiết 43 Ví dụ 2: Ở tiết 36,37 “Ôn tập giữa kì” lớp 7 từ năm học 20202021 đến nay, thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá, môn Ngữ văn giảm số bài kiểm tra từ 5 bài viết định kì còn 2 bài, vì vậy có tiết ôn tập giữa kì, tôi linh hoạt cho học sinh luyện tập kiến thức trong quá trình ôn tập qua trò chơi “Ngôi sao văn học” hệ thống lại kiến thức từ đầu năm. Tham gia chơi, học, các em rất thoải mái và tự tin hợp tác với bạn, với trò trong học tập. 12
- 13/13 Ảnh: Trò chơi Ngôi sao văn học Ví dụ 3: Bài Từ đồng nghĩa tôi kết hợp giữa trò chơi ghép hình và trò chơi ô chữ cho học sinh tham gia tìm các từ đồng nghĩa gần nghĩa, hướng học sinh vào thực tế sử dụng nhóm từ này sao cho hiệu quả. III. Lợi ích kinh tế xã hội của đề tài Giáo viên và học sinh sử dụng miễn phí các phần mềm hỗ trợ trực tuyến trong công tác giảng dạy trực tuyến nhằm đem lại hứng thú học tập cho học sinh cũng như nâng cao kết quả dạy học trực tuyến. Giáo viên và học sinh có thể khai thác nguồn tài liệu học tập trên mạng internet phong phú và đa dạng. Học sinh được phát triển năng lực: tự chủ và tự học (tự tìm học tập dựa trên nguồn tài liệu bài giảng trên mạng internet… ), giao tiếp và hợp tác ( các em sẽ được thảo luận, trình bày ý kiến của mình trước nhóm, trước lớp khi các nhóm nhận xét đánh giá lẫn nhau trên không gian lớp học ảo… ). IV. Kết quả thực hiện Sau thực nghiệm, tôi tiến hành đánh giá mức độ hứng thú của học sinh bằng các phiếu điều tra để thăm dò tâm lý của học sinh sau khi tự học trên Padlet, tham gia trò chơi và thảo luận nhóm trong phòng học Zoom, Meet. Giáo viên và học sinh thực hiện thành thục trên các phần mềm trực tuyến. Tăng độ hứng thú học tập cho các em, các em cảm thấy tự do, chủ động trong việc học tập. Không khí lớp học vui hơn, khả năng tương tác của các em tốt hơn. Kết quả học tập của học sinh cũng được cải thiện đáng kể
- 14/13 Dùng phiếu điều tra độ hứng thú trong học tập khi sử dụng một số công cụ dạy học trong dạy học trực tuyến nhằm phát triển năng lực tự cho người học. Năm học 20212022 ở lớp 7D (lớp thực nghiệm) so với các phương pháp dạy học khác như Thuyết trình, Nêu và giải quyết vấn đề, Dạy học hợp tác ở lớp 7E( Lớp đối chứng).Kết quả đạt được như sau: Kết quả khảo sát về hứng thú học tập Lớp 7D 7E Phương diện (Lớp thực (Lớp đối chứng) nghiệm) * Trước tác * Sau tác * Trước tác * Sau tác động động động động Sĩ số 38 38 37 37 Rất thích 9 20 9 19 Thích 10 10 9 10 Bình thường 10 8 9 7 Không thích lắm 6 0 7 2 Không thích 3 0 3 0 Kết quả khảo sát về kết quả học tập: Trước tác động tôi tiến hành một bài kiểm tra, sau tác động tôi tiến hành kiểm tra trên 3 bài kiểm tra ở 3 thời điểm khác nhau, dưới dây là điểm cộng trung bình ở các mức điểm như sau: Lớp 7D 7E Phương diện (Lớp thực (Lớp đối chứng) nghiệm) * Trước tác * Sau tác * Trước tác * Sau tác động động động động Sĩ số 38 38 37 37 8 – 9 điểm 3 7 3 5 7 điểm 19 19 12 15 5 6 điểm 14 12 16 15 3 – 4 điểm 2 0 7 2 Dưới 3 điểm 0 0 0 14
- 15/13 KẾT LUẬN I. Nhận định chung Qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu, được sự giúp đỡ của đồng nghiệp và các em học sinh, đề tài đã hoàn thành và đạt được một số triển vọng: Về lí luận: Đề tài đã hệ thống và khái quát hóa những lí luận cơ bản của việcsử dụng kết hợp với một số công cụ dạy học trong dạy học trực tuyến nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong học tập nói chung và đối với bộ môn Ngữ văn nói riêng. Về thực tiễn: Bản thân tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp Mô hình lớp học đảo ngược kết hợp với một số công cụ dạy học trong dạy học trực tuyến nhằm phát triển năng lực cho học sinh có thể sử dụng ở hầu hết các đơn vị nội dung kiến thức bài học và mang lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. II. Kinh nghiệm áp dụng Để sử dụng tốt phương pháp này theo tôi : Giáo viên biết thiết kế và sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học (Padlet, Kahoot, Linoit, Powrpoit, Cava … Phải được sử dụng phù hợp với nội dung bài dạy, thường là các nội dung gần gũi với thực tiễn cuộc sống. Phải phù hợp với thực tế trình độ của học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của các trường THCS. III. Những triển vọng và phát triển giải pháp Giải pháp có thể áp dụng cho hầu hết các môn học nói chung và cho bộ môn Ngữ văn nói riêng. Giải pháp không chỉ sử dụng hiệu quả trong công tác dạy học trực tuyến mà còn có thể sử dụng trong cả công tác giảng dạy trực tiếp trên lớp học ( giao nhiệm vụ cho các tổ, nhóm HS chuẩn bị bài thuyết trình Powrpoit, chuẩn bị trò chơi). IV. Những đề xuất, kiến nghị Để nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến, tôi xin đề xuất một số ý kiến chủ quan như sau: 1. Đối với giáo viên Cần tích cực và chủ động trong việc số hóa bài giảng. Cần học hỏi việc thiết kế và sử dụng các phần mềm (công cụ dạy học) trong dạy học. Cần trau dồi về trình độ CNTT cho bản thân cũng như việc ứng dụng CNTT vào việc dạy học, đặc biệt là dạy học trực tuyến. 2. Đối với nhà trường và Phòng Giáo dục .
- 16/13 * Về phía nhà trường: Thường xuyên tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy lẫn nhau, nhất là việc ứng dụng CNTT trong dạy học cũng như việc khai thác các phần mềm (công cụ hỗ trợ dạy học) vào giảng dạy, cấp kinh phí hỗ trợ giáo viên mua phần mềm dạy học Thay đổi hình thức họp chuyên môn không đơn thuần là dự giờ – góp ý, mà tổ chức hội thảo bằng chuyên đề cụ thể về việc khai thác, sử dụng các phần mềm trực tuyến trong giảng dạy. *Về phía lãnh đạo Phòng Giáo dục: Tổ chức tập huấn cho giáo viên về việc sử các phần mềm (công cụ dạy học) vào dạy học trực tuyến. Trên đây là những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của tôi đưa ra để cùng Hội đồng khoa học của trường, cùng các đồng nghiệp trao đổi góp ý kiến bổ sung nhằm nâng dần chất lượng dạy học trực tuyến nói chung và giảng dạy trực tuyến bộ môn Ngữ văn nói riêng. Bởi kinh nghiệm trên chỉ là kinh nghiệm chủ quan của cá nhân tôi và những kinh nghiệm đó bản thân tôi cũng chỉ mới áp dụng được chủ yếu là ở môn trong Ngữ văn 7,9. Tuy nhiên tôi cũng xin được chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp để góp một chút sức mình vào công tác đổi mới phương pháp dạy học trong dạy học trực tuyến trong nhà trường. Trong quá trình thể nghiệm và viết lý thuyết những kinh nghiệm này không tránh khỏi hạn chế và thiếu sót. Tôi mong sự đóng góp ý kiến quý báu của Hội đồng khoa học trường và các đồng nghiệp để bản thân tôi làm tốt hơn nữa công tác giáo dục, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ “ trồng người”. Đây là giải pháp kinh nghiệm của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của người khác. Tôi xin chân thành cảm ơn ! 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
16 p | 27 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Những biện pháp phát huy vai trò tự quản của tập thể lớp tại lớp 8a2 trường THCS Nguyễn Lân
19 p | 39 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 31 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp trong việc bảo quản vốn tài liệu tại thư viện trường THCS Nguyễn Lân
15 p | 96 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng hiệu quả đồ dùng trực quan trong dạy học môn Công nghệ 8
15 p | 53 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh khai thác, phát triển một vài ứng dụng từ một bài tập số học 6
16 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp dạy học trực quan và việc vận dụng kênh hình trong dạy học Sinh học 7 ở trường THCS
19 p | 30 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học Sinh học 7
15 p | 13 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học Vật lý
13 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng giáo án điện tử để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THCS
13 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Ứng dụng phần mềm Violet trong thiết kế, giảng dạy bộ môn Sinh học
19 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học môn Hóa học ở trường THCS
15 p | 27 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát huy tính tích cực cho học sinh lớp 8 và học sinh tham gia thi Tin học trẻ trong khi giảng dạy Pascal
9 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kỹ năng giúp học sinh làm tốt bài làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS
14 p | 48 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng hằng đẳng thức & hệ thức Vi - ét đảo, rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
17 p | 50 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 thành công trong thí nghiệm Hoá học 8
10 p | 13 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng sơ đồ hoá trong dạy học phần Sinh vật và môi trường
14 p | 20 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong giờ học môn Toán lớp 8
15 p | 28 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn