intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông đến học sinh trường THPT Tân Kỳ, thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

11
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm tìm hiểu một số vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài như hiệu ứng đám đông, đặc điểm của đám đông; Tìm hiểu và đánh giá về hành vi, nhận thức, mức độ hiểu biết hiệu ứng đám đông của học sinh THPT Tân Kỳ; Đề xuất giải pháp phù hợp giúp phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế, ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của hiệu ứng đám đông giúp học sinh có nhận thức và hành vi đúng đắn hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông đến học sinh trường THPT Tân Kỳ, thực trạng và giải pháp

  1. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƢỜNG THPT TÂN KỲ SÁNG KIẾN Đề tài: ẢNH HƢỞNG CỦA HIỆU ỨNG ĐÁM ĐÔNG ĐẾN HỌC SINH TRƢỜNG THPT TÂN KỲ, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TÁC GIẢ: Nguyễn Thị Ngọc (Trƣờng THPT Tân Kỳ) Nguyễn Đình Vinh (Trƣờng THPT Tân Kỳ) Đậu Minh Nghĩa (Trƣờng THPT Tân Kỳ) (Lĩnh vực: Kỹ năng sống) Năm thực hiện: 2023
  2. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Tính mới của đề tài ........................................................................................ 1 3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................ 2 4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận ............................................................. 2 4.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết ................................................... 2 4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn .......................................................... 2 4.4. Các phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................ 2 4.5. Phƣơng pháp phỏng vấn .......................................................................... 3 4.6. Phƣơng pháp thực nghiệm ....................................................................... 3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................ 4 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ẢNH HƢỞNG CỦA HIỆU ỨNG ĐÁM ĐÔNG ĐẾN HỌC SINH TRƢỜNG THPT TÂN KỲ......................... 4 1.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................. 4 1.1.1. Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài......................................................... 4 1.1.1.1. Khái niệm đám đông .......................................................................... 4 1.1.1.2. Khái niệm nhận thức .......................................................................... 4 1.1.1.3. Khái niệm hành vi ............................................................................. 4 1.1.1.4. Khái niệm hiệu ứng đám đông ........................................................... 4 1.1.1.5. Đặc điểm của đám đông..................................................................... 4 1.1.1.6. Mặt tích cực và tiêu cực của hiệu ứng đám đông .............................. 5 1.1.2. Cơ sở thực tiễn đề tài ............................................................................ 7 1.1.2.1. Ở nƣớc ngoài ...................................................................................... 7 1.1.2.2. Ở Việt Nam ........................................................................................ 7 1.2. Ý nghĩa của đề tài........................................................................................ 7 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA HIỆU ỨNG ĐÁM ĐÔNG ĐẾN HỌC SINH TRƢỜNG THPT TÂN KỲ ..................... 8 2.1. Thực trạng về ảnh hƣởng của hiệu ứng đám đông đến HS trƣờng THPT Tân Kỳ ....................................................................................................................... 8 2.1.1. Thuận lợi ............................................................................................... 8 2.1.2. Khó khăn, hạn chế................................................................................. 8
  3. 2.2. Đánh giá chung thực trạng của hiệu ứng đám đông đến HS trƣờng THPT Tân Kỳ ................................................................................................................ 9 2.2.1. Thực trạng mức độ hiểu biết của học sinh trƣờng THPT Tân Kỳ về hiệu ứng đám đông.......................................................................................... 9 2.2.2. Đánh giá thực trạng mức độ hiểu biết của học sinh trƣờng THPT Tân Kỳ về ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực của hiệu ứng đám đông .................... 10 2.2.3. Về ảnh hƣởng của hiệu ứng đám đông đến học sinh trƣờng THPT Tân Kỳ .................................................................................................................. 11 2.2.4. Những biểu hiện về sự ảnh hƣởng của hiệu ứng đám đông đến học sinh trƣờng THPT Tân Kỳ ............................................................................ 12 2.2.5. Thái độ của học sinh trƣờng THPT Tân Kỳ đối với ảnh hƣởng của hiệu ứng đám đông........................................................................................ 15 2.2.6. Nguyên nhân khiến học sinh chịu ảnh hƣởng bởi hiệu ứng đám đông ....................................................................................................................... 16 2.3. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và phát huy tác động tích cực của hiệu ứng đám đông đến học sinh trƣờng THPT Tân Kỳ- Tỉnh Nghệ An. .......................................................................................................... 17 2.3.1. Tuyên truyền cho các em HS nhận thức đúng đắn về ảnh hƣởng của hiệu ứng đám đông qua các buổi sinh hoạt đoàn thƣờng kỳ tại nhà trƣờng....... 17 2.3.2. Tổ chức cuộc thi tuyên truyền bằng hình thức hùng biện với chủ đề “Hiệu ứng đám đông, thực trạng và giải pháp” ............................................ 22 2.3.3.Tổ chức giáo dục kỹ năng về ảnh hƣởng của đám đông thông qua tiết thực hành ngoại khóa môn văn ............................................................. 25 2.3.4. Phát huy hiệu quả vai trò của các thành viên tổ tƣ vấn tâm lý trong việc phát hiện, ngăn chặn những tác động tiêu cực và phát huy mặt tích cực của hiệu ứng đám đông ................................................................................. 29 2.3.5. Khai thác hiệu quả ảnh hƣởng của hiệu ứng đám đông giúp lan tỏa những điều tích cực trong môi trƣờng học đƣờng ........................................ 33 2.3.6. Tổ chức trang page và group kín trên facebook để trao đổi ảnh hƣởng của hiệu ứng đám đông ................................................................................. 34 2.3.7. Thành lập CLB “Bạn giúp bạn” trong nhà trƣờng.............................. 35 2.4. khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đã đề xuất nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và phát huy tác động tích cực của hiệu ứng đám đông đến học sinh trƣờng THPT Tân Kỳ - Tỉnh Nghệ An. ...................................... 37 2.4.1. Mục đích khảo sát ............................................................................... 37 2.4.2. Nội dung và phƣơng pháp khảo sát .................................................... 37 2.4.3. Phƣơng pháp khảo sát và thang đánh giá ........................................... 37 2.4.4. Đối tƣợng khảo sát ................................................................................ 37
  4. 2.4.2.1. Tính cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất ....................................... 38 2.4.2.2. Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất........................................... 39 CHƢƠNG III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC SAU KHI ÁP DỤNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA HIỆU ỨNG ĐÁM ĐÔNG ĐẾN HỌC SINH TRƢỜNG THPT TÂN KỲ ................................................................................. 40 3.1. Thử nghiệm tác động một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và phát huy tác động tích cực của hiệu ứng đám đông đến học sinh trƣờng THPT Tân Kỳ- Tỉnh Nghệ An. ........................................................................ 40 3.1.1. Mục đích thử nghiệm .......................................................................... 40 3.1.2. Nội dung thử nghiệm. ......................................................................... 40 3.2. Đánh giá chung kết quả thực trạng sau khi áp dụng một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và phát huy tác động tích cực của hiệu ứng đám đông đến học sinh trƣờng THPT Tân Kỳ- Tỉnh Nghệ An” ............................. 42 3.2.1. Nhận thức và ứng xử của HS trƣờng THPT Tân Kỳ về ảnh hƣởng của đám đông ....................................................................................................... 42 3.2.2. Mức độ nhận thức về ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực của hiệu ứng đám đông đến học sinh trƣờng THPT Tân Kỳ ............................................. 43 3.2.3. Ứng xử của học sinh trƣờng THPT Tân Kỳ với ảnh hƣởng của đám đông ....................................................................................................................... 44 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 46 1. Kết luận ........................................................................................................ 46 1.1. Quá trình nghiên cứu đề tài.................................................................... 46 1.2. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................. 47 1.3. Phạm vi ứng dụng ................................................................................. 47 2. Kiến nghị ...................................................................................................... 48 2.1. Đối với sở GD&ĐT Nghệ An ................................................................ 48 2.2. Đối với nhà trƣờng: ................................................................................ 48 2.3. Đối với các bậc phụ huynh .................................................................... 49 2.4. Đối với giáo viên và học sinh ................................................................ 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 50 PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Viết tắt Nội dung 1 BCH Ban chấp hành 2 BGD & ĐT Bộ giáo dục và Đào tạo 3 GV Giáo viên 4 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 5 HS Học sinh 6 KN Kỹ năng 7 KNS Kỹ năng sống 8 NGLL Ngoài giờ lên lớp 9 SGD & ĐT Sở giáo dục và Đào tạo 10 THPT Trung học phổ thông
  6. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Không ai sống trên thế giới chỉ với bản thân mình. Xung quanh chúng ta là cộng đồng xã hội đƣợc tạo nên bởi nhiều đám đông. Vì vậy việc chịu ảnh hƣởng của hiệu ứng đám đông là điều đƣơng nhiên và có thể coi đây là một cách để cá nhân tƣơng tác với xã hội. Hiện nay nhân loại đang tiến vào văn minh trí tuệ, sự bùng nổ thông tin nhƣ các trang mạng xã hội diễn ra trên toàn cầu. Và học sinh THPT cũng không nằm ngoài guồng quay ấy với những nhu cầu về trao đổi thông tin, giải trí, học tập... hay có những xu hƣớng, trào lƣu trên mạng xã hội ngày một gia tăng. Từ trào lƣu thời trang Hàn Quốc, đến trào lƣu chụp ảnh Selfie,….Ngay cả chuyện học hành cũng trở thành trào lƣu. Tâm lý đám đông cũng để lại những tác hại nghiêm trọng nhất là với giới trẻ. Nhiều em chạy theo đám đông thích a dua, nhiều ngƣời cùng tham gia một sự việc nhƣng hoàn toàn khôsg có chính kiến, không hiểu bản chất của sự việc. Họ chiếm ƣu thế về số lƣợng nhƣng không có sự liên kết thực sự nên không tạo nên sức mạnh bền vững mà chỉ là sức mạnh nhất thời, có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Tác hại của lối sống chạy theo đám đông: hình thành thói quen xấu chỉ biết làm theo ngƣời khác, biến con ngƣời thành những ngƣời thiếu bản lĩnh, dễ bị lôi kéo, kích động, mất đi cá tính riêng, thiếu tính tiên phong. Có thể do các em chƣa có kinh nghiệm sống và kiến thức xã hội về các vấn đề mà các em bất ngờ gặp phải. Sự bùng nổ thông tin nhƣ hiện nay, nhất là mạng xã hội cũng góp phần tiếp tay cho các em thể hiện cảm xúc của mình trong tích tắc. Vì vậy, các em dễ bị cuốn theo “tâm lý đám đông”, “hùa theo” những vấn đề nóng của xã hội một cách vô thức. Có thể nói tâm lí đám đông là một hiện tƣợng tâm lí khách quan, nó không xấu cũng không tốt. Tâm lí này tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào việc chúng ta biết khai thác nó ở khía cạnh nào, nhằm mục đích gì. Nếu sử dụng tâm lí đám đông để khuyến khích mọi ngƣời tham gia làm việc thiên, việc có ích cho cộng đồng, xã hội thì là tốt. Ngƣợc lại lôi kéo mọi ngƣời trong đám đông làm việc xấu thì vô cùng nguy hiểm. Hiệu ứng đám đông có ở mọi lứa tuổi song ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông thì tâm lí đám đông có tác động mạnh hơn. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông đến học sinh trường THPT Tân Kỳ, thực trạng và giải pháp” làm nội dung nghiên cứu của mình. 2. Tính mới của đề tài - Chỉ ra thực trạng mức độ hiểu biết về hiệu ứng đám đông của học sinh - Đi sâu nghiên cứu và cung cấp giải pháp hữu hiệu trong việc nâng cao mức độ hiểu biết về hiệu ứng đám đông phát huy những ảnh hƣởng tích cực và hạn chế, 1
  7. ngăn chặn những ảnh hƣởng tiêu cực của hiệu ứng đám đông giúp học sinh có nhận thức và hành vi đúng đắn hơn. 3. Mục đích nghiên cứu 3.1.Tìm hiểu một số vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài nhƣ hiệu ứng đám đông, đặc điểm của đám đông. 3.2.Tìm hiểu và đánh giá về hành vi, nhận thức, mức độ hiểu biết hiệu ứng đám đông của học sinh THPT Tân Kỳ. 3.3. Đề xuất giải pháp phù hợp giúp phát huy những ảnh hƣởng tích cực và hạn chế, ngăn chặn những ảnh hƣởng tiêu cực của hiệu ứng đám đông giúp học sinh có nhận thức và hành vi đúng đắn hơn. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Chúng tôi đã đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận bao gồm: - Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp nhiều tài liệu liên quan. - Phƣơng pháp khái quát hóa những nhận định độc lập. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Dự án sử dụng các phƣơng pháp: phân tích và tổng hợp lý thuyết - Các phƣơng pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết đƣợc sử dụng trong nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu đã có trên thế giới và Việt Nam liên quan đến đề tài. 4.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Dự án sử dụng các phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, trắc nghiệm chẩn đoán nhân cách bằng hình ảnh và phƣơng pháp thực nghiệm. - Các phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu đƣợc sử dụng để khảo sát ảnh hƣởng của hiệu ứng đám đông ở HS THPT Tân Kỳ. Điều này đƣợc khảo sát ở các phƣơng diện: + Mức độ và hình thức phổ biến + Nhận thức, thái độ và ứng xử của HS THPT Tân Kỳ với đám đông + Các ảnh hƣởng tích cực cũng nhƣ tiêu cực của đám đông - Phƣơng pháp thực nghiệm: sử dụng để kiểm tra kết quả tác động của các giải pháp. Điều tra bằng bảng hỏi đƣợc sử dụng trong đánh giá hiệu quả của biện pháp tác động mà dự án thực hiện. 4.4. Các phương pháp xử lý số liệu 2
  8. Các số liệu thu thập đƣợc đƣợc xử lý bằng các phƣơng pháp thống kê toán thông qua phần mềm tính toán microsoft excel 2010. - Tính phổ biến ảnh hƣởng của hiệu ứng đám đông trong HS THPT Tân Kỳ đƣợc tính toán qua tần suất HS chịu ảnh hƣởng. - Xử lí số liệu điều tra định tính: Thông tin thu đƣợc từ phƣơng pháp quan sát và phỏng vấn. Các thông tin đƣợc phân loại với từng loại khách thể nghiên cứu. - Xử lí số liệu điều tra định lƣợng: Phân tích, thống kê, mô tả thông qua tần suất, điểm trung bình và chỉ số phần trăm. - Sử dụng phần mềm Google Form để tiến hành khảo sát, kết hợp với phần mềm microsoft Excel 2010 để tính điểm trung bình X nhằm khảo sát về tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đƣợc đề xuất 4.5. Phương pháp phỏng vấn - Mục đích: Kiểm tra nhanh về kiến thức, nhận thức của học sinh về hiệu ứng đám đông - Cách tiến hành: + Soạn các câu hỏi dự kiến. + Phỏng vấn trực tiếp học sinh. - Kết quả: Đánh giá đƣợc mức độ hiểu biết của học sinh về hiệu ứng đám đông 4.6. Phương pháp thực nghiệm - Mục đích: Kiểm chứng kết quả của giải pháp nâng cao mức độ hiểu biết hiệu ứng đám đông - Cách thực hiện: + Bƣớc 1: Nhóm tác giả tiến hành phát phiếu điều tra mức độ hiểu biết hiệu ứng đám đông (lần 1). + Bƣớc 2: Tiến hành các giải pháp tuyên truyền, phổ biến hiểu biết về hiệu ứng đám đông + Bƣớc 3: Phát phiếu điều tra lần 2, tiến hành đối chứng, so sánh kết quả với lần phát phiếu điều tra trƣớc đó. - Kết quả: Qua thực nghiệm cho thấy đƣợc hiệu quả rõ rệt của việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về hiệu ứng đám đông. Từ đó, giúp chúng tôi đánh giá đƣợc tầm quan trọng và đề ra những giải pháp nâng cao mức độ hiểu biết hiệu ứng đám đông. 3
  9. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ẢNH HƢỞNG CỦA HIỆU ỨNG ĐÁM ĐÔNG ĐẾN HỌC SINH TRƢỜNG THPT TÂN KỲ 1.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài 1.1.1. Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài 1.1.1.1. Khái niệm đám đông Đám đông là một nhóm lớn những ngƣời đƣợc tập hợp hoặc đƣợc xem xét cùng với nhau. Một đám đông có thể đƣợc xác định thông qua một mục đích chung hoặc một bộ cảm xúc, chẳng hạn nhƣ tại một cuộc biểu tình chính trị, một sự kiện thể thao (điều này đƣợc gọi là đám đông tâm lý), hoặc đơn giản có thể đƣợc tạo thành từ nhiều ngƣời kinh doanh trong một khu vực bận rộn. Thuật ngữ "đám đông" đôi khi có thể nói đến các mệnh lệnh thấp hơn của mọi ngƣời nói chung1. 1.1.1.2. Khái niệm nhận thức Nhận thức (tiếng Anh: cognition) là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các quy trình nhƣ là tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ƣớc lƣợng, lý luận, tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đƣa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ. Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam", nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con ngƣời, nhờ đó con ngƣời tƣ duy và không ngừng tiến đến gần khách thể.2 1.1.1.3. Khái niệm hành vi Hành vi "là một chuỗi các hành động lặp đi lặp lại. Hành động là toàn thể những hoạt động (phản ứng, cách ứng xử) của cơ thể, có mục đích cụ thể là nhằm đáp ứng lại kích thích ngoại giới" là hành động hoặc phản ứng của đối tƣợng (khách thể) hoặc sinh vật, thƣờng sử dụng trong sự tác động đến môi trƣờng, xã hội. Hành vi có thể thuộc về ý thức, tiềm thức, công khai hay bí mật, và tự giác hoặc không tự giác. Hành vi là một giá trị có thể thay đổi qua thời gian. (Theo Wikipedia.vn) 1.1.1.4. Khái niệm hiệu ứng đám đông Hiệu ứng đám đông là một hiện tƣợng mà trong đó cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ, lời nói, thái độ, hành vi của một cá nhân bị tác động rất lớn bởi những ngƣời bên ngoài, sự tác động đó lớn tới mức cá nhân có thể “đánh mất chính mình”, có những cảm xúc, thái độ, hành vi mà lúc ở một mình họ không thể nào có đƣợc3. 1.1.1.5. Đặc điểm của đám đông 1 https://lagi.wiki/dam-dong 2 https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%ADn_th%E1%BB%A9c 3 https://bizfly.vn/techblog/hieu-ung-dam-dong.html 4
  10. Đám đông có nhiều tính chất: tính bốc hiện của một thể chất đang ở giai đoạn phát triển thấp, không thể tƣ duy một cách lôgic, thiếu khả năng phán quyết và đầu óc suy luận, tính phóng đại của tình cảm và nhiều thứ khác nữa, là những biểu quan sát thấy ở hoang thú hoặc trẻ nhỏ4. - Tính bốc đồng, tính dễ thay đổi, tính dễ bị kích thích của đám đông Đám đông hầu nhƣ chủ yếu bị điều khiển bởi sự vô thức. Hành độngcủa họ bị điều khiển bởi hệ thần kinh thực vật nhiều hơn là bởi não bộ. Những hành động đƣợc thực hiện xét về mặt trọn vẹn có thể là hoàn hảo, nhƣng do bởi chúng không đƣợc điều khiển bởi não bộ cho nên mỗi cá nhân hành động tùy theo những kích thích ngẫu nhiên. Một ngƣời độc lập cũng có thể phải chịu cùng những tác động giống nhƣ đám đông nhƣng đƣợc bộ não của nó chỉ cho thấy những hậu quả bất lợi nếu phục tùng những sự kích động này nên nó đã không tuân theo. Tâm lý học giải thích điều này nhƣ sau, ngƣời độc lập có khả năng chế ngự những cảm tính của nó, đám đông thì không có khả năng nhƣ vậy. - Tính dễ bị gợi ý và tính nhẹ dạ của đám đông Tính chất này lây lan rất mạnh ở mọi chỗ có đông ngƣời tụ tập, nguyên nhân của nó đƣợc giải thích bởi sự định hƣớng cực nhanh của tâm tƣ tình cảm theo một chiều nào đó. Ngay cả lúc ngƣời ta tƣởng rằng giữa đám đông không hề có một thứ liên kết nào, thƣờng cũng là lúc nó đang ở trong tình trạng căng thẳng chờ đợi, thuận lợi cho việc tiếp nhận một gợi ý nào đó vào nó. Gợi ý cụ thể đầu tiên sẽ đƣợc thông báo đến tất cả các bộ não qua đƣờng lây nhiễm và xác định lập tức hƣớng tình cảm của đám đông. Trong nội tâm của những ngƣời bị gợi ý xuất hiện một sự thúc dục phải biến nhanh ý tƣởng thành hành động. Tất cả phụ thuộc vào kiểu kích thích, không còn nhƣ trong trƣờng hợp của một ngƣời độc lập, tùy thuộc vào những mối quan hệ giữa hành động bị thúc ép và chuẩn mực của lý trí nó có thể cƣỡng lại việc thực thi hành động đó. - Tính phóng đại và tính đơn giản của tình cảm đám đông Tất cả các tình cảm tốt và xấu mà đám đông thể hiện ra có hai đặc điểm chính: chúng rất đơn giản và rất phóng đại. Sự dữ dội trong tình cảm đám đông đƣợc hợp lại đặc biệt từ những con ngƣời khác biệt, sẽ gia tăng mạnh mẽ bởi do thiếu vắng bất kỳ một sự chịu trách nhiệm nào. Việc chắc chắn không bị trừng phạt, là cái gia tăng với độ lớn của đám đông, và ý thức về bạo lực có ý nghĩa trong giây lát quyết định bởi đám đông, đã đem lại cho tất cả mọi ngƣời những tình cảm và hành động mà một ngƣời độc lập khó có thể có đƣợc. Đó chính là đặc tính phóng đại và tính đơn giản của đám đông. 1.1.1.6. Mặt tích cực và tiêu cực của hiệu ứng đám đông - Mặt tích cực: 4 http://dulieu.tailieuhoctap.vn/books/giao-duc-dai-cuong/tam-ly hoc/file_goc_773242.pdf 5
  11. Hiệu ứng đám đông có thể tạo ra tác dụng tích cực nhƣ động viên, khích lệ con ngƣời vƣơn lên, đạt đƣợc những kết quả tốt đẹp hơn. Khi sự ghi nhận, khi sự tin tƣởng không chỉ đến từ một cá nhân mà từ cả tập thể, nó sẽ có sức mạnh liên kết thực sự, thôi thúc con ngƣời, thậm chí tạo ra áp lực buộc con ngƣời phải không ngừng nỗ lực để xứng đáng với sự đánh giá đó, xứng đáng đƣợc là thành viên của tập thể đó. Hiệu ứng đám đông tích cực sẽ giúp con ngƣời kết nối với nhau; bắt kịp trào lƣu, xu hƣớng để tránh lạc hậu; đƣợc tƣ vấn và định hƣớng hành động đúng đắn; tập hợp đông đảo mọi ngƣời hƣởng ứng các phong trào tích cực của xã hội… Hiệu ứng đám đông là một công cụ vô cùng hiệu quả để phát động những hoạt động, phong trào có ích, tạo nên một làn sóng hƣởng ứng trong cộng đồng học sinh với những hiệu quả to lớn. Sự tác động của hiệu ứng đám đông có ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động học tập, cách sống, sự hƣớng nghiệp... của mỗi học sinh. Nếu mỗi học sinh có nhận thức rõ ràng đƣợc sự chi phối của đám đông đối với họ thì họ sẽ làm chủ đƣợc cuộc sống của mình, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn. - Mặt tiêu cực Chúng ta thƣờng chạy theo số đông nhƣng bản thân lại không suy nghĩ về ý nghĩa của sự việc. Theo nhận biết trong cuộc sống hằng ngày và những nghiên cứu của các nhà tâm lí học, nhân tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến ý kiến cá nhân mỗi ngƣời trong đám đông là có bao nhiêu ngƣời giữ ý kiến đó, chứ không phải bản chất của ý kiến đó nhƣ thế nào. Hiệu ứng đám đông làm mất đi cá tính riêng và sự kiên định ở mỗi cá nhân, từ bỏ sự kiên định, cá tính của mình khi chạy theo phong trào, bởi mỗi cá nhân không hiểu đƣợc tƣờng tận sự việc. Và đối với những điều ta không hiểu, không chắc chắn, ta thƣờng chạy theo đám đông. Ngƣời ta thƣờng có xu hƣớng cho rằng khi nhiều ngƣời cùng làm một việc gì đó, ắt hẳn phải có lý do. Vì vậy, đám đông có tầm ảnh hƣởng đến mỗi cá nhân ngày càng lớn mạnh. Sự chuyển biến của hiệu ứng đám đông theo hƣớng tiêu cực dẫn đến tâm lý ngại chia sẻ những suy nghĩ, tâm tƣ, ý tƣởng ngoài xã hội. Bởi chỉ cần một lời nói, hành động nhỏ lẻ đƣợc tƣơng tác, cộng hƣởng với hiệu ứng đám đông thì hậu quả gây ra nhiều khi sẽ thật khó lƣờng. Hiệu ứng đám đông nhƣ một lực lƣợng tinh nhuệ để thủ tiêu sự sáng suốt và ý thức của con ngƣời. Hiệu ứng đám đông tiêu cực làm mỗi ngƣời bị thủ tiêu chính kiến, tƣ duy độc lập, sự sáng tạo vì mải chạy theo đám đông. Điều này tất yếu sẽ khiến mỗi ngƣời trở thành cái bóng, không dám sống thật với chính mình, không làm chủ đƣợc bản thân và cuộc đời của mình, không biết mình thực sự muốn gì và cần phải làm gì, khiến cho mọi ngƣời không hiểu, không nắm bắt đƣợc bản chất cốt lõi của sự việc vì nó luôn bị che lấp bởi ý kiến của đám đông. Lúc đó lời đánh giá của số đông trở thành tiêu chuẩn của chân lý. Hiệu ứng đám đông có thể tạo ra phản ứng dây chuyền của những nội dung đánh giá phiến diện, thiếu khách quan đối với mỗi ngƣời. Một khi bị chi phối bởi sự sai lệch, “số đông” không còn đứng về phía lẽ phải, thì những nhận định, đánh giá của số đông về một cá nhân, hành động sẽ gây 6
  12. nên những hậu quả lớn. Nó có thể “dập tắt” mọi niềm tin, sự say mê, cố gắng, những mong muốn đƣợc cống hiến, đóng góp của con ngƣời thậm chí nghiêm trọng hơn là “giết chết” một con ngƣời. Nhƣ vậy tâm lý đám đông có thể là hiệu ứng tốt cũng có thể xấu tùy vào tính nhận thức, nếu biết lợi dụng khai thác sẽ tạo hiệu quả cao trong giáo dục, kinh doanh. Bản thân tâm lý đám đông là một hiện tƣợng tâm lý khách quan, nó không xấu cũng không tốt. Tâm lý này tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào việc chúng ta biết khai thác nó ở khía cạnh nào, nhằm mục đích gì. Nếu sử dụng tâm lý đám đông để khuyến khích mọi ngƣời tham gia làm việc thiện, việc có ích cho cộng đồng, xã hội, thì “nó” là tốt. Ngƣợc lại, lợi dụng nó để lôi kéo mọi ngƣời trong đám đông làm việc xấu, thì “nó” trở nên xấu. Học sinh THPT đang ở trong giai đoạn hoàn thiện, tâm sinh lý chƣa ổn định nên dễ có những hành động bốc đồng, theo cảm tính, dễ bị ảnh hƣởng bởi những yếu tố tác động từ bên ngoài. Vì vậy hiệu ứng đám đông có sức ảnh hƣởng vô cùng lớn đối với học sinh. 1.1.2. Cơ sở thực tiễn đề tài 1.1.2.1. Ở nước ngoài Ý tƣởng về một "suy nghĩ theo nhóm" hoặc "hành vi đám đông" lần đầu tiên đƣợc nhà tâm lý học xã hội Pháp Gabriel tarde và Gustave Le Bon đƣa ra vào thế kỷ 19. Hành vi bầy đàn trong xã hội loài ngƣời cũng đã đƣợc nghiên cứu bởi Sigmund Freud và Wilfred Trotter, ngƣời đã viết cuốn sách Bản năng bầy đàn trong thời bình và thời chiến (Herd Instinghits in Peace and War) là một tác phẩm kinh điển trong lĩnh vực tâm lý xã hội. Cuốn sách Lý thuyết về tầng lớp mới giàu (Theory of the Leisure Class) của nhà xã hội học và kinh tế học Thorstein Veblen minh họa cách một cá thể bắt chƣớc các thành viên của những nhóm có địa vị xã hội cao hơn mình trong hành vi tiêu dùng của họ. Gần đây, Malcolm Gladwell trong tác phẩm The Tipping Point, xem xét bằng cách nào mà các yếu tố về văn hóa, xã hội và kinh tế hội tụ để tạo ra các xu hƣớng trong hành vi ngƣời tiêu dùng. Trong năm 2004, nhà bình luận tài chính của tờ The New Yorker, James Suroweicki đã xuất bản tác phẩm “Trí tuệ đám đông” (The Wisdom of Crowds). (Trích Wikipedia). 1.1.2.2. Ở Việt Nam “Hiệu ứng đám đông” là một vấn đề nghiên cứu rất rộng, đã có nhiều nhà khoa học quan tâm về vấn đề này. Tuy vậy, trong nƣớc vẫn chƣa có công trình nghiên cứu chính thức nào về “Hiệu ứng đám đông” hay tƣơng tự, chỉ có một số bài viết phân tích về vấn đề này trên các trang báo mạng, blog, mạng xã hội,…Dự án của chúng tôi thực hiện “Ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông đến học sinh trường THPT Tân Kỳ, thực trạng và giải pháp” là vấn đề còn mới mẻ, chƣa có tác giả nào đề cập đến. 1.2. Ý nghĩa của đề tài 7
  13. Tìm hiểu thực trạng của hiệu ứng đám đông đối với học sinh tại trƣờng THPT Tân Kỳ. Từ đó có sơ sở đề xuất thử nghiệm một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hƣởng tích cực và hạn chế, ngăn chặn những ảnh hƣởng tiêu cực của hiệu ứng đám đông giúp học sinh có nhận thức và hành vi đúng đắn hơn. CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA HIỆU ỨNG ĐÁM ĐÔNG ĐẾN HỌC SINH TRƢỜNG THPT TÂN KỲ 2.1. Thực trạng về ảnh hƣởng của hiệu ứng đám đông đến HS trƣờng THPT Tân Kỳ 2.1.1. Thuận lợi - Hằng năm SGD&ĐT luôn có các văn bản hƣớng dẫn giáo dục cho HS kịp thời, giúp nhà trƣờng có cơ sở đề ra kế hoạch giáo dục HS từ đầu năm. - Nhà trƣờng có một tập thể sƣ phạm đoàn kết, công tác giáo dục kĩ năng sống HS luôn đƣợc coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các buổi họp hội đồng, giáo viên chủ nhiệm, tổ chuyên môn. - Trƣờng THPT Tân Kỳ thƣờng xuyên tổ chức các chƣơng trình, hoạt động ngoại khóa sinh động nhằm giáo dục đạo đức, nhân cách, KNS cho HS. - Nhà trƣờng đã giao cho nhóm giáo dục công dân, BCH đoàn trƣờng tiến hành lồng ghép giáo dục kĩ năng sống HS vào các buổi sinh hoạt đoàn thƣờng kỳ, hoạt động NGLL… có tính giáo dục cao, các tổ chuyên môn trong nhà trƣờng phối hợp đồng bộ trong công tác giáo dục kĩ năng sống cho HS. - Tập thể giáo viên có trình độ, nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm, đoàn kết nội bộ, có tinh thần học hỏi phấn đấu vƣơn lên. - Các hoạt động giáo dục kĩ năng sống HS luôn đƣợc các bậc phụ huynh quan tâm, giúp đỡ, góp phần không nhỏ nâng cao thành tích giáo dục chung của nhà trƣờng. - Công tác giáo dục kĩ năng sống cho HS của nhà trƣờng trong những năm gần đây có nhiều bƣớc phát triển, chất lƣợng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, các nhiệm vụ trọng tâm của ngành đƣợc tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt. Số lƣợng HS khá, giỏi về học lực, xếp loại hạnh kiểm khá, tốt dần tăng lên. 2.1.2. Khó khăn, hạn chế - Các em HS ở độ tuổi này không còn là trẻ con mà cũng chƣa là ngƣời lớn thực sự, tâm lý phát triển phức tạp, nhiều lúc ƣơng ngạnh, hiếu thắng, thậm chí có những biểu hiện bất cần có thể dẫn tới hành động tiêu cực. Tính cách các em cũng dễ nóng nảy, hay cãi cọ, cáu gắt, vui buồn vô cớ, có em dễ làm những việc điên rồ, ngông cuồng, quá khích, chống đối hay chạy theo đám đông. 8
  14. - Là HS ở một huyện miền núi, số HS trải dài ở nhiều xã đặc biệt khó khăn dẫn đến việc quan tâm con em học tập của phụ huynh còn nhiều hạn chế. Cùng với đó là công tác phối hợp giữa nhà trƣờng với phụ huynh trong việc giáo dục HS cũng gặp nhiều khó khăn. - Ngân sách chi thƣờng xuyên nhà trƣờng còn hạn chế, gây ảnh hƣởng không nhỏ cho các hoạt động ngoại khóa giáo dục kĩ năng sống cho HS. - Cơ sở vật chất nhà trƣờng còn thiếu thốn, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu giảng dạy, diện tích các phòng học còn nhỏ, sân chơi bãi tập chƣa tốt, các phòng chức năng còn thiếu chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu dạy và học theo chƣơng trình. - Do ảnh hƣởng của mạng di động đã dẫn tới HS sa vào các trò chơi trên điện thoại cũng nhƣ những trào lƣu không tốt trên mạng ảnh hƣởng đến quá trình học tập của các em. - Một số giáo viên chƣa có kinh nghiệm trong công tác tƣ vấn tâm lý cho HS. Bên cạnh đó nhiều giáo viên chủ nhiệm còn chƣa thực sự quan tâm đến HS, thiếu sự phối hợp với gia đình để nắm rõ hoàn cảnh của các em nên chƣa phát hiện đƣợc những ảnh hƣởng tiêu cực của đám đông để có các giải pháp ngăn chặn sớm. 2.2. Đánh giá chung thực trạng của hiệu ứng đám đông đến HS trƣờng THPT Tân Kỳ Địa bàn và khách thể nghiên cứu Khách thể đƣợc khảo sát trong điều tra chính thức bao gồm 195 học sinh năm học năm học 2022-2023 của Trƣờng THPT Tân Kỳ, cụ thể nhƣ sau: Bảng 2.1. Thống kê khách thể nghiên cứu thực trạng Nam Nữ Trƣờng Khối Khối Khối Khối Khối Khối Tổng 10 11 12 10 11 12 THPT Tân Kỳ 29 35 33 31 37 30 97 98 195 2.2.1. Thực trạng mức độ hiểu biết của học sinh trƣờng THPT Tân Kỳ về hiệu ứng đám đông *Tiến hành nghiên cứu Chúng tôi tiến hành phát 195 phiếu khảo sát trên 3 khối ở trƣờng THPT Tân Kỳ. Tại mỗi khối chúng tôi tiến hành ngẫu nhiên chọn 195 em (gồm cả nam và nữ) đề nghị các em trả lời câu hỏi 1 ở phụ lục 1 một cách chi tiết và trung thực nhất. Mục đích của câu hỏi 1 là một là xác định số điểm trung bình của học sinh Tân Kỳ mức độ hiểu biết về hiệu ứng đám đông. *Kết quả: 9
  15. Chúng tôi sử dụng phần mềm microsoft Excel 2010 để tính điểm trung bình X nhằm khảo sát về tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đƣợc đề xuất Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/4 = 4=(4-1)/4 = 0.75 Chúng ta sẽ có đoạn giá trị: + 1.00 – 1.75: Không hiểu biết + 1.76 – 2.51: Hiểu biết ít + 2.52 – 3.27: Hiểu biết + 3.28 – 4.00: Rất hiểu biết Bảng 2.2. Đánh giá thực trạng và mức độ hiểu biết về hiệu ứng đám đông Các thông TT Nội dung số X Mức độ Là một hiện tượng mà trong đó cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ, lời nói, thái độ, hành vi của một cá nhân bị tác động rất lớn bởi những người bên ngoài, sự tác 2.4 Hiểu 1 động đó lớn tới mức cá nhân có thể “đánh mất chính 8 biết ít mình”, có những cảm xúc, thái độ, hành vi mà lúc ở một mình họ không thể nào có được. Tâm lý đám đông xảy ra thường ngày, luôn luôn xảy 2.5 Hiểu 2 ra, xảy ra xung quanh ta, cả ngoài đời lẫn thế giới 6 biết ảo. Là những suy nghĩ hành động bị chi phối bởi một 2.4 nhóm hay rất nhiều người. Và cho rằng suy nghĩ của Hiểu 3 5 đám đông là chính xác và đúng đắn. biết ít Là những suy nghĩ hoặc hành vi của con người thường xuyên chịu ảnh hưởng của những người 2.5 Hiểu khác. Người ta thường chạy theo những cái mà đám 4 2 biết đông cho là hay, đúng và sáng suốt, nhưng bản thân lại không suy nghĩ về ý nghĩa của sự việc. 2.5 Hiểu Điểm trung bình chung 0 biết ít *Nhận xét: Toàn trƣờng có số học sinh hiểu biết về hiệu ứng đám đông chỉ đạt số điểm trung bình là 2.50 (Mức độ hiểu biết ít), trong đó chỉ có 2 nội dung là tâm lý đám đông xảy ra thƣờng ngày, luôn luôn xảy ra, xảy ra xung quanh ta, cả ngoài đời lẫn thế giới ảo đạt số điểm là 2.56 và những suy nghĩ hoặc hành vi của con ngƣời thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng của những ngƣời khác. Ngƣời ta thƣờng chạy theo những cái mà đám đông cho là hay, đúng và sáng suốt, nhƣng bản thân lại không suy nghĩ về ý nghĩa của sự việc đạt số điểm 2.52 ở mức độ hiểu biết. Chứng tỏ học sinh của nhà trƣờng có hiểu biết cơ bản về hiệu ứng đám đông đang ở mức độ hiểu biết ít. 2.2.2. Đánh giá thực trạng mức độ hiểu biết của học sinh trường THPT Tân Kỳ về ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của hiệu ứng đám đông 10
  16. Để đánh giá mức độ hiểu biết của HS trƣờng THPT Tân Kỳ về ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực của hiệu ứng đám đông, chúng tôi đã tiến hành khảo sát câu hỏi 3 phụ lục 1 với 195 em học sinh, sau xử lý số liệu chúng tôi đã có kết quả sau: Nhận thức được tác động tích 22.05% 23.08% cực và tiêu cực của hiệu ứng đám đông Chỉ nhận diện được một số tác động tích cực và tiêu cực của hiệu ứng đám đông 54.87% Không nhận thức được tác động tích cực và tiêu cực của hiệu ứng đám đông Sơ đồ 2.1. Mức độ nhận thức về tác động tích cực và tiêu cực của hiệu ứng đám đông Qua sơ đồ 2.1 nêu trên thì hầu hết các em đều có hiểu biết cơ bản về hiệu ứng đám đông nhƣng hầu nhƣ chƣa nhận thức đƣợc đâu là tác động tích cực đâu là tác động tiêu cực của hiệu ứng đám đông. Trong số 195 em đƣợc khảo sát thì có 23.08% học sinh nhận thức đƣợc tác động tích cực và tiêu cực của hiệu ứng đám đông. Bên cạnh đó có tới 54,87% học sinh chỉ nhận diện đƣợc một số tác động tích cực và tiêu cực của hiệu ứng đám đông. Đặc biệt có 22.05% không nhận thức đƣợc tác động tích cực và tiêu cực của hiệu ứng đám đông. 2.2.3. Về ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông đến học sinh trường THPT Tân Kỳ Để đánh giá ảnh hƣởng của hiệu ứng đám đông đến học sinh trƣờng THPT Tân Kỳ, chúng tôi đã tiến hành khảo sát câu hỏi 4 phụ lục 1 với 195 em học sinh, sau xử lý số liệu chúng tôi đã có kết quả sau: 11.28% 32.82% Nhận thức được việc đám đông ảnh hưởng đến bản thân Nhận thức được một phần việc đám đông ảnh hưởng đến bản 55.90% thân Không nhận thức được việc đám đông ảnh hưởng đến bản thân 11
  17. Sơ đồ 2.2. Đánh giá về ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông đến học sinh trường THPT Tân Kỳ Qua sơ đồ 2.2 nêu trên về ảnh hƣởng của hiệu ứng đám đông chỉ có 11.28% học sinh cho rằng mình nhận biết đƣợc sự chi phối của đám đông đến mình. Bên cạnh đó có tới 55.90% cho rằng mình nhận thức đƣợc một phần việc đám đông chi phối đến bản thân khi họ đang bị ảnh hƣởng bởi hiệu ứng đám đông. Đặc biệt có 32.82% cho rằng mình không nhận thức đƣợc việc đám đông ảnh hƣởng đến bản thân. Tóm lại: Mức độ hiểu biết về hiệu ứng đám đông của học sinh Tân Kỳ là thấp chỉ đạt điểm trung bình 2.50. Bên cạnh đó có 22.05% học sinh không nhận thức đƣợc tác động tích cực và tiêu cực của hiệu ứng đám đông và có tới 32.82% học sinh cho rằng mình không nhận thức đƣợc việc đám đông chi phối đến bản thân khi họ đang bị ảnh hƣởng bởi hiệu ứng đám đông. Đây là những con số rất đáng báo động. Chính vì vậy các em rất dễ bị đám đông lôi kéo dẫn đến việc có thái độ hành vi không phù hợp ảnh hƣởng đến bản thân, gia đình và xã hội. 2.2.4. Những biểu hiện về sự ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông đến học sinh trường THPT Tân Kỳ Chúng tôi tiến hành phát 195 phiếu khảo sát câu hỏi 11 phần phụ lục 1trên 3 khối ở trƣờng THPT Tân Kỳ. Tại mỗi khối chúng tôi tiến hành ngẫu nhiên (gồm cả nam và nữ) đề nghị các em trả lời câu hỏi một cách chi tiết và trung thực nhất. Mục đích là xác định ảnh hƣởng của hiệu ứng đám đông đến việc học tập của học sinh trƣờng THPT Tân Kỳ. Bảng 2.3: Ảnh hƣởng của hiệu ứng đám đông đến việc học tập của học sinh trƣờng THPT Tân Kỳ Những hành vi trong học tập của học sinh chịu ảnh Tần TT Tần suất hƣởng bởi hiệu ứng đám đông số 1 Phát biểu xây dựng bài nếu trong lớp có nhiều bạn tham gia 134 68.72% Không xung phong phát biểu nếu không có bạn khác giơ 2 131 67.18% tay mặc dù mình biết 3 Học “ tủ” theo bài có nhiều bạn học nhất 129 66.15% 4 Học thêm môn có nhiều bạn đi học nhất 103 52.82% 5 Chọn sách tham khảo có nhiều bạn đang dùng nhất 87 44.62% 6 Tự giác học nếu bạn bè xung quanh đều chăm chỉ học tập 138 70.77% 7 Yêu thích môn học trong lớp có nhiều em yêu thích 125 64.10% 8 Giơ tay biểu quyết theo số đông mà không biết đúng hay sai 132 67.69% 9 Đăng kí thi đại học nếu trong lớp có nhiều em đăng kí 41 21.03% 12
  18. Dự định đăng kí theo bạn bè vào những trƣờng đại học 10 có ngành nghề “hot” mà có thể chƣa tự định hƣớng năng 29 14.87% lực hay sở thích của bản thân *Nhận xét: Nhìn chung hiệu ứng đám đông có ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình học tập của học sinh. Hành vi chịu ảnh hƣởng của hiệu ứng đám đông cao nhất là “Tự giác học nếu bạn bè xung quanh đều chăm chỉ học tập” chiếm 70.77%. Đứng thứ 2 là phát biểu xây dựng bài nếu trong lớp có nhiều bạn tham gia chiếm 68.72% và không xung phong phát biểu nếu không có bạn khác giơ tay mặc dù mình biết với 67.18%. Qua đây chúng tôi nhận thấy hiệu ứng đám đông đã tạo ra môi trƣờng học tập trong học sinh. Nếu một lớp có nhiều em học tập chăm chỉ, hăng say xây dựng bài sẽ tác động đến những em còn lại khiến tất cả các em trong lớp sẽ nhìn vào đó mà học tập. Ngƣợc lại nếu trong tập thể lớp nhiều em không nghiêm túc lƣời học không xây dựng bài thì sẽ ảnh hƣởng đến những em khác. Chính vì vậy phải phát huy mặt tích cực của hiệu ứng đám đông. Trong một lớp cần phải có những em làm nòng cốt chăm chỉ học tập, hăng say xây dựng bài để tạo ra hiệu ứng tốt cho lớp học. Nếu một lớp học kích thích đƣợc khả năng và môi trƣờng học tập tốt thì kết quả học tập chung của cả lớp sẽ ngày càng đi lên. Hành vi chịu ảnh hƣởng của hiệu ứng đám đông thấp nhất là “Đăng kí thi đại học nếu trong lớp có nhiều em đăng kí” chiếm 21.03% và “Dự định đăng kí theo bạn bè vào những trƣờng đại học có ngành nghề “hot” mà có thể chƣa tự định hƣớng năng lực hay sở thích của bản thân” chiếm 14.07 % cho thấy học sinh ít bị chịu ảnh hƣởng của hiệu ứng đám đông trong các quyết định quan trọng đến tƣơng lai của bản thân nhƣ chọn trƣờng đại học, chọn ngành nghề, chọn công việc. Bảng 2.4: Ảnh hƣởng của hiệu ứng đám đông đến học sinh trƣờng THPT Tân Kỳ trong cuộc sống (n=195) Những hành vi trong cuộc sống của học sinh chịu ảnh Tần TT Tần suất hƣởng bởi hiệu ứng đám đông số 1 Tham gia vào đám đông khi nhìn thấy nhiều ngƣời tham gia 149 76.41% Ít đƣa ra ý kiến cá nhân mà dựa vào quyết định nhiều 2 115 58.97% ngƣời đồng tình Không tham gia vào các hoạt động đoàn thể nếu không có 3 97 49.74% nhiều ngƣời tham gia cùng 4 Vƣợt đèn đỏ nếu thấy có nhiều ngƣời vƣợt 136 69.74% Sử dụng những từ ngữ mới có nhiều ngƣời dùng dù nhiều 5 46 23.59% khi không hiểu Hùa theo những phong trào trên mạng dù không biết ý 6 91 46.67% nghĩ của chúng Mua những hàng hóa đƣợc nhiều ngƣời tin dùng mà coi 7 42 21.54% nhẹ việc nghiên cứu chất lƣợng sản phẩm 8 Không dám thể hiện quan điểm, ý kiến cá nhân 99 50.77% 13
  19. * Nhận xét: Kết quả khảo sát thu đƣợc ở bảng 2.4 cho thấy hành vi chịu ảnh hƣởng của hiệu ứng đám đông cao nhất là “Tham gia vào đám đông khi nhìn thấy nhiều ngƣời tham gia” chiếm 76.41% cho thấy học sinh thƣờng có xu hƣớng chịu ảnh hƣởng bởi hiệu ứng đám đông vì không muốn tách biệt khỏi tập thể hay hoạt động một mình. Hành vi chịu ảnh hƣởng của hiệu ứng đám đông cao thứ 2 là “Vƣợt đèn đỏ nếu thấy có nhiều ngƣời vƣợt” chiếm 69.74% đây là một hành động vô cùng nguy hiểm vì khi vƣợt đèn đỏ thì nguy cơ cao sẽ xảy ra tai nạn giao thông. Chính vì vậy cần có sự tuyên truyền đúng đắn đến học sinh bởi khi mình vƣợt thì sẽ có nhiều ngƣời cùng vƣợt theo phía sau. Do đó mình hãy là ngƣời tiên phong dừng lại khi gặp đèn đỏ để những ngƣời khác ở phía sau sẽ thực hiện nghiêm túc quy định sẽ bảo vệ an toàn cho mình và ngƣời khác. Hành vi chịu ảnh hƣởng của hiệu ứng đám đông thấp nhất là “Mua những hàng hóa đƣợc nhiều ngƣời tin dùng mà coi nhẹ việc nghiên cứu chất lƣợng sản phẩm” chiếm 21.54% và “Sử dụng những từ ngữ mới có nhiều ngƣời dùng dù nhiều khi không hiểu” chiếm 23.59% cho thấy hoc sinh ít chịu ảnh hƣởng bởi đám đông trong việc lựa chọn các sản phẩm phục vụ cuộc sống hằng ngày. Bên cạnh đó chúng ta nhận thấy học sinh có hiểu biết nhất định và hiểu ý nghĩa của các từ ngữ mới. Bảng 2.5: Ảnh hƣởng của hiệu ứng đám đông đến sở thích cá nhân của học sinh trƣờng THPT Tân Kỳ (n=195) Thứ Những sở thích cá nhân của học sinh chịu ảnh Tần Tần tự hƣởng bởi hiệu ứng đám đông số suất 1 Tham gia mạng xã hội 173 88.72% 2 Sử dụng điện thoại nhiều ngƣời sử dụng 157 80.51% Theo dõi hâm mộ ca sĩ, diễn viên nào đó đƣợc nhiều 3 105 53.85% ngƣời yêu thích 4 Chạy theo xu hƣớng thời trang nhiều ngƣời mặc 45 23.07% Nghe những bài hát hoặc xem những bộ phim đƣợc 5 113 57.95% nhiều ngƣời xem Ghét bỏ hoặc thích những ngƣời xung quanh theo số 6 69 35.38% đông dù không hiểu rõ về họ Mua những hàng hóa đƣợc nhiều ngƣời tin dùng mà coi 7 77 39.49% nhẹ việc nghiên cứu chất lƣợng sản phẩm 8 Ăn uống tại những quán có đông ngƣời ăn 99 50.77% *Nhận xét: Qua bảng 2.5 chúng tôi nhận thấy hành vi chịu ảnh hƣởng của hiệu ứng đám đông cao nhất là “Tham gia mạng xã hội” và “Sử dụng điện thoại nhiều ngƣời sử dụng”cho thấy học sinh trung học phổ thông chịu ảnh hƣởng lớn bởi hiệu ứng đám đông trong việc đi theo xu hƣớng mới của xã hội đặc biệt là trong công nghệ. Theo thống kê cho thấy có khoảng 80.51% học sinh THPT Tân Kỳ có sử dụng điện thoại thông minh và hầu hết các em đều tham gia mạng xã hội. Khi tham gia mạng xã hội các em thƣờng có xu hƣớng bị ảnh hƣởng bởi các hiệu ứng đám đông ở trên mạng. Ở lứa tuổi này nhiều khi chƣa phân biệt đƣợc đâu là 14
  20. ảnh hƣởng tích cực, đâu là ảnh hƣởng tiêu cực nên cần có các giải pháp để các em hiểu và tránh việc hùa theo các phong trào xấu trên mạng. Hành vi chịu ảnh hƣởng của hiệu ứng đám đông thấp nhất là “Chạy theo xu hƣớng thời trang nhiều ngƣời mặc” là 23.07% cho thấy học sinh THPT không chịu ảnh hƣởng của hiệu ứng đám đông trong việc ăn mặc mà có cá tính và sở thích riêng. Nhƣ vậy tất cả các trƣờng hợp nêu trong khảo sát đều đƣợc các em chọn. Qua đây chúng tôi nhận thấy hiệu ứng đám đông có sự tác động ảnh hƣởng không nhỏ đến học sinh theo cả hai mặt tích cực và tiêu cực. 2.2.5. Thái độ của học sinh trường THPT Tân Kỳ đối với ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông Để biết đƣợc thái độ của HS với ảnh hƣởng của hiệu ứng đám đông, chúng tôi tiến hành sử dụng câu hỏi 14 trong phiếu khảo sát phụ lục 1 để biết thái độ của HS với đám đông. Bảng 2.6. Thái độ của HS khi bắt gặp một đám đông (n=195) TT Thái độ của học sinh Tần số Tần suất Tham gia cùng đám đông dù không hiểu nguyên 1 nhân tụ tập của đám đông 56 28.72% 2 Tìm hiểu đám đông để thoả mãn lòng hiếu kỳ 33 16.92% 3 Gọi bạn bè đến để tham gia vào đám đông 7 3.59% 4 Chụp ảnh đám đông để đƣa lên mạng 41 21.03% 5 Tìm hiểu đám đông để có thái độ ứng xử phù hợp 11 5.64% 6 Đi khỏi đám đông vì không liên quan đến mình 25 12.82% Gọi ngƣời có thẩm quyền đến để có biện pháp giải 7 quyết hợp lí 22 11.28% Nhận xét: - Số HS có phản ứng đúng là: + Tìm hiểu đám đông để có thái độ ứng xử phù hợp (chiếm 5.64%); + Gọi ngƣời có thẩm quyền đến để có biện pháp giải quyết hợp lí (chiếm 11.28%). - Số HS có phản ứng sai là: + Tham gia cùng đám đông dù không hiểu nguyên nhân tụ tập của đám đông (chiếm 28.72%); + Tìm hiểu đám đông để thoả mãn lòng hiếu kỳ (chiếm 16.92%); + Gọi bạn bè đến để tham gia vào đám đông (chiếm 3.59%); + Chụp ảnh đám đông để đƣa lên mạng (chiếm 21.03%); và + Đi khỏi đám đông vì không liên quan đến mình (chiếm 12.82%). 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2