intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tổ chức lớp học và phát huy hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Tổ chức lớp học và phát huy hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa" được thực hiện với mục đích nhằm phát hiện tài năng thể thao của các em sớm có phương pháp đào tạo huấn luyện các em đi sâu vào một môn năng khiếu của các em. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tổ chức lớp học và phát huy hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa

  1.                                                          SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN ĐÔNG TRIỀU ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên Đề Tài:  “TỔ CHỨC LỚP HỌC VÀ PHÁT HUY  HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO NGOẠI KHOÁ”                                            Họ và tên: Hoàng Thị Kim Thành                                           Đơn vị: Trường THCS Mạo Khê II                                                            1                                                
  2.                                                          CỘNG HOÀ XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP ­ TỰ DO  ­ HẠNH PHÚC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  SƠ YẾU LÝ LỊCH ­ Họ và tên: Hoàng Thị Kim Thành ­ Ngày tháng năm sinh:  27/7/1978 ­ Đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Mạo Khê II – Mạo khê –  Đông Triều ­ Quảng Ninh. ­ Trình độ chuyên môn: ĐHSPTDTT TWI ­ Hệ đào tạo: Chuyên tu ­ Bộ môn giảng dạy: Giáo dục thể chất. Khối 8,9 Năm vào ngành: 2002 - Khen Thưởng:             + Đạt giáo viên giỏi  cấp Huyện: Từ  năm 2003 đến 2006        + Đạt giáo viên giỏi cấp Tỉnh năm học 2006­2007.                 + Đạt giải Ba huấn luận viên giỏi  cấp Tỉnh môn Đá cầu năm  2007                 + Đạt giải Nhất huấn luận viên giỏi cấp Tỉnh môn Bóng bàn năm  2006 và 2007. - Kỷ luật: Không.                                                            2                                                
  3.                                                          PHẦN I: MỞ ĐẦU  I.1 : LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất nước đang trên đà hội nhập  và phát triển  việc đào tạo nhân lực và  bồi dưỡng nhân tài cho một mầm non của tương lai đất nước hết sức quan  trọng. Chính vì vậy:Giáo dục là quốc sách hàng đầu.  “ Đầu tư cho Giáo  Dục là đầu tư cho sự Phát Triển”.  Do đó  nhiệm vụ chung của năm học 2007­2008 là: Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình, hoàn thiện SGK mới các   lớp 6, 7, 8, 9 . Thực hiện tốt kế hoạch giáo dục toàn diện trong năm học. Chú   trọng giáo dục đạo đức, lối sống, hướng nghiệp và rèn luyện Thể  Dục Thể  Thao để nâng cao sức khoẻ. Tiếp tục đổi mới: Nâng cao chất lượng hiệu quả  của hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ  lên lớp, phương pháp dạy học và  đánh giá học sinh là việc làm cấp thiết . Củng cố, nâng cao chất lượng dạy và học, duy trì phổ  cập giáo dục  THCS, tiến tới phổ  cập THCS đúng độ  tuổi. Triển khai phổ  cập giáo dục  trung học. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý:  Nâng cao trình độ tin học và sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại. Xây dựng cơ sở vật chất theo hướng kiên cố  hoá, hiện đại hoá, chuẩn  hoá. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, xây dựng xã hội học tập, khai thác mọi   tiềm năng, huy động mọi nguồn lực, thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục. Đổi   mới   quản  lý   các   hoạt   động  giáo   dục,   hồ   sơ   chuyên   môn,  tăng  cường nề nếp, kỷ cương.                                                            3                                                
  4.                                                          Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, nhất là trong giai đoạn hiện nay, việc  sử dụng trang thiết bị dạy học để vừa nâng cao chất lượng giờ dạy, vừa phù  hợp với yêu cầu của thời đại mới và thực tiễn phát triển nhận thức, nhu cầu   của giáo dục là việc làm cấp thiết mà ngành giáo dục quan tâm. Ngày nay học sinh phải tự giác, chủ động tìm tòi, phát hiện giải quyết  nhiệm vụ nhận thức để từ đó có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến   thức, kỹ  năng thu nhận được trong quá trình học vào tương lai sau này. Do   vậy mỗi giáo viên ngoài việc phải tiếp cận và nắm bắt nhanh nội dung,   chương trình sách giáo khoa mới, băng hình thể thao cho học sinh quan sát còn   phải biết sử  dụng thiết bị  dạy học vào quá trình dạy học, có như  vậy mới  thực hiện được mục tiêu đề ra. I >2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nhằm phát hiện tài năng thể thao của các em sớm có phương pháp đào  tạo huấn luyện các em đi sâu vào một môn năng khiếu của các em. Chính vì  vậy tôi mạnh dan cùng với anh em trong tổ  Thể  chất cùng phối hợp thực   hiện.  Đặc biệt với giáo viên dạy Giáo dục thể chất: là môn  hoạt động ngoài  trời việc hướng học sinh vào thể  thao nâng cao sức khoẻ, phát triển trí não  minh mẫn trong học tập là yêu cầu này càng cấp thiết hơn. Tổ chúng tôi luôn  xác định đã là giáo viên dạy giáo dục thể chất thì cần phải đi đầu trong phong   trào Thể Dục Thể Thao trong và ngoài nhà trường, sử dụng các hoạt động nội  ngoại khoá phát triển phong trào thể  thao của nhà trường, và góp phần vào   phong trào  chung của Huyện. Tất cả giáo viên của tổ sử dụng các trang thiết   bị dạy học cho phù hợp với từng môn thể thao . Do đó năm học này tiếp tục  chỉ  đạo tốt hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn mà năm học 2006­2007 đã  làm.                                                             4                                                
  5.                                                          Phát huy thế  mạnh của trường tôi và đồng nghiệp mạnh dạn tổ  chức  các hoạt động TDTT nội, ngoại khoá nhằm nâng cao chất lượng trong năm  học 2007­ 2008. Chính vì vậy tôi đi sâu nghiên cứu đề tài này. TÊN ĐỀ TÀI:              “TỔ CHỨC LỚP HỌC VÀ PHÁT HUY  HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO NGOẠI KHOÁ”. I.3> THỜI GIAN ­ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU + Thời gian:Thực hiện trong hai năm, bắt đầu từ năm 2006 đến 2008. + Địa điểm: Tại Trường THCS Mạo Khê II. I.4> ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Thể thao là một môn có đặc trưng riêng, khác với các môn văn hoá khác   vì vậy đòi hỏi giáo viên thể chất phải hăng say, nhiệt tình với công việc mới   đạt được kết  quả tốt. Trong thời gian qua tôi và anh em trong tổ phối hợp với ban giám hiệu   Trường đã  triển khai và  thực hiện tốt chương trình Câu lạc bộ Thể Dục Thể  Thao yêu thích của Trường, góp phần tích cực vào phong trào thể  thao của  Trường, của Huyện Đông Triều và của Tỉnh. Đã có nhiều em được giải cao  trong Hội Khoẻ vừa qua, hiện tại đã có nhiều em đang tập luyện và chuẩn bị  thi đấu Giải Hội khoẻ phù đổng Toàn Quốc trong tháng 4/2008. Kết quả  toàn  đoàn của Hội khoẻ  Tỉnh năm học 2007­ 2008 Huyện   Đông Triều đạt giải Nhất Toàn Đoàn cấp Tỉnh, Trong đó Trường THCS Mạo   Khê II đóng góp một phân rất lớn cho thành tích chung của Huyện. II. PHẦN  – NỘI DUNG II.1> CHƯƠNG I. TỔNG QUAN Tên đền tài:                                                            5                                                
  6.                                                           “Tổ  chức lớp học và phát huy hoạt động thể  dục thể  thao ngoại  khoá” Thể  dục thể  thao là môn học đặc trưng  ở  lứa tuổi học đường. Hoạt  động chủ  yếu là  ở  ngoài trời nên tạo   điều kiện thuật lộ  cho học sinh thể  hiện hết khả  năng và tố  chất của mình.Tổ  chức lớp học và phát huy hoạt  động thể  dục thể  thao ngoại khoá  là một vấn đề  mới, mục đích nhằm phát   triển thể  lục cho học sinh thể hiện hết khả năng và tố  chất của mình,  mỗi   học sinh thể lực có khoẻ “Thì tâm mới vững, trí mới bền ”. Tinh thần sảng   khoái tạo điều kiện phát triển con người toàn diện hơn. Thời gian thực hiện đề tài trong 2 năm 2006 đến 2007.Trong đề tài này   tôi đi sâu nghiên cứu 3 môn thể  thao ngoại khoá đó là: Đá cầu, Cầu lông và  Bóng bàn, ngoài ra phát huy các môn Đóng đá, Điền kinh, Cờ vua, EROBIC….. II.2> CHƯƠNG II ­ NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.Quá trình thực hiện đề tài 2.1.Khảo sát thực tế khi thực hiện đề tài. Qua kiểm tra cho thấy  khi chưa thực hiếnức khoẻ của học sinh không  đồng đều nhiều học sinh thể lực còn quá yếu, tỷ lệ học sinh yếu chiếm 20%   còn lại học sinh có thể  lực trung bình trở  lên là 80 %   (Tôi tiến hành thử  nghiệm bằng phương pháp kiểm tra rèn luyện thân thể  1000m với các khối  6,7,8 9 nhìn chung thể  lực của nhiều em còn yếu và các em có thể  phát huy  thể lực cùng năng kiếu hơn nếu áp dụng đúng  bài tập ). Lý do học sinh không có thể lực đồng đều vì: Học sinh ở thời kỳ bắt đầu thay đổi trạng thái về tâm sinh lý.Trình độ  nhận thức chưa sâu, chưa phát huy được phong trào TDTT địa phương và gia  đình.Vì vậy cần có những phương pháp và lượng vận động hợp lý cùng sự                                                             6                                                
  7.                                                          thúc đẩy phong trào một cách đúng đắn mạnh mẽ để đưa học sinh đi học đến  tập tập luyện một cách tự giác, tự phát. Số liệu kiểm tra trước khi thực hiện: + Môn Đá cầu: Năm học 2005­ 2006 ở các khối như sau: ­ Khối 6. Thời gian 1 phút tối thiểu là 20 qủa cầu tâng, tối đa là 100 quả. ­ Khối 7. Thời gian 1 phút tối thiểu là 30 qủa cầu tâng, tối đa là 110 quả. ­ Khối 8. Thời gian 1 phút tối thiểu là 25 qủa cầu tâng, tối đa là 124 quả. ­ Khối 9. Thời gian 1 phút tối thiểu là 30 qủa cầu tâng, tối đa là 130 quả. ­ Cách phát cầu và thi đấu hấu như chưa biết. + Môn Cầu lông: Năm học 2005­ 2006 ở các khối như sau: Đại đa số  là các em chưa lắm được cách phát cầu đánh cầu như  thế  nào, các em tỏ ra rất lúng túng. ­ Khối 6. Thời gian 1 phút hai em đánh qua lại được 15­ 20 quả ­ Khối 7. Thời gian 1 phút hai em đánh qua lại được 25 ­ 30 quả. ­ Khối 8. Thời gian 1 phút hai em đánh qua lại được 30­ 35 quả. ­ Khối 9. Thời gian 1 phút hai em đánh qua lại được 30­ 35 quả. ­ Cách phát cầu và thi đấu hấu như  chưa biết, một số  em có biết thì  mơ màng chưa vững chắc. + Môn Bóng bàn: Năm học 2005­ 2006 ở các khối như sau:Đại đa số là   các em chưa lắm được cách phát giao bóng như thế nào, các em tỏ ra rất lúng  túng khi học môn này. ­ Khối 6. Thời gian 1 phút hai em đánh qua lại được 5­ 10 quả ­ Khối 7. Thời gian 1 phút hai em đánh qua lại được 15 ­ 20 quả. ­ Khối 8. Thời gian 1 phút hai em đánh qua lại được 20­ 22 quả.                                                            7                                                
  8.                                                          ­ Khối 9. Thời gian 1 phút hai em đánh qua lại được 25­ 30 quả. ­ Cách phát cầu và thi đấu hấu như  chưa biết, một số  em có biết thì  mơ màng chưa vững chắc, ở môn này nhiều em không biết cách cần vợt.Kết  quả thực tế cho thấy hầu như các em bắt đầu làm quen với hai môn cầu lông   và bóng bàn nên rất khó cho việc làm thế nào để học sinh  ham mê và tự giác.  tự phát tập luyện. 2. 1.1. Những biện phát thực hiện Nhiệm vụ và công tác huân luyện, bắt đầu bằng các bài tập phát triển  thể lực chung cho các khối như chạy 30m, 60m  nhanh, bất cóc, chống đẩy,   nhẩy dây…vào đầu giờ học của các môn thể thao.Thực hiện huấn luyện chủ  yếu bằng các bài tập ( Lượng vận động) được phối hợp và áp dụng cho từng  thời gian tập luyện phù hợp về khối lượng và cường độ.   Để thực hiện tốt, trước hết giáo dục cho học sinh về ý thức nhận thức   nắm và hiểu được ý nghĩa tác dụng của sức khoẻ đối với đời sống sinh hoạt   học tập chiến đấu lao động của con người. Bằng cách tổ chức học sinh tham  gai vào các hoạt động tâph thể và tổ chức thi đấu giữa các  lớp với nhau nhăm   thu hút các em vào các hoạt động ngoại khoá, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích   cho học sinh, từ  đó phát huy được tính tích cực và tự  giác , từ  đó phong trào   TDTT ngoại khoá của nhà trường tự phát được nhân rộng, tạo điều kiện phát  huy các vận động viên trẻ góp phần vào phong trào thể thao của trường. Kết   hợp chặt chẽ  với ban giám hiệu giáo viên chủ  nhiệm và giáo viên bộ  môn  cùng với gia đình chúng tôi lập kế hoạch hoạt động và tập luyện, huấn luyện,  giảng dạy về  kỹ  thuật cơ  bản đưa ra các bài tập đúng hướng, hướng dẫn  VĐV học sinh  tập luyện thêm ở nhà, ở địa phương vào thời gia thuận lợi và  phủ hợp nhất. + Các bài tập cụ thể Năm thứ nhất huấn luyện Năm thứ nhất được chia làm hai giai đoạn:                                                            8                                                
  9.                                                          Giai đoạn đầu gồm 6­7 tháng là giai đoạn phát triển thể  lực toàn  diện trang bị về cơ bàn kỹ thuật các môn điền kinh như: chạy, nhảy,   nhanh, mạnh, khéo léo, dẻo dai và giành nhiều thời gian để  huấn  luyện sức bền chung cơ  sở  phát triển toàn diện các tố  chất khác  nhau và cơ bản tập luyện ngoại khoá các môn cầu lông, bóng bàn và  đá cầu.       Năm huấn luyện thứ hai: Trên cơ  sở  phát triển thể  lực các tố  chất toàn diện, chú ý đến huấn  luyện các kỹ thuật cơ bản của ba môn phân bổ thời gian hợp lý trong năm để  các em nắm được. * Phân phối thời gian huấn luyện thể lực và cơ bản bài tập. Phân bổ % năm Năm thứ nhất Năm thứ hai Huấn luyện thể lực toàn diện 70  ­   60% 55­50% Huấn luyện thể lực chuyên môn 15  ­    20% 35 ­30% Huấn luyện kỹ thuật chuyên môn 15   ­   20% 15 ­20% *Phấn phối thời gian huấn luyện tố chất Phân bổ % năm Năm thứ nhất Năm thứ hai Sức bền chung 30%                 50% Sức nhanh 15% 15% Sức mạnh 10% 10% Sức bền chung 15% 25% Các bài tập phát triển chung Các bài tập thể dục tay không, bài tập với bóng đặc, vật nặng, nhảy dây,  chống đẩy, ke cơ  bụng, các bài tập với đồng đội, bài tập các khớp và dây  chằng…. Các bài tập phát triển sức mạnh, sức nhanh. - Tư thế nằm ngửa gập mình ngồi dậy. - Đẩy một tay                                                            9                                                
  10.                                                          - Nằm sấp chuyển về tư thế ngồi xổm và nhẩy lên cao - Nằm ngửa gập bụng - Nhảy tại chỗ bằng hai chân cùng một lúc ngối chạm ngực. - Nằm sấp nâng đầu và chân cùng một lúc. - Đứng lên ngồi xuống hai tay có tạ 5 cân. - Nhảy lò cò 1 chân - Bật xa tại chỗ, nhảy 3 bước, 5 bước. - Các bài tập khác…. Các bài tập phát triển sức nhanh - Chạy nhanh tại chỗ 5­ 15s, xuất phát thấp và cao. - Chạy tăng tốc và chạy tốc độ cao 20­30 m. - Chạy nhanh lặp lại 30 ­100m. - Chạy nhanh trong trò chơi. Các bài tập phát triển chung Chạy nhanh kết hợp với đi bộ, chạy việt dã trên địa hình tự nhiên, chạy   tốc độ  đồng đều 2,5­3m/s, chạy đuổi nhau. Các bài tập bổ  trợ  chuyên mônở  giai đoạn 50­60m với tốc độ  4­ 4,5 m/s xen kẽ  với các đoạn 100 m chạy  chậm với tốc độ  2m/s. chạy đuổi nhau. Các bài tập bổ  trợ  chuyên môn  ở  đoạn 50­60m. Các bài tập cơ bản + Môn bóng bàn - Tập các bài tập cơ  bản bằng tay không 50 đôi công phải, 50 lần  đôi công trái không bóng trong các buổi tập. - Di chuyển các bước đơn, đôi không bóng 40 lần - Tập các bài tập phát bóng không bóng 100 lần - Tập các bài tập cơ  bản bằng tay không 50 đôi công phải, 50 lần  đôi công trái có bóng trong các buổi tập. - Di chuyển các bước đơn, đôi có bóng 50 lần - Tập các bài tập phát bóng có bóng 100 lần Tập nâng cao - Tập giật bóng  - Đập bóng bổng - Tập cắt bóng - Thi đấu… + Môn Câu lông - Tập các bài tập cơ bản bằng tay không 50 phát phải, 50 phát trái  tayvào các buổi tập - Di chuyển các bước đơn, đôi không cầu 50 lần. - Tập các bài tập cơ bản bằng tay không 50 phát phải, 50 lần phát  trái tay có cầu 1 buổi tập. - Di chuyển các bước đơn, đôi có cầu 50 lần - Tập các bài tập phát cầu 100 lần                                                            10                                                
  11.                                                          Tập nâng cao - Tập đập cầu - Tập phông cầu - Tập cắt cầu - Thi đấu… + Môn Đá cầu - Tập các bài tập cơ  bản bằng má trong, má ngoài 100 lần không  cầu trong các buổi tập. - Di chuyển các bước đơn, đôi không cầu50 lần - Tập các bài tập phát cầu bằng chân thuận - Tập các bài tập cơ bản tâng cầu hai chân trong các buổi tập. - Di chuyển các bước đơn, đôi có cầu 70 lần - Tập các bài tập phát cầu tấn công Tập nâng cao - Tập phát cầu tấn công - Tập bỏ nhỏ - Tập đỡ bằng ngực - Thi đấu…. 2.1.2. CƠ CẤU NỘI DUNG MỘT BUỔI TẬP Một buổi tập gồm ba phần a.Mở đầu: ­ Bao gồm phần chuẩn bị và khổi động 8­10  phút - Giáo viên nhận lớp,phổ biến nội dung yêu cầu của bài, giới thiệu   giáo viên dự giờ (nếu có). - Kiểm tra bài cũ - Cho học sinh khởi động nhẹ nhàng bằng các hình thức khác nhau  ở mỗi bài tập để tạo không khí thoải mái vui tươi đầu giờ bằng  các trò chơi hoặc các hình thức khác - Ví dụ:  Đội hình vòng tròn …           + HS                                                                                          + HS                                                                                                                                                        * GV b. Pbần cơ bản:  Đây là phần chính của bài khoảng 30 ­32 phút. - Trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản về  bài học của từng   tiết học, sử dụng trảnh ảnh hay dụng cụ tập luyện mục tiêu của                                                             11                                                
  12.                                                          giờ học phát huy được tính tích cực hoạt động của học sinh, giáo  viên cần hướng cho học sinh học mà chơi, chơi mà học để từ đó  học sinh cuốn hút vào các hoạt động đó.  - Giáo viên có thể  chuẩn bị  bài bằng mmột số  trò chơi đơn giản  dẫn dắt học sinh đi từ  lượng vận động nhẹ  nhàng chuyển sang  bài học cụ thể mà học sinh đi vào trọng tâm của bài một các say   xưa tích cực tập luyện. - Trong các giờ học chính khoá giáo viên phát hiện những em có tố  chất về thể thao để bồi dưỡng huấn luyện vào các môn thể thao  cụ thể thêm vào các buổi ngoại khoá.  C.Kết thúc :    Từ 3­5 phút - Củng cố lại bài đã học bằng các gọi một số em lên thực hiện bài  học sau đó giáo viên nhận xét tuyên dương học sinh xuất sắc  trong tiết học. - sau đó cho các em tập thể  lực bằng các bài tập phát huy sức   mạnh của môn thể thao đang học. - Nhắc nhở bài học rút kinh nghiệm và ra bài tập về nhà - Xuống lớp. +   Các   phương   phát   cơ   bản   trong   giảng   dạy:   Chủ   yếu   bằng  phương pháp vừa là mẫu vừa giảng giải. + Như  vậy mọi chi tiết hình  ảnh minh hoạ  được giáo viên triển  khai triệt để  với nhiều loại hình rèn luyện đưa được lượng vận  động trong giờ học đạt kết quả cao mà không đơn điệu. III. 3 > CHƯƠNG III – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ­ KẾT QUẢ CỦA NGHIÊN CỨU III. 3 .1>. Kết quả thực nghiệm và so sánh đối chứng. Qua quá trình thực hiện đề  tài trong hai năm học kết quả  thu  được rất khả quan so với tình trạng thực tế lúc ban đầu,nhìn chung ó  xu hướng phát triểnvề  kỹ  thuật cá nhân cũng như  thể  lực của học  sinh,  Độ linh hoạt khéo léo cũng tăng theo Ví dụ: Đội tuyển bóng đá thiếu niên của trướngau một năm đấu   tập luyện thể lực qua tập luyện cũng tăng nên rõ rệt: Sức bền trong  thi đấu tăng tôt hơn, kỹ thuật linh hoạt khéo léo hơn.  *Về thực tế kiểm tra sức khoẻ cuối năm huấn luyện thứ nhất đạt: Giỏi:          15% Khá:           33% Trung bình:  45% Yếu đạt:        8%                                                            12                                                
  13.                                                          Sang năm thứ hai kết quả tăng lên rõ rệt cụ thể đạt: Giỏi:          25% Khá:           63% Trung bình:  12% Yếu đạt:       0% Ngoài Kiểm tra thực tế từng vận động viên ở năm cuối. Trong năm học  2007­ 2008 với sự lỗ lực tập luyện của thầy và trò của Trường THCS Mạo  Khê II đã đạt được một số thành tích rất cao trong giải hội khoẻ phu đổng  của Trường, Huyện, Tỉnh vừa qua. Cụ  thể  đạt giải nhì cấp huyện môn Bóng đá, Giải nhất môn Bóng bàn,   Giải Nhất môn đá cầu, Giải nhì môn cầu lông, Giải nhất môn cờ vua… + Trong đó môn Đá cầu có 4 em đựoc giải Huyện – 1 em đạt huy chương   Bạc cấp Tỉnh. + Môn Cờ  vua được 5 đạt giải Huyện – 1 em đạt huy chương Vàng cấp   Tỉnh. + Môn Câu lông  được 5 đạt giải Huyện – 3 em đạt huy chương Vàng cấp   Tỉnh. + Môn Bóng đá được 20 đạt giải Huyện – 6 em đạt huy chương  cấp Tỉnh.  + Môn  Bóng bàn đạt được 9 đạt giải Huyện – 11 em đạt huy chương 4   Vàng  2 bạc và 5 đồng cấp Tỉnh. Tổng là 22 bộ huy chương các loại trong Hội khoẻ TDTT vừa qua.  Nói chung phong trào TDTT của Trường THCS Moạ khê II luôn được  duy trì và phát triển mạnh mẽ, thông qua các hoạt động các câu lạc bộ  Thể  thao yêu thích của trường, được nhà trường phát động các em học sinh hăng  say hoạt động thể thao chúng tôi không quản ngại luoon duy trì đều đặn các  câu lạc bộ  với tinh thần đoàn kết, phẩm chất đạo đức, dũng cảm, tinh thần  đồng đội cao.  Chúng tôi thường xuyên  tổ chức hoạt đông TDTT theo chủ đề của nhà  Trường như 20/11, 22/12, 26/3… thi đấu các môn thể thoa giữa các khối lớp,  tạo không khí vui tươi lành mạnh và bổ ích cho các em. Góp phần thúc đẩy tốt các môn học khác, tạo điều kiện tốt cho các  hoạt động giáo dục và đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa theo mục tiêu  của Đảng đề ra. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ  IV.1> KẾT LUẬN a.Để thực hiện đề tài thành công trước hết tôi phải kết hợp chặt   chẽ  giữa giáo viên  bộ môn, giáo viên chủ nhiệm với nhà trường và gia   đình, phát huy đẩy amnhj các hoạt động các nhân, tập thể và tổ chức thi   đấu gây hưng pphấn, hứng thú cho học sinh, đưa học sinh vào hoạt                                                             13                                                
  14.                                                          động học tập, rèn luyện một cách tích cực và tập luyện nột các tự phát  đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao gia đình. b.Phát hiện những vận động viên trẻ thực sự có năng khiếu và tố  chất thể thao thành một đội tuyển và bồi dưỡng đội tuyển thi đấu. c.Giáo viên giảng dạy, và huấn luyện phải thực sự  đam mê với  công việc, không ngừng tìm tòi bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn từ đó  phát huy đảm bảo và phù hợp nhiều mặt với sự phát triển giáo dục thể  chất con người mơíi xã hội chủ nghĩa.  IV.1.2. >NHỮNG KIẾN NGHỊ  SAU QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU  ĐỀ TÀI Để phát triển tốt về giáo dục thể chất cho học sinh và đạt được thành   tích cao trong các môn thi đấu, điều quan trọng phải đảm bảo được thời  gian, các chế  độ  sinh hoạt nhu cầu về  điều kiện, dụng cụ, sân tập thời  gian tập luyện, ngoài ra chế độ kinh phí tập luyện của mỗi vận động viên,   huấn luyện viên trước, trong và sau khi thi đấu phải được đảm bảo.  Hiện tại về cơ sở dụng cụ, sân tập tại trường tương đối đảm bảo cho  chúng tôi giảng dạy, nhưng về mặt thời gian của học sinh tập luyện còn  hạn chế, và chế  độ  bồi dưỡng kinh phí cho mỗi vận động viên, huấn  luyện viên trước, trong và sau khi thi đấu còn hạn hẹp, vật chất đảm bảo,   điều kiện tốt, sức khoẻ tốt và kết quả các giải được tốt hơn. Muốn được như vậy đề nghị các cấp từ trường sở tại tới các trung tâm   thể thao của Huyện, Tỉnh cần quan tâm hơn nữa và động viên khen thưởng  kịp thời tới các vận động viên và huấn luận viên, không nên coi nhẹ  thể  thao trong học đường vì: Bác đã từng nói “ Sức khoẻ là vốn quý giá nhất   của con người, có sức khoẻ  là có tất cả…”  Đào tạo bồi dưỡng những  đơn vị có thành tích kém, khuyến khích các đơn vị có thành tích cao để duy  trì và phát triển nên thể  thao Việt Nam vững bước trên con đường hội  nhập.% V. TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC V.1>. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Sách giáo khoa Thể dục 7. NXB Giáo dục – Trần Lâm Đồng ­Vũ Học  Hải – Vũ Bích Huệ – 2003 2. Sách giáo khoa Thể  dục 8. NXBGD, 1998Lê kim Dung – Tạ  Hoàng  Long – 1987. 3. Sách giáo khoa Thể dục 9 NXBGD, 1999. Trần Lâm Đồng­ Vũ Đào  Hùng. 4.  Hướng   dẫn   giảng   dạy   TDTT   Trường   phổ   thông   cấp   2,   NXB  TDTT, 1977. 5. Đỗ Chỉ – Nguyễn Hiển, Em tập đá cầu, NXB TDTT, 1994. 6.   Vũ   Thị   Thanh   Bình   –   Phạm   Phương   Nga,   Sinh   lí   học   TDTT,  NXBGD, 1998.                                                            14                                                
  15.                                                          7.Vũ Thị Thanh Bình – Lê Quý Phương – Nông Thị Hồng “Vệ sinh và y   học TDTT” NXBGD, 1998. 8.     Nguyễn Mậu Loan,  Giáo Trình lí luận và phương pháp dạy học   TDTT NXBGD, 1998. 9. Uỷ banTDTT, Luật đá cầu, NXB TDTT, 2003 10. Uỷ ban TDTT, Luật Bóng bàn, NXB TDTT, 2006 11. Uỷ ban TDTT, Luật Cầu Lông, NXB TDTT,2006 12. Sách hướng dẫn tập luyên Bóng bàn, NXB TDTT, 2002. 13. Sách hướng dẫn tập luyện Cầu lông, NXB TDTT, 2205. 14.Trần Kiều, Đổi mới PPDH THCS, Viện KHGD,1999. 15.Đặng Đức Thao – Phạm Nguyên Phùng,  Thể  dục cơ  bản và thể   dục thực dụng, NXBGD, 1998. V1.2>. PHẦN MỤC LỤC                                                                    Trang ­ Sơ yếu lý lịch                                                                                          1 I> Phần mở đầu                                                                              2 I.1 Lý do chon đề tài                                                                                 2 I.2. Mục đích nghiên cứu                                                                          3 I.3. Thời gian ­ địa điểm                                                                            4 I.4. Đóng góp mới về mặt lý luận, về mặy thực tiễn                                 4 II. Phần nội dung                                                                                       5 II.2. Quá trình thực hiện đề tài                                                                  5 II.2.1.Khảo sát thực tế khi thưch hiện đề tài                                              5 II.2.1.1.Những biện phát thực hiện                                                            7 II.2.1.2. Cơ cấu nội dung một buổi tập                                                      10 III.3. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu – kết quả nghiên cứu.             12 III.3.1. Kết quả thực nghiệmvà so sánh đối chứng                                    12 IV.4. Kết luận và kiến nghị                                                                       13 IV.4.1. Kết luận                                                                                         14 IV.4.2. Kiến nghị                                                                                       14 V. Tài liệu tnam khảo.                                                                               15 VI. Mục lục                                                                                               16.                                                            15                                                
  16.                                                          Ý kiến nhận xét đánh giá và xếp loại  ý kiÕn nhËn xÐt ®¸nh gi¸ vµ Hội đồng khoa học cấp  xÕp lo¹i Phòng  GD ­ ĐT Huyện Đông Triều Héi ®ång khoa häc cÊp Trêng CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Chñ tÞch héi ®ång (Ký tªn, ®ãng dÊu) (Ký tªn, ®ãng dÊu)                                                            16                                                
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0