intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng giáo dục STEM vào dạy học chủ đề Sản xuất nước tương 3K góp phần phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

17
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Áp dụng giáo dục STEM vào dạy học chủ đề Sản xuất nước tương 3K góp phần phát triển phẩm chất, năng lực học sinh" nhằm phát triển các phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm qua hoạt động thiết kế chế tạo sản phẩm nước Tương truyền thống. Góp phần quảng bá đặc sản xứ Nghệ lan tỏa khắp cả nước, đem lại nguồn lợi về kinh tế cho học sinh, gia đình cũng như địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Áp dụng giáo dục STEM vào dạy học chủ đề Sản xuất nước tương 3K góp phần phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ---------------- SÁNG KIẾN Đề tài: ÁP DỤNG GIÁO DỤC STEM VÀO DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “SẢN XUẤT NƯỚC TƯƠNG 3K” GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH LĨNH VỰC: SINH HỌC Tác giả: Hoàng Đình Tám - THPT Đô Lương 3 - ĐT: 0986.168.226 Đinh Thị Thanh Lam - THPT Mai Hắc Đế - ĐT: 0975.509.739 Nguyễn Thị Tâm - THPT Thái Lão - ĐT: 0942.754.626 Nghệ An, tháng 04 năm 2022 0
  2. Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Mathematics (Toán học). Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) và thông qua thực hành, ứng dụng. Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, học sinh được đặt trước một tình huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan đến các kiến thức khoa học. Để giải quyết vấn đề đó, học sinh phải tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các môn học có liên quan đến vấn đề và sử dụng chúng để giải quyết vấn đề. Khoa học tự nhiên nói chung, môn sinh học nói riêng có nhiều kiến thức liên quan với thực tiễn, có rất nhiều ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là phần vi sinh vật. Tuy vậy, hiện nay phần lớn giáo viên vẫn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống nặng về kiến thức lý thuyết hàn lâm nên bộ phận không nhỏ học sinh có thể học tốt các bài học trong sách giáo khoa song lại mơ hồ về nhiều kiến thức từ thực tiễn cuộc sống xung quanh địa phương mình đang sống. Bản đồ ẩm thực Nghệ An, có những món ăn thân thuộc mà chỉ nghe tên thôi đã thấy hương quê, tình quê dậy lên từng giác quan trong đó có đặc sản nước tương. Tuy nghiên, nghề sản xuất nước tương truyền thống ngày nay dần bị lãng quên. Mặt khác, kiến thức trong sách giáo khoa phần sinh học vi sinh vật liên quan mật thiết với qui trình làm nước tương, ứng dụng vi sinh vật. Trong các tiết học giáo viên cần tạo cơ hội để các em thể hiện năng lực, sở trường của mình thông qua nhiều hoạt động trải nghiệm gắn với lao động sản xuất phù hợp với tình hình của địa phương Nghệ An, trước thực trạng nguy cơ một số ngành nghề sản xuất truyền thống dễ bị tụt hậu và không lôi cuốn lớp trẻ. Cần có giải pháp để lớp trẻ vừa giữ gìn, bảo tồn các nghề truyền thống xứ Nghệ vừa học tốt phần sinh học vi sinh vật 10 và phát huy năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề thực tiễn. Chúng tôi đã xây dựng và triển khai thực hiện đề tài: Áp dụng giáo dục STEM vào dạy học chủ đề “Sản xuất nước tương 3K” góp phần phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. 2. Mục tiêu Phát triển các phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm qua hoạt động thiết kế chế tạo sản phẩm nước Tương truyền thống. Góp phần quảng bá đặc sản xứ Nghệ lan tỏa khắp cả nước, đem lại nguồn lợi về kinh tế cho học sinh, gia đình cũng như địa phương. Phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù bộ môn như năng lực nhận thức sinh học, năng lực vận dụng kiến thức, năng lực tìm hiểu thế giới sống. Góp 1
  3. phần nâng cao hoạt động giáo dục và dạy học phần kiến thức sinh học vi sinh vật – Sinh học 10 và tạo niềm đam mê học ở học sinh. Thiết kế quy trình sản xuất nước tương đạt tiêu chí 3K: Không màu tổng hợp, Không chất 3-MCPD, Không chất tạo ngọt tổng hợp. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, khai thác và sử dụng công nghệ thông tin trong giáo dục. Thiết kế và tổ chức bài học chủ đề STEM “Sản xuất nước tương 3K” Thiết kế công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Vận dụng giáo dục STEM vào hoạt động dạy học và giáo dục phần vi sinh vật trong sách Sinh học 10 THPT. Thời gian thực hiện từ năm học 2020 -2021 và 2021-2022 Học sinh khối 10 tại 3 trường: THPT Đô Lương 3, THPT Thái Lão, THPT Mai Hắc Đế. 5. Phương pháp nghiên cứu Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu về lý luận dạy học, phối hợp các phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, hệ thống hóa. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, phỏng vấn. Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính khả thi đề tài Phương pháp thống kê toán học xử lí kết quả nghiên cứu 6. Tính mới – Đóng góp mới của đề tài Thiết kế và tổ chức bài học chủ đề “Sản xuất nước tương 3K” theo định hướng giáo dục STEM, góp phần phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Xây dựng quy trình sản xuất nước tương đảm bảo tiêu chí 3 không: Không màu tổng hợp, Không chất 3-MCPD, Không chất tạo ngọt tổng hợp. Đa dạng hoá bộ công cụ kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh 7. Giả thuyết khoa học Nếu áp dụng dạy học chủ đề STEM nước tương 3K thì sẽ phát triển được năng lực phẩm chất cho học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức môn học. 2
  4. Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Tổng quan các nội dung đã tiến hành nghiên cứu về STEM ở trường THPT và xu thế tất yếu của dạy học STEM trong thời gian tới - Giáo dục định hướng STEM: STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (khoa học) Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật), và Math (toán học). Thuật ngữ này lần đầu tiên được giới thiệu bởi Quỹ Khoa học Mỹ vào năm 2000. Tùy thuộc nội dung từng môn học, từng bài học mà giáo viên linh động thay đổi vì dạy học theo STEM không nhất thiết phải tích hợp đủ 4 môn nhưng nhất thiết phải gắn với ứng dụng cuộc sống [5]. Nước Mỹ, dạy học STEM trở thành chủ đề bắt buộc. Canada đứng thứ 12 trong số 16 nước có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp theo học các chương trình STEM [7]. Việt Nam, dạy học định hướng STEM đã thu hút một số tác giả nghiên cứu như: Phan Duy Kiên (2015) - THPT Lê Xoay Vĩnh Phúc với đề tài: “Vận dụng mô hình STEM trong dạy học môn công nghệ 12”; Trần Kim Lương (2019) - THPT Bắc Yên Thành với đề tài: “Thiết kế bài học STEM rau thuỷ canh”; Đậu Thị Hằng (2020) - THPT Lê Viết Thuật với đề tài “Xây dựng chủ đề STEM điện vật lý”… Nhưng từ trước đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về qui trình sản xuất nước tương. - Định hướng giáo dục STEM trong chương trình mới: Tại dự thảo chương trình GDPT mới, PGS.TS Lê Huy Hoàng - thành viên ban phát triển chương trình GDPT tổng thể cho biết “STEM vừa mang ý nghĩa thúc đẩy các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán vừa phát triển năng lực, phẩm chất HS” [7] 1.1.2. Quy trình xây dựng bài học STEM Ngày 7/10/2019, Sở Giáo dục Nghệ An có Công văn số: 1841/SGD&ĐT- GDTrH V/v Hướng dẫn thực hiện giáo dục STEM trong trường trung học từ năm học 2019-2020 cụ thể như sau: Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình các môn học và các hiện tượng, quá trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên; quy trình hoặc thiết bị công nghệ có sử dụng của kiến thức đó trong thực tiễn... để lựa chọn chủ đề của bài học. Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết Sau khi chọn chủ đề của bài học, cần xác định vấn đề cần giải quyết để giao cho học sinh thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, học sinh phải học được những kiến thức, kĩ năng cần dạy trong chương trình môn học đã được lựa chọn (đối với STEM kiến tạo) hoặc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết (đối với STEM vận dụng) để xây dựng bài học. 3
  5. Bước 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/sản phẩm cần chế tạo, cần xác định rõ tiêu chí của giải pháp/sản phẩm. Những tiêu chí này là căn cứ quan trọng để đề xuất giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sản phẩm. Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học Mỗi bài học STEM được tổ chức theo 5 hoạt động: Xác định vấn đề; Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp; Lựa chọn giải pháp; Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá; Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh. Mỗi hoạt động dạy học đều có các phần: Mục đích; Nội dung hoạt động; Sản phẩm học tập của học sinh; Cách tổ chức hoạt động Tiến trình bài học STEM tuân theo quy trình kĩ thuật nêu trên nhưng các "bước" trong quy trình không được thực hiện một cách tuyến tính (hết bước nọ mới sang bước kia) mà có những bước được thực hiện song hành, tương hỗ lẫn nhau. Việc "Nghiên cứu kiến thức nền" được thực hiện đồng thời với "Đề xuất giải pháp"; "Chế tạo mô hình" được thực hiện đồng thời với "Thử nghiệm và đánh giá", trong đó bước này vừa là mục tiêu vừa là điều kiện để thực hiện bước kia. Tiến trình mỗi bài học STEM được thực hiện phỏng theo quy trình kĩ thuật, trong đó việc "Nghiên cứu kiến thức nền" trong tiến trình dạy học mỗi bài học STEM chính là việc học để chiếm lĩnh nội dung kiến thức trong chương trình giáo dục phổ thông tương ứng với vấn đề cần giải quyết trong bài học, trong đó học sinh là người chủ động nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu bổ trợ, tiến hành các thí nghiệm theo chương trình học (nếu có) dưới sự hướng dẫn của giáo viên; Vận dụng kiến thức đã học để đề xuất, lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề; Thực hành thiết kế, chế tạo, thử nghiệm mẫu; Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh thiết kế. Thông qua quá trình học tập đó, học sinh được rèn luyện nhiều kĩ năng để phát triển phẩm chất, năng lực. 1.1.3. Nước tương và vai trò đối với đời sống con người Nước tương là một trong những gia vị lâu đời nhất trên thế giới và đã được sử dụng ở Trung Quốc trong hơn 2500 năm. Ở nước ta tương được sử dụng trong bữa ăn hằng ngày (Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương) bởi hương vị thơm ngon đặc biệt mà giàu dinh dưỡng. Xét về thành phần dinh dưỡng trong 100g nước tương cung cấp 53k calo với thành phần gồm 8% protein, 4-5% là cacbohydrate như đường, chất xơ, từ 2-3% là các nguyên tố vi lượng và vitamin còn lại nước [8]. Hai phương pháp chính trong sản xuất nước tương: phương pháp ủ truyền thống (lên men) và phương pháp không ủ (sản xuất công nghiệp): - Phương pháp lên men truyền thống: Hỗn hợp nếp, đậu nành được “tiếp xúc” với các chủng nấm mốc cụ thể mang tên Aspergillus oryzae, giúp phá vỡ các protein trong hỗn hợp. Tiếp theo, quá trình lên men tiếp tục xảy ra thông qua việc 4
  6. bổ sung các vi khuẩn (lactobacillus) và nấm men, tạo nên phản ứng enzyme với dư lượng protein, đồng thời cũng sản xuất ra một số axit amin và peptide. - Phương pháp không ủ: Thay vì lên men, nhiều nhà sản xuất hiện nay phá vỡ protein đậu nành một cách nhân tạo bằng một quá trình hóa học được gọi là thủy phân vì nó nhanh hơn nhiều. Nhược điểm của phương pháp này là có tạo ra chất 3- MCPD ảnh hưởng sức khỏe người dùng nếu hàm lượng vượt mức cho phép của bộ y tế và có sử dụng chất phụ gia để bảo quản sản phẩm. 1.1.4. Qui trình sản xuất nước tương liên quan mật thiết với kiến thức sinh học vi sinh vật Nội dung kiến thức sinh học 10 có các bài học liên quan đến ứng dụng vi sinh vật và enzim trong sản xuất nước tương truyền thống: Chương 1/ Chuyển hoá vật chất và năng lượng vi sinh vật; Chương II / Sinh trưởng và sinh sản vi sinh vật: Kiến thức SGK Ứng dụng vi sinh vật trong làm nước tương - Bài 14/ Enzim và vai trò enzim - Protein (đậu) ----> axit amin (enzim Proteaza) trong quá trình chuyển hoá vật chất - Tinh bột -----> đường (enzim Amylaza) - Bài 23/ Quá trình phân giải chất ở vi sinh vật : - Bài 22: Chuyển hoá vật chất, - Ủ mốc tương (nuôi cấy quần thể nấm mốc năng lượng ở vi sinh vật tương) - Bài 25: Sinh trưởng vi sinh vật Chất xúc tác sinh học thủy phân hạt đậu Sơ đồ 1: Thủy phân hạt đậu Protein (thủy phân liên kết peptide) trong điều kiện có chất xúc tác 1.1.5. Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học và công cụ kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực sử dụng trong chủ đề “Nước tương 3K” Theo nội dung tập huấn module 3 về định hướng kiểm tra đánh giá trong dạy học sinh học [6]: - Về mục đích, cung cấp thông tin chính xác kịp thời có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của bài học và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập.Về nội dung đánh giá, tăng cường đánh giá các kĩ năng như làm việc với SGK, thực hành thí nghiệm, thu thập xử lí thông tin. 5
  7. - Phương pháp kiểm tra đánh giá (KTĐG): kiểm tra viết, quan sát, hỏi đáp, đánh giá qua hồ sơ học tập, đánh giá qua sản phẩm học tập. - Công cụ KTĐG : Câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, sản phẩm học tập, hồ sơ học tập, bảng kiểm, phiếu đánh giá theo tiêu chí, thang đánh giá - Qui trình đánh giá: (1) Phân tích mục đích đánh giá, mục tiêu học tập sẽ đánh giá -> (2) Xây dựng kế hoạch KTĐG -> (3) Lựa chọn, thiết kế công cụ KTĐG -> (4) Thực hiện KTĐG -> (5) Xử lý phân tích kết quả KTĐG -> (6) Giải thích, phản hồi kết quả KTĐG -> (7) Sử dụng kết quả đánh giá trong phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Theo nội dung tập huấn Module 2 về sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất năng lực đã áp dụng trong chủ đề nước tương 3K: Phương pháp dạy học: khám phá, giải quyết vấn đề, hợp tác, nghiên cứu khoa học. Kĩ thuật dạy học: KWL, mảnh ghép, phòng tranh, chia sẻ cặp đôi. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng về đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên khi dạy học phần sinh học vi sinh vật - Sinh học 10. Môn sinh học nói chung và phần vi sinh vật nói riêng có nhiều ứng dụng trong thực tiễn đời sống hàng ngày, song phần lớn giáo viên chỉ tập trung dạy học các kiến thức lý thuyết mà ít tổ chức cho học sinh được trải nghiệm thực tế, việc tổ chức dạy học theo hướng giáo dục STEM ở các trường THPT nói chung còn hạn chế, do vậy không kích thích được hứng thú học tập ở học sinh. Bảng 1.1. Kết quả điều tra thực trạng giáo viên áp dụng STEM trong dạy học phần sinh học vi sinh vật Phương pháp dạy học phần sinh học vi sinh vật Tỷ lệ GV áp dụng 1. Giáo dục STEM 10 % 2. PPDH truyền thống 37 % 3. PPDH tích cực khác 53 % Qua bảng trên ta thấy số giáo viên áp dụng STEM vào dạy học còn ít. 1.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng học tập của học sinh khi học các chủ đề liên quan đến phần sinh học vi sinh vật – sinh học 10. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu thực trạng mức hứng thú học tập của học sinh đối với môn sinh học và khả năng vận dụng kiến thức vi sinh vật vào thực tiễn của 500 học sinh ở 3 trường THPT (THPT Đô Lương 3: 200 học sinh; THPT Thái Lão: 150 học sinh; THPT Mai Hắc Đế: 150 học sinh). Kết quả cụ thể: 6
  8. Bảng 1.2. Kết quả khảo sát học sinh hứng thú học tập môn sinh học Học sinh hứng thú học tập Số HS môn sinh học TT Trường được khảo sát Thích học Bình Không thường thích 1 THPT Đô Lương 3 200 46 HS 96 HS 58 HS (23%) (48%) (29%) 30 HS 64 HS 56 HS 2 THPT Thái Lão 150 (20%) (42,7%) (37,3%) 23 HS 67 HS 60 HS 3 THPT Mai Hắc Đế 150 (15,3%) (44,7%) (40,0%) Kết quả trên cho thấy, phần lớn học sinh không thích hoặc thờ ơ khi học môn sinh học. Khi hỏi về các lí do, thu được kết quả sau: Đa số học sinh cho rằng: Kiến thức bài học khá nhiều, nặng về lí thuyết nên khó nhớ, khó thuộc. Học trong không gian bó hẹp nhà trường, ít tiếp cận thực tiễn. Mặc dù học sinh có quan tâm đến tiết học này nhưng không mấy hứng thú, đam mê. Kiến thức mà HS tiếp thu phần lớn do giáo viên dạy nhanh quên. Khi khảo sát về ứng dụng kiến thức VSV vào thực tiễn (làm tương, làm sữa chua, muối chua rau củ) của những học sinh yêu thích môn sinh học (99 học sinh của cả 3 trường), chúng tôi thu được kết quả sau: Bảng 1.3. Mức độ học sinh ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn TT Sản phẩm Số HS Tỷ lệ % 1 Nước tương 05 5,1 % 2 Dưa chua 09 9,1% 3 Nhút 04 4,0% 4 Sữa chua 27 27,3% Chưa làm sản phẩm nào 5 61 61,6% nói trên Qua kết quả điều tra khảo sát bảng1.3 cho thấy phần lớn các em có thể học tốt kiến thức sách giáo khoa nhưng còn mơ hồ về vấn đề cuộc sống xung quanh và không có ý tưởng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Nguyên nhân có thể do cách tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên chưa thật sự hấp dẫn, chưa thể hiện rõ mối quan hệ giữa lí luận với thực tiễn ứng dụng đời sống hàng ngày và hướng nghiệp. 1.2.3. Thực trạng nghề sản xuất nước tương truyền thống tại Nghệ An Nước tương được người dân Nghệ An làm để sử dụng hàng ngày từ lâu đời. Quy trình sản xuất được thể hiện ở sơ đồ dưới đây. 7
  9. Hạt đậu rang Gạo nếp Hầm Xôi nếp Đổ vào chum Đổ vào mẹt Phơi nắng 7 ngày Che lá nhãn Thêm muối Mốc Ủ 5 ngày tương Tương, mốc, muối Nước tương Sơ đồ 2. Qui trình sản xuất nước tương bằng phương pháp truyền thống Trong quy trình làm tương thì khâu làm Mốc là rất quan trọng, phương pháp nuôi cấy Nấm Mốc tương truyền thống: (1) Nếp đồ xôi -> (2) Để nguội, rải đều trên nong mẹt -> (3) Vảy nước chè tạo độ ẩm 60%, phủ lá nhãn lên -> (4) Đặt nơi thoáng mát đảm bảo yếu tố môi trường thuận lợi cho Nấm Mốc sinh trưởng phát triển tốt, sau 5 ngày dùng sản phẩm này để ngả tương. Tuy nhiên, nuôi cấy nấm mốc theo cách này các nhà khoa học lo ngại vì bên cạnh loại nấm mốc tương có lợi thì có thể xuất hiện loại nấm mốc gây hại Aspergillus Flavur sinh ra độc tố [8]. Khi dạy chủ đề sản xuất nước tương, giáo viên cần yêu cầu người học thiết kế môi trường nuôi cấy Nấm mốc tương để thu nhiều sinh khối enzim đồng thời ức chế vi sinh vật mốc gây hại phát triển. Nước tương sản xuất theo phương pháp truyền thống là một đặc sản nổi tiếng của Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, hiện nay sản phẩm tương truyền thống đang phải cạnh tranh với nước tương công nghiệp. Sự phổ biến, mức giá rẻ của nước tương công nghiệp đã dần thay thế nước tương truyền thống. Để bảo tồn và phát huy đặc sản tương của quê nhà, năm 2009 tỉnh Nghệ An đã có quyết định công nhận Làng nghề tương truyền thống Nam Đàn[7]. Cần giải pháp phát triển nghề làm tương truyền thống trong tỉnh nhà tích hợp trong nội dung dạy học ở các trường học. Khi học sinh được trải nghiệm sản xuất nước tương 3K sẽ kích thích hứng thú học tập ở các em, góp phần giúp các em phát triển phẩm chất, năng lực; học sinh Nam Đàn sẽ có ý thức gìn giữ và phát triển làng nghề tương truyền thống, học sinh các vùng khác như Đô Lương, Hưng Nguyên, … cũng có thể sản xuất nước tương 3K với chất lượng tương tự đặc sản tương Nam Đàn. 8
  10. Chương 2. GIẢI PHÁP - BIỆN PHÁP 2.1. Thiết kế bài học STEM gắn với nội dung sinh học vi sinh vật Bảng 2.1. Mối quan hệ dạy học với thực tiễn nghề truyền thống xứ Nghệ Chủ đề Tích hợp trải nghiệm hướng Kiến thức nền Sách giáo khoa STEM nghiệp - Nghề sản xuất truyền thống: Nắm * Môn sinh 10/ vận dụng kiến NƯỚC nguyên lý ứng dụng công nghệ sinh thức sinh học VSV: Nấm mốc, TƯƠNG học => Chế tạo nước tương đạt tiêu mốc tương, nấm men và enzim 3 KHÔNG chí “3 không”, an toàn sức khỏe * Môn Công Nghệ 10 người tiêu dùng. - Chế biến bảo quản lương thực - Hình dung công việc thuộc lĩnh * Môn địa lý 10: Khí hậu Nghệ vực công nghệ của thế kỷ 21 An thích hợp nghề Tương (CNSH) * Môn hóa học 10: + Ứng dụng công nghệ Enzim VSV - Các chất hóa học, 3-MCPD. trong chế biến thực phẩm, * Môn tin học: Thiết kế báo cáo, - Nghề thuộc lĩnh vực truyền thông in nhãn có mã code QR + Nghề nhà báo, viết bài đăng * Môn toán: Tính vật liệu, giá facebook thành 2.2. Thiết kế bộ công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 2.2.1. Hệ thống các bài tập tình huống có vấn đề từ thực tiễn sản xuất nước tương tại địa phương Bảng 2.2. Bài tập tình huống và giải quyết vấn đề sáng tạo Bài tập tình huống Phương án giải quyết sáng tạo Tình huống 1: Trong sản xuất nước - Lựa chọ qui trình lên men hạt đậu tương công nghiệp, để rút ngắn thời gian theo phương pháp truyền thống địa ngả tương người sản xuất đã dùng chất phương đáp ứng tiêu chí 3K theo bảng xúc tác hóa học HCl đậm đặc để thủy 2.3 phân nhanh hạt tương và sử dụng một số chất phụ gia => Tạo chất 3-MCPD1. Hãy thiết kế qui trình sản xuất nước tương đáp ứng tiêu chí “3 Không”: Không màu tổng hợp, Không chất 3- MCPD, Không chất tạo ngọt tổng hợp * Tình huống 2: Làm Mốc tương thủ - Áp dụng phương pháp nuôi cấy liên tục trong bài 25/ SH10. Vận dụng bài công là nấu xôi nếp sau đó ủ, đảm bảo: 27/ SH10 tạo các yếu tố môi trường t0, độ ẩm, khí O2, ánh sáng, pH thích hợp nuôi cấy thuận lợi giúp nấm mốc sinh để nấm mốc sinh trưởng (Pha tiềm phát, trưởng, thu nhiều sinh khối nhất: 1 Chất 3- MCPD: ảnh hưởng sức khỏe người dùng nếu hàm lượng vượt mức cho phép của bộ y tế 9
  11. pha lũy thừa, pha cân bằng). => Hãy + Nhiệt độ: 32o thiết kế môi trường nuôi cấy Nấm mốc + Độ ẩm: 55 %-60% -> Vảy nước tương để thu sinh khối SX nhiều enzim + Ánh sáng: yếu -> Che lá , vải màn + Khí O2: Đặt nơi thoáng khí và VSV có ích, giảm VSV gây hại phát - Đề xuất phương án mua bào tử Mốc triển. giống A.oryzae trộn vào xôi nếp trong qui trình nuôi cấy Nấm Mốc tương. Tình huống 3: Trong quy trình sản xuất - Đề xuất các giải pháp: SX nước tương thủ công, thời gian 7 + Phướng án 1: Lắp hệ thống che mưa ngày đầu cần đặt chum ủ ngâm đậu dưới cố định, nhựa trong suốt vừa đón ánh nắng (>300C), không được che kín nắng mặt trời vừa tránh mưa miệng mà phủ lớp vải màn thoáng khí; + Phương án 2: Lắp hệ thống che mưa Sau đó mới ngả tương. Khi mưa đột tự động có mô tơ, hệ thống cảm biến… xuất, nước mưa kéo theo chất bẩn rơi + Phương án khác …. vào chum dễ làm tương hỏng, bị chua vì nước mưa có tính axit kết hợp sự lên men VSV làm giảm độ pH nước tương, giảm chất lượng nông sản => Đề xuất cách thiết kế hệ thống che mưa nông sản Bảng 2.3. Tóm tắt giải pháp thiết kế chế tạo sản phẩm “Nước tương 3K” Yêu cầu sản phẩm 3 không Phương án giải quyết sáng tạo - Nói không với chất 3- MCPD - Dùng phương pháp lên men tự nhiên hạt (3-monochloropropane -1,2-diol ) đậu: Sử dụng nấm mốc tương, hạt đậu tương, nếp, muối, nước khoáng (vai trò vi sinh vật) -Nói không với màu tổng hợp - Tạo màu vàng nước chấm: do vận chuyển các chất từ hạt đậu tương đã rang vàng ra môi trường bên ngoài (Vận chuyển chất qua màng sinh chất) - Nói Không chất tạo ngọt tổng - Tạo vị ngọt tự nhiên nhờ quá trình chuyển hợp hoá vật chất: (Vai trò enzim) + Protein (hạt đậu) -> Axit amin + Tinh bột (nếp, đậu) -> Đường 2.2.2. Phiếu học tập với hệ thống câu hỏi theo cấp độ tư duy BLOOM Thang cấp độ tư duy đầu tiên được xây dựng bởi Benjamin S. Bloom (1956), thường được gọi tắt là Thang Bloom hay Bảng phân loại Bloom (Bloom’s Taxonomy). Lorin Anderson, một học trò của Benjamin Bloom, đã cùng một số cộng sự đề xuất sự điều chỉnh như sau (Pohl, 2000) [7]: Cấp độ tư duy thang phân loại BLOM được chia nhỏ từ mức độ thấp đến cao, đi dần từ đơn giản đến phức 10
  12. tạp. GV chia nhỏ kiến thức đơn giản hóa vấn đề nổi bật trong bài học, giúp các em từ: Nhớ -> Hiểu -> Vận dụng -> Phân tích -> Đánh giá - Sáng tạo Tài liệu kèm theo số 1: Phiếu học tập (Bộ câu hỏi cấp độ tư duy BLOOM; Xem ở phần hồ sơ dạy học). 2.2.3. Bảng kiểm, phiếu đánh giá theo tiêu chí Tài liệu kèm theo số 2: Đáp án đánh giá phiếu học tập (Xem ở phần hồ sơ dạy học). Tài liệu kèm theo số 3: Bảng đánh giá 2 bài tập tình huống Bảng số 2.4. Tiêu chí rubic đánh giá năng lực giải quyết 2 vấn đề, tình huống Tình Tiêu chí Mô tả mức chất lượng huống Giỏi (9-10đ) Khá (7-8đ Đạt (5-6đ) Không đạt (
  13. - Tài liệu kèm theo số 4: Bảng đánh giá bản vẽ thiết kế Bảng số 2.5. Phiếu đánh giá thiết kế bản vẽ thi công sản phẩm Mức độ Trung bình Giỏi (Rất Khá (Rõ Yếu (Chưa Tiêu chí (Không rõ rõ ràng) ràng) làm xong) ràng) 9-10đ 7-8 đ
  14. Tài liệu kèm theo số 6: Bảng đánh giá bài thuyết trình (Bảng 2.7/ Xem trong hồ sơ dạy học) Tài liệu kèm theo số 7: Bảng đánh giá hoạt động nhóm (Bảng 2.8/ Xem trong hồ sơ dạy học) 2.3. Kế hoạch bài học chủ đề STEM nước tương 3K (Ngành công nghệ enzim và ứng dụng: Sản xuất nước tương thủ công, phụ thuộc nhiệt độ môi trường, khí hậu địa phương để đảm bảo vi sinh vật có lợi sinh trưởng tiết nhiều enzim) Phần 1: MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích: a. Năng lực đặc thù bộ môn Sinh học Năng lực Mục tiêu TT - Trình bày khái niệm sinh trưởng vi sinh vật (VSV) và liệt kê các 1 yếu tố hóa học, lí học ảnh hưởng đến quần thể vi sinh vật. 1. NL nhận - Phân biệt được các pha sinh trưởng quần thể VSV trong nuôi cấy 2 thức sinh học mốc tương. - Phân tích nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến môi trường nuôi cấy 3 nấm mốc tương, lên men thủy phân hạt đậu tương. 2. NL tìm - Tiến hành thí nghiệm ứng dụng công nghệ enzim để chế biến hạt 4 hiểu thế giới đậu tương thành đặc sản nước tương Nam Đàn tiêu chí 3 không. sống - Thiết kế thí nghiệm nuôi cấy mốc tương. 5 3. NL vận - Vận dụng kiến thức sinh học vi sinh vật, xây dựng kịch bản môi dụng kiến trường nuôi cấy nấm mốc tương và qui trình lên men tương -> Đề 6 thức, kỹ xuất giải pháp khắc phục kịp thời giúp vi nấm có lợi phát triển. năng đã học b. Năng lực chung Năng lực Mục tiêu TT - Chủ động nghiên cứu kiến thức, lên kế hoạch thiết kế, chế tạo, thử 7 nghiệm sản phẩm: ứng dụng vi sinh nấm men, nấm mốc trong sản 1. NL Tự xuất nước tương. chủ, tự học - Tự nhận xét, đánh giá quá trình làm việc nhóm và chất lượng sản phẩm 2. NL - Hợp tác khi bạn góp ý cải tiến sản phẩm. Đoàn kết chia sẻ trong 8 Hợp tác thảo luận, thiết kế, chế tạo sản phẩm. 3. NL - Thuyết trình, phản biện sản phẩm trước đám đông. 9 Giao tiếp 13
  15. c. Phẩm chất chung Phẩm chất Mục tiêu TT 1. Yêu nước - Yêu đặc sản quê nhà: đậu tương, nước khoáng Khe Kẹp 10 - Sản phẩm tạo ra và số tiền thu được nhờ bán sản phẩm sẽ 2. Nhân ái 11 giúp đỡ HS khó khăn, tham gia ủng hộ khu cách li dịch covid - Trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuân thủ các 3. Trách nhiệm 12 tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi thực nghiệm - Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học. Yêu thích sự 4. Chăm chỉ khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức giải quyết nhiệm 13 vụ được giao, đam mê học - Trung thực với số liệu báo cáo kết quả thí nghiệm, thu thập 5. Trung thực 14 chính xác để chứng minh giả thuyết đã đặt ra d. Năng lực đặc thù STEM Năng lực Mục tiêu TT 1. NL kĩ thuật - Vẽ được bản thiết kế qui trình sản xuất nước tương và nuôi cấy mốc tương. 15 - Đánh giá ưu nhược điểm bản thiết kế và sản phẩm. 2. NL sáng tạo - Đề xuất giải pháp thiết kế mới dựa vào thiết kế đã có, thay đổi một số chi tiết cũ vẫn đảm bảo tính hiệu quả. 16 - Phát hiện ra ý nghĩa và sự gắn kết các kiến thức của nhiều môn học trong nhà trường khi giải quyết vấn đề. 3. NL hướng - Đánh giá năng lực bản thân có thực sự phù hợp với nghề sau nghiệp trải nghiệm sản xuất kinh doanh nước tương 3K. 17 2. Phương pháp/kĩ thuật và thiết bị, học liệu dạy học Bảng 2.9. Mô tả nhiệm vụ và thời gian thực hiện chủ đề Phương án đánh giá Phương án Hoạt động Mục PPDH, Thiết bị/ học ứng dụng học/ địa điểm tiêu KTDH liệu CNTT Phương Công pháp cụ Hoạt động 1: (10) - Dạy học - Máy tính, Hỏi đáp 2 bài - Chia sẻ thảo Xác định vấn (13) khám phá điện thoại có tập tình luận qua đề, nhu cầu (16) - Kĩ thuật kết nối huống Microsoft sử dụng KWL internet Teams Trực tuyến - Tài liệu (tiết 1) kiến thức Vi sinh vật 14
  16. Hoạt động 2: (1) - Dạy học - Giấy A4, A0, Kiểm tra Câu - File đáp án Nghiên cứu (2) giải quyết bút lông, viết hỏi PHT các nhóm kiến thức (3) vấn đề màu. Phiếu trong nộp trên phần nền. Đề xuất (4) - Kĩ thuật học tập. Bảng phiếu mềm Azota giải pháp, vẽ (5) khăn trải tiêu chí của học tập BTK (7) bàn. sản phẩm. (Trực tuyến + (8) - Máy tính có Trực tiếp: Tiết (15) kết nối 2) (16) internet Hoạt động 3: (6) - Dạy học - Máy chiếu, Quan sát Bảng - File bản vẽ Báo cáo BTK. (8) hợp tác máy tính, sơ kiểm, thiết kế chia sẻ Chọn giải (9) - Kĩ thuật đồ tư duy, bảng qua máy chiếu, pháp. phòng bản thiết kế đánh máy tính phần (12) Trực Tiếp tranh sản phẩm, giá mềm (15) giấy A0, bút Rubic PowerPoint (Tiết 3) lông, phiếu đánh giá Hoạt động 4: (8), - PP dạy - Chum, nong Quan sát Bảng - Máy tính , Chế tạo, thử (12), học nia, nồi, bếp, kiểm điện thoại kết nghiệm sản (16) nghiên hệ thống che nối internet tìm phẩm (17) cứu khoa mưa. Muối, hiểu kĩ thuật học tương, nếp, sản xuất, chế Trực tiếp tại (NCKH) nước khe tạo vườn thực - Kĩ thuật kẹp, mốc, - Thiết kế nhãn nghiệm mảnh quản cáo, mã (Tiết 4,5 ) ghép vạch QR Hoạt động 5: (8) - Dạy học - Sản phẩm Đánh Phiếu - Hình ảnh quá Giới thiệu, (9) hợp tác đã chế tạo. gia sản đánh trình hoạt động thảo luận, (10) - Kĩ thuật Máy tính, phẩm giá chế tạo sản điều chỉnh chia sẻ máy chiếu. theo phẩm và bài (11) Trực tiếp tại cặp đôi Các phiếu tiêu chí thuyết trình lưu (17) đánh giá trên Padlet của phòng học bộ môn lớp (Tiết 6) 15
  17. 3. Giới thiệu chủ đề: Phần 1. TỔNG QUAN Đối tượng PPCT 6 tiết/ 6 tuần. Môn sinh học lớp 10 - Bảo tồn và phát triển nước tương truyền thống: Loại nước tương sản xuất thủ Vấn đề công theo phương pháp truyền thống lưu truyền hơn ngàn đời. Dùng đậu nành để cần tập lên men nhờ enzim VSV nên nước tương không có các chất độc như 3-MCPD trung vượt mức cho phép, không chất bảo quản mà an toàn sức khỏe. Đổi lại, sản xuất kiểu này phụ thuộc thời tiết, nhiệt độ, cần không gian và thời gian rộng. - Nước tương công nghiệp thời gian sản xuất nhanh, bỏ qua giai đoạn lên men tự Bối cảnh nhiên mà trực tiếp dùng đậu nành đã tách dầu đem thủy phân bằng axit HCl. Sự thực tế phổ biến, mức giá rẻ của nước tương công nghiệp đã dần thay thế nước tương Vấn đề cần truyền thống, một văn hóa ẩm thực người Việt => Cần có giải pháp phát triển nước giải quyết? tương truyền thống, quảng bá thương hiệu đặc sản tương Nam Đàn góp phần thu hút nhiều khách hàng đặc biệt khách du lịch về thăm quê hương Bác Hồ - Toán: Đo lường tỉ lệ pha chế muối, tương, nước, mốc. - Hóa học: Phản ứng tạo chất hóa học 3-MCPD. Tính axit, bazơ… Liên kết - Kỹ thuật: Thực hành bản vẽ kĩ thuật: cân, thước đo… với các - Công nghệ nông nghiệp: Chế biến và bảo quản hạt đậu. . môn học - Địa lí: Địa lí tự nhiên (Địa phương). - Ngữ văn: Trình bày, báo cáo sản phẩm, viết bài quảng cáo. - Tin học: Thiết kế quảng cáo, in mã vạch code QR PPCT 6 tiết, Kiến thức nền SGK sinh học lớp 10: - Bài 22. Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất, năng lượng Vi sinh vật Các nội - Bài 23. Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật dung kiến - Bài 24: Thực hành lên men Lactic. thức nền - Bài 25: Sinh trưởng VSV; Bài 26: Sinh sản vi sinh vật trọng tâm - Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng vi sinh vật Tích hợp kiến thức đã học: Bài 15/ Enzim và vai trò Enzim trong chuyển hóa vật chất và năng lượng. Giải quyết Học sinh hoạt động theo nhóm (trạm) vận dụng kiến thức lí thuyết trong và ngoài vấn đề: HS SGK để giải quyết vấn đề đặt ra: tiếp cận 1. Tìm hiểu thực tiễn, xác định vấn đề. 2. Nghiên cứu kiến thức. Tìm giải pháp. giải quyết 3. Lựa chọn giải pháp khả thi. 4. Thiết kế chế tạo. Thử nghiệm mẫu thiết như thế kế. nào? 5. Báo cáo, đánh giá, điều chỉnh. Không - Vườn thực nghiệm; Phòng học bộ môn Sinh học – Công nghệ với không gian gian, cơ sở riêng của bộ môn: Có nơi trưng bày sản phẩm để học sinh vừa đi học vừa quan sát vật chất, sự thay đổi mốc tương, nước tương hàng ngày từ đó điều chỉnh sản phẩm kịp thời. thiết bị cần - Thời tiết, khí hậu: Mùa nắng, nhiệt độ môi trường 30o - 40oC thiết - Công nghệ thông tin: Máy tính, điện thoại, máy chiếu, các phần mềm hỗ trợ khác 16
  18. Phần 2: TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1. Xác định vấn đề/ yêu cầu thiết kế và chế tạo sản phẩm 1. Mục đích: Xác định nhu cầu, tiêu chí sản phẩm. Từ đó xây dựng giải pháp và thiết kế mẫu dựa vào kiến thức nền và các tiêu chí. - GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS, giúp HS phát hiện được vấn đề - Xác định nhu cầu thực tiễn sử dụng sản phẩm: + Sản phẩm nước tương 3 không; Sản phẩm mốc tương. - Học sinh hiểu rõ yêu cầu vận dụng kiến thức nhằm thiết kế, chế tạo sản phẩm và ắm vững các tiêu chí về sản phẩm. Học sinh hứng thú tìm cách giải quyết vấn đề và sẵn sàng nhận nhiệm vụ. 2. Nội dung hoạt động - Tìm hiểu internet, sách, báo,... một số sản phẩm nước tương trên thị trường và quy trình sản xuất ra chúng: Nước tương đậu nành Maggi, tương Nam Dương, tương Tam Thái Tử -> Giải thích vì sao nước tương sản xuất theo phương pháp truyền thống sẽ không có chất 3-MPCD vượt mức cho phép như sản xuất quy mô công nghiệp. Xác định nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đó trên thị trường. - Học sinh nhận nhiệm vụ học tập. Giải 2 bài tập tình huống. Dựa vào Bảng 2.4 tiêu chí rubic đánh giá năng lực giải quyết vấn đề (xem mục 2.2.3) - Đánh giá ưu nhược điểm quy trình sản xuất nước tương thủ công truyền thống: Ưu điểm an toàn thực phẩm, nhược điểm phụ thuộc thời tiết -> Đề xuất biện pháp khắc phục các nhược điểm và phát triển các ưu điểm - GV thống nhất với HS về kế hoạch triển khai chủ đề và tiêu chí đánh giá: + Kế hoạch triển khai chủ đề trong 6 tiết/6 tuần. Các bản tiêu chí đánh giá: (1) đánh giá năng lực giải quyết vấn đề 2 tình huống, (2) đánh giá bản thiết kế, (3) đánh giá sản phẩm, (4) đánh giá bài thuyết trình, ( 5) đánh giá hoạt động nhóm 3. Sản phẩm học tập của học sinh - Bản ghi chép tóm tắt các bài học vận dụng để hoàn thành phiếu học tập - Bảng mô tả nhiệm vụ của chủ đề, thời gian thực hiện chủ đề (xem bảng 2.11/ phần hồ sơ dạy học) và các tiêu chí đánh giá sản phẩm, hoạt động nhóm. Tìm nhiều giải pháp, nhiều đáp án trong một câu hỏi tình huống vấn đề. - Bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm: + Tài liệu kèm theo số 8: Bảng phân công nhiệm vụ các thành viên (Bảng 2.10/ Xem hồ sơ dạy học) - Bảng tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết 2 bài tập tình huống (Bảng 2.4 /Xem mục 2.2.3) 17
  19. 4. Cách thức tổ chức Giáo viên sử dụng phần mềm Microsoft Teams để tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến theo các bước sau: Bước 1. Đặt vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ. - GV giao nhiệm vụ 1: Hãy giải quyết các tình huống sau * Tình huống 1: Đề xuất lựa chọn qui trình sản xuất nước tương Trong sản xuất nước tương công nghiệp, để rút ngắn thời gian ngả tương người sản xuất đã dùng chất xúc tác hóa học HCl đậm đặc để thủy phân nhanh hạt tương và sử dụng một số chất phụ gia => Tạo chất 3-MCPD. Hãy thiết kế qui trình sản xuất nước tương đáp ứng tiêu chí “3 Không” (Không màu tổng hợp, Không chất 3-MCPD, Không chất tạo ngọt tổng hợp) * Tình huống 2: Đề xuất lựa chọn kĩ thuật nuôi cấy nấm mốc tương Làm mốc tương thủ công là nấu xôi nếp sau đó ủ, đảm bảo: t0, độ ẩm, khí O2, ánh sáng, pH thích hợp để nấm mốc sinh trưởng (Pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng) => Hãy thiết kế môi trường nuôi cấy Nấm mốc tương2 để sản xuất nhiều enzim có chứa nấm mốc tương A.oryza giảm sự phát triển của VSV gây hại - GV giao nhiệm vụ 2: Yêu cầu HS hoàn thành bảng KWL K W L Liệt kê điều đã biết Liệt kê điều muốn biết Liệt kê điều đã học Bước 2. Nhận nhiệm vụ: - Yêu cầu các nhóm lập group chat. - HS thảo luận nhóm trong group chat để đưa ra cách giải quyết tình huống. Các nhóm HS tìm hiểu kiến thức trong và ngoài sách giáo khoa để tìm phương án giải quyết các tình huống. Hoàn thành bảng KWL cá nhân Bước 3. Trình bày, đánh giá - HS rời group chat để học chung cả lớp. - Các nhóm cử đại diện phát biểu phương án giải quyết 2 tình huống. - Thành viên nhóm khác lắng nghe, phản biện, đánh giá. - Gíao viên tổng hợp, đánh giá kết quả hoạt động. - Thống nhất kế hoạch triển khai chủ đề và phổ biến các tiêu chí cần đánh giá trong chủ đề: Mục tiêu chính của chủ đề là thiết kế qui trình sản xuất nước tương đạt tiêu chí 3 Không (Không màu tổng hợp, Không chất 3-MCPD, Không chất tạo ngọt tổng hợp) 2 Kiểu hóa dị dưỡng, nguồn dinh dưỡng từ xôi, hô hấp hiếu khí, không cần ánh sáng, nhiệt 28o-35o , độ ẩm 50-60% 18
  20. Bảng 2.7. Bài tập tình huống và giải quyết vấn đề sáng tạo Yêu cầu Phương án giải quyết sáng tạo Tình huống 1: Thiết kế qui trình - Lựa chọn qui trình lên men hạt đậu theo sản xuất nước tương đáp ứng phương pháp truyền thống địa phương đáp ứng tiêu chí “3 Không”: Không màu tiêu chí 3K theo bảng 2.3 tổng hợp, Không chất 3-MCPD, Không chất tạo ngọt tổng hợp Tình huống 2: Thiết kế môi - Áp dụng phương pháp nuôi cấy liên tục trong bài 25/ SH10. Vận dụng bài 27/ SH10 trường nuôi cấy Nấm mốc tương tạo các yếu tố môi trường nuôi cấy thuận lợi để thu sinh khối SX nhiều enzim giúp nấm mốc sinh trưởng, thu nhiều sinh khối và VSV có ích, giảm VSV gây nhất: hại phát triển. + Nhiệt độ: 32o + Độ ẩm: 55 %-60% -> Vảy nước + Ánh sáng: yếu -> Che lá , vải màn + Khí O2: Đặt nơi thoáng khí - Đề xuất phương án mua bào tử Mốc giống A.oryzae trộn vào xôi nếp trong qui trình nuôi cấy Nấm Mốc tương. Hoạt động 2. Nghiên cứu kiến thức trọng tâm nền và xây dựng bản thiết kế 1. Mục đích của hoạt động: - Hình thành kiến thức mới trong phần sinh học vi sinh vật/môn sinh học 10 và môn học tích hợp liên quan. - Đề xuất các giải pháp thiết kế đáp ứng các tiêu chí. 2. Nội dung hoạt động - Hoạt động nhóm để hoàn thành nội dung phiếu học tập + Tài liệu kèm theo số 1/ xem trong hồ sơ dạy học - Giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức nền cần vận dụng và giao nhiệm vụ học sinh hoàn thành phiếu học tập, khám phá kiến thức nền từ đó tìm giải pháp vẽ bản thiết kế và sáng tạo sản phẩm của nhóm. Phiếu học tập có bộ câu hỏi theo cấp độ tư duy BLOOM: Nhớ - Hiểu - Vận dụng - Phân tích, đánh giá - Sáng tạo 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2